TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
CAO THỊ THU HẰNG
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG
DINH DƢỠNG CỦA TRẺ 2-5 TUỔI TẠI
TRƢỜNG MẦM NON HOA HỒNG
THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Dinh dƣỡng trẻ em
HÀ NỘI, 2015
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
CAO THỊ THU HẰNG
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG
DINH DƢỠNG CỦA TRẺ 2-5 TUỔI TẠI
TRƢỜNG MẦM NON HOA HỒNG
THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Dinh dƣỡng trẻ em
Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Ngô Thị Hải Yến
HÀ NỘI, 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình làm khóa luận này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô
Ngô Thị Hải Yến - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi có
thể hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, dù đã cố gắng nhƣng do
thời gian và năng lực có hạn nên tôi vẫn chƣa đi sâu khai thác hết đƣợc, vẫn
còn nhiều thiếu xót và hạn chế. Vì vậy, tôi mong nhận đƣợc sự tham gia đóng
góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Cao Thị Thu Hằng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Kết quả thu đƣợc trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết
quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Cao Thị Thu Hằng
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 1
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 2
4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................... 3
1.1. Đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em ........................................................ 3
1.1.1. Các thời kỳ phát triển của trẻ em ............................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ 2 - 5 tuổi............................................ 3
1.1.3. Dinh dƣỡng của trẻ 2 - 5 tuổi .................................................................. 3
1.1.3.1. Dinh dƣỡng cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi [13] .............................................. 4
1.1.3.2. Dinh dƣỡng cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi [13] .............................................. 4
1.2.1. Khái niệm về tình trạng dinh dƣỡng ....................................................... 5
1.2.2. Đánh giá và phân loại tình trạng dinh dƣỡng trẻ em .............................. 5
1.3. Suy dinh dƣỡng (SDD) ở trẻ em ................................................................ 6
1.3.1. Khái niệm SDD ....................................................................................... 6
1.3.2. Nguyên nhân SDD ở trẻ em .................................................................... 6
1.3.3. Phân loại SDD trẻ em.............................................................................. 7
1.4. Thừa cân - béo phì ở trẻ em ..................................................................... 10
1.4.1. Khái niệm thừa cân - béo phì ................................................................ 10
1.4.2. Nguyên nhân thừa - cân béo phì ở trẻ em [17] ..................................... 10
1.4.3. Phân loại thừa - cân béo phì .................................................................. 11
1.5. Các nghiên cứu về suy dinh dƣỡng và thừa cân - béo phì của trẻ em ..... 11
1.5.1.Trên thế giới ........................................................................................... 11
1.5.1.1. Tình hình suy dinh dƣỡng trên thế giới [16] ...................................... 12
1.5.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 14
1.5.2.1. Tình hình suy dinh dƣỡng tại Việt Nam [16]..................................... 14
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 17
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 17
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 17
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
2.2.1. Phƣơng pháp xác định các chỉ số nhân trắc học ................................... 17
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 19
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế thị xã Phúc Yên trƣờng Hoa Hồng ............. 19
3.2. Kết quả các chỉ số nhân trắc học của nhóm nghiên cứu .......................... 20
3.2.1. Chiều cao đứng trung bình của trẻ em từ 2 - 5 tuổi .............................. 20
3.3. Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em ............................................................ 25
3.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới tình trạng dinh dƣỡng của trẻ tại trƣờng
mầm non Hoa Hồng ........................................................................................ 29
3.4.2. Thực hành dinh dƣỡng cho trẻ 2 - 5 tuổi .............................................. 30
3.5. Giải pháp để cải thiện tình trạng dinh dƣỡng cho trẻ............................... 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 37
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố trẻ theo tuổi và giới tính ... …………………….18
Bảng 3.1. Chiều cao đứng trung bình của trẻ 2 – 5 tuổi theo tuổi và
giới tính…………………………………………………….. 20
Bảng 3.2. Cân nặng của trẻ em 2 – 5 tuổi theo tuổi và giới tính… 23
Bảng 3.3. Tỷ lệ thiếu cân (W/A) của trẻ Mẫu giáo Hoa Hồng…. 25
Bảng 3.4. Tỷ lệ chậm tăng trƣởng chiều cao (H/A) của trẻ Mẫu
giáo Hoa Hồng…………………………………………….27
Bảng 3.5. Tỷ lệ còi cọc (W/H) của trẻ Mẫu giáo Hoa Hồng……..28
Bảng 3.6. Tỷ lệ thừa cân – béo phì (W/H) của trẻ Mẫu giáo Hoa
Hồng…………………………………………………………30
Bảng 3.7. Đặc điểm của các bà mẹ trong nghiên cứu……………32
Bảng 3.8. Thực hành dinh dƣỡng cho trẻ 2 – 5 tuổi của các bà
mẹ……………………………………………………………33
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện chiều cao của trẻ em từ 2 – 5 tuổi theo
tuổi và giới tính……………………………………………..21
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mức tăng chiều cao của trẻ em từ 2 – 5
tuổi theo tuổi và giới tính…………………………………..22
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện cân nặng của trẻ em từ 2 – 5 tuổi theo
tuổi và giới tính……………………………………………..24
Hình 3.4. . Đồ thị biểu diễn mức tăng cân nặng của trẻ em từ 2 – 5
tuổi theo tuổi và giới tính……………………………………24
DANH MỤC VIẾT TẮT
SDD – Suy dinh dƣỡng
WHO – Tổ chức Y tế Thế Giới
W/A – Cân nặng theo tuổi
H/A – Chiều cao theo tuổi
W/H – Cân nặng theo chiều cao
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dinh dƣỡng là vấn đề quan trọng trong cuộc sống của con ngƣời. Khoa
học đã cũng đã chứng minh sự phát triển của cơ thể nói chung phụ thuộc vào
các yếu tố: di truyền, nội tiết, thần kinh thực vật và dinh dƣỡng. Đây là bốn
yếu tố đầu đảm bảo tiềm năng phát triển nhất định và dinh dƣỡng hợp lý cung
cấp các chất liệu cần thiết. Dinh dƣỡng tốt là điều kiện để cơ thể sinh trƣởng,
phát triển, vận động, làm việc, giải trí, suy nghĩ và học tập.
Cơ thể trẻ là cơ thể đang lớn và đang trƣởng thành. Về mặt sinh học, sự
lớn và trƣởng thành đòi hỏi phải đƣợc cung cấp đầy đủ năng lƣợng, các chất
dinh dƣỡng… trẻ em nếu đƣợc nuôi dƣỡng tốt sẽ mau lớn, khỏe mạnh, thông
minh. Nếu nuôi dƣỡng không đúng cách trẻ sẽ chậm lớn, dễ nhiễm bệnh. Kéo
dài tình trạng trên dẫn đến sụt cân, tiêu hao tổ chức và suy dinh dƣỡng, chậm
phát triển cả về thể lực và trí tuệ. Ngƣợc lại nếu thừa dinh dƣỡng sẽ ảnh
hƣởng không tốt đến cấu trúc, chức phận của tế bào, làm tăng nguy cơ mắc
các bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp…
Trƣờng mầm non Hoa Hồng là một trong những trƣờng thuộc Thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nền kinh tế nơi đây đang trên đà phát triển, đặc
biệt trong mấy năm vừa qua. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe, dinh dƣỡng đối
với trẻ em ngày càng quan trọng hơn.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Điều tra,
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2 - 5 tuổi tại trường Mầm non Hoa
Hồng - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tình trạng dinh dƣỡng của trẻ 2 - 5 tuổi tại thị trƣờng Mầm non Hoa
Hồng - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
1
- Một số yếu tố ảnh hƣởng đến vấn đề dinh dƣỡng của trẻ tại trƣờng Mầm
non Hoa Hồng.
- Nghiên cứu nhằm thu thập dữ liệu, các vấn đề liên quan đến tình trạng
dinh dƣỡng của trẻ mẫu giáo tại trƣờng Mầm non Hoa Hồng để có những
phƣơng pháp để giúp trẻ khỏe mạnh ngay trong giai đoạn tăng trƣởng và phát
triển của trẻ.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ qua chỉ số nhân trắc học.
- Một số yếu tố ảnh hƣởng tới tình trạng dinh dƣỡng của trẻ ở trƣờng
mầm non.
- Giải pháp để cải thiện dinh dƣỡng cho trẻ.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giảm tình trạng suy dinh
dƣỡng và thừa cân - béo phì ở trẻ em tại trƣờng Mần non Hoa Hồng - Thị xã
Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Là cơ sở khoa học cho việc định hƣớng phát triển chiều cao và cân nặng
theo đúng tiêu chuẩn WHO.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Hƣớng cho các bà mẹ trƣờng Mầm non Hoa Hồng có kinh nghiệm chăm
sóc trẻ, để trẻ phát triển một cách bình thƣờng, khỏe mạnh.
2
NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em
1.1.1. Các thời kỳ phát triển của trẻ em
Trẻ em là một cơ thể đang lớn dần và phát triển. Mỗi lứa tuổi có đặc điểm
sinh học riêng chi phối đến quá trình phát triển bình thƣờng cũng nhƣ quá trình
bệnh lý của trẻ.
Theo WHO, trẻ em bao gồm từ 0 đến 18 tuổi. [11]
- Sơ sinh: từ lúc sinh đến 1 tháng.
- Trẻ bú mẹ: 1 đến 24 tháng.
- Trẻ tiền học đƣờng: 2 đến 5 tuổi.
- Trẻ em nhi đồng: 6 đến 12 tuổi.
- Vị thành niên: 13 đến 18 tuổi.
1.1.2. Đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ 2 - 5 tuổi
- Tốc độ tăng trƣởng của trẻ nhanh nhất là trong 3 tháng đầu do đó nhu cầu
dinh dƣỡng cao, quá trình đồng hóa mạnh hơn quá trình dị hóa.
- Chức năng các bộ phận phát triển nhanh nhƣng chƣa hoàn thiện đặc biệt là
chức năng tiêu hóa.
- Đặc điểm thời kỳ bệnh lý của thời kỳ này hay gặp các bệnh dinh dƣỡng và
chuyển hóa nhƣ: ( Suy dinh dƣỡng, thiếu máu, còi xƣơng, tiêu chảy cấp...), và
một số bệnh nhiễm khuẩn mắc phải nhƣ: ( viêm phổi, viêm nhiễm đƣờng hô hấp
trên, viêm màng não mủ. [11]
1.1.3. Dinh dƣỡng của trẻ 2 - 5 tuổi
- Dinh dƣỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bé phát triển một
cách toàn diện. Đối với trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi thì điều này càng quan
trọng hơn bởi đây chính là giai đoạn trẻ phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, khi
chuẩn bị thực đơn cho trẻ giai đoạn này, bạn cần phải chú ý đến tầm quan trọng
của dinh dƣỡng trong khẩu phần ăn của trẻ cần đƣợc phối hợp một cách cân đối
3
trong các thành phần dinh dƣỡng và nhu cầu của cơ thể. Thiếu hay thừa đều là
nguyên nhân gây nên bệnh do dinh dƣỡng không hợp lý. Do vậy cần đảm bảo
dinh dƣỡng cho cơ thể trẻ theo đặc điểm lứa tuổi, giới tính, sinh lý, sức khỏe,
bệnh tật và lao động.
1.1.3.1. Dinh dƣỡng cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi [13]
Trẻ lứa tuổi này vẫn tiếp tục lớn và phát triển nhanh, hệ thống tiêu hóa đã
phát triển hơn nhƣng vẫn chƣa thực sự hoàn thiện. Khẩu phần ăn không hợp lý
và chế biến không đảm bảo dễ làm trẻ rối loạn tiêu hóa, suy dinh dƣỡng, còi
xƣơng, thiếu máu. Lứa tuổi này, tốc độ tăng trƣởng đã giảm so với lứa tuổi
trƣớc nhƣng các hoạt động của trẻ lại tăng lên nhƣ: tập đi, tập nói do đó tiêu hao
năng lƣợng so với cân nặng cao hơn ngƣời lớn.
Ở lứa tuổi này cơ quan tiêu hóa dần hoàn thiện, trẻ bắt đầu tự ăn tuy nhiên
thức ăn của trẻ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sự lựa chọn của ngƣời nuôi. Vì vậy
cần:
- Cung cấp cho trẻ thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dƣỡng và đủ
nhóm chất trong ô dinh dƣỡng để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm và ăn uống đề phòng nhiễm khuẩn và bệnh
đƣờng ruột ở trẻ em. Chế biến thích hợp và thay đổi để tạo điều kiện cho trẻ ăn
ngon miệng, ngăn ngừa hiện tƣợng chán ăn và sợ ăn một loại thức ăn nào đó, trở
thành thành kiến với loại đó.
1.1.3.2. Dinh dƣỡng cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi [13]
Lứa tuổi này tốc độ lớn vẫn cao, mỗi năm cân nặng tăng khoảng 2 kg và
chiều cao mỗi năm trung bình tăng 7 cm, đồng thời hoạt động thể lực tăng lên
nhiều, trẻ bắt đầu lứa tuổi mẫu giáo.
Lứa tuổi này hệ thống tiêu hóa hoàn thiện hơn, thức ăn cho trẻ đa dạng
và gần hơn so với thức ăn của ngƣời lớn, nhƣng không nên để trẻ ăn giống
ngƣời lớn, vẫn đáp ứng đầy đủ cho trẻ các loại thức ăn nhƣ sữa, các chế
phẩm của sữa, thịt cá và hoa quả. Tăng nguồn Protein động vật (tăng cƣờng
4
sử dụng tôm, cua, cá, lƣơn, nhộng, đậu đỗ thay thế thịt, vì các thực phẩm này
tốt và có sẵn).
1.2. Tình trạng dinh dƣỡng trẻ em
1.2.1. Khái niệm về tình trạng dinh dƣỡng
Tình trạng dinh dƣỡng là tập hợp tất cả các đặc điểm chức phận, cấu trúc và
hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của cơ thể. Tình trạng dinh
dƣỡng của cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dƣỡng của cơ
thể. Tình trạng dinh dƣỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình
trạng sức khỏe. [6]
1.2.2. Đánh giá và phân loại tình trạng dinh dƣỡng trẻ em
Bốn nhóm chỉ tiêu thƣờng đƣợc dùng để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của
trẻ em. [1]
- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
- Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật có
liên quan đến dinh suy dinh dƣỡng.
- Các chỉ tiêu nhân trắc.
- Các xét nghiệm hóa sinh.
Có nhiều cách để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ, WHO đã
khuyến cáo có 3 chỉ tiêu nhân trắc nên dùng là cân nặng theo tuổi, cân nặng
theo chiều cao và chiều cao theo tuổi. Các chỉ số này sẽ đƣợc so sánh với
bảng đánh giá tình trạng dinh dƣỡng đƣợc WHO khuyến cáo áp dụng năm
2006. [17]
Cụ thể nhƣ sau:
*Cân nặng theo tuổi: là chỉ số đƣợc dùng sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ
số này đƣợc dùng để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng của cá thể hay cộng đồng.
Cân nặng theo tuổi thấp là hậu quả của thiếu dinh dƣỡng hiện tại. Chỉ số cân
nặng theo tuổi này có thể quan sát trong một thời gian ngắn.
5
*Chiều cao theo tuổi: Phản ánh tiền sử dinh dƣỡng. Chiều cao theo tuổi
thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dƣỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm
cho đứa trẻ bị còi.
*Cân nặng theo chiều cao: Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dƣỡng hiện
tại. Chỉ số này phản ánh tình trạng SDD thấp hay còn gọi là “Wasting”. Cân
nặng theo chiều cao thấp phản ánh sự không tăng cân hay giảm cân nếu so sánh
với trẻ có cùng chiều cao. Mức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng này.
1.3. Suy dinh dƣỡng (SDD) ở trẻ em
1.3.1. Khái niệm SDD
Suy dinh dƣỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lƣợng và các vi
chất dinh dƣỡng cần thiết khác. Bệnh thƣờng xảy ra ở trẻ em, đặc biệt trẻ em
dƣới 5 tuổi.
1.3.2. Nguyên nhân SDD ở trẻ em
Trong tất cả các đối tƣợng chịu ảnh hƣởng của SDD thì trẻ dƣới 5 tuổi là
đối tƣợng mà sự tác động này gây ra các hậu quả nghiêm trọng nhất. Vì giai
đoạn này nhu cầu về các chất dinh dƣỡng là rất quan trọng dẫn đến sự phát triển
của trẻ phụ thuộc lớn vào tình trạng nuôi dƣỡng và chăm sóc trẻ. Nếu có một sự
thay đổi bất kỳ nào nhƣ thiếu dinh dƣỡng hay dinh dƣỡng không hợp lý đều có
ảnh hƣởng đến sức khỏe của trẻ em nhƣ làm tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm
trùng, giảm phát triển trí tuệ, ảnh hƣởng đến quá trình phát triển bình thƣờng và
toàn diện của trẻ sau này.
Suy dinh dƣỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dƣỡng, tăng
tiêu thụ dƣỡng chất hoặc cả hai. Suy dinh dƣỡng là hậu quả của nguyên nhân
trực tiếp do:
-
Giảm cung cấp :
Không cung cấp đủ lƣơng thực thực phẩm
Trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu
Thức ăn chế biến không phù hợp, năng lƣợng thấp
6
Tăng tiêu thụ :
-
Trẻ bệnh, nhất là bệnh kéo dài
Nhiễm Ký sinh trùng đƣờng ruột
Thất thoát chất dinh dƣỡng do bệnh lý
Trong đa số trƣờng hợp, suy dinh dƣỡng xảy ra do sự kết hợp của cả 2 cơ
chế, vừa giảm năng lƣợng ăn vào vừa tăng năng lƣợng tiêu hao (Ví dụ trẻ bệnh
nhƣng mẹ lại cho ăn kiêng khem…)
Những nguyên nhân đó lại bị ảnh hƣởng bởi các nguyên nhân cở bản nhƣ
nghèo đói, trình độ văn hóa thấp, cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con…
Thiếu kiến thức thực hành nuôi con hợp lý là một trong những nguyên nhân
quan trọng gây nên tình trạng SDD của trẻ, các yếu tố khác bao gồm là thiếu sự
chăm sóc đúng mức đối với bà mẹ có thai, vệ sinh môi trƣờng kém, nhiễm trùng
và ký sinh trùng nhƣ: ỉa chảy, nhiễm giun sán, viêm đƣờng hô hấp cấp tính,..
đặc biệt là chất lƣợng thức ăn bổ sung và thực hành cho trẻ ăn bổ sung không
đúng đã góp phần làm cho tình trạng SDD ở trẻ em dƣới 5 tuổi trở nên trầm
trọng hơn.
1.3.3. Phân loại SDD trẻ em
- Phân loại theo Gomez (1956):
Là phƣơng pháp phân loại đƣợc dùng sớm nhất nó dựa trên chỉ số cân nặng
theo tuổi và sử dụng quần thể tham khảo. [11]
Tiêu chuẩn
Mức độ SDD
Từ 70% - 80% của cân nặng chuẩn
SDD độ I
Từ 60% - 70% của cân nặng chuẩn
SDD độ II
Từ 60% của cân nặng chuẩn
SDD độ III
Cách phân này đơn giản nhƣng không phân biệt đƣợc SDD cấp hay SDD
đã lâu.
- Phân loại theo Wellcome (1970):
Phân loại này phù hợp để phân biệt giữa Marasmus và Kwashiorkor: [11]
7
Phù
Cân nặng (%) so với chuẩn
60% - 80%
<60%
Có
không
Kwashiorkor
SDD độ I, II
Marasmus-
Marasmus
Kwashiorkor
Nhƣợc điểm phân loại Wellcome là không phân biệt đƣợc SDD hiện tại
hay quá khứ.
- Phân loại theo Waterlow (1972):
Chiều cao theo tuổi
(90% hay -2SD)
Cân nặng theo chiều cao (80% hay -2SD)
Trên
Dƣới
Trên
Bình thƣờng
SDD gầy còm
Dƣới
SDD còi cọc
SDD nặng kéo dài
SDD gầy còm là SDD cấp tính. SDD còi cọc là biều hiện suy dinh dƣỡng
trƣờng diễn và chịu suy dinh dƣỡng từ lâu. [11]
- Phân loại theo WHO:
Suy dinh dƣỡng trong cộng đồng đƣợc chia thành 3 thể:
+ Suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân (Cân nặng theo tuổi W/A).
+ Suy dinh dƣỡng thể thấp còi (Chiều cao theo tuổi H/A).
+ Suy dinh dƣỡng thể gầy còm (Cân nặng theo chiều cao W/H).
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, các chỉ tiêu thƣờng đƣợc dùng
để đánh giá tình trạng dinh dƣỡng là cân nặng theo độ tuổi (CN/T), chiều cao
theo tuổi (CC/T), cân nặng ttheo chiều cao (CN/CC). Thiếu dinh dƣỡng đƣợc
ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn hai độ lệch chuẩn (<-2SD) so với
quần thể tham chiếu NCHS ( National Center For Health Statistics) của Hoa Kỳ.
8
Đây là cách phân loại đơn giản cho cách đánh giá nhanh các mức độ SDD và có
thể áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. Từ đó có thể chia thêm các mức độ sau:
+ Từ dƣới -2SD đến -3SD: Suy dinh dƣỡng độ I
+ Từ dƣới -3SD đến -4SD: Suy dinh dƣỡng độ II
+ Dƣới -4SD
: Suy dinh dƣỡng độ III
1.3.4. Giải pháp phòng chống SDD cho trẻ em [4]
Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dƣỡng cho trẻ. Nhƣng dù nguyên nhân
nào thì hậu quả cũng là trẻ thiếu năng lƣợng và chất dinh dƣỡng làm chậm lớn
và hay mắc bệnh nhiễm khuẩn nhƣ: tiêu chảy và viêm đƣờng hô hấp, trẻ bị giảm
khả năng học tập, năng suất lao động kém khi trƣởng thành. Suy dinh dƣỡng
(SDD) trong năm năm đầu tiên của cuộc đời để lại hậu quả khó phục hồi về sau,
đặc biệt làm tăng nguy cơ bị các bệnh rối loạn chuyển hóa và tiểu đƣờng. Vì
vậy phòng chống SDD cho trẻ là vô cùng cần thiết. Một số giải pháp quan
trọng:
- Cải thiện trình độ học vấn của các bà mẹ: Một số kết quả phân tích cho thấy
ở những nƣớc đang phát triển trình độ học vấn của ngƣời mẹ rất quan trọng
trong việc góp phần làm giảm tỷ lệ SDD cho trẻ em.
- Cải thiện chất lƣợng thức ăn bổ sung: Tạo nguồn thực phẩm đa dạng
hóa bữa ăn, tăng lƣợng chất dinh dƣỡng ăn vào thông qua tạo nguồn thực phẩm
cải thiện chất lƣợng khẩu phần là một cách tiếp cận tƣ tƣởng.
- Can thiệp làm giảm ảnh hƣởng của nhiễm trùng lên tăng trƣởng: Đối với
nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, cần phải điều trị hỗ trợ để làm giảm mức độ trầm trọng
của bệnh, đồng thời phải tăng cƣờng chế độ dinh dƣỡng trong khi bị bệnh nhiễm
trùng và sau khi bị nhiễm trùng nhằm duy trì sự tăng trƣởng. Tăng cƣờng chế độ
bao phủ sử dụng vacxin đối với bệnh có thể dự phòng bằng vacxin, tăng cƣờng
vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trƣờng, tăng cƣờng việc nuôi con bằng sữa mẹ
phòng chống các bệnh ký sinh trùng.
- Tuyên truyền giáo dục dinh dƣỡng: Đã có nhiều nghiên cứu và các tác
giả đề cập đến những hiệu quả thu đƣợc sau khi thực hiện chƣơng trình giáo dục
9
dinh dƣỡng tại cộng đồng. Giáo dục dinh dƣỡng rất phong phú bao gồm cả việc
nuôi con bằng sữa mẹ, cách cho trẻ ăn bổ sung, sản xuất và tăng cƣờng sử dụng
các thực phẩm giàu chất dinh dƣỡng dễ kiếm tại địa phƣơng, phòng chống các
bệnh thƣờng gặp cho trẻ em. Có lẽ đây là biện pháp đơn giản, rẻ tiền, vừa có
hiệu quả trực tiếp vừa đem lại hậu quả lâu dài.
- Theo dõi tăng trƣởng của trẻ theo biểu đồ phát triển: Biểu đồ phát triển
trẻ em đang đƣợc coi là phƣơng tiện kỹ thuật đơn giản nhất để giúp cộng đồng
theo dõi, phát hiện sớm về quản lý trẻ SDD ở nhà, nên đƣợc khuyến khích sử
dụng ở nhiều nƣớc. Nhiều nơi đã kết hợp tốt giữa hỗ trợ thức ăn với giáo dục
dinh dƣỡng và sử dụng biểu đồ phát triển trẻ em.
- Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ vì sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng
cƣờng sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh đƣờng ruột và bệnh nhiễm khuẩn.
Trong sữa mẹ có những yếu tố bảo vệ cơ thể trẻ mà không một thức ăn nào có
thể thay thế đƣợc. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ đƣợc bú sữa mẹ
sẽ ít mắc bệnh và giảm nguy cơ SDD.
1.4. Thừa cân - béo phì ở trẻ em
1.4.1. Khái niệm thừa cân - béo phì
Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dƣỡng. Tổ chức Y tế
thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình
thƣờng tại một số vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hƣởng tới sức khỏe.
Với những trẻ em từ 2 tuổi cho tới những ngƣời dƣới 20 tuổi, nếu chỉ số khối cơ
thể (BMI) nằm trong khoảng cách phân vị từ 85 đến 95 là có nguy cơ béo phì.
Và trẻ đƣợc coi là béo phì nếu BMI nằm trong vùng phân vị lớn hơn 95.[17]
1.4.2. Nguyên nhân thừa - cân béo phì ở trẻ em [17]
Nhiều nguyên nhân nhƣ di truyền, lối sống, rối loạn nội tiết, hội chứng về
gene hay một số thuốc làm tăng cân quá mức... Trong đó, phổ biến nhất là do lối
sống và thói quen ăn uống, do cung cấp năng luợng quá nhiều so với nhu cầu
trong một thời gian dài.
10
Thói quen sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn béo, ngọt, khẩu phần ăn lớn, sử
dụng sữa công thức thay cho sữa mẹ ở trẻ nhũ nhi...
Quan niệm sai lầm về hình thể của đứa trẻ bình thƣờng, cho rằng trẻ bụ
bẫm mới đẹp, hay trẻ mập để “dành” khi đau ốm sút cân là vừa... nên cố ép trẻ
ăn nhiều hơn nhu cầu.
Trẻ ít vận động, xem ti vi, chơi game quá nhiều (> 4 giờ/ ngày), ít tham gia
tập luyện thể dục, thể thao...
Nguyên nhân chủ yếu là sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu năng lƣợng
nhƣ: tinh bột, chất béo, đƣờng,…trong khi ít hoặc không vận động và các hoạt
động thể lực. Trẻ thừa cân-béo phì sẽ ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe khi trƣởng
thành. Những trẻ mập sẽ ngừng tăng trƣởng sớm. Trƣớc dậy thì chúng thƣờng
cao hơn so với tuổi nhƣng khi dậy thì chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu
hƣớng thấp hơn so với bạn bè.
Hiện nay nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam, đang phải đối
mặt với nguy cơ là thiếu và thừa dinh dƣỡng. Thiếu sẽ làm cho trẻ bị suy
dinh dƣỡng còn thừa sẽ làm cho trẻ thừa cân - béo phì. Đây là một trong các
nguyên nhân gây ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe cộng đồng và nhất là đối với trẻ
em.
1.4.3. Phân loại thừa - cân béo phì
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong các điều tra sàng
lọc nên sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao để xác định tình trạng béo phì
vì đa số cá thể có cân nặng theo chiều cao vƣợt quá giới hạn bình thƣờng đều
béo. Giới hạn “ngƣỡng” để đƣợc coi là thừa cân là khi chỉ tiêu cân nặng theo
chiều cao trên + 2SD và đƣợc chia thành các mức độ khác nhau nhƣ sau:
- W/H từ + 2SD đến +3SD: Thừa cân độ 1 (nhẹ).
- W/H từ + 3SD đến +4SD: Thừa cân độ 2 (trung bình).
-W/H ≥ + 4SD
: Thừa cân độ 3 (nặng).
1.5. Các nghiên cứu về suy dinh dƣỡng và thừa cân - béo phì của trẻ em
1.5.1.Trên thế giới
11
1.5.1.1. Tình hình suy dinh dƣỡng trên thế giới [16]
Bƣớc sang ngƣỡng cửa của thế kỷ 21, không chỉ riêng nƣớc ta mà nhiều
nƣớc trên thế giới vẫn đang phải tiếp tục đƣơng đầu với thách thức của tình
trạng nghèo và suy dinh dƣỡng (SDD). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ƣớc
tính có khoảng 500 triệu trẻ em bị suy dinh dƣỡng trên toàn cầu, trong đó 150
triệu trẻ em ở Châu Á, chiếm 44% tổng số trẻ em dƣới 5 tuổi. Tại Việt Nam,
theo kết quả điều tra của Viện Dinh dƣỡng (2007), tỷ lệ SDD của trẻ em dƣới 5
tuổi chung trong toàn quốc là 21,2.
Theo báo cáo của UNICEF công bố ngày 2/5/2006 cho biết hơn 1/4 trẻ
em dƣới 5 tuổi ở các nƣớc đang phát triển bị thiếu cân, cuộc sống đang bị đe
dọa. Dinh dƣỡng không đầy đủ vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn đến một nửa số ca
tử vong là trẻ em, khoảng 5,6 triệu trẻ em mỗi năm. Hiện tại, 27% trẻ em ở các
nƣớc đang phát triển bị thiếu cân (khoảng 14 triệu trẻ em). Gần 3/4 trẻ em thiếu
cân trên thế giới sống ở 10 quốc gia và hơn một nửa số đó sống ở 3 nƣớc:
Bangladet, Ấn Độ, Pakixtan. Năm 2004, tỷ lệ từ 0 – 59 tháng tuổi bị thiếu cân ở
Bangladet là 48%, Ấn Độ là 47%, Pakixtan là 38%. Những con số này chỉ là
phần nổi của tảng băng. [23]
Báo cáo của UNICEF cho biết chỉ có hai khu vực trên thế giới đang đi
đúng hƣớng đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển thiên niên kỉ - giảm đƣợc tỷ lệ trẻ
em thiếu cân: Châu Mỹ La tinh, vùng Caribe, Đông Á và Thái Bình Dƣơng với
tỷ lệ thiếu cân tƣơng ứng là 7% và 15%. Tiến bộ ở Đông Á phần lớn do tiến bộ
vƣợt bậc của Trung Quốc trong việc giảm đƣợc tỷ lệ trẻ em thiếu cân trung bình
là 6,7% mỗi năm kể từ năm 1990. Những quốc gia khác ở trong khu vực đang bị
tụt lùi ở đằng sau nhƣ Nam Á, Bangladet, Ấn Độ và Pakixtan. [23]
1.5.1.2. Tình hình thừa cân - béo phì trên thế giới [16]
Ngày 28/5/2014. WASHINGTON - Một nghiên cứu mới đƣợc công bố
trên tạp chí y khoa của Anh cho biết tỷ lệ béo phì ở cả ngƣời lớn và trẻ em trên
toàn thế giới đang gia tăng với mức tăng lớn nhất về cân nặng ở các nƣớc đang
phát triển. Theo báo cáo, số lƣợng ngƣời thừa cân gia tăng từ 857 triệu trên toàn
12
cầu vào năm 1980 lên hơn 2 tỷ ngƣời vào năm ngoái, 62% của các cá nhân béo
phì trên thế giới sống ở các nƣớc đang phát triển.
Những phát hiện từ một phân tích dữ liệu thu thập từ 188 quốc gia đƣợc
công bố trên Tạp chí y khoa Anh quốc The Lancet. Các nhà điều tra phát hiện ra
tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng 28% trong 33 năm qua với sự gia tăng lớn nhất ở
trẻ em, 47% của tất cả ngƣời trẻ tuổi và thanh thiếu niên trên toàn thế giới hiện
nay đƣợc coi là thừa cân hoặc béo phì.
Ở các nƣớc phát triển, những ngƣời đàn ông có tỷ lệ béo phì cao hơn
so với phụ nữ, mặc dù có bằng chứng cho thấy tốc độ tăng cân ở Hoa Kỳ và
các quốc gia phƣơng Tây khác đã bắt đầu chậm lại trong tám năm qua. "Ngày
nay, thực phẩm đã đƣợc chuẩn bị cho chúng ta, hãy nhớ rằng trong quá khứ,
phải mất một số thời gian để nấu một món ăn", Ali Mokdad - ngƣời giảng
dạy vể đo lƣờng và đánh giá sức khỏe (health metrics and evaluation) tại Đại
học Washington và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Bây giờ một đứa trẻ
7 hoặc 10 tuổi có thể bật một cái gì đó trong lò vi sóng, lò vi sóng là an toàn
và có sẵn".
Các tác giả phát hiện ra rằng tỷ lệ cao nhất của bệnh béo phì ở Trung
Quốc, Ấn Độ, Nga, Ai Cập, Pakistan và Indonesia. Những nơi có tỷ lệ cao nhất
của những ngƣời thừa cân bao gồm quốc đảo Tonga, nơi có đến 50% dân số có
một vấn đề về cân nặng, cùng với Libya, Qatar, Micronesia và Samoa, nơi có
hơn 50% phụ nữ dƣ thừa về cân nặng. Makdad nói các chi phí chăm sóc sức
khỏe của bệnh béo phì, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển là rất lớn: "Điều
đó gây ra một sự thiệt hại về khuyết tật và bệnh tật với một dân số già hóa
sống lâu hơn thì không một quốc gia nào trên thế giới có thể đủ khả năng để
dành tất cả tiền của vào điều trị, chúng ta nên tìm kiếm một sự cân bằng giữa
điều trị và phòng ngừa". Nếu không có biện pháp can thiệp có mục tiêu, các
chƣơng trình kiểm soát béo phì và những nỗ lực duy trì của các chính phủ
quốc gia thì các chuyên gia cho rằng các quốc gia sẽ không đáp ứng mục tiêu
ngăn chặn sự gia tăng tỷ lệ béo phì vào năm 2025 của Liên Hợp Quốc.
13
1.5.2. Tại Việt Nam
1.5.2.1. Tình hình suy dinh dƣỡng tại Việt Nam [16]
Tình hình dinh dƣỡng ở Việt Nam năm 2009-2010, một báo cáo đánh giá
do Viện Dinh Dƣỡng (NIN) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tiến
hành tập trung vào trình trạng dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi và các bà mẹ,
đặc biệt là tỉ lệ SDD cao ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo cũng nhƣ số liệu về
thiếu vi chất dinh dƣỡng. Báo cáo đánh giá cũng trình bày số liệu về một số yếu
tố cơ bản và nổi bật nhƣ tiêu thụ thực phẩm và nghèo đói.
Tình hình dinh dƣỡng ở Việt Nam cho thấy khoảng 29% trẻ em ở độ tuổi
mẫu giáo bị còi cọc và 17,5% trẻ em dƣới 5 tuổi bị nhẹ cân. Ngoài ra, nhiều
bệnh mãn tính liên quan đến dinh dƣỡng nhƣ béo phì, tăng huyêt áp, tiểu đƣờng
và các bệnh về tim mạch đang tăng nhanh chóng, tạo áp lực gấp đôi về suy dinh
dƣỡng ở Việt Nam.
SDD của trẻ em trong những năm qua và hiện nay vẫn đang là vấn đề phổ
biến. Các kết quả nghiên cứu của Viện Dinh Dƣỡng Việt Nam từ năm1985 đến
năm 2007 cho thấy tỷ lệ dinh dƣỡng của trẻ em trong cộng đồng đã giảm, tuy
nhiên vẫn ở mức cao hoặc rất cao so với tiêu chuẩn phân loại dinh dƣỡng cộng
đồng ở cả 3 thể: thể nhẹ cân, thể thấp còi, thể gầy còm. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ
em dƣới 5 tuổi năm 1985 là 51,5%, năm 1995 là 40,7%, năm 2005 là 25,5% và
21,2% năm 2007. Phân bố SDD cũng không đồng đều ở các vùng sinh thái khác
nhau.
Tháng 10 năm 1999, Trƣơng Thị Sƣơng và cộng sự tiến hành khám lƣu
động cho 5.084 trẻ em, trong đó có 1.906 trẻ em dƣới 5 tuổi tại 18 xã thuộc 9
huyện của tỉnh Quảng Nam cho thấy tỷ lệ SDD là 42,47%, trong đó có SDD
nặng và rất nặng chiếm 11,38%. Nhóm tuổi có tỷ lệ SDD thấp nhất là từ 0 – 12
tháng, nhóm có tỷ SDD cao nhất là từ 24 – 36 tháng (56,0%).
Kết quả điều tra trên 749 trẻ từ 0 – 60 tháng tuổi của Đinh Văn Thức và
cộng sự tại 2 xã Đặng Cƣơng và Quốc Tuấn, huyện Hải An, Hải Phòng năm
2000 cho thấy tỷ lệ SDD thể còi cọc chiếm 42,32%, thể gầy mòn là 4,41%, và
14
thể phối hợp còi cọc và gầy mòn là 2,80%. Tỷ lệ SDD cao nhất ở nhóm tuổi 13
– 24 tháng (42,76%), thấp nhất ở nhóm 0 – 12 tháng tuổi (23,42%).
Kết quả điều tra cở bản sinh thái môi trƣờng và cơ cấu bệnh tật của nhân
dân một số dân tộc vùng núi phía Bắc Việt Nam năm 1996 của Trƣờng Đại học
Y Thái Nguyên cho biết tỷ lệ SDD trẻ dƣới 5 tuổi của dân tộc nhƣ sau: dân tộc
Sán Dìu (Thái Nguyên) 61,63%, dân tộc Mông (Hà Giang) 54,04%, dân tộc
Thái (Sơn La) 45,83%, dân tộc Tày (Lạng Sơn) 46,82%, dân tộc Giấy (Lai
Châu) 48,58%, dân tộc Mƣờng (Hòa Bình) 44,76%.
Năm 2003, các tác giả Hoàng Khải Lập và Nguyễn Minh Tuấn đã tiến
hành nghiên cứu tình trạng dinh dƣỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dƣới 5
tuổi dân tộc thiểu số tại Ôn Lƣơng - Thái Nguyên, kết quả cho thấy tỷ lệ suy
dinh dƣỡng ở trẻ em dƣới 5 tuổi dân tộc Tày là 41,9%, cao hơn rất nhiều so với
trẻ dân tộc Kinh cùng khu vực là 29,5%. Tỷ lệ SDD chung ở đây là 39,1%,
SDD thể thấp còi là 45,3%, SDD thẻ gầy còm là 9,4%.
Số liệu năm 2012 – 2013 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dƣỡng cân nặng/tuổi ở
mức hơn 16%. Suy dinh dƣỡng về chiều cao/tuổi ở mức 26.7%.
1.5.2.2. Tình hình thừa cân - béo phì tại Việt Nam [16]
Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Dinh dƣỡng Quốc gia hiện có gần 7
triệu ngƣời bị thừa cân, béo phì, chiếm hơn 8% dân số. Tại các thành phố lớn,
tình trạng thừa cân, béo phì lên tới 30%
Quan sát một số nhóm đối tƣợng dân cƣ, nghề nghiệp có tỷ lệ mắc thừa
cân béo phì cao hơn nhiều so với trung bình của quốc gia, lên đến 40%. Điều
đáng lo ngại hơn là khi phân tích kết quả các giám sát dinh dƣỡng cho thấy tuổi
của ngƣời mắc thừa cân béo phì ngày càng trẻ hóa và béo phì mức độ nặng ngày
càng gia tăng.
Điều tra gần đây của Hội đồng các nhà khoa học quốc tế do Viện Đánh
giá và Đo lƣờng Sức khỏe (IHME) - Đại học Washington, nghiên cứu trên 188
quốc gia cảnh báo Việt Nam là nƣớc có tốc độ gia tăng nhanh chóng về số
ngƣời thừa cân và béo phì ở tuổi trƣởng thành.
15