Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non chiềng sinh, chiềng sinh, sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.98 KB, 53 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




PHẠM THỊ PHƢƠNG THẢO




ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG
CỦA TRẺ EM TRƢỜNG MẦM NON CHIỀNG SINH
- CHIỀNG SINH - SƠN LA



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




SƠN LA, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





PHẠM THỊ PHƢƠNG THẢO




ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG
CỦA TRẺ EM TRƢỜNG MẦM NON CHIỀNG SINH
- CHIỀNG SINH - SƠN LA


Chuyên ngành: Dinh dƣỡng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Khúc Thị Hiền




SƠN LA, NĂM 2014

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Khúc Thị
Hiền cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo khoa Tiểu học – Mầm non, trường
Đại học Tây Bắc đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu cùng
toàn thể các cô giáo và các cháu trường mầm non Chiềng Sinh – Thành phố
Sơn La – Tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thu thập

số liệu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Sơn La, tháng 5 năm 2014
Người thực hiện


Phạm Thị Phương Thảo

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Đóng góp của đề tài 4
7. Cấu trúc của đề tài 4
NỘI DUNG 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1. Đặc diểm sinh lý và nhu cầu năng lượng của trẻ em 5
1.1.1. Đặc điểm sinh lý 5
1.1.2. Nhu cầu năng lượng 6
1.2. Tình trạng dinh dưỡng 6
1.2.1. Suy dinh dưỡng 6
1.2.2. Béo phì 7
1.3. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 7

1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 7
1.3.2. Chỉ tiêu nhân trắc 8
1.3.2.1 Chiều cao 8
1.3.2.2. Cân nặng 9
1.3.3. Cách phân loại tình trạng dinh dưỡng 9
1.4. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của
trẻ em dưới 6 tuổi 10
1.5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 12
1.5.1. Những nghiên cứu trên thế giới 12
1.5.2. Những nghiên cứu tại Việt nam 13


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 15
2.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu 15
Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới tính và dân tộc 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1. Phương pháp nhân trắc 16
2.3.2. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu 16
2.3.2.1. Thu thập số liệu 16
2.3.2.2. Phân tích và xử lý số liệu. 17
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 19
3.1. Chỉ số thể lực của trẻ mầm non 19
3.1.1. Chiều cao của trẻ mầm non 19
3.1.1.1. Chiều cao trung bình của trẻ mầm non 19
3.1.1.2. Chiều cao của trẻ em mầm non theo giới tính 20
3.1.1.3. Chiều cao của trẻ em mầm non theo dân tộc 22
3.1.2. Cân nặng của trẻ em mầm non 24
3.1.2.1. Cân nặng trung bình của trẻ em mầm non 24

3.1.2.1. Cân nặng của trẻ em mầm non theo giới tính 25
3.1.2.2. Cân nặng của trẻ em mầm non theo dân tộc 27
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non 28
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng chung 28
3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo giới tính 30
3.2.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo dân tộc 32
3.3. Mức độ suy dinh dưỡng 34
3.3.1. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 34
3.3.2. Suy dinh dưỡng thể thấp còi 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn chiều cao trung bình của trẻ em mầm non 20
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn chiều cao của trẻ em mầm non theo giới tính 21
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng chiều cao của trẻ em mầm non theo 22
giới tính. 22
Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn chiều cao của trẻ em mầm non theo dân tộc 23
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng chiều cao của trẻ mầm non 23
theo dân tộc. 23
Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn cân nặng trung bình của trẻ em mầm non 25
Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn cân nặng trung bình của trẻ mầm non giới tính 26
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng cân nặng của trẻ em mầm non 26
theo giới tính 26
Hình 3.9. Biểu đồ biểu diễn cân nặng trung bình của trẻ mầm non theo dân tộc.
27
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng cân nặng của trẻ em mầm non 28
theo dân tộc 28
Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non theo tuổi 29

Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nam. 31
Hình 3.13. Biểu đồ biểu diễn tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nữ. 31
Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dân tộc Kinh. 33
Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dân tộc thiểu số
33
Hình 3.16. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ 2 tuổi 35
Hình 3.17. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ 3 tuổi 35
Hình 3.18. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ 4 tuổi 36
Hình 3.19. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ 5 tuổi 36
Hình 3.20. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 2 tuổi 38
Hình 3.21. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 3 tuổi 38
Hình 3.22. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 4 tuổi 39
Hình 3.23. Đồ thị biểu diễn mức độ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 5 tuổi 39

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Nhu cầu năng lượng và protein của trẻ mầm non 6
Bảng 1.2. Phân loại mức độ dinh dưỡng của trẻ em dưới 6 tuổi 10
Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới tính và dân tộc 15
Bảng 3.1. Chiều cao trung bình của trẻ mầm non theo tuổi 19
Bảng 3.2. Chiều cao của trẻ em mầm non theo giới tính 20
Bảng 3.3. Chiều cao của trẻ em mầm non theo dân tộc 22
Bảng 3.4. Cân nặng trung bình của trẻ em mầm non 24
Bảng 3.5. Cân nặng trung bình của trẻ em mầm non theo giới tính 25
Bảng 3.6. Cân nặng trung bình của trẻ em mầm non theo dân tộc 27
Bảng 3.7. Tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ mầm non theo tuổi 29
Bảng 3.8. Tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ mầm non theo giới tính 30
Bảng 3.9. Tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ mầm non theo dân tộc 32
Bảng 3.10. Mức độ suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ mầm non theo tuổi 34
Bảng 3.11. Mức độ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ mầm non theo tuổi 37




1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là một tài sản quý giá, là chủ nhân tương lai của đất nước, là những
con người sẽ tiếp bước kế tục sự nghiệp của cha ông. Chính vì thế mà mọi quốc
gia, mọi xã hội đều dành cho trẻ những điều kiện tốt nhất để phát triển. Một
quốc gia cường thịnh, văn minh chỉ khi có những con người khỏe mạnh, trí tuệ
cao. Vì vậy, chăm sóc - giáo dục trẻ càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể và
trở thành một đạo lý của thế giới văn minh. Để có một thế hệ hoàn thiện nhân
cách toàn diện trong tương lai thì phải đảm bảo cung cấp cho trẻ nền móng phát
triển thể chất tốt.
Giáo dục mầm non là mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ,
hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ
em có nhiều cơ may thắng lợi trên con đường học hành cũng như trên cuộc sống.
Trẻ em lứa tuổi mầm non là một đối tượng đặc biệt, cơ thể đang sinh
trưởng và phát triển nhanh chóng nhưng các hệ cơ quan lại chưa hoàn thiện. Đây
là giai đoạn phát triển nền tảng, có ý nghĩa quan trọng cho các giai đoạn tiếp
theo. Cùng với sự thay đổi trong chính gia đình cũng như những hoạt động đặc
biệt trong trường mầm non đã tác động không nhỏ đến tình trạng dinh dưỡng
cũng như trạng thái tâm sinh lý của trẻ. Do đó, khuynh hướng mắc các bệnh về
dinh dưỡng và chuyển hoá (suy dinh dưỡng protein và năng lượng, thiếu vitamin
A, còi xương, thừa cân – béo phì…) ở nhóm tuổi này ngày càng gia tăng và rất
khó kiểm soát.
Sự phát triển cơ thể của trẻ em là một quá trình sinh học rất phức tạp trong
đó tầm vóc, trọng lượng và kích thước cơ thể phát triển nhanh và các loại cơ
quan có sự hoàn thiện về chức năng. Vì vậy mọi lứa tuổi trẻ em có đặc điểm

sinh học riêng.
Theo thống kê của viện dinh dưỡng quốc gia từ khi lọt lòng đến tuổi đi học
trẻ phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần. So với người lớn đã trưởng thành
nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ là rất lớn trẻ càng nhỏ thì nhu cầu năng lượng

2
càng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp đầy đủ năng lượng cho quá trình phát
triển nhanh chóng của cơ thể.
Hàng năm trên thế giới có khoảng 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở các
nước đang phát triển và một cách trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến nguyên
nhân do suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển
thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí tuệ của trẻ và để lại hậu
quả nặng nề cho xã hội. Đặc biệt, ở lứa tuổi từ lúc sơ sinh cho tới 5 tuổi là thời
kỳ phát triển quan trọng của cuộc đời, đây là thời kỳ tăng trọng lượng nhanh
nhất trong cuộc đời trẻ, nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể được hoàn chỉnh
đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương và hệ vận động của trẻ. Do vậy việc
đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này là vấn đề hết
sức quan trọng và nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn này cũng là cao nhất.
Mặc dù đã bước sang thế kỉ 21, không chỉ riêng nước ta mà còn nhiều nước
trên thế giới vẫn đang phải tiếp tục đương đầu với thách thức của tình trạng đói
nghèo và suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và
các chất dinh dưỡng khác. Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, biểu
hiện ở các mức độ khác nhau và để lại những hậu quả khôn lường đối với sự
phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ em, ảnh hưởng đến tầm vóc, thể lực của dân
tộc và ảnh hưởng cả đến sự phát triển của xã hội.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em
và các vấn đề liên quan. Các nghiên cứu này đã góp phần cải thiện tình trạng
dinh dưỡng và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em nước ta. Tuy nhiên, cho
đến nay, Việt Nam vẫn là một trong số 36 nước có tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
cao nhất thế giới.

Sơn La là một tỉnh nghèo nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Mặc dù, chương
trình phòng chống suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 6 tuổi đã và đang được thực
hiện tại đây, song hiệu quả còn chưa cao.
Chính vì nhưng lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em trƣờng mầm non Chiềng Sinh -
Chiềng Sinh - Sơn La”.

3
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non Chiềng Sinh
- Chiềng Sinh - Sơn La dựa trên các chỉ số thể lực (chiều cao và cân nặng).
- Ứng dụng phần mềm WHO Anthro và WHO Anthroplus để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định tình trạng thể lực (chiều cao và cân nặng) của trẻ em trường
mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La.
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trường mầm non Chiềng Sinh
- Chiềng Sinh - Sơn La dựa trên 3 chỉ tiêu: cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, cân
nặng/chiều cao.
- Khả năng và cách sử dụng phần mềm WHO Anthro và WHO
Anthroplus để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 229 trẻ em có độ tuổi từ 2 - 5 tại trường mầm
non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La.
Các trẻ được chọn để nghiên cứu có sức khoẻ bình thường, không có dị tật
bẩm sinh hoặc bệnh truyền nhiễm, trạng thái tâm - sinh lý bình thường.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu sách tài liệu có liên quan
đến đề tài, đọc và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến cơ sở lý luận của
vấn đề nghiên cứu và các tài liệu có liên quan đến dinh dưỡng của trẻ mầm non.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phỏng vấn sử dụng phiếu điều tra kết
hợp với phỏng vấn sâu giáo viên ở trường mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh -
Sơn La và các phụ huynh của trẻ ở trường này về cách chăm sóc trẻ tại trường,
tại gia đình và điều kiện kinh tế của phụ huynh.
- Phương pháp nhân trắc: Đo chiều cao và cân nặng của trẻ mầm non.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Các số liệu thu thập
được sẽ được nhập vào máy tính và xử lý trên phần mềm Microsoft Excel, phần
mềm WHO Anthro và WHO AnthroPlus.

4
6. Đóng góp của đề tài
Thống kê số liệu về chiều cao, cân nặng để qua đó đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của trẻ em trường mầm non Chiềng Sinh - Chiềng Sinh - Sơn La bằng
phần mềm WHO Anthro và phần mềm WHO AnthroPlus. Đây sẽ là tư liệu để
tham khảo, thông qua đó, các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên mầm non, các
sinh viên ngành Giáo dục mầm non có cơ sở thực tế để từ đó xây dựng được các
biện pháp phù hợp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

5
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Đặc diểm sinh lý và nhu cầu năng lƣợng của trẻ em
1.1.1. Đặc điểm sinh lý
Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển. Quá trình sinh trưởng và phát

triển của trẻ em là quá trình liên tục, từ lúc trứng mới được thụ tinh cho đến khi
trưởng thành. Quá trình lớn và phát triển của trẻ em cũng tuân theo quy luật
chung của sự tiến hoá sinh vật: đi từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Quá
trình tiến hoá này không phải chỉ là một quá trình tuần tiến mà có những bước
nhảy vọt; có sự khác nhau về chất chứ không đơn thuần về mặt số lượng.
Đặc điểm chung về sinh lý đối với nhóm trẻ dưới 6 tuổi là [25]:
Tốc độ tăng trưởng rất nhanh, do đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng rất
cao. Chức năng của các bộ phận trong cơ thể phát triển nhanh chóng, nhưng
vẫn chưa hoàn thiện. Cơ lực tăng mạnh, chức năng vận động phối hợp động tác
tăng dần. Vì vậy, trẻ ngày càng thực hiện được những động tác khéo léo, gọn
gàng hơn.
Các hệ cơ quan phát triển rất nhanh về hình thái và hoàn thiện dần về
chức năng, đồng thời trẻ cũng rất nhạy cảm với các yếu tố thuận lợi cũng như
bất lợi tác động đến cơ thể.
Hệ thần kinh tương đối phát triển, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên
đã biến hoá, chức năng phân tích, tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện, số lượng
các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều
kiện tốt, trí tuệ phát triển nhanh.
Tình trạng miễn dịch thụ động (IgG từ mẹ truyền sang) giảm nhanh, trong
khi khả năng tạo miễn dịch chủ động kém.
Về đặc điểm bệnh lý thời kì này hay gặp là các bệnh về dinh dưỡng và
chuyển hoá (suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi xương, tiêu chảy cấp ) và các bệnh
nhiễm khuẩn (viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm màng não mủ ).


6
1.1.2. Nhu cầu năng lượng
Dinh dưỡng có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống và phát
triển của trẻ em. Trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ phát triển khoẻ mạnh, có sức
chống đỡ đối với các bệnh tật và phát triển trí thông minh. Ngược lại, nếu trẻ

không được nuôi dưỡng tốt sẽ dễ mắc các loại bệnh tật, giảm sức đề kháng, có
thể để lại những di chứng ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần về sau.
Từ khi lọt lòng đến tuổi đi học, trẻ phát triển rất nhanh, cả về thể chất và
tinh thần. So với người lớn trưởng thành, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ là rất
lớn, đặc biệt, trẻ càng nhỏ thì nhu cầu năng lượng càng cao.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia (2006) (theo [4]), nhu
cầu năng lượng và protein của trẻ em mầm non là:
Bảng 1.1. Nhu cầu năng lượng và protein của trẻ mầm non
Tuổi
Nhu cầu năng lƣợng
Nhu cầu protein
3 - 6 tháng
620 kcal/ngày
21 g/ngày
6 - 12 tháng
820 kcal/ngày
24 g/ngày
1 - 3 tuổi
1300 kcal/ngày
28 g/ngày
4 - 6 tuổi
1600 kcal/ngày
34 g/ngày
1.2- Tình trạng dinh dƣỡng
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và
hoá sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như:
tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập, điều kiện vệ sinh môi
trường, công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ - trẻ em
Tình trạng dinh dưỡng phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình

trạng sức khoẻ. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc thừa
dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai.
1.2.1. Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các
vi chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức

7
độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh
thần và vận động của trẻ [24].
Tuỳ theo sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà SDD biểu hiện ở các thể
khác nhau:
Thể phù (Kwashiorkor) do trong khẩu phần ăn của trẻ ăn quá nhiều chất
bột, nhưng lại thiếu chất đạm và chất béo.
Thể teo đét (Marasmus) thường gặp nhất. Đó là hậu quả của chế ăn thiếu
cả năng lượng và protein trong một thời gian dài làm cho cơ thể trẻ gầy đét, cân
nặng còn dưới 60% so với cân nặng chuẩn.
Ngoài ra, còn gặp trẻ SDD thể hỗn hợp (Marasmus - Kwashiorkor): cân
nặng của trẻ dưới 60%, cơ thể trẻ gầy nhưng lại bị phù.
1.2.2. Béo phì
Béo phì là tình trạng tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể do dư thừa năng
lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày so với nhu cầu tiêu hao của cơ thể trong
thời gian dài.
Sự tích lũy năng lượng sẽ xảy ra khi cơ thể ăn vào một lượng thức ăn quá
nhiều so với nhu cầu, lâu ngày những chất dinh dưỡng dư thừa như chất đạm,
chất béo, chất đường đều chuyển hóa thành mỡ để dự trữ, gây nên tình trạng béo
phì. Trong những năm gần đây, tỷ lệ béo phì có xu hướng gia tăng nhanh chóng,
đặc biệt là ở những thành phố lớn.
1.3. Phƣơng pháp đánh giá tình trạng dinh dƣỡng trẻ em
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em
Bốn nhóm chỉ tiêu thường được các nhà khoa học dùng để đánh giá tình

trạng dinh dưỡng của trẻ em [24] là:
- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
- Thăm khám thực thể để phát hiện các triệu chứng của bệnh tật có liên
quan đến ăn uống.
- Các chỉ tiêu nhân trắc.
- Các xét nghiệm hoá sinh.

8
Trong số các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu nhân trắc được sử dụng nhiều nhất để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ và đặc biệt phổ biến tại các trường
mầm non.
1.3.2. Chỉ tiêu nhân trắc
Những chỉ số nhân trắc thường được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng là chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay Tuy nhiên,
đối với trẻ em dưới 5 tuổi, chỉ số quan trọng nhất là chiều cao và cân nặng. Các
chỉ số này nói lên sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng của cơ thể từ khi mới
sinh ra cho đến lúc chết, chúng thường mang tính di truyền.
1.3.2.1 Chiều cao
Chiều cao của cơ thể con người là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng
trong hầu hết các điều tra cơ bản về nhân trắc học, nhân chủng học và y học.
Chiều cao còn được xem như một trong những chỉ tiêu quyết định để phân biệt
các chủng tộc trên thế giới. Chiều cao biểu hiện tầm vóc của một người. Do đó,
các nhà y học thường dựa vào chiều cao để đánh giá sức lớn của trẻ em và tầm
vóc của một người [26]. Chiều cao thường thay đổi theo chủng tộc, theo giới
tính và chịu một phần ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh sống. Ngoài ra,
chiều cao còn giúp đánh giá thể trạng liên quan đến chất lượng cuộc sống của
con người.
Trong năm đầu tiên, chiều cao trẻ phát triển rất nhanh (tăng khoảng
25cm), sau đó (từ 1 - 10 tuổi) tăng chậm lại. Khi đến tuổi dậy thì (11 - 13 đối
với nữ và 13 - 15 đối với nam), chiều cao lại tăng lên nhanh chóng với tốc độ từ

6 -10cm mỗi năm [15]. Sau đó, sức lớn chậm lại, mỗi năm chỉ tăng khoảng 2cm.
Để theo dõi sự tăng trưởng về chiều cao ở trẻ, có thể áp dụng công thức
tính chiều cao trung bình cho trẻ trên 1 tuổi như sau ( theo [15], [25],)
H = 75cm + 5cm (N – 1)
Trong đó: H - chiều cao trung bình của trẻ trên 1 tuổi (cm);
N - số tuổi của trẻ;
75cm - chiều cao trung bình của trẻ lúc 1 tuổi;
5cm - Chiều cao tăng trung bình mỗi năm.

9
1.3.2.2. Cân nặng
Cân nặng là một số đo quan trọng thường được sử dụng trong các công
trình điều tra về hình thái người. Khối lượng cơ thể liên quan đến nhiều kích
thước khác nhau nên thường được dùng để đánh giá sự phát triển của cơ thể. Đối
với cơ thể bình thường trong giai đoạn tăng trưởng, khối lượng cơ thể thường
xuyên tăng lên nhưng không đồng đều [24]. Cân nặng có quan hệ chặt chẽ với
điều kiện kinh tế - xã hội và chịu tác động tức thời của chế độ ăn uống cũng như
liên hệ mật thiết với tình hình sức khoẻ và bệnh tật của mỗi người. Cân nặng của
một người nói lên mức độ và tỉ lệ giữa hấp thu và tiêu hao năng lượng.
Cân nặng tăng dần theo tuổi nhưng không đồng đều trong các giai đoạn
khác nhau của cơ thể. Có thể tính cân nặng trung bình của trẻ theo các công thức
sau (theo [15], [24], [25]).
* Trẻ dưới 1 tuổi, cân nặng tăng rất nhanh, tăng trung bình 500 - 600g/tháng.
P = P
ss
+ 500 (600)
g
x n
Trong đó: P - Cân nặng trung bình của trẻ (kg)
P

ss
- khối lượng sơ sinh
n - tháng tuổi
500 (600)
g
- trung bình cân nặng tăng lên mỗi tháng.
* Trẻ trên 1 tuổi trung bình mỗi năm tăng 1,5 kg.
P = 9kg + 1,5kg ( N – 1 )
Trong đó: P - Cân nặng trung bình của trẻ (kg)
N - Số tuổi tính theo năm
9kg - Cân nặng trung bình của trẻ 1 tuổi
1,5kg - Cân nặng trung bình mỗi năm.
1.3.3. Cách phân loại tình trạng dinh dưỡng
Dựa vào chỉ số nhân trắc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo,
nên sử dụng 3 chỉ số phối hợp là cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi
(H/A) và cân nặng theo chiều cao (W/H) (theo [9]) để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của trẻ.
Cân nặng theo tuổi là chỉ số được dùng phổ biến nhất vì dễ đo đạc, cho

10
phép nhận định tình trạng thiếu dinh dưỡng nói chung, là chỉ số tổng hợp cho
biết ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đối với tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.
Nhưng chỉ số này không phản ánh được tình trạng thiếu dinh dưỡng xảy ra gần
đây hay đã kéo dài bao lâu. Tuy vậy, đây lại là chỉ số rất có ích cho việc theo dõi
thường kì hàng tháng nhằm đưa ra can thiệp kịp thời.
Chiều cao theo tuổi phản ánh tình trạng thấp còi của cơ thể và được coi là
biểu hiện của suy dinh dưỡng lâu ngày dẫn đến sự kém phát triển về chiều cao.
Thấp còi (chiều cao dưới -2SD so với quần thể tham khảo NCSH) được coi là
hậu quả của tình trạng thiếu ăn hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhiều lần kéo
dài. Vì vậy, tỉ lệ trẻ em thấp còi được coi là chỉ số đánh giá tình trạng đói nghèo.

Theo WHO, suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là chỉ số đáng tin cậy để đo
lường thiệt hại chung của xã hội vì nó đánh giá các điều kiện xã hội dài hạn.
Cân nặng theo chiều cao phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kì
hiện tại làm cho trẻ gầy còm, bị sụt cân hoặc không tăng cân. Nguyên nhân của
tình trạng này là do thiếu ăn hoặc do mắc các bệnh cấp tính. Đây là chỉ số phản
ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp, hiện tại cần được ưu tiên can thiệp.
Bảng 1.2. Phân loại mức độ dinh dưỡng của trẻ em dưới 6 tuổi
Phân loại
Cân nặng/tuổi
(W/A)
Chiều cao/ tuổi
(H/A)
Cân nặng/chiều
cao (W/H)
Bình thường
-2SD đến +2SD
-2SD đến +2SD
-2SD đến +2SD
Béo phì
> +2SD
> +2SD
> +2SD
Suy dinh dưỡng
Độ I
Độ II
Độ III
< -2SD
-3SD đến -2SD
-4SD đến -3SD
< -4SD

< -2SD
-3SD đến -2SD
< -3SD
< -2SD
1.4. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh
dƣỡng của trẻ em dƣới 6 tuổi
Theo mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng của UNICEF được xây dựng
vào năm 1990 cho thấy, nguyên nhân của SDD là đa ngành, có mối liên quan
chặt chẽ với các vấn đề thực phẩm, y tế và thực hành chăm sóc hộ gia đình. Mô

11
hình này cũng chỉ ra nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân
sâu xa và các yếu tố ảnh hưởng.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng là thiếu ăn và
bệnh tật:
- Khẩu phần ăn: Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nhanh, nhu cầu
dinh dưỡng cao nhưng vì các lí do khác nhau chúng không được ăn đầy đủ các
chất dinh dưỡng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những vùng ăn chủ yếu là ngũ cốc
thiếu thường dẫn đến thiếu protein. Số lượng bữa ăn trong ngày ít (trung bình là
3 bữa/ngày), tần xuất xuất hiện các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt,
cá, trứng, sữa trong bữa ăn của trẻ thấp sẽ có nguy cơ cao về SDD. Tuy nhiên,
nhiều nghiên cứu lại cho thấy, khẩu phần ăn của trẻ Việt Nam thiếu năng lượng
trầm trọng (chỉ đáp ứng trên 80% nhu cầu hàng ngày của cơ thể) nên tỉ lệ SDD
vẫn còn rất cao.
- Bệnh tật: Nhiễm khuẩn dễ đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng do rối loạn
tiêu hoá và ngược lại, SDD dễ dẫn đến nhiễm khuẩn do làm giảm sức đề
kháng. Chính vì vậy, tỉ lệ SDD có thể dao động theo mùa và thường cao trong
các mùa mà bệnh nhiễm khuẩn lưu hành ở mức độ cao. Bên cạnh đó, những
năm tháng đầu tiên sau khi ra đời trẻ đã bị kém phát triển thì nguy cơ bị SDD
sớm là rất cao.

Nguyên nhân sâu xa của SDD là do sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ bà mẹ - trẻ em, các vấn đề về nước sạch và vệ sinh môi trường, thành
phần dân tộc, tình trạng nhà ở không đảm bảo, mất vệ sinh
Nguyên nhân gốc rễ của SDD trẻ em là nghèo đói và thiếu kiến thức. Đói
nghèo chủ yếu rơi vào những hộ gia đình có trình độ học vấn thấp, khó có cơ
hội tiếp xúc với thông tin và với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Mặt khác,
phần lớn các hộ gia đình nghèo, nhất là vùng nông thôn và miền núi lại thường
sinh nhiều con nên chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ không được đảm
bảo. Chính điều này lại tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo, khó giải quyết.



12
1.5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.5.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Ngay từ khi sinh ra để tồn tại thì con người đã phải tìm kiếm thức ăn cho
mình. Ban đầu chỉ nhằm chống lại cái đói thì sau này xã hội phát triển người ta
ăn cần phải ngon và đủ chất.
Ngay từ thời kì trước công nguyên, danh y học phương tây Hipocrat đã
cho rằng ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị (Thức ăn cho bệnh nhân
phải là một phương tiện điều trị trong phương tiện điều trị của chúng ta có các
chất dinh dưỡng).
Năm 1729, quyển sách đầu tiên về sự tăng trưởng chiều dài ở người
J.S.Stoeller đã xuất bản ở Đức. Nhưng trong quyển sách này chưa có số liệu đo
đạc cụ thể. Và cũng ở Đức trong năm này thì đã nghiên cứu về sự tăng trưởng
chiều cao ở người và sự phát triển axit amin đã đánh dấu bước ngoặt khởi đầu về
nghiên cứu sự phát triển chiều cao ở người và các phát hiện cụ thể về dinh dưỡng.
Năm 1754, Chistian Friedrich Jumbpet (Đức) đã trình bày số liệu đo đạc
về cân nặng, chiều cao đó là công trình nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng
trưởng ở trẻ em. Tuy nhiên, phải đến năm 1925, R.Martina (Đức) mới đề xuất

phương pháp và dụng cụ đo kích thước cơ thể con người. Từ đó đến nay,
phương pháp của R.Martina ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.
Cũng trong năm 1925, J. Boyd Orrda đã phát hiện ra mối liên quan trực
tiếp giữa tầng lớp xã hội và sức khoẻ của họ. Tác giả Brnet và Aykroyd cho
rằng, suy thoái kinh tế 1930 làm cho những người nghèo bị suy dinh dưỡng
nhiều nhất. Năm 1980, C. William phát hiện ra bệnh gọi là thiếu dinh dưỡng
Protein - năng lượng thể phù (Kwashiokor).
Năm 1942, Daray Thompson đã đưa khái niệm tốc độ tăng trưởng cùng 2
đại lượng của tăng trưởng chiều cao và cân nặng như những chỉ tiêu về sức
khỏe. Nhận thấy rõ giá trị của hai chỉ tiêu này nên năm 1979, WHO đã đưa
khuyến cáo dùng hai chỉ tiêu chiều cao và cân nặng để đánh giá sự phát triển thể
lực và tinh trạng dinh dưỡng.

13
Năm 1984, WHO đã tổ chức 1 chức 1 hội nghị về dinh dưỡng ở Fiji để
đánh giá tình hình và kinh nghiệm phòng chống suy dinh dưỡng ở các nước
trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Hội nghị kết thúc đã đưa ra một quyết
định quan trọng: “Suy dinh dưỡng trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, cho nên việc
phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em không thể hoạt động riêng rẽ của từng
ngành, ngành nhi, ngành phòng dịch, ngành nông nghiệp và chế biến thực
phẩm, mà phải do những người cầm đầu các nước đứng ra nhận trách nhiệm
phối hợp các ngành và giáo dục vận động nhân dân, các gia đình tự giác tham
gia bằng khả năng và phương tiện hiện có của mình” [9].
Hiện nay trên thế giới, ở các nước đang phát triển và các nước chậm phát
triển, tình hình trẻ em mắc các bệnh do thiếu dinh dưỡng có tỷ lệ cao. Các bệnh
này đã ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Hội nghị dinh dưỡng quốc tế họp ở Roma (12 – 1992), ước tính 20% dân số
các nước đang phát triển lâm vào cảnh thiếu đói, 192 triệu trẻ em suy dinh dưỡng
do thiếu protein và năng lượng, thiếu các chất vi lượng: 40 triệu người thiếu
Vitanmin A, 2000 triệu người thiếu máu thiếu sắt, 1000 triệu người thiếu iot.

1.5.2. Những nghiên cứu tại Việt nam
Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, khoa học dinh dưỡng mới phát triển
mạnh mẽ với sự tham gia của các giáo sư: Hà Huy Khôi, Lê Thành Uyên, Đỗ Xuân
Hợp,… với các nghiên cứu về thể lực và dinh dưỡng được triển khai mạnh mẽ.
Sau khi thành lập, Viện dinh dưỡng đã tiến hành các cuộc tổng điều tra
dinh dưỡng, dịch tễ học các bệnh về dinh dưỡng, đồng thời tổ chức các cuộc hội
thảo nuôi con bằng sữa mẹ, hội thảo hội nghị phòng chống SDD và phòng chống
các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng…
Hàng năm, Viện dinh dưỡng vẫn đưa ra số liệu thống kê về tỉ lệ suy dinh
dưỡng của trẻ em Việt Nam và có những số liệu cụ thể về tỉ lệ SDD ở các vùng
miền với những tiêu chí khác nhau như: cân nặng theo độ tuổi, chiều cao theo
tuổi, cân nặng theo chiều cao. Các thống kê đã chỉ ra rằng: tỷ lệ SDD trẻ em
miền núi ở cả 3 thể luôn cao nhất so với các vùng trong cả nước và tỷ lệ trẻ em

14
SDD ở các dân tộc thiểu số thường cao hơn rất nhiều so với trẻ em người Kinh ở
cùng một khu vực.
Rất nhiều tác giả như: Đinh Bá Tuấn, Nguyễn Tự Lập, Lê Thị Ngọc Anh,
Lê Doanh Tuyên đã có các công trình nghiên cứu về SDD, dịch tễ học, phòng
chống SDD ở đối tượng trẻ em 0 – 60 tháng tại Hà Nội và một số thành phố lớn.
Các công trình nghiên cứu đã phân tích trên các kích thước tổng thể, một số kích
thước vòng và một số chỉ số phát triển cơ thể. Từ đó, các tác giả đưa ra những
nhận xét về quy luật phát triển cơ thể tốc độ tăng trưởng và kích thước hình thái
đồng thời so sánh các tài liệu trước đây ở Việt Nam và nước ngoài.
Từ trước đến nay vấn đề ăn uống, dinh dưỡng đã được chú ý đáng kể.
Nước ta đã cải thiện và giảm được tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng xuống đáng kể với
những giải pháp, những chương trình phòng chống quốc gia. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng trẻ em vẫn là một trong những nước có tỷ lệ cao nhất thế giới
nên vẫn cần có những sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như sự phối kết
hợp của toàn xã hội vẫn cần có những công trình nghiên cứu về vấn đề này để có

những giải pháp giúp giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất.



15
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Sơn La là một tỉnh miền núi ở khu vực Tây Bắc. Đây là một tỉnh nghèo, có
rất nhiều dân tộc cư trú. Có đến 12 dân tộc cư trú trong tỉnh: dân tộc Thái, dân
tộc H’ Mông, dân tộc Kháng, dân tộc Tày,… Đặc điểm này tạo nên một vùng
văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Chiềng Sinh là một phường của Thành
phố Sơn La. Ở đây có cả dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc
Thái chiếm đa số.
Trường mầm non Chiềng Sinh nằm ở trung tâm phường Chiềng Sinh, thành
phố Sơn La. Người dân có trình độ dân trí thấp, điều kiện kinh tế chưa ổn định, chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy, bố mẹ trẻ còn thiếu kiến
thức về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ. Do đó, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ở nơi
đây còn chưa được cải thiện. Mặc dù, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng
của trẻ em đã và đang được thực hiện song hiệu quả còn chưa cao. Điều đó đã ảnh
hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
Đối tượng nghiên cứu gồm 229 trẻ em có độ tuổi từ 2 - 6. Các trẻ được
chọn để nghiên cứu có sức khoẻ bình thường, không có dị tật bẩm sinh hoặc
bệnh truyền nhiễm, trạng thái tâm - sinh lý bình thường.
2.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu
Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới tính và dân tộc

Tuổi


Chung
Giới tính
Dân tộc
Nam
Nữ
Kinh
DT thiểu số
n
%
n
%
n
%
n
%
2
66
40
60.60
26
39.39
44
66.67
22
33.33
3
55
23
41.81
32

58.18
38
69.10
17
30.90
4
17
12
70.59
5
29.41
4
23.53
13
76.47
5
91
57
62.64
34
37.36
69
75.82
22
24.18
Tổng
229
132
57.64
97

42.36
155
67.69
74
32.31

16
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nhân trắc
- Đo chiều cao: Chiều cao được tính bằng đơn vị centimet (cm). Sử dụng
thước đo bằng gỗ có độ chính xác đến 0,1cm.
+ Đo chiều dài nằm đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi: thước đo đặt trên mặt
phẳng nằm ngang. Tháo bỏ giày dép, quần áo của trẻ để không làm ảnh hưởng
đến việc đo chiều dài. Để trẻ nằm thẳng trên ván của thước đo, hướng mắt trẻ
vuông góc với mặt thước. Hai tay của trẻ duỗi tự do, mắt nhìn thẳng, đầu chạm
đế thước. Chân thẳng. Bàn chân áp sát với thanh chạy trên mặt thước. Đọc kết
quả với một số lẻ.
+ Đo chiều cao đứng đối với trẻ từ 36 đến 60 tháng: Đặt thước đo trên mặt
phẳng cứng (tựa vào tường, bàn ). Thước đứng vững, vuông góc với mặt đất
nằm ngang. Trẻ đi chân không, dựa lưng vào thước, bàn chân ở giữa thước. Gót
chân, bắp chân, mông, vài và đầu theo một đường thẳng áp sát vào thước, mắt
nhìn thẳng về phía trước theo đường nằm ngang, hai tay bỏ xuôi theo thân mình.
Khi vị trí của trẻ đã chính xác, ép thanh trượt vào sát đầu, đọc số đo chính xác
đến 0,1cm.
- Cân nặng: Đơn vị tính là kilogam (kg). Sử dụng cân đồng hồ Nhơn Hoà
có độ chính xác tới 0,1kg, trọng lượng tối đa là 25kg. Cân đã được kiểm tra,
chuẩn hoá, hiệu chỉnh về 0 trước khi tiến hành nghiên cứu và luôn điều chỉnh lại
sau mỗi lần cân. Khi cân, trẻ chỉ mặc bộ quần áo mỏng, không mang giày dép,
đứng yên ở vị trí giữa bàn cân, hai bàn chân áp sát vào nhau. Đọc kết quả với 1
số lẻ.

2.3.2. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
2.3.2.1. Thu thập số liệu
- Tính tuổi: Theo qui ước của Tổ chức Y tế Thế giới, 1983:
+ Tính tuổi theo tháng (đối với trẻ dưới 6 tuổi):
Kể từ khi mới sinh đến tròn một tháng (từ 1 đến 29 ngày là tháng thứ
nhất) được gọi tròn một tháng.

17
Kể từ ngày tròn một tháng đến trước tròn 2 tháng (từ 30 ngày đến 59 ngày
tức là tháng thứ hai) được gọi là 2 tháng.
Các tháng tiếp theo tính tương tự như vậy.
+ Tính tuổi theo năm:
Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày (tức là năm thứ nhất) gọi là 0 tuổi hay
dưới một tuổi.
Các năm tiếp theo tính tương tự.
Như vậy, theo qui ước:
0 tuổi tức là năm thứ nhất, gồm các tháng tuổi từ 1 đến 12 tháng tuổi.
1 tuổi tức là năm thứ 2, gồm các tháng tuổi từ 13 đến 24 tháng tuổi.
2 tuổi tức là năm thứ 3, gồm các tháng tuổi từ 25 đến 36 tháng tuổi.
3 tuổi tức là năm thứ 4, gồm các tháng tuổi từ 37 đến 48 tháng tuổi.
4 tuổi tức là năm thứ năm, gồm các tháng tuổi từ 49 đến 60 tháng tuổi.
Ta nói trẻ dưới 5 tuổi tức trẻ từ 0 đến 4 tuổi hay từ 1 đến 60 tháng tuổi.
2.3.2.2. Phân tích và xử lý số liệu.
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê xác suất dùng cho y, sinh học:
Để công việc tính toán được nhanh chónh và chính xác, kết quả thu được sau khi
cân và đo của trẻ được nhập vào máy tính. Sau đó được xử lý bằng toán thống
kê xác suất.
Các số liệu được nhập đầy đủ sẽ được máy tính xử lý để tính: giá trị trung
bình, tỉ lệ %, độ lệch chuẩn (SD), hệ số tương quan pearson (r).
- Tính giá trị trung bình:


n
X
X
n
i
i



1



- Tính độ lệch chuẩn theo công thức:
 
n
XX
SD
n
1i
2
i





Trong đó: X - Giá trị trung bình;
X i - Giá trị thứ i của đại lượng X

n - Số cá thể ở mẫu nghiên cứu.
Trong đó SD là độ lệch chuẩn

18
- Hệ số tương quan pearson (r) được tính bằng chương trình Tools Data
Analysis - Regression theo công thức:
   
















  
  
  
  
n
i
n

i
n
i
n
i
n
i
n
i
n
i
nn
1
2
1
i
2
i
1
2
1
i
2
i
1 1 1
iiii
YY.XX
YXYXn
r






Sự sai khác của hai giá trị trung bình giữa hai mẫu nghiên cứu khác nhau
được kiểm định bằng hàm “T - test” theo phương pháp Student - Fisher.
Các kết quả nghiên cứu được so sánh với các kết quả nghiên cứu trong
những năm gần đây của các tác giả khác.


Trong đó: X i - Giá trị thứ i của đại lượng X
Y i - Giá trị thứ i của đại lượng Y
n - Số mẫu có trong công thức
r - Hệ số tương quan giữa hai đại lượng X và Y.

×