Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đái ra dưỡng chấp tại bệnh viện E Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐINH VĂN TÍCH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐÁI RA
DƯỠNG CHẤP TẠI BỆNH VIỆN E HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

ĐINH VĂN TÍCH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐÁI RA
DƯỠNG CHẤP TẠI BỆNH VIỆN E HÀ NỘI
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. BS. NGUYỄN VĨNH HƯNG
2. PGS.TS. DƯƠNG HỒNG THÁI


THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đinh Văn Tích, học viên cao học khóa 20, chuyên ngành Nội khoa,
Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Thầy TS Nguyễn Vĩnh Hưng và PGS. TS. Dương Hồng Thái
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và khách
quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu cho phép
lấy số liệu và xác nhận.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Thái Nguyên, ngày…...tháng 05 năm 2018
Người viết cam đoan

Đinh Văn Tích

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Y Dược Thái
Nguyên, phòng đào tạo đại học Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên, các thầy
cô trong Bộ môn Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ để em có thể
hoàn thành luận văn này.
Em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo bệnh viện tâm thần Mỹ Đức đã tạo
điều kiện cho em được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện đức luyện
tài chuẩn bị cho hành tranh trong tương lai.

Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Dương Hồng
Thái và TS Nguyễn Vĩnh Hưng, người thầy kính mến đã dạy dỗ và trực tiếp hướng
dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn với lãnh đạo bệnh viện E đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện luận văn này.
Em cảm ơn gia đình, vợ con, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động
viên để hoàn thành khóa học.
Thái Nguyên, ngày…...tháng 05 năm 2018
Học viên

Đinh Văn Tích

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DEC

: Diethylcarbamazin

ĐRDC

: Đái ra dưỡng chấp

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr


: Huyết áp tâm trương

UPR

: Uretero pyelographie retrograde - Chụp thận - niệu
quản ngược dòng

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Tiêu chuẩn BMI chẩn đoán thừa cân và béo phì ...................................................... 30
Bảng 2. 2 Tiêu chuẩn đánh giá điều trị chung đái ra dưỡng chấp...................................... 32
Bảng 2. 3 Hằng số sinh hóa của người Việt Nam................................................................................ 33
Bảng 3. 1 Đặc điểm về tuổi, giới của bệnh nhân nghiên cứu.................................................. 35
Bảng 3. 2 Đặc điểm BMI của bệnh nhân ...................................................................................................... 36
Bảng 3. 3 Đặc điểm về thời gian mắc bệnh ĐRDC của bệnh nhân nghiên cứu . 37
Bảng 3. 4 Đặc điểm nước tiểu của bệnh nhân ......................................................................................... 37
Bảng 3. 5 Đặc điểm đau vùng thắt lưng của bệnh nhân................................................................ 38
Bảng 3. 6 Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng đái buốt, đái rắt........................................................ 38
Bảng 3. 7 Kết quả xét nghiệm chụp UPR..................................................................................................... 39
Bảng 3. 8 Đặc điểm kết quả xét nghiệm dưỡng chấp niệu, protein niệu .................... 39
Bảng 3. 9 Đặc điểm kết quả xét nghiệm sinh hóa máu .................................................................. 40
Bảng 3. 10 Triệu chứng cơ năng sau điều trị ............................................................................................ 41
Bảng 3. 11 Đặc điểm nước tiểu sau điều trị ............................................................................................... 41
Bảng 3. 12 Kết quả xét nghiệm dưỡng chấp niệu, protein niệu sau điều trị ........... 42
Bảng 3. 13 Liên quan giữa tuổi với kết quả điều trị.......................................................................... 44
Bảng 3. 14 Liên quan giữa giới với kết quả điều trị ......................................................................... 44
Bảng 3. 15 Liên quan giữa BMI với kết quả điều trị ....................................................................... 45

Bảng 3. 16 Liên quan giữa thời gian mắc bệnh với kết quả điều trị................................ 45
Bảng 3. 17 Liên quan giữa vị trí lỗ rò với kết quả điều trị......................................................... 46
iv


Bảng 3. 18 Liên quan giữa triệu chứng đái buốt với kết quả điều trị ............................. 46
Bảng 3. 19 Liên quan giữa triệu chứng đái rắt với kết quả điều trị .................................. 47
Bảng 3. 20 Liên quan giữa nồng độ dưỡng chấp niệu với kết quả điều trị .............. 47
Bảng 3. 21 Liên quan giữa tiền sử nhiễm giun chỉ với kết quả điều trị ....................... 48

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm về nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu ................................... 35
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm về tiền sử bệnh của bệnh nhân nghiên cứu .................................. 36
Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ xét nghiệm dưỡng chấp niệu dương tính ....................................................... 39
Biểu đồ 3.4 Phân loại mức độ dưỡng chấp niệu.................................................................................... 40
Biểu đồ 3.5 Kết quả chụp UPR sau điều trị ............................................................................................... 43
Biểu đồ 3.6 Đánh giá chung kết quả điều trị............................................................................................. 43

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................................................................................iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................................................................................vi
MỤC LỤC ........................................................................................................................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ..................................................................................................................................................... 3
1.1. Giải phẫu, sinh lý hệ tiết niệu và hệ thống bạch huyết ........................................................ 3
1.1.1. Giải phẫu, sinh lý hệ tiết niệu ...................................................................................................................... 3
1.1.2. Giải phẫu, sinh lý hệ thống bạch huyết ............................................................................................ 5
1.2. Bệnh đái ra dưỡng chấp .......................................................................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm bệnh đái ra dưỡng chấp ........................................................................................................ 7
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh đái ra dưỡng chấp ................................................................................................... 8
1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh đái ra dưỡng chấp .................................................................................. 10
1.3.1. Đái ra dưỡng chấp đơn thuần.................................................................................................................... 10
1.3.2. Đái máu – dưỡng chấp..................................................................................................................................... 11
1.3.3. Một số triệu chứng kèm theo .................................................................................................................. 11
1.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh đái ra dưỡng chấp..................................................................... 12
vii


1.4.1. Xét nghiệm dưỡng chấp niệu ................................................................................................................... 12
1.4.2. Xét nghiệm máu ...................................................................................................................................................... 13
1.4.3. Khu trú vị trí rò bạch huyết - tiết niệu ............................................................................................ 13
1.4.4. Xét nghiệm miễn dịch enzym (ELISA) xác định nhiễm giun chỉ (Fila test)............... 15
1.4.5. Sinh thiết thận........................................................................................................................................................... 16
1.4.6. Chụp CT Scanner..................................................................................................................................................... 16
1.4.7. Chụp cộng hưởng từ MRI ............................................................................................................................. 16
1.5. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh đái ra dưỡng chấp.................................. 16
1.6. Chẩn đoán ........................................................................................................................................................................... 18
1.6.1. Chẩn đoán xác định ............................................................................................................................................. 18
1.6.2. Chẩn đoán phân biệt.......................................................................................................................................... 18
1.7. Điều trị đái ra dưỡng chấp................................................................................................................................ 18

1.7.1. Điều trị nội khoa ..................................................................................................................................................... 18
1.7.2. Điều trị ngoại khoa ............................................................................................................................................... 21
1.8. Các nghiên cứu về đái ra dưỡng chấp.................................................................................................. 24
1.8.1. Các nghiên cứu về đái ra dưỡng chấp trên Thế giới ....................................................... 24
1.8.2. Các nghiên cứu về đái ra dưỡng chấp ở Việt Nam ........................................................... 24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU .......................................................... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................................................ 26
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn ...................................................................................................................................................... 26

viii


2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................................................................................... 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................................................. 26
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................................................................... 26
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................................. 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................................................................. 26
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.................................................................................................. 26
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................................................................................... 27
2.4.1. Chỉ tiêu về Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................... 27
2.4.3 Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân đái ra dưỡng chấp ...... 28
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................................................................... 29
2.5.1 Công cụ thu thập số liệu. ................................................................................................................................. 29
2.5.2 Kỹ thuật thu thập số liệu và các tiêu chuẩn đánh giá ...................................................... 29
2.7. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................................................................................ 33
2.8 Sơ đồ nghiên cứu .......................................................................................................................................................... 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................................................... 34
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 35
3.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh nhân đái ra dưỡng chấp..37

3.3 Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ................................................................................... 44
Chương 4. BÀN LUẬN ....................................................................................................................................................... 49
4.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân .................................................................................................................... 49
ix


4.2 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân .................. 51
4.3 Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ................................................................................... 57
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................................................... 62
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân đái ra dưỡng chấp ........................ 62
2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ...................................................................................... 62
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................................................... 64
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................................................................ 71

x


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái ra dưỡng chấp (ĐRDC) là bệnh lý của hệ tiết niệu do có rò lưu thông
từ hệ bạch mạch đổ vào bể thận, nguyên nhân gây bệnh có thể do bẩm sinh, do
chấn thương hoặc do nhiễm ký sinh trùng giun chỉ [19],[39],[45],[60] Đái ra
dưỡng chấp tuy không phải là một triệu chứng cấp cứu cũng như không gây tử
vong đột ngột nhưng cần điều trị tích cực vì lượng dưỡng chấp thường xuyên bài
tiết ra ngoài qua nước tiểu làm cho người bệnh dần dần bị suy kiệt và chết do hàng
loạt các bệnh vì suy kiệt gây nên. Hơn nữa, hầu hết bệnh nhân ở trong lứa tuổi trẻ,
đang lao động cho nên cần tích cực điều trị cần đạt kết quả tốt để người bệnh tiếp
tục lao động bình thường và do bệnh làm cho màu sắc nước tiểu trắng như sữa
hoặc đỏ đục như máu gây tâm lý sợ hãi cho người bệnh cũng như cho những người
xung quanh.

Bệnh đái ra dưỡng chấp rất hiếm khi gặp ở Châu Âu [23] nhưng là một
bệnh thường hay gặp ở Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, và nói chung các nước
vùng nhiệt đới vì ở đây là bệnh phần lớn do nguyên nhân ký sinh trùng gây ra
chiếm tới 95,0% [31],[37],[54] . Ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu từ rất
lâu về đái ra dưỡng chấp (từ năm 1936) đến nay, các nghiên cứu đã đề cập tới việc
chẩn đoán, nguyên nhân ngoài ký sinh trùng và các phương pháp điều trị - trong
đó điều trị nội khoa được lựa chọn hàng đầu trong điều trị đái ra dưỡng chấp. Một
số tác giả đã cho thấy kết quả khả quan khi điều trị nội khoa; trong khi đó một số
ít bệnh nhân vẫn cần phải chuyển điều trị ngoại khoa.
Bệnh viện E là bệnh viện Đa khoa trung ương thuộc Bộ Y tế, hàng năm
bệnh viện tiếp nhận gần 50 bệnh nhân đái ra dưỡng chấp; bệnh viện bắt đầu tiếp
nhận điều trị từ năm 2004 cùng với sự có mặt và ứng dụng của kỹ thuật chụp UPR.
Với các phương pháp điều trị chủ yếu là bơm nitrat bạc lỗ rò, chống nhiễm khuẩn,
đã đem lại hiệu quả điều trị khá cao. Để hiểu rõ hơn về bệnh đái ra dưỡng chấp và
đánh giá kết quả điều trị bệnh đái ra dưỡng chấp tại bệnh viện E. Chúng tôi thực
1


hiện đề tài: "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân
đái ra dưỡng chấp tại bệnh viện E Hà Nội" nhằm mục tiêu:
1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân
đái ra dưỡng chấp tại bệnh viện E Hà Nội.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của các bệnh nhân
đái ra dưỡng chấp.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu, sinh lý hệ tiết niệu và hệ thống bạch huyết

1.1.1. Giải phẫu, sinh lý hệ tiết niệu
Hệ tiết niệu gồm có hai thận, hai niệu quản, một bàng quang và một niệu
đạo. Thận là cơ quan lọc máu và tạo nên nước tiểu. Nước tiểu từ thận đi xuống
qua niệu quản được tích lại ở bàng quang trước khi được đẩy ra ngoài qua niệu
đạo [9],[11],[12],[15] .
* Thận:
Chức năng chính của thận là sản xuất nước tiểu. Thận nằm sau ngoài ổ phúc
mạc, hai bên đốt sống thắt lưng, trong góc tạo bởi xương sườn XI và cột sống,
thận phải thấp hơn thận trái 2 cm. Thận hình hạt đậu, màu đỏ nâu, mật độ chắc
nhưng dễ vỡ do chứa đầy máu và nước tiểu. P: 135 – 140 g [13],[15],[17] .
* Niệu quản
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận hướng xuống dưới, ra trước vào
trong tới bàng quang, niệu quản dài 25 cm , đường kính 3 - 5 mm, nằm sau phúc
mạc sát vào thành bụng sau. Niệu quản có 3 chỗ thắt hẹp: chỗ nối với bể thận, chỗ
bắt chéo động mạch chậu và chỗ đổ vào bàng quang.
Niệu quản được chia làm 2 đọan: Niệu quản đoạn bụng đi từ chỗ nối bể
thận – niệu quản đến đường cung xương chậu. Niệu quản đoạn chậu đi từ đường
cung xương chậu đến chỗ nối niệu quản – bàng quang.
Ở nam, niệu quản đi ở mặt sau bàng quang và bắt chéo với ống dẫn tinh
(niệu quản nằm phía sau ống dẫn tinh) → lưu ý khi thắt ống dẫn tinh có thể thắt
nhầm niệu quản. Ở nữ niệu quản chạy ở đáy dây chằng rộng cùng với động mạch
tử cung rồi bắt chéo với động mạch tử cung ở chỗ cách cổ tử cung và thành bên
âm đạo 0,8 - 1,5cm. Khi cắm vào mặt sau bàng quang, 2 niệu quản cách nhau
5cm. Bên trong thành bàng quang, chúng cắm chếch ra trước và vào trong nên 2
lỗ niệu quản ở mặt trong bàng quang chỉ cách nhau 2,5cm.
3


* Bàng quang: Bàng quang nằm dưới và ngoài phúc mạc, trong chậu hông bé, sau
khớp mu, trước các tạng sinh dục. Bàng quang là túi đựng nước tiểu, dung tích

trung bình từ 250 – 300 ml. Khi bàng quang đầy: mặt trên bàng quang căng phồng
lên trên khớp mu như một vòm cầu (gọi là cầu bàng quang).
* Niệu đạo: Niệu đạo nam: vừa là đường dẫn tinh vừa là đường dẫn nước tiểu, dài
16 cm đi từ cổ bàng quang xuyên qua tuyến tiền liệt. Niệu đạo nữ: là đường dẫn
nước tiểu, dài 3-4 cm đi từ cổ bàng quang chếch xuống dưới và ra trước tới âm hộ
thông ra ngòai bằng lỗ tiểu tiện.
* Sinh lý tiết niệu
Đường tiết niệu là đường quan trọng nhất để đào thải các chất bài tiết ra
ngoài cơ thể, có thể duy trì sự ổn định của hằng số nội môi.
Cơ chế tạo nước tiểu ở thận: Gồm 3 cơ chế
+ Cơ chế lọc ở cầu thận [8],[11] .
+ Cơ chế tái hấp thu ở ống thận: ống thận sẽ hấp thu lại 99% nước của nước
tiểu đầu và một số chất để đưa vào máu, chỉ để lại 1,2 - 1,5 lít (1ml/1kg/1 giờ )
thành nước tiểu cuối vận chuyển các chất đào thải ra ngoài.
+ Cơ chế bài tiết ở ống thận: các ống quanh co như một tuyến bài tiết nên
có các chức năng bài tiết tích cực các chất sau: Axit hippuric, NH3...
Chức năng của thận:
+ Chức năng chính của thận là bài tiết nước tiểu. Bài tiết các chất độc và
cặn bã: Urê, axit uric , creatinin, thuốc, chất màu.
+ Chức năng tổng hợp: Sản sinh ra NH3 để tham gia vào việc điều hòa PH
của máu
+ Điều hòa các thành phần của máu
+ Điều hòa nước
+ Điều hòa nồng độ NaCl
+ Điều hòa PH
4


1.1.2. Giải phẫu, sinh lý hệ thống bạch huyết
Bạch huyết là dịch trong suốt bao bọc các mô của cơ thể, giữ cân bằng chất

lỏng, và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô. Bạch huyết thâm nhập hệ tuần hoàn qua
các mạch bạch huyết. Bạch huyết được vận chuyển từ các mô tới tĩnh mạch qua
hệ thống mạch bạch huyết. Trong hệ thống đó, bạch huyết được lọc qua các cơ
quan như lá lách, tuyến ức và các hạch bạch huyết. Ở động vật có vú, bạch huyết
được đẩy qua các mạch bạch huyết chủ yếu bởi hiệu ứng vận động của các cơ
xung quanh mạch [9],[13],[15],[17] .
Thành phần chủ yếu của bạch huyết là các bạch huyết bào và đại thực bào.
Hệ miễn dịch sử dụng các tế bào này để chống lại sự thâm nhập của các vi sinh
vật ngoại lai. Các đại thực bào là các tế bào có nhiệm vụ bao vây và ăn sinh vật
ngoại lai. Còn bạch huyết bào là các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ trung hòa các
vi sinh vật ngoại lai bằng hóa học .

Hình 1. 1 Mao mạch bạch huyết trong không gian mô
Các mao mạch bạch huyết khác với các mao mạch máu ở chỗ chúng không
có lớp màng nền và các tế bào biểu mô đơn giản có hình vảy hơi chồng lên nhau
và tế bào này đính vào tế bào kia một cách lỏng lẻo. Cấu trúc này làm cho mao
mạch bạch huyết có tính thấm hơn rất nhiều so với mao mạch máu, và không có
5


cái gì ở dịch kẽ lại không có ở các mao mạch bạch huyết. Biểu mô ở mao mạch
bạch huyết hoạt động như một loạt van mở theo một hướng cho phép thể dịch vào
được mao mạch bạch huyết mà không cho trôi ngược trở ra khoang dịch kẽ.
Ba cơ chế chính chịu trách nhiệm cho chuyển dịch của bạch huyết trong
mạch [11]:
(i) Sự co mạch bạch huyết: Ở nhiều bộ phận của cơ thể, mạch bạch huyết
bơm bạch huyết đi. Các van một chiều chia các mạch bạch huyết ra thành các hốc,
hoạt động như "các quả tim sơ khai". Bạch huyết di chuyển vào hốc, các cơ trơn
ở thành hốc co và bạch huyết chảy đến hốc kế tiếp. Một số tế bào cơ trơn ở thành
mạch bạch huyết là các tế bào tạo nhịp. Các tế bào tạo nhịp tự động khử cực, gây

sự co cơ theo chu kỳ của các mạch bạch huyết.
(ii) Sự co của cơ xương: Khi tế bào cơ xung quanh co, mạch bạch huyết bị
đè ép, làm cho bạch huyết chuyển động.
(iii) Các thay đổi áp lực lồng ngực. Trong quá trình hít vào, áp lực ở khoang
lồng ngực giảm, các mạch bạch huyết mở rộng và bạch huyết chảy vào đó. Khi
thở ra, áp lực khoang lồng ngực tăng, mạch bạch huyết bị đè ép, làm bạch huyết
chảy đi.
* Chức năng của hệ thống bạch huyết
- Cân bằng thể dịch: Mỗi ngày có khoảng 30 lít dịch đi từ các mao mạch
máu vào dịch kẽ, trong đó chỉ có 27 lít đi ngược trở lại. Nếu 3 lít còn lại vẫn ở lại
dịch kẽ, sẻ gây phù làm tổn thương mô và cuối cùng là tử vong. Nhờ có hệ bạch
huyết 3 lít dịch này được đi vào các mao mạch bạch huyết. Các dịch này gọi là
bạch huyết. Bạch huyết đi qua mạch bạch huyết rồi trở về máu. Cùng với nước,
bạch huyết chứa các chất tan lấy từ hai nguồn:

6


(1) Các chất trong huyết tương, như các ion, các chất dinh dưỡng,
các khí, và một số protein, đi từ mao mạch máu vào dịch kẽ và trở thành
thành phần của bạch huyết.
(2) Các chất lấy từ các tế bào như các hormone, các enzym và các
chất thải, cũng được tìm thấy trong bạch huyết.
- Hấp thu chất béo: Hệ bạch huyết hấp thụ các chất béo và các chất khác từ
đường tiêu hóa. Các mạch bạch huyết gọi là các bạch mạch – lacteal nằm ở lớp
lót ruột non. Mỡ đi vào các lacteal và đi qua các mạch bạch huyết vào vòng tuần
hoàn tĩnh mạch. Bạch huyết đi qua các mạch bạch huyết này, gọi là dưỡng chấp,
có dạng sữa vì có chứa mỡ.
- Bảo vệ: Các vi thể và các dị vật đổ vào bạch huyết và máu từ các hạch
bạch huyết và lá lách. Thêm nữa, các tế bào bạch huyết và các tế bào khác có khả

năng tiêu hủy các vi thể và các dị vật này.
1.2. Bệnh đái ra dưỡng chấp
1.2.1. Khái niệm bệnh đái ra dưỡng chấp
Dưỡng chấp là một loại dịch sữa hay dịch cơ thể chứa bạch huyết và các
chất béo được nhũ tương hoá hoặc các acid béo tự do. Dưỡng chấp được hình
thành ở ruột non trong quá trình tiêu hoá từ sự tiêu hoá các chất béo của thức ăn
và được thu nhận bởi các bạch mạch là các mạch nhũ chấp ruột non một cách đặc
biệt, khác với các thành khác của thức ăn được tiêu hoá rồi được chuyên chở bởi
tĩnh mạch [50] . Các mạch nhũ chấp ruột non phù hợp hơn với sự vận chuyển các
acid béo tự do ngay từ đường tiêu hoá. Các acid béo có thể là các phân tử khá lớn.
Dưỡng chấp dễ dàng chảy vào các mạch nhũ chấp ruột non, các mạch này của hệ
thống bạch huyết có áp lực thấp hơn áp lực trong các tĩnh mạch. Dưỡng chấp là
một chất chỉ có trong hệ thống bạch huyết mà thành phần chủ yếu là lipid, phân
tích cụ thể là: Triglycerid: 92%, Phospho – lipid: 7% và vết cholesterol tự do: 1%.

7


Dưỡng chấp niệu (chyluria) là sự rò rỉ chất dưỡng chấp (chyle) hay dịch
bạch huyết từ đường tiêu hoá (intestinal lymph) vào hệ tiết niệu và xuất hiện trong
nước tiểu [26] [32],[46],[48],[52] . Dưỡng chấp niệu thường được thấy ở vùng
nông thôn của những nước nghèo. Nguyên nhân của dưỡng chấp niệu được phân
loại thành loại do nhiễm ký sinh trùng và loại không do nhiễm ký sinh trùng. Đái
ra dưỡng chấp là bệnh lý của hệ tiết niệu do có sự xuất hiện dưỡng chấp hay dịch
bạch huyết từ đường tiêu hóa trong nước tiểu, do có đường rò giữa hệ thống bạch
huyết và hệ thống thận - tiết niệu [16],[36],[56],[57] . Bệnh có tính chất từng đợt
xen kẽ những giai đoạn bình thường, kéo dài nhiều năm [38]
ĐRDC tuy không phải là một bệnh cấp cứu, hoặc gây tử vong dễ dàng
nhưng cần phải được điều trị tích cực vì: Do lượng dưỡng chấp thường xuyên bài
tiết ra ngoài làm cho người bệnh dần dần bị suy kiệt và chết do xơ gan, lao phổi,

suy dinh dưỡng… ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân ở trong
lứa tuổi trẻ, đang lao động cho nên cần tích cực điều trị cần đạt kết quả tốt để
người bệnh tiếp tục lao động bình thường [3] . ĐRDC làm cho màu sắc nước tiểu
trắng như sữa hoặc đỏ đục như máu gây tâm lý sợ hãi cho người bệnh cũng như
cho những người xung quanh.
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh đái ra dưỡng chấp[27]
Cơ sở giải phẫu của dưỡng chấp niệu đã được nhiều tác giả giải thích. Hệ
thống bạch huyết gồm một mạng các mạch bạch huyết có nhiệm vụ vận chuyển
bạch huyết từ dịch mô đến dòng máu. Hệ bạch huyết gồm các mao mạch bạch
huyết rất nhỏ có đầu kín, tập hợp lại tạo thành các mạch bạch huyết. Ở nhiều điểm
dọc theo các mạch bạch huyết có các hạch bạch huyết. Bạch huyết chảy vào các
mao mạch bạch huyết và đi vào các mạch bạch huyết, các mạch này có van để
ngăn bạch huyết chảy ngược lại. Các mạch bạch huyết dẫn bạch huyết vào hai ống
dẫn lớn là ống ngực và ống bạch huyết phải. Từ đây bạch huyết được dẫn trở lại
dòng máu qua các tĩnh mạch vô danh. Vùng bụng gồm các tĩnh mạch lớn nhận
bạch huyết từ dạ dày, ruột, tuỵ, lách và từ phần thấp hơn và phần trước của gan.
8


Bạch huyết từ vùng lưng và vùng bụng được dẫn vào các túi nhũ chấp. Sự giãn
các mạch bạch huyết vùng sau phúc mạc, vùng bụng và vùng thận đã được ghi
nhận. Các sự giãn này được giải thích bằng hai cơ chế sau:
* Thuyết tắc nghẽn (Obstructive theory)
Ký sinh trùng tràn vào gây nên sự viêm tắc và sự tăng áp lực của hệ bạch
huyết, tạo nên sự giãn bạch mạch và hình thành các nhánh bên. Khi các bạch mạch
bị giãn, hệ thống van của chúng không thể đẩy dòng bạch huyết đi được và sự
giãn mạch bạch huyết lại nặng thêm.
* Thuyết chảy ngược (Regurgitative theory)
Các chất độc từ các con giun chỉ chết làm yếu thành mạch bạch huyết, làm
cản trở hoạt động của các van trên bạch mạch. Sự tổn thương do viêm của các van

cũng ảnh hưởng thêm đến hoạt động của chúng. Sự chảy ngược của bạch huyết từ
các túi bạch huyết hoặc từ các mạch bạch huyết vào các bạch mạch khác dẫn tới
vỡ các bạch mạch, làm bạch huyết chảy vào vùng bể thận và vùng khung chậu,
gây nên nhũ chấp niệu.
Con đường của bạch huyết từ ruột đến các mạch bạch huyết ở thận bắt đầu
là dưỡng chấp từ các mạch nhũ chấp ruột non (lacteals) đến các túi nhũ chấp hoặc
ống ngực. Sau đó do sự tắc và sự quá tải của các hệ thống van bạch mạch, nhất là
ở vùng bể thận, dẫn đến sự rò rỉ của dưỡng chấp vào đường tiết niệu, gây nên
dưỡng chấp niệu.
Sự biểu hiện của dưỡng chấp niệu phụ thuộc vào vị trí liên thông giữa các
mạch bạch huyết ở bệnh nhân. Sự liên thông chủ yếu xảy ra ở các túi dưỡng chấp
ở vùng lưng và vùng ruột. Điều này có thể gây nên phù dưỡng chấp hoặc dưỡng
chấp niệu.

9


Hình 1. 2 Sơ đồ cơ chế bệnh sinh đái ra dưỡng chấp
1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh đái ra dưỡng chấp
Bệnh đái ra dưỡng chấp thường có triệu chứng nghèo nàn.
1.3.1. Đái ra dưỡng chấp đơn thuần
Nước tiểu có màu trắng đục như sữa hoặc nước vo gạo [65] . Để lâu nước
tiểu sánh lại như nước cơm, nổi lên phía trên có váng mỡ hoặc đặc lại như thạch.
Hiện tượng này xảy ra từng đợt và không liên tục, có khi hết hẳn trong thời gian
dài. Đây là một đặc điểm làm cho bệnh rất khó đánh giá về kết quả điều trị (khỏi
hẳn hoặc tạm dừng để rồi lại tiếp tục). Triệu chứng nước tiểu có màu trắng đục
10


như sữa hoặc nước vo gạo ở bệnh nhân ĐRDC thường xuất hiện rõ nhất sau những

bữa ăn nhiều thịt mỡ, sau mỗi đợt lao động vất vả và thời tiết nóng nực. Bệnh
nhân đái ra dưỡng chấp có thể trạng gầy, tùy theo mức độ đái ra dưỡng chấp nhưng
sinh hoạt vẫn bình thường, không gặp tình trạng nhiễm khuẩn.
1.3.2. Đái máu – dưỡng chấp
- Mức độ nhẹ: Nước tiểu có màu đỏ nhạt như nước rửa thịt, có óng ánh của
váng mỡ lẫn vào.
- Mức độ nặng hơn: Nước tiểu có màu đỏ sẫm nhưng vẫn đục và sánh hơn
bãi nước tiểu do đái máu đơn thuần.
1.3.3. Một số triệu chứng kèm theo
- Đau vùng thắt lưng phía bên thận bị bệnh (chiếm khoảng 54% các trường
hợp ĐRDC). Đau âm ỉ, đôi khi cơn đau kịch phát như một cơn đau quặn thận.
Nguyên nhân do những cũng dưỡng chấp có thể gây ứ trệ tạm thời ở phía trên và
khi cục dưỡng chấp được đẩy xuống bàng quang thì cơn đau cũng hết luôn.
- Đái buốt, đái rắt, đái khó (chiếm khoảng 24% các trường hợp ĐRDC).
Triệu chứng này cũng do các cục dưỡng chấp làm chít tắc tạm thời cổ bàng
quang và niệu đạo.
- Bệnh nhân có thể bị phù chân voi, tràn dịch dưỡng chấp màng tinh hoàn,
viêm mào tinh hoàn dương vật...
- Kèm theo có thể gầy sút cân: sút cân trung bình từ 3 – 5 cân (người sút cân
cao nhất là 18 cân).
- Bệnh diễn biến mạn tính, kéo dài, dần dần bị suy kiệt và chết do xơ gan, lao
phổi, suy dinh dưỡng...
- Triệu chứng thực thể: không có gì đặc biệt.

11


1.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh đái ra dưỡng chấp
1.4.1. Xét nghiệm dưỡng chấp niệu
Xét nghiệm dưỡng chấp niệu nhằm mục đích phát hiện và khẳng định sự

có mặt của dưỡng chấp trong nước tiểu và khu trú vị trí rò đường bạch huyết - tiết
niệu, góp phần đánh giá chung về tình trạng bệnh của bệnh nhân. Đây là xét
nghiệm hay được làm nhất.
Chế độ ăn chất béo một ngày hoặc một đêm trước xét nghiệm cần được
thực hiện để làm tăng dưỡng chấp niệu. Việc xét nghiệm nước tiểu khó chính xác
về thời gian, nhất là các trường hợp dưỡng chấp niệu nhẹ [24] .
Gần đây, người ta cũng sử dụng phương pháp điện di để phát hiện các thành
phần lipid của nước tiểu và triglycerid của nước tiểu đã được chứng minh có mặt
nếu triệu chứng lâm sàng là rõ ràng. Triglycerid nước tiểu thường có mặt không
thay đổi trong mẫu nước tiểu lấy buổi sáng, là xét nghiệm có độ đặc hiệu và độ
nhạy 100% đối với dưỡng chấp. Các lipid nước tiểu sau bữa ăn với các giá trị từ
10-1955 mg/dL, có thể được sử dụng như là một dấu ân để đánh giá lâm sàng của
dưỡng chấp niệu. Albumin niệu cũng thường cao trong phần lớn các trường hợp
dưỡng chấp niệu. Xét nghiệm triglycerid có độ nhạy và độ đặc hiệu 100% đối với
dưỡng chấp niệu. Đây là một xét nghiệm không xâm lấn và không phụ thuộc vào
sai số thực hành. Các giá trị được đánh giá của chylomicron, triglycerid và
cholesterol trong nước tiểu có thể chỉ dẫn mức độ bất thường của bệnh [53] .
- Albumin cũng được thấy ở các mức độ khác nhau trong thận hư và phương
pháp điện di miễn dịch cho thấy các loại globulin khác nhau và lipoprotein nguồn
gốc hệ tiêu hoá trong nước tiểu. Đôi khi nước tiểu cũng có máu và khi dưỡng chấp
niệu có máu nặng, có thể thấy cục máu đông trong bàng quang, điều này có thể
do ung thư bàng quang.
Định lượng dưỡng hấp bằng Enzym so màu: triglycerrid trong mẫu nước
tiểu bị thủy phân dưới tác dụng của lipase tạo glycerol. Glycerol tham gia phản
ứng phosphoryl hóa tạo glycerol-3-phosphate; glycerol-3-phosphate bị oxy hóa
12


×