Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu luận cao học báo chí điều tra và những vi phạm đạo đức nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 31 trang )

PHẦN: LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước ta, từ sau đổi mới, điều tra là thể loại mang đến sự lớn mạnh và
tiếng nói có sức ảnh hưởng của báo chí. Những bài điều tra chống tiêu cực
những năm cuối 80 đầu 90 đã góp phần tạo lên những tờ báo lớn có tên tuổi
như Tuổi Trẻ TPHCM, Thanh Niên, Lao Động. Báo chí điều tra mang lại cho
xã hội và công chúng cảm giác có thêm một chỗ dựa khi có bất công, cảm
giác được tham gia vào quá trình vận hành xã hội, công lý theo hướng tốt hơn,
nói một cách dân dã là giải toả bức xúc của người dân. Báo chí điều tra mang
lại cho báo chí và các nhà báo cảm giác có mục tiêu, được tôn trọng, hoan
nghênh, đôi khi là giải thưởng, đồng thời khiến các nhà báo cảm thấy họ đang
làm công việc tốt nhất.
Một số nhà báo Việt Nam đối mặt với nguy hiểm, áp lực để viết bài điều
tra với nghiệp vụ không kém báo chí quốc tế. Họ đưa ra ánh sáng nhiều việc
có lợi ích công như chống tội phạm, giang hồ có tổ chức, các hành vi tham
nhũng tiêu cực, bảo vệ an toàn sức khoẻ, môi trường với người dân. Nếu báo
chí điều tra bị yếu đi thì sẽ mất một chỗ dựa quý giá cho người dân, cơ quan
nhà nước, doanh nghiệp khi cần lên tiếng đảm bảo sự công bằng, phải trái
trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của kinh tế -xã hội-thể chế,
báo chí điều tra đang đối mặt với nhiều thách thức. Để vượt qua những thách
thức này, giữ vững vai trò và phát triển được, báo chí điều tra cần được đưa
lên một mặt bằng mới cả về nghiệp vụ và môi trường pháp luật.

1


PHẦN I: LÍ THUYẾT
Báo chí:, là những xuất bản phẩm định kì, như nhật báo hay tạp chí. Nhưng
cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông khác như đài phát thanh, đài truyền
hình;
Điều tra: là một trong những thể loại cơ bản của báo chí. Nó đem lại những
câu trả lời trước những sự thật chứa đựng mâu thuẫn nổi bật trong đời sống. Đào


tạo nghiệp vụ báo chí điều tra một cách bài bản sẽ giúp nhà báo hành nghề chuyên
nghiệp hơn, đúng pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Báo chí điều tra được coi là
“búa tạ” thúc đẩy tính chiến đấu của tờ báo. Báo chí điều tra đáp ứng nhu cầu
thông tin minh bạch, khách quan của công chúng, tiềm ẩn sức mạnh có thể tạo nên
sự tác động mạnh mẽ nhiều mặt đến đời sống xã hội. Hoạt động báo chí điều tra
được coi là một bộ phận cấu thành những nỗ lực chung của báo chí và toàn xã hội
chống tham nhũng, lãng phí, gian lận thương mại, ngăn ngừa các loại tội phạm.
Mọi hành vi phạm pháp được công khai hóa, giúp cho việc xử lý nghiêm khắc,
khách quan, công bằng, làm trong sạch và lành mạnh môi trường xã hội. Hoạt
động báo chí điều tra là hoạt động nghiệp vụ đặc thù được quan tâm đặc biệt trong
hệ thống thông tin báo chí hiện nay. Báo chí, dựa trên những điều tra, tìm hiểu để
làm sáng tỏ đời sống xã hội, văn hóa. Đây chính là một bộ máy của chính quyền
(điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam) để tìm hiểu thông tin, phổ biến và phân tích
tin tức. Đây là những cơ quan ngôn luạn, cung cấp thông tin và ý kiến về mọi vấn
đề. Chính vì thế, báo chí thường được gọi là quyền lực thứ tư. Quyền lực này, nếu
được nhân dân sử dụng đúng, thì sẽ góp phần nói lên sự thật, góp phần nói lên
nguyện vọng của người dân, qua đó, cải tiến bộ máy xã hội. Báo chí hiện giờ đã
phát triển rất đa dạng: bản in, bản điện tử, kênh truyền hình.
Nhà báo điều tra: Một nhà báo điều tra là một người mà công việc của
họ là khám phá ra sự thật và xác định những sai sót bằng bất kỳ phương tiện
truyền thông nào sẵn có. Nhiệm vụ của một nhà báo điều tra là phải tìm ra sự
thật. Mà sự thật thì chẳng mấy khi đập vào mắt. Sự thật, đã khó nhận biết, có
lúc lại được che giấu bằng những tập ảnh dối trá treo đầy trên các bức tường
của phòng truyền thống. Nhiều lần, sự thật bị “thẩm mỹ” kỹ đến nỗi tưởng chỉ
có trời mới biết, mà trời thì không sẵn lòng chia sẻ với các nhà báo.
2


PHẦN II: PHÂN TÍCH.
I: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ BÁO CHÍ ĐIỀU TRA.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, báo
chí còn có khả năng tác động nhanh chóng và hết sức mạnh mẽ đối với xã
hội, đôi khi vượt ra ngoài dự kiến của tác giả. Một tác phẩm báo chí có thể
mang lại hiệu ứng tích cực, góp phần nâng cao tình cảm, nhận thức, lòng
tin và định hướng hành động cho công chúng, nhưng cũng có thể làm suy
giảm lòng tin, băng hoại đạo đức, làm sai lệch nhận thức và dẫn đến làm
lệch lạc về hành động không chỉ một cá nhân, một nhóm người mà có thể
cả một cộng đồng.
Hoạt động báo chí là một trong những hoạt động mang tính xã hội rất
cao. Nghề báo là nghề hoạt động xã hội; người làm báo là người hoạt động xã
hội. Tác phẩm báo chí thường có tác động xã hội rộng lớn, có khả năng định
hướng tư tưởng, định hướng thông tin cao và hiệu quả, chính vì vậy báo chí
luôn được coi là công cụ tuyên truyền hữu hiệu.
Nhà báo điều tra cần phải nắm chắc kiên thức pháp luật. Kiến thức
pháp luật của nhà báo: thể hiện ở sự hiểu biết, nắm vững nội dung các văn
bản pháp luật của Nhà nước, nhất là những văn bản có liên quan đến lĩnh
vực hoạt động của nhà báo đó trước hết là Luật Báo chí và các quy chế
nghề nghiệp khác. Kiến thức pháp luật của nha báo được hình thành và
phát triển thông qua đào tạo chính quy trong các trường hoặc khoa chuyên
luật, qua các lớp bồi dưỡng nâng cao hoặc do quá trình tự tích lũy nghiên
cứu, học hỏi, tìm hiểu của nhà báo.
Ngoài sự hiểu biết sâu sắc về luật báo chí thì nhà báo điều tra còn phải
biết vận dụng những văn bản pháp luật liên quan đến các linh vực chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội vào từng vụ án cụ thể. Tất nhiên không yêu cầu nhà
báo điều tra phải hiểu biết tất cả mà chỉ yêu cầu nhà báo hiểu báo vể khía
cạnh luật mà mình đang điều tra.

3



II: PHÂN TÍCH CÁC VỤ VIỆC VI PHẠM ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP
LUẬT BÁO CHÍ ( 2010-2015)
1 NĂM 2010
Nhà báo HÀ PHAN lợi dụng thông tin để mưu lợi cá nhân.
/>
Ngoài việc ép một doanh nghiệp phải chi 200 triệu đồng để không đăng
bài viết bất lợi, 3.000 USD để có bài viết lấy lại uy tín, ông Phan Hà Bình còn
dùng kịch bản này để nhận cả nghìn USD từ doanh nghiệp khác.
Ngày 9/5, Đại tá Nguyễn Xuân Mừng - Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh
điều tra Bộ Công an cho biết, cơ quan này vừa chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án
sang VKSND Tối cao, đề nghị truy tố ông Phan Hà Bình (bút danh Hà Phan,
nguyên phó tổng thư ký báo Tiền Phong) về tội "cưỡng đoạt tài sản".
Theo kết luận điều tra, ngày 13/9/2010 Phan Hà Bình với bút danh Hà
Phan đã cùng một đồng nghiệp viết bài "SGT và KBC - Dự án tỷ đô đầu voi
đuôi chuột" với nội dung bất lợi cho công ty Cổ phần xi măng Sài Gòn - Tân
Kỳ (thuộc tập đoàn Đầu tư Sài Gòn).
4


Trong thời gian thu thập thông tin để viết bài và sau khi bài báo đăng,
ông Hà Phan đã nhiều lần đến gặp bà Nguyễn Cẩm Phương (Giám đốc
Truyền thông của tập đoàn Đầu tư Sài Gòn) để đòi chi tiền, nếu không sẽ tiếp
tục đưa các bài báo gây bất lợi cho doanh nghiệp.
Bị bà Phương từ chối, liên tục trong tháng 9, tháng 10/2010, Hà Phan đã
viết và đăng trên báo Tiền Phong các bài liên quan đến dự án kinh tế của
những công ty thành viên tập đoàn Đầu tư Sài Gòn như: "Cổ phiếu bất thường
trên sàn Hà Nội", "Cách nào kiểm soát được giá cổ phiếu bất thường", đề cập
việc công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn đã tạm ngưng hoạt
động nhưng giá cổ phiếu vẫn cao nhất trên sàn Hà Nội.
Theo cơ quan điều tra, sau khi báo đăng, ông Hà Phan lại nhiều lần chủ

động gặp bà Phương gây áp lực buộc phải đưa 200 triệu đồng để dừng đăng
các bài viết gây bất lợi, và chi thêm 3.000 USD sẽ viết bài khác lấy lại uy tín
cho doanh nghiệp. Sau đó, bà Phương đã báo sự việc với cơ quan chức năng.
Tối 13/10/2010, tại nhà hàng Nhật Hạ (quận 3, TP HCM), khi ông Phan
Hà Bình đang nhận 220 triệu đồng từ công ty Cổ phần Xi măng Sài Gòn - Tân
Kỳ thì công an đã ập vào bắt quả tang.
Quá trình điều tra, ông Bình còn khai nhận, khoảng tháng 3/2009, phát
hiện trong bản cáo bạch của công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Lương Tài
có điểm không chính xác nên đã liên hệ với lãnh đạo công ty để thu thập
tài liệu viết bài. Đồng ý với đề nghị trên, ông Bùi Đình Hưng (Chủ tịch
HĐQT công ty Lương Tài) đã hẹn gặp nhà báo tại quán thịt cừu Thuận Tuấn
(quận 1, TP HCM).
Tại đây, ông Bình đòi phải chi cho mình 1.000 USD nếu không sẽ viết
bài gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Theo đó, ngay hôm sau, ông Hưng
đã phải đưa cho Bình số tiền trên tại quán cà phê Zenta (quận 1, TP HCM).
Theo cơ quan điều tra, suốt quá trình bị tạm giam, ông Bình có thái độ
khai báo tốt, ăn năn hối cải, gia đình đã nộp lại 1.000 USD để khắc phục hậu

5


quả. Đây là những tình tiết mà cơ quan pháp luật có thể xem xét giảm nhẹ
hình phạt cho ông này.
Ông Phan Hà Bình sinh năm 1969, quê ở Bình Định, được bổ nhiệm làm
Phó tổng thư ký tòa soạn văn phòng phía nam của Báo Tiền Phong vào tháng
10/2010, sau nhiều năm làm phóng viên chuyên trách mảng kinh tế.
2 NĂM 2011
Chương trình “Người xây tổ ấm” đưa thông tin thiếu kiểm chứng,
sai sự thật.


Câu chuyện về lòng nhân đạo, thương cảm của con người bị lừa rối, câu
chuyện xúc động về nhân vật “Lượm” (trú tại thôn Minh Hải, thị trấn Thuận
An, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), do Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng
trong chương trình Người xây tổ ấm hoàn toàn sai sự thật. Tác giả bài viết
“Tình đầu bất hạnh của cô bé bụi đời” trên Tintuconline là nhân vật của
chương trình này thừa nhận đã dàn dựng màn kịch để đánh lừa hàng triệu
khán giả Việt Nam.
Trong "tự sự" của mình, cô gái “Lượm” là một đứa trẻ bị bỏ rơi, không
có họ, không nhà cửa và người thân thích, được một người ăn xin cưu mang.
Sống trong đau khổ từ bé, khi lớn lên, Lượm bị phụ tình và phải đơn thân
nuôi đứa con trai bị bệnh tim.

6


Đứa con của "Lượm" có cha đàng hoàng nhưng Dương lại nói nó bị
cha bỏ rơi từ nhỏ.
Trong chương trình “Người xây tổ ấm”, Lượm lại hóa thân thêm những
“nghề” mới. Đối mặt với cuộc sống khốn khó, cô đành phải “mưu sinh”
những nghề mà xã hội lên án khi chấp nhân làm gái bán hoa để nuôi con, bị
lừa mua bán ma túy nên bị công an bắt giam 2 tháng…
Hàng triệu trái tim người dân đất Việt đã không cầm được nước mắt khi
người mẹ đau khổ kể về chặng đường nuôi con bị bạo bệnh. Những giọt nước
mắt của cô chảy dài trên màn ảnh khiến cho nhiều nhà hảo tâm không cầm
được lòng mình. Hàng chục cuộc điện thoại động viên, nhiều nhà hảo tâm
giúp đỡ bằng tiền, hứa xin việc cho Lượm...
Tuy nhiên, màn kịch chuyên nghiệp của "Lượm" đã bị tố giác khi hàng
nghìn người dân thị trấn Thuận An lại phẫn nộ bởi họ biết chuyện đời bịa đặt
của Trần Thị Thùy Dương.


7


Trần Thị Thùy Dương, SN 1983, trú tại thôn Minh Hải, thị trấn Thuận
An đã tự "sáng tác" ra câu chuyện đời mình.
Đau đớn hơn khi cha mẹ Dương vẫn còn sống khỏe mạnh, điều kiện tài
chính gia đình thuộc khá giả. Cụ thể là “Lượm” đã từng đi học khóa vi tính do
một trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế mở ở TP Huế. Theo thông tin ban
đầu, sau khi nghỉ học ở cấp 3, Dương làm nghề buôn bán ở chợ Thuận An và
đến năm 2006 lập gia đình và có một đứa con trai
Ngày 2/3, chúng tôi gặp ông Trần Văn Thành và bà Lê Thị Liễu, thân
sinh của nhân vật “Lượm” (tức là Dương). Vợ chồng ông Thành cho biết, ông
bà vô cùng xấu hổ trước việc làm của con gái. “Nó có cha mẹ, có chồng con
đàng hoàng mà không ngờ lại tự bịa đặt về cuộc đời của mình như thế”. Ông
Thành nản lòng khi đứa con đẻ của mình khai báo rằng nó bị bỏ rơi từ bé.

8


Bà Liễu kể lại câu chuyện, năm 2010, con gái mình có gửi một bài viết
cho một tờ báo ở Hà Nội. Bài viết được đăng tải, rồi Dương được mời ra Hà
Nội để giao lưu với khán giả. Sau đó, “Lượm” giấu gia đình tạo nên kịch bản
như thế nào vợ chồng bà không rõ.
Để tìm hiểu thực chất câu chuyện, Phóng viên VTC News đã hẹn gặp
Trần Thị Thùy Dương. Gặp cô trong căn nhà mẹ chồng, Dương cho hay, nhân
vật Lượm mà mình kể lại là một phụ nữ cô quen trong bệnh viện. Từ lời kể
của Lượm, Dương đã viết thành bài viết gửi báo. Hiện tại, cô gái này rất ân
hận vì việc lừa dối của mình.

Nhiều người bất bình vì Dương kể câu chuyện không đúng sự thật.

Nhiều phóng viên đã tìm về tận ngôi nhà cha mẹ của Dương để tìm hiểu sự
thật.
Tuy nhiên, vụ việc này cũng bắt nguồn từ việc nhà đài quá tin người và
không kiểm định sự việc nên để xảy ra tình huống dở khóc dở cười và rất
đáng giận trên. Lỗi này từ phía Trần Thị Thùy Dương nhưng cũng không thể
không quy trách nhiệm cho phía êkip sản xuất chương trình Người xây tổ ấm.
Ông Nguyễn Đặng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An than
thở: “Chúng tôi không ngờ truyền hình lại không thẩm định thông tin để dựng
9


lên một chuyện đời bịa đặt như vậy”. Do cảnh trong phóng sự về Dương được
quay ở thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà nên chính quyền đã không thể phát
hiện để ngăn chặn kịp thời vụ việc nghiêm trọng này.
3 NĂM 2012
- Đăng tải bài không phù hợp với thuần phong mĩ tục.

"Ngày 18-9, VOV online đã đăng tải thông tin với nội dung về quan hệ
bố chồng nàng dâu. Tuy nhiên qua xác minh, phóng viên viết tin này đã có sai
sót khi chỉ dựa trên một nguồn tin không chính xác, thiếu thẩm định lại, dẫn
đến tin đưa không đúng sự thật. VOV online chân thành cáo lỗi cùng bạn
đọc". Bản tin VOVonline đăng tải sáng 22-9 viết.
Trước đó, sau khi VOV online đăng tải thông tin này, rất nhiều các
báo, trang thông tin điện tử đã trích nguồn lại câu chuyện được coi là hy
hữu nói trên. Bản tin còn trích lời bác sĩ Tạ Văn Trầm, Phó Giám đốc bệnh
viện đa khoa trung tâm Tiền Giang, nói về việc cấp cứu cho "cặp đôi" bố
chồng, nàng dâu.
Sau đó, cơ quan chức năng đã vào cuộc làm rõ đây là thông tin sai sự
thật, chỉ là chuyện "tiếu lâm" của bác sĩ Tạ Văn Trầm trong giờ nghỉ giải lao
ngoài một lớp học ở Tiền Giang.

-

Nhà báo vi phạm pháp luật.

10


Ngoài các bị cáo bị dẫn giải đến tòa, 3 nhân chứng của vụ án đã được
Hội đồng xét xử triệu tập đến tòa tham gia tố tụng. Tham gia bào chữa cho
các bị cáo có ba luật sư, trong đó, luật sư Phan Trung Hoài – Đoàn luật sư
TP.HCM bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Khương.
Phần thủ tục khai mạc phiên tòa diễn ra trong khoảng thời gian khá dài
xung quanh việc bày tỏ quan điểm giữa luật sư Hoài và vị đại diện VKSND
TP.HCM giữ quyền công tố tại tòa.
Theo đó, luật sư Phan Trung Hoài cho biết, trước đó, báo Tuổi trẻ - cơ
quan chủ quản của nhà báo Hoàng Khương - đã có công văn gửi tới TAND
TP.HCM đề nghị được mời tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án để làm rõ quá trình hoạt động của nhà báo
Hoàng Khương có phải là tác nghiệp hay không.
Ngoài ra, luật sư Hoài cũng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét về tư cách
của bị cáo Hoàng Khương tại tòa vì cho đến thời điểm này Hoàng Khương
vẫn chưa bị thu hồi thẻ nhà báo nghĩa là vẫn còn tư cách một nhà báo.
Đáp lại ý kiến của luật sư, đại diện VKSND TP.HCM cho rằng Ban biên
tập Báo Tuổi trẻ không có tư cách tham gia tố tụng nhưng luật sư có thể thay
mặt báo này trình bày ý kiến.

11


Về việc Hoàng Khương chưa bị thu hồi thẻ, Viện kiểm sát xét thấy các

cơ quan tố tụng truy tố bị cáo Khương với tư cách cá nhân chứ không phải với
tư cách nhà báo nên điều đó không ảnh hưởng đến quá trình tố tụng.
Ngoài ra, dù chưa thu hồi thẻ nhưng cơ quan chủ quản đã có quyết định
tạm đình chỉ hoạt động nghĩa là đã đình chỉ tư cách nhà báo đối với người
này.
Sau khi Hội đồng xét xử tạm dừng phiên tòa để hội ý, quan điểm của
Viện kiểm sát đã được chấp nhận. Tòa cho biết theo quy định của Bộ luật Tố
tụng Hình sự, không có quy định nào buộc phải thu hồi thẻ nhà báo trước khi
xét xử. Do đó, phiên tòa tiếp tục diễn ra như dự kiến.
Trong phần thẩm vấn sáng nay, HĐXX tập trung thẩm vấn 5 trong số 6
bị cáo, riêng bị cáo Khương chưa được mời lên thẩm vấn.
Mở đầu phần thẩm vấn, thẩm phán Nguyễn Thị Thu Thủy – chủ tọa
phiên tòa tập trung làm rõ vụ đưa và nhận hối lộ liên quan đến việc “giải
phóng” xe đầu kéo của Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Công ty TNHH
TMDVT Tân Hải Phong.
Theo cáo trạng, đêm 23/6/2011, xe đầu kéo mang biển số 57L – 5208
của Trần Anh Tuấn bị Công an quận Bình Thạnh tạm giữ vì xảy ra tai nạn do
va quệt với một xe du lịch.
Để “giải cứu” xe ra nhanh chóng, Tuấn đã liên hệ với Tôn Thất Hòa –
Giám đốc DNTN Duy Nguyên nhờ giúp đỡ. Sau đó, Hòa cùng Tuấn đã hẹn
gặp Huỳnh Minh Đức – CSGT quận Bình Thạnh, người trực tiếp giải quyết
vụ án để được “giúp đỡ”.
Tại quán cà phê Vòng Xoay (quận Bình Thạnh), thông qua Hòa, Tuấn đã
hối lộ cho Huỳnh Minh Đức khoản tiền 3 triệu đồng.
Tại tòa, bị cáo Trần Anh Tuấn khai rằng: “Do lần đầu công ty bị giữ xe,
tôi rất bối rối nên mới tìm người nhờ giúp. Sau khi công an mời hai bên lên
làm việc và cho phép tự thỏa thuận bồi thường thì tôi thấy vụ việc rất đơn
giản, tôi đã gọi điện cho Hòa nói thôi khỏi phải lo nữa nhưng Hòa vẫn chủ
12



động liên lạc với tôi. Khi thấy xe du lịch của bên kia được cho ra còn xe của
tôi bị giữ lại không biết đến khi nào nên tôi mới đồng ý để Tôn Thất Hòa chi
tiền cho Đức lấy ra càng sớm càng tốt”.
Về sự xuất hiện của Hoàng Khương trong vụ việc trên, các bị cáo xác
nhận lúc giải cứu xe đầu kéo Hoàng Khương không có mặt, chỉ đến khi Tuấn
mời Đức, Hòa đi nhậu “cảm ơn” thì Hoàng Khương mới đến cùng Hòa và
giới thiệu tên là Hùng. Về vụ việc trên, các bị cáo Trần Anh Tuấn, Tôn Thất
Hòa, Huỳnh Minh Đức đều thừa nhận nội dung trên.
Liên quan đến việc nhà báo Hoàng Khương “giải cứu” xe đua giúp bị
cáo Trần Minh Hòa – bạn của Nguyễn Đức Đông Anh, tức em vợ nhà báo
Hoàng Khương, tại tòa bị cáo Hòa thừa nhận nội dung cáo trạng.
Là đối tượng từng tham gia nhiều vụ đua xe trái phép và mới bị TAND
TP.HCM xét xử về tội cướp giật tài sản cách đây ít ngày, Hòa thừa nhận: cuối
năm 2009 có tham gia tụ tập cùng nhóm đua xe nên bị Công an quận Gò Vấp
giữ xe.
Vì là bạn thân của Nguyễn Đức Đông Anh nên Hòa đã điện thoại cho
Đông Anh, nhờ Đông Anh nói với anh rể là nhà báo Hoàng Khương giúp đỡ.
Sau đó, chính bị cáo Khương đã điện thoại cho Công an xác nhận vào đơn
cho Trần Minh Hòa để Hòa lấy xe ra.
Tương tự như lần trước, ngày 23/4/2011, Hòa sử dụng xe Suzuki Sport
để đua xe và bị Công an quận Bình Thạnh bắt giữ. Hòa tiếp tục nhờ Nguyễn
Đức Đông Anh để Đông Anh nhờ nhà báo Hoàng Khương “giải cứu’ xe đua
mà không cần phải làm bản kiểm điểm trước tổ dân phố theo quy định.
Lúc đầu, Hòa nghe Đông Anh nói lại muốn lấy được xe phải chi 21 triệu
nhưng vì Hòa không có tiền nên sau đó được giảm còn 15 triệu.
Sau khi đưa cho Huỳnh Minh Đức 15 triệu đồng và lấy được xe ra,
Hoàng Khương nhờ người giao lại cho Trần Minh Hòa. Vì Đức không trả
đăng ký xe nên Tôn Thất Hòa đã nhiều lần gọi điện, thậm chí dọa dẫm nếu


13


Đức không trả giấy đăng ký thì nhà báo Hoàng Khương sẽ viết bài về vụ Đức
nhận hối lộ 15 triệu đồng.
Khi nghe thông tin trên, Đức có hứa sẽ trả nhưng không thực hiện nên
Hoàng Khương đã viết bài “Giải cứu xe đua trái phép” và được Tuổi trẻ đăng
ngày 10/7/2011.
Trước đó, nhà báo Hoàng Khương đã viết bài “Đồng tiền xóa sạch hồ
sơ”viết về vụ Huỳnh Minh Đức nhận 3 triệu đồng để “giải thoát’ cho xe đầu
kéo sai quy định.
Trả lời thẩm vấn, bị cáo Tôn Thất Hòa, Nguyễn Đức Đông Anh thừa
nhận hầu hết các nội dung trên. Tuy nhiên, có lúc bị cáo Đông Anh khai rằng
“do anh Khương tác nghiệp nên anh Khương nói làm gì bị cáo làm theo thôi
chứ không biết gì cả.
4 NĂM 2013
- Nhà báo lợi dụng thông tin mưu lợi cá nhân.

Ngày 26/5, nguyên nhà báo Trương Duy Nhất bị Cơ quan An ninh điều
tra Bộ Công an bắt khẩn cấp với cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của nhà nước.
14


Việc khám xét, bắt giữ được tiến hành vào sáng 26/5. Chiều cùng ngày
ông Trương Duy Nhất bị di lý ra Hà Nội.
Từ những nội dung trên blog cá nhân "Một góc nhìn khác", ông Trương
Duy Nhất bị Cơ quan An ninh điều tra cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân",
theo điều 258 Bộ Luật hình sự.

Việc bắt giữ được thực hiện giữa sự phối hợp của Cơ quan An ninh điều
tra Bộ Công an và Công an Đà Nẵng.
Ông Trương Duy Nhất, 49 tuổi, trú quận Hải Châu, Đà Nẵng. Ông có
thời gian dài làm phóng viên báo Công an Quảng Nam (nay là An ninh Đà
Nẵng) trước khi chuyển sang làm việc tại báo Đại Đoàn Kết với vai trò đại
diện thường trú.
Khoảng 3 năm trước, ông bỏ nghề báo và được nhiều người biết đến sau
khi làm chủ blog "Một góc nhìn khác".
Trang blog này đã không còn truy cập được ngay sau khi ông Nhất bị
bắt.
-

Đưa thông tin khi chưa được cấp phép

15


Bức xúc việc trang thông tin điện tử tổng hợp baomoi.com sử dụng tin
bài không xin phép, báo Năng Lượng Mới và trang tin điện tử petrotimes.vn
vừa có công văn yêu cầu baomoi.com chấm dứt việc này từ ngày 7-3.
Theo thông báo của báo Năng Lượng Mới, hiện nay có một số website
công khai lấy tin bài của báo điện tử khác, trong đó có baomoi.com, và việc tự
động lấy lại tin bài và kinh doanh là “ăn cắp” chất xám của các cơ quan báo
chí, vi phạm nghiêm trọng về bản quyền.
Bản thân Năng Lượng Mới đã bị baomoi.com khai thác khoảng 10.000
tin bài (trên phiên bản điện tử Petrotimes). Do đó, tờ báo này đã có văn bản
yêu cầu baomoi.com từ ngày 7-3-2013 phải chấm dứt việc lấy thông tin và
kinh doanh bằng thông tin của tờ báo này dưới bất kỳ hình thức nào.
Ông Nguyễn Như Phong, tổng biên tập báo Năng Lượng Mới, khẳng
định sẽ ngay lập tức khởi kiện lên TAND TP Hà Nội nếu quản trị của

baomoi.com tiếp tục có hành vi sử dụng thông tin của Năng Lượng Mới từ
sau ngày 7-3. Ông Như Phong cũng khẳng định số lượng bài viết của Năng
Lượng Mới bị lấy chỉ là số nhỏ so với các báo điện tử khác như Dân Trí,
VnExpress, VietNamNet...
Theo nhà báo Như Phong, việc baomoi.com sử dụng thông tin của các cơ
quan báo chí khác mà không xin phép sẽ gây rất nhiều thiệt hại. Cụ thể, sẽ
làm giảm thứ bậc xếp hạng của tờ báo, giảm lượng truy cập vào tờ báo và ảnh
hưởng đến doanh thu quảng cáo.
Theo ông Như Phong, nhiều người ngộ nhận là cứ để cho baomoi.com
đăng tải thông tin cho mình thì số lượng người truy cập vào báo mình sẽ tăng
nhưng thực tế không phải như vậy. Bởi vì mặc dù trên màn hình máy tính vẫn
hiện ra giao diện của trang báo nhưng thật ra lượng truy cập đó là báo mới
được hưởng chứ không phải tờ báo có bản tin gốc được hưởng.
Bên cạnh đó, ông Như Phong lý giải đây là hành vi ăn cắp bản quyền.
Ông dẫn chứng trước đây VnExpress đã có văn bản yêu cầu baomoi.com
không lấy lại bài trên báo này nhưng chỉ được một thời gian ngắn, trang thông
16


tin tổng hợp này lại tiếp tục khai thác thông tin của VnExpress. Nguyên nhân
của tình trạng này được lý giải do các báo “dĩ hòa vi quý”, không muốn căng
thẳng nhưng ông Như Phong khẳng định đây là những thiệt hại rất vô hình
nên không thể im lặng được nữa.
Đồng quan điểm với nhà báo Như Phong, tổng biên tập báo điện tử Dân
Trí - ông Phạm Huy Hoàn - khẳng định tờ báo này đã đề nghị các luật sư vào
cuộc, tổng hợp nội dung, xem xét việc baomoi.com lấy lại thông tin của báo ở
mức độ nào, có vi phạm pháp luật như thế nào để đề nghị cơ quan có thẩm
quyền xử lý. Ông Hoàn cũng đánh giá ở đây là câu chuyện về bản quyền tác
phẩm báo chí, không thể để anh em phóng viên đi làm vất vả mới ra được một
sản phẩm báo chí rồi khi đăng lên lại bị một trang thông tin điện tử tổng hợp

sử dụng ngang nhiên như vậy được.
Về phần mình, VnExpress cũng khẳng định phải tôn trọng vấn đề bản
quyền của các cơ quan báo chí. Phó tổng biên tập VnExpress Phạm Hiếu cho
biết hơn một năm trước, VnExpress đã gửi công văn yêu cầu khoảng mười
đơn vị quản trị các site điện tử chấm dứt việc tùy tiện sử dụng thông tin của
báo này. Tuy nhiên, nhiều site vẫn tiếp tục vi phạm bản quyền của VnExpress.
“Căn cứ quy định của pháp luật, chúng tôi sẽ áp dụng biện pháp quyết liệt
nhằm chấm dứt tình trạng này” - ông Hiếu nói.
Ông Hiếu cũng cho hay VnExpress đã mua thông tin của một số hãng tin
lớn, đồng thời ký thỏa thuận hợp tác thông tin với nhiều báo trong nước để
đảm bảo các thông tin trên VnExpress là “tôn trọng bản quyền”. Trên trang
VnExpress.net, tòa soạn này cũng nêu rõ thông điệp “VnExpress giữ bản
quyền nội dung trên website này”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Hùng, chánh thanh tra Bộ Thông
tin - truyền thông, cho biết vẫn chưa nhận được công văn của các báo về vấn
đề này. Tuy nhiên, thanh tra Bộ thông tin - truyền thông sẽ xem xét về vấn đề
này, xem xét đúng sai trước khi đưa ra các ý kiến đánh giá, kết luận.

17


Baomoi.com là một website tổng hợp thông tin tiếng Việt thuộc Công ty
cổ phần công nghệ EPI, được cấp phép hoạt động theo giấy phép số 46/GPTTĐT ngày 13-1-2012. Mỗi ngày trang này tổng hợp, phân loại khoảng 3.500
tin tức từ 60 nguồn chính thức của các báo điện tử và trang tin điện tử VN.
Theo quy định của Bộ Thông tin - truyền thông, giấy phép này cho phép tổng
hợp thông tin từ các báo nhưng với điều kiện phải được sự đồng ý bằng văn
bản của các báo. Tuy nhiên trên thực tế, VnExpress, Dân Trí, Năng Lượng
Mới... chưa có bất cứ một văn bản nào đồng ý cho phép trang này khai thác
lại thông tin.
5 NĂM 2014

- Đưa thông tin thiếu kiểm chứng, không xác thực.

Theo Thanh niên, Cục An ninh truyền thông (A87) cho biết trong các
ngày 6-8/8/2014, trên một số báo và trang thông tin điện tử cho đăng bài viết
(với các tiêu đề: “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa”,
“Xôn xao con gái gửi thư cho bố công tác xa”, “Thư gửi bố: Chú Công an
phường ngày nào cũng đến ăn cơm”...) khiến dư luận xôn xao.
Đây là thông tin khai thác trên mạng xã hội, không được kiểm chứng, đã
gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng hình ảnh chiến sỹ công an, bộ đội và ảnh
18


hưởng tới chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước. Liên quan
đến sự việc này, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an điều tra làm rõ.
Qua một thời gian điều tra, Cục A87 xác định tác giả bài văn trên là
P.T.H. (31 tuổi, trú tại TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), là diễn viên đoàn ca
kịch bài chòi Bình Định.
H. thừa nhận, ngày 4/8, anh đã đọc nội dung bài văn và nhờ con gái học
lớp 5 sử dụng giấy học sinh chép lại, ngụy tạo bài văn nói trên.
Sau đó, H. tự ghi lời phê “xin ý kiến phụ huynh” và đặt xuống sàn nhà
chụp và đăng trên facebook của mình vào lúc 17h26, ngày 4/8 và tiếp tục chia
sẻ trên facebook Hội những người thích truyện cười, tiếu lâm”.
Mục đích dàn dựng, ngụy tạo bài văn trên của H. chỉ là để “câu like”
nhằm thu hút sự quan tâm của bạn bè và cộng đồng mạng xã hội.
Sau đó, theo Vietnamnet một sinh viên mới ra trường đã phát hiện 2 bức
ảnh chụp bài văn và đăng trên facebook của mình, lấy tựa đề: “Cảm động bức
thư con gái lớp 3 gửi cho cha ngoài ngoài biển đảo”.
Theo A87, qua làm việc, H. thừa nhận việc ngụy tạo ra nội dung bức thư
nhằm mục đích “câu like” thu hút sự quan tâm của bạn bè và cộng đồng mạng.
Hành vi của H. được xác định gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, có

dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự và Nghị định 72/2013 của Chính phủ về
quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và mạng viễn thông. Sai phạm của
H. có thể xử lý bằng pháp luật. Tuy nhiên, tại cơ quan công an, H. thành khẩn,
cầu thị, vi phạm lần đầu và có nhân thân tốt nên A87 chỉ đề nghị xử lý về mặt
hành chính để răn đe giáo dục tạo cơ hội cho H. sửa chữa sai phạm.
Trước đó, liên quan đến việc đăng tải bức thư trên, ngày 27/8, Thanh tra
Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một số tờ báo
điện tử do "thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng".
Quyết định xử phạt 3 báo của Thanh tra Bộ TT&TT dựa trên điểm a,
khoản 5, điều 8 nghị định 159/2013/NĐ-CP tháng 11/2013 quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
19


-

Thông tin xâm phạm đời tư của người khác

Chiều 23/10, Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn
Văn Hùng cho biết Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành
Quyết định 893/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty
Cổ phần Truyền thông VietNamNet vì đã có hành vi xúc phạm danh nhân khi
đăng bài viết "Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò" ngày 8/10/2014 trên trang
thông tin điện tử tổng hợp www.2sao.vn và không thực hiện trích dẫn nguồn
tin chính thức theo quy định tại một số tin, bài viết.
Theo quyết định trên, Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet bị
phạt hành chính với tổng số tiền là 55 triệu đồng; đồng thời, bị tước quyền sử
dụng giấy phép hoạt động số 120/GP-TTĐT ngày 09/01/2013 do Sở Thông
tin và Truyền thông Hà Nội cấp trong vòng ba tháng.
Việc xử phạt được thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 4 và điểm

a, khoản 2, Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính,
viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Bên cạnh việc trực tiếp xử phạt Công ty Cổ phần Truyền thông
VietNamNet, trước đó Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cũng yêu cầu
Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh xử lý nghiêm trang
thông tin điện tử www.compare.vn do ông Phạm Hoàng Cương (824.28 AB
Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10) đăng ký chủ sở hữu.
20


Website này hoạt động như một trang thông tin điện tử tổng hợp, tự biên
tập tin bài, đặc biệt có nhiều tin bài có nội dung vi phạm pháp luật.
Liên quan đến trang thông tin điện tử tổng hợp 2sao.vn, Cục Phát thanh,
Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng đã có
công văn đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội xử lý nghiêm trang
thông tin điện tử tổng hợp www.2sao.vn của Công ty Cổ phần Truyền thông
VietNamNet với hành vi đăng tải bài viết "Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò"
với bình luận phản cảm, ghép, chế hình minh họa.
-

Báo chí đưa bài vi phạm quảng cáo.

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản cảnh báo các
“nhà đài” về việc vi phạm trong hoạt động quảng cáo các sản phẩm thuộc lĩnh
vực y tế trên sóng phát thanh, truyền hình.
Công văn số 688/TTra-BCXB được Chánh thanh tra Nguyễn Văn Hùng
ký ngày 3/9 nêu rõ, đơn vị này đã nhận được nhiều phản ánh từ các cơ quan,
tổ chức cá nhân tố các “nhà đài” có các lỗi như không đọc rõ khuyến cáo “đọc
kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng,” quảng cáo không đúng với nội dung

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Ngoài ra, các “nhà đài” còn quảng cáo các trường hợp doanh nghiệp lợi
dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh, chữa bệnh hoặc
hướng dẫn sử dụng thuốc để quảng cáo thuốc; sử dụng hình ảnh người bệnh,
hình ảnh-tên của thầy thuốc để quảng cáo.
21


Đối với thực phẩm chức năng, “nhà đài” không đọc hoặc đọc không rõ
ràng nội dung khuyến cáo “sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác
dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; sử dụng hình ảnh, uy tín của các đơn vị y tế,
nhân viên y tế để quảng cáo, gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh;
không đúng nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Bên cạnh đó, các “nhà đài” còn có các vi phạm như không có dấu hiệu
phân biệt nội dung quảng cáo với nội dung khác; có chuỗi quảng cáo vượt quá
10% chiều cao màn hình; quảng cáo vượt quá tính năng, tác dụng của sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ; quảng cáo quá thời lượng, tần suất cho phép và
quảng cáo có mức giảm tối đa với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại vượt
quá 50% giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Do đó, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các đài phát
thanh, truyền hình tiến hành rà soát, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, đặc biệt
là quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực y tế.
Trước đó, ngày 27/8, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ra
quyết định xử phạt bốn tờ báo vì đã có hành vi quảng cáo các sản phẩm thực
phẩm chức năng không phù hợp với nội dung đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác nhận.
6 NĂM 2015
- Báo chí đưa thông tin thiếu kiểm chứng.

22



Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã thông báo chính thức trên Báo điện
tử vtv.vn về hướng giải quyết vụ việc sai sót trong đoạn trailer mở đầu
chương trình “Điệp vụ tuyệt mật” số đầu tiên phát sóng tối 2/5.
Được xem là chương trình “bom tấn” trong năm, “Điệp vụ tuyệt mật” có
sự góp mặt của 12 nghệ sĩ trong làng giải trí Việt Nam gồm Nathan Lee, Vĩnh
Thụy, Cường Seven, David Phạm, Harry Lu, Huỳnh Anh, Mlee, Lily Nguyễn,
Phương Mai, Hồng Quế, Lâm Chi Khanh, Khả Ngân.
Đây là chương trình truyền hình thực tế do VTV và Công ty Cát Tiên Sa
liên kết sản xuất. Và, ngay số đầu tiên phát sóng, chương trình đã làm dậy
sóng dư luận về những sai phạm về địa lý rất đáng trách.
Trong thông báo của mình, VTV nêu rõ trong trailer của chương trình
(do Cát Tiên Sa sản xuất) có “hình ảnh đồ họa về đường bay từ Thái Lan đến
Hà Nội để minh họa cho giải thưởng dành cho top 4 chung cuộc của chương
trình. Tuy nhiên, trong bản đồ này đã có sai sót khi không có hình ảnh toàn bộ
các đảo, không có đường biên giới dẫn đến đặt nhầm địa điểm Hà Nội nằm
trên địa phận Trung Quốc.”
Để khắc phục vấn đề này, Tổng Giám đốc VTV đã quyết định tạm dừng
phát sóng chương trình để chấn chỉnh.
Bên cạnh đó, “VTV đã thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét và có hình
thức xử lý nghiêm khắc đối với một Phó Trưởng ban sản xuất các chương
trình Giải trí và các cá nhân được giao nhiệm vụ nhưng để xảy ra sai sót,”
thông báo có đoạn.
Không nêu rõ vị Phó Trưởng ban này là ai và cụ thể hình thức xử lý sẽ là
như thế nào, song phía VTV cho biết sẽ rà soát toàn bộ quy trình sản xuất của
chương trình “Điệp vụ tuyệt mật” và yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc
quy trình sản xuất, phát sóng đã đề ra.
Nguồn tin của phóng viên VietnamPlus cho biết, lãnh đạo Bộ Thông tin
và Truyền thông đã chỉ đạo Thanh tra Bộ phối hợp với Cục Phát thanh, truyền

hình và thông tin điện tử xử lý nhanh và nghiêm các sai phạm của VTV.
23


Vào ngày hôm qua (4/5), cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền
thông đã có công văn gửi VTV về vấn đề trên. Cơ quan này cũng yêu cầu
VTV kiểm tra, rà soát, báo cáo giải trình về quy trình biên tập, kiểm duyệt nội
dung, kiểm điểm các cá nhân có liên quan…
Cũng liên quan tới một số sai phạm trong các chương trình của VTV,
ngày 6/4, VTV bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt 50 triệu
đồng vì trên kênh VTV6 phát sóng chương trình liên kết “Tìm kiếm tài năng
châu Á” chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng.
Trước đó, vào tháng Ba, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản
chấn chỉnh, tạm dừng cấp giấy chứng nhận đăng ký liên kết cho VTV với
Công ty Cát Tiên Sa và Công ty Bình Hạnh Đan (BHD) vì có sai phạm nhiều
lần trong các chương trình gameshow phát sóng trên VTV3. Sau đó, ngày 2/4,
VTV đã có công văn cam kết chấn chỉnh hoạt động, tổ chức trong các chương
trình liên kết.
Trở lại với vụ việc của chương trình “Điệp vụ tuyệt mật,” bên cạnh việc
nhanh chóng nhìn ra sai sót và đưa ra biện pháp xử lý, có lẽ VTV cần phải có
biện pháp mạnh hơn trong việc chấn chỉnh lại việc sản xuất chương trình,
kiểm soát nội dung chương trình trước khi phát sóng.
-

Đưa thông tin xâm phạm đời tư của người khác.

24


Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra Quyết định xử phạt Báo

Người cao tuổi tổng cộng lên tới 699.700.000 đồng vì nhiều vi phạm mà tờ
báo này mắc phải.
Quyết định xử phạt số 31 ký ngày 12/2 do Phó Chánh Thanh tra Đỗ Thị
Tình ký nêu rõ, Báo Người cao tuổi bị phạt vì tổng cộng 9 lỗi.
Cụ thể, tờ báo này hoạt động báo điện tử nhưng không có giấy phép.
Song, tờ báo này đã tự nguyện khai báo, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng
phát hiện hành vi vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính nên đây
được coi là tình tiết giảm nhẹ. Mức phạt cho hành vi này là 140 triệu đồng.
Báo Người cao tuổi có hành vi thông tin sai sự thật nhưng chưa gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đối với việc xuất bản bài viết "Huyện Krông Pắc, tỉnh
Đắc Lắc: Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng sau 5 năm vẫn không
khởi tố. “ Hành vi này bị phạt 4 triệu đồng và phải cải chính.
Báo cũng thực hiện hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu
khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân
phẩm của cá nhân trên trang thông tin điện tử tổng hợp nguoicaotuoi.org.vn
trong bài "Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E (Hà Nội): Nghi vấn xung quanh
việc một bệnh nhân tử vong ngay sau khi xuất viện", đăng ngày 14/5/2014.
Mức phạt cho hành vi này là 25 triệu đồng.
Ngoài ra, Báo Người cao tuổi cũng có 4 hành vi thông tin sai sự thật gây
ảnh hưởng nghiêm trọng trong loạt bài "Liên quan đến thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4"; bài "Tỉnh Ninh Thuận: Công an 2 huyện Ninh Phước và Ninh
Sơn bị tố cáo hành dân vô nhân đạo"; Bài "Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thành
lập tổ xác minh nội dung tố cáo sai phạm của Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội"; Bài "31 năm tìm chân lý, oan nghiệt vẫn
đeo đẳng linh hồn Bà mẹ Việt Nam anh hùng." Mỗi hành vi này bị xử phạt 15
triệu đồng, buộc cải chính, xin lỗi.

25



×