Tải bản đầy đủ (.pptx) (32 trang)

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÀN THE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.66 MB, 32 trang )

HÀN THE


NỘI DUNG
I. Sơ lược về hàn the

II. Thực trạng

III. Hướng giải quyết

IV. Kết luận


I.

Giới thiệu về Hàn The

1. Định nghĩa: Hàn the là một hợp chất hoá học của nguyên tố B (Bo) với Natri và ôxy, là muối của acid boric (H 3BO3).





dạng tinh
thể
(Na2B4O7.10H2O).



Tên thương mại theo tiếng Anh là Sodium tetraborate,
Sodium pyroborate, Sodium beborate hay gọi ngắn


gọn là borat. Tên gọi theo Hán Việt là Băng Sa, Bồng
Sa, Nguyên Thạch

ngậm

10

phân

tử

H2O


2. Nguồn gốc:



Borac có trong tự nhiên trong các trầm tích evaporit được tạo ra khi các hồ nước mặn bị bay hơi lặp lại theo mùa.



Borac cũng có thể sản xuất nhân tạo từ các hợp chất chứa bo khác.

Các trầm tích có tầm quan trọng thương mại chủ yếu được tìm thấy gần Boron, California và các khu vực khác ở tây nam Hoa Kỳ, sa mạc
Atacama ở Chile và ở Tây Tạng.


Các dạng hợp chất của B:
 Borate (chủ yếu chứa muối Na2B4O7.10H2O).







Kecnit (chứa muối Na2B4O7+H3BO3).
Colemannit (chứa muối Ca2B6O11.5H2O).
Idenit (chứa muối Mg2B6O11.13H2O).
Trong sản xuất công nghiệp nếu điều chế từ các khoáng polyborate(hỗn hợp của Colemannit và Idecnit) ta sẽ thu được sản phẩm hàn the
tinh khiết 95%-97%.


3. Tính chất vật lý:
 Hàn the là một loại muối ở dạng tinh thể màu trắng đục, không mùi, không vị, ít tan trong nước nguội nhưng tan nhiều trong nước nóng, tan trong
glyxerin và không tan trong cồn 90 độ.


 Khi tan trong nước nóng sẽ tạo ra acid Boric (H3BO3) và chất kiềm mạnh Natri hydrocid (NaOH) theo phản ứng sau:
Na2B4O7 + 7H2O = H3BO3 + NaOH

 Công thức phân tử Na2O4 B7.10H2O Phân tử gam 381,37 g/mol Tỷ trọng và pha 1,73 g/cm3, rắn
 Độ hòa tan trong nước 5,1 g/100 ml nước (20°C) Điểm nóng chảy 75°C (3480K) Điểm sôi 320°C (5930K) 



4. Ứng dụng của hàn the

Trong chế biến thực phẩm:


 Được sử dụng trong chả cá, chả lụa, chả giò, bánh tráng, bánh mì, bánh phở, hủ tíu, . . Để tăng thêm độ dai, cứng, lâu hư hỏng hơn có thể bảo quản
được lâu hơn cho sản phẩm.

 Bảo quản, duy trì màu sắc tươi ngon của thịt cá.


 Do không mùi, không vị, có tác dụng kìm khuẩn nhẹ và khi có mặt trong thực phẩm hàn the tăng cường liên kết cấu

trúc mạng của tinh bột và protein, làm giảm độ bở, tăng độ dai, giòn của các loại thực phẩm được chế biến từ bột ngũ
cốc hoặc từ thịt gia súc, gia cầm, cải thiện trạng thái cảm quan của sản phẩm, phù hợp với khẩu vị của người tiêu
dùng


Trong công nghiệp.
 Hạn chế, chống sự lên men, sự sinh sôi của nấm mốc đối với thực phẩm là protid, sữa, tinh bột, gạo, đậu, khoai, ngô .
làm kìm sự phát triển của vi khuẩn do đó thực phẩm lâu bị hỏng


 Được sử dụng để làm xà bông cây (xà phòng cục, kem đánh răng,…)
 Vì nó có tính hấp thụ nước nên làm cho khối lượng sản phẩm tăng nhưng độ sủi bọt và độ tẩy rửa kém.


Trong y học.
 Được dùng làm chất kháng khuẩn nhẹ.
 Thuốc Natriborate do không gây kích ứng da nên được dùng bôi ngoài da, nhỏ mắt, súc miệng. (khi
bị viêm răng lợi, đau mắt).

 Ngoài ra hàn the còn được dùng với liều 1-4gam/ngày chống đau Dạ Dày, để an thần chống động
kinh.


 Trong thú y được dùng để diệt khuẩn, nấm mốc dạng bột.


5. Tác hại
 Hàn the sẽ tích lũy trong cơ thể, tùy liều lượng có thể gây nên những triệu chứng cấp tính và mạn tính:
 Với tiêu hóa, nó gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy.
 Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể.
 Với đường niệu, nó gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, gây rối loại chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh
nguyệt, rụng tóc.

 Việc dùng nhiều hàn the có thể gây trầm cảm, làm tổn thương thận, rối loạn chức năng, bất lực... Theo một số tài
liệu, hàn the làm teo dịch hoàn và không loại trừ khả năng gây ung thư.


 Gây nôn ra máu và tử vong nếu tiêu thụ khoảng 15 g đối với người lớn và 5 g ở trẻ nhỏ.
 Sử dụng thường xuyên có thể dẫn tới suy thận và các bệnh về đường ruột – dạ dày.
 Nghiên cứu trên động vật như chuột, thỏ và chó cho thấy, hàn the ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn, dẫn đến
vô sinh. Gây suy gan và thận, giảm cân đột ngột ở phụ nữ mang thai. Làm giảm trọng lượng và gây chết lưu ở thai
nhi.

 Các dấu hiệu ngộ độc hàn the là đỏ và tróc da, co giật, kích thích đường hô hấp, vùng mắt.
 Ngoài thực phẩm, hàn the còn được sử dụng như một chất khử trùng nhẹ, tác nhân tẩy rửa và làm mềm nước. Chất
này cũng được dùng trong phân bón, dược phẩm, mỹ phẩm, chất bảo quản, thuốc diệt cỏ… Hàn the còn được dùng
để diệt gián, kiến và bọ chét


Ngộ độc cấp tính: Xảy ra từ 6-8 giờ sau khi ăn với các triệu chứng: buồn nôn,vùng mông bị tróc da và phát ban, nhịp tim nhanh, da xanh tím, co


giật hoang tưởng và hôn mê. Đối với hàn the liều lượng bắt đầu gây ngộ độc cấp tính từ 10-40 ppm (1ppm = 1microgam/g hay 1mg/kg).

Nếu dùng với liều lượng 2-5g acid Boric hoặc 15-30g Borat nạn nhân có thể chết sau 36 giờ.


Ngộ độc mãn tính: Xảy ra là do hàn the tích luỹ trong cơ thể, gây ảnh hưởng tới các quá trình tiêu hoá, hấp thụ, quá trình chuyển hoá và chức


năng của thận.
Biểu hiện là mất cảm giác ăn ngon, giảm cân, nôn, tiêu chảy nhẹ, mẫn đỏ da, rụng tóc, suy thận, da xanh xao, suy nhược không hồi phục được.


II. Thực trạng sử dụng Hàn The
Hàn the là chất độc có tính tích lũy lâu dài trong cơ thể người. Chính vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều cấm sử
dụng hàn the làm chất phụ gia thực phẩm. Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, mặc dù Bộ Y tế đã ban hành quyết định
cấm sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm; Tuy nhiên, thực tế trong mấy năm gần đây, việc sử dụng hàn the trong
sản xuất các sản phẩm thịt, cá, chế biến giò chả, bún, bánh… vẫn đang còn phổ biến ở các thành phố lớn như, Hà Nội,
Bắc Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng hàn the trong chế biến, bảo quản thực phẩm chiếm tỷ lệ từ
18-49%.


 Hiện nay, thông tin về tác hại của hàn the đã được phổ biến khá rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng.
 Tuy nhiên, việc quản lý và cấm sử dụng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, hàn the vẫn được bày bán công khai tại các chợ, việc mua bán quá dễ
dàng, giá thành quá rẻ.

 Mặt khác, tâm lý người tiêu dùng thường yêu cầu các sản phẩm giò chả, bánh đúc, mì sợi phải dai, giòn, bảo quản lâu…. Từ đó buộc người sản xuất
sử dụng các chất phụ gia như hàn the trong quá trình chế biến thực phẩm. Các hộ gia đình sản xuất với quy mô nhỏ lẻ nên việc xử lý vi phạm còn
gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc quản lý, giám sát không sử dụng hàn the trong thực phẩm đang là vấn đề khó khăn, cần thời gian dài để thực
hiện.


 Hàn the cũng được tìm thấy trong gần 70% các sản phẩm giò sống, chả lụa, mì sợi bán trên các xe bánh mì, quán mì, bánh cuốn, quán ăn

uống bình dân và 50% sản phẩm tại các cơ sở sản xuất. Hàn the còn có trong các loại bánh giò, phu thê, da lợn, bánh đúc...

 Điều đáng ngại là có tới 80% sản phẩm có chứa hàn the không có địa chỉ nơi sản xuất, hầu hết được bày bán trôi nổi ở khắp các chợ, vỉa
hè, ngõ hẻm, khu dân cư.

 Trong thực tế, theo các chủ cửa hàng bán buôn, bán lẻ phụ gia thực phẩm, các đồ thực phẩm như bún, giò được bày bán trên thị trường

đều có chứa hàn the. Các nhà hàng không dùng phụ gia an toàn bởi chúng có giá đắt hơn hàn the 5-6 lần mà tác dụng không ổn định
bằng. Hàn the có giá rẻ, chỉ có 15.000 đồng/kg nên bất chấp lệnh cấm của Bộ Y tế, chúng vẫn là loại được nhiều người chọn dùng.


III. Hướng giải quyết
Làm thế nào để phát hiện thực phẩm có hàn the:

 Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM đã nghiên cứu và sử dụng
thành công bộ kít thử hàn the.

 Bộ kít này gồm một lọ đựng giấy thử và một lọ đựng acid, chỉ

cần 3 bước thực hiện là có thể xác định được hàn the có hay
không trong mẫu:


2. Chất thay thế hàn the:

 Phụ gia thay thế hàn the gồm hỗn hợp các chất Pentanatri triphotphat, Tetranatri diphotphat.


Phương pháp kiểm tra nhanh hàn the


Dùng giấy thử borat (giấy nghệ)

1.
2.
3.
4.

Nhỏ dung dịch hiện màu vào mẫu thử.
Nghiền nát mẫu thử.
Thấm ướt 1 đầu giấy thử vào hỗn hợp dung dịch hiện màu và mẫu.
Đợi màu sắc hiển thị trên giấy hiện màu sau khi giấy khô, so sánh màu sắc biến đổi với
thang màu sắc trên bao bì.

1

2


 Giá của mỗi bộ kit thử hiện nay chỉ có 25.000 đồng cho 100 lần thử (250 đồng/lần).


×