Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

THỬ NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG THẢO DƯỢC TRONG CHẾ PHẨM COLIENTEROCOX VÀ SEDAFIT VÀO KHẨU PHẦN HEO CON SAU CAI SỮA TỪ 30 – 70 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.81 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG THẢO DƯỢC TRONG CHẾ
PHẨM COLIENTEROCOX VÀ SEDAFIT VÀO KHẨU PHẦN
HEO CON SAU CAI SỮA TỪ 30 – 70 NGÀY TUỔI

Nghành

: Chăn Nuôi

Khóa

: 2005 – 2009

Lớp

: DH05CN

Sinh viên thực hiên : BÙI ĐỨC TIẾN

-2009-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


THỬ NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG THẢO DƯỢC TRONG CHẾ
PHẨM COLIENTEROCOX VÀ SEDAFIT VÀO KHẨU PHẦN
HEO CON SAU CAI SỮA TỪ 30 – 70 NGÀY TUỔI

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS.TS BÙI HUY NHƯ PHÚC

BÙI ĐỨC TIẾN

KHỔNG THỊ HẰNG

-2009- 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: Bùi Đức Tiến
Tên luận văn: “Thử nghiệm việc bổ sung chế phẩm Colienterocox và Sedafit vào khẩu
phần heo con sau cai sữa từ 30 – 70 ngày tuổi”.
Đã hoàn thành sửa chữa luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và
các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi –
Thú Y ngày 02/09/2009.

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. BÙI HUY NHƯ PHÚC


i


Lời Cảm Ơn
Kính dâng cha mẹ
Cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và suốt đời hi sinh để con có được ngày hôm
nay.
Thành kính ghi ơn
PGS.TS. Bùi Huy Như Phúc đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Bộ Môn Dinh Dưỡng Động Vật.
Cùng toàn thể quí thầy, quí cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy và truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm quí báu cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Chân thành biết ơn
Ban giám đốc Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo Phú Sơn.
Cùng toàn thể cô chú, anh chị công nhân viên Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú
Sơn đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Cám ơn
Tất cả các bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài.

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1

1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích, yêu cầu .................................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích................................................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
2.1. Giới thiệu công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn........................................................ 3
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 3
2.1.2. Nhiệm vụ............................................................................................................... 3
2.1.3. Cơ cấu đàn............................................................................................................. 3
2.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo con sơ sinh............................................................... 4
2.3. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo con sau cai sữa......................................................... 5
2.4. Sơ lược về bệnh tiêu chảy ở heo con ....................................................................... 6
2.4.1. Khái niệm về bệnh tiêu chảy................................................................................. 6
2.4.2 Nguyên nhân .......................................................................................................... 6
2.4.3. Triệu chứng và bệnh tích....................................................................................... 7
2.5. Sơ lược về Colienterocox và Sedafit........................................................................ 7
2.5.1. Sơ lược về các loại thảo dược và tinh dầu được sử dụng trong chế phẩm ........... 8
2.5.1.1. Tinh dầu Ajowan................................................................................................ 8
2.5.1.2. Tinh dầu khuynh diệp ........................................................................................ 8
2.5.1.3. Tinh dầu quế....................................................................................................... 9
2.5.1.4. Cây Cari ............................................................................................................. 9
2.5.1.5. Hoa lạc tiên ...................................................................................................... 10
2.5.1.6. Cây nữ lang ...................................................................................................... 10
2.5.2. Colienterocox và Sedafit ..................................................................................... 11
2.5.3. Tác dụng của các tinh dầu thực vật trong chế phẩm Colienterocox và Sedafit .. 12
2.5.4. Liều lượng và cách sử dụng ................................................................................ 12
2.5.5. Phương thức tác động ......................................................................................... 13
2.5.5.1 Cải thiện sự tiêu hóa thức ăn............................................................................. 13

iii



2.5.5.2. Cải thiện sự hấp thu.......................................................................................... 13
2.5.5.3. Cải thiện sự miễn dịch...................................................................................... 13
2.6. Một số đề tài nghiên cứu liên quan ........................................................................ 14
2.6.1. Nghiên cứu của Paulette Richard tại Pháp.......................................................... 14
2.6.2 Nghiên cứu tại trại heo Mỹ Vân........................................................................... 15
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................... 17
3.1. Nội dung thí nghiệm .............................................................................................. 17
3.2. Phương pháp thí nghiệm ........................................................................................ 17
3.2.1. Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm ....................................................... 17
3.2.2. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 17
3.3. Điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc heo thí nghiệm.................................................... 18
3.3.1. Thức ăn thí nghiệm ............................................................................................ 18
3.3.2. Chuồng trại.......................................................................................................... 19
3.3.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng ........................................................................................ 20
3.3.4. Vệ sinh thú y: theo quy trình trại ........................................................................ 20
3.3.5. Tiêm phòng ......................................................................................................... 20
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................................... 21
3.4.1. Tăng trọng ........................................................................................................... 21
3.4.2. Lượng ăn vào và hệ số biến chuyển thức ăn ....................................................... 21
3.4.3. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ..................................................................................... 21
3.4.4. Hiệu quả kinh tế .................................................................................................. 21
3.5. Xử lý số liệu ........................................................................................................... 21
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 23
4.1. Trọng lượng trung bình của heo lúc bắt đầu thí nghiệm........................................ 23
4.2. Trọng lượng trung bình của heo khi kết thúc thí nghiệm ...................................... 24
4.3. Tăng trọng trung bình của heo ở các lô thi nghiệm ............................................... 26
4.4. Tăng trọng tuyệt đối của heo ở các lô thí nghiệm.................................................. 27
4.5. Lượng thức ăn tiêu thụ của heo ở các lô thí nghiệm.............................................. 29

4.6. Hệ số chuyển biến thức ăn ..................................................................................... 30
4.7. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ........................................................................................ 32
4.8. Tổng kết toàn thí nghiệm các chỉ tiêu theo dõi ...................................................... 34

iv


4.9. Sơ bộ hiệu quả kinh tế............................................................................................ 34
4.9.1. Đơn giá................................................................................................................ 34
4.9.2. Sơ bộ hiệu quả kinh tế ở các lô thí nghiệm......................................................... 34
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................... 36
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 36
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 37

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả của thuốc lên vi khuẩn đường ruột ................................ 12
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm........................................................................................... 18
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cơ bản 6A........................................ 19
Bảng 3.3: Lịch tiêm phòng heo con của trại heo Phú Sơn............................................ 20
Bảng 4.1: Trọng lượng trung bình của heo lúc bắt đầu thí nghiệm .............................. 23
Bảng 4.2: Trọng lượng trung bình của heo khi kết thúc thí nghiệm............................. 24
Bảng 4.3: Tăng trọng trung bình của heo trong các lô thí nghiệm ............................... 26
Bảng 4.4: Tăng trọng tuyệt đối của heo trong các lô thí nghiệm.................................. 27
Bảng 4.5: Lượng thức ăn tiêu thụ của heo trong các lô thí nghiệm.............................. 29
Bảng 4.6: Hệ số biến chuyển thức ăn của các lô thí nghiệm ........................................ 31

Bảng 4.7: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trong các lô thí nghiệm ........................................ 32
Bảng 4.8: Tổng kết toàn thí nghiệm các chỉ tiêu theo dõi ............................................ 34
Bảng 4.9: Sơ bộ hiệu quả kinh tế ở các lô thí nghiệm .................................................. 35

vi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng trung bình của heo khi bắt đầu thí nghiệm.......................... 24
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng trung bình của heo khi kết thúc thí nghiệm......................... 25
Biểu đồ 4.3: Tăng trọng trung bình của heo ở các lô thí nghiệm.................................. 27
Biểu đồ 4.4: Tăng trọng tuyệt đối của heo ở các lô thí nghiệm .................................... 28
Biểu đồ 4.5: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của heo ở các lô thí nghiệm .............. 30
Biểu đồ 4.6: Hệ số biến chuyển thức ăn trung bình ở các lô thí nghiệm ...................... 32
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo ở các lô thí nghiệm ............................. 33

vii


TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Tên đề tài: “ THỬ NGHIỆM VIỆC BỔ SUNG THẢO DƯỢC TRONG
ENTEROCOX VÀ SEDAFIT VÀO KHẨU PHẦN HEO CON SAU CAI CAI SỮA TỪ 30 –
70 NGÀY TUỔI”.

Thí nghiệm được thực hiện tại Công ty cổ phần chăn nuôi heo Phú Sơn, tỉnh
Đồng Nai. Thời gian từ 2/2009 đến tháng 6/2009.
189 heo con sau cai sữa ở 30 ngày tuổi nuôi đến khoảng 70 ngày tuổi, được bố
trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố vào 3 lô thí nghiệm, mỗi lô khoảng 20

con, lặp lại 3 lần. Các heo đồng đều về giống, lứa tuổi và tình trạng sức khỏe tốt.
-

Lô 1: TĂCB của trại có kháng sinh Amoxylin 2kg/tấn TĂ, Colistin 2kg/tấn TĂ.

-

Lô 2: TĂCB của trại không có kháng sinh + 2 kg Enterocox /1tấn TĂ.

-

Lô 3: TĂCB của trại không có kháng sinh + 2 kg Sedafit /1tấn TĂ.
Kết quả thí nghiệm

-

Trọng lượng trung bình của heo khoảng 70 ngày tuổi ở lô 1 là 25,03 kg/con, lô
2 là 25,25 kg/con và lô 3 là 24,69 kg/con.

-

Tăng trọng tuyệt đối của heo ở lô 2 là 440,5 g/con/ngày và lô 3 là 426,58
g/con/ngày so với lô 1 là 434,58 g/con/ngày.

-

Hệ số biến chuyển thức ăn ở lô 2 là 1,66 và lô 3 là 1,72 so với lô 1 là 1,67.

-


Tỉ lệ ngày con tiêu chảy thấp nhất ở lô 2 là 0,67%, ở lô 3 là 1,05% và cao nhất
là lô 1 với 1,76%.

-

Chi phí về thức ăn và thuốc điều trị cho 1 kg tăng trọng còn cao. Do đó chưa
mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi heo, giai đoạn heo con sau cai sữa là giai đoạn rất có ý nghĩa,
nó quyết định một phần đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của suốt quá
trình chăn nuôi. Giai đoạn này, mặc dù tăng trọng nhanh nhưng tỷ lệ hao hụt cũng rất
cao, do heo con thường mắc các bệnh về đường ruột mà đáng chú ý là bệnh tiêu chảy.
Vì vậy, vấn đề được quan tâm hàng đầu ở heo con sau cai sữa là làm sao cải thiện được
sự tăng trọng và giảm tỷ lệ tiêu chảy.
Trước đây, người chăn nuôi có xu hướng bổ sung kháng sinh vào thức ăn gia
súc, gia cầm, không những có tác dụng kích thích sinh trưởng, mà còn có tác dụng
phòng ngừa dịch bệnh và giảm tỷ lệ hao hụt. Tuy nhiên, nó đã làm tăng sức đề kháng
với kháng sinh của vi khuẩn một cách phổ biến, gây nguy cơ lây lan cho người và gia
súc. Bên cạnh đó là khả năng tồn dư kháng sinh trong thịt gia súc và gia cầm là rất cao,
làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Do đó với mục đích tìm ra những giải
pháp nhằm cân bằng lại hệ sinh thái và tạo ra những sản phẩm an toàn sinh học đang
là ưu tiên hàng đầu. Việc tìm các sản phẩm thay thế kháng sinh có nguồn gốc chiết
xuất từ thực vật để bổ sung vào khẩu phần thức ăn chăn nuôi đã được chú ý trong
những năm gần đây. Mặc dù con người đã biết sử dụng thảo dược hàng ngàn năm nay.

Các nghiên cứu đã chú trọng đến các thành phần tinh dầu tự nhiên có họat tính kháng
khuẩn trong thực vật vì được cho là chúng có tác động như chất kháng sinh, kích thích
tăng trưởng. Các loại tinh dầu được chú ý là từ các họ húng, đinh hương, quế , khuynh
diệp (eucalyptus), cây nữ lang (valerian) và một số cây khác. Nhiều nghiên cứu cho
thấy việc bổ sung tinh dầu có hiệu quả tốt trên heo con.
Hai sản phẩm sinh học Colienterocox và Sedafit có nguồn gốc chiết xuất từ thực
vật, một giải pháp tự nhiên nhằm thay thế các chất kích thích tăng trưởng. Thành phần
của cấu tạo của chúng là các hợp phần hữu cơ trích từ thực vật. Khi bổ sung chế phẩm

1


này vào khẩu phần của heo con sau cai sữa nhằm cải thiện sự tăng trọng, hạn chế tỷ lệ
tiêu chảy, tăng tính ngon miệng, giảm tỷ lệ chết và có thể đem lại hiệu quả kinh tế.
Để kiểm nghiệm hiệu quả của việc sử dụng thảo dược trong chế phẩm sinh học
Colienterocox và Sedafit. Chúng tôi đã được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh và Ban giám đốc Công ty cổ phần Chăn
nuôi Phú Sơn, cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS.Bùi Huy Như Phúc. Chúng tôi thực
hiện thí nghiệm đề tài: “Thử nghiệm việc bổ sung thảo dược trong chế phẩm
Colienterocox và Sedafit vào khẩu phần heo con sau cai sữa từ 30 – 70 ngày tuổi”
tại Tại Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo Phú Sơn thuộc xã Bắc Sơn - Trảng Bom Đồng Nai
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá sự ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Colienterocox và Sedafit
trong khẩu phần heo con sau cai sữa từ 30 – 70 ngày tuổi.
1.2.2. Yêu cầu
-Theo dõi chỉ tiêu tăng trọng của heo con sau cai sữa từ 30 – 70 ngày tuổi.
-Theo dõi lượng thức ăn tiêu tốn, hệ số biến chuyển thức ăn.
-Theo dõi tỷ lệ ngày con tiêu chảy, tình hình sức khoẻ.
-Tính hiệu quả kinh tế sau khi kết thúc thí nghiệm.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI PHÚ SƠN
2.1.1. Vị trí địa lý
Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Heo Phú Sơn nằm trên địa bàn thuộc ấp Phú Sơn,
xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Nguồn nước sử dụng cho trại đa số là giếng khoan và một số giếng đào, do có
cấu tạo thổ nhưỡng đặc biệt nên nguồn nước khá phong phú. Mạch nước ngầm rất tốt,
nước trong, mát, ít phèn, không hôi thối, lưu lượng nước rất lớn và đạt vệ sinh nên
được sử dụng cho họat động chăn nuôi.
2.1.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng đàn giống thuần hạt nhân (ông bà) và đàn giống cơ bản (cha mẹ).
- Không ngừng nâng cao chất lượng đàn giống bằng cách chọn lọc và lai với
các giống.
- Cung cấp heo đực và cái hậu bị, heo giống nuôi thịt và heo thịt thương phẩm
cho thị trường chăn nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Cung cấp tinh heo thuần đáp ứng nhu cầu gieo tinh nhân tạo cho người chăn
nuôi trong khu vực.
2.1.3. Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn heo của công ty tính đến ngày 31/5/2009

3


Bảng 2.1: Cơ cấu đàn heo
Lọai heo


Giống gốc

Thương phẩm

Đực giống

186

6

Nái

836

1997

Hậu bị chờ phối

2256

168

Heo con theo mẹ

1679

2905

Heo con cai sữa


1419

4775

-

7186

Heo thịt

2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HOÁ HEO SƠ SINH
Khi còn là bào thai, mọi hoạt động sống và trao đổi chất của heo con phụ thuộc
vào nguồn dưỡng chất được truyền qua đường tuần hoàn của heo mẹ. Sau khi sinh ra,
heo con phải sống độc lập, tự tổng hợp chất dinh dưỡng cho chính mình, phải trực tiếp
tiếp xúc với nhiệt độ và môi trường xung quanh.
Nguồn sữa mẹ trong giai đoạn này là thức ăn tốt nhất, giúp cho heo con phát
triển. Tuy nhiên, sản lượng sữa của heo mẹ chỉ tăng dần và cao nhất lúc 3 – 4 tuần
tuổi, sau đó sẽ giảm dần. Vì vậy, việc tập ăn cho heo con trong giai đoạn còn theo mẹ
là hết sức quan trọng: một mặt giúp heo con quen dần với thức ăn; mặt khác nhờ cho
ăn sớm sẽ kích thích hệ tiêu hoá của heo con phát triển sớm, làm tăng khả năng sản
sinh các enzyme tiêu hoá, axit clohydric (HCl) trong dạ dày.
Đặc điểm nổi bật nhất của cơ quan tiêu hoá heo con trong giai đoạn này là sự
phát triển rất nhanh bộ máy tiêu hoá nhưng chưa hoàn thiện. Cụ thể là sự tăng về dung
tích và khối lượng của bộ máy tiêu hoá nhưng số lượng và hoạt lực của một số men
trong đường tiêu hoá còn hạn chế.
Amylase: hoạt lực amylase trong tuyến nước bọt của heo con rất thấp, chỉ tăng
cao nhất vào lúc 2-3 tuần tuổi nhưng lại giảm trở lại. Đối với quá trình tiêu hoá tinh
bột, amylase nước bọt rất hạn chế do thức ăn tồn tại trong miệng ngắn và quá trình tiêu
hoá chỉ thực hiện ở phần thượng vị dạ dày. Amylase tụy cũng có hoạt lực thấp, tăng


4


cao dần ở 4-6 tuần tuổi và loại men này có vai trò rất quan trọng trong tiêu hoá tinh bột
do lượng men lớn và thời gian tiếp cận với cơ chất dài.
Maltase và saccarase: có hàm lượng thấp lúc mới sinh rồi tăng dần và đạt mức
cao ở 5-6
Lactase: có hoạt lực cao ngay từ khi sinh ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2,
nhưng sau đó lại giảm nhanh chóng.
Lipase: hoạt động mạnh ngay từ khi mới sinh ra và tương đối ổn định trong suốt
thời kỳ bú sữa.
Pepsin: có ngay từ khi sơ sinh và tăng dần tới 5-6 tuần tuổi, song không có chức
năng tiêu hoá protein bởi vì ở dạng pesinogen.
Axit clohydric (HCl): axit này ở thời kỳ đầu lúc mới sinh nên độ axit dịch vị
của heo con thấp. Vì vậy khả năng diệt khuẩn và hoạt hoá pepsinogen kém.
Trypsin: khi còn là bào thai trong chất chiết đã có trypsin. Thai càng lớn, hoạt
tính tripsin càng cao. Lúc mới đẻ, hoạt tính trypsin ở ruột rất cao để bù đắp lại khả
năng tiêu hoá kém của pepsin dạ dày.
2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HOÁ HEO CON SAU CAI SỮA
Ngay từ khi sinh ra, heo con theo mẹ đã được quen với nguồn thức ăn giàu chất
dinh dưỡng là sữa mẹ. Nhưng khi cai sữa, heo con bị thay đổi đột ngột về nguồn thức
ăn (từ sữa mẹ chuyển sang thức ăn thô), chất lượng thức ăn (từ giàu chất dinh dưỡng
sang nguồn dinh dưỡng nghèo hơn), chế độ ăn (từ 16 bữa/ngày giờ chỉ còn 4
bữa/ngày), heo con phải xa hơi ấm của mẹ, dễ bị stress và mẫn cảm với mầm bệnh.
Ngoài ra, khả năng tiêu hoá của heo con giảm đi do biểu mô ruột và các nhung mao
ruột bị ngắn đi, trong khi đó các hố nhỏ trên bề mặt niêm mạc ruột lại tăng. Mặt khác,
ruột già thiếu các vi sinh vật có lợi cần thiết cho việc tiêu hoá các thành phần chưa tiêu
dẫn đến tồn đọng thức ăn chưa tiêu trong ruột già. Đây là cơ hội tốt cho các vi sinh vật
có hại phát triển gây tiêu chảy.


5


Chính vì thế, không nên thay đổi khẩu phần thức ăn đột ngột, thức ăn cung cấp
cho heo con phải đầy đủ thành phần dinh dưỡng, thơm ngon, dễ tiêu hoá phù hợp với
nhu cầu dinh dưỡng của heo con. Đồng thời có thể bổ sung thêm các chế phẩm sinh
học như các enzyme, các axid hữu cơ…để kích thích hệ tiêu hoá của heo con hoạt
động tốt hơn.
2.4. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở HEO CON
2.4.1. Khái niệm về bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn đường tiêu hoá, do nhu động ruột co thắt
nhiều quá làm cho những chất chứa trong ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá
nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hoá, ruột già chưa hấp thu được nước…tất cả đều
được tống ra hậu môn ở dạng lỏng hay sền sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể mất
nước, mất chất điện giải và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây tiêu chảy gây ra,
con vật suy nhược rất nhanh.
2.4.2. Nguyên nhân
Bệnh tiêu chảy có những nguyên nhân sau:
Bộ máy tiêu hoá heo con phát triển chưa hoàn thiện, khả năng tiết dịch tiêu hoá
chưa đầy đủ, các men tiêu hoá còn ít không đủ để tiêu hoá các chất khó tiêu (từ cám,
gạo, bánh dầu…), HCl tiết quá ít không đủ để làm giảm độ pH trong ruột non, làm ức
chế quá trình xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây tiêu chảy ở heo con.
Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc: không cho heo con bú sữa đầu, chuồng trại ẩm
ướt, dơ bẩn, nhiễm trùng cuống rốn.
Không bổ sung sắt cho heo con bằng cách chích sắt cho heo con.
Thức ăn, nước uống của heo bị nhiễm bẩn, không đảm bảo vệ sinh, chất lượng
kém, có chứa nấm mốc và độc tố.
Nhiễm trùng đường ruột: các loại vi khuẩn Salmonella, Echerchia coli,
Clostridium…hoặc các loại vi khuẩn có sẵn ở chuồng trại, thức ăn, nước uống.


6


2.4.3. Triệu chứng và bệnh tích
Do virus gây ra: tiêu chảy phân vàng, nhiều nước, ruột non mỏng, căng phồng,
chứa đầy dịch, không có viêm loét.
Do Salmonella cholerasuis hoặc do S. typhimurium: tiêu chảy phân vàng, nhiều
nước, sốt 40-410C, xuất huyết vùng da mỏng, ruột viêm xuất huyết nhiều nơi ở những
vùng da mỏng, hạch ruột sưng to, lách sưng to.
Do Echerchia coli: tiêu chảy phân vàng lỏng, nhiều nước, có hoặc không có sốt,
heo gầy còm, xù lông, đuôi cụp xuống, ruột non sung huyết, dạ dày chứa đầy sữa hoặc
thức ăn không tiêu hoá được.
2.5. SƠ LƯỢC VỀ COLIENTEROCOX VÀ SEDAFIT:
Đây là 2 sản phẩm sinh học sản xuất bởi Công Ty Phytosynthèse của Pháp.

Hình 2.1: Bao bì Colienterocox và Sedafit giống nhau

7


2.5.1. Sơ lược về các loại thảo dược và tinh dầu được sử dụng trong chế phẩm
2.5.1.1. Tinh dầu Ajowan
Tinh dầu Ajowan là được chưng cất từ trái của cây Carum copticum, là một lọai
thymol (họ húng); là hợp chất thơm giúp long đờm (expectorant). Tan được trong alcol
nhưng không tan trong nước. Được sử dụng làm dược phẩm, mỹ phẩm, đồ ăn và thức
uống.
Tinh dầu Ajowan trích từ hạt ajwain. Có giá trị y học đáng kể khi dung chung
với thymol.
2.5.1.2. Tinh dầu khuynh diệp (Eucalyptus occidentalis)

Tinh dầu khuynh diệp được chưng cất từ cây Eucalyptus, họ Myrtaceae xuất xứ
từ Úc và nay được trồng khắp thế giới. Tinh dầu này được dung trong chất tạo thuốc,
chống nhiễm trùng, tạo hương, và cũng được dung trong kỹ nghệ.
Tinh dầu khuynh diệp có đặc tính chữa bệnh, khử trùng.
Tinh dầu khuynh diệp làm dịu phổi, giảm bệnh hen suyễn.
Tinh dầu khuynh diệp giúp ngăn ngừa bệnh khớp.
Tinh dầu khuynh diệp giúp điều trị sốt rất hiệu quả, giúp hạ nhiệt cơ thể, làm
họng dễ chịu, giúp long đờm, chống cảm cúm và cảm lạnh, ngăn ngừa ho gà và sởi.
Tinh dầu khuynh diệp có khả năng giúp lợi tiểu, chống đổ mồ hôi trộm, khử
mùi cơ thể rất tốt, giúp thư giãn cơ bắp bị đau.
Tinh dầu khuynh diệp chữa trị tốt các vết bỏng, cháy da, các lọai mụn trứng cá,
vết côn trùng cắn, các vết thương sưng tấy.
Tinh dầu khuynh diệp rất tốt trong việc trị chứng bạch huyết, chứng dãn tĩnhh
mạch, đặc biệt nếu pha chế thêm tinh dầu chanh.

8


2.5.1.3. Tinh dầu quế (cinamomum cassia)
Tinh dầu quế còn được gọi là C. aromaticum và Laurus cassia. Thuộc họ
Lauraceae. Tinh dầu quế có tính kháng khuẩn, và có tác dụng tốt trong tiêu hóa, chống
đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa. Thông thường tinh dầu quế còn được dung
để chữa cảm lạnh, cảm cúm, sốt và viêm khớp.
Một số tài liệu khác cho rằng quế là loại gia vị có tác dụng tốt cho sức khỏe đặc
biêt với những người mắc các bệnh lien quan đến tim mạch.
Giảm và ngừa bệnh tiểu đường, lượng đường máu cao gây nhiều bệnh ngay
hiểm như: tiểu đường, béo phì và các bệnh tim mạch. Quế giúp điều chỉnh lương
đường máu bằng cách tăng cường tiêu hóa glucose, kích thích hấp thụ isulin tốt cho cơ
thể.
Tinh dầu quế chứa tối đa 4% tinh dầu, 70 đến 90% là thành phần cinnamic

aldehyde. Có lượng nhỏ eugenol, và lượng đáng kể (7%) coumarin. Ngoài ra còn chứa
lượng nhỏ benzoic acid, cinnamin acid, salicylic acid và một số ester và aldehydes
tương ứng.
2.5.1.4. Cây Cari – Fenugreek (Trigonella foenumgarecum)
Fenugreek là loại thảo dược thường thấy mọc ở vùng Địa trung hải phía nam
châu Âu và châu Á. Cả hạt và lá được dung chủ yếu làm gia vị nấu nướng. Tuy nhiên
Fenugreek cũng được dùng để trị bệnh phổi và bệnh về tình dục (low libido).
Hạt của fenugreek là những chất bổ sung dinh dưỡng tốt và cũng được dùng từ
nhiều thế kỷ nay cung cấp chất có lợi cho sức khỏe. Hạt fenugreek có chứa protein,
vitamin C, niacin, potassium, và diosgenin (một hợp chất phytoestrogen làm giảm ảnh
hưởng của hormone estrogen). Chất diosgenin được cho là làm gíup tăng libido và làm
giảm ảnh hưởng của trạng thái bất ổn. Ngòai ra có nhiều chất có họat tính khác như
alkaloids, lysine và L-tryptophan. Nó cũng có chứa chất saponin (diosgenin,
yamogenin, tigogenin, and neotigogenin) và chất xơ nhầy được cho là ảnh hưởng có
lợi của việc dùng fenugreek.

9


Fenugreek được cho là loại thảo dược có thể chữa trị được nhiều lọai bệnh. Ấn
độ và thuốc đông dược của Trung Quốc dung fenugreek để trị viêm khớp, hen suyễn,
viêm phổi, tăng cường tiêu hóa, duy trì biến dưỡng tốt, làm tăng tình dục (libido) và trị
những vấn đề về da (vết thương, mụn và chỗi sưng nhiễm trùng), trị đau cổ họng,giảm
sự tiết acid. Trong lịch sử Fenugreek cũng được sử dụng để trị những xáo trộn sinh
sản, tăng cường làm việc, và trị những xáo trộn điều hòa hormon, giúp ngực lớn lên và
giảm đau lúc kinh nguyệt của phụ nữ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy Fenugreek
làm giảm glucose và cholesterol trong máu và có thể trị liệu hiệu quả bệnh tiểu đường
loại 1 và 2 và cũng được nghiên cứu để trị liệu bệnh tim mạch.
2.5.1.5. Hoa lạc tiên - Passionflower (Pasiflora, Syn. Disemma Labill)
Người thượng cổ Bắc Mỹ đã sử dụng Pasionflower như thuốc làm êm dịu và

giảm đau. Ngày nay nó cũng được dung làm thuốc giảm đâu và là giảm sự co thắt cơ
như các cơn hen suyễn. Do đó Passion flower được dùng như thuốc và nó làm êm dịu
cơ không ảnh hưởng đến sự hô hấp hay thần kinh.
Passion flower được dùng trong khi lo âu, để an thần, hay những trường hợp
hoạt động quá mức, và huyết áp cao.
Ở châu Âu, hoa này được dùng trong nhiều loại thuốc để trị những xáo trộn
thần kinh, sự hồi hộp tim, và cao huyết áp.
Nhiều loại passionflower chứa beta-carboline harmala alkaloids có tính làm êm
dịu và giảm đau. Những thành phần khác là coumarins (ví dụ scopletin và
umbelliferone), maltol, phytosteris và cyanogenis glycosides.
2.5.1.6. Cây nữ lang – Thảo dược Valerian (Valeriana officinalis)
-

Những chất có hoạt tính được biết trong valerin:

• Alkaloids gồm có actinidine, catinine, valerianine, và valerine
• Isovaleramide
• Gamma-aminobutyric acid (GABA)

10


• Valeric acid
• Valepotriates, acevaltrate, isovaltrate và valtrate
• Dầu Volatile chứa hoạt chất sesquiterpenes (acetoxyvalerenic acid, valerenic
acid)
• Flavanones như hesperidin, 6-methylapigenin và linarin
Valerian được dùng trong bào chế thuốc và thảo dược được gọi là thảo dược
hay dùng để bổ sung trong khẩu phần được dùng từ phần rễ của cây, sau quá trình
ngâm, làm thành bột và sấy khô, thường được sử dụng cho một số trường hợp như làm

giảm đau và lo lắng.
Valerin được dùng để chống lại sự mất ngủ, sự bồn chồn và lo lắng, và tác dụng
như thuốc giãn cơ. Valerin dường như chỉ tác dụng khi sử dụng thời gian dài (nhiều
tuần), Valerin cũng được sử dụng chữa trị bệnh đường ruột.

2.5.2 Colienterocox và Sedafit
-

Các thành phần thảo dược được sử dụng trong sản phẩm Colienterocox là:

• Bột cây Cari (Ferugreek)
• Tinh dầu quế
• Tinh dầu khuynh diệp
• Tinh dầu cây Ajowan
-

Các thành phần thảo dược được sử dụng trong sản phẩm Sedafit:

• Bột cây nữ lang (Valrian)
• Bột hoa lạc tiên (Pasionflower)

11


2.5.3. Tác dụng của các tinh dầu thực vật trong chế phẩm Colienterocox và Sedafit
• Hạn chế phát triển vi sinh vật có hại trong đường ruột, kích thích tăng trưởng
• Cải thiện hoạt động của enzyme đường tiêu hoá.
• Đề kháng rộng với mầm bệnh.
• Phòng ngừa các rối loạn tiêu hoá.
• Có tính ổn định lâu ở dạng thức ăn viên.:

• Tạo tính ngon miệng.

Mầm bệnh

Liều lượng 1,5 – 2 kg/tấn

E.coli

XXXX

Brachyspira

XXX

Lawsonia

XXX

Balantidium

XXX

Campylobacter

XXX

Clostridium

XXXX


(trích từ nguồn của công ty Phytosynthèse)
Bảng 2.1: Phân tích hiệu quả của thuốc lên vi khuẩn đường ruột

2.5.4. Liều lượng và cách sử dụng
Trộn vào thức ăn cho heo với liều lượng: 1,5 - 2 kg/tấn

12


2.5.5. Phương thức tác động
Colienterocox và Sedafit có sự tác động đặc biệt tham gia vào việc phá hủy
thành tế bào vi khuẩn
2.5.5.1. Cải thiện sự tiêu hoá thức ăn
Xét theo phương diện hoá học, sự tiêu hoá thức ăn là quá trình biến các phân tử
thức ăn ở kích thước lớn thành các phân tử nhỏ hơn để cơ thể có thể sử dụng chúng
cho mục đích sản xuất, nuôi dưỡng tế bào và để cung cấp năng lượng.
Trong thức ăn gồm chất đường, protein, chất béo đều có cấu trúc phức tạp. Để
tế bào có thể hấp thu và sử dụng được chúng phải thông qua một quá trình gọi là sự
thuỷ phân. Sự thuỷ phân sử dụng nước và các enzyme tiêu hoá để phá vỡ cấu trúc phức
tạp thành các phân tử nhỏ hơn (như đường đơn, amino acid, acid béo…). Quá trình
thuỷ phân và hoạt động của các enzyme hiệu quả hơn khi có pH hơi acid.
Để cải thiện sự tiêu hoá, Colienterocoxvà Sedafit có thể làm tăng cường hoạt
động enzyme, hạn chế vi khuẩn gây hại và kích thích sự tiết enzyme.
2.5.5.2. Cải thiện sự hấp thu
Chất lượng của sự tiêu hoá, tính nguyên vẹn của niêm mạc và tốc độ đi qua của
đường tiêu hoá ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất. Colienterocox và Sedafit giữ ổn
định hệ vi sinh vật đường ruột, giảm ký sinh trùng, làm tăng độ nhớt của dạ dày-ruột
và độ bền của dịch dạ dày-ruột, từ đó làm giảm tốc độ đi qua của đường tiêu hoá và
bảo đảm tính nguyên vẹn của niêm mạc dẫn đến cải thiện được sự hấp thu.
2.5.5.3. Cải thiện sự miễn dịch

Để cải thiện sự miễn dịch đòi hỏi bảo đảm tính nguyên vẹn của niêm mạc, sự
kích thích sinh học và kích thích lý-hoá. Colienterocox và Colifit đã đáp ứng được
những đòi hỏi đó với việc giữ cân bằng hệ vi khuẩn, chống lại các bệnh ký sinh trùng,
bãy bắt độc tố và vi khuẩn, kích thích sự phát triển vi khuẩn có lợi, kích thích cơ quan
lympho gắn kết ở ruột.

13


2.6. MỘT SỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Các kết quả thí nghiệm về chế phẩm Sedafit chúng tôi chưa tìm thấy được thực
hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi đã tìm thấy Colifit cũng là một sản phẩm sinh
học có nguồn gốc từ tinh dầu thảo dược và được sản xuất bởi Công Ty Phytosynthèse
của Pháp có chức năng như Sedafit.
Một số thí nghiệm dược thảo được thực hiện tại Pháp và Việt Nam. Các kết quả
một vài chế phẩm được ghi nhận như sau:
2.6.1 Nghiên cứu của Paulette Richard năm 2008

Hình 2.2: Hiệu quả sau khi sử dụng chất bổ sung Colienterocox

14


Kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ sung chế phẩm Colienterocox đã đem lại
kết quả tốt hơn so với lô không bổ sung. Tăng trọng tuyệt đối ở lô thí nghiệm là 457
g/con/ngày cao hơn lô đối chứng là 5,75%. Khi thí nghiệm được tiến hành trên nhiều
giai đọan khác nhau thì khả năng tăng trọng ở lô thí nghiệm so với lô đối chứng cũng
khác nhau như giai đọan dưới 6,5 kg là 13,32%, giai đoạn từ 6,5 đến 7,5 kg là 20,37%
và trên 7,5 kg là 0,85%.


Hình 2.3: Hiệu quả sau khi sử dụng chất bổ sung Colifit
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung Colifit (một chế phẩm chứa tinh dầu
dược thảo của công ty) trong thức ăn heo con sau cai sữa đã làm giảm hệ số chuyển
biến thức ăn thêm 2,8% so với lô không bổ sung. Đồng thời, lô bổ sung Colifit (496
g/con/ngày) có khả năng tăng trọng nhanh hơn so với lô không bổ sung (478
g/con/ngày) là 3,7%.

15


×