BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHÁNG SINH TẠI MỘT SỐ
ĐIỂM KINH DOANH THUỐC THÚ Y TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên: CAO THỊ KIÊN TRINH
Ngành: DƯỢC THÚ Y
Niên khóa: 2004-2009
Tháng 9/2009
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHÁNG SINH TẠI MỘT SỐ
ĐIỂM KINH DOANH THUỐC THÚ Y TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tác giả
CAO THỊ KIÊN TRINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú Y
Ngành Dược Thú Y
Giáo viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Như Pho
BSTY. Đặng Thi Xuân Thiệp
Th.S. Nguyễn Lê Kiều Thư
Tháng 9 năm 2009
i
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Quý thầy cô giảng dạy tại Khoa Chăn nuôi-Thú Y.
Quý thầy cô giảng dạy tại khoa Dược, trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh cùng tất cả những thầy cô đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu cho em trong suốt gần 5 năm học tập tại trường.
Toàn thể cán bộ nhân viên đang làm việc tại Trạm chẩn đoán-xét nghiệm và
điều trị Chi cục Thú Y Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho
em trong thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Như Pho, BSTY. Đặng Thị
Xuân Thiệp, Th.S. Nguyễn Lê Kiều Thư đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn tập thể lớp DH04DY, những người bạn đã luôn bên em chia sẻ,
động viên, giúp đỡ em những lúc khó khăn.
Xin dâng tặng lên ba mẹ cùng những người thân yêu trong gia đình thành quả
học tập này.
Cao Thị Kiên Trinh
ii
TÓM TẮT
Đề tài: “Kiểm tra chất lượng kháng sinh tại một số điểm kinh doanh thuốc
thú y trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện tại Phòng kiểm nghiệm
Dược, Bộ môn Hóa Lý, Trạm chẩn đoán - xét nghiệm và điều trị Chi cục Thú Y Thành
phố Hồ Chí Minh từ 2/3/2009 đến 1/7/2009.
Trong thời gian thực hiện, chúng tôi đã kiểm tra 40 mẫu thuốc gồm 8 loại
kháng sinh là amoxicillin, ampicillin, enrofloxacin, norfloxacin, tetracyclin,
lincomycin, tylosin và colistin được lấy tại một số điểm kinh doanh thuốc thú y tại
Thành phố Hồ Chí Minh.Trong đó, có 22 mẫu bào chế dạng thuốc tiêm 100 ml và 18
mẫu bào chế dạng thuốc bột để uống, pha trộn vào thức ăn khối lượng 100g.
Để đánh giá chất lượng thuốc, đối với từng mẫu chúng tôi lần lượt kiểm tra các
chỉ tiêu thể tích, pH, độ vô trùng (đối với 22 mẫu thuốc tiêm), khối lượng (đối với 18
mẫu thuốc bột), định tính và định lượng (với tất cả các thuốc) bằng các phương pháp
sau: Đo thể tích để kiểm tra thể tích, dùng máy đo pH để kiểm tra pH dung dịch thuốc
tiêm, dùng cân phân tích để kiểm tra đồng đều khối lượng 18 mẫu thuốc bột, dùng
phương pháp cấy trực tiếp trên 2 môi trường thioglycolat và Soybean-casein để kiểm
tra độ vô trùng. Các mẫu được định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng hoặc sắc
ký lỏng hiệu năng cao và được định lượng bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao. Chỉ có mẫu
thuốc đạt đầy đủ các chỉ tiêu kiểm tra trên mới đạt yêu cầu về chất lượng.
Kết quả thu được:
45% các thuốc kiểm tra không đạt chất lượng. Trong đó:
10% số thuốc kiểm tra không đạt chất lượng do không đạt yêu cầu về độ pH và
hàm lượng.
35% số thuốc kiểm tra không đạt yêu cầu về hàm lượng hoạt chất công bố.
iii
MỤC LỤC
Trang tựa ......................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT .....................................................................................................................iii
MỤC LỤC..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG.......................................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
U
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .................................................................................... 1
U
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................... 2
1.2.2Yêu cầu .................................................................................................................. 2
Chương 2: TỔNG QUAN............................................................................................ 3
2.1 KHÁNG SINH......................................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm.............................................................................................................. 3
2.1.2 Phân loại................................................................................................................ 3
2.1.3 Sơ lược một số kháng sinh.................................................................................... 4
2.1.3.1 Ampicillin và amoxicillin .................................................................................. 4
2.1.3.2 Enrofloxacin và norfloxacin .............................................................................. 6
2.1.3.3 Nhóm tetracyclin................................................................................................ 7
2.1.3.4 Tylosin ............................................................................................................... 9
2.1.3.5 Lincomycin ...................................................................................................... 10
2.1.3.6 Colistin ............................................................................................................. 12
2.2 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC THÚ Y ..................................................... 13
2.2.1 Chất lượng thuốc và yêu cầu chất lượng ............................................................ 13
2.2.2 Kiểm tra chất lượng thuốc thú y ......................................................................... 14
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc....................................................... 14
2.3 PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG DÙNG TRONG ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG
THUỐC THÚ Y ...........................................................................................................15
iv
2.3.1 Phương pháp hóa học.......................................................................................... 15
2.3.2 Phương pháp quang phổ phân tử ........................................................................ 16
2.3.3 Phương pháp sắc ký ............................................................................................ 17
2.3.4 Phương pháp vi sinh vật...................................................................................... 19
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 21
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM................................................................................. 21
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .................................................................................... 21
3.3 TRANG THIẾT BỊ ................................................................................................ 21
3.4 NỘI DUNG ............................................................................................................ 22
3.5 CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ......................................................................................... 22
3.5.1 Đối với thuốc tiêm .............................................................................................. 22
3.5.2 Đối với thuốc bột ................................................................................................ 22
3.6 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH............................................................................. 23
3.6.1 Tại nơi lấy mẫu ................................................................................................... 23
3.6.2 Tại phòng xét nghiệm ......................................................................................... 24
3.6.2.1 Kiểm tra thể tích............................................................................................... 24
3.6.2.2 Kiểm tra pH...................................................................................................... 24
3.6.2.3 Kiểm tra khối lượng ......................................................................................... 26
3.6.2.4 Kiểm tra độ vô trùng ........................................................................................ 26
3.6.2.5 Định tính .......................................................................................................... 27
3.6.2.6 Định lượng ....................................................................................................... 29
3.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU...................................................................... 30
U
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 31
4.1 KIỂM TRA THỂ TÍCH ......................................................................................... 31
4.2 KIỂM TRA pH ...................................................................................................... 32
4.3 KIỂM TRA ĐỘ VÔ TRÙNG ................................................................................ 33
4.4 KIỂM TRA KHỐI LƯỢNG .................................................................................. 34
4.5 ĐỊNH TÍNH ........................................................................................................... 35
4.6 ĐỊNH LƯỢNG ...................................................................................................... 36
4.7 ĐÁNH GIÁ CHUNG CHẤT LƯỢNG THUỐC................................................... 42
v
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 44
5.1 KẾT LUẬN............................................................................................................ 44
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 46
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 48
vi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ACN
:
Acetonitril
BP
:
British Pharmacopoeia
CH2Cl2
:
Dichloro methan
cs
:
Cộng sự
DĐVN
:
Dược Điển Việt Nam
EtOAc
:
Ethyl acetate
g
:
Gam
GMP
:
Good Manufacturing Practice
HPLC
:
High Performance Liquid Chromatography
H3PO4
:
Acid phosphoric
IR
:
Infra Red
KH2PO4 :
Kali dihydro phosphate
KMnO4 :
Kali permanganate
MeOH
:
Methanol
μg
:
Microgam
μm
:
Micromet
ml
:
Mililit
mg
:
Miligam
mm
:
Milimet
NaHCO3 :
Natri bicarbonate
NaOH
:
Natri hydroxid
Na3PO4
:
Natri phosphate
PBP
:
Penicillin Binding Protein
SKLM
:
Sắc ký lớp mỏng
TCN
:
Tiêu chuẩn ngành
USP
:
United States Pharmacopoeia
USPC
:
United States Pharmacopoeial Convention
UV-vis
:
Ultraviolet-visible
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cấu trúc của ampicillin ................................................................................. 4
Hình 2.2: Cấu trúc của amoxicillin ............................................................................... 4
Hình 2.3: Cấu trúc của enrofloxacin ............................................................................. 6
Hình 2.4: Cấu trúc của norfloxacin............................................................................... 6
Hình 2.5: Cấu trúc khung chính của nhóm tetracyclin ................................................. 7
Hình 2.6: Cấu trúc của tylosin ...................................................................................... 9
Hình 2.7: Cấu trúc của lincomycin ............................................................................. 11
Hình 2.8: Cấu trúc của colistin.................................................................................... 12
Hình 3.1: Một số mẫu kháng sinh kiểm tra chất lượng............................................... 24
Hình 3.2: Thao tác cấy mẫu thuốc vào hai môi trường trong phương pháp kiểm tra độ
vô trùng ........................................................................................................................ 27
Hình 3.3: Mẫu đang khai triển SKLM ........................................................................ 28
Hình 3.4: Mẫu đang kiểm tra hàm lượng bằng máy HPLC..........................................30
Hình 4.1: Các mẫu kiểm tra độ vô trùng sau khi ủ 14 ngày ....................................... 34
Hình 4.2: Sắc ký đồ của norfloxacin chuẩn ................................................................ 36
Hình 4.3: Sắc ký đồ của norfloxacin mẫu................................................................... 36
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Loại kháng sinh và số lượng kháng sinh khảo sát ...................................... 23
Bảng 3.2: Nồng độ quy định khi đo pH của các chế phẩm......................................... 25
Bảng 3.3: Khoảng pH quy định của từng loại kháng sinh .......................................... 25
Bảng 3.4: Điều kiện sắc kí của các kháng sinh trong định tính bằng SKLM ............. 27
Bảng 3.5: Điều kiện sắc kí của các kháng sinh trong phương pháp định lượng HPLC
......................................................................................................................................29
Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra thể tích............................................................................. 31
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra độ pH............................................................................... 32
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra độ vô trùng. ..................................................................... 33
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra khối lượng các mẫu thuốc bột......................................... 34
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra định tính .......................................................................... 35
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra hàm lượng các mẫu thuốc ampicillin.............................. 37
Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra hàm lượng các mẫu thuốc amoxicillin............................ 37
Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra hàm lượng các mẫu thuốc enrofloxacin.......................... 38
Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra hàm lượng các mẫu thuốc norfloxacin............................ 38
Bảng 4.10: Kết quả kiểm tra hàm lượng các mẫu thuốc tetracyclin ........................... 39
Bảng 4.11: Kết quả kiểm tra hàm lượng các mẫu thuốc tylosin ................................. 39
Bảng 4.12: Kết quả kiểm tra hàm lượng các mẫu thuốc lincomycin .......................... 40
Bảng 4.13: Kết quả kiểm tra hàm lượng các mẫu thuốc colistin ................................ 40
Bảng 4.14: Kết quả kiểm tra hàm lượng thuốc thú y phân chia theo dạng thuốc ....... 41
Bảng 4.15: Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc thú y .................................................. 42
ix
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, chất lượng thuốc thú y là một trong những vấn đề
rất được quan tâm, cụ thể là việc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai
áp dụng GMP vào sản xuất thuốc thú y. Đây là tiêu chuẩn quy định chặt chẽ và chi tiết
về mọi mặt của quá trình sản xuất, giúp thuốc sản xuất ra có chất lượng ổn định như
thuốc đã đăng kí. Tuy nhiên cho đến nay, không phải doanh nghiệp sản xuất thuốc thú
y nào cũng đạt được tiêu chuẩn trên vì để đạt được cần có vốn đầu tư không nhỏ và
thời gian dài. Do đó tình hình thuốc thú y chất lượng kém vẫn còn xuất hiện trên thị
trường. Điều này không những gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc
kiểm soát chất lượng mà còn gây hoang mang cho người nông dân. Hơn nữa, việc sản
xuất nhiều loại thuốc kém chất lượng còn ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và tạo
những dòng vi khuẩn kháng thuốc. Xuất phát từ những nhu cầu trên, được sự chấp
thuận của khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM với sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Như Pho, BSTY Đặng Thị Xuân Thiệp và Th.S Nguyễn Lê Kiều
Thư chúng tôi tiến hành đề tài: “Kiểm tra chất lượng kháng sinh tại một số điểm
kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” để có một cái nhìn
cụ thể hơn về chất lượng thuốc thú y hiện nay cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe vật
nuôi.
1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Kiểm tra chất lượng các mẫu kháng sinh.
Đánh giá về chất lượng thuốc thú y.
1.2.2Yêu cầu
Lấy mẫu kháng sinh ở các điểm kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh.
Kiểm tra các chỉ tiêu pH, trọng lượng, độ vô khuẩn, thể tích, định tính, định
lượng các mẫu kháng sinh.
Ghi nhận tỉ lệ thuốc đạt (không đạt) các chỉ tiêu kiểm tra.
Ghi nhận tỉ lệ thuốc đạt/không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Đánh giá chung chất lượng thuốc
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 KHÁNG SINH
2.1.1 Khái niệm
Theo quan niệm cũ: Kháng sinh là những chất hay hợp chất có cấu trúc hoá học
xác định, chiết xuất từ vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm…) dùng với liều lượng nhỏ có tác
động ngăn sự phát triển của vi sinh vật khác.
Theo quan niệm mới ngày nay, kháng sinh là những chất có nguồn gốc sinh học
hay tổng hợp, có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn
bằng cách tác động trên một giai đoạn chuyển hoá cần thiết của vi sinh vật (Huỳnh Thị
Ngọc Phương, 2009)
2.1.2 Phân loại
Theo Võ Thị Trà An (2007), dựa vào khung cấu trúc của kháng sinh, các kháng
sinh có thể chia thành các nhóm chính sau:
-Nhóm β –lactam: penicillin, cephalosporin.
-Nhóm tetracyclin: tetracyclin, oxytetracyclin, doxycyclin, chlotetracylin.
-Nhóm aminosid: streptomycin, gentamicin, kanamycin, neomycin.
-Nhóm polypeptide: colistin, bacitracin, polymixin
-Nhóm phenicol: chloramphenicol, thiamphenicol, flophenicol.
-Nhóm macrolid: erythromycin, spiramycin, tylosin.
-Kháng sinh gần gũi macrolid: lincomycin.
-Nhóm sulfonamid: sulfaguanidin, sulfacetamid, sulfamethoxazole.
-Nhóm quinolon: acid nalidixic, flumequin, norfloxacin
-Nhóm nitrofuran: nitrofurazon, furazolidon, furaltadon
3
2.1.3 Sơ lược một số kháng sinh
2.1.3.1 Ampicillin và amoxicillin
Cấu trúc
Ampicillin và amoxicillin là 2 penicillin nhóm A thuộc họ kháng sịnh β -lactam
nên trong công thức của chúng có vòng thiazolidin nối với vòng β -lactam.
Hình 2.1: Cấu trúc của ampicillin
Hình 2.2: Cấu trúc của amoxicillin
Tính chất: Bột kết tinh trắng, không mùi hoặc hầu như không mùi, hơi tan
trong nước, thực tế không tan trong ethanol, cloroform, ether, dầu béo. Tan trong dung
dịch acid loãng và dung dịch hidroxid kiềm (Bộ Y Tế, 2002)
Dược động học (Võ Thị Trà An, 2007)
Hấp thu: Ampicillin và amoxicillin bền trong môi trường acid nên có thể hấp
thu qua đường tiêu hoá, hấp thu nhanh khi dùng đường tiêm dưới da (Subcutaneous,
SC) hay tiêm bắp (Intramuscular, IM). Đạt nồng độ tối đa trong máu sau 15-30 phút.
Nồng độ tối thiểu có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn nhạy cảm là khoảng 25 μ g/ml.
Phân bố: Ở dịch ngoại bào nhưng không đồng đều giữa các mô. Thuốc khuếch
tán tốt vào phổi, gan, thận với đủ nồng độ trị liệu. Khó khuyếch tán vào màng não tuỷ
trừ khi nơi này viêm, vào được sữa và nhau thai khi tiêm lượng lớn.
Bài thải: Chủ yếu bằng sự bài tiết qua ống thận.
Dược lực học
Cơ chế tác động: Kháng sinh β –lactam là kháng sinh diệt khuẩn, nó ức chế
tổng hợp thành vi khuẩn theo các bước sau:
- Gắn vào receptor chuyên biệt (PBP, Penicillin Binding Protein) trên màng bào
tương.
- Ức chế transpeptidase là enzyme thành lập dây nối ngang của peptidoglycan.
4
- Hoạt hoá enzyme tự phân giải làm tổn thương thành tế bào vi khuẩn (Trần Thị
Thu Hằng, 2002).
Phổ kháng khuẩn: Phổ kháng khuẩn mở rộng trên vi khuẩn G+ và G- (
Haemophilus influenzae, E.coli và Pseudomonas mirabilis) nhưng vẫn không kháng
được penicilinase. Do đó, chúng thường được phối hợp với các chất ức chế β lactamase như acid clavulanic, sulbactam.
Vi khuẩn nhạy cảm với ampicillin và amoxicillin có MIC ≤ 1 μ g/ml; nhạy cảm
trung bình khi MIC = 2- 4 μg / ml và đề kháng nếu MIC ≥ 4 μ g/ml.
Chỉ định: Dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn G+ và G-: Tụ huyết
trùng, viêm phổi, viêm vú, viêm tử cung. Ampicillin dùng để phòng bệnh do
Salmonella ở gia cầm tốt; amoxicillin được ưu tiên chỉ định trong điều trị vết thương,
nhiễm trùng răng, tử cung và đường tiết niệu ở chó mèo.
Độc tính: Kháng sinh nhóm penicillin rất ít độc, tai biến chủ yếu do dị ứng. Dị
ứng nhẹ gây ngứa, nổi mề đay. Dị ứng nặng gây shock phản vệ, có thể xảy ra khi dùng
thuốc lần đầu, nhưng thường xảy ra nhất ở những người dùng thuốc nhiều lần. Triệu
chứng shock phản vệ nặng nhất là phù phổi và truỵ tim mạch, phù thanh quản gây
nghẹt thở.
Tương tác thuốc:
Đối kháng với kháng sinh kìm khuẩn như tetracyline, macrolid.
Tác động hiệp lực với kháng sinh nhóm aminoglycoside như streptomycin,
gentamicin để chống lại Listeria spp; với cephalosporin chống lại Pseudomonas spp.
Chất ức chế β -lactamase (acid clavulanic) cũng được phối hợp với amoxicillin
để chống lại vi khuẩn sản sinh β -lactamase (Võ Thị Trà An, 2007).
5
2.1.3.2 Enrofloxacin và norfloxacin
Đây là hai kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm quinolon thế hệ II.
Cấu trúc:
Hình 2.3: Cấu trúc của enrofloxacin
Hình 2.4: Cấu trúc của norfloxacin
Tính chất
Dạng kết tinh trắng hay trắng ngà. Dạng base tan không tan trong nước, ít tan
trong dung môi hữu cơ. Dạng muối tan nhiều trong nước, ít tan trong dung môi hữu
cơ.
Dược động học
Kháng sinh này hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, thức ăn trong dạ dày có thể làm
chậm hấp thu nhưng không ảnh hưởng nồng độ tối đa đạt được trong huyết thanh trừ
khi thức ăn có chứa nhiều Mg++ hoặc Al3+. Kháng sinh bị vô hoạt khi dùng đường
uống cho loài nhai lại.
Kháng sinh phân bố đồng đều trong cả dịch nội bào và ngoại bào, phân bố đến
hầu hết các cơ quan: Phổi, gan, mật, xương, tuyến tiền liệt, tử cung, dịch não tủy, dịch
tai, mũi, họng, qua được hàng rào nhau thai.
Enrofloxacin và norfloxacin bài thải chủ yếu qua đường tiết niệu với nồng độ
dược phẩm cao hơn trong huyết thanh nên được chỉ định trong các nhiễm khuẩn đường
tiết niệu. Chúng được tái hấp thu thụ động ở thận. pH acid của nước tiểu làm chậm sự
bài thải dễ dẫn đến kết tủa tạo tinh thể.
Dược lực học
Cơ chế tác động: Quinolon là kháng sinh diệt khuẩn, chúng ức chế enzyme
AND gyrase của vi khuẩn làm ngăn cản quá trình tổng hợp DNA của vi khuẩn.
Phổ kháng khuẩn: Rộng trên G- (E.coli, Shigella spp., Salmonella spp.,…), G+
(Staphylococcus aureus, Haemophilus spp.), Mycoplasma spp., Chlamydia spp. Không
tác động đến vi khuẩn kị khí.
6
Chỉ định
Norfloxacin và enrofloxacin đạt nồng độ đặc biệt cao trong nước tiểu nên được
dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Enrofloxacin có hiệu quả trong điều trị
viêm bàng quang do E.coli, Staphylococcus spp., Streptococcus spp., Proteus spp.,…
hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt ở chó mèo. Enrofloxacin đạt nồng độ cao trong phổi
hơn trong huyết thanh nên có thể dùng điều trị viêm đường hô hấp ở chó, mèo, heo,
bê, gia cầm do Pasteurella hemolytica, Heamophilus spp., Salmonella typhimurium,
Mycoplasma (Võ Thị Trà An, 2007).
Độc tính
Là kháng sinh có độc tính thấp. Tuy nhiên, có thể gây rối loạn phát triển xương,
sụn do hoạt tính bắt giữ kim loại, do đó không nên sử dụng cho thú đang tăng trưởng
(Trương Phương, 2008).
2.1.3.3 Nhóm tetracyclin
Cấu trúc
Kháng sinh nhóm này đều có cấu trúc 4 vòng 6 cạnh, các tetracyclin khác nhau
ở nhóm thế R.
Hình 2.5: Cấu trúc khung chính của nhóm tetracyclin
Tetracyclin có R1= H, R2= CH3, R3= OH, R4=H, chlorotetracyclin (R1=Cl),
doxycyclin (R2=H), oxytetracyclin (R4= OH), các nhóm thế còn lại của chúng đều
giống tetracyclin.
Tính chất: Kháng sinh nhóm tetracyclin có màu vàng nhạt đến vàng sậm, vị
đắng, dạng base ít tan trong nước, dạng muối chlohydrate tan nhiều trong nước nên
thường được bào chế dạng muối này. Chúng kém bền với nóng ẩm và ánh sáng trực
tiếp, sự phân hủy thuốc tạo thành một số dẫn chất có độc tính cao trên thận.
7
Dược động học
Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Việc hấp thu giảm khi có sự hiện diện của
thức ăn trong dạ dày nhất là thức ăn có chứa Ca2+, Mg2+, Zn2+, Fe2+.
Thuốc tích lũy trong hệ võng mạc nội mô, lách, tủy xương, ngà răng, men răng,
qua được nhau thai, sữa mẹ, các mô và dịch cơ thể nhưng kém vào dịch não tủy. Phần
lớn vào chu trình gan ruột dạng không chuyển hóa (trừ doxycyclin được chuyển hóa ở
gan).
Bài thải chủ yếu qua nước tiểu (60%) và phân (40%) (Huỳnh Thị Ngọc Phương,
2009).
Dược lực học
Cơ chế tác động: Tetracyclin tác động tĩnh khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp
protein của tế bào vi khuẩn. Chúng kết dính với tiểu thể 30S của ribosom dẫn đến ngăn
cản ARNt kết hợp với ARNm, acid amin không được phóng thích tại ribosom làm cho
tổng hợp protein vi khuẩn bị ức chế (Trần Thị Thu Hằng, 2000).
Phổ kháng khuẩn: Kháng sinh nhóm này có phổ kháng khuẩn không chỉ trên
G+ và G- mà còn trên một số mầm nội bào khác như Rickettsia, Mycoplasma. Hoạt
tính yếu trên vi nấm.
Tetracyclin tác động trên G+ ở liều thấp hơn G- nhưng thực tế ít dùng điều trị
trên G+ do các chủng đề kháng nhanh với thuốc.
Chỉ định: Được ưu tiên chỉ định trong viêm phổi ở trâu, bò, heo, ngựa, chó,
mèo, gia cầm. Ở chó mèo, chúng được ưu tiên trong điều trị chlamidiosis, rickettsiosis.
Độc tính: Kháng sinh có thể gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật
dạ cỏ. Sử dụng lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương, răng. Ngoài ra,
chúng cũng có thể gây nhạy cảm quang học, làm tổn thương da khi tiếp xúc ánh sáng.
Tương tác thuốc
Phối hợp kháng sinh nhóm tetracyclin với các polymycin có thể mang lại tác
dụng hiệp đồng do tăng hấp thu tetracyclin vào tế bào. Chúng cũng có thể hiệp đồng
với kháng sinh nhóm macrolid.
8
2.1.3.4 Tylosin
Nguồn gốc
Tylosin được chiết xuất từ nấm Streptomyces fradiae, là kháng sinh thuộc nhóm
macrolid, được dùng nhiều dưới dạng muối kiềm, muối tatrat hay phosphate.
Cấu trúc
Hình 2.6: Cấu trúc của tylosin
Tính chất:
Tylosin kiềm là thuốc có dạng kết tinh màu trắng, ít tan trong nước, tan nhiều
trong aceton, cồn, ether, bền vững ở nhiệt độ thường trong vòng 1 tháng ở pH 5,5- 7,5.
Tylosin tartrat tan nhiều trong nước (Nguyễn Như Pho và Võ Thị Trà An, 2001).
Dược động học
Hấp thu: Tylosin kiềm hấp thu nhanh chóng vào cơ thể, sau khi tiêm bắp vào
cơ thể 1-2 h đạt nồng độ tối đa trong huyết thanh và duy trì trong 1 h.
Tylosin tartrat sau khi tiêm dưới da đạt nồng độ cao nhất trong huyết thanh sau
30 phút và duy trì khoảng 6 h. Nếu cho uống, đạt nồng độ cao nhất trong huyết thanh
sau 2-4 h và duy trì khoảng 8-24 h.
Phân bố:Thuốc phân bố ở dịch nội bào. Chúng khuyếch tán vào khắp các mô
nhất là phổi, màng phổi, xương, gan, mật, tuyến sữa, nhau thai trừ dịch não tuỷ (không
đủ nồng độ trị liệu) (Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài, 1997).
Chuyển hoá: Được bài thải dạng tự do.
Bài thải: Chủ yếu qua mật (60%) và thường đi qua chu trình gan ruột.
9
Dược lực học
Cơ chế tác động: Là kháng sinh tĩnh khuẩn ở liều điều trị, có thể có tính sát
khuẩn ở liều cao hơn. Nó ức chế tổng hợp protein bằng cách gắn kết với tiểu đơn vị
ribosom 50S của vi khuẩn và ức chế hoạt động của peptidyltransferase.
Phổ kháng khuẩn: Chủ yếu trên vi khuẩn G+ (Staphylococcus spp.,
Streptococcus spp., Corynebacterium spp., Clostridium spp., Listeria spp.,…), một vài
vi khuẩn G- (Actinobacillus spp., Campilobacter spp.,..). Tylosin có hiệu lực mạnh với
Mycoplasma, Chlamydia.
Chỉ định:
Tylosin dùng điều trị bệnh viêm màng phổi (H. parahemolyticus), viêm móng,
viêm khớp, viêm tử cung, viêm vú do cầu khuẩn G+ cho trâu, bò, dê, cừu. Kháng sinh
này dùng điều trị viêm phổi và viêm xoang mũi truyền nhiễm, hồng lị ở heo. Trên chó,
tylosin thành công trong trị abscess, vết thương nhiễm trùng, viêm da, viêm đường hô
hấp trên, viêm phổi gây bởi Staphylococcus spp., Streptococcus spp., vi khuẩn kị khí
và Mycoplasma.
Độc tính
Kháng sinh nhóm này có độc tính thấp. Triệu chứng lâm sàng trên người
thường gặp hơn là trên gia súc. Sốt, nôn mửa, dị ứng da cũng có thể gặp. Kích ứng
mạnh gây đau tại vị trí tiêm bắp có thể xảy ra.
Tương tác thuốc
Tylosin kết hợp với oxytetracyclin có hiệu quả tốt trong điều trị các nhiễm
trùng do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra trên trâu, bò, dê, cừu. Tylosin kết hợp với
sulfonamid trong thức ăn (100ppm mỗi loại) cho kết quả khả quan trong phòng bệnh
viêm phổi ở heo. Sự phối hợp này cũng được cấp phép sử dụng trong điều trị bệnh hô
hấp trên chó (Võ Thị Trà An, 2007).
2.1.3.5 Lincomycin
Lincomycin được chiết xuất từ Streptomyces linconensis, là kháng sinh thuộc nhóm
lincosamid.
Cấu trúc
Cấu trúc của lincomycin có thể được xem như kết quả của sự amid hóa một
acid amin vòng (acid hygric) bởi một đường amino có chứa lưu huỳnh.
10
Hình 2.7: Cấu trúc của lincomycin
Tính chất
Ở dạng base khá tan trong nước, alcol và đa số các dung môi hữu cơ. Dạng
muối HCl rất tan trong nước.
Dược động học
Lincomycin hấp thu tốt từ đường tiêu hóa, sự hiện diện của thức ăn ảnh hưởng
đến sự hấp thu. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau khi uống 60 phút.
Kháng sinh phân bố tốt trong các mô nhất là mô xương, có khả năng đạt nồng
độ trị liệu tại mô tuyến sữa, phổi, gan, xương, răng nhưng không đạt nồng độ trị liệu
tại não kể cả khi cơ quan này viêm.
Bài thải qua mật (80%) sau quá trình chuyển hóa tại gan và một lượng nhỏ dạng
hoạt tính được thải qua nước tiểu.
Dược lực học
Cơ chế tác động: Lincomycin có cơ chế tác động gần giống tác động của
macrolid, đó là tác động trên thụ thể ở phần 50S của ribosom, với sự ức chế giai đoạn
đầu của sự tổng hợp protein.
Phổ kháng khuẩn: Kháng sinh này có phổ kháng khuẩn trung bình, chủ yếu
trên G+ (Bacillus spp., Corynebacterium spp., Erysipelothrix rhusiopathiae,
Staphylococcus spp., Streptococcus spp.), rất giới hạn với G- , một vài vi khuẩn kị khí
(Clostridium perfringens, Actinomyces spp.) và Mycoplasma.
11
Chỉ định
Là kháng sinh được dùng để thay thế penicillin trong trường hợp dị ứng
penicillin hoặc vi khuẩn đề kháng với penicillin.
Lincomycin thường kết hợp với spectinomycin trong điều trị bệnh đường hô
hấp cho trâu, bò, dê, cừu, heo. Sự kết hợp này cũng hiệu quả trong điều trị bệnh hô hấp
mãn tính ở gia cầm. Hiệu quả tốt trong điều trị hồng lị trên heo dù hiệu quả kém hơn
tiamulin. Không nên sử dụng cho thú non và chống chỉ định trên ngựa.
Độc tính: Độc tính quan trọng nhất của lincomycin là gây tiêu chảy màng giả
rất nặng có thể dẫn đến tử vong ở ngựa, thỏ và động vật ăn cỏ do sự phát triển của
Clostridium difficile đề kháng với lincosamid.
2.1.3.6 Colistin
Nguồn gốc: Khác với kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên khác, colistin chiết
xuất từ nấm Aerobacillus colistinus.
Cấu trúc: Colistin là polymycin thuộc nhóm kháng sinh có chứa peptid, được
cấu tạo từ sự kết hợp nhiều phân tử acid amin nối với nhau bằng nối peptide, gồm một
đầu phân cực (vòng) và một đầu không phân cực (dây peptid).
Hình 2.8: Cấu trúc của colistin
Tính chất: Có dạng bột trắng, không mùi, vị đắng, háo ẩm, bền ở tình trạng
khô.
Dược động học: Colistin không hấp thu qua ruột, sử dụng đường uống có tác
dụng tại chỗ. Khi dùng đường tiêm, gắn kết trung bình với huyết tương. Thuốc phân
12
bố nhanh đến tim, phổi, gan, thận, cơ và bài thải chậm dạng nguyên vẹn chủ yếu qua
thận.
Dược lực học
Cơ chế tác động: Colistin là kháng sinh diệt khuẩn. Nó kết hợp lên các
phospholipid của màng bào tương vi khuẩn làm rối loạn sự sắp xếp các lớp lipoprotein
của màng bào tương, dẫn đến thay đổi tính thấm chọn lọc qua màng, khi đó các thành
phần tế bào bị thoát ra ngoài và vi khuẩn bị tiêu diệt.
Phổ kháng khuẩn: Không có hoạt tính trên vi khuẩn G+. Có tác động trên vi
khuẩn G- như E.coli, Salmonella spp., Pseudomonas aeruginosae.
Chỉ định: Do tính độc đối với động vật hữu nhũ nên kháng sinh này chủ yếu
được dùng để trị nhiễm khuẩn tại chỗ. Colistin dùng trị tiêu chảy, viêm ruột do E.coli,
Salmonella spp. gây ra trên trâu, bò, heo (Huỳnh Thị Ngọc Phương, 2009).
2.2 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THUỐC THÚ Y
2.2.1 Chất lượng thuốc và yêu cầu chất lượng
Chất lượng thuốc là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc được thể hiện
mức độ phù hợp những yêu cầu đã định trước những điều kiện xác định về kinh tế, kỹ
thuật, xã hội, thể hiện bởi những yêu cầu sau:
- Có hiệu lực phòng và chữa bệnh.
- Không có hoặc ít có tác dụng có hại.
- Ổn định về chất lượng trong thời hạn đã xác định.
- Tiện dụng và dễ bảo quản (Đặng Văn Hòa và cs, 2002).
Thuốc là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, có quan hệ trực tiếp đến sức khỏe cộng
đồng, đến chất lượng và hiệu quả của việc phòng và trị bệnh. Vì thế thuốc phải được
đảm bảo chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất (từ nguyên liệu cho đến thành
phẩm), trong quá trình bảo quản, lưu thông và sử dụng.
Mục tiêu đảm bảo chất lượng trên chỉ đạt khi thuốc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
cơ bản sau:
- Thuốc có chứa đúng các thành phần theo tỉ lệ quy định của công thức đã được
đăng ký và được cấp phép (định tính, định lượng).
- Thuốc được phép sản xuất và sản xuất theo đúng các quy trình đã đăng ký và
được cấp phép.
13
- Có độ tinh khiết đạt yêu cầu quy định.
- Thuốc được đóng gói trong các các đồ đựng và đồ bao gói với nhãn thích hợp
và đúng quy cách đã đăng ký.
- Thuốc được bảo quản, phân phối, quản lý theo quy định để chất lượng của
thuốc được duy trì trong suốt tuổi thọ đã đăng ký (Trần Tích và cs, 2007).
2.2.2 Kiểm tra chất lượng thuốc thú y
Kiểm tra chất lượng thuốc thú y hay kiểm nghiệm thuốc thú y là tiến hành các
phương pháp phân tích để xác định sự phù hợp của các chỉ tiêu chất lượng thuốc thú y,
các quy chuẩn kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm chất lượng theo quy định (Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2007).
Việc kiểm tra thuốc thú y được dựa vào những tiêu chuẩn được quy định sẵn
như Dược điển hay tiêu chuẩn ngành.
Mỗi dạng thuốc sẽ có những chỉ tiêu kiểm nghiệm ứng với dạng đó. Ví dụ khi
kiểm tra thuốc tiêm người ta sẽ kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, pH, thể tích, độ vô
khuẩn, chất gây sốt, nội độc tố vi khuẩn, định tính, định lượng. Hay khi kiểm tra thuốc
dạng bột ngoài cảm quan, định tính, định lượng còn phải kiểm tra độ mịn, độ ẩm, đồng
đều hàm lượng, đồng đều khối lượng. Thuốc đảm bảo chất lượng là thuốc đáp ứng đầy
đủ các tiêu chuẩn đăng ký.
Mục tiêu của kiểm tra chất lượng thuốc ngoài việc đảm bảo thuốc tốt (có chất
lượng) cho đối tượng sử dụng thuốc còn giúp phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất
lượng để xử lý và không cho phép lưu hành trên thị trường.
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thuốc
Nhầm lẫn trong sản xuất pha chế hoặc nhầm lẫn về nhãn, bao gói do không
chấp hành nghiêm ngặt những quy tắc sản xuất thuốc.
Thuốc giả không có hoạt chất chính hay có hoạt chất nhưng thấp hơn mức quy
định.
Việc lựa chọn công thức bào chế cũng như kỹ thuật bào chế chưa đúng. Các
nhà sản xuất khi sản xuất ra các loại sản phẩm không nghiên cứu độ bền vững cũng
như tuổi thọ sản phẩm trước khi sản xuất nên chất lượng thuốc giảm dần theo thời
gian.
14
Cơ sở sản xuất chưa hội tụ đầy đủ điều kiện nhất là thiếu các phương tiện kiểm
tra chất lượng đã vội vàng sản xuất và đưa vào lưu thông những sản phẩm mà bản thân
họ không nắm rõ được chất lượng.
Những sản phẩm được đảm bảo về mặt chất lượng nhưng do quá trình lưu trữ
không tuân thủ điều kiện bảo quản theo quy định nên hàm lượng và các thành phần có
trong chế phẩm thay đổi, dẫn đến thay đổi chất lượng sản phẩm (Đặng Văn Hòa, 2002)
2.3 PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG DÙNG TRONG ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG
THUỐC THÚ Y
Thử định tính là phép thử cần thiết để nhận biết thuốc hay những thành phần
chính của thuốc dựa trên một tính chất đặc hiệu.
Thử định lượng nhằm xác định hàm lượng của các hoạt chất có trong mẫu
kháng sinh đem thử dựa trên phép đo các đặc tính hóa học, vật lý của các chất hoặc
của các phản ứng hóa học (Bộ Y Tế, 2002).
2.3.1 Phương pháp hóa học
Các phản ứng định tính
Mỗi thuốc đều có một nhóm hợp chất xác định. Có thể dựa vào nhóm hợp chất
đó để định tính thuốc bằng các phản ứng màu hay kết tủa đặc trưng. Ví dụ để định tính
kháng sinh lincomycin hydroclorid thì dùng thuốc thử Natri nitroprusiat 2%, màu đỏ
tím sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, phương pháp này thường phải đi kèm với một hoặc nhiều
phương pháp định tính khác (phổ hồng ngoại…) mới chính xác (Nguyễn Viết Kình,
2008).
Phương pháp chuẩn độ thế
Đây là phương pháp chuẩn độ dựa trên sự khảo sát điện thế hình thành trong
quá trình chuẩn độ. Trong quá trình này, nồng độ của chất cần chuẩn độ giảm đi khi ta
nhỏ dung dịch chuẩn độ vào. Sự giảm đi này được theo dõi bằng việc đo điện thế của
các điện cực nhúng vào trong dung dịch. Tại điểm kết thúc, chất chuẩn độ nhỏ xuống
không sử dụng tới nữa (lượng dư) sẽ gây ra sự thay đổi đột ngột về nồng độ của nó
trong dung dịch và gây ra sự thay đổi đột ngột về điện thế đo được hay tạo ra một
bước nhảy điện thế. Chuẩn độ thế có thể là chuẩn độ acid-base, chuẩn độ oxy hóa khử
hoặc chuẩn độ môi trường khan (Nguyễn Thị Thu Vân, 2004).
15