Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KHẢO SÁT CÁC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TỔ ĐIỀU TRỊ 187 LÝ CHÍNH THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT CÁC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ
GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TỔ ĐIỀU TRỊ
187 LÝ CHÍNH THẮNG

Họ và tên sinh viên : DIỆP NGỌC TRÚC
Ngành
: BÁC SĨ THÚ Y
Niên khóa
: 2004 – 2009

Tháng 9 năm 2009


KHẢO SÁT CÁC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ GHI
NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TỔ ĐIỀU TRỊ
187 LÝ CHÍNH THẮNG

Tác giả

DIỆP NGỌC TRÚC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S NGUYỄN VĂN PHÁT
BSTY LÊ PHẠM BẢO CHÂU



Tháng 9 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Văn Phát đã hết lòng
dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu và động viên tôi trong suốt thời gian thực
tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn Bác sĩ Thú Y Lê Phạm Bảo Châu đã tạo mọi điều kiện
và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tại Trạm.
Xin cám ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh;
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú y cùng toàn thể quý thầy cô; Ban lãnh đạo Trạm
Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị, Tổ Điều trị 187 Lý Chính thắng, Chi cục Thú y
thành phố Hồ Chí Minh và toàn thể cô chú, anh chị làm việc tại Trạm đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực tập.
Cuối lời, tôi xin kính chúc quý thầy cô, anh chị và các bạn được nhiều sức
khoẻ, thành đạt và hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Khảo sát các bệnh đường hô hấp trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại
Tổ Điều Trị 187 Lý Chính Thắng “ được tiến hành tại Tổ Điều Trị Chi Cục Thú Y 187
Lý Chính Thắng TP Hồ Chí Minh, thời gian từ 12/02 đến 12/06/2009.
Qua khảo sát 2537 chó bệnh được đem đến khám tại trạm có 468 chó có biểu hiện
bệnh đường hô hấp. Khảo sát 31 ca bệnh chụp X-quang.
Kết quả thu được như sau:

-

Tỷ lệ chó bệnh có triệu chứng hô hấp là 18,45%. Trong đó chó ở nhóm < 2

tháng có tỷ lệ bệnh là 24,67%, nhóm > 2 – 6 tháng tuổi có tỷ lệ bệnh là 25,83%,
nhóm > 6 -12 tháng có tỷ lệ bệnh là 13,62% và nhóm > 12 tháng là 15,72%. Nhóm
chó ngoại bệnh nhiều hơn nhóm chó nội (19,69% so với 15,43%, theo thứ tự),
nhóm chó đực bệnh nhiều hơn nhóm chó cái (20,94% so với 16,39% theo thứ tự)
-

Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu trong bệnh đường hô hấp là nhịp thở không

đều (78,42%), chảy dịch mũi (67,95%), sốt (58,12%), ho (49,15%). Ngoài triệu
chứng hô hấp đơn thuần, chó còn kèm theo các bệnh khác như viêm ruột (17,74%),
viêm da (8,33%), đục giác mạc (1,92%), …
-

Tỷ lệ chó bệnh được đề nghị chụp X-quang là 6,62%.

-

Tỷ lệ xác định bệnh đường hô hấp dựa vào chẩn đoán lâm sàng (51,61%) thấp

hơn tỷ lệ xác định bệnh dựa vào X-quang (90,32%).
-

Hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp ở chó khá cao (73,84%), trong đó hiệu quả

điều trị bệnh đường hô hấp trên (84,12%) cao hơn bệnh đường hô hấp dưới
(60,61%). Thời gian điều trị bệnh đường hô hấp có hiệu quả nhất là từ 3 – 7 ngày.


iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ..................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN............................................................................................ iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ................................................................. viii
Chương 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
U

1.1

Đặt vấn đề .........................................................................................................1

1.2

Mục đích ...........................................................................................................2

1.3

Yêu cầu .............................................................................................................2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................3
U


2.1

Đặc điểm sinh lý trên chó .................................................................................3

2.1.1

Thân nhiệt .........................................................................................................3

2.1.2

Nhịp thở ............................................................................................................3

2.1.3

Mạch đập ..........................................................................................................3

2.1.4

Tuổi thành thục sinh dục và chu kì lên giống...................................................3

2.1.5

Thời gian mang thai và tuổi cai sữa..................................................................3

2.2

Cấu tạo hệ thống hô hấp trên chó .....................................................................4

2.2.1


Mũi và xoang mũi.............................................................................................4

2.2.2

Yết hầu..............................................................................................................4

2.2.3

Thanh quản .......................................................................................................4

2.2.4

Khí quản............................................................................................................5

2.2.5

Phế quản............................................................................................................5

2.2.6

Phổi ...................................................................................................................5

2.3

Sơ lược về quá trình hô hấp trên chó................................................................6

2.3.1

Tình trạng hô hấp bình thường .........................................................................6


2.3.2

Tình trạng hô hấp bất thường ...........................................................................6
iv


2.4

Một số nguyên nhân gây bệnh có biểu hiện đường hô hấp ..............................7

2.4.1

Do virus ............................................................................................................7

2.4.2

Do vi khuẩn.......................................................................................................7

2.4.3

Do ký sinh trùng ...............................................................................................8

2.4.4

Do nấm..............................................................................................................9

2.4.5

Do tân bào.........................................................................................................9


2.4.6

Do dị tật bẩm sinh.............................................................................................9

2.4.7

Do tổn thương .................................................................................................10

2.4.8

Do chất kích ứng.............................................................................................10

2.4.9

Do ngoại vật....................................................................................................10

2.5

Một số bệnh đường hô hấp thường gặp trên chó ............................................10

2.5.1

Bệnh nội khoa .................................................................................................10

2.5.1.1 Chảy máu mũi.................................................................................................10
2.5.1.2 Viêm mũi ........................................................................................................11
2.5.1.3 Viêm thanh quản, khí quản.............................................................................12
2.5.1.4 Viêm phế quản................................................................................................12
2.5.1.5 Bệnh viêm phổi...............................................................................................13
2.5.1.6 Bệnh viêm màng phổi.....................................................................................13

2.5.2

Bệnh ngoại khoa .............................................................................................14

2.5.2.1 Hẹp khí quản...................................................................................................14
2.5.2.2 Thoát vị cơ hoành ...........................................................................................17
2.5.3

Bệnh truyền nhiễm..........................................................................................18

2.5.3.1 Bệnh Carré ......................................................................................................18
2.5.3.2 Bệnh ho cũi chó ..............................................................................................19
2.6

Chẩn đoán bằng X-quang ...............................................................................19

2.7

Lược duyệt một số công trình nghiên cứu bệnh đường hô hấp trên chó........21

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.....................................22
3.1

Thời gian và địa điểm khảo sát.......................................................................22

3.2

Đối tượng khảo sát..........................................................................................22

3.3


Phương tiện khảo sát.......................................................................................22
v


3.4

Nội dung khảo sát ...........................................................................................22

3.5

Phương pháp tiến hành ...................................................................................23

3.5.1

Lập bệnh án theo dõi bệnh..............................................................................23

3.5.2

Chẩn đoán lâm sàng........................................................................................23

3.5.3

Chẩn đoán phi lâm sàng..................................................................................23

3.5.4

Điều trị ............................................................................................................24

3.5.5


Tổng kết kết quả .............................................................................................24

3.6

Các chỉ tiêu khảo sát .......................................................................................24

3.7

Phương pháp xử lí số liệu ...............................................................................25

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................26
4.1

Tình hình chó bệnh có triệu chứng bệnh đường hô hấp .................................26

4.1.1

Tỉ lệ chó có triệu chứng bệnh đường hô hấp ..................................................26

4.1.2

Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giống ........................................................27

4.1.3

Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giới tính....................................................28

4.1.4


Tỉ lệ chó bệnh đường hô hấp theo lứa tuổi .....................................................29

4.2

Những triệu chứng phổ biến khi chó bệnh trên đường hô hấp .......................30

4.2.1

Một số triệu chứng phổ biến khi chó bệnh trên đường hô hấp.......................30

4.2.2

Tỉ lệ bệnh trên đường hô hấp đi kèm với các triệu chứng khác .....................33

4.3

Kết quả theo dõi tỉ lệ xác định bệnh đường hô hấp bằng X - quang ..............33

4.4

Mô tả hình ảnh X – quang xoang ngực ..........................................................35

4.5

Đánh giá hiệu quả điều trị tại tổ điều trị 187 Lý Chính Thắng ......................39

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................41
5.1

Kết luận...........................................................................................................41


5.2

Đề nghị............................................................................................................41

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................42
PHỤ LỤC .....................................................................................................................44

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tỷ lê chó bệnh có biểu hiện đường hô hấp ....................................................26
Bảng 4.2 Tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp theo giống.......................................................27
Bảng 4.3 Tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp theo nhóm giới tính ........................................28
Bảng 4.4 Tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp theo nhóm tuổi ...............................................29
Bảng 4.5 Một số triệu chứng lâm sàng trên chó có biểu hiện bệnh hô hấp...................31
Bảng 4.6 Tỷ lệ chó có triệu chứng hô hấp ghép với triệu chứng bệnh khác .................33
Bảng 4.7 Tỷ lệ xác định bệnh đường hô hấp bằng kỹ thuật X-quang ...........................34
Bảng 4.8 Số ca điều trị theo dõi và không theo dõi được.............................................39
Bảng 4.9 Thời gian điều trị có hiệu quả trên chó bệnh đường hô hấp .........................39

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1 Cấu tạo hệ thống hô hấp trên chó .....................................................................4
Hình 2.2 Hình thái ngoài của phổi (mặt lưng).................................................................6

Hình 2.3 Các mức độ hẹp khí quản ...............................................................................15
Hình 2.4 Hình ảnh X-quang cho thấy chó bị hẹp khí quản ...........................................15
Hình 2.5 Hình nội soi khí quản bị hẹp..........................................................................15
Hình 2.6: Phương pháp phẫu thuật điều trị hẹp khí quản..............................................16
Hình 2.7: Hình ảnh X-quang sau khi được phẫu thuật..................................................17
Hình 4.1 Chó chảy dịch mũi có màu đục, mùi tanh. .....................................................33
Hình 4.2 Hình phổi bình thường tư thế bên...................................................................35
Hình 4.3 Hẹp khí quản và viêm phổi nhẹ.....................................................................35
Hình 4.4 Rách cơ hoành ...............................................................................................36
Hình 4.5 Hình chụp đại thể bệnh tích rách cơ hoành ....................................................36
Hình 4.6 và 4.7 Viêm phổi thùy và bệnh tích đại thể...................................................37
Hình 4.8 Viêm phổi kèm tim to ...................................................................................37
Hình 4.9 Viêm phổi có tích dịch, tim to ........................................................................38
Hình 4.10 Hình siêu âm tràn dịch màng phổi...............................................................38
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chó có biểu hiện bệnh hô hấp so với các bệnh khác.........................26
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp theo nhóm giống ........................................27
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp theo nhóm giới tính....................................28
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ chó bệnh đường hô hấp theo nhóm tuổi ...........................................29
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh đường hô hấp ....................31
Biểu đồ 4.6 Thời gian điều trị có hiệu quả trên chó bệnh đường hô hấp .....................40

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với trào lưu chung của xã hội, việc du nhập nhiều giống chó quý ngày càng
tăng và tạo được sự chú ý tại các làng chó kiểng trong và ngoài nước. Chính sự phong
phú đa dạng của các chủng loại chó trong nước đã dẫn đến việc hình thành một hệ

thống chăm sóc thú kiểng áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chẩn đoán, xét
nghiệm, điều trị. và ngày càng có nhiều gia chủ đưa chó đến khám tại trạm điều trị và
các phòng khám.
Trong những ca bệnh được đưa đến khám và điều trị tại phòng khám thì các bệnh
trên đường hô hấp vẫn chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra
như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, do thay đổi thời tiết, do nấm, do môi trường…hay
có thể do di truyền. Chính vì lý do đó mà việc nghiên cứu và khảo sát tình hình bệnh
lý đường hô hấp trên chó là vấn đề cần thiết và có tính thực tế, qua đó góp phần nâng
cao kiến thức cho chủ nuôi nhằm có các biện pháp chăm sóc thích hợp, đồng thời giúp
chẩn đoán và điều trị hiệu quả đối với các ca bệnh có triệu chứng hô hấp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM cùng với sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn
Phát và BSTY. Lê Phạm Bảo Châu chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
KHẢO SÁT CÁC BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TỔ ĐIỀU TRỊ 187 LÝ CHÍNH THẮNG.

1


1.2 Mục đích
-

Biết được tình hình bệnh trên đường hô hấp của chó hiện nay.

-

Nâng cao sự hiểu biết về việc chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp ở chó.

-

Rút ra kinh nghiệm thực tiễn.


1.3 Yêu cầu
-

Ghi nhận tỉ lệ chó bệnh có triệu chứng đường hô hấp theo tuổi, giống, giới tính.

-

Hỗ trợ chẩn đoán bằng hình ảnh X-quang và siêu âm.

-

Ghi nhận kết quả điều trị.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh lý trên chó
2.1.1 Thân nhiệt
- Đo ở trực tràng: 380C - 390 C.
- Thân nhiệt buổi sáng thấp hơn buổi chiều 0,2 - 0,50C.
2.1.2 Nhịp thở
- Chó lớn: 10 - 40 lần/ phút.
- Chó con: 15 - 40 lần/ phút.
- Chó thở thể ngực.
- Theo Nguyễn Như Pho (2000), nhịp thở của chó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
tuổi càng cao tần số hô hấp càng chậm, nhiệt độ môi trường, tình trạng của thú như:
mang thai, sợ hãi, làm việc nặng.

2.1.3 Mạch đập
- Chó lớn: 60 - 160 lần/ phút.
- Chó con: 200 - 220 lần/ phút.
2.1.4 Tuổi thành thục sinh dục và chu kì lên giống
- Chó đực: 6 – 12 tháng
- Chó cái: 7 – 13 tháng
Chu kỳ lên giống: Chó động dục 2 lần mỗi năm, khoảng cách giữa 2 kỳ động dục là
6 - 8 tháng, thường xảy ra vào tháng 3 – 5 và tháng 9 – 11 trong năm, thời gian động
dục kéo dài khoảng 12 – 20 ngày. Thời gian phối giống tốt nhất là ngày thứ 9 – 13
của chu kì động dục.
2.1.5 Thời gian mang thai và tuổi cai sữa
Thời gian mang thai của chó: 58 – 63 ngày.
Tuổi cai sữa của chó con : 8 – 9 tuần tuổi

3


2.2 Cấu tạo hệ thống hô hấp trên chó
Hệ thống hô hấp của chó có 2 chức năng chính: điều hoà nhiệt độ của cơ thể và
cung cấp oxygen., thải carbon dioxide.

Hình 2.1 Cấu tạo hệ thống hô hấp trên chó
(nguồn />2.2.1 Mũi và xoang mũi
Xoang mũi là một xoang khá phức tạp, với giới hạn trước là 2 lỗ mũi, và giới hạn
sau là yết hầu. Mỗi nửa xoang mũi được lấp đầy bởi các xương loa mũi. Toàn bộ
xoang mũi được lát bởi niêm mạc mũi. Niêm mạc mũi được chia làm 2 vùng: vùng hô
hấp và vùng khứu giác.
2.2.2 Yết hầu
Là nơi nối liền giữa họng và khí quản để không khí qua lại và cũng là bộ phận
thông với miệng và tai

2.2.3 Thanh quản
Là xoang ngắn giữa yết hầu và khí quản, phần dưới thanh quản thông với yết hầu
có nắp thanh quản, phần trên thông với khí quản. Ngoài nhiệm vụ hô hấp, thanh quản
còn là cơ quan để phát âm, thanh quản có chức năng bảo vệ đường hô hấp từ khí quản
vào đến phổi, không cho thức ăn tràn vào khí quản nhờ một miếng sụn đặc biệt là sụn
tiểu thiệt hay còn gọi là nắp thanh quản (là nơi rất nhạy cảm, khi có vật lạ rơi vào, nó
sẽ tạo phản xạ tức thì đẩy vật ấy ra khỏi đường hô hấp)

4


2.2.4 Khí quản
Là ống dẫn khí lớn ngoài phổi, đầu trên giáp với thanh quản, đầu dưới chia đôi
thành 2 phế quản gốc. Cấu trúc chính của khí quản là các vòng sụn hình chữ C ghép
liên tục với nhau. Phần miệng của hình chữ C hướng lên trên, là nơi tựa với mặt dưới
của thực quản. Chính nhờ các vòng sụn hình chữ C mà khí quản và phế quản luôn luôn
mở, không bị xẹp xuống khi áp lực giảm trong động tác hít. Mặt trong khí quản được
lót bởi biểu mô trụ tầng có lông rung và có nhiều tuyến tiết chất nhày nhưng không
nhạy cảm bằng niêm mạc thanh quản (Lâm Thị Thu Hương, 2002)
2.2.5 Phế quản
Là 2 nhánh tận cùng của khí quản và phế quản gốc được coi là có cấu tạo gần
giống khí quản. Mỗi phế quản đi vào 1 lá phổi. Khi đi sâu vào phổi nó tiếp tục chia
thành nhiều nhánh nhỏ tạo thành một hệ thống ống nhiều cỡ ngày càng nhỏ dần và tận
cùng ở các phế nang.
Không khí đi qua đường hô hấp từ mũi đến nhánh phế quản không tiến hành sự
trao đổi khí với cơ thể mà không khí chỉ được sưởi ấm, lọc sạch bụi bẩn và giữ hơi
nước, vùng này là vùng vô hiệu (Đỗ Vạn Thử và Phan Quang Bá, 2002)
2.2.6 Phổi
Gồm 2 lá phổi phải và trái chiếm gần trọn vẹn các nửa của xoang ngực, là nơi trao
đổi khí, cấu tạo bởi 2 túi xốp có thành mỏng và đàn hồi nằm trong lồng ngực. Ngực

chó tương đối rộng và những thành bên của ngực uốn cong nhiều nên mặt sườn của 2
lá phổi lồi. Phổi phải to được chia làm bốn thuỳ: thuỳ đỉnh, thuỳ tim, thuỳ hoành cách
mô và thuỳ Azygos. Phổi trái nhỏ hơn chia làm ba thuỳ: thuỳ đỉnh, thuỳ tim, thuỳ
hoành cách mô. Phổi được bao bọc bởi màng phổi gồm lá tạng và lá thành.
-

Lá tạng bao mặt ngoài phổi, ngăn cách thuỳ phổi

-

Lá thành phủ mặt trong xoang ngực

Đơn vị nhỏ nhất của phổi là phế nang, phế nang là nơi trao đổi khí chính, mặt trong
là một lớp mô bì đặc biệt, xếp sát nhau, bên dưới là mô liên kết, và mạng lưới mạch
máu dày đặc, vì vậy phổi có tính đàn hồi rất cao.

5


Hình 2.2 Hình thái ngoài của phổi (mặt lưng)
( Nguồn : Anatomical Chart Company, 2002, Skokie, Illinois)
2.3 Sơ lược về quá trình hô hấp trên chó
Hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung quanh,
gồm sự tiếp thu, vận chuyển và thải các chất khí. Tham gia quá trình này là O2 (cần
cho sự biến dưỡng các chất ở mô bào) và CO2 (là sản phẩm cuối cùng của quá trình
trao đổi khí).
2.3.1 Tình trạng hô hấp bình thường
Khi hít vào, không khí sẽ qua mũi, họng vào khí quản, phế quản rồi đến phế nang.
Khi vào hệ hô hấp, không khí được làm nóng, làm ẩm và lọc sạch bụi nhờ hệ thống
mạch quản ở niêm mạc mũi và các lông mũi rồi mới đi vào phế nang. Khi thở ra không

khí đi ngược lại.
Các phản xạ như ho, hắt hơi có tác dụng loại trừ các sản vật kích thích ra khỏi cơ
quan hô hấp.
2.3.2 Tình trạng hô hấp bất thường
Khi sự hoàn chỉnh của hệ thống hô hấp bị suy giảm như phù, hẹp, co thắt phế quản,
u bướu, thủy thũng… sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi khí của cơ thể. Việc cung cấp
O2 và thải CO2 cùng các sản phẩm bài tiết qua đường hô hấp không hoàn chỉnh sẽ làm
tích tụ các sản phẩm có hại dẫn đến đầu độc cơ thể. Ngoài ra khi lượng O2 trong mô bị
giảm và lượng CO2 trong máu dư sẽ kích thích trung khu hô hấp làm tăng tần số và
cường độ hoạt động của tim gây tăng huyết áp và tăng tuần hoàn máu.
6


Nước mũi chảy nhiều cũng là biểu hiện bất thường của hệ thống hô hấp. Do tổn
thương tổ chức trên đường hô hấp, niêm mạc đường hô hấp tiết nhiều dịch nhầy,
những mảnh tế bào thượng bì bị bong tróc ra, đôi khi có máu hay mủ.
Nguyên nhân làm rối loạn các hoạt động hô hấp chủ yếu do:
-

Do điều kiện ngoại cảnh (như nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng của không khí,

chất độc,…), chế độ chăm sóc làm cho hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ hô hấp bị suy yếu
hoặc không còn hiệu lực.
-

Do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm.

-

Các bất thường về hệ hô hấp như bướu, ngoại vật, hẹp khí quản…


Ngoài ra, bệnh tim mạch cũng ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của chó (Nguyễn
Như Pho, 2000).
2.4 Một số nguyên nhân gây bệnh có biểu hiện đường hô hấp
2.4.1 Do virus
-

Paramyxoviridae: virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbillivirus gây bệnh

trên tất cả giống chó, mẫn cảm nhất là chó chăn cừu, German Shepherd Dog. Bệnh
thường xảy ra ở chó 2 - 12 tháng tuổi nhất là chó 3 - 4 tháng tuổi, những chó đang bú
sữa mẹ ít mắc bệnh hơn. Bệnh gây sốt cao, xáo trộn hô hấp cùng với ho chiếm 81 93% trường hợp, chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi (Trần Thanh Phong, 1996), thú
thở khò khè, âm rale ướt, khoé mũi có lẫn cả máu cùng với biểu hiện viêm phổi, một
số thú khác có biểu hiện xáo trộn tiêu hoá hoặc viêm não. Khi có sự phụ nhiễm của
vi trùng cơ hội làm chảy nhiều nước mũi có mủ, viêm phế quản, viêm phế quản phổi.
-

Canine adenovirus type 2: thú bệnh sốt cao hơn 400C (sốt 2 pha). Chó bị viêm

hạch hạnh nhân, viêm hầu họng có thể bị thủy thũng dưới da vùng hầu, cổ, thân.
Bệnh gây ho (viêm khí quản - phế quản).
2.4.2 Do vi khuẩn
-

Staphylococcus: đây là loại tụ cầu khuẩn gram (+), có hơn 20 loài Staphylococcus

nhưng chỉ có 3 loài gây bệnh là S.aureus, S.saprophytidis, S.epidermidis. Vi khuẩn
có khả năng tồn tại trên cơ thể động vật. Khi sức đề kháng của cơ thể thú giảm sẽ tạo
cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh và gây viêm phổi. Từ sự nhiễm trùng
cục bộ với vi khuẩn độc lực cao, nếu thú không điều trị có thể bị tử vong.

7


-

Streptococcus pneumoniae: đây là loại liên cầu khuẩn gram (+), có nhiều trong tự

nhiên, đặc biệt trên đường hô hấp. Đây là vi khuẩn cơ hội gây bệnh viêm phổi, viêm
xoang mũi...
-

Bordetella bronchiseptica: đây là trực khuẩn gram (-), sống ký sinh ở đường hô

hấp thường gây bệnh trên thú non như viêm mũi, viêm phế quản, viêm màng phổi.
-

Klebsiella: đây là loại trực khuẩn trùng đường ruột Enterobacteriaceae có vỏ tế

bào là lipopolysaccharides, có khả năng tiết độc tố gây sốt, tăng bạch cầu, giảm tiểu
cầu gây thiếu máu và nhiễm độc máu.
-

Escherichia coli: đây là trực khuẩn gram (-), không bào tử và di động nhờ những

lông quanh cơ thể. Đây cũng là loại vi khuẩn cơ hội, khi sức đề kháng giảm, vi
khuẩn phát triển và thường gây bệnh viêm kết mạc mắt, viêm niêm mạc mũi…
-

Pseudomonas: là trực khuẩn gram (-), không bào tử, di động. Vi khuẩn gây bệnh


mũi xanh ở người và động vật.
-

Haemophilus influenza: là loại trực khuẩn đa hình thái, gram (-), thường ký sinh

ở đường hô hấp trên và gây bệnh viêm mũi, viêm hầu, viêm xoang, viêm khí quản,…
-

Mycobacterium tuberculosis: đây là trực khuẩn dài, mảnh, gram (+), thường đứng

riêng lẻ hay kết dính thành từng đám. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường hô
hấp hay tiêu hoá nhưng hô hấp là đường lây nhiễm quan trọng. Khi hít phải vi khuẩn
lao, chúng sẽ tấn công vào phế nang, bám vào vách phế nang và tạo vị trí gây bệnh
đầu tiên.
-

Rickettsia: là vi sinh vật rất nhỏ, đa hình thái, nhỏ hơn vi khuẩn, gram (-) , sống

ký sinh nội bào bắt buộc và gây bệnh sốt phát ban với triệu chứng điển hình là xuất
huyết ồ ạt hai bên mũi.
2.4.3 Do ký sinh trùng
-

Philaroide osleri (giun phổi): Giun phổi cho thuộc họ Metastrongilidae ký sinh ở

phế quản chó, phổi chó. Bệnh truyền trực tiếp từ chó mẹ sang chó con qua nước bọt
và phân. Chó dưới 5 năm tuổi thường nhiễm bệnh nhưng biểu hiện lâm sàng thường
gặp ở chó con từ 6-18 tháng tuổi. Chó bệnh kém ăn, ho khan kéo dài, khó thở, thú có
cảm giác muốn khạc vật gì trong cổ họng. Khi chó vận động nhiều thường ho, thở
gấp, hay nằm.

8


-

Dirofilaria immitis (giun tim): Giun ký sinh ở động mạch phổi, tim của chó

(thường gặp ở chó trên 2 năm tuổi). Ấu trùng truyền qua vật chủ trung gian là muỗi,
ấu trùng vào máu di chuyển về tim và động mạch phổi. Khi ấu trùng phát triển thành
giun trưởng thành đã có dấu hiệu bệnh, tim bị viêm van tim. Các chất bài tiết, ấu
trùng của giun cũng như những giun chết đều gây độc cho chó, có thể gây tắc mạch
máu làm chó chết.
-

Toxocara larvae (ấu trùng giun đũa) Chó ăn phải ấu trùng gây nhiễm, vào ruột

theo mạch máu về gan, lên tim, phổi rồi ra khí quản, chó nuốt lại ấu trùng xuống ruột
non, ấu trùng lột xác 2 lần phát triển thành giun trưởng thành và được gọi là
Toxocara canis. Chó nhiễm bệnh gầy còm, mất tính thèm ăn, thiếu máu, chậm lớn,
tiêu chảy, bụng to, ói mửa có lẫn cả giun (thường ở chó dưới 2 tháng tuổi). Ấu trùng
có thể gây viêm phổi.
-

Capillaria aerophila: ký sinh ở khí quản chó và thú ăn thịt.

2.4.4 Do nấm
-

Aspergillus fumigatus (nấm phổi): xâm nhập chủ yếu vào phổi qua đường hô hấp,


gây bệnh tích kết hạt giống lao. Bào tử tồn tại trong không khí nên chó dễ hít vào.
-

Histoplasma capsulatum: xâm nhập vào đường hô hấp gây bệnh tiên phát. Bệnh

xảy ra trên hầu hết các loài, nấm, gây hoại tử giống lao phổi, bệnh tích ở thận, lách,
gây viêm loét ruột, viêm tuỷ xương và gây nhiễm trùng toàn thân (trích dẫn liệu
Phạm Thị Thư, 2008).
2.4.5 Do tân bào
-

Tân bào thứ phát ở phổi có rất nhiều và phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau.

Tân bào di căn đến phổi theo đường huyết và sẽ huỷ hoại nhu mô phổi khi sinh sản
và lan rộng. Các phế nang có thể bị tân bào làm hư hại hoàn toàn.
-

Một số chó bị u bướu mọc trong mũi ở thời kỳ tiên phát không thể quan sát được

bằng mắt thường làm cho chó bị chảy máu mũi, hắt hơi, ho khạc. Nếu một số trường
hợp u bướu mọc ở ngực chó thì thường biến thành ung thư, chân của ung thư mọc
lan dần xuống phổi (Nguyễn Văn Khanh, 2004).
2.4.6 Do dị tật bẩm sinh
Hẹp khí quản, u thịt trong xoang mũi, xoắn xương mũi dưới…
9


2.4.7 Do tổn thương
Chó có thể bị tổn thương khí quản do dây xích hoặc do cắn nhau gây chảy máu hay
gây ho. Trường hợp nghiêm trọng nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến

nhiễm trùng và hoại tử làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ hô hấp.
Ngoài ra chó cũng có thể bị giập mũi, đứt mũi do một số tai nạn như bị tông xe, vật
nặng rơi phải…
2.4.8 Do chất kích ứng
Chó hít phải những chất kích ứng như khói thuốc, khí độc, các loại thuốc xịt côn
trùng, bụi hoặc ăn phải thức ăn nhiễm độc…gây ngộ độc và gây tổn hại đến các cơ
quan trong cơ thể như gan, thận, phổi.
2.4.9 Do ngoại vật
Chó có thể hít phải ngoại vật trong lúc đùa giỡn hoặc bị sặc thức ăn, nước uống vào
đường hô hấp. Nếu ngoại vật lớn có thể tắc nghẽn đường hô hấp gây nghẹt thở, tím tái
và có thể dẫn đến chết. Ngoại vật nhỏ có thể kích thích gây ho khạc, gây viêm và gây
tổn thương niêm mạc đường hô hấp.
2.5 Một số bệnh đường hô hấp thường gặp trên chó
Những bệnh đường hô hấp thường gặp ở chó mèo. Mặc dù những dấu hiệu lâm
sàng như ho, khó thở thường được cho là những vấn đề chính trên hệ hô hấp, nhưng
chúng cũng có thể là dấu hiệu thứ phát từ rối loạn những cơ quan khác (như suy tim).
Cả những chó nhỏ và chó lớn đều có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cao. Lúc mới
sinh, hệ hô hấp và hệ miễn dịch của thú chưa phát triển toàn diện, dẫn đến việc tạo
thuận lợi cho những tác nhân gây bệnh lan tràn vào phổi, và vào trong phế nang. Trên
chó lớn, những thay đổi suy biến mãn tính làm phá vỡ hàng rào màng nhầy- lông mao
bình thường và mất chức năng miễn dịch, điều này có thể làm phổi dễ bị tổn thương
bởi những tác nhân gây bệnh trong không khí và chất độc.
2.5.1 Bệnh nội khoa
2.5.1.1
-

Chảy máu mũi

Nguyên nhân: do mũi hay các khí quan lân cận của mũi như phổi, họng, thanh


quản bị tổn thương, xuất huyết, do ứ huyết tĩnh mạch phổi trong bệnh say nắng, cảm
10


nóng, suy tim… hay do hiện tượng tăng huyết áp. Ngoài ra chó bị bướu, bị nhiễm nấm
hay bị bệnh do Rickettisa cũng có thể gây chảy máu mũi.
-

Triệu chứng: tuỳ theo nguyên nhân mà sự chảy máu biểu hiện khác nhau.
Nếu do tổn thương cục bộ thì máu chảy ra ở một bên mũi và ít. Trường hợp mũi bị

viêm thì máu chảy ra có lẫn dịch nhầy.
Nếu tổn thương vùng họng, thanh - khí quản thì máu chảy ra ở cả hai bên mũi.
Nếu do xuất huyết phổi thì máu có màu đỏ tươi và có lẫn bọt khí, thú khó thở.
Nếu say nắng, cảm nóng thì ngoài chảy máu mũi thú còn có hiện tượng hoảng sợ,
khó thở, niêm mạc mắt sung huyết, tĩnh mạc cổ phồng to.
-

Điều trị: để thú ở tư thế đầu cao hơn đuôi, lau sạch vùng mũi cho thú dễ thở,

dùng nước đá chườm lên vùng mũi và vùng trán. Dùng thuốc cầm máu adrenoxyl,
dicynone hay transamine. Tuỳ theo từng nguyên nhân bệnh mà cần kết hợp với các
liệu pháp điều trị khác nhau.
2.5.1.2
-

Viêm mũi

Nguyên nhân: Viêm mũi tiên phát do vi khuẩn rất hiếm trên chó mèo. Nó có thể


do Bordetella bronchiseptica ở chó. Viêm mũi và xoang mũi do vi khuẩn thường là
sự nhiễm trùng kế phát. Viêm mũi hay xoang mũi dị ứng thì thường có theo mùa.
Viêm màng nhày mũi và xoang mũi có thể ở thể cấp tính hay mãn tính.
-

Triệu chứng: niêm mạc mũi bị kích thích làm chó hắt hơi liên tục, lấy chân cào

mũi, chảy nước mũi, thở bằng miệng, khó thở lúc hít. Khi có viêm nhiễm trên đường
hô hấp trên thường có kết hợp với chảy nuớc mắt và viêm kết mạc.
-

Chẩn đoán: chủ yếu dựa vào triệu chứng khó thở, chảy nước mũi, hắt hơi, niêm

mạc mũi sưng, sung huyết. Nếu kế phát từ bệnh khác thì sẽ có triệu chứng bệnh
khác. Ngoài ra còn có thể dựa vào lịch sử bệnh, hình X-quang, khám mũi, sinh thiết
mũi và loại trừ những nguyên nhân khác gây chảy mũi và hắt hơi.
-

Điều trị: dùng kháng sinh diệt khuẩn, có thể dùng atropin để giảm tiết nhày (Hồ

Văn Nam, 1997).

11


2.5.1.3
-

Viêm thanh quản, khí quản


Nguyên nhân: do thú cảm lạnh hay hít phải không khí bẩn, các chất kích thích

niêm mạc như bụi, khói, nấm mốc… Do kế phát từ nhiễm trùng vùng họng. do
Staphylococcus, Streptococcus…
-

Triệu chứng: thể màng giả vi khuẩn tấn công rất mạnh làm hư hại lớp niêm mạc

và lớp dưới niêm thanh khí quản, vùng này sưng to lên làm hẹp đường dẫn khí dẫn
đến thú khó thở. Lớp niêm mạc, lớp dưới niêm bị hư hại sau vài giờ sẽ hình thành
nên màng giả bít luôn đường dẫn khí, thú sẽ thở rất khó khăn. Trường hợp viêm cata
cấp tính, thú sốt vừa hoặc nhẹ, ho rất dữ dội, ngứa thanh quản, không khó thở do
không kéo màng giả.
Viêm mãn tính xảy ra khi viêm cấp chữa không đến nơi đến chốn, do không giải
quyết được nguyên nhân gây bệnh, thú thường không có biểu hiện sốt.
-

Chẩn đoán : căn cứ vào triệu chứng ho, tiếng rít thanh quản, khó thở, không xuất

hiện âm hô hấp bệnh lý.
-

Điều trị : dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn trong 3 - 4 ngày, có thể xông mũi

bằng dexamethasone, nên bổ sung vitamin B-complex, vitamin C, đồng thời giữ ấm
cho thú, cho ăn thức ăn lỏng (Nguyễn Như Pho, 2000).
Ngoài ra, khi chó nhiễm Adenovirus type 2 sẽ gây ra bệnh viêm thanh khí quản
truyền nhiễm (còn gọi là bệnh ho cũi ở chó).
2.5.1.4


Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là bệnh viêm trên lớp niêm mạc phế quản, thường thì bệnh
xảy ra ở chó con nhiều hơn chó trưởng thành.
-

Nguyên nhân: do thú bị cảm lạnh, chăm sóc nuôi dưỡng kém làm thú giảm sức đề

kháng, dễ nhiễm các vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus, Bordetella,
Pasteurella, Mycoplasma.
-

Triệu chứng: viêm phế quản lớn chó sốt nhẹ hoặc vừa, nước mũi chảy nhiều, có

tiếng rít phế quản, ho vừa, âm ran xuất hiện trễ, giảm tần số hô hấp. Viêm phế quản
nhỏ chó sốt cao, chảy nhiều nước mũi, ho nhiều thường xuyên, âm ran và tiếng rít
xuất hiện sớm, khó thở, tăng tần số hô hấp.

12


-

Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng như tiếng rít phế quản, âm ran, khó thở

và X-quang.
-

Điều trị: dùng kháng sinh phối hợp với các biện pháp chăm sóc quản lí, nếu cần


có thể cung cấp thuốc hạ sốt, thuốc trợ hô hấp, giảm viêm và tăng đề kháng bằng Bcomplex, vitamin C.
2.5.1.5
-

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi cục bộ: trên bề mặt xuất hiện từng chùm tiểu thuỳ bị viêm, bao gồm

các phế quản nhỏ và phế nang, vùng viêm nhỏ phân tán khắp cả hai lá phổi
-

Viêm phổi thuỳ: vùng lớn của phổi viêm, thú sốt cao, khó thở, chết nhanh.

-

Triệu chứng:
Viêm phổi cục bộ: sốt lên xuống, ho ít và kéo dài, trên hình ảnh X-quang thấy

nhiều vùng sáng màu nhỏ gờ tròn, nghe phổi âm ran xuất hiện sớm, tiếng rít phế
quản.
Viêm phổi thuỳ: bệnh phát ra đột ngột, sốt cao liên tục, ho ngắn, đau khi ho, rất
khó thở, tần số hô hấp tăng rất cao, thở cạn, nghe phổi có âm ran xuất hiện.
-

Chẩn đoán: dựa vào các triệu chứng sốt, ho, thở khó, nghe phổi có tiếng rít, thở

khò khè, hay nằm một bên. Kiểm tra ngực thú thường đau trong trường hợp viêm
màng phổi và nghe ngực có âm cọ xát, trường hợp nặng thú suy nhược toàn thân và
suy hô hấp.
-


Điều trị: dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn gây bệnh hay ngừa phụ nhiễm. Dùng

thuốc kháng viêm, hạ sốt, trợ hô hấp khi cần thiết. Nâng cao sức đề kháng bằng
vitamin, tiêm truyền glucose ( Nguyễn Như Pho, 2000)
2.5.1.6

Bệnh viêm màng phổi

Viêm màng phổi là viêm trên bề mặt thành ngực, hay trên bề mặt phổi, dịch viêm
tiết ra và bị tích trong xoang ngực làm cản trở hoạt động hô hấp
-

Nguyên nhân: nguyên nhân chính do các vi sinh vật như Pasteurella,

Streptococcus, Staphylococcus. Ngoài ra, còn có các tác nhân vật lí tác động mạnh
vào phổi như chất độc, nhiệt độ khắc nghiệt,…

13


-

Triệu chứng: chó có biểu hiện sốt không theo qui luật, đau vùng ngực, thở cạn và

thở thể bụng. Hiện tượng phù thũng xuất hiện ở vùng thấp của cơ thể. X-quang thấy
vùng ngực sáng cả hai tư thế chụp nghiêng và đứng.
-

Chẩn đoán: nghe tiếng cọ phế mạc ở thể viêm khô. Khi thở có âm bơi, chọc dò


xoang ngực thấy có dịch thẩm xuất.
-

Điều trị: chăm sóc chó chu đáo. Tiêm kháng sinh để diệt vi khuẩn gây bệnh, dùng

thuốc lợi tiểu, giảm sốt, giảm đau, trợ hô hấp, trợ tim, bổ sung vitamin cho thú và
chọc dò hút nước xoang ngực khi cần thiết.
2.5.2 Bệnh ngoại khoa
2.5.2.1

Hẹp khí quản

Hẹp khí quản là bệnh hô hấp thường được chẩn đoán trên những giống chó nhỏ
và trung bình như Yorkshire Terriers, Pomeranians, Poodles. Bệnh thường bắt đầu
xuất hiện trên chó tuổi trung bình nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh có khuynh
hướng di truyền.
-

Nguyên nhân: khí quản hẹp là do vòng sụn yếu. Khi vòng sụn chữ C mất độ

cong, khí quản chỉ còn bao bọc bởi một lớp màng khí quản mỏng và mềm. Không
khí đi vào phổi, màng khí quản trong xoang ngực phồng lên về phía trước và khi
không khí ra ngoài, màng khí quản trong xoang ngực xẹp xuống vòng sụn chữ C gây
sự tắc nghẽn. Nếu khí quản bị hẹp nằm ngoài xoang ngực thì ngược lại, khí quản hẹp
khi hít vào và phồng lên khi thở ra. Vì thế, khi hẹp khí quản ngoài xoang ngực, thú
sẽ khó hít vào, còn hẹp khí quản trong xoang ngực, thú sẽ khó thở ra.
Chó có thể bị hẹp khí quản nhưng không biểu hiện triệu chứng, tuy nhiên cho đến
khi có một tác nhân khác làm ảnh hưởng. Những tác nhân làm triệu chứng biểu hiện ra
có thể bao gồm: béo phì, gây mê bằng ống nội khí quản, bệnh ho cũi chó hay nhiễm

trùng đường hô hấp, tăng kích thích hô hấp trong không khí (khói thuốc, bụi,…), tim
to (tim có thể quá to và tạo áp lực lên khí quản)
Nếu những tác nhân thứ cấp kể trên xảy ra thì sẽ làm bệnh hẹp khí quản trước đó
thành vấn đề, thường phải loại bỏ tác nhân thứ cấp (giảm cân, lọc không khí..) thì các
triệu chứng hẹp khí quản có thể giải quyết.

14


Hình 2.3 Các mức độ hẹp khí quản
(nguồn />
Hình 2.4 Hình ảnh X-quang cho thấy chó bị hẹp khí quản
(nguồn />
Hình 2.5 Hình nội soi khí quản bị hẹp
(nguồn />15


-

Chẩn đoán: có thể dùng X-quang, nội soi khí quản. Để phát hiện bệnh nên chụp

phim ở tư thế bên, chú ý quan sát những cấu trúc nằm chồng lên khí quản như thực
quản, mỡ hay cơ dài cổ vì chúng có thể dẫn đến kết quả chẩn đoán sai. Hầu hết
những thú bị hẹp khí quản có triệu chứng ho khan mãn tính (“honking” cough).
-

Điều trị: dùng thuốc giảm ho (hydrocodone, butorphanol, tramadol), thuốc giãn

phế quản theophylline, kháng viêm (prednisone) vì viêm phổi và viêm khí quản
thường kết hợp với hẹp khí quản, kháng sinh (amoxicillin-clavulanate, doxycyclin,

enrofloxacin)
Ngoài ra, giảm trọng lượng cũng là điều cần quan tâm đối với chó hẹp khí quản vì
chó béo phì có tác động đến khí quản và hoạt động hô hấp. Nhưng điều trị bằng thuốc
chỉ có ý nghĩa làm giảm triệu chứng của bệnh. Nếu đường hô hấp xuất hiện sự tắc
nghẽn thì nên dùng phẫu thuật điều trị. Điều quan trọng trong phẫu thuật này là phục
hồi lại đường kính khí quản như cũ nhưng không làm ảnh hưởng đến hệ thống niêm
dịch-lông rung của khí quản. Phẫu thuật bao gồm may phần khí quản bị hẹp vào những
vòng plastic.

Hình 2.6: Phương pháp phẫu thuật điều trị hẹp khí quản
(nguồn M.Joseph Bojrab, 1990, Current techniques in small animal surgery, Lea &
Febiger-Philadelphia)

16


×