Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.01 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
∗∗∗∗∗∗

NGUYỄN MỸ TUYẾT HẠNH

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN
CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM
THÚ Y QUẬN 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ Thú y
chuyên ngành Dược

Giáo viên hướng dẫn:
TS. ĐỖ HIẾU LIÊM

Tháng 08/2011

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Mỹ Tuyết Hạnh
Tên luận văn: “KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ
VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ”.
Sinh viên đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn tốt nghiệp
khoa Chăn nuôi – thú y.
Ngày …… tháng…… năm 2011
Giáo viên hướng dẫn



TS. Đỗ Hiếu Liêm

ii


LỜI CẢM ƠN
Con xin tỏ lòng biết ơn đến ông bà, ba mẹ, những người đã sinh thành, dưỡng
dục, suốt đời hi sinh cho con tới ngày hôm nay, và những người thân trong gia đình
là nguồn động viên lớn cho tôi.
Chân thành biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Hiếu Liêm đã hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình, cung cấp tài liệu và đóng góp nhiều ý kiến quí báu cho em trong suốt quá trình
thực tập và hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, Ban
chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – thú y cùng tất cả các quý thầy cô đã tận tình dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức quí báu cho tôi.
Xin cảm ơn BSTY. Phạm Thị Mỹ An và các cô chú, anh chị ở Trạm thú y
Quận 10 đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian
thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn tất cả bạn bè, thân hữu đã động viên, chia sẽ những buồn vui và hết
lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Mỹ Tuyết Hạnh

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài “ Khảo sát một số bệnh đường hô hấp trên chó và ghi nhận kết quả
điều trị tại Trạm thú y Quận 10 thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ
tháng 01/2011 đến tháng 05/2011. Kết quả ghi nhận được như sau:
Trong thời gian thực hiện đề tài, Trạm đã tiếp nhận 896 ca bệnh, trong đó có
179 ca bệnh đường hô hấp chiếm 19,98 % bao gồm 74 ca bệnh viêm phổi, 61 ca
viêm phế quản, 18 ca viêm mũi, viêm xoang, 13 ca bệnh Carré, 8 ca viêm khí quản,
3 ca viêm amidan, 2 ca chảy máu mũi chiếm tỷ lệ lần lượt là 41,34 % ; 34,08 % ;
10,06 % ; 7,26 % ; 4,47 % ; 1,67 % ; 1,12 %. Bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất
41,34 %.
Bệnh lý trên đường hô hấp khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê giữa
nhóm giống, tuy nhiên về nhóm tuổi và nhóm phái tính thì sự khác biệt có ý nghĩa
về mặt thống kê.
Phân lập được 4 loại vi khuẩn từ 15 mẫu dịch mũi, trong đó Staphylococcus
spp. chiếm tỷ lệ cao nhất (73,33 %). Kết quả kháng sinh đồ thấy vi khuẩn đề kháng
với một số kháng sinh điều trị ở Trạm.
Phân tích chỉ tiêu sinh lý của 10 mẫu máu thấy đa số chó bệnh đường hô hấp
thường có số lượng hồng cầu giảm và số lượng bạch cầu tăng.
Tỷ lệ khỏi bệnh đường hô hấp ở Trạm 79,89 %, trong đó viêm phổi 75,68 %,
viêm phế quản 88,52 %, viêm mũi, viêm xoang 88,89 %, bệnh Carré 53,85 %, viêm
khí quản 75 %, viêm amidan 100 %, chảy máu mũi 50 %.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt luận văn........................................................................................................ iv

Mục lục........................................................................................................................v
Danh sách các bảng và biểu đồ ............................................................................... viii
Danh sách các hình.................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH ...........................................................................................................2
1.3 YÊU CẦU .............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 CẤU TẠO CƠ THỂ HỌC CƠ QUAN HÔ HẤP CHÓ ........................................3
2.1.1 Xoang mũi ..........................................................................................................4
2.1.2 Yết hầu ...............................................................................................................4
2.1.3 Thanh quản .........................................................................................................4
2.1.4 Khí quản .............................................................................................................4
2.1.5 Phế quản .............................................................................................................5
2.1.6 Phổi ....................................................................................................................5
2.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ .......................................................7
2.2.1 Thân nhiệt...........................................................................................................7
2.2.2 Tần số hô hấp .....................................................................................................7
2.2.3 Nhịp tim .............................................................................................................7
2.2.4 Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành .............................7
2.3 MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ Ở ĐƯỜNG HÔ HẤP CHÓ ......................8

v


2.3.1 Bệnh Carré .........................................................................................................8
2.3.2 Bệnh viêm khí phế quản truyền nhiễm ..............................................................9
2.3.3 Bệnh viêm mũi và viêm xoang mũi .................................................................10
2.3.4 Bệnh viêm amidan............................................................................................12
2.3.5 Bệnh viêm khí quản và phế quản .....................................................................13

2.3.6 Bệnh chảy máu mũi ..........................................................................................14
2.3.7 Bệnh viêm phổi ................................................................................................15
2.3.8 Bệnh viêm phổi do dị ứng ................................................................................16
2.3.9 Bệnh ve mũi .....................................................................................................18
2.4 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ......................................................................................................................19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................20
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT .........................................................20
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................20
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................20
3.2 VẬT LIỆU ..........................................................................................................20
3.2.1 Dụng cụ ............................................................................................................20
3.2.2 Hóa chất ...........................................................................................................20
3.2.3 Đối tượng khảo sát ...........................................................................................21
3.3 NỘI DUNG KHẢO SÁT ....................................................................................21
3.3.1 Nội dung 1: Tỷ lệ và tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh
đường hô hấp theo giống, tuổi, giới tính ...................................................................21
3.3.2 Nội dung 2: Ghi nhận một số kết quả phân lập, định danh, thử kháng sinh đồ
một số vi khuẩn từ các mẫu dịch mũi; xét nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý máu trên
chó bệnh đường hô hấp. ............................................................................................25
3.3.3 Nội dung 3: Nhận định phác đồ điều trị và kết quả điều trị .............................27
3.4 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...........................................................................28
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................28
3.4.2 Phương pháp xác định nhóm bệnh lý trên đường hô hấp ................................29

vi


3.4.3 Phương pháp xác định giống và tuổi của chó ..................................................29
3.4.4 Phương pháp xác định hiệu quả điều trị ...........................................................29

3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................29
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................30
4.1 TỶ LỆ CHÓ MẮC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP...................................................30
4.1.1 Tỷ lệ chó mắc bệnh đường hô hấp trên tổng số chó khảo sát ..........................30
4.1.2 Tỷ lệ chó mắc bệnh đường hô hấp theo giống, tuổi, giới tính .........................31
4.2 TẦN SUẤT CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG VÀ TỶ LỆ TỪNG NHÓM BỆNH
ĐƯỜNG HÔ HẤP ....................................................................................................34
4.2.1 Tần suất các dấu hiệu lâm sàng ........................................................................35
4.2.2 Tỷ lệ các nhóm bệnh đường hô hấp .................................................................39
4.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU, PHÂN LẬP VI
KHUẨN VÀ THỬ KHÁNG SINH ĐỒ ...................................................................44
4.3.1 Kết quả xét nghiệm máu ..................................................................................44
4.3.2 Kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ .............................................45
4.4 NHẬN ĐỊNH PHÁC ĐỒ VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.......................................51
4.4.1 Phác đồ điều trị.................................................................................................51
4.4.2.Hiệu quả điều trị ...............................................................................................51
Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................55
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................55
5.2 TỒN TẠI .............................................................................................................55
5.3 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57
PHỤ LỤC .................................................................................................................60

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu của chó


7

Bảng 3.1 Số chó được chẩn đoán lâm sàng

24

Bảng 3.2 Số chó được chẩn đoán cận lâm sàng

26

Bảng 3.3 Số chó theo dõi điều trị ở các trường hợp bệnh lý

27

Bảng 4.1 Tỷ lệ chó mắc bệnh đường hô hấp

30

Bảng 4.2 Tỷ lệ chó mắc bệnh đường hô hấp theo giống, tuổi, giới tính

31

Bảng 4.3 Tần suất các dấu hiệu lâm sàng trên chó mắc bệnh đường hô hấp

35

Bảng 4.4 Các trường hợp bệnh lý đường hô hấp dựa vào chẩn đoán lâm sàng

39


Bảng 4.5 Kết quả xét nghiệm máu

44

Bảng 4.6 Kết quả phân lập vi khuẩn

45

Bảng 4.7 Kết quả kháng sinh đồ của Staphylococcus spp. và Staphylococcus
aureus

48

Bảng 4.8 Kết quả kháng sinh đồ của Pseudomonas spp. và Klebsiella spp.

49

Bảng 4.9 Tỷ lệ khỏi bệnh của chó bệnh đường hô hấp

51

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ chó mắc bệnh đường hô hấp theo giống

31

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ chó mắc bệnh đường hô hấp theo nhóm tuổi

32

Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ chó mắc bệnh đường hô hấp theo giới tính


34

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cấu tạo hệ thống hô hấp trên chó

3

Hình 1.2: Cấu tạo hệ thống hô hấp trên của chó

5

Hình 1.3: Cấu tạo phổi của chó

6

Hình 4.1 Chó đổ ghèn nặng

36

Hình 4.2 Chó chảy dịch mũi đục, đổ ghèn

37

Hình 4.3 Chó thở khó, suy nhược nặng trong bệnh viêm phổi


37

Hình 4.4 Chó bị bệnh Carré với triệu chứng đổ ghèn, nổi mụn mủ, gan bàn
chân sừng hóa

38

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, xã hội ngày càng phát triển đã góp phần nâng cao
đời sống của người dân, nhu cầu đời sống về vật chất lẫn tinh thần ngày càng trở
nên đa dạng, phong phú. Con người tham gia vào các phong trào giải trí nghệ thuật
khác nhau, trong đó phong trào nuôi chó kiểng rất được phổ biến. Do đó, số lượng
chó từ khắp nơi được nhập về Việt Nam ngày càng nhiều, đa dạng về chủng loại.
Có những giống chó có nhiều ưu điểm như thông minh, đẹp, dễ dạy bảo… nhưng
cũng có nhược điểm dễ nhạy cảm với bệnh tật. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe đối
với chó kiểng đang trở thành nhu cầu rất cần thiết.
Hơn nữa, bệnh trên chó cũng rất đa dạng, từ bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh
trùng, bệnh nội khoa, bệnh ngoại khoa… Trong đó, bệnh đường hô hấp cũng gây
ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chó.
Bệnh đường hô hấp làm giảm sự trao đổi khí, chức năng quan trọng quyết định
sự sống đồng thời còn làm tổn thương chức năng khứu giác, là một trong những
giác quan nhạy bén nhất của chó.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trên đường hô hấp như vi khuẩn, virus, sự
thay đổi khí hậu, thời tiết…, việc điều trị phức tạp, kéo dài và hiệu quả sẽ không
cao nếu các khâu chẩn đoán và chăm sóc không được thực hiện tốt. Ngoài việc chẩn

đoán dựa vào khám lâm sàng thì phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng cũng rất cần
thiết hỗ trợ cho điều trị đạt hiệu quả hơn.
Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi – Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh và Trạm Thú Y Quận 10 Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự

1


hướng dẫn của TS. Đỗ Hiếu Liêm, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ VÀ GHI
NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN 10 THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH”
1.2 MỤC ĐÍCH
Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó theo giống, tuổi, giới tính dựa vào chẩn
đoán lâm sàng và cận lâm sàng, đồng thời nhận định các liệu pháp điều trị bệnh
đường hô hấp được thực hiện tại Trạm thú y Quận 10.
1.3 YÊU CẦU
• Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó theo giống, tuổi, giới tính dựa vào chẩn
đoán lâm sàng và cận lâm sàng
• Ghi nhận tần suất các triệu chứng lâm sàng trên chó nghi ngờ bệnh đường hô
hấp
• Phân lập, định danh và thử kháng sinh đồ các vi khuẩn trong mẫu dịch mũi
chó bệnh đường hô hấp nặng
• Xét nghiệm máu
• Ghi nhận phương thức và kết quả điều trị bệnh đường hô hấp

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1 CẤU TẠO CƠ THỂ HỌC CƠ QUAN HÔ HẤP CỦA CHÓ
Hệ thống hô hấp có chức năng cung cấp O2 và loại thải khí CO2 thông qua các
tế bào hồng cầu của hệ thống tuần hoàn. Ngoài ra, hệ thống hô hấp còn có chức
năng điều hòa thân nhiệt bằng cách tăng tần số hô hấp, hấp thu và bài thải một số
chất bay hơi, tham gia vào quá trình phát âm của thú nhờ sự lưu chuyển không khí
qua thanh quản, tham gia vào việc giúp đỡ cơ quan khứu giác nhận biết mùi của
không khí.
Cấu tạo tổng quát của cơ quan hô hấp bao gồm các xoang và các ống dẫn:
Xoang mũi, yết hầu (chung với hệ thống tiêu hóa), thanh quản, khí quản, phế quản
và phổi (nằm trong xoang ngực).

Hình 1.1: Cấu tạo hệ thống hô hấp trên chó
(Nguồn: College of Veterinary Medicine, 2011)

3


2.1.1 Xoang mũi
Xoang mũi là một xoang khá phức tạp, giới hạn trước là 2 lỗ mũi, đây là 2 cửa
hình bầu dục, có niêm mạc liên tục với phần da của mặt và niêm mạc của môi, cửa
sau là yết hầu, nơi dùng chung của đường hô hấp và tiêu hóa (Phan Quang Bá,
2010).
Niêm mạc mũi bao phủ vùng hốc mũi và yết hầu tạo bởi biểu mô trụ giả kép
lông rung và có xen kẽ nhiều tế bào dài. Biểu mô nằm trên một màng đáy dày, bên
dưới là một lớp mô liên kết có nhiều mạch máu và một số tuyến hình ống cấu tạo
bởi những tế bào tiết nhờn và tiết nước trong. Ngoài ra, lớp này còn chứa nhiều đầu
dây thần kinh cảm giác và giao cảm.
Niêm mạc mũi có chức năng giữ lại và đưa ra ngoài những bụi lẫn trong không
khí nhờ dịch nhờn và các tế bào có lông rung. Đồng thời nó sưởi ấm không khí nhờ

có nhiều mạch máu và tăng độ ẩm cho không khí nhờ các tuyến (Lâm Thị Thu
Hương, 2005).
2.1.2 Yết hầu
Yết hầu là ngã tư thông thương giữa xoang miệng, xoang hốc mũi, thực quản
và thanh quản bằng nắp tiểu thiệt. Phân tiết chất nhầy trong xoang miệng và vùng
hầu do tế bào biểu mô giả kép phân tầng có đặc tính đề kháng với sự bong tróc hơn
so với biểu mô trụ đơn ở các nơi khác của đường hô hấp (Dương Nguyên Khang,
2007).
2.1.3 Thanh quản
Thanh quản là một xoang ngắn nằm giữa yết hầu và khí quản, dưới xương
Thiệt cốt. Ngoài chức phận là một bộ phận của đường hô hấp, còn là một cơ quan
chánh để phát âm. Thanh quản có chức năng bảo vệ đường hô hấp từ khí quản vào
đến phổi, không cho thức ăn tràn vào khí quản nhờ một miếng sụn đặc biệt là sụn
tiểu thiệt, hay còn gọi là nắp thanh quản (Phan Quang Bá, 2010).
2.1.4 Khí quản
Khí quản là một ống dẫn khí, bắt đầu từ sụn nhẫn của thanh quản đến ngã ba

4


phế quản (nơi nó chia làm hai nhánh phế quản phải và trái cho hai lá phổi). Cấu trúc
chính của khí quản là các vòng sụn hình chữ C ghép liên tục với nhau. Phần miệng
của hình chữ C hướng lên trên, là nơi tựa với mặt dưới của thực quản (Phan Quang
Bá, 2010).

Hình 1.2: Cấu tạo hệ thống hô hấp trên của chó
(Nguồn: College of Veterinary Medicine, 2011)
2.1.5 Phế quản
Phế quản là hai nhánh tận cùng của khí quản, mỗi phế quản đi vào một nhánh
phổi tương ứng. Khi đi vào phổi nó tiếp tục chia thành nhiều nhánh nhỏ thành một

hệ thống nhiều cỡ, để đến tận cùng ở các phế nang và thường đi song song với các
mạch máu (Phan Quang Bá, 2010).
2.1.6 Phổi
Phổi gồm hai lá phổi phải và trái, chiếm gần trọn vẹn các nửa của xoang ngực.
Vì xoang ngực hẹp ở phía trước, rộng ở phía sau nên lá phổi cũng mỏng ở phía

5


trước, dầy ở phía sau và còn lồi lõm theo một số cấu tạo khác có ở xoang ngực.
Thông thường, phổi phải có dung tích lớn hơn phổi trái.
Mặt ngoài của mỗi lá phổi lồi theo hình dạng thành bên của xoang ngực.
Mặt trong có nhiều chỗ lồi lõm ứng với các cấu tạo khác như: Chỗ lõm của
tim, của thực quản, của động mạch chủ và ngay cả với một số tĩnh mạch lớn.
Mặt dưới mỏng, bị các rãnh phân cắt, phân mỗi lá phổi thành nhiều thùy. Phổi
trái từ trước ra sau có 3 thùy: Thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách mô. Phổi phải
cũng có 3 thùy tương tự như phổi trái, nhưng còn có thêm một thùy thứ tư gọi là
thùy Azygot hay thùy giữa.
Đơn vị nhỏ nhất của phổi là phế nang. Phế nang là nơi trao đổi khí chính. Các
phế nang liên kết lại thành chùm phế nang, bao bọc các tiểu ống phế nang. Các ống
tiểu phế nang liên kết lại thành các tiểu thùy. Các tiểu thùy liên kết lại thành thùy
phổi. Các thùy phổi tạo nên lá phổi (lá phổi phải và lá phổi trái).

Hình 1.3: Cấu tạo phổi của chó
(Nguồn: College of Veterinary Medicine, 2011)

6


2.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ

2.2.1 Thân nhiệt
Thân nhiệt của chó trưởng thành khoảng 37,5 – 39oC. Nhiệt độ cơ thể chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố như: loài (loài nhỏ vóc thân nhiệt cao), tuổi (thú non cao hơn
thú già), giới tính ( thú cái cao hơn thú đực), nhiệt độ môi trường, mùa, làm việc…
(Nguyễn Như Pho, 2000).
2.2.2 Tần số hô hấp
Tần số hô hấp của chó trưởng thành là 10 – 30 lần/phút và chó con là 15 – 35
lần/phút. Nhịp hô hấp chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: tuổi (thú non cao hơn
thú già), thể vóc (thú có thể vóc nhỏ cao hơn thú có thể vóc lớn), giống (giống ngoại
cao hơn giống địa phương), giới tính (đực thấp hơn cái), nhiệt độ bên ngoài (thời
tiết quá nóng thú thở nhanh để thải nhiệt), thời gian trong ngày (ban đêm và buổi
sáng, thú thở chậm, buổi trưa và xế chiều thú thở nhanh) (Trần Thị Dân và Dương
Nguyên Khang, 2007).
2.2.3 Nhịp tim
Nhịp tim của chó trưởng thành khoảng 70 – 120 lần/phút và chó con trung
bình là 200 – 220 lần/phút. Nhịp tim bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: loài, tuổi,
giới tính, tầm vóc, nhiệt độ bên ngoài và thân nhiệt, chế độ làm việc, dinh dưỡng
(Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007).
2.2.4 Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trên chó trưởng thành
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu của chó
Chỉ tiêu

Thông số

Chỉ tiêu

Hồng cầu (triệu/mm3)

5,5 – 8,5


Eosinophil (%)

2 – 10

Hemoglobin (g %)

12 – 18

Basophil (%)

0–1

Hematocrit (%)

37 – 55

Calcium (mg/dl)

0,4 – 12,2

Bạch cầu (ngàn/mm3)

6 – 18

Magnesium (mg/dl)

1,8 – 2,5

Neutrophil (%)


45 – 70

Phosphore (mg/dl)

4–8

7

Thông số


Lymphocyte (%)
Monocyte

30 – 60

Urea (g/l)

0,2 – 0,5

2–7

(Nguồn: R. Morailon và ctv., 1989 – trích dẫn của Nguyễn Khắc Trí, 2006)
2.3 MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ Ở ĐƯỜNG HÔ HẤP CHÓ
2.3.1 Bệnh Carré
a. Nguyên nhân
Do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây nên với đặc điểm là gây chết với tử số
cao trên thú ăn thịt, đặc biệt là chó.
Trên chó non bệnh thường lây lan rất mạnh với các biểu hiện sốt, viêm phổi,
viêm ruột, nổi những nốt mụn ở vùng da ít lông… ở giai đoạn cuối, thường có triệu

chứng thần kinh.
Sự kế phát do các vi khuẩn thường trú ở niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa làm
bệnh trầm trọng hơn (Trần Thanh Phong, 2010).
b. Triệu chứng
Thời kì nung bệnh thường biến đổi 3 – 8 ngày có thể xuất hiện những triệu
chứng như viêm kết mạc mắt, chảy nhiều nước mũi lúc đầu lỏng sau đặc dần rồi có
mủ.
Thể cấp tính
Thường biểu hiện bằng sốt hai pha. Đầu tiên sốt cao vào ngày thứ 3 đến thứ 6
sau khi cảm nhiễm và kéo dài trong hai ngày. Sau đó giảm sốt, rồi xuất hiện sốt lần
thứ hai kéo dài cho đến chết.
Chó có biểu hiện xáo trộn hô hấp: thở khò khè, hắt hơi, ho, chảy nước mũi có
thể lẫn máu cùng với biểu hiện viêm phổi… Một số có biểu hiện xáo trộn tiêu hóa:
đi phân lỏng, tanh, có thể lẫn máu hoặc lẫn niêm mạc ruột bị bong tróc, hoặc những
biểu hiện xáo trộn thần kinh như co giật, bại liệt. có thể nổi những mụn mủ ở da.
Thể bán cấp tính

8


Những biểu hiện hô hấp và tiêu hóa có thể thầm lặng kéo dài 2 – 3 tuần trước
khi xuất hiện những biểu hiện thần kinh, thường xuất hiện trên những chó có chứng
sừng hóa gan bàn chân. Những biểu hiện thần kinh bao gồm co giật, liệt (nhất là ở
phần sau, chó mất thăng bằng), chảy nước bọt, hôn mê, sau thời gian ngắn thì chết
(Trần Thanh Phong, 2010).
c. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán thường gặp khó khăn do triệu chứng luôn biến đổi, thường dựa
vào những triệu chứng chủ yếu sau:
Chảy nhiều nước mắt, nước mũi (93% trường hợp)
Xáo trộn hô hấp cùng với ho (81% trường hợp)

Tiêu chảy (74% trường hợp)
Sừng hóa ở mõm và gan bàn chân (24% trường hợp)
Xáo trộn thần kinh (45% trường hợp)
Bệnh kéo dài trên 3 tuần (60% trường hợp)
d. Điều trị
Việc điều trị chỉ nhằm giới hạn sự phát triển của vi trùng phụ nhiễm, cung cấp
chất điện giải và kiểm soát những biểu hiện thần kinh.
Sử dụng kháng sinh như kanamycin, ampicillin, gentamycin.
Thuốc hạ sốt: anagine
Thuốc chống khó thở eucalyptol, thuốc chống co giật, trợ lực bằng vitamin C,
B – complex (Trần Thanh Phong, 2010).
2.3.2 Bệnh viêm khí phế quản truyền nhiễm
a. Nguyên nhân
Adenovirus type 2 có thể là tác nhân gây bệnh chính hay duy nhất. Ngoài ra
nhóm Reovirus type 1, 2, 3, Herpesvirus và Adenovirus type 1 cũng có liên quan
đến bệnh này.
Bordetella bronchiseptica có thể là tác nhân gây bệnh, đặc biệt trên chó dưới
6 tháng tuổi, tuy nhiên, nó và các vi khuẩn khác như Pseudomonas sp, Escherichia

9


coli, Klebsiella pneumoniae có thể gây nhiễm trùng thứ phát sau tổn thương do
virus đường hô hấp làm bệnh trầm trọng hơn (Merck, 2006).
b. Triệu chứng
Triệu chứng nổi bật của bệnh là ho khan (ho dễ dàng khi sờ nhẹ vào thanh
quản hoặc khí quản), thân nhiệt vẫn bình thường. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn sẽ
xuất hiện các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi mủ, ho nhiều, trầm cảm, chán ăn.
c. Chẩn đoán
Chủ yếu căn cứ triệu chứng lâm sàng. Chẩn đoán xét nghiệm phân lập virus, vi

khuẩn trong phòng thí nghiệm kết quả không cao và không kịp thời.
Chụp X – quang phổi chỉ rõ khi đã mắc bệnh viêm phổi kéo dài, kế phát do vi
khuẩn.
d. Điều trị
Không có thuốc đặc trị. Phần lớn điều trị theo triệu chứng.
Dùng thuốc ức chế ho có chứa dẫn xuất của codein hoặc butorphanol
Kháng sinh thường không cần thiết ngoại trừ trường hợp nặng mãn tính
(cephalosporin, quinolone, chloramphenicol thường được sử dụng).
Đảm bảo các yếu tố chăm sóc, dinh dưỡng, vệ sinh phù hợp.
e. Phòng bệnh
Chó nên được chủng ngừa vacxin lúc 6 – 8 tuần tuổi, và nhắc lại 3 – 4 tuần cho
đến khi chó được 14 – 16 tuần tuổi (Merck, 2006).
2.3.3 Bệnh viêm mũi và viêm xoang mũi
a. Nguyên nhân
Viêm mũi hoặc viêm xoang có thể cấp tính hoặc mãn tính.
Viêm mũi do vi khuẩn thường cực kì hiếm ở chó, có thể do nhiễm trùng bởi vi
khuẩn Bordetella bronchiseptica.
Viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang xảy ra theo mùa, hoặc do những nguyên
nhân khác như chuồng nuôi bẩn thỉu, nấm mốc, nhiều khí độc, điều kiện dinh dưỡng
quá thiếu thốn.

10


Viêm mũi mãn tính thường phức tạp do nhiễm khuẩn thứ cấp. Nguyên nhân cơ
bản của viêm mũi mãn tính bao gồm bệnh viêm mãn tính, chấn thương, kí sinh
trùng hoặc nhiễm nấm…
b. Triệu chứng
Triệu chứng đặc trưng là chảy nước mũi, hắt hơi, lấy chân cào mũi, khó thở,
mở miệng thở.

Niêm mạc mũi có hiện tượng viêm như xung huyết. Lúc đầu, nước mũi trong
và nhiều, sau đó đặc lại, đó là kết quả của sự nhiễm khuẩn thứ cấp.Nếu các tế bào
viêm nhiễm xâm nhập vào niêm mạc thì sẽ có hiện tượng chảy mũi mủ.
Thở khó, mở miệng thở, hít vào khó xảy ra khi đường mũi bị thu hẹp do niêm
mạc bị viêm, hoặc do sự tiết các tuyến.
Bệnh khối u hoặc nấm sẽ thấy chảy nước mũi mãn tính ban đầu một bên,
nhưng sau đó cả hai bên mũi, hoặc từ chảy mũi mủ sang xuất huyết.
c. Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào triệu chứng thở khó, hắt hơi, chảy nước mũi, niêm mạc mũi
sưng, xung huyết.
X – quang thấy mờ hết các xoang.
d. Điều trị
Trong trường hợp nhẹ, cấp tính, hỗ trợ điều trị có thể có hiệu quả.
Viêm xoang mãn tính do vi khuẩn thứ cấp có thể được điều trị bằng hóa trị liệu
kháng sinh trong 3 – 6 tuần.
Viêm xoang do nấm đòi hỏi phải điều trị kháng nấm dựa trên nhận dạng nấm
gây bệnh (Merck, 2006).
Nguyên tắc điều trị là loại bỏ nguyên nhân gây viêm mũi, cho thú nghỉ ngơi, ở
chỗ ấm áp.
Dùng kháng sinh: tetracyclin, streptomycine, sulfamid. Nếu quá nhiều nước
mũi tiết ra, có thể dùng atropin làm giảm sự tiết dịch của các tuyến nhầy.
Nếu bệnh viêm mũi kế phát từ các bệnh truyền nhiễm, ngoài việc chữa trị viêm

11


mũi phải chữa trị bệnh chính (Nguyễn Như Pho, 2000).
2.3.4 Bệnh viêm amidan
a. Nguyên nhân
Trên chó, tình trạng viêm amidan hiếm khi là căn bệnh nguyên thủy, thường

được thấy ở những giống chó nhỏ. Viêm amidan thường gây rối loạn mũi, miệng,
họng hoặc hầu, gây nôn hoặc ho mãn tính.
Escherichia coli, Staphylococcus aureus và Streptococcus là những vi khuẩn
gây bệnh thường xuyên nhất, bởi vì chúng tồn tại trong hạch amidan trong khoảng
thời gian lâu dài.
Viêm amidan có thể đi kèm với khối u amidan do chấn thương hay nhiễm vi
khuẩn thứ cấp.
b. Triệu chứng và chẩn đoán lâm sàng
Biểu hiện viêm amidan không phải luôn luôn kèm theo những triệu chứng lâm
sàng rõ ràng. Thú có thể bị sốt và khó chịu, nhưng triệu chứng không phổ biến,
ngoại trừ trường hợp nhiễm trùng hệ thống. Trường hợp ho nhẹ, ngắn, có thể có một
ít chất nhầy, thú biếng ăn, mệt mỏi, tiết nhiều nước bọt, khó nuốt thường thấy trong
viêm amidan nặng.
Nhiễm khuẩn mủ có thể bao quanh hạch amidan, hạch sưng và đỏ ửng với
những nốt hoại tử hoặc mảng báng nhỏ. Viêm amidan thường là dấu hiệu của bệnh
viêm tổng quát hoặc khu vực; do vậy, viêm amidan nguyên thủy cần được chẩn
đoán chỉ sau khi bệnh cơ bản đã bị loại trừ. Trường hợp ung thư tế bào vảy, u ác
tính và bướu thường xảy ra ở hạch amidan và phải được phân biệt với viêm amidan.
Bướu thường sưng đối xứng hai bên, trong khi đó ung thư thường là một bên.
c. Điều trị
Sử dụng kháng sinh được chỉ định cho viêm amidan do vi khuẩn. Penicillin
thường hiệu quả, nhưng trong trường hợp nặng và kéo dài thì việc cấy vi khuẩn và
thử nghiệm độ nhạy cảm có thể cần thiết.
Sử dụng thuốc giảm đau nhẹ phù hợp (anagine) và cho ăn thức ăn mềm đủ

12


dinh dưỡng. Truyền dịch là cần thiết đối với những con không ăn được.
Cắt amidan rất hiếm đối với trường hợp viêm amidan mãn tính. Những chỉ

định khác cho cắt amidan như bướu, hoặc amidan sưng to làm cản trở đường không
khí (Merck, 2006).
2.3.5 Bệnh viêm khí quản và phế quản
a. Nguyên nhân
Viêm khí quản có thể là viêm thứ cấp của bệnh hầu họng hoặc ho mãn tính
liên quan đến bệnh tim hoặc phổi. Các nguyên nhân khác có thể do những thay đổi
đột ngột của thời tiết, hít phải không khí dơ bẩn, khói bụi, các hóa chất độc hại.
Viêm phế quản mãn tính thường gặp nhiều trên những giống chó nhỏ với đặc
điểm là ho kéo dài ít nhất 2 tháng, giãn phế quản có thể xảy ra trong giai đoạn cuối
của viêm phế quản mãn tính ở loài chó.
Nguyên nhân khác của viêm khí phế quản bao gồm kí sinh trùng như
Aelurostrongylus abstrusus, Capillaria aerophila….
b. Triệu chứng
Những cơn co thắt ho là dấu hiệu nổi bật. Nghe bệnh có thể thấy âm hô hấp
được trở về cơ bản bình thường. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể nghe được
âm ran khi hít vào và tiếng khò khè khi thở ra.
Nhiệt độ cơ thể có thể tăng nhẹ. Giai đoạn cấp tính của viêm phế quản kéo dài
trong 2 – 3 ngày với những cơn ho, tuy nhiên có thể kéo dài trong 2 – 3 tuần.
Viêm phế quản và viêm phổi nặng rất khó phân biệt, viêm phế quản thường
mở rộng đến nhu mô phổi và dẫn đến viêm phổi.
Tổn thương
Trong giai đoạn cấp tính và bán cấp tính, đường dẫn khí chứa đầy bọt, huyết
thanh và mủ. Trong viêm phế quản mãn tính chứa nhiều chất nhầy. Lớp trong biểu
mô xù xì và mờ đục, kết quả của chứng xơ hóa tràn lan, phù nề và sự xâm nhiễm
của bạch cầu đơn nhân. Có sự phù và tăng sản của các tuyến nhầy thuộc khí quản
phổi và các tế bào hình ly. Ho là phản xạ để loại bỏ chất nhầy được tiết ra và tích tụ

13



ở đường hô hấp.
c. Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng và loại bỏ các nguyên nhân khác gây ho.
Trong viêm phế quản mãn tính, X – quang ngực thấy rốn phổi đậm do xung
huyết, các phế quản bị viêm thì phế nang bị giãn.
d. Điều trị
Trong trường hợp nhẹ, cấp tính, hỗ trợ điều trị có thể có hiệu quả, nhưng cần
phải điều trị các bệnh đồng thời xảy ra. Để thú nơi ấm áp, tránh ẩm ướt, giữ vệ sinh
rất cần thiết.
Kiểm soát những cơn ho khan, dai dẳng bằng thuốc trị ho có chứa codein
(Merck, 2006).
2.3.6 Bệnh chảy máu mũi
a. Nguyên nhân
Nguyên nhân cục bộ
Niêm mạc mũi bị tổn thương (do tác động cơ giới: thông thực quản không
đúng kĩ thuật, hoặc do các vật nhọn, cứng đâm vào).
Do viêm niêm mạc mũi xuất huyết.
Do các khí quan lân cận bị tổn thương: Phổi, họng, thanh quản bị tổn thương,
xuất huyết).
Nguyên nhân toàn thân
Do ứ huyết tĩnh mạch phổi (trong bệnh say nắng, cảm nóng, suy tim,…).
Do hiện tượng tăng huyết áp (mạch quản ở mũi bị vỡ  chảy máu).
Do cơ thể bị trúng một số loại chất độc, hóa chất.
b. Triệu chứng
Tùy theo nguyên nhân gây nên mà hiện tượng chảy máu biểu hiện khác nhau:
Nếu do tổn thương cục bộ thì máu chảy ra lỗ mũi ít và chảy ra ở một bên lỗ
mũi.
Nếu do tổn thương vùng họng, khí quản, thanh quản, thì máu chảy ra cả hai

14



bên lỗ mũi.
Nếu do viêm niêm mạc mũi thì máu chảy ra có lẫn dịch nhầy.
Nếu do xuất huyết phổi thì máu chảy ra đỏ tươi và có lẫn bọt khí, chó có hiện
tượng khó thở.
Nếu do say nắng, cảm nóng thì ngoài hiện tượng chảy máu mũi, gia súc còn có
hiện tượng hoảng sợ, khó thở, niêm mạc mắt sung huyết, tĩnh mạch cổ phồng to.
c. Điều trị
Để thú ở tư thế đầu cao hơn đuôi.
Dùng nước đá chườm lên vùng mũi và vùng trán.
Dùng bông thấm vào dung dịch adrenaline 0,1% hoặc dung dịch formol 10%
nhét vào lỗ mũi.
Tùy theo nguyên nhân gây chảy máu mà dùng biện pháp can thiệp cho phù
hợp.
Nếu do viêm mũi xuất huyết thì phải điều trị bệnh viêm mũi.
Ngoài ra còn dùng thuốc làm tăng tốc độ đông máu và bền vững thành mạch.
Thuốc làm tăng tốc độ đông máu trong cơ thể: vitamin K, thuốc làm bền vững thành
mạch: calcium chloride 10%, vitamin C 5%.
Dùng thuốc phá vỡ tiểu cầu để tăng tốc độ đông máu trong cơ thể: dung dịch
NaCl 10% (Phạm Ngọc Thạch, 2008).
2.3.7 Bệnh viêm phổi
a. Nguyên nhân
Do nuôi dưỡng và chăm sóc kém, dẫn đến sức đề kháng của thú giảm, vi sinh
vật có thể từ bên ngoài xâm nhập vào, hoặc có sẵn trong cơ thể có điều kiện sinh sôi
nảy nở gây bệnh.
Do sự lan tràn của bệnh viêm phế quản, nhất là viêm phế quản nhỏ nếu không
chữa trị đúng mức.
Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa, bệnh kí sinh trùng. Bệnh
có thể phát ra sau hoặc cùng lúc với bệnh chính như bệnh Carré, bệnh do giun đũa,


15


giun phổi.
b. Triệu chứng
Thú sốt cao, uể oải, thích nằm, giảm ăn.
Thú ho ít hơn so với các bệnh viêm thanh quản và phế quản, bắt đầu bệnh thú
ho khan và đau, sau ho ướt và kéo dài. Thú thở gấp, thở nông, có nước mũi chảy ra
hai bên lỗ mũi, nước mũi có thể loãng hay đặc. Niêm mạc mắt, mũi, miệng xuất
huyết.
Gõ vùng phổi thấy xuất hiện vùng âm đục, nghe thấy âm phế quản bệnh lí, âm
ran.
c. Chẩn đoán
Dựa vào đặc điểm của bệnh là sốt lên xuống.
Gõ vùng phổi có âm đục phân tán
Nghe vùng phổi xuất hiện âm ran.
X – quang thấy vùng phổi đậm ở thùy đỉnh và thùy tim.
d. Điều trị
Chăm sóc thú tốt, cho ở nơi ấm áp, thoáng khí, tránh lạnh và ẩm.
Dùng kháng sinh (penicillin, ampicillin, gentamycin) hoặc sulfamid (septotryl)
tiêu diệt vi sinh vật.
Dùng thuốc hạ sốt: anagine, thuốc giảm ho long đờm.
Trợ lực trợ sức, tăng cường sức đề kháng: glucose, calcium chloride, vitamin
C (Nguyễn Như Pho, 2000).
2.3.8 Bệnh viêm phổi do dị ứng
a. Nguyên nhân
Viêm phổi dị ứng là một phản ứng quá mẫn cấp tính hoặc mãn tính của phổi và
đường hô hấp nhỏ.
Hiếm khi xác định được nguyên nhân cơ bản trong các phản ứng quá mẫn phổi

ở chó. Type I hay mẫn cảm ngay lập tức có thể là cơ chế phổ biến nhất. Các tế bào
xâm nhập thường là tế bào ưa acid, tuy nhiên có thể tìm thấy sự xen lẫn các tế bào

16


×