Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO RỪNG LAI Ở MỘT SỐ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN Sinh viên thực hiện: ĐINH BẢO ÂN Ngành : THÚ Y Lớp : TC03TYBN Niên khóa : 2003 – 2008 Tháng 06

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.42 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN HEO RỪNG LAI Ở MỘT SỐ TRANG
TRẠI TẠI HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN

Sinh viên thực hiện: ĐINH BẢO ÂN
Ngành

: THÚ Y

Lớp

: TC03TYBN

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 06 / 2009


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP
TRÊN HEO RỪNG LAI Ở MỘT SỐ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN HÀM
THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN

Tác giả


ĐINH BẢO ÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. LÊ ANH PHỤNG

Tháng 06 năm 2009

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: ĐINH BẢO ÂN
Tên khóa luận: “Khảo sát tình hình chăn nuôi và các bệnh thường gặp trên heo
rừng lai ở một số trang trại tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn, các ý kiến nhận
xét, đóng góp của Hội Đồng thi tốt nghiệp khóa 2003 - 2008 ngày: ..…./……./……….
Giáo viên hướng dẫn

TS. LÊ ANH PHỤNG

ii


CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực tiễn
cho tôi trong suốt quãng đời sinh viên để làm hành trang vào đời.
- TS. LÊ ANH PHỤNG
Đã hết lòng dạy bảo, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
- Trạm Thú Y Huyện Hàm Thuận Bắc.
- Ban Giám Đốc Trung Tâm Giống Vật Nuôi Bình Thuận.
- Một số cán bộ Kiểm Lâm huyện Hàm Thuận Bắc.
- Các anh em thú y trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc.
- Các gia đình có chăn nuôi heo rừng lai trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc.
Đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
- Gia đình, người thân và các bạn cùng lớp Bác Sỹ Thú Y 03 Bình Thuận thân yêu.
Đã chia sẻ cùng tôi những vui buồn trong thời gian học cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp
đỡ trong lúc thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên

Đinh Bảo Ân

iii


TÓM TẮT
Khóa luận: “Khảo sát tình hình chăn nuôi và các bệnh thường gặp trên heo rừng lai
ở một số trang trại tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” được tiến hành tại
huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, thời gian từ 20 / 10 / 2008 đến 20 / 02 /
2009. Phương pháp điều tra hồi cứu kết hợp với cắt ngang được thực hiện qua phỏng
vấn trực tiếp 35 trại có chăn nuôi heo rừng lai.

Kết quả điều tra như sau:
(1) Đa số heo mới nuôi 1 năm (54,29 %), nuôi chủ yếu là trong vòng rào (91,43 %).
(2) Tổng đàn heo rừng lai ở huyện Hàm Thuận Bắc là 582 con. Số trại nuôi qui mô
nhỏ nhiều (54,29 %). Heo F1 được nuôi nhiều nhất (45,88 %).
(3) Tất cả các trại đều sử dụng nguồn thức ăn tự trộn, sẵn có tại địa phương. Nước
giếng được sử dụng nhiều nhất (77,14 %). Đa số chuồng nuôi rào lưới B40 đơn giản
(68,57 %).
(4) Trung bình heo rừng lai có:
- Tuổi đẻ lứa đầu là 12,62 tháng, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (6,48 tháng), số con sơ
sinh còn sống (7,07 con / ổ), tuổi cai sữa (54,43 ngày) và trọng lượng cai sữa (7,72 kg
/ con).
- Số lần phối giống của đực giống (4,92 lần / tháng), tuổi phối giống lần đầu (10,29
tháng). Tuổi khi bán thịt (7,25 tháng), trọng lượng khi bán thịt (33,39 kg).
(5) Tỷ lệ tẩy ký sinh trùng, sử dụng vaccine và sát trùng là 82,86 %, 14,29 % và 54,29
%.
Tỷ lệ bệnh trên heo rừng lai là 9,97 %.
(6) Số trại có lời là 65,71 %, thu nhập là phụ (85,71 %), muốn mở rộng qui mô (88,57
%), thích tập huấn (94,29 %).

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ..............................................................................ii
Cảm tạ ........................................................................................................................iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Mục lục ...................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... vi

Danh sách các bảng .................................................................................................vii
Danh sách các hình, biểu đồ và sơ đồ .....................................................................viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ............................................................................................. 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN........................................................................................ 3
2.1. Phân loại và phân bố heo rừng trên thế giới .......................................................... 3
2.2. Đặc điểm của heo rừng và heo rừng lai ................................................................. 5
2.3. Chăn nuôi heo rừng lai.......................................................................................... 8
2.4. Một số bệnh thường gặp...................................................................................... 15
2.5. Giới thiệu sơ lược về huyện Hàm Thuận Bắc ...................................................... 18
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT................................... 21
3.1. Thời gian và địa điểm ......................................................................................... 21
3.1. Nội dung khảo sát và các chỉ tiêu theo dõi ......................................................... 21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 24
4.1. Tình hình chăn nuôi heo rừng lai ........................................................................ 24
4.2. Một số chỉ tiêu về năng suất trên đàn heo khảo sát .............................................. 32
4.3. Tình hình vệ sinh và một số bệnh thường xảy ra trên đàn heo rừng lai ................ 37
4.4. Một số ý kiến và phương hướng phát triển của các chủ trại nuôi heo rừng lai .... 43
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 47
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 49
v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLSTCT: Tỷ lệ sát trùng chuồng trại
TLDTTKST: Tỷ lệ dùng thuốc tẩy ký sinh trùng
TLTPVC: Tỷ lệ tiêm phòng vaccine
TL BĐHH: Tỷ lệ bệnh đường hô hấp

TLBĐTH: Tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa
TLBGĐ: Tỷ lệ bệnh giun đũa
TLBG: Tỷ lệ bệnh ghẻ
TLCTCH:Tỷ lệ chấn thương cơ học
F 4: Nhóm máu lai từ F4 trở lên
VietGAHP: Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi heo an toàn tại Việt Nam

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phân loại các giống heo rừng trên thế giới ................................................... 3
Bảng 2.2: Khẩu phần ăn của heo rừng........................................................................ 11
Bảng 2.3: Số lượng gia súc của huyện Hàm Thuận Bắc qua các năm ........................ 19
Bảng 4.1: Phương thức và mục đích chăn nuôi heo rừng lai ...................................... 24
Bảng 4.2: Phân bố số heo rừng lai theo khu vực nuôi (xã) ......................................... 26
Bảng 4.3: Phân bố heo rừng lai theo qui mô chăn nuôi .............................................. 28
Bảng 4.4: Phân bố heo rừng lai theo nhóm máu lai ................................................... 29
Bảng 4.5: Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng heo rừng lai ............................................ 31
Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu trên heo nái sinh sản tại thời điểm điều tra ........................ 33
Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu trên heo đực giống và heo thịt tại thời điểm điều tra ......... 36
Bảng 4.8: Tình hình vệ sinh thú y và tiêm phòng vaccine ......................................... 37
Bảng 4.9: Tỷ lệ bệnh trên heo rừng lai theo hạng heo ................................................ 38
Bảng 4.10: Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra trên heo rừng lai (tổng đàn 582 con) .......... 40
Bảng 4.11: Kết quả điều trị bệnh trên heo rừng lai .................................................... 42
Bảng 4.12: Một số ý kiến và phương hướng phát triển của các chủ trại...................... 43

vii



DANH S ÁCH C ÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Trang

Hình
Hình 2.1: Heo rừng thuần chủng ................................................................................ 5
Hình 2.2: Heo rừng nuôi con....................................................................................... 7
Hình 4.1: Heo rừng lai đực Thái Lan 1,5 năm tuổi (F4) như heo rừng thuần chủng.. 30
Hình 4.2: Heo rừng thuần bắt tại rừng Việt Nam (trọng lượng khoảng 20 kg) ........... 30
Hình 4.3: Heo rừng thuần Việt Nam khoảng 1 năm tuổi (trọng lượng khoảng 90 kg) 30
Hình 4.4: Heo rừng lai nuôi nhốt như heo nhà........................................................... 32
Hình 4.5: Heo rừng lai nuôi trong vòng rào kiên cố .................................................. 32
Hình 4.6: Heo rừng lai 1 ngày tuổi vẫn còn cuống rốn .............................................. 35
Hình 4.7: Heo rừng lai đang cho con bú ................................................................... 35
Hình 4.8: Heo rừng lai sau khi cai sữa được cho ăn thức ăn nấu chín........................ 35
Hình 4.9: Heo rừng lai F1 bị tiêu chảy ..................................................................... 41
Hình 4.10: Heo rừng lai F1 bị bệnh ghẻ ................................................................... 43
Hình 4.11: Heo rừng lai F4 bị chấn thương chân sau ................................................ 43

Biểu đồ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ phân bố heo rừng lai theo khu vực................................................ 27
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ phân bố heo rừng lai theo qui mô chăn nuôi ................................. 28
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ heo theo nhóm máu lai ................................................................. 29
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ một số bệnh thường xảy ra theo hạng heo .................................... 39
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra theo tổng đàn ......................................... 40

Sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Lai tạo heo rừng lai dòng F 4 để làm giống............................................... 10

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ngày càng cao, đăc biệt là các loại
thịt đặc sản quí hiếm. Một trong những động vật hoang dã được người dân ưa chuộng
đó là heo rừng. Nghề nuôi heo đã phổ biến từ lâu, nhưng việc thuần hóa heo rừng và
lai tạo với heo nhà là hoàn toàn mới, đang được nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi
của nước ta nghiên cứu và ứng dụng.
Với tầm quan trọng như trên thì các cuộc khảo sát thực tế, sẽ làm cho nhận định của
chúng ta chính xác hơn về tình hình nuôi heo rừng lai, đồng thời đưa ra những biện
pháp giải quyết kịp thời và cấp bách cho những sự cố thiệt hại chung. Để từ đó chúng
ta nắm bắt được tốc độ tăng trưởng và có chiến lược phát triển đầu tư lớn mạnh vào
các mô hình chăn nuôi làm nâng cao năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế.
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận chưa
có khảo sát nào được thực hiện để hiểu rõ về tình hình nuôi heo rừng lai tại địa
phương, làm cơ sở cho các ngành chuyên môn và người chăn nuôi trong việc phát triển
tốt hơn nghề nuôi heo rừng lai còn nhiều mới mẻ này, tại địa phương việc điều tra thực
sự là cần thiết.
Xuất phát từ thực tế nói trên, được sự hướng dẫn của Tiến Sĩ Lê Anh Phụng, Khoa
Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và sự giúp đỡ
của Trung Tâm Giống Vật Nuôi Bình Thuận, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát tình hình chăn nuôi và các bệnh thường gặp trên heo rừng lai ở một số
trang trại tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận”.

1


1.2. Mục đích và yêu cầu

1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu về tình hình chăn nuôi và các bệnh thường gặp trên heo rừng lai để có các
thông tin khoa học cần thiết nhằm phục vụ cho việc định hướng và phát triển nghề
nuôi heo rừng lai tại địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm được cơ cấu đàn heo rừng lai trên địa bàn điều tra.
- Khảo sát một số chỉ tiêu về điều kiện chăn nuôi, về năng suất trên heo đực giống,
heo nái sinh sản, heo nuôi thịt.
- Nắm được tình hình dịch bệnh và công tác thú y trên đàn heo rừng lai tại huyện
Hàm Thuận Bắc.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Phân loại và phân bố heo rừng trên thế giới
Theo Võ Đình Sơn (2006), heo rừng có tên tiếng Anh là wild boar, tên khoa học là
Sus scrofa. Trong phân loại động vật thì heo rừng thuộc hệ thống phân loại sau:
-

Giới động vật (Animalia)

-

Phân ngành có xương sống (Vertebrata)

-

Nhóm động vật có hàm (Gnathostomata)


-

Lớp thú (Mammalia)

-

Bộ có guốc (Ungulata)

-

Họ guốc chẵn không nhai lại (Suidae)

-

Loài heo rừng (Sus scrofa)

Theo nghiên cứu của Trung Tâm Hợp tác Nghiên cứu Quốc tế phát triển nông
nghiệp (Pháp) thì heo rừng có 36 giống (dưới loài) phân bố ở hầu khắp các lục địa trên
thế giới.
Bảng 2.1: Phân loại các giống heo rừng trên thế giới
STT

Tên giống

Nơi phân bố chủ yếu

1

Sus scrofa Affinis


Ấn Độ; Srilanka

2

Sus scrofa Algira

Tunisie; Angieri; Maroc

3

Sus scrofa Andamanensis

Ấn Độ

4

Sus scrofa Attila

Hungari; Ucraina; Nga; Irac

5

Sus scrofa Baeticus

Tây Ban Nha; Maroc

6

Sus scrofa Barbarus


Bắc Phi; Tunisie; Angerie; Maroc

7

Sus scrofa Castilianus

Tây Ban Nha

8

Sus scrofa Chorodontú

Trung Quốc

9

Sus scrofa Coreanus

Triều Tiên

10

Sus scrofa Cristatus

Nepal; Ấn Độ; Thái Lan

3



11

Sus scrofa Davidi

Iran; Pakistan; Tây Bắc Ấn Độ

12

Sus scrofa Falzfeini

Ba Lan

13

Sus scrofa Ferus

Bắc châu Âu

14

Sus scrofa Floresianus

Indonesia

15

Sus scrofa Jubatus

Malaysia


16

Sus scrofa Leucomystax

Trung Quốc

17

Sus scrofa Libycus

Thổ Nhĩ Kỳ; Palestin; Uzebekistan; Kazakstan

18

Sus scrofa Majori

Miền Trung Italia

19

Sus scrofa Mandchuricus

Trung Quốc

20

Sus scrofa Mediterraneus

Tây Ban Nha


21

Sus scrofa Meridionalis

Audalousie; Sardaigue; Corse

22

Sus scrofa Moupinensis

Duyên hải Nam Trung Quốc và Việt Nam

23

Sus scrofa Nicobaricus

Đảo Nicoba - Ấn Độ

24

Sus scrofa Nigripes

Mông Cổ; Trung Quốc; Nga

25

Sus scrofa Papuensis

Ghinê


26

Sus scrofa Raddeanus

Mông Cổ

27

Sus scrofa Reiseri

Anbanie; Bungari

28

Sus scrofa Riukiuanus

Nhật Bản

29

Sus scrofa Sardous

Corse

30

Sus scrofa Scrofa

Tây Ban Nha; Italia; Pháp; Đức; Đan Mạch; Ba Lan


31

Sus scrofa Sennaarensis

Sudan

32

Sus scrofa Sibiricus

Mông Cổ; Siberia

33

Sus scrofa Sukvianus

Trung Quốc

34

Sus scrofa Taivanus

Đài Loan

35

Sus scrofa Ussuricus

Nga; Corse; Trung Quốc


36

Sus scrofa Vittatus

Indonesia; Malaysia; Bali

(Đào Lệ Hằng, 2008)
Như vậy, theo nghiên cứu của Trung tâm này thì heo rừng phân bố chủ yếu trên thế
giới là ở các vùng Bắc Phi, châu Âu, phía Nam nước Nga, Trung Quốc, vùng Trung
Đông, Ấn Độ, Srilanka, Indonesia, đảo Corse, Ai Cập và Sudan.

4


Theo Đào Lệ Hằng (2008), heo rừng được coi là loài vật nuôi chính thức trong
hệ thống sản xuất nông nghiệp của nhiều nước như Pháp, Hà Lan, Đức, Nga, Mỹ, ở
Đông Nam Á thì có Thái Lan, Indonesia, Malaysia…nhưng ở Việt Nam thì hiện nay
nghề nuôi heo rừng mới đang phát triển ở giai đoạn đầu, chưa có hệ thống cung cấp
giống chính thức, chưa có nghiên cứu khoa học xếp loại phân cấp giống và chưa có
chế tài quản lý giống và chăn nuôi heo rừng lai.
2.2. Đặc điểm của heo rừng và heo rừng lai
2.2.1. Đặc điểm của heo rừng
Heo rừng có nhiều tập tính sinh hoạt thể hiện chúng là động vật nhanh
nhẹn và thông minh. biệt, heo rừng có bờm lông trên gáy mọc dài tận sống lưng.
Chùm lông bờm vừa dài, vừa dày và có lông ba chấu mọc thành hình tam giác rất đặc
trưng. Lông heo rừng sơ sinh có sọc vằn nâu vàng hoặc vàng hay trắng trên nền da
đen, nâu và có sự thay đổi màu lông khi hết 3 tháng tuổi. Heo rừng có 4 răng nanh dài,
mỗi bên mọc 2 cái (hình 2.1).

Hình 2.1: Heo rừng Thuần chủng

(Nguồn từ: www.lilburnes.org/.../Habitats/coastal_plain.htm)

5


2.2.1.2. Tính tình
Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thy (2007), bình thường tính tình heo rừng rất
nhát, nhưng nếu dồn chúng vào đường cùng hoặc khi bị thương đau đớn thì chúng trở
thành con vật khá hung dữ và sẵn sàng quay đầu lại tấn công kẻ thù của chúng một
cách điên cuồng. Heo rừng cũng có chút ít tính hung dữ của động vật ăn thịt, thể hiện
bởi các tập tính săn mồi, dù mồi của chúng chỉ là những con vật còn non hoặc bé nhỏ,
ít khả năng tự vệ.
2.2.1.3. Ăn uống
Theo Đào Lệ Hằng (2008), heo rừng có khả năng khứu giác phi thường, đây là loại
vũ khí mà chọn lọc tự nhiên đã giữ lại để bảo đảm an toàn cho chúng khi kiếm ăn
trong khi thính giác không được tốt. Heo rừng có tập tính tham ăn, ăn tạp, thích tranh
ăn. Chúng thường thích đi kiếm ăn lúc sáng sớm, lúc chạng vạng tối và ban đêm, còn
ban ngày chúng thường ẩn nấp vào rừng rậm hoặc những nơi yên tĩnh.
2.2.1.4. Sinh hoạt
Theo Đào Lệ Hằng (2008), heo rừng có tập tính sống bầy đàn để duy trì các quan
hệ đấu tranh cùng loài như cạnh tranh con cái, cạnh tranh lãnh thổ, cạnh tranh vị trí
đầu đàn, cạnh tranh nơi làm tổ đẻ và nuôi con…. Khi nghe hoặc cảm nhận được điều
gì đó làm heo rừng sinh nghi cho sự an toàn của chúng, lập tức chúng ra ký hiệu cho
nhau im lặng để kẻ thù không phát hiện ra chúng mà bỏ đi. Trường hợp kẻ thù đến gần
nơi ẩn nấp, chúng cùng nhau kêu thật to để uy hiếp kẻ thù và chạy thật nhanh vào rừng
sâu. Khi cảm thấy an toàn chúng lại cùng nhau đứng lại, dũi đất kiếm ăn bình thường.
Heo rừng có chân cao, gọn nên chạy rất nhanh, không sợ nước và bơi rất giỏi. Để tránh
các bệnh ngoài da, sự khó chịu bởi nóng và sự tấn công của ve, ruồi, muỗi,… heo rừng
duy trì tập tính thích ngâm mình trong bùn lầy và ve vẫy đuôi liên tục.
2.2.1.5. Sinh sản

Theo Đào Lệ Hằng (2008), trong tự nhiên ngoài mùa sinh sản, những heo đực thích
sống riêng lẻ và chỉ trong mùa sinh sản nó mới sống chung với cả đàn heo nái. Đối với
heo nái, khi gần đến ngày sinh nó thường tách bầy, tìm chỗ làm tổ để đẻ. Tổ của chúng
chọn thường là nơi khuất, tĩnh mịch, ấm áp, cao ráo và khá kín đáo. Heo mẹ trở nên rất
hung dữ sau khi đẻ. Để bảo vệ đàn con của mình, nó tấn công bất kỳ vật gì, con gì xâm
phạm đến tổ và đàn con của nó kể cả sự thăm viếng của heo đực hoặc các heo khác
6


từng cùng bầy. Heo rừng cái có khả năng nhận biết con mình rất tốt nên nếu có heo
con khác lạc đàn vào sẽ nhanh chóng bị cắn chết, kể cả khi nó thừa vú. Mỗi núm vú
mà heo con nào tìm được khi vừa sinh ra thì trong suốt thời gian theo mẹ nó chỉ sử
dụng và độc chiếm núm vú ấy.

Hình 2.2: Heo rừng nuôi con
(nguồn từ: )

2.2.2. Tập tính của heo rừng lai
Heo rừng lai là giống heo lai giữa heo đực rừng thuần chủng với heo nái nội địa
như heo Cỏ, heo Thuộc Nhiêu, heo Móng Cái,… có khả năng thích nghi với điều kiện
kham khổ của môi trường sống tự nhiên.
Theo Trang Thông Tin Điện Tử Khoa Học Cho Nhà Nông ( 01 / 08 / 2008), heo
rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng
thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng
nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3
ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông
hoang dã… Trọng lượng lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực
nặng 50 - 70 kg, con cái nặng 30 - 40 kg… Heo sơ sinh có thể đạt 300 - 500 g / con, 1
tháng tuổi 3 - 5 kg, 2 tháng tuổi 8 - 10 kg, 6 tháng tuổi 20 - 25 kg, 12 tháng tuổi có thể
đạt 60 - 70 % trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông

thường, sau 6 tháng nuôi, heo có thể đạt trọng lượng 25 kg để bán thịt.

7


Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thy (2007), xét về hình dáng bên ngoài giữa
heo rừng thuần chủng với heo rừng lai cũng không có gì khác biệt với nhau, kể cả bờm
lông dài và dày đặc trưng ở trên gáy cổ (lông cũng có ba chấu). Nhưng, nếu xét về sự
thuần tính thì heo rừng lai hiền hơn heo rừng thuần chủng.
Theo Đào Lệ Hằng (2008), tuy ngoại hình cơ bản vẫn có các đặc điểm của heo rừng
nhưng ở heo rừng lai thì các đặc điểm như lông dày, răng nanh dài và nhọn, chân cao
thon,… đều không rõ rệt lắm. Đặc biệt, là các tập tính sinh hoạt cũng có sự sai khác
như tính cảnh giác, mức nhanh nhẹn, nhạy cảm, tìm thức ăn, tìm bạn tình, đẻ và nuôi
con,… đều có chiều hướng giảm bớt so với heo rừng trong tự nhiên.
2.3. Chăn nuôi heo rừng lai
Theo Võ Đình Sơn (2006), trong môi trường tự nhiên, heo rừng lai ít bị dịch bệnh
bộc phát, do đã thích nghi với môi trường sống, sức đề kháng với các tác nhân gây
bệnh cao. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt, do môi trường sống không thích hợp,
trong đó bao gồm chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh, sức đề kháng bệnh của
heo rừng nuôi suy giảm và một số bệnh xuất hiện. Để việc chăn nuôi, phòng và trị
bệnh các heo rừng được hiệu quả, cần có kiến thức cơ bản về sinh lý học, bệnh học,
dinh dưỡng, tập tính…
2.3.1. Chuồng trại nuôi heo rừng lai
Theo Võ Đình Sơn (2006), số liệu thống kê tại các nơi nuôi động vật hoang dã cho
thấy, tỷ lệ động vật chết do tai nạn như: đánh nhau, ngoại vật trong đường tiêu hóa,
ngộ độc … tương đối cao. Nguyên nhân chính là do thiết kế chuồng trại không thích
hợp: kích thước, cấu trúc chuồng nuôi cũng như cách nuôi nhốt không đáp ứng nhu
cầu tự nhiên của loài. Thiết kế chuồng cần lưu ý đến nhiệt độ, ẩm độ và sự thông
thoáng gió trong chuồng, đây là các yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe động vật nuôi.
Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thy (2007), có ba cách nuôi heo rừng lai như

sau
- Cách nuôi nhốt: Trong điều kiện đất đai chật hẹp, lại chỉ nuôi với số lượng ít, thì có
thể nuôi heo rừng lai trong các ngăn chuồng chật hẹp như cách nuôi heo nhà. Ngăn
chuồng nuôi heo nọc và heo nái nuôi con cần có diện tích rộng từ 8 đến 10 m², chuồng
nuôi heo lứa khoảng 6 m² cho mỗi con. Có điều vách ngăn cần được xây cao khoảng

8


1,4 m cho heo nái và 1,6 m ở chuồng nuôi heo nọc để ngăn ngừa chúng chồm phóng ra
ngoài.
- Cách nuôi thả tự do: Tạo môi trường sống gần với tự nhiên nhất và được heo rừng
lai ưa thích nhất. Chuồng phải được xây dựng nơi kín đáo, có cây rừng và có đầy đủ
các yếu tố đáp ứng các tập tính về ăn uống, vận động và sinh sản của chúng.
- Cách nuôi trong vòng rào: Đây là cách nuôi phối hợp giữa hai cách trên. Nuôi theo
cách này không đòi hỏi chuồng trại phải làm tận vùng sâu vùng xa, mà gần khu vực
dân cư sinh sống cũng được.
2.3.2. Công tác giống
Theo Trang Thông Tin Điện Tử “Khoa Học Cho Nhà Nông” (01 / 08 / 2008), thì 1
heo đực giống có thể phối 5- 10 heo cái. Heo đực giống phải nuôi riêng và có chế độ
bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Ngày phối giống bổ sung thêm thức ăn tinh,
1 - 2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do... Heo rừng lai cái mỗi năm có thể
đẻ 2 lứa, mỗi lứa có thể 6 - 7 con, cá biệt có lứa đẻ 9 - 10 con và nuôi con rất giỏi.
Trong tự nhiên, khi đẻ heo mẹ tự chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và tự tách bầy khi con
lớn…
Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thy (2007), nuôi heo rừng thuần là hướng phát
triển bền vững nhất vì bảo tồn được phẩm chất thịt thơm ngon khi đáp ứng được cuộc
sống bán tự nhiên cho heo thuần. Tuy nhiên, heo rừng thuần chỉ có được do săn hoặc
bẫy nên khá hiếm làm giá thành rất cao. Vì vậy, để làm giảm giá thành con giống
người chăn nuôi đã lai tạo ra con lai dòng F4 để làm giống vì nó có những đặc tính gần

giống với heo rừng thuần chủng.

9


Phương pháp lai tạo heo rừng lai dòng F4 để làm giống theo sơ đồ 2.1
Thế hệ F 1
Heo rừng đực Thuần
(100 %)

x

Heo nái nội
địa

F1
(50 %)

x

Nái F 1
(50 %)

F2
(75 %)

x

Nái F 2
(75 %)


F3
(87,5 %)

x

Nái F 3
(87,5 %)

F4
(93,75 %)

Thế hệ F 2
Heo rừng đực Thuần
khác (100 %)

Thế hệ F 3
Heo rừng đực Thuần
khác (100 %)

Thế hệ F 4
Heo rừng đực Thuần
khác (100 %)

Thế hệ làm giống
Heo nái nội địa: heo thuộc nhiêu, heo móng cái, heo cỏ,…
Sơ đồ 2.1: Lai tạo heo rừng lai dòng F 4 để làm giống
(Nguồn: Việt Chương và Nguyễn Việt Thy, 2007)
2.3.3. Thức ăn
Theo Dương Thanh Liêm và ctv (2006), thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có

nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật, công nghệ hóa học, sinh học và một số
khoáng chất…, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con
vật, đồng thời nó phải phù hợp với đặc tính sinh lý sinh hóa và cấu tạo của bộ máy tiêu
hóa để con vật có thể ăn được mà sống, sinh trưởng, phát triển, sinh sản và sản xuất
một cách bình thường trong thời gian dài.
Theo Trang Thông Tin Điện Tử “Khoa Học Cho Nhà Nông” ( 01 / 08 / 2008):
Thức ăn cho heo rừng lai, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là
10


protein, khoáng và sinh tố... cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu protein, sinh
tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có
thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100 g; sắt sunphat 100 g; đồng sunphat 50 g;
diêm sinh 100 g; vôi tôi 1.000 g... đất sét vừa đủ 3 kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết
khoảng 20 - 25 g / con / ngày. Thức ăn của heo rừng lai chủ yếu là thực vật. Không
nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng lai vì nó sẽ làm cho phẩm
chất thịt của heo rừng lai bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh tiêu chảy...
Theo Đào Lệ Hằng (2008), khẩu phần ăn của heo rừng lai được thể hiện qua bảng
2.2
Bảng 2.2: Khẩu phần ăn của heo rừng
Loại

Thời gian

Khẩu phần

Heo

Thời gian chờ


Thức ăn xanh tự do + 0,5 kg thức ăn tinh phối trộn / ngày

đực

phối

chia làm 3 lần.

giống

Trong ngày

Thức ăn xanh tự do + 0,5 kg thức ăn tinh phối trộn / ngày

phối giống

chia làm 3 lần + 2 quả trứng chín hoặc 100 g bột cá tốt hoặc

heo

50 g bột sữa không kem.
Sau phối giống

Thức ăn xanh tự do + 0,5 kg thức ăn tinh phối trộn / ngày
chia làm 3 lần.

Heo cái

Suốt thời gian


Thức ăn xanh tự do + 1 kg thức ăn tinh phối trộn / ngày

sinh sản

mang thai

chia làm 3 lần.

Trong khi đẻ

0,2 – 0,5 lít nước muối loãng ấm

Nuôi con

Thức ăn xanh tự do + 1 kg thức ăn tinh phối trộn / ngày
chia làm 2 lần.

Sau tách con

Thức ăn xanh tự do + 0,5 kg thức ăn tinh phối trộn / ngày
chia làm 3 lần.

Heo

24 giờ đầu tiên

Bú sữa đầu

con


sau khi ra đời

theo mẹ

Từ 15 ngày

Bú mẹ tự do + Bắt đầu ăn thức ăn dặm (cám gạo quệt ngang

đến 1 tháng

mõm hoặc liếm láp thức ăn thừa của mẹ,…). Cho ăn 0,01 -

11


tuổi

0,08 kg /con / ngày. Mỗi ngày ăn 3 - 4 lần + đá liếm tự do

1,5 tháng tuổi

Bú mẹ tự do + ăn tự do các thức ăn thường ngày như cám,
củ,… do chủ cung cấp.

2 tháng tuổi

Cai sữa

Heo


2 đến 6 tháng

Thức ăn xanh tự do + 0,5 kg cám gạo hoặc ngô nấu chín /

hậu bị

tuổi

bữa trưa. Các bữa còn lại cho ăn tự do thức ăn xanh.

6 đến 8 tháng

Thức ăn xanh tự do + 0,5 kg cám gạo hoặc ngô nấu chín +

tuổi

0,5 kg thức ăn tinh phối trộn bổ sung / bữa trưa. Ăn tự do
thức ăn xanh.

Ghi chú: Thức ăn xanh tư do thường là các loại cỏ, cây bí đao, cây chuối, rau
muống, cây khoai lang, cây bắp, các loại quả xanh…
2.3.4. Công tác thú y
Theo Trang Thông Tin Điện Tử “Khoa Học Cho Nhà Nông” ( 01 / 08 / 2008), để
phòng bệnh cho heo rừng lai, cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn
đảm bảo giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ... Cần áp dụng tốt các biện pháp
an toàn sinh học như vệ sinh, sát trùng chuồng trại, cách ly khu vực chăn nuôi với các
khu vực xung quanh... định kì tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như phó thương hàn,
dịch tả heo, lở mồm long móng (FMD), bệnh do E. coli,… theo đặc điểm dịch tễ học
của vùng và theo qui định của cơ quan thú y.
2.3.4.1. Vệ sinh không khí chuồng nuôi

Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), heo là loài chịu nóng kém
nhất trong các loài động vật có vú, vì tuyến mồ hôi và cơ chế tăng nhịp thở không phát
triển. Nếu ẩm độ không khí bằng hay cao hơn 65 %, heo không thể chịu đựng được
nhiệt độ 35ºC trong một thời gian dài. Heo không thể chịu được nhiệt độ 40C ở bất kỳ
ẩm độ nào trong không khí.
2.3.4.2. Vệ sinh nguồn nước
Theo Võ Văn Ninh (1999), nguồn nước dùng trong chăn nuôi heo cần phải đảm bảo
đủ số lượng và chất lượng. Cần có bể tồn trữ nước để tránh tình trạng thiếu hụt trong
mùa khô. Nếu có điều kiện ta nên có cả bể lắng, lọc phù sa, phèn, sát trùng đúng cách,
hạn chế sự vấy nhiễm của vi sinh vật có hại.

12


Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), yêu cầu cải thiện chất lượng
nguồn nước dùng cho vật nuôi ngày càng tăng. Các mối quan tâm về chất lượng nước
dùng cho vật nuôi bao gồm: ảnh hưởng trên sức sản xuất, lan truyền mầm bệnh và an
toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Bản thân các chất hiện diện trong nước không
gây thiệt hại đến sức khỏe và sức sản xuất của vật nuôi một cách đáng kể, nhưng bản
thân chúng lại có thể gây những tổn thương ở tế bào tạo điều kiện cho sự nhạy cảm
hay tấn công của các vi sinh vật gây bệnh.
Heo rừng lai vốn rất thích nước và tiếp xúc nhiều lần với nước trong ngày như:
uống, tắm, đầm mình. Vì vậy, nếu nguồn nước trong trại bị ô nhiễm mầm bệnh sẽ dễ
dàng xâm nhập vào bầy heo.
2.3.4.3. Vệ sinh thức ăn
Theo Võ Văn Ninh (1999), thức ăn cũng là nguồn gốc lây nhiễm mầm bệnh hoặc
chứa mầm bệnh. Các loại thức ăn dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ, ẩm độ hoặc thức ăn dễ
bị oxy hóa, đóng vón do tồn trữ lâu dài, dễ gây rối loạn tiêu hóa cho heo. Vì vậy, kho
chứa thức ăn nuôi heo phải thông thoáng, có nhiệt độ, ẩm độ thích hợp và phải định kỳ
sát trùng … Thức ăn xanh cần rửa sạch, loại bỏ tạp chất trước khi cho ăn để hạn chế sự

nhiễm vi sinh vật có hại và ký sinh trùng khi cho heo ăn.
2.3.4.4. Sát trùng chuồng trại
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), vệ sinh sát trùng được tiến
hành ở nhiều giai đoạn và trên nhiều đối tượng trong suốt quá trình chăn nuôi. Trước
hết, ta cần chú ý các loại mầm bệnh có thể tồn tại lâu và các mầm bệnh có thể gây
thành dịch. Ta nên chọn chất sát trùng phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế.
Thông thường, vì không thể làm sạch tất cả các vị trí trong chuồng trại, ta nên chọn
các chất sát trùng có hoạt tính ít bị ảnh hưởng bởi chất hữu cơ. Cần lưu ý nồng độ và
thời gian tiếp xúc là các yếu tố quyết định sự thành công của việc sát trùng.
Theo Võ Văn Ninh (1999), chuồng trại mới xây dựng thì có rất ít vi sinh vật gây
bệnh, cho nên những đợt nuôi heo đầu tiên bao giờ cũng cho năng suất cao. Nhưng với
sự hiện diện thường xuyên của heo nuôi, mật độ vi sinh vật có hại sẽ dần dần tăng cao
theo thời gian, chúng tấn công đàn heo gây ra những tổn thất ngày càng tăng và có khi
gây thành dịch lớn. Do vậy, cần có biện pháp làm giảm mật độ vi sinh vật có hại trong
chuồng nuôi, không cho chúng phát triển đến mức có thể gây thành bệnh cho heo nuôi.
13


Đó là việc định kỳ sát trùng chuồng trại trên qui mô lớn, đồng loạt, triệt để, giúp cho
môi trường chăn nuôi sạch sẽ, rất ít vi sinh vật có hại, nhờ đó sức khỏe thú nuôi tốt
hơn, tăng trưởng tốt hơn, ít bệnh, ít tốn thuốc thú y điều trị, năng suất cao, lợi nhuận
cao hơn.
2.3.4.5. Tẩy giun sán định kỳ
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1999), do sự phân bố rộng khắp, do
tính chất đa dạng và phức tạp trong quá trình phát triển của ký sinh, việc phòng ngừa
là rất cần thiết. Không chỉ đơn thuần thực hiện một biện pháp riêng lẻ mà phải kết hợp
nhiều biện pháp, nhằm cắt đứt bất cứ khâu nào trong quá trình phát triển của ký sinh.
Heo rừng lai có tập tính kiếm ăn khá giỏi, chúng có thể ủi, đào để ăn các côn trùng
dưới đất và phương thức sử dụng thức ăn của chúng chủ yếu là ăn tươi nên cũng rất dễ
bị nhiễm giun sán.

2.3.4.6. Phát hiện bệnh sớm và thực hiện cách ly
Bằng cách quan sát kỹ từng con hàng ngày sẽ giúp ta phát hiện được thể trạng của
từng con. Dù heo rừng có tập tính sống bầy đàn mạnh mẽ nhưng khi phát hiện có con
bệnh cần phải cách ly và điều trị tích cực ngay.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), điều trị có nghĩa là áp dụng mọi biện pháp có thể có
được, bao gồm các biện pháp hộ lý, sử dụng các loại thuốc, các phương tiện điều trị để
làm hồi phục một cơ thể đang mắc bệnh.
2.2.4.7. Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm
Theo Lê Văn Hùng (2002), các thuốc sinh vật dùng để phòng bệnh được gọi là
vaccine. Khi vaccine được đưa vào cơ thể thú, nó không còn khả năng gây được bệnh
hoặc chỉ gây ra một bệnh rất nhẹ, không có hại cho thú. Trái lại, nó có ích vì gây ra ở
thú một phản ứng tạo khả năng cho thú được bảo hộ chống lại mầm bệnh, phản ứng ấy
được gọi là một đáp ứng miễn dịch.
Theo Lê Anh Phụng (2005), thú không có miễn dịch được đặt vào đàn có miễn dịch
có thể được bảo vệ hoặc ngược lại. Nếu có trên 80 % động vật trong đàn có miễn dịch
thì có miễn dịch quần thể. Khi sức miễn dịch quần thể giảm, thì “tiềm lực dịch” tăng
lên cho đến một lúc nào đó đạt cao điểm và nếu có mầm bệnh thì dịch sẽ nổ ra.
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Kim Hoa (2004), thiệt hại gây ra do bệnh truyền
nhiễm thông qua tỷ lệ chết, các bệnh mãn tính, hay giảm sức sản xuất có thể từ 15 - 20
14


%. Sự thành công của vaccine là một trong những biện pháp được lựa chọn để ngăn
ngừa các bệnh, bắt buộc phải tiêm phòng trên heo.
2.4. Một số bệnh thường gặp trên heo rừng và heo rừng lai
Theo Đào Lệ Hằng (2008), heo rừng cũng bị một số bệnh giống như heo nhà.
Nhưng trên thực tế, heo rừng lai vốn là loài có nguồn gốc hoang dã, khỏe mạnh, có sức
đề kháng cao, nên cũng ít xảy ra dịch bệnh. Hiện heo rừng lai nuôi trong các trang trại
chỉ hay bị các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi do heo nằm nơi ẩm ướt và bệnh
đường tiêu hóa như tiêu chảy do thay đổi thức ăn đột ngột hoặc thức ăn không phù

hợp, kém vệ sinh.
2.4.1. Bệnh đường tiêu hóa
Bệnh về đường tiêu hóa.
+ Nguyên nhân:
Theo Đào Lệ Hằng (2008), nguyên nhân do
- Khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần, giá trị dinh dưỡng mất
cân đối.
- Thức ăn nước uống không được vệ sinh sạch sẽ.
- Heo rừng lai không ăn quen các loại thức ăn mới, lạ …
+ Điều trị:
Theo Hòa Bình (2006), có thể dùng các loại thuốc trị bệnh đường tiêu hóa của heo
cho uống hoặc tiêm, bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng chát như: lá và quả ổi
xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa...
+ Phòng bệnh:
Theo Hòa Bình (2006), để phòng bệnh về đường tiêu hóa, cần cho heo ăn thức ăn
đảm bảo vệ sinh, không bị ẩm mốc, hôi thối, không có dư lượng thuốc trừ sâu, khẩu
phần ăn phải đa dạng, phong phú, đầy đủ dinh dưỡng…
2.4.2. Bệnh viêm phổi
Theo Nguyễn Như Pho (1995), bệnh phát ra ở heo rừng lai mọi lứa tuổi
+ Nguyên nhân
Do heo rừng lai bị cảm lạnh, khí hậu thay đổi đột ngột, mưa tạt, gió lùa, hoặc
chuồng trại bẩn thỉu, các điều kiện thức ăn và chăm sóc thiếu thốn làm cơ thể giảm sức

15


đề kháng bệnh, vi sinh vật có thể từ bên ngoài xâm nhập vào, hoặc có sẵn trong cơ thể
có điều kiện để gây bệnh.
+ Triệu chứng
- Heo ủ rủ, ăn ít hoặc bỏ ăn, niêm mạc mắt xung huyết, thân nhiệt tăng 2 - 3 ºC.

- Thời kỳ đầu heo chỉ ho khi ăn, khi chạy nhảy, về sau ho nhiều.
- Chảy nước mũi, giai đọan bệnh mới phát nước mũi lỏng và trong, giai đoạn sau
đục và đặc lại.
+ Điều trị
Trước hết phải chăm sóc heo tốt, thức ăn tốt, đủ dinh dưỡng, chỗ ở thoáng, ấm áp.
- Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, dùng kháng sinh hoặc sulfamit.
- Sử dụng thuốc long đờm, giảm ho.
- Sử dụng phối hợp các vitamin.
+ Phòng bệnh
Theo Hòa Bình (2006), chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khi thời tiết thay đổi hoặc trạng
thái sức khoẻ của đàn heo có biểu hiện bệnh, cần thiết phải bổ sung kháng sinh vào
thức ăn hoặc nước uống cho heo theo quy trình “dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 7 hoặc 10
ngày, rồi dùng tiếp 3 ngày”, cho đến khi đàn heo trở lại bình thường, với liều phòng
chỉ bằng 1/2 - 1/3 liều điều trị...
2.4.3. Bệnh giun đũa
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1999)
+ Hình thái
Do giống Ascaris gây ra. Ascaris suum có màu trắng, hai đầu hơi nhọn, ký sinh ở
ruột non của heo. Con đực dài 12 - 25 cm, con cái có thể dài đến 40 cm. Trứng có hình
bầu dục hơi tròn, màu vàng. Vỏ trứng dày, lớp ngoài cùng gợn sóng, bên trong trứng
chứa một tế bào phôi.
+ Vòng đời
Vòng đời không cần ký chủ trung gian, trứng giun có thể sống lâu ở bên ngoài từ
11 tháng đến 5 năm. Trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp, phát dục thành
ấu trùng gây nhiễm qua đường ăn uống vào ruột non của heo phát triển thành giun
trưởng thành.

16



×