Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.63 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG
HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP

Họ và tên sinh viên: ĐINH TRƯỜNG SINH
Ngành: THÚ Y
Niên khóa: 2004-2009

- 2009 -


KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI
XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG HIỆP

Tác giả

ĐINH TRƯỜNG SINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 9 năm 2009
i




LỜI CẢM TẠ
Suốt đời nhớ ơn Bố - Mẹ
Đã sinh thành, nuôi dưỡng cho con có mặt trong cuộc đời này, luôn là điểm tựa
vững chắc cho con vươn lên trong cuộc sống.
Thành kính ghi ơn đến
Thầy Trần Văn Chính đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình em
thực tập và hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn đến
Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi – Thú Y, khoa
Khoa Học và toàn thể cán bộ công nhân viên Trường Đại Học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình tạo điều kiện học tập và giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm,
kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Ban Giám Đốc Xí nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp và toàn thể anh chị em công
nhân viên xí nghiệp đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tại trại.
Xin cảm ơn đến những người bạn đã động viên, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi
trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp cuối khóa.

ĐINH TRƯỜNG SINH

ii


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện từ ngày 16/2/2009 đến ngày 1/6/2009 tại Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Heo Đồng Hiệp. Nội dung khóa luận là khảo sát và đánh giá một số chỉ tiêu sinh
sản của một số nhóm giống heo nái hiện có tại xí nghiệp, làm cơ sở dữ liệu cho công
tác giống để cải thiện và nâng cao hơn nữa năng suất của đàn heo nái sinh sản tại xí

nghiệp.
Qua khảo sát 343 nái sinh sản với 1319 ổ đẻ của 6 nhóm giống: LLa (46 nái), LL
(91 nái), LY (61 nái), YL (116 nái), YY (20 nái), YYa (9 nái), kết quả thu được:
ƒ Trung bình quần thể của một số chỉ tiêu về sức sinh sản của đàn heo nái sinh
sản như sau: tuổi phối giống lần đầu là 251,66 ngày, tuổi đẻ lứa đầu là 372,87 ngày, số
heo con đẻ ra trên ổ là 10,89 con/ổ, số heo con sơ sinh còn sống là 9,95 con/ổ, số heo
con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh là 10,52 con/ổ, trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh
còn sống là 15,26 kg/ổ, trọng lượng bình quân heo con sơ sinh là 1,56 kg/con, số heo
con chọn nuôi là 10,25 con/ổ, số heo con giao nuôi là 9,11 con/ổ. Tuổi cai sữa heo con
là 25,88 ngày, số heo con cai sữa là 9,02 con/ổ, trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa là
65,67 kg/ổ, trọng lượng bình quân heo con cai sữa là 7,27 kg/con, trọng lượng toàn ổ
heo con cai sữa đã điều chỉnh là 64,03 kg/ổ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 157,82
ngày, số lứa đẻ của nái trên năm là 2,33 lứa, số heo con cai sữa của nái trên năm là
20,33 con.
ƒ Dựa vào chỉ số sinh sản của nái (SPI), các nhóm giống heo được xếp hạng như
sau:
− Hạng I: nhóm giống YL (110,57 điểm)
− Hạng II: nhóm giống LY (105,04 điểm)
− Hạng III: nhóm giống LLa (95,9 điểm)
− Hạng IV: nhóm giống LL (91,36 điểm)
− Hạng V: nhóm giống YY (88,13 điểm)
− Hạng VI: nhóm giống YYa (64,3 điểm).

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Cảm tạ..............................................................................................................................ii

Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh các biểu đồ .............................................................................................................x
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................................2
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 Giới thiệu về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp ............................................3
2.1.1 Vị trí địa lý..............................................................................................................3
2.1.2 Lịch sử hình thành ..................................................................................................3
2.1.3 Nhiệm vụ của xí nghiệp..........................................................................................3
2.1.4 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................3
2.1.5 Tổng quan khu vực sản xuất...................................................................................4
2.1.6 Cơ cấu đàn heo .......................................................................................................4
2.1.7 Công tác giống........................................................................................................5
2.1.7.1 Nguồn gốc con giống...........................................................................................5
2.1.7.2 Quy trình chọn hậu bị ..........................................................................................5
2.1.7.3 Công tác phối giống.............................................................................................6
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của heo nái...........................................7
2.2.1 Tuổi thành thục.......................................................................................................7
2.2.2 Tuổi phối giống lần đầu..........................................................................................8
2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu .......................................................................................................8
iv


2.2.4 Số heo con đẻ ra trên ổ ...........................................................................................9

2.2.5 Số heo con sơ sinh còn sống và tỷ lệ sống đến cai sữa ..........................................9
2.2.6 Số lứa đẻ của nái trên năm......................................................................................9
2.2.7 Số heo con cai sữa của nái trên năm.....................................................................10
2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái.......................................10
2.3.1 Yếu tố di truyền ....................................................................................................10
2.3.2 Yếu tố ngoại cảnh.................................................................................................11
2.4 Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của heo nái ...............................12
CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT.................................13
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................13
3.2 Phương pháp khảo sát...........................................................................................13
3.3 Đối tượng khảo sát.................................................................................................13
3.4 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo khảo sát..............................................14
3.4.1 Chuồng trại ...........................................................................................................14
3.4.2 Trang thiết bị ........................................................................................................15
3.4.3 Thức ăn .................................................................................................................15
3.4.4 Nước uống ............................................................................................................17
3.4.5 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ...........................................................................17
3.4.6 Quy trình vệ sinh và tiêm phòng ..........................................................................19
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát..............................................................................................20
3.5.1 Các chỉ tiêu sinh sản .............................................................................................20
3.5.2 Chỉ số sinh sản heo nái (SPI) và xếp hạng khả năng sinh sản các nhóm giống heo
nái ..................................................................................................................................23
3.6 Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................23
CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................24
4.1 Tỷ lệ khảo sát...........................................................................................................24
4.2 Tuổi phối giống lần đầu...........................................................................................24
4.3 Tuổi đẻ lứa đầu ........................................................................................................26
4.4 Số heo con đẻ ra trên ổ ............................................................................................27
4.5 Số heo con sơ sinh còn sống....................................................................................32
4.6 Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh .............................................................36

v


4.7 Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh ........................................................................38
4.8 Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh ..................................................................42
4.9 Số heo con sơ sinh chọn nuôi ..................................................................................46
4.10 Số heo con giao nuôi .............................................................................................49
4.11 Tuổi cai sữa heo con..............................................................................................51
4.12 Số heo con cai sữa .................................................................................................53
4.13 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa ......................................................................57
4.14 Trọng lượng bình quân heo con cai sữa ................................................................61
4.15 Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh................................................65
4.16 Khoảng cách hai lứa đẻ .........................................................................................66
4.17 Số lứa đẻ của nái trên năm.....................................................................................68
4.18 Số heo con cai sữa của nái trên năm......................................................................69
4.19 Chỉ số sinh sản heo nái (SPI) và xếp hạng khả năng sinh sản các nhóm giống ....70
CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................73
5.1 Kết luận ..................................................................................................................73
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................75
PHỤ BẢNG...................................................................................................................78

vi


DANH SÁCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

: bảng phân tích phương sai (analysis of variance).


Ctv

: cộng tác viên.

CV

: hệ số biến dị (coefficient of variance).

LLa

: nái thuần có cha hay mẹ là giống Landrace được nhập nội từ
Mỹ phối với cha hay mẹ là giống Landrace có sẵn của xí nghiệp.

LL

: nái Landrace thuần của xí nghiệp.

LY

: nái lai có cha là giống Landrace và mẹ là giống Yorkshire.

N

: số con khảo sát

N.giống

: nhóm giống.

NSIF


: liên đoàn cải thiện giống heo của Mỹ (National Swine
Improverment Ferderation).

SD

: độ lệch chuẩn (standard deviation).

SHCCS

: số heo con cai sữa.

SHCCSNN

: số heo con cai sữa của nái trên năm.

SHCSSCS

: số heo con sơ sinh còn sống.

SLDNN

: số lứa đẻ của nái trên năm.

SPI

: chỉ số sinh sản heo nái (sow productivity index).

TLBQHCSS


: trọng lượng bình quân heo con sơ sinh.

TLBQHCCS

: trọng lượng bình quân heo con cai sữa.

TLTOHCCS

: trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa.

TLTOHCSS

: trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh.

TP.HCM

: thành phố Hồ Chí Minh.

TSTK

: tham số thống kê.



: trung bình.

YYa

: nái thuần có cha hay mẹ là giống Yorkshire được nhập nội từ
Mỹ phối với cha hay mẹ giống Yorkshire có sẵn của xí nghiệp.


YY

: nái Yorkshire thuần của xí nghiệp.

YL

: nái lai có cha là giống Yorkshire và mẹ là giống Landrace.
vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố ổ đẻ khảo sát theo năm....................................................................13
Bảng 3.2: Phân bố số lượng và ổ đẻ khảo sát theo các nhóm giống và lứa đẻ..............14
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp .................................16
Bảng 3.4: Định mức về số lượng và loại thức ăn hỗn hợp............................................16
Bảng 3.5: Quy trình tiêm phòng ....................................................................................20
Bảng 3.6: Hệ số điều chỉnh số heo con sơ sinh con sống theo lứa đẻ...........................21
Bảng 3.7: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về 21 ngày tuổi .........22
Bảng 3.8: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về cùng số heo con giao
nuôi ................................................................................................................................22
Bảng 3.9: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa về cùng lứa chuẩn.....22
Bảng 4.1: Tỷ lệ khảo sát ................................................................................................24
Bảng 4.2 : Tuổi phối giống lần đầu ...............................................................................25
Bảng 4.3: Tuổi đẻ lứa đầu .............................................................................................26
Bảng 4.4a: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống....................................................28
Bảng 4.4b: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa..................................................................29
Bảng 4.4c: Số heo đẻ ra trên ổ qua các năm..................................................................31
Bảng 4.5a: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống ...........................................32
Bảng 4.5b: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ....................................................34

Bảng 4.5c: Số heo sơ sinh còn sống qua các năm .........................................................35
Bảng 4.6a: Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh theo nhóm giống ....................36
Bảng 4.6b: Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh qua các năm ...........................38
Bảng 4.7a: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh theo nhóm giống................................39
Bảng 4.7b: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh theo lứa đẻ.........................................40
Bảng 4.7c: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh qua các năm.......................................41
Bảng 4.8a: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh theo nhóm giống..........................43
Bảng 4.8b: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh theo lứa đẻ...................................44
Bảng 4.8c: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh qua các năm.................................45
Bảng 4.9a: Số heo con chọn nuôi theo nhóm giống......................................................47
Bảng 4.9b: Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ...............................................................48
viii


Bảng 4.10a: Số heo con giao nuôi theo nhóm giống.....................................................49
Bảng 4.10b: Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ ..............................................................50
Bảng 4.11a: Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống .....................................................52
Bảng 4.11b: Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ ..............................................................53
Bảng 4.12a: Số heo con cai sữa theo nhóm giống.........................................................54
Bảng 4.12b: Số heo con cai sữa theo lứa đẻ..................................................................55
Bảng 4.12c: Số heo con cai sữa qua các năm................................................................57
Bảng 4.13a: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống..............................58
Bảng 4.13b: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo lứa đẻ.......................................59
Bảng 4.13c: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa qua các năm.....................................60
Bảng 4.14a: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống........................62
Bảng 4.14b: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ.................................63
Bảng 4.14c: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa qua các năm...............................65
Bảng 4.15: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh .....................................66
Bảng 4.16: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ.......................................................................67
Bảng 4.17: Số lứa đẻ của nái trên năm..........................................................................68

Bảng 4.18: Số heo con cai sữa của nái trên năm ...........................................................69
Bảng 4.19: Chỉ số sinh sản heo nái của các nhóm giống ..............................................71

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.2: Tuổi phối giống lần đầu. ...........................................................................26
Biểu đồ 4.3: Tuổi đẻ lứa đầu. ........................................................................................27
Biểu đồ 4.4a: Số heo con đẻ ra trên ổ theo nhóm giống................................................28
Biểu đồ 4.4b: Số heo con đẻ ra trên ổ theo lứa..............................................................30
Biểu đồ 4.4c: Số heo con đẻ ra trên ổ qua các năm.......................................................31
Biểu đồ 4.5a: Số heo con sơ sinh còn sống theo nhóm giống. ......................................33
Biểu đồ 4.5b: Số heo con sơ sinh còn sống theo lứa đẻ ................................................34
Biểu đồ 4.5c: Số heo con sơ sinh còn sống qua các năm ..............................................35
Biểu đồ 4.6a: Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh theo nhóm giống ................37
Biểu đồ 4.6b: Số heo con sơ sinh còn sống đã điều chỉnh qua các năm. ......................37
Biểu đồ 4.7a: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh theo nhóm giống ...........................39
Biểu đồ 4.7b: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh theo lứa đẻ.....................................40
Biểu đồ 4.7c: Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh qua các năm...................................42
Biểu đồ 4.8a: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh theo nhóm giống .....................43
Biểu đồ 4.8b: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh theo lứa đẻ...............................44
Biểu đồ 4.8c: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh qua các năm.............................46
Biểu đồ 4.9a: Số heo con chọn nuôi theo nhóm giống..................................................47
Biểu đồ 4.9b: Số heo con chọn nuôi theo lứa đẻ ...........................................................48
Biểu đồ 4.10a: Số heo con giao nuôi theo nhóm giống.................................................50
Biểu đồ 4.10b: Số heo con giao nuôi theo lứa đẻ..........................................................51
Biểu đồ 4.11a: Tuổi cai sữa heo con theo nhóm giống .................................................52
Biểu đồ 4.11b: Tuổi cai sữa heo con theo lứa đẻ. .........................................................53
Biểu đồ 4.12a: Số heo con cai sữa theo nhóm giống ....................................................55

Biểu đồ 4.12b: Số heo con cai sữa theo lứa đẻ..............................................................56
Biểu đồ 4.12c: Số heo con cai sữa qua các năm............................................................56
Biểu đồ 4.13a: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa theo nhóm giống..........................59
Biểu đồ 4.13b: Trọng lượng toàn ổ cai sữa theo lứa đẻ. ...............................................59
Biểu đồ 4.13c: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa qua các năm.................................61
Biểu đồ 4.14a: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo nhóm giống....................62
x


Biểu đồ 4.14b: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ.............................64
Biểu đồ 4.14c: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa qua các năm...........................64
Biểu đồ 4.15: Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa đã điều chỉnh. ................................66
Biểu đồ 4.16: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ...................................................................68
Biểu đồ 4.17: Số lứa đẻ của nái trên năm......................................................................69
Biểu đồ 4.18: Số heo con cai sữa của nái trên năm.......................................................70
Biểu đồ 4.19: Chỉ số sinh sản của các nhóm giống.......................................................71

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước thì phương thức chăn
nuôi heo cùng có nhiều thay đổi. Từ chỗ nuôi heo truyền thống mang tính tận dụng
thức ăn, nhằm “bỏ ống” một món tiền để chi tiêu khi cần thiết, dần từng bước hiện đại
hóa chuyển sang sản xuất có tính chất hàng hóa, hằng năm xuất ra thị trường trong và
ngoài nước hàng ngàn tấn thịt heo. Đi kèm theo đó người tiêu dùng cũng ngày càng
khó tính hơn, đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao và phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm. Điều đó làm cho các nhà chăn nuôi phải liên tục nghiên cứu và ứng dụng các

thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất.
Trong chăn nuôi heo con nái có vai trò rất quan trọng, nó quyết định sự thành bại
của cả một quá trình chăn nuôi. Làm sao để có những con nái đẻ nhiều con, số heo con
sơ sinh còn sống cao, số heo con cai sữa cao, số lứa đẻ của nái trên năm cao? Có nhiều
yếu tố cần giải quyết để đạt các yêu cầu trên như chuồng trại, thức ăn, thú y, quy trình
chăm sóc quản lý…đặc biệt là con giống và công tác giống. Qua công tác giống chúng
ta sẽ chọn lọc, lai tạo và nhân giống cho ra được đàn heo nái có khả năng sinh sản tốt,
thích nghi với điều kiện chăn nuôi nước ta và đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn
nuôi.
Xuất pháp từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ môn Di Truyền Giống,
Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, cùng
với sự hướng dẫn của TS. Trần Văn Chính và giúp đỡ của Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo
Đồng Hiệp chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA
MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO ĐỒNG
HIỆP”

1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.1.1 Mục đích
Khảo sát và đánh giá sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái hiện có tại xí
nghiệp, góp phần làm cơ sở dữ liệu cho công tác chọn lọc và nhân giống của xí nghiệp.
1.1.2 Yêu cầu
Theo dõi, quan sát đàn heo nái đang sinh sản, thu thập số liệu và so sánh về một số
chỉ tiêu sinh sản của các nhóm giống heo nái: LL, LLa, YYa, YY, LY, YL đang được
nuôi dưỡng tại xí nghiệp trong thời gian thực tập.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp
2.1.1 Ví trí địa lý
Xí nghiệp có tổng diện tích 25ha được đặt tại ấp 3, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí của xí nghiệp có thể nói là thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi
(xung quanh xí nghiệp chủ yếu là rừng cao su, dân cư thưa thớt, giao thông thuận lợi),
thuận lợi hơn rất nhiều so với địa thế trước đây (xí nghiệp nằm giữa khu dân cư Linh
Xuân, Thủ Đức).
2.1.2 Lịch sử hình thành
Trại được xây dựng năm 1967 do tư nhân quản lý, lấy tên là Đồng Hiệp. Năm 1975
đổi tên thành Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo 3/2. Đến tháng 3 năm 1996 lấy lại tên cũ và
đầy đủ là Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp.
Thực hiện chủ trương di dời của thành phố để tránh gây ô nhiễm môi trường, xí
nghiệp được thành lập trên cơ sở xác nhập 3 xí nghiệp cũ là:
Xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp,
Xí nghiệp chăn nuôi heo Khang Trang,
Xí nghiệp chăn nuôi heo Dưỡng Sanh.
Và Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp mới đã khánh thành ngày 15 – 8 – 2004,
là đơn vị sản xuất trực thuộc Tổng Công Cy Nông Nghiệp Sài Gòn.
2.1.3 Nhiệm vụ của xí nghiệp
Sản xuất heo giống, heo thịt và heo con nuôi thịt trên cơ sở các giống heo ngoại
nhập như Landrace, Yorkshire, Duroc.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp được trình bày qua sơ đồ sau:
3



Ban giám đốc

Phòng nghiệp vụ
Thủ kho Kế toán

Tổ bảo vệ

Phòng kỹ thuật

Phòng tổ chức
hành chánh

Thủ quỹ

Tổ A

Tổ B

Tổ C

Tổ D

Đội cơ điện

Tổ quản lý môi trường

2.1.5 Tổng quan khu sản xuất
Tổ A: có 9 dãy chuồng (từ A0 đến A8), trong đó A0 và A1 nuôi heo đực giống, A2
nuôi hậu bị cái thuần và hậu bị đực, A3 nuôi heo nái khô và nái chờ phối, A4 và A5
nuôi nái bầu, A6 và A7 nuôi nái chờ đẻ và nái nuôi con, A8 nuôi heo con sau cai sữa

đến 56 ngày tuổi.
Tổ B: có 7 dãy chuồng (từ B2 đến B8), trong đó B2 nuôi hậu bị đực và hậu bị cái, B3
nuôi heo nái khô và nái chờ phối, B4 và B5 nuôi nái bầu, B6 và B7 nuôi nái chờ đẻ và
nái nuôi con, B8 nuôi heo con sau cai sữa đến 56 ngày tuổi.
Tổ C: có 7 dãy chuồng (từ C2 đến C8), trong đó C2 nuôi hậu bị cái, C3 nuôi heo nái
chờ phối, C4 và C5 nuôi nái bầu, C6 và C7 nuôi nái chờ đẻ và nái nuôi con, C8 nuôi heo
con sau cai sữa đến 56 ngày tuổi.
Tổ D: có 11 dãy chuồng (từ D1 đến D11), trong đó D1 và D2 nuôi hậu bị từ 56 ngày
tuổi đến 150 ngày tuổi, các dãy còn lại dùng để nuôi heo thương phẩm.
2.1.6 Cơ cấu đàn heo
Theo phòng kỹ thuật của Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp, tính đến ngày 195-2009. Tổng đàn (không tính heo con theo mẹ) là 13082 con, trong đó bao gồm:
ƒ Đực giống : 40 con,
ƒ Nái sinh sản: 2510 con,
ƒ Hậu bị:
− Đực hậu bị: 70 con,
− Cái hậu bị: 1683 con,
ƒ Heo con cai sữa: 3345 con,
ƒ Heo thịt: 5434 con.

4


2.1.7 Chương trình công tác giống
2.1.7.1 Nguồn gốc con giống
Đực giống thuộc các nhóm giống Yorkshire, Landrace, Duroc được nhập từ Mỹ.
Riêng heo nái, một số giống thuần được nhập từ Mỹ, đa số còn lại là nái nền thuộc
giống Yorkshire, Landrace, Duroc và lai Yorkshire x Landrace, Landrace x Yorkshire
được chọn lọc tại xí nghiệp. Hiện xí nghiệp đang thực hiện quy trình chọn lọc hậu bị
và nhân giống tại xí nghiệp để thay thế nái già, nái có thành tích sinh sản kém.
2.1.7.2 Quy trình chọn hậu bị

Heo nái được chọn để làm hậu bị, để thay đàn qua 4 giai đoạn:
ƒ Giai đoạn chọn heo ở 1 ngày tuổi
- Lý lịch: dựa trên thẻ heo nái về giống, đực phối, phối thuần hay phối lai, thành
tích sinh sản của các lứa đẻ trước.
- Số anh chị em đẻ ra còn sống cùng lứa trên 10 con.
- Thể trạng: lanh lợi, khỏe mạnh, lông da bóng mượt, hồng hào. Ngoại hình thể
hiện rõ đặc tính của giống, bốn chân cứng cáp vững chắc, móng đều, số vú từ 12 vú trở
lên (mỗi bên ít nhất 6 vú), núm vú lộ rõ, các núm vú cách đều nhau, không so le, bộ
phận sinh dục bình thường.
- Trọng lượng sơ sinh từ 1.3kg trở lên.
- Thực hiện bấm tai hậu bị cho những heo con được chọn, những con không được
chọn bấm tai heo thịt.
ƒ Giai đoạn chọn heo lúc chuyển đàn 56 ngày tuổi
- Ngoại hình thể hiện rõ đặc tính của giống, bốn chân cứng cáp vững chắc, da lông
bóng mượt, không có dị tật. Trọng lượng quy đổi về 56 ngày tuổi cao hơn hoặc bằng
so với trọng lượng bình quân của quần thể, thấp nhất đối với giống thuần là 13kg,
giống lai là 15kg.
- Những con được chọn sẽ được đưa đi nuôi tách riêng với những con không được
chọn và heo thịt.
ƒ Giai đoạn chọn heo ở 150 ngày tuổi
- Ngoại hình thể hiện rõ đặc tính của giống, bốn chân cứng cáp vững chắc, không
có dị tật. Bộ phận sinh dục phát triển tốt, tăng trọng bình quân trên ngày (giai đoạn 56

5


ngày - 150 ngày) quy về 150 ngày: giống Yorkshire, Landrace từ 650 g/ngày trở lên,
giống Duroc từ 600 g/ngày trở lên.
- Độ dày mỡ lưng tại vị trí P2 là 10 - 12mm.
ƒ Giai đoạn chọn heo ở 240 ngày tuổi:

- Ngoại hình thể hiện rõ đặc tính của giống, trọng lượng trên 125kg. Tăng trọng
bình quân trên ngày (giai đoạn 150 ngày - 240 ngày) quy về 240 ngày từ 600 g/ngày
trở lên. Có biểu hiện lên giống lần đầu.
Mỗi cá thể được chọn làm hậu bị cái được lập một phiếu lý lịch ghi rõ giống, ngày
sinh, cha mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại, trọng lượng sơ sinh, số anh em cùng lứa, đồng
thời thể hiện các cột mốc về sức sinh trưởng và thành tích sinh sản sau này. Tiếp tục
theo dõi thành tích sinh sản qua hai lứa đẻ đầu tiên để quyết định giữ lại để đưa vào
đàn nái sinh sản hay loại thải.
2.1.7.3 Công tác phối giống
Tổ A: nuôi 835 con nái thuần chủng gọi là đàn ông bà, trong đó có một tỷ lệ nái có
thành tích cao nhất được chọn làm đàn hạt nhân. Tại tổ A luôn duy trì theo 2 công thức
phối như sau:
Đàn hạt nhân

đực Yorkshire x cái Yorkshire
Yorkshire

Đàn hạt nhân

đực Landrace x cái Landrace
Landrace

Đàn hạt nhân

đực Duroc x cái Duroc
Duroc
đực Yorkshire x cái Landrace

Đàn cha mẹ


cái Yorkshire-Landrace
đực Landrace x cái Yorkshire

Đàn cha mẹ

cái Landrace-Yorkshire
6


Tổ B và C tổng cộng nuôi 1675 con nái lai hai máu Landrace và Yorkshire là đàn
cha mẹ được cung cấp từ tổ A, hai tổ thực hiện phối theo công thức phối như sau:
Đàn cha mẹ

đực Duroc x cái Yorkshire-Landrace

Đàn thương phẩm

Duroc-Yorkshire-Landrace

Đàn cha mẹ

đực Duroc x cái Landrace-Yorkshire

Đàn thương phẩm

Duroc-Landrace-Yorkshire

Tổ D: nuôi đàn heo thương phẩm từ tổ A, B và C để bán heo thịt và heo con giống.
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của heo nái
2.2.1 Tuổi thành thục

Tuổi thành thục của heo hậu bị khoảng 4 – 9 tháng tuổi nhưng sớm hay muộn còn
phụ thuộc vào các yếu tố như: giống, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu, chế độ chăm sóc,
quản lý…
Heo giống nội có tuổi thành thục sớm hơn heo giống ngoại. Heo lai có tuổi thành
thục sớm hơn heo thuần từ 1- 4 tuần. Christenson và ctv (1979), (trích dẫn Võ Thị
Tuyết, 1996) cho rằng giữa các giống heo Yorkshire, Landrace, Duroc, thì Landrace có
tuổi thành thục sớm nhất, kế đến là Yorkshire và muộn nhất là heo Duroc.
Heo hậu bị cái với chế độ dinh dưỡng kém sẽ chậm đạt tuổi thành thục, nhưng nếu
cung cấp quá mức nhu cầu dinh dưỡng sẽ gây nên tình trạng là heo bị nâng cũng làm
cho tuổi thành thục chậm lại.
Theo Faiersson (1992), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996), mùa và thời gian chiếu
sáng trong ngày có ảnh hưởng đến tuổi thành thục.
Theo Zimmerman (1981) và Hughes (1993), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996) khi
nuôi riêng hậu bị cái sẽ chậm thành thục hơn khi tiếp xúc với heo đực giống.
Tuy nhiên, theo Mai Thuần Lương (1998), việc định thời gian tiếp xúc hoặc tuổi
cái hậu bị tiếp xúc, có ý nghĩa quan trọng đến sự đáp ứng thu nhận được. Nếu cái hậu
bị tiếp xúc với heo đực quá sớm trong thời kỳ phát triển (125 ngày tuổi) thường chậm
đạt được sự thành thục, trong khi heo cái hậu bị lúc 135 – 165 ngày tuổi được tiếp xúc
với heo đực sẽ đạt được thành thục tính dục vào lúc sớm nhất của độ tuổi. Sau 165
ngày tuổi mới cho tiếp xúc với heo đực sẽ làm chậm hơn khi tiếp xúc ở 135 – 165
7


ngày nhưng sự đáp ứng động dục sẽ nhanh hơn (3 – 7 ngày trong 30 – 90% cái hậu bị)
và đồng loạt hơn.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) nhiệt độ môi trường cao (lớn
hơn 28oC) thường kéo dài tuổi thành thục.
Việc thành thục tính dục sớm sẽ đưa heo hậu bị vào quá trình sản xuất sớm, giảm
được chi phí nuôi dưỡng mà không gây ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của nái sau
này.

2.2.2 Tuổi phối giống lần đầu
Heo nái có tuổi phối giống lần đầu sớm và đạt kết quả cao sẽ làm giảm tuổi đẻ lứa
đầu, quay vòng nhanh và tăng thời gian sử dụng nái.
Theo Lê Thanh Hải và ctv (1997) nên phối giống cho heo hậu bị cái ở trọng lượng
100 – 120 kg (tùy vào giống).
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1996) cần phải bỏ qua 1 – 2 chu kỳ động dục
đầu tiên. Không nên phối ở 1 – 2 chu kỳ động dục đầu tiên vì cơ thể nái chưa phát
triển tốt nhất, chưa dữ trữ đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai, trứng cũng chưa chín một
cách hoàn toàn. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì lâu dài thì nên cho hậu bị
thuần và hậu bị lai đẻ lứa đầu tiên vào khoảng 12 tháng tuổi, tức là có thể phối giống
lần đầu vào khoảng 8 tháng tuổi.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) thời điểm phối giống quy định tỷ
lệ đậu thai và số heo con đẻ ra trên ổ. Đối với heo hậu bị nên phối giống vào khoảng
12 – 30 giờ khi có biểu hiện động dục và 18 – 36 giờ với heo nái rạ. Để tăng tỷ lệ đậu
thai người ta thường phối 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 – 24 giờ.
2.2.3 Tuổi đẻ lứa đầu
Nếu hậu bị nái có tuổi thành thục sớm mà không phát hiện kịp thời hoặc cho phối
giống không đúng kỹ thuật, chọn thời điểm phối giống không hợp lý, chất lượng tinh
kém, thức ăn kém dinh dưỡng, chuồng trại không đảm bảo, mắc các bệnh sản khoa hay
truyền nhiễm, chăm sóc không tốt trong thời gian mang thai…cũng sẽ làm kéo dài tuổi
đẻ lứa đầu.
Đây là chỉ tiêu thể hiện năng lực sản xuất của trại heo. Thông qua chỉ tiêu này có
thể đánh giá được trình độ quản lý của trại chăn nuôi đó.

8


2.2.4 Số heo con đẻ ra trên ổ
Đề có số heo con đẻ ra trên ổ cao thì heo nái phải có số trứng rụng nhiều, tỉ lệ trứng
được thụ tinh cao và tỉ lệ chết phôi trong thời kỳ mang thai thấp và các yếu tố môi

trường như nhiệt độ, ẩm độ, tiếng ồn…phải ổn định.
Theo Claus và ctv (1985), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996), thời điểm phối giống, kỹ
thuật phối giống, số lần phối, chế độ quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng sau khi phối, mang
thai, nhiệt độ chuồng nuôi, tuổi của mẹ…ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu này. Nhưng để
đánh giá năng suất sinh sản của heo vẫn là giống. Cải thiện giống và sử dụng ưu thế lai
vẫn là vấn đề ưu tiên hàng đầu để nâng cao tính mắn đẻ của nái.
2.2.5 Số heo sơ sinh còn sống và tỷ lệ sống đến cai sữa
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu này như thời gian đẻ, tuổi của nái,
trọng lượng heo con sơ sinh, khả năng nuôi con của nái, nhiệt độ môi trường, ẩm độ
không khí…
Theo English và Smith (1975), Glastobery (1970), Edwards và ctv (1986), (trích
dẫn Võ Thị Tuyết, 1996) trên 50% số heo con chết nằm trong khoảng 2 – 3 ngày sau
khi sinh là do bị lạnh, mẹ đè, tiêu chảy, thiếu sữa.
Theo Fajersson (1992), (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996) số heo con hao hụt khoảng
10% trong lúc đẻ (trước và sau khi đẻ) và 18,5% hao hụt trong giai đoạn sơ sinh đến
cai sữa.
Như vậy để nâng cao số heo con còn sống và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa chúng ta
phải chú ý nhiều đến kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng nái trong thời gian mang thai, lúc
sinh đẻ và giai đoạn nái nuôi con đến khi cai sữa.
2.2.6 Số lứa đẻ của nái trên năm
Muốn gia tăng số lứa đẻ của nái trên năm thì ngoài thời gian mang thai là không
thể giảm được, chúng ta có thể rút ngắn thời gian nái nuôi con và thời gian từ khi cai
sữa đến phối giống đậu thai.
Để rút ngắn thời gian nuôi con cần tập ăn cho heo con sớm và cai sữa trong khoảng
22 – 26 ngày tuổi, bên cạnh đó chăm sóc và nuôi dưỡng tốt sẽ làm nái giảm trọng ít,
không bị bệnh sản khoa giúp cho nái mau lên giống lại và sẽ tăng cao khả năng thụ
thai.

9



Theo Evans (1989) (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996), nếu cai sữa sớm trước 3 tuần
tuổi thì gây giảm số trứng rụng ở lần phối lại và gia tăng tỷ lệ chết thai ở lần mang thai
kế tiếp. Sau khi cai sữa heo có biểu hiện lên giống khoảng 4 – 10 ngày, trong thời gian
này phải chú tâm quan sát để phát hiện kịp thời và phối giống cho đúng thời điểm.
2.2.7 Số heo con cai sữa của nái trên năm
Đâu là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng nuôi con của nái và kỹ thuật chăm sóc
và nuôi dưỡng của người chăm nuôi, chỉ tiêu này bao gồm: số lứa đẻ của nái trên năm
và số heo con cai sữa trên ổ.
Số heo con cai sữa trên ổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: số heo con sơ sinh
còn sống, số heo con giao nuôi, tỷ lệ nuôi sống đến khi cai sữa…
Theo Liptrap và ctv (1981) (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996), để đạt được tỷ lệ heo
con nuôi sống đến cai sữa cao, biện pháp quản lý tốt là yếu tố quan trọng nhất. Như
điều hòa số heo con cho nái nuôi, tập cho heo ăn sớm, kiểu chuồng trại thích hợp và vệ
sinh tốt là những biện pháp đã được ứng dụng và đem lại sự thành công.
2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái
2.3.1 Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là khả năng truyền cho con cháu những đặc tính chung mà cha mẹ
tổ tiên đã có, được đánh giá bằng hệ số di truyền. Trong cùng một giống, các dòng
khác nhau sẽ cho năng suất sinh sản khác nhau vì đó là đặc tính di truyền của chúng
(Phạm Trọng Nghĩa, 2002).
Theo Christerson và ctv (1979) (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996), khả năng sinh sản
của một số giống được đánh giá theo thứ tự từ tốt đến xấu: Landrace, Yorkshire,
Duroc.
Galvil và ctv (1993) (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996), cho rằng tính mắn đẻ của heo
nái phần lớn là do di kiểu truyền của nó, đặc tính này không thể thay dổi được mặc dù
đã có những biện pháp khác như dinh dưỡng tốt và kỹ thuật phối giống tốt.
Hill và ctv (1982); Lamberson và ctv (1990) (trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996), đều
tìm thấy hệ số di truyền về khoảng thời gian từ khi cai sữa đến phối giống lại thấp (h2
= 0,18).

Theo Trần Thị Dân (2003), sự sai lệch về di truyền chịu trác nhiệm đến 50% của
số phôi chết.
10


Theo Cleveland (1996) (trích dẫn Mai Thuần Lương, 1998) hệ số di truyền của một
số tính trạng sinh sản của heo nái biến thiên từ 0,1 – 0,35.
2.3.2 Yếu tố ngoại cảnh
Theo Phạm Trọng Nghĩa (2005), một kiểu di truyền tốt nếu không có điều kiện
ngoại cảnh tốt thì sẽ đem lại hiệu quả kém.
Khí hậu chuồng nuôi: nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, độ thông thoáng, chất khí và
bụi…sẽ ảnh hưởng đến sự phát dục và sinh sản của heo nái.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), nền chuồng nuôi tốt, độ thông
thoáng tốt, không ẩm thấp…sẽ đưa năng suất sinh sản của heo nái lên 10 – 15%,
ngược lại sẽ giảm 15 – 30%.
Nhiệt độ cao (trên 85oF) sẽ làm chậm hoặc ngăn cản sự xuất hiện động dục, giảm
mức rụng trứng và làm tăng hiện tượng chết thai sớm. Kết quả nghiên cứu ở Michigan
cho heo cái hậu bị mỗi ngày chịu đựng 104oF trong 2 giờ, trong vòng 1 – 13 ngày sau
phối giống, tỷ lệ phôi sống giảm 35 – 40%. (Zimmerman, 1996) (trích dẫn Mai Thuần
Lương,1998).
Theo Hồ Thị Kim Hoa (2004) ẩm độ chuồng nuôi nên trong khoảng 50 – 70%, ẩm
độ quá cao (trên 90%) sẽ làm cho vật nuôi khó chịu, mất cảm giác ngon miệng và
giảm khả năng tiêu hóa.
Dinh dưỡng: để heo sinh sản tốt thì phải có khẩu phần ăn hợp lý vào từng giai đoạn
sinh trưởng sinh sản của nái, sao cho đầy đủ và cân đối các dưỡng chất. Theo Trần Thị
Dân (2003) giai đoạn 75 – 90 ngày của thai kỳ không nên cho ăn quá mức 2 – 2,2kg
với thức ăn có 2900 – 3000 Kcal/kg và 14 – 15% protein.
Bệnh tật: ảnh hưởng đến năng suất sinh sản một cách rõ rệt, tuy nhiên còn phụ
thuộc vào mức độ bệnh và vào loại bệnh lý. Theo Nguyễn Như Pho (2004), nhiều
nguyên nhân làm giảm sút thành tích sinh sản của heo nái và sức sống của heo con.

Như nhiễm trùng bầu vú, tử cung của heo nái sẽ gây nên chứng viêm vú, viêm tử cung,
làm kém hay mất sữa và loạn khuẩn đường ruột trên heo con do đó tạo điều kiện tốt
cho các vi sinh vật cơ hội có mặt trong chuồng. Ngoài ra, một số bệnh gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến khả năng sinh sản như bệnh sẩy thai truyền nhiễm, hội chứng rối
loạn sinh sản hô hấp trên heo (PRRS), bệnh giả dại, bệnh ký sinh trùng…

11


Chăm sóc quản lý: chăm sóc tốt sẽ pháp hiện kịp thời nái bệnh và điều trị hiệu quả
sẽ làm giảm loại thải heo nái mất khả năng sinh sản, giảm tỷ lệ heo con chết ngộp, heo
con bị mẹ đè do can thiệp không kịp.
2.4 Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của heo nái
Muốn nâng cao khả năng sinh sản của nái thì cần quan tâm đặc biệt đến công tác
giống. Trước tiên, chọn các giống heo có khả năng sinh sản tốt. Sau đó, chọn các heo
có ngoại hình thể chất phù hợp với từng giống và phù hợp với hướng sinh sản có khả
năng sinh sản tốt làm giống nền, loại bỏ các heo nái có thành tích sinh sản kém. Sử
dụng các phương pháp nhân giống để nhân giống thuần cũng đồng thời gây ưu thế lai.
Áp dụng các biện pháp như chuyển chuồng, tiếp xúc nọc, sử dụng sinh dục hưng
phấn tố…để rút ngắn thời gian từ khi chọn lọc đến khi phối giống lần đầu mà heo vẫn
đạt yêu cầu về trọng lượng và thể trạng.
Xây dựng chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho heo sinh trưởng phát triển tốt.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát dục.
Có thể áp dụng các loại thực phẩm hay chế độ ăn giúp heo nái cải thiện khả năng sinh
sản.
Phải theo dõi thường xuyên đàn heo hậu bị cái và heo nái khô để phát hiện lên
giống, sau đó chọn thời điểm đúng để phối giống, khi phối giống phải đúng kỹ thuật
với liều tinh chất lượng cao.
Sự chẩn đoán nái mang thai chiếm tầm quan trọng trong việc rút ngắn thời gian ở

không của nái. Nếu nái chưa đậu thai thì có thể phát hiện kịp thời để theo dõi phối lại.
Đồng thời cũng phân biệt nái mang thai ít hay nhiều tháng đẻ đưa ra chế độ nuôi
dưỡng và chăm sóc hợp lý.
Theo dõi chặt chẽ và có chế độ chăm sóc riêng biệt dành cho nái đẻ, nái nuôi con
bởi vì đây là khâu khó khăn nhất trong chăn nuôi heo.
Thực hiện công tác vệ sinh thú y và tiêm phòng đầy đủ, thực hiện phương pháp
cùng vào cùng ra để giảm thiểu tình trạng lây lan bệnh tật.
Quản lý tốt đàn heo nái sinh sản, đàn heo đực và đàn heo hậu bị.
Quan tâm đến công tác nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giống
cán bộ công nhân viên.
12


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: từ ngày 16/2/2009 đến ngày 1/6/2009.
Địa điểm: tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp, thuộc ấp 3, xã Phạm Văn Cội,
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Phương pháp khảo sát
Lập phiếu cá thể cho mỗi heo nái, trên phiếu có ghi đầy đủ lý lịch của heo nái theo
dõi, thu thập số liệu hằng ngày trong suốt thời gian thực tập.
Sử dụng thêm các tài liệu lưu trữ của xí nghiệp cho các heo nái khảo sát, về một số
chỉ tiêu sinh sản ở các lứa trước.
3.3 Đối tượng khảo sát
Tất cả các heo nái đang đẻ và nuôi con, heo con theo mẹ đến khi cai sữa.
Bảng 3.1: Phân bố ổ đẻ khảo sát theo năm
Nhóm giống

ổ đẻ theo năm


Tổng cộng (ổ)

2006

2007

2008

2009

LL

4

61

141

91

297

LLa

55

78

116


46

295

YY

1

7

36

20

64

YYa

5

17

21

9

52

LY


3

32

78

61

174

YL

14

88

216

116

434

Tổng cộng

82

283

608


343

1316

13


×