Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM ASCORBIC ACID LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA HEO CON SAU CAI SỮA ĐẾN 63 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU Họ và tên sinh viên : ĐỔNG VĂN QUỐC Ngành : Thú Y Lớp : TC03TYVL Niên khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM ASCORBIC ACID
LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA
HEO CON SAU CAI SỮA ĐẾN 63 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI
CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Họ và tên sinh viên : ĐỔNG VĂN QUỐC
Ngành

: Thú Y

Lớp

: TC03TYVL

Niên khóa

: 2003 - 2008

Tháng 6/2009


KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM ASCORBIC ACID LÊN SỰ
TĂNG TRƯỞNG VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA HEO CON SAU CAI
SỮA ĐẾN 63 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT TỈNH BÀ
RỊA - VŨNG TÀU


Tác giả

ĐỔNG VĂN QUỐC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành
THÚ Y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN VĂN KHANH
ThS. NGUYỄN NGỌC CÔN

Tháng 6 năm 2009

i


LỜI CẢM ƠN
 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn ni Thú y cùng tồn thể q thầy cơ khoa Chăn
ni Thú y đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

 Gởi lời biết ơn sâu sắc đến:
Ban Giám Đốc và tồn thể các Cơ chú, Anh chị trong trại chăn ni Hưng Việt
đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập ở trại.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Khanh và Thạc sĩ Nguyễn
Ngọc Côn, đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp.

Sau cùng, chúng tôi cũng xin chân thành tri ân Cha, Mẹ, Anh chị em cùng các
bạn đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt những năm học vừa qua, cũng như
trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

ĐỔNG VĂN QUỐC

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Qua thời gian thực tập tốt nghiệp từ ngày 23/11/2008 đến ngày 23/02/2009 tại
trại chăn nuôi Hưng Việt, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của chế
phẩm Ascorbic acid lên sự tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của heo con sau cai
sữa đến 63 ngày tuổi tại trại chăn nuôi Hưng Việt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Thí
nghiệm gồm 3 lơ, ở đợt thí nghiệm 1 mỗi lơ gồm có 32 con, ở đợt thí nghiệm 2 mỗi lơ
gồm có 30 con: lơ đối chứng khơng bổ sung Ascorbic acid, lơ thí nghiệm 1 bổ sung
120ppm Ascorbic acid/ tấn thức ăn và lơ thí nghiệm 2 bổ sung 180ppm Ascorbic acid/
tấn thức ăn, với 2 lần lặp lại thí nghiệm, chúng tơi đã thu được kết quả sau:
Trọng lượng bình quân lúc vào thí nghiệm ở lơ đối chứng là 9,2  0,91 kg, lơ
thí nghiệm 1 là 9,2  0,91kg, lơ thí nghiệm 2 là 9,2  0,93 kg.
Trọng lượng bình qn lúc kết thúc thí nghiệm ở lơ đối chứng là 21,3  2,67 kg,
lơ thí nghiệm 1 là 20,97  2,96 kg, lơ thí nghiệm 2 là 21,3  3,06 kg.
Tăng trọng tuyệt đối trung bình lúc kết thúc thí nghiệm ở lơ đối chứng là 346,12
(g/con/ngày), lơ thí nghiệm 1 là 328,4 (g/con/ngày), lơ thí ghiệm 2 là 346,6
(g/con/ngày).
Chỉ số biến chuyển thức ăn ở lô bổ sung 180ppm Ascorbic acid là 1,75, lô bổ
sung 120ppm Ascorbic acid là 1,81 và và lô không bổ sung Ascorbic acid là1,79.
Tỷ lệ loại thải ở lô đối chứng là 0%, ở lơ thí nghiệm 1 là 3,23% và lơ thí
nghiệm 2 là 0%.
Tỷ lệ viêm khớp ở lô đối chứng là 8,06%, ở lơ thí nghiệm 1 là 4,83% và ở lơ thí

nghiệm 2 là 6,45%
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô bổ sung 180ppm Ascorbic acid là 2,58%, ở lô bổ
sung 120ppm Ascorbic acid là 2,24% và lô không bổ sung Ascorbic acid là 2,35%.
Tỷ lệ ngày con bệnh hô hấp ở lô đối chứng là 1,15%, lô thí nghiệm 1 là 1,07%
và lơ thí nghiệm 2 là 1,43%.
Hiệu quả kinh tế: chi phí sản xuất 1 kg thịt ở lô bổ sung 180ppm Ascorbic acid
là 21.005,74 đồng, lô bổ sung 120ppm Ascorbic acid là 21.358,38 đồng và lô không bổ
sung Ascorbic acid là 20.228,06 đồng.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................i
Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm tắt luận văn ........................................................................................................ iii
Mục lục ......................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt..........................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................viii
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................ix
Danh sách các hình ......................................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1. Tổng quan về trại chăn nuôi Hưng Việt.................................................................3
2.1.1. Sơ lược về trại....................................................................................................3

2.1.2. Cơ cấu tổ chức. ..................................................................................................3
2.1.3. Hoạt động sản xuất của trại. ...............................................................................4
2.1.4. Cơ cấu đàn. ........................................................................................................4
2.1.5. Con giống. .........................................................................................................5
2.1.6. Bố trí chuồng trại. ..............................................................................................5
2.2. Qui trình chăm sóc ni dưỡng .............................................................................5
2.2.1. Chuồng trại. .......................................................................................................5
2.2.2. Thức ăn..............................................................................................................7
2.2.3. Nước uống. ........................................................................................................7
2.2.4. Chăm sóc và ni dưỡng. ...................................................................................7
2.2.5. Vệ sinh chăn ni...............................................................................................9
2.2.6. Qui trình tiêm phịng của trại............................................................................10
2.2.7. Bệnh và điều trị………………………………………………………………….....10
iv


2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................................11
2.3.1. Tổng quan về vitamin C ...................................................................................11
2.3.1.1. Khái niệm .....................................................................................................11
2.3.1.2. Các trạng thái bệnh dinh dưỡng về vitamin ...................................................11
2.3.1.3. Ảnh hưởng của vitamin đến hệ thống kháng thể ............................................12
2.3.1.4. Sử dụng vitamin để tăng cường chức năng kháng thể ....................................12
2.3.2. Khái niệm về Ascorbic acid (vitamin C) ..........................................................13
2.3.3.Giới thiệu về Ascorbic acid. ..............................................................................13
2.3.3.1.Cấu trúc của Ascorbic acid.............................................................................13
2.3.3.2.Tính chất lý học của Ascorbic acid.................................................................13
2.3.4.Nguồn cung cấp Ascorbic acid. .........................................................................14
2.3.5. Vai trò và chức năng của Ascorbic acid............................................................14
2.3.6. Ảnh hưởng của sự thiếu và thừa Ascorbic acid.................................................16
2.3.6.1.Ảnh hưởng khi thiếu Ascorbic acid. ...............................................................16

2.3.6.2. Ảnh hưởng khi thừa Ascorbic acid. ...............................................................16
2.3.7. Một số chế phẩm Ascorbic acid sử dụng trong chăn nuôi. ................................16
2.3.8. Đặc điểm sinh lý heo cai sữa............................................................................17
2.3.9. Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp ............................................................18
2.3.9.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp trên heo con cai sữa.................................18
2.3.9.2. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên heo con cai sữa ...................................18
2.3.9.3. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi trên heo con cai sữa .................................20
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..............................21
3.1. Thời gian và địa điểm thực tập ............................................................................21
3.2. Nội dung.............................................................................................................21
3.3. Bố trí thí nghiệm .................................................................................................21
3.4. Chất sử dụng.......................................................................................................22
3.5. Thời gian bổ sung chế phẩm Ascorbic acid. ........................................................22
3.6. Đối tượng thí nghiệm ..........................................................................................22
3.7. Thức ăn thí nghiệm. ............................................................................................22
3.8. Chỉ tiêu theo dõi..................................................................................................23
3.8.1. Nhiệt độ chuồng nuôi .......................................................................................23
v


3.8.2. Khả năng tăng trọng.........................................................................................24
3.8.3. Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn.........................................................24
3.8.4. Tình trạng sức khoẻ..........................................................................................24
3.9. Hiệu quả kinh tế..................................................................................................25
3.10. Xử lí số liệu. .....................................................................................................25
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................26
4.1. Nhiệt độ chuồng nuôi trong giai đoạn khảo sát....................................................26
4.2. Khả năng tăng trọng............................................................................................27
4.3. Chỉ số biến chuyển thức ăn .................................................................................29
4.4. Tình trạng sức khỏe.............................................................................................31

4.4.1. Tỷ lệ loại thải. ..................................................................................................32
4.4.2. Tỷ lệ các triệu chứng bệnh. ..............................................................................32
4.5. Hiệu quả kinh tế..................................................................................................33
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................35
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................35
5.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................37
PHỤ LỤC .................................................................................................................38

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

: Bình quân

CTV

: Cộng tác viên

ĐC

: Đối chứng

HBPD

: Hậu bị phát dục

STT


: Số thứ tự

TB

: Trung bình

TLBQ

: Trọng lượng bình qn

TN

: Thí nghiệm

TN1

: Thí nghiệm 1

TN2

: Thí nghiệm 2

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Một số chế phẩm Ascorbic acid dùng trong chăn ni. ..............................17
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm (con)...............................................................................22
Bảng 3.2.Thành phần dinh dưỡng cám viên đỏ và cám viên vàng. .............................23
Bảng 3.3.Thành phần dinh dưỡng Cám C. .................................................................23
Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình hàng ngày qua các tháng thí nghiệm. ..........................26
Bảng 4.2. Khả năng tăng trọng của heo thí nghiệm ....................................................27
Bảng 4.3.Chỉ số biến chuyển thức ăn .........................................................................29
Bảng 4.4. Tỷ lệ loại thải và tỷ lệ các triệu chứng bệnh. ..............................................31
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm. .........................................................33

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Khả năng tăng trọng của heo thí nghiệm ................................................28
Biểu đồ 4.2 Chỉ số biến chuyển thức ăn cho cả 2 đợt .................................................30
Biểu đồ 4.3. Tỉ lệ loại thải và tỉ lệ các triệu trứng bệnh ..............................................32
Biểu đồ 4.4. Hiệu quả kinh tế của heo thí nghiệm ......................................................34

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Chuồng heo cai sữa......................................................................................6
Hình 2.2. Chuồng heo nái............................................................................................6
Hình 2.3. Chuồng heo thịt ...........................................................................................7


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay ở Việt Nam ngành chăn ni ngày càng chiếm vị trí quan trọng, đặc
biệt trong đó ngành chăn ni heo đang trên đà phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả
kinh tế cao góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của đất nước, giải quyết vấn
đề lao động ở nông thơn. Bên cạnh đó nó cịn cung cấp nguồn thực phẩm giàu dưỡng
chất cho nhu cầu thiết yếu của con người.
Trong chăn ni ngồi vấn đề xây dựng chuồng trại, con giống, chăm sóc ni
dưỡng hàng ngày thì vấn đề dinh dưỡng cũng chiếm vai trị khơng kém quan trọng, nó
quyết định đến tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế.
Ngày nay một trong những vấn đề hàng đầu mà người chăn nuôi đặc biệt quan
tâm là sự thay đổi về thời tiết, khí hậu sẽ tác động đến vật ni làm giảm sức đề kháng,
từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh xâm nhập.
Để khắc phục tình trạng đó, người chăn ni ln tìm đủ mọi cách phòng
chống: Vacxin, kháng sinh, thuốc chống nấm mốc hay một loại thuốc có khả năng tăng
sức chống đỡ của cơ thể đối với một số mầm bệnh.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng có một yếu tố có thể góp phần quan trọng đến
sự hấp thu và tăng cường sức đề kháng cho vật ni đó là vitamin C (Ascorbic acid)
như ta được biết với vai trò: cần thiết cho sự tăng trưởng, sinh sản, chống stress, tăng
cường hệ miễn dịch.…
Dựa trên lý thuyết đã nêu ra, được sự đồng ý của bộ môn Bệnh Lý - Ký Sinh
Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Văn Khanh và Ths. Nguyễn Ngọc Côn, chúng tôi tiến hành đề tài
“Khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm Ascorbic acid lên sự tăng trưởng và tình
trạng sức khỏe của heo con sau cai sữa đến 63 ngày tuổi tại trại chăn nuôi Hưng

Việt Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá khả năng tăng trưởng và sức khỏe của heo con sau cai sữa đến 63
ngày tuổi khi bổ sung Ascorbic acid và hiệu quả kinh tế.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và thu thập số liệu để khảo sát một số chỉ tiêu trong điều kiện chăn
nuôi của trại như:
- Khả năng tăng trọng
- Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn:
+ Chỉ số biến chuyển thức ăn
+ Tiêu thụ thức ăn (kg/con/ngày)
- Tình trạng sức khoẻ
- Hiệu quả kinh tế

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về trại chăn nuôi Hưng Việt
2.1.1. Sơ lược về trại
Trại chăn nuôi Hưng Việt là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập vào
ngày 11/06/1990. Mơ hình sản xuất của trại là kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi.
Trại nằm trên quốc lộ 56 thuộc ấp Tây, xã Hòa Long, thị xã Bà Rịa - Vũng Tàu, cách
thị xã khoảng 3km, (nay thuộc phường Long Tâm).
Với tổng diện tích là 75.000m² trong đó:

 Diện tích đường đi: 4.000m².
 Diện tích nhà kho: 1.600m².
 Diện tích chuồng trại: 2.900m².
 Diện tích trồng hoa màu: 35.000m².
 Diện tích trồng cỏ thâm canh: 16.000m².
2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Ban giám đốc

Bộ phận trồng trọt

Tổ
trồng
trọt

Tổ cơ
khí

Bộ phận chăn ni

Tổ bị

Tổ
heo

Tổ 1: Nái ni con, heo con
theo mẹ và heo con cai sữa

Tổ chế
biến

thức ăn

Gián tiếp phục vụ

Kế
toán

Tổ 2: Nọc, nái hậu bị, nái
mang thai, heo thịt.

3

Bảo
vệ

Nhà
bếp


Trại có tổng cộng 40 người, trong đó:
 Trình độ thạc sĩ: 1 người.
 Trình độ đại học: 3 người.
 Cơng nhân: 36 người.
Riêng tổ chăn ni heo có 15 người:
 Quản lý:1 người.
 Tổ nuôi heo nái sinh sản và heo con: 5 người.
 Tổ nái khô, nái mang thai, đực làm việc, heo thịt: 9 người.
2.1.3. Hoạt động sản xuất của trại
Trại kết hợp mơ hình sản xuất giữa chăn nuôi với trồng trọt, sử dụng chất thải
trong chăn ni để làm phân bón phục vụ cho trồng trọt tránh được nạn ô nhiễm môi

trường, hàng năm trại thường cung cấp các loại sản phẩm thịt heo, thịt bị, hoa màu
cho thị trường.
Chăn ni heo là hướng sản xuất chính của trại, tồn bộ heo con sinh ra được
trại giữ lại ni đến lớn bán heo thịt. Ngồi ra trại còn cung cấp con giống, tinh heo
cho các hộ chăn ni ở địa phương.
Chăn ni bị: trại có 9 bị sữa giống Holstein Friesian, tồn bộ bê cái sinh ra
được trại giữ lại làm giống, còn bê đực được ni theo hướng thịt. Riêng phần sữa bị
trại sử dụng làm sữa chua để phục vụ cho quán giải khát hàng ngày.
Trồng trọt: ngoài trồng cỏ voi để cung cấp cho bò, trại còn trồng các loại hoa
màu ngắn ngày và trồng theo phương pháp luân canh, sản phẩm thu được sẽ phục vụ
cho nhu cầu trong trại và bán ra bên ngồi.
2.1.4. Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 23/02/2009 trại có tổng đàn 2102 con giống:
 Heo nọc làm việc: 6 con.
 Heo nái: 280 con.
 Heo hậu bị: 104 con.
 Heo con cai sữa: 462 con.
 Heo con theo mẹ: 260 con.
 Heo thịt: 990 con.
4


2.1.5. Con giống
Trại có giống: Yorkshire, Duroc, Landrace × Yorkshire và Pietrain × Duroc.
Hiện trại đang thử nghiệm đưa tinh heo Yorkshire có nguồn gốc từ Mỹ để lai cải tiến
với giống heo đang có ở trại, mục tiêu nhằm để nâng cao năng suất sinh sản.
2.1.6. Bố trí chuồng trại
- Dãy chuồng A1 và B1: dùng cho nái nuôi con.
- Dãy chuồng A21 và A22: dùng để nuôi heo con cai sữa.
- Dãy chuồng A3 và B3: dùng để nuôi nái mang thai, nái khô và nái hậu bị.

- Dãy chuồng A4: dùng để nuôi đực hậu bị và đực làm việc.
- Dãy chuồng B2, A51, A52, A6 và B6: dùng để ni heo thịt.
Ngồi ra trại cịn có một dãy chuồng dùng để nuôi bê con và hai dãy chuồng
dùng để ni bị.
2.2. Qui trình chăm sóc ni dưỡng
2.2.1. Chuồng trại
Chuồng nái đẻ và nái nuôi con
Được thiết kế dạng chuồng kín, có hệ thống thơng gió đầu và cuối chuồng. Ở
đầu chuồng có hệ thống phun sương để làm mát heo khi thời tiết nóng. Mỗi chuồng nái
đẻ được phân thành hai dãy, mỗi dãy có 16 ô cho nái đẻ và nuôi con, trong mỗi ô có 2
đèn úm.
Chuồng ni heo cai sữa
Là hệ thống chuồng kín, kiểu nóc đơi, mái lợp ngói, chiều dài 40m, rộng 12m,
được chia thành 2 dãy có vách ngăn bằng tường cách biệt hồn tồn. Cuối chuồng có
lắp hệ thống quạt hút, ở đầu chuồng là hệ thống phun sương. Bên trong mỗi dãy
chuồng chia làm 11 ô, mỗi ô có kích thước là 4 × 2,5 (m²), chiều cao 0,8m, riêng ô
cuối chuồng dùng để nuôi heo cai sữa sớm và heo cịi. Lối đi cặp vách ngồi có máng
ăn, ở đầu mỗi ô chuồng được lắp máng ăn bán tự động có lỗ điều chỉnh thức ăn rơi
xuống. Mỗi ơ có 2 núm uống tự động đặt ở cuối góc ơ chuồng, 2 núm uống đặt cách
nhau ở độ cao 0,2 m và 0,4m, ln đảm bảo có đầy đủ nước sạch cho heo con.

5


Hình 2.1. Chuồng heo cai sữa
Chuồng nái mang thai và nái khô
Được thiết kế dạng chuồng hở, chia làm 3 dãy đều nhau với mỗi dãy là 30 ô cá
thể, kích thước mỗi ơ 2 × 0,8 (m²) và có sân chơi. Mỗi dãy được lắp hệ thống quạt ở
đầu chuồng, giữa chuồng và cuối chuồng, hệ thống phun sương được lắp đặt ở phía
trên, ở giữa và cuối chuồng có ơ cá thể riêng dành cho đực thí tình nhằm kích thích nái

nhanh động dục trở lại, đồng thời giúp kĩ thuật viên gieo tinh phát hiện heo lên giống
kịp thời để phối đúng thời điểm.

Hình 2.2. Chuồng heo nái
Chuồng heo đực giống
Là hệ thống chuồng hở, mái lợp ngói 2 nóc, được thiết kế với quạt lùa cùng hệ
thống phun sương, hai bên có thêm mái che chắn để giảm bớt nắng và tránh gió lùa,
chuồng được xây dựng với diện tích 4m²∕con và có sân chơi. Mỗi ô đều có máng ăn và
núm uống riêng biệt.
6


Chuồng heo thịt
Dạng chuồng sàn có đà làm bằng xi măng, mái lợp ngói 2 nóc, chuồng được
thiết kế dạng kín, có lắp đặt hệ thống quạt hút ở cuối chuồng, ở đầu chuồng được lắp
đặt hệ thống phun sương. Chuồng được chia làm 2 dãy, mỗi dãy có 11 ô, mỗi ô nuôi từ
10 đến 15 con và sau mỗi ơ chuồng đều có hồ tắm.

Hình 2.3. Chuồng heo thịt
2.2.2. Thức ăn
- Heo nái khô, nái mang thai, đực làm việc cho ăn cám hỗn hợp số 10.
- Heo nái nuôi con, nái hậu bị, đực hậu bị cho ăn cám hỗn hợp số 6.
- Heo con cai sữa sử dụng hỗn hợp cám C.
- Thức ăn hỗn hợp do trại mua các loại nguyên liệu về tự trộn. Riêng thức ăn
cho heo con theo mẹ và thức ăn heo con cai sữa giai đoạn đầu được mua từ công ty
Cargill.
2.2.3. Nước uống
- Nguồn nước của trại được sử dụng từ hệ thống giếng khoan, nước được bơm
lên hồ chứa và có hệ thống ống dẫn truyền vào các dãy chuồng của trại để dùng cho
heo uống và sinh hoạt hàng ngày của trại.

2.2.4. Chăm sóc và ni dưỡng
-Trại Hưng Việt có qui trình chăm sóc, ni dưỡng khá tốt, hiện trại đang từng
bước khắc phục những hạn chế để ngày càng được hồn thiện hơn. Cơng nhân ở trại
ln có ý thhức, trách nhiệm và đầy nhiệt tình với cơng việc của mình.
- Trại bố trí và xây dựng nhiều dãy chuồng tách biệt nhằm giúp cho việc chăm
sóc thuận tiện hơn, heo ở mỗi giai đọan khác nhau được nuôi ở những dãy chuồng
khác nhau nhằm để giúp ngăn ngừa bệnh tật xuất hiện.
7


Đối với heo con
- Đối với heo con cai sữa thường tắm một lần trong ngày vào buổi trưa, ở giai
đoạn đầu sau khi cai sữa heo thường không được tắm để tránh heo bị lạnh và tránh các
bệnh về hô hấp, tiêu chảy…khi heo mới sinh ra được lau chùi sạch sẽ nhất là vùng
mũi, miệng để giúp cho heo hô hấp dễ dàng. Heo được bấm răng, cắt rốn và sát trùng
bằng dung dịch cồn Iod, sau đó cho bú sữa đầu và cân trọng lượng sơ sinh tồn ổ.
Tùy số lượng con nhiều hay ít mà tiến hành ghép bầy, loại bỏ những con bị dị
tật và những con quá yếu hay quá nhỏ.
Heo được bấm tai và cắt đuôi sau khi đẻ được 1-2 ngày.
Khi được 3 ngày tuổi thì heo được tiêm sắt lần 1 với liều 1 ml ∕con.
Heo được 7-10 ngày tuổi thì tiêm sắt lần 2 với liều 1 ml ∕con.
Khi heo được 7 ngày tuổi thì tiêm ADE lần 1 với liều 1 ml ∕con và bắt đầu tập
ăn cám Cargill đỏ.
Heo được 10 ngày tuổi thì tiêm ADE lần 2 với liều 2 ml ∕con.
Đối với nái khô và nái mang thai
Thường tắm một lần vào buổi sáng hoặc buổi chiều, nếu trời nắng nóng thì cho
vận hành hệ thống phun sương hoặc có thể xịt tắm lại một lần nữa để làm mát heo.
Heo được cho ăn ngày 2 lần, lượng thức ăn tùy thuộc vào trọng lượng và giai đoạn
mang thai của từng con (từ 2-3,5 kg). Trước khi đẻ 1 tuần nái được tắm rửa sạch sẽ để
chuyển lên chuồng nái đẻ, lượng thức ăn tùy thuộc vào tình trạng mập ốm của từng

con.
Đối với nái
Ln được theo dõi thường xuyên hàng ngày nếu thấy nái có biểu hiện sắp
sinh thì ta can thiệp kịp thời. Sau khi nái sinh sẽ được đặt viên kháng sinh Amphoprim
bolus để tránh viêm nhiễm. Nếu phát hiện nái sốt thì tiêm Analgin C và kết hợp với
truyền dịch điện giải.
Sau khi nái đã tống hết nhau thì tiến hành thụt rửa tử cung bằng thuốc tím pha
với nước ấm với tỉ lệ 1/1000, mỗi ngày 2 lần và thụt rửa liên tục trong 3 ngày.
Ghi vào sổ theo dõi: số heo sơ sinh còn sống, heo chết, heo còi và heo bị bệnh
khác.

8


Nái sau khi sinh sẽ cho ăn cám hỗn hợp số 6 của trại tự trộn với mức 1 kg /ngày
và tăng dần đến ngày thứ 5 thì cho ăn tự do.
Đối với đực giống
Được lấy tinh theo chu kỳ 2 lần/tuần, heo luôn được tắm rửa sạch sẽ và làm mát
lúc trời nắng nóng. Mỗi ngày heo được cho ăn 2 lần lúc 7 giờ sáng và 5 giờ chiều.
- Thức ăn cho heo do trại tự trộn, đảm bảo đủ lượng chất dinh dưỡng cho nhu
cầu phát triển của heo trong từng giai đoạn. Riêng thức ăn cho heo con tập ăn và giai
đoạn đầu sau cai sữa được mua từ công ty Cargill.
- Đàn heo ở mỗi chuồng được giao cho một công nhân theo dõi chăm sóc để
nắm được tình trạng của heo đồng thời có biện pháp xử lý khi phát hiện bệnh.
2.2.5. Vệ sinh chăn nuôi
- Chuồng trại được vệ sinh thường xuyên mỗi ngày. Mỗi dãy chuồng đều có hệ
thống ống nước riêng để tắm heo và rửa chuồng.
- Trước cửa chuồng luôn có hố sát trùng, các dãy chuồng ln được cách ly với
nhau, công nhân chỉ được thực hiện công việc trong dãy chuồng của mình phụ trách
khơng được qua các dãy chuồng khác. Công nhân làm việc được trang bị quần áo bảo

hộ và ủng, mỗi chuồng đều có sổ ghi nhận tình trạng bệnh, sổ thức ăn và sổ theo dõi
tăng trọng heo.
- Các phương tiện ra vào trại đều phải qua hố nước sát trùng.
- Khách tham quan khi vào trại phải tuân theo qui định của trại.

9


2.2.6. Qui trình tiêm phịng của trại
Bệnh
Lở mồm long
móng (FMD)

Qui trình tiêm phịng
+ Hậu bị phát dục (HBPD): 1 lần ở tuần thứ 2 sau khi chọn làm giống.
+ Nọc, nái: 2 lần trong năm vào tháng 3 và tháng 9.
+ Heo con cai sữa: 2 lần, lúc 35-37 ngày tuổi và 65-68 ngày tuổi.
+ HBPD: 1 lần sau chọn làm giống.
+ Nái sinh sản: 2 lần trong năm, sau khi đẻ 7 ngày và tiêm nhắc lại sau khi

Dịch tả

đẻ 7 ngày lứa sau.
+ Nọc: 2 lần trong năm vào tháng 3 và tháng 9.
+ Heo cai sữa: 2 lần, lúc 28-30 ngày tuổi và 49-50 ngày tuổi.
+ HBPD: 2 lần, sau khi chọn làm giống được 3 tuần và tiêm nhắc lại sau 4

Giả dại
(Aujeszky)


tuần.
+ Nái sinh sản: 2 lần, lúc 7 tuần trước khi đẻ và 3 tuần trước khi đẻ.
+ Nọc: 2 lần trong năm.
+ HBPD: 2 lần, sau khi tuyển làm giống được 4 tuần và tiêm nhắc lại sau 4

Bệnh do
parvovirus

tuần.
+ Nái sinh sản: 1 lần, sau khi đẻ 15-17 ngày.
+ Nọc: 2 lần trong năm.

Bệnh do E.coli + Nái sinh sản: 2 lần, 1 lần trước khi đẻ 6 tuần, lần 2 trước khi đẻ 2 tuần.
Tụ huyết trùng + HBPD, nọc, nái: 2 lần trong năm.
(Pasteurella)

+ Heo cai sữa: 1 lần lúc 42-47 ngày tuổi.

(Nguồn: phòng kĩ thuật trại heo Hưng Việt).
2.2.7. Bệnh và điều trị
Tất cả heo đều được theo dõi hàng ngày để kịp thời phát hiện bệnh và có biện
pháp can thiệp.
Các loại thuốc thường được sử dụng: Duphapen strep B.P, Dexa, Dexazin,
Analgivet, Ampi- colistin, Penicilline, Streptomycine…
Thuốc bổ: B- complex, β Glucan, vitamin ADE…

10


2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3.1. Tổng quan về vitamin
2.3.1.1. Khái niệm
Vitamin là hợp chất hữu cơ có phân tử trọng tương đối nhỏ, có trong cơ thể với
số lượng rất ít, nhưng khơng thể thiếu được vì nó có vai trị rất quan trọng là tham gia
cấu trúc nhóm ghép trong nhiều hệ thống enzyme, xúc tác các phản ứng sinh học để
duy trì mọi hoạt động sống bình thường như sinh trưởng, sinh sản, bảo vệ cơ thể và
sản xuất các sản phẩm chăn nuôi…
2.3.1.2. Các trạng thái bệnh dinh dưỡng về vitamin
Có 3 trạng thái bệnh dinh dưỡng về vitamin được đề cập:
 Trạng thái thiếu tuyệt đối vitamin
Là trạng thái thiếu hẳn một hoặc vài loại vitamin nào đó, nếu cho thú ăn loại
thức ăn này kéo dài, thú sẽ mắc bệnh và xuất hiện các triệu chứng rất đặc trưng. Trạng
thái này trong thực tiễn ít khi xảy ra, bởi vì trong thức ăn nguyên liệu dù ít hay nhiều
cũng có vitamin, khơng đến nỗi thiếu hồn tồn. Trạng thái này xảy ra có thể do 3
trường hợp:
Cho thú ăn quá đơn điệu một vài loại thức ăn mà khơng bổ sung premix,
vitamin, ví dụ như bột củ mì, tấm, cám mà khơng cho thú ăn rau xanh, thú sẽ mắc
bệnh thiếu vitamin A.
Thức ăn để quá lâu, hoặc bị oxy hóa các vitamin làm cho hư hỏng.
Trong thức ăn có chất ức chế, đối kháng vitamin. Ví dụ cho thú ăn lịng trắng
trứng sống liên tục, thú sẽ thiếu vitamin H (biotin).
 Trạng thái thiếu tương đối vitamin
Là trạng thái thiếu hụt so với nhu cầu, chứ khơng phải thiếu hồn tồn, có nghĩa
là trong thức ăn vẫn có vitamin, nhưng số lượng thấp hơn nhu cầu. Triệu chứng thiếu
biểu hiện không đặc trưng, không rõ ràng. Người ta cảm nhận được qua số liệu thống
kê về sức sản xuất bị suy giảm, sức đề kháng bệnh cũng giảm. Thú dễ bị nhiễm trùng
và mẫn cảm với stress do môi trường gây ra. Đối với thú làm giống thì sự thành thục
đơi khi chậm trễ. Giảm thấp một số chỉ tiêu sinh sản như tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ đậu thai,
tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở…khơng dễ dàng gì để chẩn đốn bệnh một cách chính xác.


11


Ví dụ như thiếu tương đối vitamin A, ở heo nái đẻ có hiện tượng khơ thai nhẹ,
tỷ lệ ấp nở của gia cầm tương đối thấp, có nhiều trứng sát. Đơi khi nó cũng giống với
những triệu chứng của một số bệnh truyền nhiễm mãn tính.
Trong thực tiễn chăn nuôi, trạng thái thiếu này rất phổ biến kể cả những nước
có ngành chăn ni phát triển, nhất là chăn nuôi theo lối công nghiệp.
 Trạng thái dư thừa vitamin
Trạng thái này ít xảy ra trong chăn ni vì vitamin rất đắt tiền, song đôi khi
cũng xuất hiện do nhà chăn nuôi sử dụng vitamin tinh khiết bổ sung vào thức ăn khơng
tính tốn cẩn thận hoặc thao tác phối trộn không chuẩn xác làm cho một số vitamin dư
quá nhiều gây rối loạn trao đổi chất. Ví dụ vitamin A khi bổ sung vào thức ăn lên đến
hàng triệu đơn vị trong 1 kg thức ăn thì thú sẽ bị dị ứng nặng, nổi nhiều mẫn đỏ trên
da. Nếu cho ăn quá nhiều vitamin D cũng gây rối loạn phát triển bộ xương. Giữa các
loại vitamin thì vitamin tan trong chất béo nếu dư thừa quá nhiều sẽ có hại hơn các
vitamin tan trong nước, vì cơ thể đào thải vitamin tan trong chất béo khó khăn hơn.
2.3.1.3. Ảnh hưởng của vitamin đến hệ thống kháng thể
Ảnh hưởng của khẩu phần, đặc biệt là vitamin trên hệ thống kháng thể rất lớn.
Nó khơng những quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất kháng thể để phòng các bệnh
truyền nhiễm do vi trùng, siêu vi mà ngay cả bệnh ung thư cũng có giá trị phịng ngừa
rất cao. Hầu hết các vitamin đều tham gia trong nhóm ghép, co-enzyme, nó có tác
động trên hệ thống kháng thể bởi 2 con đường: thứ nhất là thúc đẩy cơ thể sản xuất ra
hệ thống tế bào kháng thể rất đa dạng. Thứ hai là thúc đẩy các q trình sinh hóa học
tế bào để sản xuất ra nhiều protein kháng thể. Nhờ có q trình này mà cơ thể đã loại
trừ các bệnh tật gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng và các khối u.
2.3.1.4. Sử dụng vitamin để tăng cường chức năng kháng thể
Đây là hướng đi rất phù hợp với mục tiêu dinh dưỡng hiện đại, sử dụng biện
pháp dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng bệnh, để giảm thiểu tối đa việc dùng các
kháng sinh và hóa dược độc hại trong chăn ni. Sử dụng giải pháp dinh dưỡng để làm

cho sức đề kháng bệnh của động vật nuôi làm thực phẩm được nâng cao, đồng hành
với mục tiêu sản xuất thịt sạch, không tồn dư các chất độc hại, tạo ra thực phẩm có giá
trị bổ dưỡng cao, an toàn cho người sử dụng.

12


Trong các loại vitamin, người ta nhận thấy vitamin ADE và vitamin C thường
thiếu so với nhu cầu trong những trường hợp stress do hồn cảnh chăn ni cơng
nghiệp. Nhưng các vitamin này có vai trị quan trọng để giúp cho hệ thống đề kháng
của cơ thể được cũng cố vững chắc, chống lại sự sâm nhập của vi trùng, virus gây
bệnh. Ngày nay người ta cịn thấy nó có ý nghĩa quyết định để thúc đẩy hệ thống tế
bào bạch cầu thực bào các tế bào ung thư trong máu.
2.3.2. Khái niệm về Ascorbic acid (vitamin C)
Ascorbic acid là hợp chất hữu cơ rất cần thiết cho hoạt động trao đổi chất thơng
thường của cơ thể, nó khơng được dùng làm nguồn năng lượng hay thành phần cấu
trúc mà thường dùng làm co-enzyme trong các phản ứng trao đổi chất. Trong cơ thể
chiếm số lượng rất ít nhưng nó có vai trị rất quan trọng là tham gia cấu trúc nhóm
ghép trong nhiều hệ thống enzyme, xúc tác các phản ứng sinh học để duy trì hoạt động
sống bình thường của cơ thể như: sinh trưởng, sinh sản, bảo vệ cơ thể và sản xuất các
sản phẩm chăn nuôi (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
2.3.3.Giới thiệu về Ascorbic acid
2.3.3.1.Cấu trúc của Ascorbic acid
Ascorbic acid là dạng hợp chất 2-keto-L-gluconic acid, có hai trạng thái: trạng
thái có hydro và trạng thái khử hydro (Dương Thanh Liêm và ctv, 2006)
Ascorbic acid được phát hiện vào năm 1928 (Lê Hồng Mận - Bùi Đức Lũng,
2002).
2.3.3.2.Tính chất lý học của Ascorbic acid
Ascorbic acid có dạng bột màu trắng, khi hịa tan vào nước có pH = 2,2-2,5.
Ascorbic acid rất nhạy cảm với oxy trong khơng khí với sự hiện diện của kim loại

nặng. Khi đã bị oxy hóa thì mất tác dụng của Ascorbic acid (Dương Thanh Liêm và
ctv, 2006).
Ascorbic acid dễ tan trong nước, rượu, không tan trong glycerin, axeton, xăng
clorofozm và mỡ (Nguyễn Văn Thưởng và ctv, 1992).
Ascorbic acid là một vitamin kém ổn định nhất trong các vitamin tan trong
nước (Nguyễn Phước Nhuận và ctv, 2001).

13


2.3.4. Nguồn cung cấp Ascorbic acid
Trừ vi khuẩn ra, Ascorbic acid được tìm thấy trong tế bào động thực vật. Đặc
biệt có nhiều trong thực vật xanh, rau quả tươi. Nếu đem sấy khơ thì Ascorbic acid sẽ
bị hư hỏng. Trong trứng gà khơng có Ascorbic acid nhưng nếu đem ấp 4 ngày khi phơi
bắt đầu hình thành và hoạt động thì sẽ xuất hiện Ascorbic acid.
Về các loại động vật trừ con người, khỉ, chuột biển, tôm và cá, cịn lại các động
vật khác có khả năng tổng hợp Ascorbic acid ở gan, thận và tuyến thượng thận. Những
loài động vật kể trên sở dĩ không tổng hợp đủ Ascorbic acid cho nhu cầu vì cơ thể
chúng thiếu enzyme Ascorbic acid ở hai giai đoạn cuối cùng (Dương Thanh Liêm và
ctv, 2006).
Theo Lee Russell McDoWell (1989), nguồn cung cấp Ascorbic acid chủ yếu là
từ trái cây và rau quả nhưng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cũng có chứa
Ascorbic acid. Ascorbic acid có nhiều trong trái cây tươi, nhất là trái cây có vị chua.
2.3.5. Vai trị và chức năng của Ascorbic acid
Ascorbic acid đóng vai trị cung cấp hydro, là thành viên trong hệ thống phản
ứng oxy hóa khử của cơ thể. Người ta nhận thấy nếu thiếu nó thì gây tổn hại đến phản
ứng tạo hydro-prolin, một acid amin quan trọng trong tổ chức liên kết sụn, xương
(Dương Thanh Liêm và ctv, 2006).
Ascorbic acid là chất xúc tác cho nhiều phản ứng biến đổi trong cơ thể, tham
gia kích thích hoạt động của tuyến tiêu hóa, tham gia vào q trình tổng hợp glycogen

(Nguyễn Văn Thưởng và ctv, 1992).
Ascorbic acid tham gia trong quá trình oxy hóa các chất acid có hương vị, tổng
hợp Norepinephrine và Carnitine (Lê Hồng Mận-Bùi Đức Lũng, 2002).
Trong một số thời gian trong năm có khí hậu bất lợi: đầu mùa mưa, đầu mùa
khô, việc cung cấp Ascorbic acid cho chăn ni heo sẽ giảm thiểu tình trạng heo
nhiễm bệnh, nhất là nhóm nái đẻ, nái chửa, nái ni con, heo con theo mẹ và heo con
cai sữa (Võ Văn Ninh, 1999).
Ascorbic acid cũng cần thiết cho việc cấu tạo bền chắc hệ thống mao quản
huyết (Võ Văn Ninh, 1999).
Ascorbic acid cần thiết cho sự hoạt hóa acid pholic, cho việc thu nhận sắt vào
các ferrine để làm cho sắt trở nên hữu dụng. Ascorbic acid cũng rất cần thiết cho việc
14


×