Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG BỆNH TRÊN HEO NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI HEO DARBY – CJ GENETICS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.38 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG BỆNH TRÊN HEO NÁI SINH
SẢN TẠI TRẠI HEO DARBY – CJ GENETICS

Họ và tên sinh viên: ĐỒNG VĂN THẮNG
Ngành:

Thú Y

Lớp:

Thú Y 30

Niên khóa:

2004 – 2009

Tháng 09/2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG BỆNH TRÊN HEO NÁI SINH SẢN TẠI
TRẠI HEO DARBY - CJ GENETICS

Tác giả

ĐỒNG VĂN THẮNG


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp
bằng Bác sĩ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. VÕ THỊ TRÀ AN
ThS. NGUYỄN VĂN DƯ

Tháng 09/2009
i


LỜI CẢM TẠ
Suốt đời ghi ơn
Người đã sinh ra và nuôi dạy con. Con gởi lên lòng biết ơn vô hạn trước những
khó khăn, vất vả mà ba mẹ đã hy sinh cho chúng con yên tâm học tập để có được ngày
hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Tiến sỹ Võ Thị Trà An.
Thạc sỹ Nguyễn Văn Dư.
Những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức giúp tôi trong
thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y.
Bộ Môn Nội Dược.
Quý thầy cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y
Đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực
tập tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn
Ban lãnh đạo và các anh chị em trong công ty TNHH Darby-CJ Genetics đã

nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực tập tốt nghiệp.
Cám ơn
Các bạn bè trong và ngoài lớp Thú Y K30 đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp để hoàn thành luận văn.

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát một số chứng bệnh trên heo nái sinh sản tại trại heo Darby
– CJ Genetics” được thực hiện từ ngày 12/01/2009 đến ngày 7/05/2009 với mục đích
nắm được tình hình các bệnh thường xảy ra lúc heo nái chuyển lên chờ đẻ cho đến khi
cai sữa cho heo con và thực tế việc điều trị các chứng bệnh này tại trại.
Qua khảo sát 327 nái sau khi sinh tại trại chúng tôi ghi nhận những kết quả sau.
Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi tương đối ổn định so với tiêu chuẩn thích hợp
cho heo nái đẻ.
Viêm tử cung trên heo nái ở trại đang là một vấn đề quan trọng vì có 75 nái trong
tổng 327 khảo sát, tỷ lệ nái bị viêm tử cung cao nhất trong các chứng bệnh xảy ra tại
trại chiếm gần 1/4 (22,93%), và chỉ có 2 dạng viêm nhờn khoảng 18% và viêm mủ
khoảng 5%. Kết quả điều trị khỏi bệnh đạt 100%.
Tỷ lệ viêm tử cung ở lứa 2 cao nhất là 29,27 % và thấp nhất ở lứa 1 là 19,64% và
cao nhất ở giống DD 33,33% và thấp nhất ở giống PT là 15,38%.
Viêm tử cung dạng nhờn: lứa 1 chiếm 16,07%, lứa 2 chiếm 19,51%, lứa 3 chiếm
18,57%, lứa 4 chiếm tỷ lệ 16,35%, lứa ≥ 5 chiếm 19,64%.
Viêm tử cung dạng mủ: lứa 1 chiếm 3,57%, lứa 2 chiếm 9,76%, lứa 3 chiếm
5,71%, lứa 4 chiếm tỷ lệ 5,81%, lứa ≥ 5 chiếm 1,78%.
Kế đến là tỷ lệ kém sữa trên heo nái sau khi sinh chiếm gần 17% và cao nhất ở
lứa 2 là 26,83% và thấp nhất ở lứa 4 là 12,5%. Cao nhất ở giống DD 22,22%, thấp
nhất ở giống LL là 10,28%.
Tỷ lệ viêm vú trên tổng số heo nái sau khi sinh chiếm khoảng 3%. Kết quả điều

trị khỏi bệnh đạt 60%.
Bỏ ăn và sốt không rõ nguyên nhân gần 10%, kết quả điều trị khỏi bệnh đạt
100%.
Heo bị sót nhau chiếm khoảng 2%, kết quả điều trị khỏi bệnh đạt 100%.
Heo bị bệnh chân móng chiếm khoảng 2% và trại không điều trị mà loại thải.
Không có trường hợp sẩy thai hay trường hợp nái mắc bệnh truyền nhiễm nào
trong thời gian khảo sát.
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ .......................................................................................x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .......................................................................................... vii
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu.................................................................................................2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. Giới thiệu sơ lược về trại heo Darby – CJ Genetics.................................................3
2.1.1. Vị trí trại chăn nuôi................................................................................................3
2.1.2. Lịch sử trại Darby – CJ Genetics ..........................................................................3
2.1.3. Nhiệm vụ chức năng của trại.................................................................................3

2.1.4. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................................3
2.1.5. Cơ cấu đàn .............................................................................................................3
2.1.6. Sơ đồ trại chăn nuôi Darby-CJ Genetics ...............................................................5
2.1.7. Kiểu chuồng trại ....................................................................................................6
2.1.8. Con giống ..............................................................................................................6
2.1.9. Thức ăn và nước uống ...........................................................................................6
2.1.9.1. Nước uống ..........................................................................................................6
2.1.9.2. Thức ăn ...............................................................................................................7
2.1.10. Chăm sóc và quản lý............................................................................................7
2.1.10.1. Nhiệt độ ............................................................................................................7
2.1.10.2. Chương trình cho ăn và chăm sóc ....................................................................8
iv


2.1.11. Vệ sinh thú y và phòng bệnh ...............................................................................9
2.1.11.1. Quy trình vệ sinh thú y .....................................................................................9
2.1.11.2. Quy trình tiêm phòng......................................................................................10
2.2. Một số đặc điểm sinh lý, sinh dục của heo nái.......................................................11
2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu.......................................................................................11
2.2.2. Thời gian mang thai.............................................................................................11
2.2.3. Sự sinh đẻ ............................................................................................................11
2.2. Một số chứng bệnh thường xuất hiện trên heo nái sinh sản ...................................12
2.3.1. Viêm tử cung .......................................................................................................12
2.3.2. Viêm vú ...............................................................................................................13
2.3.3. Sót nhau ...............................................................................................................14
2.3.4. Sẩy thai ................................................................................................................15
2.3.5. Bỏ ăn....................................................................................................................18
2.3.6. Đẻ khó..................................................................................................................18
2.3.7. Cảm nóng.............................................................................................................19
2.3.8. Bệnh truyền nhiễm ..............................................................................................19

2.3.9. Tỷ lệ phôi và thai chết .........................................................................................20
2.3. Những nghiên cứu trước đây về các chứng bệnh trên heo nái sinh sản .................20
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................22
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát...............................................................................22
3.2. Đối tượng khảo sát..................................................................................................22
3.3. Nội dung khảo sát...................................................................................................22
3.4. Phương pháp và các chỉ tiêu khảo sát.....................................................................22
3.4.1. Phương pháp tiến hành ........................................................................................22
3.4.2. Các chỉ tiêu khảo sát............................................................................................22
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................23
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................24
4.1. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi..............................................................................24
4.2. Kết quả khảo sát trên nái ........................................................................................25
4.2.1. Các chứng bệnh xảy ra ở heo nái của trại............................................................25
4.2.2. Viêm tử cung .......................................................................................................26
v


4.2.2.1. Tỷ lệ nái bị viêm tử cung theo lứa đẻ ...............................................................27
4.2.2.2. Tỷ lệ nái bị viêm tử cung theo giống................................................................28
4.2.2.3. Tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo lứa...............................................................29
4.2.3. Viêm vú ...............................................................................................................30
4.2.3.1. Tỷ lệ nái bị viêm vú theo lứa đẻ .......................................................................30
4.2.4. Kém sữa...............................................................................................................31
4.2.4.1. Tỷ lệ nái bị kém sữa theo lứa đẻ.......................................................................31
4.2.4.2. Tỷ lệ nái bị kém sữa theo giống .......................................................................33
4.2.5. Đẻ khó..................................................................................................................34
4.2.6. Sốt và bỏ ăn .........................................................................................................34
4.2.6.1. Tỷ lệ lệ heo nái có triệu chứng bỏ ăn, sốt theo các lứa đẻ................................35
4.2.7. Sót nhau ...............................................................................................................36

4.2.8. Thai khô và chết thai ...........................................................................................36
4.2.9. Các chứng bệnh khác...........................................................................................38
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................39
5.1. Kết luận...................................................................................................................39
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41
PHỤ LỤC .....................................................................................................................43

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Danh sách bệnh
APP: Actinobacillus Pleuropneumoniae
FMD: Foot and mouth disease
MMA: Mastitis Metritis Agalactia
PRRS: Porcine reproductive respiratory syndrome
SMEDI: Stillbirth mummification embryonic death infertility
Danh sách giống heo
DD: Duroc
YY: Yorkshire
LL: Landrace
PT: Pietrain

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại cám sử dụng tại trại .............................7

Bảng 2.2: Quy trình tiêm phòng của trại Darby – CJ Genetics.....................................10
Bảng 4.1: Nhiệt độ chuồng nuôi qua 4 tháng khảo sát..................................................24
Bảng 4.2: Tỷ lệ các chứng bệnh thường xảy ra.............................................................25
Bảng 4.3: Tỷ lệ nái mắc một hoặc nhiều chứng liên quan đến hội chứng MMA .........26
Bảng 4.4: Tỷ lệ nái bị viêm tử cung theo lứa đẻ trên tổng số nái khảo sát ...................27
Bảng 4.5: Tỷ lệ nái bị viêm tử cung theo giống ............................................................28
Bảng 4.6: Tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo lứa .......................................................... 29
Bảng 4.7: Tỷ lệ nái bị viêm vú theo lứa đẻ ...................................................................30
Bảng 4.8: Tỷ lệ nái bị kém sữa theo lứa đẻ ...................................................................32
Bảng 4.9: Tỷ lệ nái bị kém sữa theo giống....................................................................33
Bảng 4.10: Tỷ lệ đẻ khó giữa các lứa ............................................................................34
Bảng 4.11: Tỷ lệ lệ heo nái có triệu chứng bỏ ăn, sốt theo các lứa đẻ ..........................35
Bảng 4.12: Tỷ lệ thai khô và chết thai...........................................................................37

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1: Quang cảnh toàn trại Darby – CJ Genetics.....................................................4
Hình 4.1: Nái có biểu hiện viêm tử cung......................................................................26

ix


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của trại ..............................................................................4
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ trại Darby – CJ Genetics .................................................................5


x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi chiếm vị trí rất quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam.

Trong đó, chăn nuôi heo chiếm một phần khá lớn trong việc cung cấp thực phẩm cho
cả nước và hướng tới xuất khẩu trong tương lai gần. Vì lý do đó, ngành chăn nuôi heo
không ngừng cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để tăng năng suất và số lượng heo, con người không ngừng chọn lọc, áp dụng
các biện pháp lai tạo, nhân giống để tạo ra những giống có năng suất cao, dễ nuôi, sức
kháng bệnh tốt. Bên cạnh những tác động từ ngoại cảnh như thức ăn, quản lý, chăm
sóc, thì công tác thú y trong việc phòng chống bệnh trên heo cũng giữ một vai trò rất
quan trọng để tăng năng suất và phẩm chất thực phẩm.
Nguyên nhân gây bệnh cho heo nái rất đa dạng gây khó khăn cho việc chẩn
đoán và điều trị. Do đó, việc theo dõi về mặt lâm sàng đàn heo nái sinh sản cũng sẽ
góp phần trong công tác chẩn đoán và điều trị của một trại heo công nghiệp.
Vì lí do trên và được sự đồng ý của Ban Giám Đốc Trại Heo Darby – CJ
Genetics, Bộ Môn Nội Dược Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM cùng với sự huớng dẫn của TS.Võ Thị Trà An và ThS.Nguyễn Văn Dư,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát các chứng bệnh trên heo nái sinh sản
tại trại heo Darby-CJ Genetics”.

1



1.2.

Mục đích và yêu cầu

1.2.1. Mục đích
Nắm được tình hình các bệnh thường xảy ra lúc heo nái chuyển lên chờ đẻ cho
đến khi cai sữa và việc điều trị nếu có của các chứng bệnh xảy ra trên heo nái tại trại
Darby – CJ Gennetics.
1.2.2. Yêu cầu
Khảo sát tỷ lệ các chứng bệnh thường xảy ra của nhóm các heo nái chuyển lên
chờ đẻ cho đến khi cai sữa cho heo con tại trại heo Darby – CJ Gennetics.
Ghi nhận phương pháp chẩn đoán, phác đồ và kết quả điều trị (nếu có).

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Giới thiệu sơ lược về trại heo Darby – CJ Genetics

2.1.1. Vị trí trại chăn nuôi
Trại chăn nuôi Darby – CJ Genetics nằm trên địa bàn Ấp 8, xã Long Nguyên,
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Trại cách quốc lộ 13 khoảng 13 km và cách Chợ
Bến Cát là 11 km. Tổng diện tích khoảng 12 ha, phía Đông và phía Bắc của trại giáp
với lô cao su, phía Tây giáp với rừng, phía Nam giáp với Sông Thị Tính.
2.1.2. Lịch sử trại Darby – CJ Genetics
Công ty Darby-CJ Genetics được thành lập theo giấy phép đầu tư số 375/GP –
BD do UBND tỉnh Bình Dương cấp ngày 01/12/2004 có vốn đầu tư 100% nước ngoài.

2.1.3. Nhiệm vụ chức năng của trại
Nhiệm vụ chính của trại heo Darby- CJ Genetics là nhân giống và sản xuất con
giống, những con không đạt yêu cầu thì chuyển sang nuôi thịt.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của trại chăn nuôi Darby – CJ Genetics được trình bày theo sơ đồ
2.1.
2.1.5. Cơ cấu đàn: Tính đến ngày 7 tháng 2 năm 2009
Đực giống: 63 con
Nái giống của trại: 1196 con
Heo cái và đực hậu bị: 121 con (heo cái 107 con, đực 14 con)
Heo thịt + heo giống ở giai đoạn tăng trưởng: 5011 con
Heo cai sữa: 2232 con
Heo con theo mẹ: 1894 con
Tổng đàn: 10517 con

3


Tổng Giám Đốc

Quản lý Trại

Trưởng Trại

Bộ Phận Tài Vụ

Tổ Nái Mang
Thai

Bộ Phận Kỹ

Thuật

Tổ Nái Đẻ và
Heo Con

Bộ Phận Phục
Vụ Sản Xuất

Tổ Heo Thịt

Tổ Nọc
Giống

Cai Sữa
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của trại

Hình 2.1: Quang cảnh toàn trại Darby – CJ Genetics

4

Bảo Vệ

Tổ Cơ Khí


2.1.6. Sơ đồ trại chăn nuôi Darby-CJ Genetics

Hố BIOGAS
Lò Thiêu


Ao cá

Ao cá

Ao cá

Ao cá

Ao cá

Ao cá

Trại mang thai B2

Trại hậu bị và nọc giống

Trại mang thai B1

Trại mang thai A
Trại đẻ A

Trại đẻ B

Trại cai sữa A

Trại cai sữa B
Trại thịt B8

Trại thịt A9


Trại thịt B7

Trại thịt A8

Trại thịt B6

Trại thịt A7

Trại thịt B5

Trại thịt A6

Trại thịt B4

Trại thịt A5

Trại thịt B3

Trại thịt A4

Trại thịt B2

Trại thịt A3

Trại thịt B1

Trại thịt A2
Trại thịt A1

Trạm Cân


Kí túc xá 3

Kho B

Kí túc xá 2

Nhà tắm A

Kí túc xá 1

Kho A

Văn phòng

Khu xuất heo để bán

Nhà tắm B

Khu sát
trùng xe
lớn

Khu phòng dịch
Bảo vệ

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ trại Darby – CJ Genetics
5

Cổng trại



2.1.7. Kiểu chuồng trại
Dãy chuồng nuôi heo bán thịt và bán giống A1 đến A9 và B1 đến B9: kiểu
chuồng nóc đôi, mái lợp tôn, bên hông có bạt che, nền xi măng, dạng chuồng tập thể,
vách ngăn bằng những song sắt, có hệ thống phun sương, máng ăn bán tự động, máng
uống là núm tự động.
Dãy chuồng cai sữa A và cai sữa B: kiểu chuồng kín, có hệ thống quạt gió, kiểu
chuồng nóc đôi, mái lợp tôn, có hệ thống phun sương, máng ăn bằng inox và bằng tôn,
máng uống bằng núm uống tự động, ngăn bằng những song sắt, nền chuồng dạng sàn
nhựa ghép.
Trại đẻ A và B: kiểu chuồng nóc đôi, mái lợp tôn, hệ thống chuồng kín có giàn
lạnh, có hệ thống quạt gió tự động chỉnh sẵn nhiệt độ, có hệ thống đèn úm cho heo
con, có hệ thống phun sương, dạng chuồng cá thể, nền chuồng bằng miếng nhựa ghép,
có máng ăn bằng inox và núm uống tự động.
Trại mang thai B1, B2 và A1: kiểu chuồng kín, mái lợp tôn, có hệ thống phun
sương, có bạt che phủ, có giàn lạnh và hệ thống quạt gió tự động, dạng chuồng cá thể
bằng song sắt, máng ăn bằng xi măng, nền bằng xi măng, có hệ thống núm uống tự
động.
Trại đực giống A: kiểu chuồng kín, nóc đôi, mái lợp tôn, có hệ thống phun
sương, có bạt che phủ, có giàn lạnh và hệ thống quạt gió tự động, dạng chuồng cá thể,
máng ăn bằng nhựa, núm uống tự động, nền bằng xi măng.
Kiểu chuồng heo cái và đực hậu bị: kiểu trại giống trại đực A nhưng dạng
chuồng tập thể.
2.1.8. Con giống
Trại sử dụng giống heo thuần Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain để lai tạo ra
các giống F1 bán giống.
2.1.9. Thức ăn và nước uống
2.1.9.1. Thức ăn
Nước được bơm từ giếng khoan lên bồn chứa, rồi dẫn đến các chuồng nuôi bằng

các ống dẫn. Trong nước có pha chất sát trùng Virikon – s với tỷ lệ 1/1000.

6


2.1.9.2. Nước uống
Hiện nay, trại sử dụng cám Master và cám Dondon của Hàn Quốc.
Nguyên liệu của các loại cám là bắp, tấm, đậu nành, bột cá, dầu thực vật, các acid
amin, khoáng và các chất bổ sung khác.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại cám sử dụng tại trại
Loại cám

Master
1020

Master
1021

Master
1031

Master
1041

Dành cho heo

7 – 15
kg

15 – 25

kg

15 – 30
kg

30 – 60
kg

Ẩm độ (% tối đa)

14

14

14

Protein thô ( % tối
đa)

20

19

5

Xơ thô (% tối đa)
Canxi (% tối thiểu
– tối đa)
Phospho tổng số
(% tối thiểu)

Năng lượng trao
đổi (Kcal tối
thiểu)
NaCl (% tối thiểu
– tối đa)
Oxytetracycline
(tối đa) mg/kg
Colistin (tối đa)
mg/kg
Flavomycin (tối
đa) mg/kg
Chlortetracycline
(tối đa) mg/kg

Master
1070

Dondon
1011

Nái nuôi
con

5 ngày –
7 kg

14

Master
1060

Nái
mang
thai
14

14

14

18

16

14,5

15,5

22

4

6

8

9

7

5


0,7 – 1,2

0,8 – 1,2

0,8 – 1,2

0,8 – 1,2

0,8 – 1,2

0,8 – 1,2

0,7 – 1,2

0,5

0,6

0,6

0,6

0,6

0,6

0,6

3200


3100

2950

2950

2900

3000

3250

0,2 – 1

0,2 – 0,5

0,2 – 1

0,2 – 1

0,3 – 1

0,3 – 1

0,3 – 0,8

50

50


50

50

40

20

20

20

20

40
10

50

50

2.1.10. Chăm sóc và quản lý
2.1.10.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho nái mang thai là 27 - 280C, ẩm độ: 60 - 70%. Khi nhiệt độ
trong trại trên 290C công nhân sẽ mở hệ thống làm mát, khi nhiệt độ xuống thấp hơn
260C thì công nhân giờ đó sẽ tắt quạt: từ 7 giờ đến 8 giờ, công nhân quay 2 bạt bên
hông và đóng hết các cửa lại, mở hệ thống tự động của máy quạt lên và máy bơm, từ
17 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau thì kiểm tra lại nhiệt độ, khi nhiệt độ bên ngoài
dưới 260C thì tắt hệ thống tự động và hạ 2 bạt bên hông xuống. Khi nhiệt độ xuống

7


thấp công nhân phải kéo 2 bạt bên hông lên và đóng hết các cửa. Nếu nhiệt độ dưới
250C kéo bạt lên 20 cm. Nếu nhiệt độ dưới 230C kéo bạt lên 80 cm.
2.1.10.2. Chương trình cho ăn và chăm sóc
Nái mang thai ngày cho ăn 2 lần lúc 8 giờ và 14 giờ 30 phút. Riêng heo đực cho
ăn ngày 1 lần lúc 8 giờ.
a.

Heo nái mang thai: cho ăn theo từng giai đoạn, từng lứa đẻ.
Nái lứa 1:

Loại cám:

Cho ăn (kg/con/ngày) cám Master 1060 cám Master 1070

Lượng:

2,0

2,2

2,4

Heo: Phối 21 ngày 30 ngày

1,8 – 2,0
75 ngày


3,0 – 3,2kg/con/ngày
95 ngày

114 ngày

Nái lứa 2 trở lên
Loại cám:

Cho ăn (kg/con/ngày) cám Master 1060 cám Master 1070

Lượng:

2,0

2,2

2,4

Heo: Phối 21 ngày 30 ngày

1,8 – 2,0
75 ngày

3,0 – 3,4kg/con/ngày
95 ngày

114 ngày

Chú ý: Khi cho nái ăn phải xem thể trạng nái: những nái mập thì giảm 200gr/con,
những nái ốm thì tăng thêm 200gr/con.

b.

Heo nái cai sữa:
Vào ngày cai sữa, không cho heo nái ăn. Cai sữa được 1 ngày, cho nái ăn từ 3 –

3,5kg/con/ngày, loại cám Master 1070. Tùy theo mức ăn của nái cai sữa, nếu nái ăn
được thì cho nái ăn thêm.
c.

Heo cái hậu bị:
Lúc mới chuyển về heo cái hậu bị ăn cám Master 1041 với lượng 2,5 –

3,0kg/con/ngày. Trộn thuốc kháng sinh (amoxcillin 1,5kg/tấn), (Ocgacids 1 - 2kg/tấn
thức ăn) và thuốc bổ (vitamin C 1,5kg/tấn) 5 ngày để phòng bệnh và tăng sức đề kháng
cho heo cái hậu bị. Sau 1 tuần cho nái hậu bị ăn cám Master 1041 50% + 1070 50%
với lượng 2,5-3,0kg/con/ngày. Sau 2 tuần cho heo cái hậu bị ăn cám Master 1070
100% với lượng 3,0kg/con/ngày.

8


d.

Heo đực:
Heo đực hậu bị cho ăn cám Master 1070 với lượng 2,5kg/con/ngày. Heo đực

đang khai thác tinh cho ăn cám Master 1070 với lượng 2,5-3kg/con/ngày. Tùy theo thể
trạng mập hay ốm mà tăng hoặc giảm 200gr/con.
e.


Nái đẻ:
Nái đẻ cho ăn ngày 4 lần vào lúc 2giờ, 8giờ, 14 giờ, 20 giờ. Ngày nái đẻ thì

không cho ăn, nếu nái muốn ăn thì cho nái ăn 0,5kg/ngày khoảng 100g/lần kèm theo
cho nái uống nhiều nước và tăng dần lượng cám vào những ngày sau đó. Những nái đẻ
được một tuần thì cho ăn cám Master 1070 có trộn kháng sinh (amoxcillin 1kg/ tấn) và
thuốc bổ (vitamin C 1,5kg/tấn) với lượng 2kg + số heo con x 0,5/ ngày.Nái đẻ trung
bình 25 ngày thì cai sữa. Trước cai sữa 1 ngày cho nái ăn giảm xuống 1kg/ngày.
Tổ trưởng mỗi trại đi kiểm tra heo bệnh và xử lý heo bệnh. Trại đẻ kiểm tra đối
với nái có biểu hiện chuẩn bị đẻ thì phải vệ sinh sạch sẽ âm hộ, nền chuồng để cho nái
chuẩn bị đẻ, phải kiểm tra nái đang đẻ để can thiệp xử lý những trường hợp đẻ khó,
heo mẹ đè con. Sau khi nái đẻ xong những ngày kế tiếp phải kiểm tra nái có sốt, kém
sữa hay biểu hiện bệnh lý của bệnh khác để xử lý kịp thời. Heo con được 7 ngày tuổi
thì cho tập ăn cám Dondon 1011 ngày 4 lần vào lúc 9 giờ, 15 giờ, 21 giờ và 1 giờ,
những ngày đầu tập ăn 100g/lần, sau đó tăng dần lượng cám lên và không quá
100g/con/lần. Thứ 2 hàng tuần nhận heo bầu lên chờ đẻ. Thứ 3 hàng tuần bấm tai, bấm
răng, cắt đuôi, thiến đối với những bầy được 3 ngày tuổi. Thứ 2, 4, 6 hàng tuần sát
trùng chuồng trại, Thứ 5 cai sữa cho heo con. Thứ 6 chích vaccine đối với mỗi loại heo
theo chu trình phòng ngừa ở bảng 2.2. Công nhân trại cai sữa kiểm tra heo bệnh, chích
thuốc, heo bệnh, kịp thời can thiệp những trường hợp heo bị tiêu chảy.
2.1.11.Vệ sinh thú y và phòng bệnh
2.1.11.1.

Quy trình vệ sinh thú y

Ngay đầu cổng trại có hố sát trùng (vôi, vòi xịt thuốc sát trùng Bestaquam – S với
tỷ lệ 1/400), công nhân viên phải tắm rửa sạch sẽ mới được vô trại, xe ra vào phải
được phun xịt thuốc sát trùng nhằm bảo đảm vệ sinh phòng bệnh và tránh lây lan mầm
bệnh từ nơi này sang nơi khác.


9


Thường xuyên quét dọn hàng ngày, vệ sinh chuồng trại và xung quanh chuồng,
phun xịt thuốc sát trùng (Bestaquam- S với tỷ lệ 1/400, Virkon – S với tỷ lệ 1 kg/200
lít nước, Biosept với tỷ lệ 1lít/300 lít nước) 3 lần/tuần. Trước cửa mỗi dãy chuồng đều
có hố sát trùng (Biosept với tỷ lệ 1lít/100 lít nước) và được thay 1 ngày 1 lần.
Mỗi công nhân làm việc trong trại đều được trang bị quần áo, ủng, mũ riêng và.
trước khi vô trại phải tắm rửa sát trùng sạch sẽ.
Các dãy chuồng khi bán heo hoặc cai sữa xong thì phải được xịt nước sạch sẽ và
tạt vôi, xịt thuốc sát trùng (Bestaquam- S với tỷ lệ 1/400, Virkon – S với tỷ lệ 1 kg/200
lít nước, Biosept với tỷ lệ 1lít/300 lít nước), để chuồng trống ít nhất là 3 ngày trước khi
chuyển loạt heo mới lên.
2.1.11.2.

Quy trình tiêm phòng

Quy trình tiêm phòng trên các giống heo của trại Darby – CJ Genetics được trình
bày qua bảng 2.2 sau
Bảng 2.2 Quy trình tiêm phòng của trại Darby – CJ Genetics
Ngày
tuổi
1 tuần
4 tuần
6 tuần
7 tuần
8 tuần
9 tuần
10 tuần
11 tuần

12 tuần
12 tuần

Thuốc/ vaccine
chủng
Mycoplasma 1
Mycoplasma 2
Dịch tả heo 1
FMD 1
APP 1
Dịch tả heo 2
FMD 2
E.coli 1
Dịch tả heo và
FMD

13 tuần

Aujezky

14 tuần
15 tuần
Heo
chuyển thịt
tính từ 75
ngày tuổi
Heo nái đẻ
chuẩn bị
cai sữa


Loại heo
Heo theo
mẹ
Heo cai
sữa đến 75
ngày tuổi

Heo nái
mang thai

Tên thương
mại

Liều/ con

Đường
tiêm

Hãng

M + Pac

1 ml

IM

Intervet

2 ml
2 ml

2 ml
2 ml
2 ml
2 ml
2 ml
2 ml

E.coli 2
Ký sinh trùng

HC - Vac
Aftopor
Porcilis APP
HC - vac
Aftopor
Colisuin - cl
HC - Vac
Aftorpor
SuiShort
Aujezky
Colisuin - cl
Kepromec

2 ml
1ml/33kg TT

SC

Hipra
Godenvet


12 tuần
đến
16 tuần

APP

Porcilis APP

2ml

IM

Intervet

Tối thiểu
2 tuần
trước khi
phối lại

Parvo

Porcilis
PARVO

2 ml

IM

Intervet


Một số đặc điểm sinh lý, sinh dục của heo nái

2.2.1. Tuổi phối giống lần đầu
10

IM

Intervet
Navetco
Hipra

IM

1ml

Chú thích: IM: tiêm bắp; SC tiêm dưới da.
2.2.

Navetco

Navetco
Cevac


Theo Võ Văn Ninh (2003), lần động dục đầu tiên thường có thể không rõ trên
một số con, nhưng nói chung ít trứng rụng, do đó người chăn nuôi ghi nhận để dễ phát
hiện chu kỳ động dục sắp tới.
2.2.2. Thời gian mang thai
Theo Võ Văn Ninh (2003), 21 ngày sau khi phối giống không thấy động dục trở

lại xem như đã mang thai. Thời gian mang thai kéo dài 114 – 115 ngày. Nếu mang thai
nhiều con có khả năng sinh từ ngày 113, nếu mang thai ít con có thể sinh từ ngày 114
– 118, nếu heo nái sinh sớm hơn ngày 108 thường heo con rất khó nuôi. Trên cùng
một giống thời gian mang thai khác nhau theo từng lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng và tình
trạng bệnh tật cũng ảnh hưởng đến thời gian mang thai (Nguyễn Văn Thành, 2004).
2.2.3. Sự sinh đẻ
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003), heo nái chuẩn bị sinh thường có các
biểu hiện đi đứng không yên, bồn chồn, lo lắng, kêu la. Âm hộ sưng đỏ, bầu vú căng,
nặn bầu vú có sữa tiết ra, mông bị sụp, âm hộ chảy nước nhờn là lúc heo sắp sinh. Heo
nái thường sinh vào chiều tối và về đêm và sinh nhiều con trong một lứa đẻ.
Theo Nguyễn Văn Thành (2004), quá trình sinh đẻ của heo diễn ra gồm 3 giai
đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị: cơ quan sinh dục sung huyết, mô liên kết nhũ tuyến và đường
sinh dục cương lên, âm hộ trương mọng, các dây chàng dãn ra. Các biến đổi này là do
tác động của estrogen. Heo mẹ có biểu hiện bồn chồn, kêu la, làm ổ …
Giai đoạn giãn tử cung: sự co thắt bắt đầu từ phần sừng tử cung, co thắt bào thai về
hướng tử cung và đi vào âm đạo, đến âm môn. Tại đây bọc nước ối vỡ ra, thời gian
kéo dài nhiều giờ.
Giai đoạn nhục thai: sự co thắt cơ tử cung và thành bụng vẫn tiếp tục cùng sự hỗ
trợ oxytoxin và relaxin làm dãn các dây chằng, nới rộng xương chậu và đừơng sinh
dục để đẩy thai ra ngoài.

11


Theo Trần thị Dân (2003), sự sinh đẻ thường chia làm 3 giai đoạn:
Tử cung co bóp để đẩy thai và bọc nước đến cổ tử cung giai đoạn này kéo dài 2 –
12 giờ.
Giai đoạn trục bào thai khi cổ tử cung giãn ra. Một phần bào thai đi qua cổ tử cung
và âm đạo, đồng thời một hoặc cả hai bọc nước vỡ ra khơi mào cho phản xạ làm các

cơ thành bụng co bóp. Phản xạ co cơ bụng do sự hiện diện của một phần thân thể thú
mẹ. Co bóp của tử cung và của thành bụng đẩy bào thai đi ra.
Giai đoạn trục nhau thai, thường xảy ra ngay sau khi sinh. Thông thường nhau thai
được bài xuất ra ngoài một khoảng thời gian ngắn sau khi sinh nhưng có thể đi kèm
thú con hoặc trong vài trường hợp lại được tống ra trước bào thai.
2.2.

Một số chứng bệnh thường xuất hiện trên heo nái sinh sản

2.3.1. Viêm tử cung
Theo Nguyễn Văn Thành (2002), viêm là phản ứng của cơ thể khi bị tổn thương.
Viêm có nhiều biểu hiện, triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và rối loạn chức năng của cơ
quan bị viêm. Đặc điểm của viêm tử cung là dịch viêm tiết ra nhiều và được chia thành
các dạng sau:
Dạng nhờn: là thể viêm nhẹ thường xuất hiện sau khi sinh 1 – 3 ngày, niêm mạc
tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết nhiều dịch nhờn hoặc đục, lợn cợn có mùi tanh.
Thường sau vài ngày dịch tiết giảm dần hoặc đặc lại, heo nái không sốt hoặc sốt nhẹ,
nhiệt độ cơ thể dao động từ 39,5 – 400C, heo nái vẫn cho con bú bình thường. Thể
viêm này ít ảnh hưởng đến sức khỏe của nái, đàn heo con vẫn phát triển bình thường.
Nhưng nếu nuôi dưỡng chăm sóc không tốt, nó sẽ chuyển từ dạng viêm nhờn
sang dạng viêm tử cung có mủ. Dịch viêm của heo mẹ rơi trên nền chuồng, heo con
liếm phải dẫn đến tiêu chảy, từ đó ảnh hưởng đến tăng trọng và sức sống của heo con.
Dạng viêm mủ: là dạng viêm nặng, thường xuất hiện ở thú chịu dựng kém. Số
lượng vi sinh vật nhiễm tăng cao, cũng có thể do viêm dạng nhờn kế phát. Heo nái
thường sốt 40 – 410C, tăng hô hấp, khát nước, kém ăn và thường nằm nhiều. Nái rất
mệt, ít cho con bú và rất hay đè con. Khoảng 8 – 10 giờ sau khi có triệu chứng trên, từ
trong tử cung mủ sẽ chảy ra, lúc đầu dịch viêm lỏng, trắng đục sau chuyển sang nhày
đục, có khi lẫn máu, mùi rất hôi tanh và thường kéo dài 3 – 4 ngày. Sau đó, xuất hiện
12



mủ đặc, dính vào âm hộ, thể viêm này nếu không can thiệp kịp thời có thể sẽ chuyển
sang dạng viêm rất nặng. Heo kém ăn hoặc không ăn, sản lượng sữa giảm, thường kéo
dài 2 – 4 ngày.
Dạng viêm mủ lẫn máu: phản ứng viêm làm tổn thương mao mạch gây chảy máu,
sốt ở nhiệt độ cao 40 – 410C, không ăn kéo dài, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, tăng
tần số hô hấp, khát nước. Heo nái mệt mỏi hay nằm, kém phản ứng với tác động bên
ngoài, đôi khi đè cả con. Heo nái có thể chết do nhiễm trùng máu, dịch viêm có mùi rất
tanh.
2.3.2. Viêm vú
Theo Võ Thị Minh Châu (2004), trường hợp viêm vú ít gặp hơn viêm tử cung.
Viêm vú ở heo nái có thể xảy ra ở mức độ nặng do kế phát nhiễm trùng toàn thân.
Viêm vú có thể xảy ra ở một hoặc vài vú hoặc cả bầu vú, vú bị viêm sưng cứng,
màu đỏ bầm, khi ấn vào còn để lại vết, vú không tiết sữa, sữa bị lợn cợn hoặc có lẫn
máu. Viêm vú luôn kèm với sốt cao, vú bị đau nên heo hay nằm úp vú xuống, không
cho con bú. Tuy viêm vú ít xảy ra nhưng khi đã xảy ra, thì sẽ ở mức độ cao tác hại rất
lớn do tác động trực tiếp lên heo con sơ sinh.
Theo Phùng Thị Văn (2004) nguyên nhân viêm vú do kế phát viêm tử cung, sót
nhau. Cơ thể bị nhiễm trùng huyết hoặc do nhiễm trùng từ ngoài vào qua núm vú gây
viêm. Heo con bú không hết, sữa tích lại gây căng cứng, hoặc viêm. Heo mẹ chỉ cho
con bú một bên, hàng vú bên kia căng sữa cũng sẽ bị viêm.
Theo Nguyễn Như Pho (1996) dạng viêm thường gặp nhất là viêm có mủ.
Nguyên nhân gây viêm vú thông thường nhất là trầy núm vú do sàn, nền chuồng, vi
trùng xâm nhập vào tuyến sữa. Hai loại vi trùng gây viêm vú chính là Staphylococcus
aureus và Streptococcus agalactiae. Các nguyên nhân khác gây viêm vú như: số heo
con quá ít không bú hết lượng sữa sản xuất, kế phát bệnh viêm tử cung dạng mủ, hoặc
do kỹ thuật cạn sữa không thích hợp trong trường hợp cai sữa sớm.
Với nguyên nhân chấn thương cơ học hoặc heo con bú không hết sữa, bệnh viêm
vú chỉ xuất hiện trên một vài bầu vú. Trường hợp kế phát viêm tử cung hoặc cạn sữa
không hợp lý, nhiều bầu vú hoặc có khi toàn bộ vú viêm. Triệu chứng biểu hiện rõ tại

bầu vú viêm với đặc điểm: bầu vú căng cứng, nóng, đỏ có nhiều biểu hiện đau khi sờ
13


nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu, sau 1 – 2
ngày thấy có mủ. Tùy số lượng vú bị viêm nái sẽ có biểu hiện khác nhau. Trong
trường hợp chỉ vài bầu vú viêm, nái sốt nhẹ, ăn ít, lượng sữa giảm, nái ít cho con bú,
nếu nhiều bầu vú hoặc toàn bộ vú viêm nái sốt cao, bỏ ăn (Trích dẫn bởi Nguyễn Như
Pho, 1996).
Theo Nguyễn Như Pho (1996) nếu được điều trị hợp lý, bệnh sẽ khỏi sau 3 – 4
ngày, việc điều trị không hợp lý sẽ làm xơ hóa và teo bầu vú, sản lượng sữa ở các kỳ
sau sẽ giảm.
Theo Nguyễn Xuân Bình (2002), nếu vú bị viêm do viêm tử cung hay sót nhau
thì ta điều trị hai bệnh cùng một lúc. Nếu chỉ bị viêm vú ta điều trị như sau:
Chườm nước đá lạnh vào bầu vú viêm cho đỡ sưng và giảm sốt cho cơ thể.
Tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng, có thể dùng một trong những loại sau đây
(gentamicin liều 25mg/4 – 5 kg thể trọng, liên tục 3 – 4 ngày, teramycin tiêm bắp
20mg/1kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch 20mg/1,5kg thể trọng, liên tục 3 – 5 ngày,
penicillin G1,5 – 2 triệu UI, pha 10ml nước sinh lý tiêm xung quanh gốc vú bị viêm.
Nếu một vú viêm thì tiêm hết liều trên. Nếu nhiều vú viêm cùng lúc thì pha loãng
lượng thuốc trên tiêm đều xung quanh gốc vú (phần cơ bụng) của những vú viêm.
Tiêm ngày 1 lần, liên tục 3 – 4 ngày.
Tiêm thuốc chống viêm corticoid tổng hợp như hydrocortizone, prednizolone,
dectancyl 20mg trong một ngày tiêm kèm với thuốc kháng sinh trên, tiêm 3 – 4 ngày…
Dùng thêm thuốc bổ trợ như: vitamin B.complex, vitamin C 3g tiêm bắp hoặc
tiêm tĩnh mạch, liên tiếp 3 – 4 ngày. Gluconate canxi 10% 40cc tiêm tĩnh mạch hay
tiêm bắp, ngay 1 lần, liên tiếp 3 – 4 ngày.
2.3.3. Sót nhau
Theo Phạm Hữu Danh và Lưu Kỷ (2003) heo đẻ xong sau 5 – 7 giờ, không ra
nhau là bị sót nhau. Nguyên nhân có thể do đẻ nhiều con, nái già tử cung co bóp kém,

nên không đẩy hết nhau ra. Nái bị viêm niêm mạc tử cung trước lúc đẻ, nên khi đẻ
nhau ra không hết. Nhau bị đứt do người nuôi vội can thiệp nên bị sót nhau.
Theo Trần Tiến Dũng (2000) và Nguyễn Văn Thành (2002) có nhiều nguyên
gây sót nhau. Trong thời gian có thai, gia súc mẹ thiếu vận động nhất là giai đoạn cuối,
14


×