Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG BỆNH TRÊN HEO TẠI MỘT SỐ HỘ NÔNG DÂN CỦA CÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.24 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG BỆNH TRÊN HEO TẠI MỘT
SỐ HỘ NÔNG DÂN CỦA CÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Trường Khánh
Ngành

: Thú Y

Lớp

: TC 03TYST

Niên khóa

: 2003-2008

Tháng 06 năm 2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG BỆNH TRÊN HEO TẠI MỘT
SỐ HỘ NÔNG DÂN CỦA CÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG

Tác giả


NGUYỄN TRƯỜNG KHÁNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
ThS PHAN QUANG BÁ

Tháng 06 năm2009

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: NGUYỄN TRƯỜNG KHÁNH
Tên khóa luận: KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG BỆNH TRÊN HEO TẠI
MỘT SỐ HỘ NÔNG DÂN CỦA CÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LONG PHÚ
TỈNH SÓC TRĂNG
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
……… Ngày ….Tháng…...Năm 2009
Giáo Viên Hướng Dẫn

ThS PHAN QUANG BÁ

ii


LỜI CẢM ƠN
KÍNH DÂNG CHA MẸ
Người đã sinh thành dưỡng dục, luôn quan tâm và lo lắng cho con để con có

được thành quả như ngày hôm nay.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình
dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian học.
Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc
Trăng.
XIN CHÂN THÀNH GHI ƠN
Ths Phan Quang Bá
Đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
XIN CHÂN THÀNH NHỚ ƠN
Trạm thú y huyện Long Phú, Chi cục thú y tỉnh SócTrăng.
KHÔNG QUÊN
Tập thể lớp Thú y 03 Sóc Trăng đã động viên và chia sẽ cùng tôi trong những
năm học.

NGUYỄN TRƯỜNG KHÁNH

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Qua thời gian thực tập từ 20/09/2008 – 20/01/2009 tại trạm thú y huyện Long
Phú cùng với sự hướng dẫn của thầy ThS Phan Quang Bá chúng tôi tiến hành thực
hiện khóa luận “KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỨNG BỆNH TRÊN HEO TẠI MỘT
SỐ HỘ NÔNG DÂN CỦA CÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LONG PHÚ
TỈNH SÓC TRĂNG”
Chúng tôi khảo sát tình hình chăn nuôi heo tại địa phương, tình hình dịch bệnh
của đàn heo tại một số hộ nông dân, ghi nhận và theo dõi cách điều trị kết quả đạt

được như sau
* Tình hình chăn nuôi: Về giống heo: giống heo có máu Landrace chiếm tỷ lệ
cao nhất 40,67% kế đến là giống heo khác chiếm 32,68% và thấp nhất là giống heo có
máu Yorkshire chiếm 26,65%. Về thức ăn tỷ lệ thức ăn tự trộn chiếm cao nhất là 46%,
thức ăn công nghiệp chiếm 41%, thức ăn tận thu chiếm 13%. Về chuồng trại: tỷ lệ
chuồng kiên cố chiếm 83% và chuồng tạm bợ chiếm 17%.
*Tình hình dịch bệnh: Trên heo khá đa dạng và xảy ra ở mọi lứa tuổi
- Trên heo nái sinh sản: tỷ lệ heo nái mắc bệnh, chứng chiếm tỷ lệ cao ở lứa thứ
2 với 30,43%, kế đến ở lứa ≥ 4 là 23,86%, lứa thứ 1 là 22,86%, thấp nhất ở lứa 3
chiếm tỷ lệ 22,45%.
- Trên heo con theo mẹ: tỷ lệ bệnh chiếm 29,72%, trong đó bệnh tiêu chảy
chiếm 19,93% và bệnh trên đương hô hấp 5,77%, viêm khớp 4,02%.
- Trên heo cai sữa: tỷ lệ bệnh chiếm 14,41% trên tổng số heo cai sữa khảo sát,
chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh tiêu chảy 6,32%.
- Trên heo thịt: tỷ lệ bệnh chiếm 21,44% trên tổng số heo thịt khảo sát. Tỷ lệ
heo thịt có triệu chứng trên đường hô hấp chiếm 11,38% cao hơn tỷ lệ bệnh trên bệnh
tiêu chảy và viêm khớp.
* Công tác điều trị:
Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao nhất là 96,30% (bỏ ăn + sốt), kế đến từ 90,95%
(tiêu chảy), 87,21% (viêm khớp), 86,96% (viêm tử cung), 84,04% (trên đường hô hấp)
và tỷ lệ điều trị khỏi bệnh thấp nhất là 81,82% (viêm vú).

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN............................................................................................. iv

MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..............................................................................................viii
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
U

1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích yêu cầu......................................................................................................1
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN................................................................................................2
2.1. Vài nét cơ bản về địa phương thực tập.....................................................................2
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................2
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội .......................................................................................3
2.1.3. Hoạt động thú y cơ sở............................................................................................3
2.1.4. Hoạt động chăn nuôi..............................................................................................4
2.1.5. Một số giống heo thường được nuôi tại địa phương .............................................5
2.1.6. Bệnh có triệu chứng hô hấp...................................................................................7
2.1.7. Một sô bệnh tiêu chảy trên heo............................................................................13
2.1.8. Một số bệnh viêm khớp trên heo .........................................................................14
2.1.9. Một số bệnh khác.................................................................................................16
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................18
3.1. Thời gian địa điểm..................................................................................................18
3.2. Dụng cụ...................................................................................................................18
3.3. Đối tượng khảo sát..................................................................................................18
3.4. Phương pháp điều tra..............................................................................................18
v



3.5. Nội dung khảo sát ...................................................................................................18
3.6. Các chỉ tiêu khảo sát...............................................................................................18
3.7. Phương pháp tiến hành ...........................................................................................19
3.8. Xử lý số liệu ...........................................................................................................20
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................21
4.1. Tình hình chăn nuôi................................................................................................21
4.1.1. Tỷ lệ các giống heo tại địa phương .....................................................................21
4.1.2. Tỷ lệ sử dụng các loại thức ăn.............................................................................22
4.1.3 Tỷ lệ chuồng trại...................................................................................................23
4.2. Tình hình dịch bệnh................................................................................................23
4.2.1. Nhóm heo nái sinh sản: .......................................................................................24
4.2.1.1. Tỷ lệ các bệnh, chứng xảy ra ở heo nái: ...........................................................24
4.2.1.2. Tỷ lệ heo nái mắc bệnh theo lứa đẻ ..................................................................25
4.2.1.3. Tỷ lệ heo nái phối không đậu thai theo lứa đẻ .................................................26
4.2.1.4. Tỷ lệ sẩy thai ở heo nái theo các lứa đẻ............................................................27
4.2.1.5. Tỷ lệ heo nái bị sót nhau theo lứa đẻ................................................................28
4.2.1.6. Tỷ lệ heo nái bị viêm tử cung theo các lứa đẻ..................................................29
4.2.1.7. Tỷ lệ heo nái bị viêm vú theo lứa đẻ ................................................................31
4.2.1.8. Tỷ lệ heo nái có triệu chứng sốt + bỏ ăn theo lứa đẻ........................................32
4.2.2. Nhóm bệnh trên heo con theo mẹ, heo cai sữa và heo thịt:.................................33
4.2.2.1. Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra ở trại trên heo con theo mẹ, heo cai sữa và heo
thịt.....................................................................................................................33
4.3. Kết quả điều trị trên tổng số các trường hợp bệnh .................................................36
4.3.1. Kết quả điều trị trên heo nái trong các trường hợp bệnh, chứng.........................36
4.3.2. Kết quả điều trị trên heo con theo mẹ, heo cai sữa, heo thịt trong các trường hợp
bệnh ..................................................................................................................37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................39
5.1. Kết luận...................................................................................................................39
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................41

PHỤ LỤC ......................................................................................................................43
vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tỷ lệ các giống heo tại địa phương ..............................................................21
Bảng 4.2. Tỷ lệ sử dụng các loại thức ăn ......................................................................22
Bảng 4.3. Tỷ lệ chuồng trại...........................................................................................23
Bảng 4.4. Tỷ lệ các bệnh, chứng xảy ra ở heo nái ........................................................24
Bảng 4.5. Tỷ lệ heo nái mắc bệnh theo lứa đẻ ..............................................................25
Bảng 4.6. Tỷ lệ heo nái phối không đậu thai theo lứa đẻ..............................................26
Bảng 4.7. Tỷ lệ sẩy thai ở heo nái theo các lứa đẻ........................................................27
Bảng 4.8. Tỷ lệ heo nái bị sót nhau theo lứa đẻ............................................................28
Bảng 4.9. Tỷ lệ heo nái bị viêm tử cung theo các lứa đẻ ..............................................29
Bảng 4.10. Tỷ lệ heo nái bị viêm vú theo lứa đẻ ..........................................................31
Bảng 4.11. Tỷ lệ heo nái có triệu chứng sốt + bỏ ăn theo lứa đẻ..................................32
Bảng 4.12. Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra ở trại trên heo con theo mẹ, heo cai sữa và
heo thịt ..........................................................................................................33
Bảng 4.13. Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra trên heo con theo mẹ, heo cai sữa, heo thịt
trên tổng số ca bệnh. .....................................................................................35
Bảng 4.14. Kết quả điều trị trên heo nái trong các trường hợp bệnh, chứng................36
Bảng 4.15. Kết quả điều trị trên heo con theo mẹ, heo cai sữa, heo thịt trong các
trường hợp bệnh ............................................................................................37

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ các giống heo tại địa phương ..........................................................21
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ sử dụng các loại thức ăn..................................................................22
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ về chuồng trại..................................................................................23
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ các bệnh, chứng xảy ra ở heo nái khảo sát......................................24
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ heo nái mắc bệnh theo lứa đẻ..........................................................25
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ heo nái phối không đậu thai. ...........................................................26
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ heo bị sẩy thai ở heo nái theo các lứa đẻ.........................................27
Biểu đồ 4.8. Tỷ lệ heo nái bị sót nhau theo các lứa đẻ ................................................29
Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ heo nái vị viêm tử cung theo lứa đẻ ................................................30
Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ heo nái bị viêm vú theo lứa đẻ ......................................................31
Biểu đồ 4.11. Tỷ lệ heo nái có triệu chứng sốt bỏ ăn theo lứa đẻ.................................32
Biểu đồ 4.12. Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra trên heo con theo mẹ, heo cai sữa, heo thịt
trên tổng số ca bệnh. ................................................................................35
Biểu đồ 4.13. Kết quả điều trị trên heo nái trong các trường hợp bệnh, chứng............37
Biểu đồ 4.14. Kết quả điều trị trên heo con theo mẹ, heo cai sữa, heo thịt trong các
trường hợp bệnh.......................................................................................38

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Heo bị viêm khớp..........................................................................................34
Hình 4.2. Heo bị tiêu chảy ............................................................................................34

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi heo đang rất phát triển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói
chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Ngoài chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ vẫn còn tồn tại

thì chăn nuôi với các mô hình trang trại cũng đang ngày càng hình thành và mở rộng.
Song bên cạnh sự phát triển nhanh về số lượng thì ngành chăn nuôi cũng đang gặp
không ít khó khăn về việc kiểm soát các loại dịch bệnh xảy ra trên đàn heo, chúng phát
triển ngày một nhiều và diễn biến ngày càng phức tạp, bệnh không chỉ xảy ra ở các trại
chăn nuôi mà còn hiện diện trong hộ chăn nuôi gia đình.
Nhằm nắm bắt được tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện và góp một phần
nhỏ giúp hộ chăn nuôi khắc phục khó khăn, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú
Y Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, cùng với sự hướng dẫn của thầy ThS Phan
Quang Bá chúng tôi tiến hành thực hiện khóa luận “ KHẢO SÁT MỘT SỐ
CHỨNG BỆNH TRÊN HEO TẠI MỘT SỐ HỘ NÔNG DÂN CỦA CÁC XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LONG PHÚ TỈNH SÓC TRĂNG ”
1.2. Mục đích yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Khảo sát một số chứng bệnh xảy ra trên địa bàn huyện, qua đó giúp các hộ nông
dân có biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả hơn.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm được tình hình chăn nuôi heo tại địa phương.
- Theo dõi và ghi nhận một số chứng bệnh xảy ra trên heo tại một số hộ nông
dân của các xã trên địa bàn huyện long phú, tỉnh sóc trăng.

1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Vài nét cơ bản về địa phương thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Long Phú là huyện nằm ở phía đông của tỉnh Sóc Trăng, là huyện có nền
kinh tế chính là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản điều kiện tự
nhiên của huyện như sau

* Vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Cù Lao Dung
- Phía tây giáp thành phố Sóc Trăng
- Phía nam giáp huyện Mỹ Xuyên
- Phía bắc giáp huyện Kế Sách
* Khí hậu:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong khu vực được chia làm 02 mùa rõ rệt
là mùa mưa và mùa nắng
- Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10 (dương lịch)
- Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 04 (dương lịch)
* Đất đai:
Diện tích tự nhiên toàn huyện là 45.350 hecta. Trong đó đất sử dụng cho canh
tác nông nghiệp là 80%, còn lại sử dụng cho các mục đích khác.
Phần lớn đất đai ở đây có độ màu mỡ cao thích hợp cho việc trồng lúa nước,
các loại cây công nghiệp trung hoặc ngắn ngày như: mía, đậu xanh, bắp… và các loại
hoa màu gồm hành, hẹ, cải… cùng các loại cây ăn quả như nhản, xoài, mận, quýt,
bưởi…

2


2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
* Cơ cấu dân số:
- Tổng số nhân khẩu

: 186.811 nhân khẩu

- Tổng số hộ dân

: 41.227 hộ


- Tổng số lao động

: 119.217 người

- Số dân làm nông nghiệp

: 83.104 người

- Dịch vụ buôn bán

: 9.537

* Điều kiện kinh tế:
Kinh tế thu nhập của các hộ trong huyện chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, còn
lại là kinh doanh, dịch vụ, thương mại cá thể và làm việc trong cơ quan nhà nước. Cơ
cấu sản xuất chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sả. Bình
quân thu nhập/đầu người đạt gần 6 triệu đồng/năm.
* Hoạt động tôn giáo:
Huyện Long Phú có khoảng 70% số dân không theo tôn giáo, 25% theo đạo
Phật, 04% theo đạo Thiên Chúa Giáo và 01% số dân theo đạo Tin Lành.
2.1.3. Hoạt động thú y cơ sở
* Trạm thú y huyện Long Phú
Trạm thú y huyện Long Phú có trụ sở tọa lạc tại số 232/4 đường Đoàn Thế
Trung thị trấn Long Phú huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng.
Tổng số cán bộ nhân viên của trạm 10 người có trình độ từ Trung cấp đến Đại
học chuyên ngành thú y.
Trạm thú y Long Phú trong nhiều năm qua là đơn vị tiên tiến điển hình của
chuyên ngành thú y tỉnh Sóc Trăng, nhìn chung các mặt công tác chuyên ngành đều
được tổ chức thực hiện đồng bộ và đều khắp trên địa bàn toàn huyện.

* Hệ thống mạng lưới thú y Xã- Thị trấn
Huyện Long Phú có tổng số 01 thị trấn và 14 xã đều có ban thú y hoạt động,
tổng số cán bộ mạng lưới thú y cơ sở trong toàn huyện là 46 người. Bình quân mỗi ban
thú y có 03 thú y viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ Sơ cấp đến Trung cấp thú
y tham gia hoạt động thường xuyên tại cơ sở.
Với lực lượng thú y viên nêu trên thì cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về nhân
sự đảm bảo cho hoạt động của mạng lưới thú y tại cơ sở. Bên cạnh đó do trình độ
3


chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều và còn hạn chế nên việc chẩn đoán và điều trị
bệnh gia súc chưa đạt hiệu quả cao, cụ thể nhất là trong việc sử dụng thuốc chưa đúng
nguyên tắc về liệu trình và liều lượng dẫn tới tình trạng quen thuốc, kháng thuốc, từ đó
việc điều trị bệnh không dứt hẳn làm bệnh hay tái phát trở lại.
* Tình hình tiêm phòng bệnh cho gia súc:
Hàng năm trạm thú y đều tổ chức thực hiện 02 đợt tiêm phòng định kỳ vào các
thời điểm chuyển mùa từ mùa nắng sang mùa mưa và ngược lại. Cụ thể ở thời điểm
như sau:
+ Tiêm phòng định kỳ đợt 01: Thực hiện trong tháng 03
+ Tiêm phòng định kỳ đợt 02: Thực hiện trong tháng 08
Trong các đợt tiêm phòng, bên cạnh việc xây dựng biện pháp kế hoạch tổ chức
triển khai thực hiện trạm luôn chủ động kết hợp cùng các ban ngành đoàn thể hữu
quan trong huyện như: Đài truyền thanh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Huyện
đoàn… để thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa và lợi ích của công tác
tiêm chủng phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc gia cầm, vận động các hộ chăn nuôi
cùng tích cực hưởng ứng thực hiện.
Ngoài những đợt tiêm phòng định kỳ, hàng tháng trạm còn thường xuyên tổ
chức thực hiện công tác tiêm phòng bổ sung cho những đàn heo mới phát sinh (heo
mới cai sữa, heo mới nhập về…) Vaccin tiêm phòng gồm có: vaccin tụ huyết trùng,
dịch tả, phó thương hàn, lỡ mồm long móng trên heo…

Với những biện pháp tích cực như trên, công tác tiêm phòng gia súc trên địa
bàn huyện thực hiện đạt tỷ lệ tương đối cao so với yêu cầu chỉ tiêu kế hoạch (từ 8595%), từ đó góp phần hạn chế được một số dịch bệnh nguy hiểm của gia súc xãy ra
trên qui mô lớn.
2.1.4. Hoạt động chăn nuôi
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ngày càng mở rộng, không những trong
nước mà còn trong xuất khẩu, đồng thời đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng khắc
khe hơn. Để đáp ứng nhu cầu đó, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân Tỉnh Sóc Trăng đã chỉ
đạo cho các cấp, các ngành hữu quan đẩy mạnh việc áp dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào thực tiển chăn nuôi, thực hiện nạc hóa đàn heo trong tỉnh nhằm nâng cao
năng suất và tạo ra những sản phẩm sạch, chất lượng cao.
4


Tỉnh Sóc Trăng trong những năm gần đây đang thực hiện mô hình nuôi heo
hướng nạc và đã đạt được những thành quả nhất định, theo số liệu thống kê thời điểm
tháng 08 năm 2008 về tổng điều tra đàn gia súc với số liệu như sau:
- Tổng số hộ chăn nuôi heo trong tỉnh

: 40.203 hộ

- Tổng đàn heo trong tỉnh

: 330.000 con

- Tổng số hộ chăn nuôi trong huyện

: 4.789 hộ

- Tổng đàn heo trong huyện


: 41.131con

Tuy nhiên, hiện nay việc chăn nuôi heo còn mang tính tận dụng: thức ăn thường
là những sản phẩm dư thừa từ các sinh hoạt gia đình, từ các quán ăn, từ các phế phụ
phẩm ngành chế biến (bả bia, rượu…), từ mùa màng… Thức ăn công nghiệp được sử
dụng mang tính chất bổ sung thêm vào khẩu phần cho heo. Người chăn nuôi chỉ đầu tư
nhiều cám công nghiệp trong giai đoạn vỗ béo cho heo, vì thế tăng trọng của đàn heo
chỉ ở mức độ trung bình, hiệu quả kinh tế đem lại từ chăn nuôi chưa được theo như ý
muốn.
Về cơ bản thì hiện đa số các hộ chăn nuôi đều có đầu tư xây dựng chuồng trại
nhưng hệ thống chuồng trại đảm bảo về mặt kỹ thuật cho chăn nuôi và cho vệ sinh môi
trường chỉ được tập trung xây dựng đối với những trại chăn nuôi tập trung với quy mô
lớn và thường xuyên. Các hộ chăn nuôi còn lại cũng có xây dựng chuồng trại nhưng
chưa đảm bảo kỹ thuật, từ đó vấn đề dịch bệnh còn nguy cơ lây lan cao cho gia súc và
cho cả con người.
2.1.5. Một số giống heo thường được nuôi tại địa phương
Heo Yorkshire: có sắc lông trắng tuyền, ở giữa gốc tai và mắt thường có bớt
đen nhỏ, hoặc xám, hoặc một nhóm đen nhỏ, lông đuôi dài, lông rìa tai cũng dài, lông
trên thân thường mịn, nhưng cũng có nhóm lông xoắn dầy. Đuôi heo dài khấu đuôi to,
thường xoắn lại thành hai vòng.
Heo Yorkshire có tai đứng, lưng thẳng, bụng thon khi nhìn ngang giống như
hình chữ nhật. Bốn chân khỏe, đi trên ngón, khung xương vững chắc, ở 6 tháng tuổi
thường đạt thể trọng từ 90 đến 100 kg, khi trưởng thành nọc nái có thể đạt trọng lượng
từ 250 đến 300 kg
Heo nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8 đến 9 con,
trọng lượng sơ sinh của heo con đạt từ 1 đến 1,8 kg. Sản lượng sữa thường cao, nuôi
5


con giỏi, sức đề kháng bệnh cao nhất so với nhóm heo ngoại nhập, heo Yorkshire dễ

nuôi, thích nghi tốt với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của nhà chăn nuôi đồng
bằng sông Cửu Long.
Heo Landrace: heo có nguồn gốc Đan Mạch đây là giống có nhiều nạc, nổi
tiếng khắp thế giới, được nhà chăn nuôi khắp nơi ưa chuộng du nhập để làm giống
nuôi thuần hoặc để lai tạo với heo bản xứ tạo dòng cho nạc, heo có sắc lông trắng
tuyền, không có đốm đen nào trên thân, đầu nhỏ, mông đùi to, hai tai xụ bít mắt, chân
nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang thân hình giống như một tam giác. Ở 6 tháng tuổi heo có
thể đạt thể trọng từ 80 đến 90 kg, nọc nái trưởng thành có trọng lượng từ 200 đến 250
kg, heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt 2,5
lứa. Mỗi lứa sinh từ 8 đến 10 con, heo nái có tiếng là tốt sữa sai con, nuôi con giỏi, tỉ
lệ nuôi sống cao.
Vì khả năng cho nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng rất cao, nếu không cung cấp
đủ dưỡng chất heo nhanh chóng giảm sút năng suất cho thịt, tăng trưởng chậm, sinh
sản kém, dễ bị mầm bệnh tấn công.
Heo cỏ: tầm vóc nhỏ, đã có từ lâu đời trên đồng bằng Nam Bộ, nhưng do năng
suất thấp nên số đầu con không còn nhiều. Heo cỏ sắc lông đen có bông trắng, tai nhỏ,
lưng oằn, bụng xệ, lanh lẹ, đầu nhỏ, đuôi nhỏ, có nhiều nếp gấp trên da lưng. Ở 12
tháng tuổi heo cỏ có trọng lượng từ 30 đến 50 kg tùy theo chế độ nuôi dưỡng, khi
trưởng thành nọc nái có thể đạt thể trọng 80- 100 kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ 1 đến 1,2
lứa, mỗi lứa 5-7 con. Heo có sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi, thức ăn không đòi hỏi chất
lượng cao, heo thường được nuôi thả rong, tự tìm nhiều loại thức ăn trong môi trường
sống, vận động nhiều nên thịt săn chắc ngon thơm. Tuy vậy sự phát triển giống khó
khăn vì sự sinh sản kém.
Heo Ba Xuyên: thường thấy ở vùng ven biển của đồng bằng sông Cửu Long
heo Ba Xuyên là kết quả lai của nhiều con giống qua nhiều đời như
- Heo Tàu: từ thời người Hoa di cư sang Nam Bộ
- Heo Craonnais: từ thời Pháp thuộc
- Heo Tamworth: từ thời Pháp thuộc
- Heo Berkshire: từ thời lệ thuộc Mỹ


6


Khi kết hợp các nhóm giống kể trên, kết quả cho ra con Bồ xụ, sắc lông đen có
bông trắng hoặc lang trắng, tầm vóc to hơn heo cỏ, lưng oằn bụng xệ, tai nhỏ xụ, nuôi
đến 10 tháng tuổi có thể đạt thể trong từ 80 đến 90kg, khi trưởng thành, nọc nái có thể
đạt 160 đến 180kg thể trọng. Heo nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,6 lứa trở lên, mỗi lứa
trung bình 10 đến 12 con. Heo nái nuôi con giỏi, tỉ lệ nuôi sống cao, tốt sửa.
Heo Ba Xuyên có sức kháng bệnh cao, dễ nuôi, thức ăn không đòi hỏi cầu kỳ
như heo ngoại nhập, tuy nhiên phẩm chất thịt không cao, nhiều mỡ, khó cạnh tranh.
Heo Thuộc Nhiêu: ở 10 tháng tuổi heo Thuộc Nhiêu có thể đạt trọng lượng 80
đến 100 kg, khi trưởng thành nọc nái có thể đạt trọng lượng 160 đến 180 kg, cá biệt có
những con đạt đến 200 kg. Heo Thuộc Nhiêu có sắc lông trắng, có bông đen nhỏ, mặt
nhăn, nọng lớn, thịt chứa nhiều mỡ nên khó cạnh tranh, heo có sức kháng bệnh cao, dễ
nuôi, da hồng lông trắng nên nông dân thích nuôi, heo nái đẻ tốt: trên 1,6 lứa / năm (
Võ Văn Ninh, 1999).
2.1.6. Bệnh có triệu chứng hô hấp
• Bệnh viêm phổi địa phương
Là bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma thường xảy ra ở thể mãn tính, lưu hành ở
một số địa phương, với đặc điểm gây viêm phế quản, phổi tiến triển chậm. Tỷ lệ mắc
bệnh khá cao, tuy nhiên tỷ lệ chết thường thấp nếu không ghép với các bệnh khác.
Bệnh phát hiện vào năm 1933 ở Đức, sau đó xuất hiện lần lượt ở các quốc gia Châu
Âu, Châu Úc (1964),Châu Á, Châu Phi.
Ở nước ta, bệnh phát hiện vào năm 1959 ở miền Bắc. Hiện nay bệnh thường
gặp ở các trại chăn nuôi cả nước (Trần Thanh Phong, 1996).
¾ Căn bệnh
Thuộc họ: Mycoplasmataceae, giống: Mycoplasma.
Đặc điểm chung: Mycoplasma có hình cầu, hình bầu dục hoặc hình sợi (đa hình
thái do thành rất mong manh), kích thước 200 -500 nm, rất nhạy cảm với các tác nhân
vật lí, hoá học do không có thành peptido -glycan, có hai loại acid nhân là AND và

ARN. Khi nuôi cấy đòi hỏi môi trường giàu dưỡng chất.
Đặc điểm của Mycoplasma hyopneumonia: Mycoplasma có khả năng sản sinh
cytotoxin, thời gian tăng trưởng dài hơn so với các Mycoplasma khác, kích thước

7


khuẩn lạc 200 - 400 µm, nhưng không lồi lên ở giữa, không sử dụng đường và không
gây dung huyết.
Đặc điểm của Mycoplasma hyorhinis : là Mycoplasma có thể nuôi cấy trên
phôi gà 6 -7 ngày tuổi, gây chết phôi 4 -12 ngày sau khi tiêm với bệnh tích viêm ngoại
tâm mạc, khuẩn lạc rất nhỏ, ở giữa lồi. Dễ bị ngăn trở nếu thêm Lactose. Sucrose,
Dextrose, Maltose, Mannitol vào môi trường (Trần Thanh Phong, 1996).
¾ Triệu chứng
Bệnh do Mycoplasma là một bệnh mãn tính có bệnh số cao và tử số thấp. Thời gian ủ
bệnh khoảng 2 tuần.
Heo nhiễm Mycoplasma có triệu chứng chính là ho kinh niên và chậm lớn. Khi
bệnh bắt đầu thì heo ho kéo dài và liên tục vài tuần cho đến cả tháng, mặc dù vài heo
không ho hoặc ho chút ít. Cường độ ho lớn nhất được nhận thấy trên heo vỗ béo. Phổ
biến là ho trong lúc di chuyển trừ khi bệnh tích lan rộng trên phổi, đặc biệt là trường
hợp nhiễm vi khuẩn kế phát và stress xảy ra lúc heo 4 - 6 tháng (trích dẫn bởi Đặng
Thị Thu Hường, 2005).
• Hội chứng rối loạn sinh sản - hô hấp (Porcine Respiratory Reproductive
Syndrome = PRRS)
Là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra sẩy thai, chậm lên giống, hô hấp khó
khăn, giảm sức đề kháng mở đường cho các bệnh khác. Bệnh phát hiện đầu tiên ở Hoa
Kỳ (1987), sau đó đến Canada (1988), Hà Lan (1991), Pháp (1992)… và gần đây ở
Hàn Quốc, Nhật Bản (Trần Thanh Phong, 1996).
¾ Căn bệnh
Nguyên nhân gây bệnh là một virus ARN có vỏ bọc, kích thước 45 - 55 nm

Virus mọc tốt trong tế bào chất của tế bào biểu mô phế nang heo
Virus tồn tại lâu trong nhiệt độ lạnh: ở -700C đến -200C sống hơn một năm, ở
40C sống được hơn một tháng, ở 37oC sống được 48 giờ, ở 560C sống được 60 - 90
phút. Virus đề kháng kém với pH acid và chất sát khuẩn, dễ bị hủy diệt bởi tia UV
(Trần Thanh Phong, 1996).

8


¾ Triệu chứng
Trên heo nái:
Heo kém ăn, sốt không cố định, sẩy thai có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn, có thể
cương mạch hay sung huyết ở tai, mũi, đuôi. Tỷ lệ chết cao trên heo con mới sinh, sự
cho sữa bị ảnh hưởng và heo nái chậm lên giống trở lại.
Trên heo nọc:
Heo lờ đờ, tái xanh ở lỗ tai, chất lượng tinh giảm.
Trên heo con:
Heo con theo mẹ: thuỷ thủng ở mí mắt, viêm màng tiếp hợp mắt, da tái xanh,
tiêu chảy phân lỏng màu đỏ nâu hay xám, khó thở, viêm màng não.
Heo cai sữa và heo nuôi vỗ: gia tăng xáo trộn hô hấp và biến đổi màu da (Trần
Thanh Phong, 1996).
• Bệnh tụ huyết trùng heo (Pasteurellosis)
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Pasteurella multocida, bệnh xảy ra với đặc
điểm là bại huyết, xuất huyết và xáo trộn hô hấp, và thường ghép với bệnh dịch tả heo,
viêm phổi địa phương truyền nhiễm. Ở Việt Nam, do điều kiện khí hậu, đất đai cũng
như lối chăn nuôi thường có sự liên quan nhất định giữa các bệnh tụ huyết trùng trâu
bò, gia cầm, heo… Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa (tháng 4 - 5, tháng 10 - 11),
(Trần Thanh Phong, 1996).
¾ Căn bệnh
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc họ Pasteurellaceae,

giống Pasteurella, thuộc serotype 1 trong bảng phân loại của Roberts, hình thái cầu
trực khuẩn 0,3 - 1,2 µm, có giáp mô, không di động (ở 20 - 370C), bắt màu lưỡng cực.
Pasteurella multocida không gây dung huyết và tạo ra nhiều dạng khuẩn lạc
khác nhau.
ƒ S (Smooth) phát quang độc lực cao.
ƒ M (Muqueuse) nhầy, luôn có giáp mô độc lực luôn thay đổi.
ƒ R (Rough) xù xì, không độc lực
Trên heo thường gặp 2 serotype A và D: Pasteurella multocida thường phối
hợp gây bệnh với nhiều vi sinh vật gây bệnh khác nhất là Mycoplasma hyopneumoniae
trên heo (trích dẫn bởi Trần Quang Lý, 2005).
9


¾ Triệu chứng
Thể quá cấp tính bệnh diễn biến rất nhanh 12 - 24 giờ, vật sốt 410C, nằm yên
một chỗ, bỏ ăn, thở khó, có thể thủy thủng ở hầu.
Thể cấp tính con vật có thể chết sau vài ngày, sốt cao 40,5 - 410 C, chảy nhiều
nước mũi, lúc đầu loãng sau đặc dần, có thể có mủ hoặc đôi khi có máu, hầu sưng, da
có thể thấy xuất huyết hoặc tụ huyết sưng to đỏ sậm ở vùng bụng, ngực, con vật lúc
đầu bón, sau đó có thể tiêu chảy.
Thể mãn tính: bệnh kéo dài từ 3 - 6 tuần. Vật gầy còm, khó thở, ho nhiều có thể
tiêu chảy liên miên, có khi thấy viêm khớp, da bong vảy, đi đứng không vững (trích
dẫn bởi Trần Quang Lý, 2005).
• Bệnh do Streptococcus suis
Là bệnh truyền nhiễm lây lan do một vi khuẩn thuộc giống Streptococcus gây
nên cho người và nhiều loài vật dẫn đến sự bại huyết và thương tổn định vị ở khớp,
màng não, bộ phận niệu dục hay phổi. Bệnh thường xuất hiện lẻ tẻ, tuy nhiên có thể
dưới hình thức dịch địa phương, bệnh số thay đổi từ 10 - 25% ở thời kỳ sơ sinh, có thể
50% ở thời kỳ sau cai sữa, tử số thấp từ 2 - 5% (Trần Thanh Phong, 1996).
¾ Căn bệnh

Vi khuẩn thuộc họ Streptococcaceae, giống Streptococcus
Đây là cầu khuẩn, đường kính 0.5-1 µm, xếp thành chuỗi, Gram dương, hiếu
khí hay yếm khí tuỳ nghi, lên men một số loại đường dinh dưỡng 40C trong 9 tháng.
Nhạy cảm với nhiều thuốc kháng sinh nhưng không nhạy cảm Aminoglycosides (Trần
Thanh Phong, 1996).
¾ Triệu chứng
Trên heo sau khi sinh và thông thường ở tuần lễ đầu: xáo trộn vận động, liệt
nhẹ, khớp nóng và đau.
Trên heo cai sữa: khoảng 10 - 15 ngày sau cai sữa những heo này có biểu hiện
như dấu hiệu thần kinh, run rẩy, trợn mắt, đầu bị nghiêng, có hoặc không có viêm
khớp, cử động bơi chèo, chết.
Trên heo nuôi vỗ béo: có thể viêm loét sùi van tim.
Trên heo nái: chảy nước nhờn âm hộ, có thể sẩy thai, nước tiểu đục, có thể có
máu, mủ (Trần Thanh Phong, 1996).
10


• Bệnh cúm heo
Là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus ARN, bệnh xuất hiện lúc trời
lạnh. Bệnh nặng ở Châu Mỹ, Châu Âu hơn là Châu Á. Ở Việt Nam bệnh cúm xảy ra
trên heo với mức độ nhẹ, tỷ lệ tử vong thấp nếu không ghép với các bệnh truyền nhiễm
khác (Trần Thanh Phong, 1996).
¾ Căn bệnh
Virus gây bệnh thuộc họ Orthomyxoviridae, gây bệnh trên heo gồm hai giống A
và C.
Virus hướng phổi, đường kính 100 - 200 nm, ngưng kết hồng cầu (gà, chuộc
lang, chó, vịt, người). Virus phát triển tốt trên phôi gà, trên môi trường tế bào thận bò,
thai heo.
Không bền với các tác nhân lý hoá (bị tiêu diệt ở 560C trong vòng 30 phút), pH
tối ưu là 7 – 7,7 (Trần Thanh Phong, 1996).

¾ Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 2 - 7 ngày
Lúc đầu heo đi khập khiễng về sau nằm lỳ một chỗ, sốt 40.5 – 41.50C trong 3 4 ngày, lười bú, kém ăn, lông dựng đứng, da tái nhạt. Viêm kết mạc mắt, chảy nhiều
nước mắt
Viêm cata đường hô hấp: hắt hơi, chảy nhiều nước mũi có thể có mủ (nếu kế
phát với các bệnh khác), ho từng tiếng hay từng hồi. Trường hợp viêm cuống phổiphổi thì heo thở nhanh, khó thở (Trần Thanh Phong, 1996).
• Bệnh dịch tả heo
Đây là bệnh truyền nhiễm do virus lây lan rất mạnh, bệnh số và tử số cao trên
đàn heo nhạy cảm, heo con nhạy cảm hơn heo lớn. Theo báo cáo của thú y (1986 ở các
tỉnh Nam Bộ, bệnh dịch tả thường ghép với bệnh thương hàn (ở An Giang, Long An,
1984; Tiền Giang, Hậu Giang, 1985), dịch tả ghép với tụ huyết trùng (Đồng Nai,
Tp.HCM, 1985) (Trần Thanh Phong, 1996).
¾ Căn bệnh
Virus này thuộc họ Flaviridae, giống Pestivirus
Không nhân lên trong động vật không xương sống, có phản ứng chéo giữa các
virus trong giống.
11


Kích thước 40 nm, đối xứng hai mặt có vỏ bọc
Chủng độc lực cao thường ổn định với nhiệt độ, bị vô hoạt ở 600C trong 10 phút
hoặc 560C trong 1 giờ, ổn định ở pH 5 - 10.
Nuôi cấy trên môi trường tế bào nguyên thuỷ từ thận heo (Trần Thanh Phong,
1996).
¾ Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 5 - 10 ngày
- Thể quá cấp
Có thể thấy chết một vài heo con (5 - 30 kg) và những con khác có triệu chứng
cấp tính.
Heo sốt cao (41 - 420C), phần da mỏng ửng đỏ, chết nhanh trong vòng 1 - 2

ngày.
- Thể cấp tính
Heo có biểu hiện ủ rũ, kém ăn, táo bón, thở mạnh, khát nước, trên da xuất hiện
những vết xuất huyết.
Rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, phân màu vàng, nâu hoặc đỏ.
Giai đoạn cuối heo bị xáo trộn thần kinh: đi vòng, co giật, suy nhược.
Nếu tái phát:
Salmonella choleraesuis: heo bị sốt, tiêu chảy dữ dội, phân rất hôi thối.
Pasteurella multocida: heo bị xáo trộn hô hấp, sưng hầu.
- Thể mãn
Heo có thể chết sau 30 - 95 ngày bắt đầu bệnh
Heo gầy ốm, lúc bón, lúc tiêu chảy, thở khó, trên da có những vết đỏ và hoại tử
ở lỗ tai.
- Thể không điển hình
Sốt rất biến đổi, ăn không ngon, chậm tăng trưởng, lúc táo bón, lúc tiêu chảy.
Gây xáo trộn sinh sản: sẩy thai, khô thai, heo con chết lúc sinh hay đẻ ra những
heo con bị dị tật hay rung bẩm sinh (Trần Thanh Phong, 1996).

12


2.1.7. Một số bệnh tiêu chảy trên heo
• Bệnh do E.coli
Vi trùng Escherichia coli thuộc họ Enterobacteriaceae là trực khuẩn gram âm,
sinh độc tố hướng đường ruột gây ra. Bệnh thường xảy ra trên heo con ở ba thời kỳ
khác nhau: heo con sơ sinh 0 - 4 ngày tuổi, heo con 4 ngày - 4 tuần tuổi, heo con sau
cai sữa. Heo con bị bệnh có biểu hiện triệu chứng tiêu chảy phân có màu trắng, trắng
xám, vàng kem có mùi hôi thối, heo con mất nước, gầy còm, suy yếu và chết nếu điều
trị không tốt. Bệnh tích đại thể có thể thấy được là heo con bị mất nước nặng. Trong dạ
dày chứa thức ăn chưa tiêu hoá, dạ dày và ruột đều giãn nở, trên thành ruột có hiện

tượng xuất huyết.
• Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (Transmissible Gastroenteritis TGE)
Do Coronavirus (ARN virus) thuộc họ Coronaviridae gây nên. Heo mọi lứa
tuổi đều mắc bệnh nhưng cảm thụ mạnh nhất, tử vong cao nhất là heo con theo mẹ.
Bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa, heo con nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng
tiêu chảy cùng lúc với ói mửa, phân rất lỏng, tanh, vàng, có sữa không tiêu, heo con
mất nước và giảm cân nhanh.
• Bệnh dịch tiêu chảy ở heo (Porcine Epidemic Diarrhoe - PDE)
Do Coronavirus (ARN virus) thuộc họ Coronaviridae gây nên. Heo mọi lứa
tuổi đều mắc bệnh, đường lây chủ yếu qua phân. Sau thời gian ủ bệnh 1 - 2 ngày, heo
con có triệu chứng tiêu chảy rất lỏng, có thể ói mửa và ăn không ngon.
• Bệnh tiêu chảy do Rotavirus
Nguyên nhân do Rotavirus (ARN virus 2 sợi) gây nên. Heo mọi lứa tuổi đều có
thể mắc bệnh, song bệnh thường thấy ở heo con theo mẹ hoặc sau cai sữa (đỉnh cao lúc
3 tuần tuổi) hay còn gọi là hội chứng tiêu chảy sữa, tiêu chảy trắng hoặc tiêu chảy tuần
3. Sự cảm nhiễm có thể do tiếp xúc với môi trường vấy nhiễm. Heo có biểu hiện: suy
nhược, kém ăn, kém vận động, có thể ói mửa, sau đó vài giờ tiêu chảy dữ dội phân
vàng với những cụm bông nổi hay màu xám đậm.

13


• Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis)
Là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella gây ra, trong đó có hai serotype
Salmonella cholerae suis và Salmonella typhimurium thường gây bệnh trên heo con.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa. Heo mọi lứa tuổi đều có
thể mắc bệnh, nhưng thường gặp ở heo cai sữa với biểu hiện ở thể tiêu hóa: heo sốt
cao, uể oải, chậm chạp, tiêu chảy phân lỏng có màu vàng hoặc hơi trắng hôi thối, có
khi dính máu, màng nhầy và fibrin; da đỏ ở phần da mỏng: tai, họng, mặt trong mũi.
• Bệnh hồng lỵ

Bệnh do xoắn khuẩn Serpulina (Treponema) hyodysenteriae gram âm, yếm khí
gây ra. Bệnh gây thiệt hại kinh tế khá lớn trên những heo con cai sữa, phần lớn là cuối
thời kỳ nuôi vỗ béo. Bệnh có tính chất địa phương, bài thải vi khuẩn trong phân. Triệu
chứng thấy trên heo bệnh là có máu tươi, chất nhầy và những mảnh hoại tử xuất hiện
trong phân tiêu chảy, phân có màu vàng khi mới xuất hiện về sau biến sang nâu đỏ với
nhiều chất nhầy hơn. Thú sút cân rất nhiều, còi cọc và chết.
2.1.8. Một số bệnh viêm khớp trên heo
Nguyên nhân gây viêm khớp trên heo con
- Do những chấn thuơng ở cẳng chân: do cơ học (chuồng trơn trợt hoặc quá
nhám...), thoái hoá xương hay những bất thường về khớp.
- Do sự mất cân bằng về dinh dưỡng hoặc thiếu chất (tỷ lệ Ca/P không thích
hợp, thiếu vitamin D, vitamin C), mật độ heo, nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi và do
chuồng trại vệ sinh kém.
- Do vi khuẩn: các vi khuẩn gây hại viêm khớp như: Streptococcus,
Staphylococcus, Haemophilus parasuis… xâm nhập vào cơ thể bằng đường rốn hoặc
vết thương ở da, chân… sau đó phát triển và gây bệnh.
• Viêm khớp do Streptococcus suis
Streptococcus gây viêm khớp trên heo mọi lứa tuổi, nhưng bệnh thường trên
heo con. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng đường rốn, vết thương ở chân và nền
chuồng nhám gây trầy sướt.
Triệu chứng: trên heo con 1 tuần tuổi sốt và viêm khớp có mủ, rối loạn vận
động. Trên heo cai sữa, triệu chứng thường xuất hiện sau 10 - 15 ngày với các dấu
hiệu thần kinh như: run rẩy, trợt mắt… có hoặc không có viêm khớp.
14


• Viêm khớp do (Erysipelas) đóng dấu
Viên khớp do Erysipelas là một bệnh do vi trùng, gây bệnh cho heo mọi lứa
tuổi có thể ở dạng cấp, cận cấp và mãn tính ở thể cấp, bệnh thường xâm nhập các hệ
của cơ thể. Heo bệnh ủ rủ, thân nhiệt khoảng 40 - 410C, kém ăn, què và khó di chuyển.

Heo viêm khớp thường nằm và khó có thể đứng dậy, có thể đổi từ một chân sang chân
khác để đỡ đau. Trong trường hợp này, khớp dày lên, màng hoạt dịch mất màu và mô
liên kết tăng sinh đáng kể, có thể lan sang các dây chằng và gân gần khớp. Phần sụn
phủ đầu xương chung quanh bờ viền của khớp có thể ăn mòn và hoại tử nên khớp có
thể co gập lại được (theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997).
• Viêm khớp do Mycoplasma
Thường thấy có 2 loại Mycoplasma gây viêm khớp trên heo: Mycoplasma
hyosynoviae gây viêm khớp ở heo con trên 12 tuần tuổi. Mycoplasma hyorhinis gây
viêm màng tương và viên khớp mãn tính ở heo 3 - 10 tuần tuổi, đôi khi thấy trên heo
trưởng thành.
- Viêm khớp do Mycoplasma hyosynoviae
Thường xảy ra trên mọi giống heo, nhưng thường xuyên và nặng hơn trên các
dòng heo nhiều nạc và yếu chân.
Dấu hiệu lâm sàng: trong đàn heo xuất hiện bất ngờ số heo què một hoặc hai
chân, bệnh thường kéo dài 3 - 10 ngày. Đau chân sau cũng làm thú đi khập khiễng,
thường xuyên cong chân khi bị đau, dồn trọng lượng cơ thể lên chân khác và luôn thay
đổi thế đứng dậy, khớp sưng to kèm theo thân nhiệt hơi tăng, khớp bị viêm cấp sẽ căng
phồng nóng đỏ.
- Viêm khớp do Mycoplasma hyorhinis
Do stress, vệ sinh kém, chăm sóc không tốt là yếu tố góp phần gây bệnh.
Khớp bị sưng do kèm theo thân thiệt hơi tăng. Khớp bị viêm cấp sẽ căng phồng
và nóng, đỏ, đau. Heo đứng dậy một cách khó khăn hoặc không thể đứng dậy, các
màng bọc khớp dầy lên và có màu đỏ tươi, các mô chung quanh khớp sưng phồng và
dây gân bao bọc cũng bị viêm, sụn khớp bình thường.

15


2.1.9. Một số bệnh khác
• Viêm tử cung

Theo trích dẫn của Nguyễn Văn Thành (2004), Viêm Tử cung thường xuất hiện
trên thú sau khi sinh hoặc ở thú sau khi phối, có nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung:
do cấu tạo cơ thể học bất thường, do dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe,
chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, nái đẻ khó, sót nhau, do xây xát
đường sinh dục trong quá trình can thiệp lúc sinh hay do kỹ thuật gieo tinh nhân tạo
hoặc quá trinh thụt rửa tử cung sau khi sanh. Sự tổn thương đường sinh dục lúc sinh đẻ
tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Mầm bệnh có mặt trong chuồng
nuôi có thể xâm nhập vào ruột, qua lớp niêm mạc đi vào máu. Nguyên nhân chính của
cách xâm nhập này là do hoạt động nhu động ruột kém, nhất là khi táo bón và sự giảm
sút sức đề kháng của cơ thể, bệnh nhiễm trùng mãn tính của thận, bàng quang và
đường niệu, vi khuẩn hiện diện trong phân và nước tiểu có thể xâm nhiễm từ ngoài vào
đường sinh dục. Trong thời gian nái mang thai, ít vận động, vệ sinh kém, sự thay đổi
đột ngột các điều kiện môi trường do thời tiết quá nóng hay quá lạnh trong thời gian
sinh sản cũng là nguyên nhân gây viêm tử cung.
• Viêm vú:
Theo nguyễn Như Pho (1996) dạng viêm thường gặp nhất là viêm có mủ. Hai
loại vi trùng gây bệnh chính là Staphylococcus aureus và Streptococcus agalactiae,
các nguyên nhân khác như: số con quá ít, không bú hết lượng sữa sản xuất, kế phát
bệnh viêm tử cung dạng mủ hoặc do kỹ thuật cạn sữa không hợp lý trong trường hợp
cai sữa sớm.
Với các nguyên nhân chấn thương cơ học hoặc heo con bú không hết sữa,
bệnh viêm vú chỉ xuất hiện trên một vài bầu vú. Trường hợp kế phát viêm tử cung
hoặc cạn sữa không hợp lý, nhiều bầu vú hoặc có khi toàn bộ vú viêm. Triệu chứng
biểu hiện rỏ tại bầu vú viêm với đặc điểm: bầu vú căn cứng, nóng, đỏ có nhiều biểu
hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn
máu, sau 1- 2 ngày thấy có mủ, tuỳ số lượng vú viêm nái có biểu hiện khác nhau.
Trong trường hợp chỉ vài bầu vú viêm, nái sốt nhẹ, ăn ít, lượng sữa giảm, nái ít cho
con bú, nếu nhiều bầu vú hoặc toàn bộ vú viêm nái sốt cao, bỏ ăn ( trích dẫn Nguyễn

16



×