Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN BA BA (TRIONYX SINENSIS) Ở CÁC HỘ CHĂN NUÔI THUỘC TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.16 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MÔ HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN
BA BA (TRIONYX SINENSIS) Ở CÁC HỘ CHĂN NUÔI THUỘC
TỈNH AN GIANG

Ngành: Thú y
Khóa: 2004-2009
Lớp: Dược thú y
Sinh viên thực hiện: Dương Tiểu Mai

Thành phố Hồ Chí Minh
09/2009




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MÔ HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN
BA BA (TRIONYX SINENSIS) Ở CÁC HỘ CHĂN NUÔI THUỘC
TỈNH AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

TS. Lê Hữu Khương

Dương Tiểu Mai

Thành phố Hồ Chí Minh
09/2009




XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Dương Tiểu Mai
Tên luận văn: “Mô hình chăn nuôi và các bệnh thường gặp trên ba ba (Trionyx
sinensis) ở một số hộ chăn nuôi thuộc tỉnh An Giang”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày …………………….

Giáo viên hướng dẫn

TS. Lê Hữu Khương




LỜI CẢM TẠ

Chân thành cảm tạ thầy Lê Hữu Khương đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực tập. Chân thành cảm ơn chú Lê Văn Tí, cùng toàn thể cán bộ trung tâm khuyến

ngư tỉnh An Giang đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm, cùng quí thầy cô khoa
Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập.
Cảm ơn bạn bè thân yêu đã cùng tôi chia sẽ buồn vui trong thời gian học và hết
lòng giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.

Dương Tiểu Mai




TÓM TẮT

Khóa luận tìm hiểu về mô hình chăn nuôi và các bệnh thường gặp trên ba ba, trên
cơ sở khảo sát 22 hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang. Tổng đàn ba ba trong toàn tỉnh
là 117.860 con bao gồm ba ba con, ba ba thương phẩm và ba ba bố mẹ. Trung bình mỗi
hộ nuôi khoảng 5000 con. Trong đó ba ba thương phẩm (3 tháng - 1 năm tuổi) chiếm tỉ lệ
cao nhất 49,32%. Ba ba con được mua từ ngoài tỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất 77,27%. Nguồn
thức ăn cho ba ba chủ yếu là cá, cua, ốc và thức ăn viên, 100% hộ nuôi có phương thức
chế biến thức ăn và cho ăn giống nhau. Nguồn nước được sử dụng chủ yếu là nước sông
(95,45%) và chưa qua xử lý (81,81%). Cấu trúc chuồng nuôi ba ba chủ yếu là xây bể xi
măng chiếm tỉ lệ 63,63%. Mật độ nuôi trung bình khoảng 3-4 con/m2. Thuốc sát trùng
được sử dụng đa số là vôi và muối, ngoài ra còn có: xanh- methylen, thuốc tím, formol,
trên ba ba con iodine được sử dụng nhiều nhất do tính an toàn cao.
Ghi nhận có 8 bệnh thường gặp trên ba ba, đó là: đốm trắng, nấm lông (nấm thủy
mi), lở loét, sưng phổi kèm hỏng mắt, sưng cổ, đỏ mình, bệnh về gan, thiếu dinh dưỡng.
Bệnh trên ba ba con dưới 4 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ chết của ba ba con trong
giai đoạn này cũng khá cao: bệnh đốm trắng 13,41%, sưng phổi kèm hỏng mắt 10,25%.
Phát hiện một loại giun ký sinh trong ruột non của ba ba với lệ nhiễm khá cao
32%, nhưng hiện tại chưa định danh được. Phân lập được vi khuẩn Aeromonas sp. trong

mẫu bệnh phẩm ba ba con bị mù mắt. Trong mẫu bệnh phẩm nấm lông (nấm thủy mi)
bước đầu phát hiện có sự hiện diện của nấm Achlya sp., Aspergillus sp. và Mucor sp.




MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ………………………………………………………………………………..iii
Tóm tắt luận văn …………………………………………………………………………iv
Mục lục……………………………………………………………………………………v
Danh mục các bảng …………………………………………………...…………………vii
Danh mục các hình ………………………………………...……………………………viii
Danh mục phụ lục …………………………………….………………………..…………ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU………….………………………………………………………..1
1.1. Đặt vấn đề……………………………..……………………………………1
1.2. Mục đích..……………….…………………………………………………….2
1.3. Yêu cầu…….…………………………………………………………………2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN……………….……………………………………………..3
2.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh An Giang………………...………………………3
2.2. Quá trình hình thành nghề nuôi ba ba ở Việt Nam............................................4
2.3. Tình hình nuôi ba ba ở An Giang……..…………………………………..…..5
2.4. Phân loại ba ba ……………...……………………………………………….6
2.5. Một số loài ba ba nuôi ở Việt Nam… ……..…………………………………7
2.6. Đặc điểm sinh học của ba ba…………………………………………………9
2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của ba ba………………………………11
2.8. Một số biểu hiện bệnh trên ba ba……… ……………………………………13
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH……………..………..19
3.1. Thời gian và địa điểm………………….…………………………………19
3.2. Đối tượng khảo sát…………………………..……………………………19

3.3. Nội dung………………………...…………………………………………19
3.4. Phương pháp tiến hành…………………………….……………...…………20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...……………………...…………………23



4.1. Tình hình chăn nuôi ………………….……………………….……..……….23
4.1.1. Qui mô đàn ba ba ở các hộ chăn nuôi ……….…………………23
4.1.2. Kinh nghiệm nuôi ba ba ………………………..………………….24
4.1.3. Cơ cấu đàn ba ba………………………………………………….25
4.1.4. Mật độ nuôi ………………………………………………………26
4.1.5. Nguồn nước sử dụng cho ba ba ở các hộ nuôi……………………26
4.1.6. Cấu trúc chuồng trại sử dụng trong nuôi ba ba………………….27
4.1.7. Nguồn gốc đàn ba ba ở các hộ chăn nuôi ………………………29
4.1.8. Thức ăn sử dụng cho ba ba …………………………………………30
4.1.9. Tình hình vệ sinh và sát trùng chuồng trại ở các hộ nuôi ba ba……31
4.1.10. Qui trình phòng bệnh ở các hộ chăn nuôi …………………………33
4.2. Tình hình dịch bệnh………………………….….………………………….33
4.2.1. Tỉ lệ nhiễm và tỉ lệ chết ở các bệnh thường gặp trên ba ba……..33
4.2.2. Tỉ lệ chết của ba ba theo nhóm tuổi…………………………………36
4.2.3. Kết quả mổ khám……………………………………...………….37
4.2.4. Kết quả khảo sát ký sinh trùng ……………………. …………38
4.2.5. Kết quả phân lập vi khuẩn và nấm…………………………………39
4.2.6. Phương pháp phòng và trị một số bệnh trên ba ba…………………40
Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ……………………………………………42

5.1. Kết luận………………………………………………………………………42
5.2. Đề nghị …………………………………………………………………….43

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………..44




DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1 Qui mô đàn ba ba ở các hộ chăn nuôi ………………………………………..23
Bảng 4.2 Kinh nghiệm nuôi ba ba ………………………………………………………24
Bảng 4.3 Cơ cấu đàn ba ba …………………………………………………………….25
Bảng 4.4 Mật độ ba ba ………………………………………………………………26
Bảng 4.5 Nguồn nước được sử dụng tại các hộ chăn nuôi………………………………27
Bảng 4.6 Cấu trúc chuồng trại ………………………………………………………….29
Bảng 4.7 Nguồn gốc đàn ba ba ở các hộ chăn nuôi ……………………………………30
Bảng 4.8 Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi ba ba ………………………………………31
Bảng 4.9 Tình hình vệ sinh và sát trùng chuồng trại ở các hộ nuôi ba ba ………….32
Bảng 4.10 Tỉ lệ nhiễm và tỉ lệ chết ở các bệnh thường gặp trên ba ba…………..35
Bảng 4.11 Tỉ lệ chết của ba ba theo nhóm tuổi …………………………………. 36
Bảng 4.12 Kết quả mổ khám 25 ba ba chết…………………………………………. 37
Bảng 4.13 Kích thước ký sinh trùng thu thập được ………………………………..39
Bảng 4.13 Phương pháp phòng và điều trị một số bệnh ………………………………41




DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1 Hình dạng ba ba trơn………………………………………………………….7

Hình 2.2 Hình dạng ba ba Nam Bộ…………………………………………………….8
Hình 2.3 Hình dạng ba ba gai …………………………………………………………9
Hình 2.4 Ba ba bệnh đốm trắng…………………………………………………………14
Hình 2.5 Hình dạng Opisthorchis wuhanensis …………………………………………16
Hình 2.6 Hình dạng Trionychotrema taenioidea ……………………………………….17
Hình 4.1 Cấu trúc chuồng nuôi ba ba…………………………………………………28
Hình 4.2 Thức ăn cho ba ba lớn (A), nhỏ (B) …………………………………………31
Hình 4.3 Ba ba bị nấm lông (A), đốm trắng (B), thiếu dinh dưỡng (C) ………………. 34
Hình 4.4 Hình dạng giun ký sinh trong ruột non của ba ba ……………………………..38
Hình 4.5 Nuôi cấy nấm lông (nấm thủy mi) …………………………………………40




DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang
Phiếu điều tra………………………………………………………………………………x

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 

10 


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trước đây, những thành công của nghề nuôi tôm, cá đã mang lại nguồn lợi lớn cho người chăn nuôi
khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhưng từ vài năm trở lại đây thị trường tiêu thụ cũng như sản xuất
mặt hàng thủy sản này đang trở nên bão hòa. Do đó, để giữ vững và phát triển nền kinh tế nhiều người dân
đã chuyển hướng đầu tư sang nuôi các loài động vật mới. Bên cạnh cá sấu, heo rừng và các loài động vật
hoang dã được thuần hóa và nuôi dưỡng theo hướng công nghiệp thì ba ba cũng được nhiều người chăn
nuôi lựa chọn. Ba ba không chỉ hấp dẫn người chăn nuôi vì hiệu quả kinh tế cao, mà còn thu

hút người tiêu dùng bởi thịt ngon và là nguyên liệu có thể chế biến nhiều loại thuốc quí.
An Giang được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông Tiền và sông Hậu, nguồn nước
ngọt dồi dào, nguồn cung cấp thức ăn tươi sống cho ba ba như: cá, tôm, cua, ốc; là môi
trường thích hợp cho sự phát triển của ba ba. Được nhiều người chăn nuôi hưởng ứng nên
tổng đàn ba ba gia tăng nhanh chóng, từ đó các loại bệnh trên ba ba cũng xuất hiện ngày
càng nhiều.
Trong môi trường tự nhiên ba ba có sức đề kháng khá cao, nhưng trong điều kiện
nuôi nhốt, chăn thả bán tự nhiên, chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, người nuôi thiếu kinh
nghiệm nên ba ba rất dễ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, ba ba tính rất nhút nhát nên việc theo
dõi, quan sát phát hiện những dấu hiệu bất thường khó hơn so với các động vật khác. Mặt
khác, các tài liệu khoa học kĩ thuật và các nghiên cứu về loài động vật này còn nhiều hạn
chế khiến cho người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, những người chăn nuôi không có

kinh nghiệm dễ bị thất bại.
Hiện nay, nghề nuôi ba ba ở An Giang đang phát triển mạnh nhưng các ghi nhận về
mô hình chăn nuôi và tình hình bệnh ở ba ba chưa nhiều. Vì vậy, việc điều tra đánh giá
tình hình nuôi ba ba ở tỉnh An Giang là rất cần thiết.

11 


Xuất phát từ tình hình trên, được sự đồng ý của Bộ môn Bệnh Lý Ký Sinh - khoa
Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng
dẫn của TS. Lê Hữu Khương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Mô hình chăn nuôi và các bệnh thường gặp trên ba ba (Trionyx sinensis) ở
một số hộ chăn nuôi thuộc tỉnh An Giang ”.
1.2. Mục đích
Tổng kết tình hình chăn nuôi, tình hình dịch bệnh, một số biện pháp phòng và chữa
bệnh ghi nhận tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang. Giúp cho người nuôi cải
thiện môi trường chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
1.3. Yêu cầu
- Ghi nhận các mô hình chăn nuôi
- Ghi nhận tỉ lệ nhiễm và tỉ lệ chết các bệnh thường gặp trên ba ba.
- Xác định một số nguyên nhân gây bệnh.
- Ghi nhận các biện pháp phòng và chữa bệnh ở các hộ chăn nuôi.

12 


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh An Giang

An Giang là một tỉnh phía Tây Nam của Tổ quốc, trong vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu, thuộc hệ thống
sông Mê Kông. Diện tích tự nhiên 3406 km2. Dân số 2210,4 người. Phía Đông giáp Đồng
Tháp, phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Kiên Giang, phía Tây
và Tây Bắc giáp nước Campuchia. Ngoài ra, An Giang còn có kênh Vĩnh Tế chạy dọc từ
Châu Đốc đến Hà Tiên.
An Giang nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, các yếu tố biến động theo hai mùa
nắng mưa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình 27oC, cao nhất 35-36oC vào tháng 4 - tháng 5, thấp
nhất từ 20-21oC vào tháng 12 - tháng 1 năm sau. Lượng mưa trung bình 1400 - 1500mm,
có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11, mùa khô từ tháng 13 - tháng 4 năm sau.
Độ ẩm trung bình 80-85% và có sự dao động theo chế độ mưa theo mùa. Khí hậu cơ bản
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Thiên nhiên ưu đãi cho An Giang hai con sông Tiền và sông Hậu, nguồn nước mặt
và nước ngầm rất dồi dào thuận lợi cho phát triển chăn nuôi, thủy sản và nông nghiệp.
Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của
tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm 13.800 m3/s. Bên cạnh đó có 280 tuyến
sông, rạch và kênh lớn - nhỏ, mật độ 0,72 km/km2. Nguồn nước đảm bảo cho sinh hoạt và
sử dụng cho nông nghiệp.

13 


2.2. Quá trình hình thành nghề nuôi ba ba ở Việt Nam
Theo Phương Thanh (2006), ba ba sống phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới,
nóng ẩm, lượng mưa hàng năm lớn. Ở nước ta ba ba sống được ở cả 2 miền Nam và Bắc.
Ở Nam bộ, ba ba tỏ ra thích ứng với vùng đất có nguồn nước ngọt như sông Tiền và sông
Hậu. Những tỉnh có điều kiện nuôi ba ba thương phẩm là Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long,
Đồng Tháp, Hậu Giang và Bến Tre.
Theo Trần Văn Vỹ (2007), từ năm 1991 nhu cầu xuất khẩu ba ba rất lớn, lợi nhuận
từ ba ba đem lại khá cao, một số hộ nông dân ở các tỉnh Hà Tây, Hải Hưng, Hà Bắc đã

đứng ra thu gom ba ba tự nhiên để xuất bán cho thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Đài
Loan, Hàn Quốc. Càng về sau lượng ba ba tự nhiên càng khan hiếm, một số gia đình đã
mua ba ba nhỏ về nuôi lớn để xuất bán. Nghề nuôi ba ba được hình thành từ đó.
Đến năm 1992, tỉnh Hải Hưng với hơn 200 hộ gia đình nuôi có kết quả và cho hiệu
quả kinh tế cao, một số gia đình ở các tỉnh Hà Bắc, Hải Phòng, Hà Tây, Yên Bái học tập
kinh nghiệm và làm theo.
Năm 1993, Tổ Chức Khuyến Ngư Trung ương (Vụ Nghề Cá) Bộ thuỷ sản đã tổng
kết chung và tổng kết kinh nghiệm một số hộ gia đình nuôi khá ở một số tỉnh, tổ chức hội
nghị toàn quốc khuyến khích phát triển, sản xuất ba ba giống, nuôi ba ba thương phẩm
trong các gia đình. Sau 5 năm khuyến khích hướng dẫn, nhân dân đã phát triển lên trên
6.000 hộ. Trước đây chỉ phát triển ở một số tỉnh miền Bắc, nay đã phát triển ra 3 miền
Bắc, Trung, Nam. Tỉnh Bình Định đã có một mô hình phát triển nghề nuôi ba ba thành
công vào thời điểm này. Đặc biệt, các tỉnh miền Nam người dân chưa có tập quán nuôi ba
ba, sau khi đi tham quan các tỉnh miền Bắc và được khuyến ngư phổ biến, người dân các
tỉnh đã tiếp thu rất nhanh và đầu tư lớn để phát triển. Nghề nuôi ba ba bắt đầu hình thành
và phát triển ở các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, thành
phố Hồ Chí Minh .
Ngày 20/01/1994, nước ta gia nhập Tổ chức CITES (Công ước quốc tế về buôn bán
các động thực vật hoang dã có nguy cơ cấp) và ký Công ước quốc tế về cấm buôn bán các
loài động vật hoang dã, cùng với việc đầu ra không ổn định trong những năm gần đấy đã
làm cho ba ba giảm giá, nghề nuôi ba ba cũng vì thế mà chậm phát triển hơn trước.
14 


Từ sau Nghị Định số 11/2002/NĐ-CP và Nghị Định số 48/2002/NĐ-CP của Chính
phủ được ban hành về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài
động - thực vật hoang dã thì loài ba ba nuôi được xem là động vật hoang dã thông thường,
không nằm trong danh mục cấm xuất khẩu. Giờ đây việc xuất khẩu ba ba đã dễ dàng nếu
có giấy phép chăn nuôi. Cùng với những nghiên cứu mới cho thấy giá trị dinh dưỡng từ
thịt ba ba đem lại, giá ba ba nói chung đã tăng lên, từ đó phong trào nuôi ba ba cũng phát

triển trở lại.
2.3. Tình hình nuôi ba ba ở An Giang
Từ năm 2001, phong trào nuôi ba ba phát triển mạnh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long. Nhờ sự lai tạo thành công giống ba ba sông Hồng miền Bắc và giống ba ba hoa Đài
Loan, con giống F1 này tỏ ra thích ứng với điều kiện khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long, tốc độ tăng trưởng nhanh, sinh sản nhiều, không ngủ đông và chất lượng thịt
tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, việc tiêu thụ ba ba hiện nay không chỉ ở thị
trường nội địa mà còn cung cấp cho thị trường xuất khẩu, đưa giá trị của ba ba ngày càng
tăng cao, dần dần thay thế một phần nào vị trí của tôm, cá ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long.
An Giang có nguồn nước ngọt dồi dào thuận lợi cho sự phát triển của ba ba. Tỉnh đã
có nhiều dự án khuyến khích người dân tham gia vào quá trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi
cây trồng mới. Trong đó, ba ba là lựa chọn hàng đầu của người nông dân do đây là mô
hình chăn nuôi thích hợp với qui mô kinh tế hộ gia đình, ít tốn diện tích, tranh thủ thời
gian nhàn rỗi, chi phí đầu tư thấp.
Hiện nay, nhiều liên doanh trang trại không chỉ cung con giống mà còn bao tiêu đầu
ra sản phẩm, thúc đẩy mô hình chăn nuôi ba ba ngày càng phát triển trong và ngoài tỉnh.
Hàng chục hộ đã có qui mô từ vài trăm con cho đến vài chục ngàn con. Điển hình là trang
trại của ông Phạm Quí Ngành ở xã Châu Lăng, huyện Tịnh Biên với qui mô trên 50.000
con, trong đó khoảng 4.000 ba ba bố mẹ, 16.000 ba ba thương phẩm và hơn 30.000 ba ba
con. Hàng năm, trang trại của ông cung cấp cho thị trường khoảng 120.000 con ba ba con.

15 


Do ba ba được xem là động vật hoang dã thông thường không nằm trong danh mục
cấm xuất khẩu cho nên việc quản lý còn lỏng lẽo, nhiều cơ quan quản lý và một số cơ sở
nhỏ lẻ không khai báo. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin và định hướng chiến lược phát triển
nghề nuôi ba ba là cần thiết, để có thể tăng năng suất chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao,
gắn với thị trường xuất khẩu tạo bước đột phá mới trong chăn nuôi mở lối cho thế mạnh

bất ngờ từ ba ba, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội, góp phần vào chiến lược xóa đói
giảm nghèo, chuyển đổi cây trồng vật nuôi trong việc phát triển nông thôn An Giang.
2.4. Phân loại ba ba
Bộ rùa có tổng số 430 loài, thuộc 12 họ, trong đó có 1 họ rùa mai mềm (họ ba ba)
sống ở nước ngọt với 22 loài và loài phụ (Meylan P.A, 1987). Ba ba thuộc động vật bậc
cao có xương sống.
Giới động vật: Animalia
Ngành dây sống: Chordata
Lớp bò sát: Reptilia
Bộ rùa: Testudines
Bộ phụ ba ba: Trionychoidea
Họ ba ba: Trionychidae (họ rùa mai mềm)
Họ phụ: Cyclanorbinae, gồm các giống
Giống: Cyclanorbis, Cycladerma, Lissemys
Họ phụ: Trionychinae, gồm các giống
Giống: Amyda, Apalone, Aspideretes, Chitra, Dogania,
Nilssonia, Palea, Pelochelys, Rafetus, Trionyx (Pelodiscus): giống ba ba.
Có nhiều cách khác nhau để nhận dạng và định danh giữa các loài ba ba (rùa mai
mềm sống ở nước ngọt). Người ta có thể dựa vào cấu trúc xương như: xương đầu, xương
sọ; đếm số tấm sống lưng; kích thước, trọng lượng; màu sắc và hoa văn trên mai, màu da
và hoa vân trên bụng; các nốt sần trên lưng, trên viền cổ và trên cổ của ba ba để phân biệt
chúng.

16 


Theo khuyến ngư Kiên Giang (2006), cách phân biệt đơn giản nhất là dựa vào màu
da bụng và hoa vân trên bụng:
-


Da bụng ba ba hoa lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2 kg trở
lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to
và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các chấm đen này loang to nhưng
nhạt dần khi ba ba lớn đần, khi đạt cỡ trên 2 kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ.

-

Da bụng ba ba gai màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ, làm da
bụng có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn.

-

Ba ba suối da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen.

-

Ba ba Nam bộ da bụng màu trắng, không có chấm đen.

2.5. Một số loài ba ba nuôi ở Việt Nam
2.5.1. Ba ba trơn: Pelodiscus sinensis hay Trionyx sinensis (Wegmann, 1835)
Tên phổ thông : ba ba trơn, ba ba sông Hồng, ba ba hoa, rùa mai mềm Trung Quốc.
Tên tiếng Anh: Chinese softshell turtle.
Phân bố: Quảng Ninh, Hà Bắc, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Tây, Hà
Nội, Nam Hà, Hà Tĩnh. Sống phổ biến ở các thủy vực nước ngọt và đang nuôi ở các địa
phương miền Bắc.

 

Hình 2.1 Hình dạng ba ba trơn (Peter Paul Van Dijk, 2001)
Mô tả: Có thể không có hoặc có một u nhỏ tròn ở giữa gần phía riềm mai trước.

Yếm có các mảng đối xứng rõ rệt. Lớp da giữa cổ và chân trước không có các nốt sần. Cá
thể non có sọc trắng với viềm đậm dọc theo phía dưới cổ, yếm có màu cam nhạt với

17 


những chấm màu đen. Kích thước mai có thể tới 25 cm thỉnh thoảng có cá thể kích thước
lớn hơn (Hendrie D.B và ctv, 2001).
2.5.2. Ba ba Nam Bộ: Amyda cartilaginea hay Trionyx cartilaginea (Boddaert, 1770).
Tên phổ thông: ba ba Nam Bộ, rùa đinh, cua đinh. Tên tiếng Anh: Asiatic softshell
turtle.
Phân bố: sống ở hầu khắp những khu thủy vực, sông ngòi miền Nam: Khánh Hòa
(Nha Trang), Lâm Đồng (Bảo Lộc).
Mô tả: Đường kính mai có thể lớn tới 50-60cm, trọng lượng 50-60kg. Con chưa
trưởng thành có màu ô liu xám đến màu nâu hơi phớt xanh lá cây và có vô số điểm chấm
đen, vàng. Khi trưởng thành các chấm vàng mất đi và các vệt đen phát triển, đầu tương
đối lớn so với thân. Mũi kéo dài thành vòi. Mai tròn và bờ trước mai có nhiều u sần. Có 8
tấm sống, hình dạng và kích thước rất khác nhau. Tấm sống thứ 8 rất nhỏ. Bề ngang sọ rất
rộng. Tỷ lệ bề ngang trên chiều dài sọ là 1/1,33.

Hình 2.2 Hình dạng ba ba Nam Bộ (Peter Paul Van Dijk, 2001)
2.5.3. Ba ba gai: Palea steindachneri (Siebenrock, 1960)
Tên phổ thông: ba ba gai. Tên tiếng Anh: Wattle-necked softshell turtle.
Phân bố: Lai Châu, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ
An,…
Mô tả: Đầu có những sọc đen và dải nhạt màu ở hai bên cổ. Viền trước và bề mặt
của mai được bao phủ bằng những u nhỏ. Kích thước mai có thể tới 43cm. Thân to dài
hơn ba ba hoa. Bả vai xù xì, lưng có hoa màu đen, bụng có chấm đen màu nhạt hơn, viền

18 



mai mềm hơn, mu lưng cũng nhô cao hơn và đầu có khoang miệng rộng hơn ba ba hoa.
(Nguyễn Văn Sáng và ctv, 2005).

Hình 2.3 Hình dạng ba ba gai (Peter Paul van Dijk, 2001)
2.6. Đặc điểm sinh học của ba ba (Trionyx sinensis)
2.6.1. Tập tính sống
Ba ba là loài bò sát lưỡng cư, sống được trên cạn lẫn dưới nước, biết vùi mình trong
cát, đặc biệt có thể đào hang trú ẩn. Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo. Ba
ba vừa nhút nhát lại vừa hung dữ, tính hung dữ thể hiện ở chỗ hay cắn nhau, tranh giành
thức ăn lẫn nhau, khi con bệnh yếu có thể bị con khỏe ăn thịt. Phản ứng tự vệ của ba ba là
vươn cổ dài ra cắn. (Khuyến ngư Kiên Giang, 2006)
Ba ba là động vật biến nhiệt, nhiệt độ thân của ba ba thay đổi từ từ và thường theo
sau nhiệt độ không khí. Nhiệt độ môi trường thích hợp vào khoảng 25-28oC, độ pH tốt
nhất vào khoảng 7-7,5, oxy hòa tan trung bình từ 4-6 ppm.
Ba ba hô hấp qua phổi là chính nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để hít thở
không khí. Mùa đông lạnh, cường độ hô hấp nhỏ, ba ba có thể rút trong bùn đáy ao, dựa
vào cơ quan hô hấp phụ tựa mang cá để thở, ba ba lấy O2 trong nước và thải CO2 trong
máu vào nước qua cơ quan này. Ba ba lên khỏi mặt nước khi có nhu cầu hít thở, di
chuyển, đẻ trứng, phơi lưng,…
Theo Pope C.H. (1935), thức ăn của ba ba chủ yếu là động vật như: cá, động vật
thân mềm, tôm cua, côn trùng và một số loại thực vật.

19 


2.6.2. Sinh trưởng
Theo Phương Thanh (2006), ba ba là động vật lớn chậm, sức lớn liên quan đến điều
kiện môi trường như: thời tiết, nhiệt độ; chất lượng thức ăn và chế độ chăm sóc, nuôi

dưỡng. Nếu nguồn thức ăn đầy đủ, mật độ nuôi thích hợp, chế độ chăm sóc quản lý tốt thì
trong 1 năm ba ba có thể tăng trọng 1kg. Cho ba ba ăn theo chế độ sau: ba ba con (nhỏ
hơn 100g) lượng thức ăn bằng 1-10% trọng lượng cơ thể; ba ba lứa (100-200g/con) lượng
thức ăn bằng 10-20% trọng lượng cơ thể; ba ba lớn (hơn 1kg) lượng thức ăn bằng 6-7%
trọng lượng cơ thể.
2.6.3. Sinh sản
Trong thiên nhiên, tuổi thành thục sinh sản của ba ba vào khoảng 4-6 năm tuổi
(Fukada, 1965; Yun và ctv, 1984). Sự sinh tinh bắt đầu nở rộ vào tháng 9 đến tháng 10.
Tinh trùng đi qua mào tinh hoàn từ tháng 10 cho đến tháng 2 năm sau (Lofts và Tsui,
1997; Licht, 1982). Tinh trùng có thể sống được trong ống dẫn trứng của con cái gần
1năm sau khi giao phối (Yun và ctv, 1984). Sự giao phối kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7
(Fukada, 1965). Quá trình giao phối xảy ra trên cạn hoặc dưới nước, con đực giữ mai con
cái bằng chân trước của nó và thỉnh thoảng cắn vào cổ, đầu, chân của con cái.
Thời kỳ làm tổ bắt đầu vào cuối tháng 5 đến giữa tháng 8 (Mitsukuri, 1905). Kích
thước mỗi tổ vào khoảng 7,5-10cm. Con cái có thể đẻ trứng 2-5 lần/năm. Một ổ từ 8-12
hoặc 20-30 trứng (Fukada, 1965; Yun và ctv, 1984). Trứng hình cầu, màu trắng đường
kính trung bình 20mm, nhưng có những trứng lớn đường kính có thể lên tới 24 mm. Quá
trình ấp trứng mất khoảng 60 ngày (23-83 ngày), tùy vào nhiệt độ của đất.
Trứng mới nở ra, con non có kích thước mai trung bình 27mm chiều dài và 25 mm
chiều rộng, cuối mai là những hàng dài với nhiều nốt sần nhỏ, có màu olive với những
đường viền đen. Yếm màu vàng cam với những đốm lớn màu đen (một vài trường hợp
không có đốm này) (Barbour R.W. và ctv, 1989).
™ Phân biệt ba ba đực và ba ba cái

Ba ba đực: Sống mai hơi lõm xuống, sau mai có hình tròn. Đuôi dài, cuống đuôi dầy
hơn ba ba cái. Lỗ huyệt gần chóp đuôi. Khoảng cách giữa 2 chân sau hẹp. Yếm lõm để
20 


khi giao phối áp sát vào mai con cái. Thường hoạt động mạnh hơn con cái. Cổ và đuôi dài

hơn con cái, có thể vươn tận cuối mai.
Ba ba cái: Mai gồ nhiều, có hình bầu dục, cuống đuôi mỏng hơn ba ba đực, yếm
phía dưới gần như vòng cung. Tính nhút nhát hiền lành hơn ba ba đực. Đuôi và cổ mập
hơn con đực, bầu con, dầy mình hơn. Đuôi ngắn hơn con đực. Khoảng cách giữa hai chân
sau con cái rộng hơn con đực (Hội nghề cá Khánh Hòa, 2007).
2.1.4. Thành phần dinh dưỡng của ba ba
Theo Trần Văn Vỹ (2007), kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100 gram
phần có thể ăn được của ba ba thì protein chiếm 13,4- 15,4g; lipid 4,1- 8,7g; lượng đường
tổng số dưới 0,5g. Tổng lượng vật chất khô là 21,5- 25%, thành phần nước chiếm 7578,5%; thành phần tro là 0,75- 0,81%; ngoài ra còn có phosphor 9,4g, canxi 1,5g, sắt
0,25g, riboflavin (vitamin B2) 0,037g …
Trong thịt của ba ba có chứa 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Bao gồm:
aspantic acid, threonine, scrine, glutamin acid, proline, glycine, alanine, cystine, valine,
methionine, isoleucine, leucine, tyrosine, phenylalanine, histidine, lysine, arginine,
tryptopane.
2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của ba ba
™ Tiếng động
Ba ba tính hung dữ nhưng lại rất nhút nhát đây là bản năng giúp chúng trốn tránh kẻ
thù trong môi trường hoang dã nhưng lại rất có hại trong môi trường nuôi nhốt. Khi nghe
tiếng động mạnh hoặc bóng người, súc vật qua lại lặp tức ba ba bơi nhanh xuống nước
hoặc nằm dồn đống lại, nằm đè lên nhau dễ dẫn đến chết ngộp hoặc stress rồi bỏ ăn, yếu
dần và chết (Lê Văn Lễnh, 2004).
™ Ánh sáng
Ánh nắng giúp ba ba điều chỉnh thân nhiệt hiệu quả hơn, ngoài ra tia tử ngoại của
mặt trời có tác dụng diệt khuẩn cao trên bề mặt của mai ba ba, góp phần giảm tỉ lệ viêm

21 


nhiễm, thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D, làm tăng khả năng hấp thu canxi, giúp ba
ba không bị mềm xương và đẻ ra trứng có vỏ mềm (Tạ Thành Cấu, 2002).

™ Nhiệt độ
Ba ba là loại bò sát biến nhiệt nên yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe ba
ba. Nếu nhiệt độ trên 35oC hoặc dưới 25oC ba ba kém ăn, dưới 15oC ba ba ngừng ăn hoàn
toàn và có hiện tượng ẩn mình xuống lớp bùn đáy ao để trú đông. Tuyến mồ hôi ba ba
không phát triển nên chúng dễ bị chết khi nhiệt độ lên quá cao hoặc khi vận chuyển xa
vào mùa hè. Ba ba con có sức kháng bệnh rất yếu nên khi thời tiết thay đổi đột ngột,
chúng rất dễ bị chết. Do đó, khi nuôi ba ba con thì vấn đề nhiệt độ phải được chú trọng để
tránh hao hụt.
™ Nguồn nước
Nước là một yếu tố quan trọng đối với các loài bò sát sống lưỡng cư như ba ba.
Nước vừa là môi trường sống, điều hòa thân nhiệt vừa để uống. Do đó nước nuôi ba ba
phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, chủ động lấy được nước mới và thải nước cũ, không có
phèn, lượng amoniac trong nước phải thấp, hàm lượng oxy trong nước giữ ở mức ổn định
(3-8mg/lít), độ pH ổn định ở mức 7-8,5. Điều này đảm bảo ba ba không bị nhiễm bệnh và
tốc độ tăng trưởng nhanh (Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang, 2006).
™ Dinh dưỡng
Thức ăn của ba ba chủ yếu có nguồn gốc từ động vật (sống hoặc chết), ba ba cũng
có thể ăn được thức ăn nhồi trộn có nguồn gốc từ động thực vật. Thay đổi loại thức ăn và
nơi cho ăn đột ngột có thể làm ba ba bỏ ăn. Tốt nhất, cho ba ba ăn quen một loại thức ăn,
hạn chế thay đổi thức ăn đột ngột và cho ăn ở những nơi cố định, chuẩn bị mồi vừa cỡ
miệng ba ba. Theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với thời tiết, mật độ và
trọng lượng của ba ba. Nguồn thức ăn tươi sống, đủ chất, thường xuyên bổ sung các
vitamin, khoáng chất cần thiết với từng chủng loại và giai đoạn phát triển của ba ba để
giúp chúng phát triển tốt hơn, tăng cường sức đề kháng và hạn chế các bệnh do dinh
dưỡng
™ Mật độ nuôi

22 



Ba ba từng lứa tuổi nên nuôi riêng với mật độ thích hợp sao cho luôn có khoảng
trống để chúng vận động, hạn chế sự tranh giành thức ăn và tấn công lẫn nhau. Nuôi ba ba
với mật độ phù hợp giúp kiểm soát được sự phát triển, tiện chăm sóc, nguy cơ nhiễm bệnh
thấp. Nuôi ba ba ở mật độ dày sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh, dễ tấn công nhau gây
thương tích, khó kiểm soát các hiện tượng bất thường, thiếu thức ăn dẫn đến còi cọc.
Theo Lê Văn Lễnh (2004), mật độ thả ba ba ở các nước khu vực Đông Nam Á như
sau: ba ba 1 năm tuổi, mật độ 15-30 con/ m2; ba ba 2 năm tuổi, mật độ 6-18 con/ m2; ba
ba 3 năm tuổi, mật độ 3-4 con/ m2; ba ba 4 năm tuổi, mật độ 1-3 con/ m2.
™ Ao (hồ) nuôi ba ba
Nên xây ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại, có nguồn cung nước sạch độc lập, dễ thoát
nước, không bị úng ngập. Độ sâu ao (hồ) thích hợp từng giai đoạn phát triển của ba ba.
Có chỗ cho ba ba nghỉ ngơi, phơi nắng, nơi cho ăn phải cố định để tiện theo dõi. Xung
quanh phải xây bờ cao, có cống chống tràn để tránh ba ba vượt ra ngoài. Rào lưới ngăn
cản các loài động vật gây hại (chuột, rắn,…) vào ăn ba ba con.
™ Chăm sóc
Ao (hồ) nuôi ba ba cần chú ý giữ nguồn nước sạch, cho ăn đủ, tách đực cái kịp thời.
Khi phát hiện có ba ba bị bệnh, phải bắt nuôi riêng những cá thể bị bệnh, để xác định rõ
căn bệnh, có biện pháp chữa trị kịp thời và xử lí phòng bệnh cho tất cả số ba ba còn lại
trong ao.
2.8. Một số biểu hiện bệnh trên ba ba
¾ Triệu chứng bệnh trên ba ba
Khi phát hiện ba ba mắc bệnh, quan sát ao nuôi sẽ phát hiện một số biểu hiện bất
thường. Có một vài con tự tách đàn, bơi lội lờ đờ, lên nằm yên trên cạn không ăn. Ba ba
ăn ít, thức ăn sẽ dư thừa. Xuất hiện nhiều vết loét, trầy xước ở yếm, trên mai, chân,
cổ,…của ba ba. Nhiều con gầy yếu sụt cân. Vỏ trứng mềm, tỷ lệ đẻ giảm hoặc ngừng hẳn.
Mặt nước ao (bể) yên lặng, không hoặc ít thấy ba ba bơi lội như bình thường. Ao (bể) có
mùi hôi thối, nước trở màu lạ. Xuất hiện nhiều con trên bờ ao (bể), máng ăn, khi nghe

23 



tiếng động hoặc bóng người qua lại chúng vẫn nằm yên hoặc bơi lội chậm chạp (Tạ
Thành Cấu, 2002).
Các bệnh thường gặp trên ba ba
Bệnh đốm trắng
Bệnh thường xuất hiện ở ba ba từ 1-3 tháng tuổi (5-80g). Do nấm Paecilomyces
lilacinus. Triệu chứng biểu hiện trên mai ba ba có nốt màu trắng, da bị nhiễm trùng, biếng ăn và
chết. (Li và ctv, 2008)

Hình 2.4 Ba ba bệnh đốm trắng (a), ba ba khỏe (b)
( />id=F2)
Điều trị: Tẩy trùng ao triệt để. Cách ly con bệnh. Tắm muối nồng độ 2-3%, trong vòng 1015 phút (tùy tình trạng sức khỏe của ba ba) hoặc rửa vết thương bằng oxy già rồi bôi iod vào vết
thương. Có thể dùng kháng sinh thuốc mỡ trộn với kháng sinh (tetracycline) bôi vào vết thương.
(Trung tâm khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, 2008).
Bệnh nấm lông (bệnh nấm thuỷ mi)
Đối tượng: ba ba từ 1-3 tháng tuổi. Nguyên nhân: do nấm Saprolegnian sp.; Achlya sp.,

Epistylis, Zoothamnium, Tokophrya….Bệnh xảy ra khi nhiệt độ môi trường nước khoảng
18-25oC, chất hữu cơ trong nước cao, mật độ nuôi dày. Triệu chứng: trên mai, cổ, chân ba
ba có búi trắng như lông tơ.

24 


Điều trị: Tắm ba ba trong dung dịch sulfat đồng nồng độ 8ppm hoặc dùng thuốc tím
nồng độ 20ppm hoặc NaCl 2-3% hoặc xanh methylen 2-3ppm hoặc formol 1/500-1/1000
mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút cho đến khi ba ba khỏi bệnh. Thay nước ao, cho ba ba lên
bờ phơi nắng để diệt nấm (Lý Thị Thanh Loan, 2006).
Bệnh sưng cổ
Bệnh chưa rõ nguyên nhân. Triệu chứng: cổ ba ba bị sưng đỏ, bụng có nốt mụn đỏ,

mắt trắng đục. Khi bệnh nặng mũi, miệng sẽ chảy máu. Bệnh tích: gan ngã màu, ruột bị
viêm, tụ máu.
Điều trị: trộn tetracycline, sulfamid vào thức ăn cho ba ba trong 3 ngày liên tục, liều
0,2g thuốc/ 1kg thức ăn trong ngày đầu, các ngày sau giảm đi phân nữa.
Bệnh đỏ cổ (red neck disease)
Theo Chen và ctv (1999), bệnh do iridovirus được tìm thấy trên ba ba bệnh. Triệu
chứng: bụng có đốm đỏ, hầu và cổ sưng, không rụt cổ được, hoạt động chậm chạp, kém
ăn. Bệnh nặng thì miệng và mũi chảy máu, ruột viêm, toàn thân sưng đỏ, mắt đục trắng
(Elliott R.J. , 2007).
Điều trị: cách ly con bệnh, dùng vôi tẩy ao và thay nước mới. Dùng kháng sinh
biomyxin hoặc tetracyline hoặc peniciline tiêm vào chân 15 phần vạn đơn vị/kg. Hoặc
trộn thuốc vào thức ăn: 0,2g sulfamid/kg ba ba, qua ngày thứ 2 giảm phân nữa, cho ăn
liên tục 6 ngày.
Các bệnh ngoài da: lở loét
Nguyên nhân: môi trường ô nhiễm, tỉ lệ đực cái không phù hợp, mật độ nuôi dày.
Triệu chứng: ba ba hoạt động chậm chạp, nằm yên trên bờ. Bệnh tích: các vết thương, vết
loét xuất hiện ở cổ, bốn chân, viền mai. Một số vết thương ăn sâu vào bên trong tạo thành
kén.
Điều trị: xử lý nguồn nước, giảm mật độ, phân chia tỷ lệ đực cái cho phù hợp với
mục đích nuôi. Sát trùng vết thương bằng blue methylen. Trộn tetracycline và mỡ trăn bôi
vào vết thương. Chích penicilline 50.000UI/kg thể trọng.

25 


×