Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI và các BỆNH THƯỜNG gặp TRÊN cá sấu tại TRẠI cá sấu FORIMEX CÔNG TY lâm NGHIỆP sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

LÂM TRIỆU MINH LOAN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ SẤU TẠI TRẠI CÁ SẤU
FORIMEX - CÔNG TY LÂM NGHIỆP SÀI GÒN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, tháng 07/2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

LÂM TRIỆU MINH LOAN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÁC BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ SẤU TẠI TRẠI CÁ SẤU
FORIMEX - CÔNG TY LÂM NGHIỆP SÀI GÒN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Giáo Viên Hướng Dẫn


VÕ ĐÌNH SƠN
NGUYỄN HỮU HƯNG

Cần Thơ, tháng 07/2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Khảo sát tình hình chăn nuôi và các bệnh thường gặp trên cá sấu tại
trại cá sấu Forimex – công ty Lâm nghiệp Sài Gòn; do sinh viên: Lâm Triệu
Minh Loan thực hiện tại Trại cá sấu Forimex – công ty Lâm nghiệp Sài Gòn –
thành phố Hồ Chí Minh từ 10/ 04/ 2007 đến 25/ 06/ 2007

Cần Thơ ngày tháng
Duyệt Bộ Môn

năm 2007

Cần Thơ ngày tháng năm 2007
Duyệt Giáo viên hướng dẫn 1

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Duyệt Giáo viên hướng dẫn 2

Cần Thơ, ngày tháng
năm 2007
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD



LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành biết ơn
TS. Võ đình Sơn
TS. Nguyễn Hữu Hưng
Đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chúng tôi chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông
Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng, Trưởng Bộ Môn Thú Y đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian tiến hành đề tài.
Cô Lý Thị Liên Khai đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian tôi học tập ở trường.

Trung

Quí thầy cô bộ môn Thú Y và bộ môn Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình đào tạo
tôi được
kếtliệu
quả tốt
nhưCần
ngày hôm
nay.
tâm
Học
ĐH
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên công ty Lâm nghiệp Sài Gòn, trại cá

sấu Forimex 1 và 2 đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Bác sỹ thú y Đặng Xuân Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp Thú Y K28 đã cùng tôi chia sẻ những vui buồn
trong suốt khóa học cũng như sự giúp đỡ của các bạn để tôi hoàn thành luận văn
này.
Cuối cùng tôi không thể nào quên sự động viên và tạo điều kiện của Cha, mẹ,
anh, chị trong gia đình và các bạn bè của tôi đã mang đến cho tôi nguồn nghị lực
học tập trong suốt thời gian qua.

i


MỤC LỤC

Trang bìa
Trang tựa
Trang duyệt
Lời cảm ơn .............................................................................................................i
Mục lục .................................................................................................................ii
Danh sách bảng ...................................................................................................vii
Danh sách hình...................................................................................................viii
Tóm lược..............................................................................................................ix

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................................2

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1 Phân loại và đặc điểm sinh học cá sấu .............................................................2
2.1.1 Đặc điểm phân loại và tình hình phân bố cá sấu trên thế giới................2


2.1.1.1 Họ cá sấu chính thức(Crocodiliae)..............................................2
2.1.1.2 Họ cá Ngạc(Alligatoridae) .........................................................3
2.1.1.3 Họ cá sấu mõm dài(Gouvialidae) ................................................3
2.1.2 Những loài cá sấu phân bố tại Việt Nam ..............................................4
2.1.2.1 Cá sấu Hoa Cà(crocodylus prosus ) ............................................4
2.1.2.2 Cá sấu Xiêm(crocodylus siamensis )............................................4
2.1.3 Khoá định loài cá sấu ở Việt Nam........................................................5
2.1.4 Đặc điểm sinh học của cá sấu ..............................................................5
2.1.4.1 Nhiệt độ cơ thể ............................................................................5
2.1.4.2 Hô hấp ........................................................................................5
2.1.4.3 Cơ quan cảm giác........................................................................6
2.1.4.4 Dinh dưỡng và sinh trưởng..........................................................6

ii


2.1.4.5 Sinh sản.......................................................................................7
2.1.4.6 Da ...............................................................................................7
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ cá sấu ..........................................7
2.1.5.1 Tiếng động ..................................................................................7
2.1.5.2 Ánh sáng .....................................................................................8
2.1.5.3 Nhiệt độ.......................................................................................8
2.1.5.4 Nguồn nước.................................................................................8
2.1.5.5 Dinh dưỡng .................................................................................8
2.1.5.6 Mật độ nuôi .................................................................................9
2.1.5.7 Chuồng trại ................................................................................9
2.1.5.8 Chăm sóc ....................................................................................9
2.2 Tình hình chăn nuôi cá sấu trên thế giới và Việt Nam......................................9
2.2.1 Thế giới ...............................................................................................9

2.2.1.1
Trung tâm Học
liệuTrại
ĐHSamut
CầnPrakan(Thailand)......................................................9
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.1.2 Trại cá sấu Cuba .........................................................................9
2.2.1.3 Trại cá sấu Mỹ ............................................................................9
2.2.1.4 Trại cá sấu Zimbabwe .................................................................9
2.2.1.5 Trại cá sấu ở Úc........................................................................10
2.2.2 Việt Nam ...........................................................................................10
2.3 Kỹ thuật ấp trứng cá sấu ...............................................................................11
2.3.1 Sinh lý sinh sản của cá sấu..................................................................11
2.3.1.1 Giới tính và tuổi thành thục sinh sản .........................................11
2.3.1.2 Quá trình đẻ trứng.....................................................................11
2.3.1.3 Quá trình ấp trứng ....................................................................11
2.3.1.4 Quá trình trứng nở ....................................................................11
2.3.2 Đại cương về trứng ............................................................................12
2.3.3 Các giai đoạn phát triển của trứng......................................................12

iii


2.3.4 Phương pháp ấp trứng........................................................................13
2.3.5 Nở trứng ............................................................................................13
2.3.6 Chăm sóc con mới nở ........................................................................13
2.4 Chẩn đoán và điều trị bệnh trên cá sấu.........................................................14
2.4.1 Phương pháp cầm cột cá sấu ..............................................................14
2.4.2 Phương pháp chẩn đoán bệnh cá sấu..................................................14
2.4.3 Phương pháp điều trị bệnh trên cá sấu................................................15

2.4.4 Một số bệnh thường gặp trên cá sấu....................................................15
2.4.4.1 Thiếu đường trong máu .............................................................15
24.4.2 Bệnh thống phong(sưng khớp) ....................................................16
2.4.4.3 Bệnh biến dưỡng Calci(hàm cao su, quẹo cột sống ) .................16
2.4.4.4 Thoái hóa mỡ (mỡ vàng) ...........................................................16
2.4.4.5 Bệnh thiếu vitamin B1 ...............................................................17
vitamin
.................................................................17
2.4.4.6
Trung tâm Học
liệuBệnh
ĐHthiếu
Cần
ThơA @
Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.4.4.7 Còi ............................................................................................17
2.4.4.8 Stress ........................................................................................17
2.4.4.9 Viêm ruột .................................................................................17
2.4.4.10 Viêm đường hô hấp..................................................................18
2.4.4.11 Viêm họng ...............................................................................18
2.4.4.12 Viêm miệng..............................................................................18
2.4.4.13 Viêm mắt. ................................................................................18
2.4.4.14 Bệnh liệt tay chân ....................................................................19
2.4.4.15 Nấm ........................................................................................19
2.4.4.16 Ký sinh trùng ............................................................................19
2.4.4.17 Nhiễm khuẩn huyết ...................................................................20
2.4.4.18 Chấn thương............................................................................20
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................21

iv



3.1 Nội dung nghiên cứu. ...................................................................................21
3.2 Thời gian tiến hành........................................................................................21
3.3 Địa điểm tiến hành.........................................................................................21
3.4 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................21
3.4.1 Đối tượng khảo sát.............................................................................21
3.4.2 Điều tra tình hình chăn nuôi của trại ..................................................21
3.4.3 Điều tra các bệnh thường gặp tại trại cá sấu Forimex .........................21
3.4.3.1 Chẩn đoán qua lâm sàng ...........................................................21
3.4.3.2 Chẩn đoán qua mổ khám ...........................................................22
3.4.3.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm.....................................................23
3.4.4 Phương pháp bảo quản......................................................................23
3.4.5 Phương pháp định danh phân loài đối với ký sinh trùng.....................23
3.4.6 Xử lý số liệu ......................................................................................24
tính Thơ
toán .....................................................................24
3.4.7 Các
Trung tâm Học
liệucông
ĐHthức
Cần
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..............................................................26
4.1. Tình hình chăn nuôi .....................................................................................26
4.1.1 Cơ sở hình thành trại Forimex............................................................26
4.1.2 Đặc điểm tự nhiên trại cá sấu Forimex...............................................26
4.1.2.1 Trại cá sấu Forimex I ................................................................26
4.1.2.2 Trại cá sấu Forimex II...............................................................27
4.1.3 Cơ cấu tổ chức...................................................................................27

4.1.4 Nhiệm vụ và phương hướng sản xuất.................................................27
4.1.5 Tổng đàn cá sấu hiện nay...................................................................27
4.1.6 Tình hình chăn nuôi cá sấu tại trại .....................................................29
4.1.6.1 Chuồng trại ...............................................................................29
4.1.6.2 Thức ăn .....................................................................................31
4.1.6.3 Một số chỉ tiêu về sinh sản.........................................................32

v


4.1.7 Quy trình phòng trị bệnh tại trại.........................................................33
4.2 Các bệnh thường gặp trên đàn cá sấu tại trại .................................................34
4.2.1 Một số chỉ tiêu về nước sử dụng nuôi cá sấu......................................34
4.2.2 Kết quả phân lập tìm nấm tiềm ẩn trên da cá sấu giết mổ ...................34
4.2.3 Các bệnh thường gặp trên cá sấu........................................................35
4.2.3.1 Các bệnh thường gặp trên cá sấu con.........................................36
4.2.3.2 Các bệnh thường gặp trên cá sấu thương phẩm..........................38
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................45
5.1. Kết luận .......................................................................................................45
5.1.1. Tình hình chăn nuôi ..........................................................................45
5.1.2. Tình hình thú y .................................................................................45
5.2. Đề nghị........................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................46
LỤC ...........................................................................................................47
PHỤHọc
Trung tâm
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi



DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1 Tổng đàn cá sấu trại Forimex qua các năm ..............................................28
Bảng 2 Cơ cấu thức ăn của cá sấu trại Forimex ..................................................31
Bảng 3 Định mức thức ăn của cá sấu trại Forimex ..............................................31
Bảng 4 Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản tại trại cá sấu Forimex từ năm
2005 đến tháng 06/2007 ......................................................................................32
Bảng 5 Kết quả kiểm tra mẫu nước trại Forimex ................................................34
Bảng 6 Kết quả kiểm tra nấm tiềm ẩn trên cá sấu trại Forimex ...........................34
Bảng 7 Các bệnh thường gặp trên cá sấu ............................................................35
Bảng 8 Các bệnh thường gặp trên cá sấu con......................................................36
Bảng 9 Tỷ lệ cá sấu bị mỡ vàng tại trại cá sấu Forimex ......................................38
BảngHọc
10 Tình
hìnhĐH
nhiễm
ngoạiThơ
ký sinh
cá sấu
nuôi
ô trạitập
cá sấu
1 39cứu
Trung tâm
liệu
Cần
@trên
Tài
liệu

học
vàForimex
nghiên
Bảng 11 Kết quả phòng trị ngoại ký sinh trại cá sấu Forimex ..............................40
Bảng 12 Tỷ lệ nhiễm nội ký sinh .........................................................................41
Bảng 13 Tỷ lệ cá sấu bị chấn thương và tiêu chảy tại trại Forimex......................41

vii


DANH SÁCH HÌNH

Trung

Hình 1 Cá sấu Hoa cà(crocodylus prosus) ............................................................5
Hình 2 Cá sấu Xiêm(crocodylus siamensis)..........................................................5
Hình 3 Các giai đoạn phát triển của trứng cá sấu ................................................12
Hình 4 Lấy trứng cá sấu ra khỏi tổ đẻ .................................................................13
Hình 5 Ấp trứng cá sấu bằng máy ấp ..................................................................13
Hình 6 Chuồng nuôi cá sấu con với mái che và đèn sưởi ....................................29
Hình 7 Chuồng nuôi cá sấu con(<1 tuổi).............................................................30
Hình 8 Chuồng nuôi cá sấu sinh sản ..................................................................30
Hình 9 Chuồng nuôi cá sấu thương phẩm ...........................................................30
Hình 10 Cá sấu ở các ô riêng ..............................................................................30
Hình 11 Phương pháp cầm cột cá sấu .................................................................43
Hình 12 Mổ khám cá sấu ....................................................................................43
Hình 13 Máy điều chỉnh nhiệt độ và ârm độ phàng ấp ........................................43
Hình 14 Cá sấu còi trong ô nuôi riêng.................................................................43
HìnhHọc
15 Cáliệu

sấu bịĐH
mỡ vàng.................................................................................43
tâm
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 16 Abccess do bị chấn thương miệng.........................................................43
Hình 17 Đỉa Placobdella ornata.........................................................................44
Hình 18 Đỉa Placobdella ornata với giác hút ở đầu .............................................44
Hình 19 Đỉa Placobdella ornata với giác hút bụng..............................................44
Hình 20 Giun tròn Dujardin ascaris helicina (phần đầu và thân trước)................44
Hình 21 Giun tròn Dujardin ascaris helicina (phần thân sau) ..............................44

viii


TÓM LƯỢC

Trung

Đề tài “Khảo sát tình hình chăn nuôi và các bệnh thường gặp trên cá sấu tại
trại Forimex – công ty Lâm nghiệp Sài Gòn” được thực hiện từ tháng 10/04/2007
đến 25/06/ 2007 nhằm xác định được các bệnh thường gặp trong chăn nuôi cá sấu.
Tiến hành khảo sát quy trình chăn nuôi và các bệnh xảy ra trên cá sấu tại trại
Forimex 1 và 2, thu thập thông tin của trại qua các năm để so sánh với kết quả thu
được và đưa ra nhận xét. Ngoài ra còn thực tập điều trị một số bệnh trên cá sấu và
so sánh với các cách điều trị trước đây để đưa ra phương thức điều trị hiệu quả.
Cá sấu là loài động vật dễ nuôi, có sức đề kháng tốt và ít bệnh tật. Cá sấu tại
trại được nuôi theo các hình thức khác nhau tuỳ theo độ tuổi(nuôi ao, nuôi bể xi
măng...) với nguồn nước chủ yếu lấy trực tiếp từ sông Sài gòn và Vàm Cỏ. Các
bệnh thường xảy ra chủ yếu trên cá sấu con vì sức đề kháng yếu và mật độ nuôi dầy,
cá sấu thương phẩm ít bị các bệnh nguy hiểm. Ở cá sấu con, bệnh viêm mắt có thể

gây mù, tử vong nhưng phát hiện điều trị sớm cho kết quả tốt. Nước nuôi không qua
xử lý nên mang nhiều mầm bệnh và cá sấu bị nhiễm nấm dạng tiềm ẩn và ngoại ký
tâm
liệu
ĐHchưa
Cần
Thơ
@triệt
Tài
được
diều trị
để.liệu học tập và nghiên cứu
sinh Học
trùng cao
nhưng

ix


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ

Cá sấu từ lâu đã được xem như một loài động vật nguy hiểm với con người
và các loài súc vật, da cá sấu được sử dụng để làm ra các sản phẩm cao cấp nên
chúng luôn bị ráo riết săn lùng. Lượng cá sấu hoang dã ngày càng hiếm hoi, yêu
cầu thương mại về mặt hàng lại ngày càng tăng, việc đưa cá sấu vào chăn nuôi đã
bắt đầu được chú ý.
Hiện nay phong trào nuôi cá sấu đang ngày càng lan rộng với cả chăn nuôi
hộ gia đình và chăn nuôi công nghiệp, vừa góp phần bảo tồn vừa góp phần phát
triển kinh tế về mặt hàng da và thịt cá sấu. Chăn nuôi cá sấu hiện đang phát triển

rộng khắp cả nước nhưng do hình thức chăn nuôi bán tự nhiên và chăm sóc nuôi
dưỡng kỹ thật kém, người nuôi lại thiếu kinh nghiệm nên cá sấu rất dễ nhiễm bệnh.
Thế nhưng các nghiên cứu về giống động vật này lại rất hạn chế khiến người chăn
nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong công việc nuôi và phòng trị bệnh cho cá sấu.

Trung tâm Học
ĐH
Thơ
@sựTài
tập
nghiên
cứu
phát từ
tìnhCần
hình đó,
được
đồngliệu
ý và học
giúp đỡ
củavà
thầy
cô bộ môn
Xuấtliệu
Thú Y - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng – Đại học Cần Thơ, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài:“ Khảo sát tình hình chăn nuôi và các bệnh thường gặp
trên cá sấu tại trại cá sấu Forimex – công ty lâm nghiệp Sài Gòn”.
Mục đích của đề tài:
- Khảo sát tình hình chăn nuôi tại trại cá sấu Forimex.
- Điều tra một số bệnh thường gặp trên cá sấu ở trại cá sấu Forimex.


1


CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Phân loại và đặc điểm sinh học của cá sấu
2.1.1. Đặc điểm phân loại và tình hình phân bố cá sấu trên thế giới
Cá sấu là loài động vật có xương sống, thuộc lớp bò sát (Reptile), bộ cá sấu
(crocodilians), gồm 3 họ chính: Alligatoridae, Crocodiliae và Gavialidae được
phân thành 7 nhóm và 21 loài (Melvin Bolton, 1990).
Các đặc điểm để phân biệt giữa 3 họ này dựa vào kích thước cơ thể, hình
dạng mõm, sự sắp xếp của răng, hình dạng tổ, đặc tính của da và phân bố địa lý
(Melvin bolton, 1990).
2.1.1.1.Họ cá sấu chính thức (Crocodiliae): gồm 3 giống.
Giống Crocodiliae: có 11 loài.
Châuliệu
Á và ĐH
Châu Cần
Đại Dương:
5 loài.
Trung tâm Học
Thơcó@
Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Crocodylus prosus (cá sấu nước lợ, cá sấu hoa cà, cá sấu cửa sông): sống ở
vùng nước mặn, phân bố ở Đông Ấn, Tây Nam Á và Bắc Australia.
- Crocodylus siamemsis (cá sấu xiêm): có nhiều ở Đông Nam Á và Tây Nam
Á, tại Việt Nam phân bố rộng khắp từ Nam Trung Bộ đến Nam Bộ.
- Crocodylus polustris (cá sấu nước mặn ): sống ở Ấn Độ, phân bố từ
Pakistan đến Srilanka.

- Crocodylus novaguinae: sống ở Philippines và New Guiné.
- Crocodylus jhonstoni: sống ở Nam Australia.
Châu Mỹ
- Crocodylus rhombifer (cá sấu Cuba): sống ở đảo Pine và Cuba.
- Crocodylus acutus (cá sấu Châu Mỹ, cá sấu mõm nhọn): sống ở Trung Mỹ,
Nam Mỹ và Caribe.
- Crocodylus moreletii: sống ở Trung Mỹ, Mexico, Honduras và Guatemala.
- Crocodylus intermidius (cá sấu Orénoque): sống ở vùng biển Nam Mỹ.

2


Châu Phi
- Crocodylus nicolitus (cá sấu sông Nil): chủ yếu sống ở sông ngòi Châu Phi.
- Crocodylus cataphratus (cá sấu đen): sống ở Tây Phi và Trung Phi nơi
rừng ẩm, vùng biển từ Congo đến Senegal, kích thước nhỏ.
Giống Osteolimus
Chỉ có một loài là Osteolaemus tetraspis (cá sấu lùn Châu Phi ), sống ở
Trung và Tây Phi, là loài cá sấu nhỏ, chỉ dài từ 1 – 1,5m.
Giống Tomistoma
Chỉ có một loài Tomistoma Sehlegeli (cá sấu mõm dài giả), sống ở Thailand,
Malaysia và Indonesia.
2.1.1.2. Họ cá Ngạc (Alligatoridae): gồm 4 giống
Giống Alligator
- Alligator Mississpiensi (cá sấu Bắc Mỹ): ở Đông Nam Mỹ, dài hơn 3m.

Trung

- Alligator Chinensis (cá sấu Trung Quốc): sống ở Trung Quốc, chủ yếu trên
Tử, có

thể Cần
chịu được
mùa@
đông
lạnh,
kíchhọc
thướctập
nhỏ: và
1,2 -nghiên
2m.
sôngHọc
Dươngliệu
tâm
ĐH
Thơ
Tài
liệu
cứu
Giống Caiman
- Caiman crocodylus (cá sấu đeo kính): sống ở Nam Mỹ.
- Caiman latirostus: sống ở Châu Mỹ.
Giống Melsnosuchus
Chỉ có một loài Melanosuchus Niger, sống ở Châu Mỹ, kích thước khá lớn.
Giống Palaneosuchus
Gồm Palaneosuchus palperbrosus và Palaneosuchus trigonatus, cả 2 giống
này đều sống ở vùng Amazon Châu Mỹ, chiều dài trung bình khoảng 1,5m.
2.1.1.3. Họ cá sấu mõm dài (Gouvialidae)
Chỉ có một loài là Gouvialidae gangeticus hay còn gọi là cá sấu sông Hằng,
sống ở Ấn Độ, chiều dài trung bình 6m (Melvin Bolton, 1990).


3


2.1.2. Những loài cá sấu phân bố tại Việt Nam
Cá sấu là loài bò sát lưỡng cư, sống được trên cạn lẫn dưới nước, ở cả đầm
lầy nước ngọt và vùng nước lợ, ở Việt Nam có 2 loài cá sấu chính là cá sấu Hoa Cà
và cá sấu Xiêm.
2.1.2.1. Cá sấu Hoa Cà (crocodylus prosus )
Phân bố: Australia, Banglades, Brunei, Mianma, Cambodia, Indonesia,
Philippines, Thailand, Việt Nam.
Đây là một trong những loài cá sấu có kích thước lớn nhất, trung bình dài 6 –
7m, hung dữ,tấn công người. Chúng sinh sống ở khu vực ven bờ biển nước lợ và và
còn thấy ở các vùng nước ngọt như cửa sông, đầm lầy… Trước nay chúng có vùng
phân bố rộng tại Đông Nam Á. Tại Việt Nam, trước đây cá sấu nước lợ phân bố từ
Vũng Tàu, Cần Thơ đến Kiên Giang, Phú Quốc, Côn Đảo… Hiện nay do tình tang
săn bắt quá mức nên loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng, hiện không còn thấy
ngoài tự nhiên mà chỉ còn khoảng 70 con nuôi tại Cần Giờ.

Trung

Cá sấu Hoa Cà cái thành thục lúc 6-10 tuổi, dài 2,2 - 2,5m. Chúng làm tổ đẻ
trứng vào mùa mưa, mỗi lần đẻ khoảng 40- 60 trứng và ấp nở trong 80 – 90 ngày.
tâm
Học
@ Tàiphẩm
liệucaohọc
Hoa liệu
Cà là ĐH
loài bộCần
da có Thơ

giá trị thương
nhất.tập và nghiên cứu
Cá sấu
2.1.2.2. Cá sấu Xiêm (crocodylus siamensis )
Cá sấu Xiêm sinh sống ở các vùng đầm lầy nước ngọt, hồ, sông, suối có
dòng chảy chậm. Kích thước nhỏ, chiều dài tối đa có thể lên tới 4m, trung bình
khoảng 3m. Chúng giao phối từ tháng 12 đến tháng 3, mỗi năm đẻ 1 lần từ tháng 4
đến tháng 10, đào hố làm tổ trước khi đẻ khoảng 1 tuần. Mỗi lần đẻ khoảng 20 – 50
trứng và ấp nở sau 75 – 85 ngày.
Trước đây cá sấu nước ngọt được tìm thấy nhiều ở sông Đồng Nai, Tây
Nguyên và khắp Nam bộ. Do hiện tượng săn bắt quá mức nên phạm vi sống thu
hẹp dần và còn thấy rất ít ở Kontum, Đaklac. Hiện nay hầu như không còn tìm thấy
cá sấu hoang dã trong tự nhiên.
Đây là loài cá sấu dễ thuần hóa và nuôi dưỡng, hiện đang được chú ý phát
triển trong chăn nuôi cá sấu lấy da và thịt thương phẩm tại Việt Nam.
Ngoài 2 loài cá sấu nói trên, Việt Nam còn có khoảng trên 100 cá sấu ngoại
nhập do Cuba trao tặng vào tháng10/1985. Phần lớn là cá sấu Cuba (crocodylus
rhombifer) và một số ít crocodylus acutus, hiện chúng được nuôi ở thành phố Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Phú Quốc và Hà Nội. Cá sấu lai giữa cá sấu Xiêm và cá sấu

4


Cuba cũng được nhân giống và đưa vào chăn nuôi nhưng giá trị thương phẩm
không cao.
2.1.3. Khóa định loài cá sấu ở Việt Nam (Võ Đình Sơn, 2006)
Có 1 – 2 đôi tấm sau chẩm : cá sấu nước ngọt (crocodylus siamensis)
Thiếu tấm sau chẩm : cá sấu nước lợ (crocodylus prosus)

Hình 1: Cá sấu Hoa cà (crocodylus prosus)Hình 2: Cá sấu Xiêm (crocodylus siamensis)


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.4. Đặc điểm sinh học của cá sấu

Cá sấu có nhiều loài nhưng đặc điểm sinh học khá giống nhau.
2.1.4.1. Nhiệt độ cơ thể
Cá sấu là loài bò sát biến nhiệt, không thể tự điều hòa thân nhiệt được nên cơ
thể chúng phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Chúng sưởi ấm bằng cách phơi nắng,
há miệng to để hấp thụ nhiệt. Ngược lại khi cần làm mát cơ thể, chúng chui vào
bóng râm hoặc dầm mình xuống nước (Grigg và Alchin, 1976. Melvin Bolton trích
dẫn, 1990).
Do đặc tính thân nhiệt như vậy nên cá sấu rất dễ chết ngất khi nhiệt độ lên
quá cao. Ngược lại khi nhiệt độ hạ thấp sẽ làm cho chúng ăn kém hoặc ngừng ăn,
nếu thấp dưới 7,20C thì chúng không giữ được thăng bằng trong nước và sẽ bị chìm
xuống đáy hồ và chết. Nhiệt độ thích hợp cho cá sấu là 25 - 300C, với cá sấu con là
27 - 350C (Pooley, 1971, trích dẫn bởi Melvin Bolton, 1990).
2.1.4.2. Hô hấp
Cá sấu hô hấp bằng phổi, phổi lớn và cấu tạo khá hoàn thiện. Lỗ mũi cá sấu
nằm ở đỉnh hàm trên của mõm, không mở ra trực tiếp mà thông với hố mũi nằm sâu

5


trong họng. Hố mũi được che đậy bởi một van nhỏ có thể nâng lên đến trên khẩu
cái, tách rời khoang miệng với khí quản giúp cá sấu ăn dưới nước không bị nước
tràn vào khí quản và đảm bảo giúp cá sấu thở bình thường khi đưa đầu mũi khỏi
mặt nước dù miệng chúng đang đóng hay mở (Melvin Bolton, 1990).
2.1.4.3. Cơ quan cảm giác
Não cá sấu có kích thước nhỏ nhưng rất phức tạp. Khứu giác rất phát triển
nên chúng nhận mùi rất nhanh, cuối cuống họng có 2 tuyến xạ hương và 2 tuyến

khác nằm trong lỗ huyệt giúp chúng có thể giao tiếp và nhận biết nhau.
Tai cá sấu khá thính, lỗ tai nằm ngay sau mắt, được bảo vệ bằng một lá che
di động. Cá sấu bố mẹ thường lắng nghe và đáp lại tiếng gọi của đàn con.
Mắt cá sấu có cấu trúc giúp cho nó có thể nhìn rõ cả ban ngày lẫn ban đêm.
Vị trí mắt giúp cá sấu có góc nhìn lớn cả chiều ngang lẫn chiều thẳng đứng. Cá sấu
có mí mắt thứ 3 trong suốt, gặp ánh sáng mạnh đồng tử lập tức co lại tạo 1 khe
thẳng đứng.

Trung

Ngoài ra, cá sấu còn có những nhú vị giác ở trên lưỡi và nhú xúc giác ở trên
hàm (Bellais, 1971, trích dẫn bởi Melvin Bolton, 1990). Khác với các loài bò sát
tâm
liệu
CầncơThơ
liệu
học
tập
nghiên
cứu
ở cá sấu
cònĐH
có những
quan @
cảm Tài
giác về
áp lực
nằm
dướivà
răng

(Pooley và
khác,Học
Gans, 1976, trích dẫn bởi Melvin Bolton, 1990).
2.1.4.4. Dinh dưỡng và sinh trưởng
Cá sấu là loài ăn thịt, thức ăn chủ yếu là ếch, nhái, cá, chim, thú nhỏ… Đôi
khi chúng tấn công các thú lớn kể cả con người. Trong chăn nuôi người ta thường
cho ăn cá và các phế phẩm lò sát sinh như lòng heo, bò, gà vịt…
Răng cá sấu hình nón, hơi cong vào trong và cắm sâu vào trong hàm. Răng
mới được tạo ra liên tục để thay thế răng cũ nên không thể dùng răng để định tuổi cá
sấu. Hàm cá sấu khoẻ nhưng không thể nhai nghiền thức ăn mà chỉ có tác dụng bắt
giữ, do đó cá sấu thường nuốt trọn con mồi (Melvin Bolton, 1990).
Cá sấu tiêu hoá thức ăn khá nhanh, dạ dày có vách khoẻ và dày, chúng có thể
nuốt sỏi đá để hỗ trợ tiêu hoá. Cá sấu có thể ngừng ăn nhiều tháng và chỉ yếu dần đi
mà không chết (Trần Văn Vỹ, 2001). Trong chăn nuôi nên chú ý cho cá sấu ăn đầy
đủ để giúp chúng lớn nhanh và mau đạt đến kích thước thương phẩm.

6


2.1.4.5. Sinh sản
Tùy giống mà cá sấu có thời gian thành thục khác nhau, những giống nhỏ sẽ
thành thục sớm hơn, cá sấu nuôi cũng thành thục sớm hơn cá sấu hoang dã, chúng
sinh sản đến già và thường một con đực giao phối với nhiều con cái .
Cá sấu đẻ 1 lần/năm vào đầu mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mỗi lần đẻ
20 – 50 trứng vào các ụ đất mà chúng đào làm tổ, mỗi trứng đẻ cách nhau 30 – 40
giây và ấp nở trong 75 – 85 ngày, nhiệt độ ấp khoảng 30 – 330C, độ ẩm 90%.
Trước khi đẻ 3 – 5 ngày, khóe mắt cá sấu thường có những giọt nước mắt
lớn, chúng thường đẻ vào ban đêm và rất hung dữ khi người hoặc thú đến gần ổ.
Đến thời gian nở cá sấu mẹ nghe tiếng cá sấu con sẽ đào tổ và gắp cá sấu con ra gần
mép nước nước (Pooley và Gans, 1976, trích dẫn bởi Melvin Bolton, 1990).

2.1.4.6. Da
Giống như các loài động vật khác, da cá sấu gồm có 2 lớp riêng biệt: lớp
biểu bì ở ngoài mỏng có nhiệm vụ tạo da mới và những mảng xương. Lớp dưới dày
chịu đựng tốt do những sợi xoắn với nhau, chứa dây thần kinh, mạch máu và da
xương gắn với vảy, da cá sấu gắn liền với xương sọ trên đầu.

Trung tâm Học
liệu ĐH
Cần
Thơ
@mào
Tàiđôi,
liệu
học
tập vàmại.
nghiên
cứu
Da xương
lưng cá
sấu tạo
thành
ít giá
trị thương
Da bụng,
hông, cổ… có các vảy mụn nhỏ, giá trị thương phẩm cao (Melvin Bolton, 1990).
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ cá sấu
2.1.5.1. Tiếng động
Cá sấu rất nhút nhát và đây là bản năng giúp chúng trốn tránh kẻ thù trong
môi trường hoang dã nhưng rất có hại trong môi trường nuôi nhốt. Khi nghe các
tiếng động mạnh: va chạm giữa dụng cụ lao động, tiếng ồn của khách tham quan…

chúng sẽ hoảng sợ dồn đống lại, nằm đè lên nhau dể dẫn đến chết ngộp hoặc bỏ ăn
dẫn đến yếu dần và chết (Melvin Bolton, 1990).
2.1.5.2. Ánh sáng
Ánh sáng mặt trời rất cần thiết cá sấu để giữ thân nhiệt và giúp xương tăng
trưởng tốt. Ánh nắng chỉ tốt vào các thời điểm 7 – 10h và sau 15h30 nên cần chú ý
bố trí bóng râm để cá sấu ẩn mình trong giai đoạn nắng gắt. Trong chuồng nuôi cá
sấu nên trồng nhiều cây xanh và bố trí đảm bảo cho sự hài hoà giữa ánh sáng và
bóng mát giúp cá sấu phát triển tốt (Trần Văn Vỹ, 2001).

7


2.1.5.3. Nhiệt độ
Cá sấu là loài bò sát biến nhiệt nên yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe cá sấu. Nếu nhiệt độ dưới 250C, cá sấu kém ăn, dưới 160C, cá sấu ngừng ăn
hoàn toàn, khi nhiệt độ dưới 7,20C, chúng không giữ được thăng bằng trong nước và
chìm xuống đáy hồ rồi chết.
Tuyến mồ hôi của cá sấu không phát triển nên chúng dễ bị chết ngất khi
nhiệt độ lên quá cao hoặc nước trong hồ quá ít.
Cá sấu con có sức kháng bệnh yếu nên khi thời tiết thay đổi đột ngột, chúng
rất dễ bị chết. Do đó khi nuôi cá sấu con thì vấn đề nhiệt độ phải được chú trọng để
tránh hao hụt (Melvin Bolton, 1990).
2.1.5.4. Nguồn nước
Nước là một yếu tố rất quan rọng đối với các loài bò sát sống lưỡng cư như
cá sấu. Nước vừa là môi trường sống, điều hoà thân nhiệt vừa để uống. Do đó
nước nuôi cá sấu luôn phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không có phèn, lượng
ammoniac trong nước phải thấp, điều này đảm bảo cá sấu không bị nhiễm bệnh và
tốc độ tăng trưởng nhanh (Melvin Bolton, 1990).

Trung tâm Học liệu

ĐHDinh
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.1.5.5.
dưỡng
Cá sấu là loài ăn thịt, theo một số nghiên cứu, cá sấu hầu như không có khả
năng đồng hoá nguồn đạm thực vật, cá sấu cũng không ăn được thức ăn nhồi trộn
hoặc mồi lạ. Thay đổi loại thức ăn có thể làm cá sấu bỏ ăn, tốt nhất là cho cá sấu ăn
cá, chuột, chim…với lượng thức ăn vừa đủ (1/70 trọng lượng thân/ngày) và thay đổi
luân phiên để kích thích thèm ăn của chúng. Nguồn thức ăn cũng phải đảm bảo
chất lượng, hạn chế các bệnh đường tiêu hoá ở cá sấu. Ngoài ra nên bổ sung lượng
vitamin và khoáng chất trong thức ăn để giúp chúng phát triển tốt hơn và hạn chế
các bệnh do dinh dưỡng (Melvin Bolton, 1990).
2.1.5.6. Mật độ nuôi
Cá sấu từng lứa tuổi nên nuôi riêng với mật độ thích hợp sao cho luôn có
khoảng trống để chúng vận động. Nuôi cá sấu với mật độ phù hợp giúp kiểm soát
được sự phát triển, tiện chăm sóc và vệ sinh chuồng trại, nguy cơ nhiễm bệnh thấp.
Nuôi cá sấu mật độ cao sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh, dễ chết ngộp khi nằm đè
lên nhau, khó kiểm soát các hiện tượng bất thường, lại dễ đánh nhau gây thương
tích, dễ dẫn đến còi cọc (Trung tâm khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh, 2006).

8


2.1.5.7. Chuồng trại
Chuồng thường làm bằng xi măng, đáy láng để tránh ký sinh trùng bám vào
hoặc xây xát da bụng, chuồng phải có độ sâu, mực nước hợp lý và phải bố trí nơi
phơi nắng cũng như bóng râm cho cá sấu (công ty Lâm nghiệp Sài Gòn, 2000).
2.1.5.8. Chăm sóc
Cần quan sát thường xuyên để phân biệt được các cử chỉ, động thái bất

thường của cá sấu để có biện pháp xử lý kịp thời. Nuôi cá sấu cần chú ý luôn giữ
mực nước thích hợp, cho ăn đủ và theo dõi phát hiện các bất thường như tiêu chảy,
bỏ ăn, răng không thẳng hàng, chân yếu, còi cọc (Võ Đình Sơn, 2006).
2.2. Tình hình chăn nuôi cá sấu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Thế giới (Lâm Thanh Tùng, 1999)

Trung

Mục đích ban đầu của việc nuôi cá sấu là để bảo tồn loài bò sát đang đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng này. Hiện nay, số lượng cá sấu được phát triển đáng kể
và nhu cầu da trên thị trường cũng đòi hỏi nhiều nên chăn nuôi cá sấu phát triển
mạnhHọc
ở nhiều
nước
với Cần
các trạiThơ
cá sấu @
tiêu Tài
biểu. liệu học tập và nghiên cứu
tâm
liệu
ĐH
2.2.1.1. Trại Samut Prakan (Thailand)
Trại được thành lập vào thập niên 50 thế kỉ 20, là trại đầu tiên của châu Á và
lớn nhất Thái Lan. Hiện nay trại có khoảng 60.000 cá sấu nuôi với mô hình khép
kín chăn nuôi – nhân giống – lai tạo – sản xuất da mỹ nghệ kết hợp với du lịch rất
thành công.
2.2.1.2. Trại cá sấu Cuba
Trại thành lập với mục đích chủ yếu là bảo tồn 2 loài cá sấu địa phương là
crocodylus rhombifer và crocodylus acutus, trại cũng lai tạo thành công 2 loài cá

sấu trên.
2.2.1.3. Trại cá sấu Mỹ
Gồm nhiều trại tập trung ở phía Nam, chủ yếu nuôi cá sấu Bắc Mỹ (Alligator
Mississpiensis)
2.2.1.4. Trại cá sấu Zimbabwe
Nhằm bảo tồn cá sấu thiên nhiên trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt
quá mức, chính phủ nơi này đã thành lập một số trại nuôi và đạt thành công lớn.

9


Ngoài hiệu quả kinh doanh với số lượng cá sấu lớn (khoảng 50.000 con), trại còn
thả cá sấu về thiên nhiên để phục hồi lại đàn cá sấu hoang dã.
2.2.1.5. Trại cá sấu ở Úc
Chủ yếu nuôi crocodylus prosus và rất thành công trong lĩnh vực ấp trứng,
chăn nuôi, xuất khẩu con giống và da thương phẩm.
Ngoài ra, Liên hợp quốc còn tài trợ nhiều dự án bảo tồn và khôi phục cá sấu
thiên nhiên ở một số nước như Ấn Độ, Myanmar, Mexico, Kenya…
2.2.2. Việt Nam
Cá sấu tự nhiên hiện đang mất dần, con cá sấu cuối cùng được bắt trong thiên
nhiên tại Phú Quốc vào năm 1995 hiện nuôi tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Vào khoảng năm 1980, một số cơ sở nuôi cá sấu với số lượng rất ít như Thảo
Cầm Viên, Lâm Viên Cần Giờ… chủ yếu nuôi với mục đích kinh doanh du lịch với
2 giống crocodylus prosus và.crocodylus siamensis.
Vào đầu thập niên 90 , Việt Nam được Cuba trao tặng khoảng 100 con cá sấu
gồm 2 giống crocodylus rhombifer và crocodylus acatus (Võ Đình Sơn, 2006).

Trung tâm Học
ĐH nuôi
Cần

@ngọt
Tài(crocodylus
liệu họcsiameis)
tập vàđang
nghiên
cứu
nay nghề
cá Thơ
sấu nước
trong giai
Hiệnliệu
đoạn bắt đầu phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm bán gồm có cá sấu
con, da tươi và da thành phẩm nhưng hiện sản lượng xuất khẩu chưa đáng kể.
Tháng 6/2006, tổng đàn cá sấu tại các trại và các hộ chăn nuôi gia đình ở
thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 78.000 con. Tại Cà Mau, theo số liệu tháng
2/2006, toàn tỉnh có khoảng 1000 hộ nuôi cá sấu với khoảng 13000 con, tập trung
nhiều ở Đầm Dơi và thành phố Cà Mau, các hộ nuôi từ vài chục đến vài trăm con,
có hộ nuôi đến gần 3000 con (Thái Thanh Tuyền, 2001).
Hiện nay các tỉnh Nam bộ đang rộ lên phong trào nuôi cá sấu, ngoài các trại
với qui mô công nghiệp thì các hộ nuôi gia đình qui mô nhỏ rải rác ở khắp nơi.
Tại Việt Nam hiện có 5 trại cá sấu đã được cấp chứng chỉ CITES và cho
phép làm thủ tục xuất khẩu các sấu từ đời F2.
- Công ty cá sấu Hoa Cà
- Cơ sở cá sấu Tồn Phát
- Công ty du lịch Suối Tiên
- Công ty Lâm Nghiệp Sài Gòn

10



- Trại cá sấu Sáu Đang – Long Xuyên (Võ Đình Sơn, 2006).
Nhìn chung hiện nay trình độ nuôi cá sấu còn thấp, không có tài liệu khoa
học kỹ thuật để hướng dẫn, chưa có tiêu chuẩn để chọn và và nhân giống cá sấu, giá
thành còn cao so với khu vực và nguồn tiêu thụ sản phẩm rất bấp bênh.
2.3. Kỹ thuật nuôi ấp trứng cá sấu
2.3.1. Sinh lý sinh sản của cá sấu (Melvin Bolton, 1990)
2.3.1.1. Giới tính và tuổi thành thục sinh sản
Cá sấu thành thục sinh sản và bắt đầu đẻ trứng từ 6 – 10 tuổi, chiều dài
khoảng 1,8 – 2m. Cá sấu cái có tầm vóc nhỏ, đầu nhỏ và ngắn,thân và cổ nhỏ hơn
cá sấu đực. Cách chính xác nhất để định tính phái là khám lỗ huyệt (chỉ áp dụng
với cá sấu trưởng thành trên 1 năm tuổi hoăc dài hơn 1 m): dùng tay mang găng
khám vào lỗ huyệt sẽ chạm được dương vật hình nón với cá sấu đực, ở cá sấu cái
không có cơ quan này.
Cá sấu xiêm thường giao phối từ tháng 12 – tháng 3 dương lịch, chúng giao
phối ở trong nước có độ sâu 0,5 – 1,5m.
2.3.1.2.
trình
đẻ trứng
Trung tâm Học liệu
ĐHQuá
Cần
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Sau khi thụ tinh một tháng, cá sấu sẽ đẻ trứng. Cá sấu đẻ một lần/năm từ
tháng 4 – tháng 10 dương lịch với số lượng từ 20 – 50 trứng. Trước khi đẻ một tuần
cá sấu cái tìm chỗ để làm ổ đẻ bằng đất cát cây cỏ… trộn với bùn. Cá sấu thường
đẻ vào đêm lúc vắng người, chúng thường chảy nước mắt trước khi đẻ, sau khi nước
nhờn xuất hiện nhiều ở cơ quan sinh dục thì trứng rơi ra liên tục cho đến hết. Sau
khi đẻ trứng chúng nằm im một lúc rồi đào đất lấp tổ lại thành ụ đất.
2.3.1.3. Quá trình ấp trứng

Cá sấu không nằm ấp trứng như gà, chim mà đào một hố cách ổ đẻ khoảng
1m rồi nằm im canh trứng, thỉnh thoảng quẫy đuôi cho nước bắn lên để giữ ẩm tổ,
bản thân cá sấu mẹ đi kiếm ăn gần ổ chờ khi trứng nở.
2.3.1.4. Quá trình trứng nở
Thời gian ấp nở kéo dài từ 75 – 85 ngày tùy theo loài cá sấu và thời tiết, đặc
biệt là nhiệt độ và ẩm độ. Đến ngày nở người ta có thể nghe tiếng cá sấu con trong
ổ và bới đất mở ổ cho chúng bò ra. Cũng như gia cầm, cá sấu con có khả năng đục
vỏ và chui ra khỏi trứng, nhưng cũng có tùy vào sức khỏe của cá sấu con và cấu tạo
của trứng. Trong tự nhiên, cá sấu mẹ cũng có khả năng giúp con chui ra khỏi trứng.

11


2.3.2. Đại cương về trứng
Trứng cá sấu có màu trắng đục hình bầu dục 2 đầu đều bằng nhau to cỡ trứng
ngỗng. Trứng có vỏ cứng bên ngoài, vỏ lụa bên trong, lúc đẻ được 1 ngày phía trên
của trứng hình thành 1 đốm trắng trong là đĩa phôi và sẽ phát triển theo 2 phía của
trứng cho đến khi chiếm hết diện tích của trứng. Người ta gọi là điểm trong, biểu
hiện cho khả năng phái triển của phôi ở phía bên trong.
Trứng cá sấu bao gồm lòng đỏ ở giữa và lòng trắng bao quanh bên ngoài,
khác với trứng gia cầm, trứng cá sấu không có dây chằng cố định vị trí phôi mà phôi
cá sấu luôn nằm ở vị trí phía trên của lòng đỏ.
Nếu phôi lệch xuống phía dưới trong khi đẻ khi túi phôi chưa gắn liền với vỏ
trứng thì nó có khả năng duy trì theo vị trí cũ và phát triển bình thường. Ngược lại,
khi túi phôi đã gắn liền với vỏ trứng nếu bị lay động mạnh và phôi lệch thì phôi sẽ
chết. Do đó, khi ấp trứng cá sấu bằng máy phải chú ý không được đảo trứng.
2.3.3. Các giai đoạn phát triển của trứng cá sấu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


Hình thái của phôi trong các giai
đoạn phát triển của trứng

Hình thái của trứng trong các giai
đoạn phát triển của trứng

Hình 3: Các giai đoạn phát triển của trứng cá sấu

12


2.3.4. Phương pháp ấp trứng
Người ta ấp trứng cá sấu theo kinh nghiệm ở từng nơi và điều kiện từng nước
nhưng nhân tố chính quyết định sự thành bại của ổ ấp là nhiệt độ và ẩm độ.
Có thể ấp trứng nhân tạo hoàn toàn bằng máy ấp hoặc ấp theo kiểu tự nhiên
bằng cách dùng đất cát phù sa bờ sông trộn với lá cây làm ổ ấp.

HìnhHọc
4: Lấyliệu
trứng ĐH
cá sấuCần
ra khỏiThơ
tổ đẻ @ Tài
Hình
5: Ấp
trứngtập
cá sâu
máy ấp cứu
Trung tâm
liệu

học
vàbằng
nghiên

2.3.5. Nở trứng
Thời gian ấp trứng có thể dao động 3 tuần tùy theo nhiệt độ và một số yếu tố
khác. Khi gần đến thời điểm nở nên kiểm tra trứng thường xuyên 2 ngày/lần. Dấu
hiệu đầu tiên khi trứng gần nở là tiếng động của cá sấu con bên trong, có thể kích
thích nở bằng cách đập nhẹ hay đào bới tổ khi đã qua thời gian ấp bình thường mà
không thấy có dấu hiệu nở, cá sấu con dễ dàng ra khỏi trứng, đầu mõm chúng lúc
này có 1 sừng nhỏ sẽ bị rụng đi (răng của trứng), chúng phải được giữ 1 – 2 ngày để
chân khô lại sau khi nở (Melvin Bolton, 1990).
2.3.6. Chăm sóc con mới nở
Cá sấu con mới nở trong điều kiện tốt và đúng thời gian sẽ có bụng tròn,
đóng lại và có một sẹo nhỏ, các chân ướt sẽ tự khô và tự tách rời. Cá sấu nở sớm
thường có bụng giãn và kẽ hở mở ra thấy noãn hoàng bên trong, với các cá sấu này
không nên cho vào nước sớm vì sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễn trùng noãn hoàng và
rốn. Phải giữ chúng trong phòng ấp ở nhiêt độ 340C giúp gia tăng hấp thu lòng đỏ
và cá sấu con khỏe mạnh nhanh.

13


×