Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT VÀ BỆNH LÝ LÂM SÀNG THƯỜNG XẢY RA TRÊN HEO NÁI ĐẺ VÀ HEO CON THEO MẸ TẠI TRUNG TÂM GIỐNG VẬT NUÔI BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.91 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT VÀ BỆNH
LÝ LÂM SÀNG THƯỜNG XẢY RA TRÊN HEO NÁI ĐẺ VÀ
HEO CON THEO MẸ TẠI TRUNG TÂM GIỐNG
VẬT NUÔI BÌNH THUẬN

Họ và tên sinh viên: LÂM QUỲNH TRÂM
Lớp

: TC03TYBN

Ngành

: THÚ Y

Niên khóa

: 2003 - 2008

Tháng 06 /2009


KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT VÀ BỆNH
LÝ LÂM SÀNG THƯỜNG XẢY RA TRÊN HEO NÁI ĐẺ
VÀ HEO CON THEO MẸ TẠI TRUNG TÂM GIỐNG
VẬT NUÔI BÌNH THUẬN

Tác giả



LÂM QUỲNH TRÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. LÊ ANH PHỤNG

Tháng 06 năm 2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: LÂM QUỲNH TRÂM
Tên khóa luận: “Khảo sát một số chỉ tiêu về năng suất và bệnh lý lâm sàng
thường xảy ra trên heo nái đẻ và heo con theo mẹ tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi
Bình Thuận”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn, các ý kiến nhận
xét, đóng góp của Hội Đồng thi tốt nghiệp khóa 2003 - 2008 ngày: ..…./……./……….
Giáo viên hướng dẫn

TS. LÊ ANH PHỤNG

ii


CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu và kinh nghiệm thực tiễn
cho tôi trong suốt quãng đời sinh viên để làm hành trang vào đời.
- TS. LÊ ANH PHỤNG
Đã hết lòng dạy bảo, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
- Ban Giám Đốc Trung Tâm Giống Vật Nuôi Bình Thuận.
- Các anh, em, cô, chú ở Trung Tâm Giống Vật Nuôi Bình Thuận.
Đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
- Gia đình, người thân và các bạn cùng lớp Bác Sỹ Thú Y 03 Bình Thuận thân yêu.
Đã chia sẽ cùng tôi những vui buồn trong thời gian học cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp
đỡ trong lúc thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Lâm Quỳnh Trâm

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát một số chỉ tiêu về năng suất và bệnh lý lâm sàng thường xảy ra
trên heo nái đẻ và heo con theo mẹ tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Bình Thuận” được
thực hiện tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Bình Thuận, thời gian từ ngày 01 / 10/ 2008
đến ngày 01 / 02 / 2009.
Kết quả thu được như sau:
(1) Nhiệt độ và ẩm độ trung bình giữa các tháng là có sự khác biệt, trong đó:
- Nhiệt độ trung bình là 29,85 ºC. Ẩm độ trung bình là 58,33 %.
(2) Về năng suất sinh sản trên heo nái đẻ
- Trung bình số đẻ ra còn sống là 9,56 con / ổ, số sơ sinh chọn nuôi là 9,44 con / ổ.
- Trọng lượng sơ sinh bình quân trên ổ là 1,61 kg / con.

- Trung bình số heo con cai sữa là 9,17 con con / ổ, trọng lượng cai sữa là 9,25 kg /
con.
(3) Bệnh trên heo nái bao gồm:
- Viêm tử cung (6,98 %), đẻ khó (2,33 %), viêm vú (2,33 %) và sót nhau (0 %).
- Tỷ lệ chữa khỏi là 100 %; thời gian điều trị trung bình là 3,6 ngày / ca.
(4) Bệnh trên heo con theo mẹ chiếm (20,02 %). Trong đó, tiêu chảy (17,50 %), bệnh
đường hô hấp (2,02 %) và bệnh viêm khớp (0,50 %).
- Tỷ lệ ngày con tiêu chảy là 5,45 %.
- Kết quả điều trị khỏi bệnh heo con trung bình là 92,74 %.
- Thời gian điều trị trung bình cho 1 ca: bệnh tiêu chảy là 2,38 ngày, bệnh viêm khớp
là 3,25 ngày và bệnh đường hô hấp là 4,09 ngày.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.......................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn .................................................................................ii
Cảm tạ ........................................................................................................................... iii
Tóm tắt............................................................................................................................iv
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ..............................................................................................vi
Danh sách các bảng ......................................................................................................vii
Danh sách các hình, biểu đồ và sơ đồ ......................................................................... viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu.................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .........................................................................................3
2.1. Cấu tạo và chức năng của bộ phận sinh dục cái .....................................................3

2.2. Sinh lý sinh sản heo nái .........................................................................................3
2.3. Sinh lý heo con .........................................................................................................7
2.4. Bệnh trên heo nái khi sinh và sau khi sinh ..............................................................7
2.5. Bệnh trên heo con theo mẹ .....................................................................................14
2.6. Giới thiệu về Trung Tâm Giống Vật Nuôi Bình Thuận .........................................20
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...............................20
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện.............................................................................20
3.2. Đối tượng khảo sát..................................................................................................20
3.3. Nội dung khảo sát...................................................................................................20
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................29
4.1. Khảo sát tiểu khí hậu chuồng nuôi .........................................................................29
4.2. Một số chỉ tiêu về năng suất của heo tại trại ..........................................................31
4.3. Một số bệnh xảy ra trên heo nái đẻ và kết quả điều trị .........................................34
4.4. Một số bệnh trên heo con theo mẹ và kết quả điều trị............................................37
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48
v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLHCSBQ: Trọng lượng heo cai sữa bình quân.
TLĐK: Tỷ lệ đẻ khó
TLST: Tỷ lệ sảy thai
TLSN: Tỷ lệ sót nhau
TLVTC: Tỷ lệ viêm tử cung
TLVV: Tỷ lệ viêm vú
TLHCTC: Tỷ lệ heo con tiêu chảy
TLNTCHC: Tỷ lệ ngày tiêu chảy heo con
TLBĐHH: Tỷ lệ bệnh đường hô hấp
TLVK: Tỷ lệ viêm khớp

TLCK: Tỷ lệ chữa khỏi
TGĐTTB: Thời gian điều trị bệnh trung bình

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tần suất phân lập vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy heo con theo mẹ ............13
Bảng 2.2: Mức nhiệt độ thích hợp cho heo qua từng giai đoạn theo khối lượng cơ
thể ...............................................................................................................................14
Bảng 3.1: Các loại thức ăn hỗn hợp được sử dụng cho trại .........................................21
Bảng 3.2: Chương trình phòng bệnh cho đàn heo tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Bình
Thuận ............................................................................................................................23
Bảng 4.1: Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi qua thời gian theo dõi ...............................29
Bảng 4.2: Năng suất sinh sản của các heo nái khảo sát................................................32
Bảng 4.3: Các chỉ tiêu năng suất trên heo cai ..............................................................33
Bảng 4.4: Tỷ lệ bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh và thời gian điều trị một số bệnh thường xảy ra
trên heo nái đẻ tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Bình Thuận ....................................... 35
Bảng 4.5: Một số bệnh lý thường gặp trên heo con theo mẹ theo giai đoạn tuổi.........37
Bảng 4.6: Tỷ lệ ngày tiêu chảy ở heo con ...................................................................39
Bảng 4.7: Kết quả điều trị bệnh trên heo con theo mẹ ................................................41
Bảng 4.8: Thời gian điều trị bệnh trung bình trên heo con theo mẹ ............................44

vii


DANH S ÁCH C ÁC H ÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Trang
HÌNH

Hình 3.1: Heo nái và heo con theo mẹ tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Bình Thuận ...... 23
Hình 3.2: Công nhân đang phun thuốc sát trùng trại heo tại Trung Tâm Giống Vật
Nuôi Bình Thuận ...........................................................................................................23
Hình 3.3: Dụng cụ đo nhiệt độ và ẩm độ ....................................................................25
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi qua thời gian theo dõi ..........................30
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ các bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ theo giai đoạn tuổi .....37
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ ngày tiêu chảy heo con theo giai đoạn tuổi ....................................40
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh trên heo con theo mẹ ........................................41
Biểu đồ 4.5: Thời gian điều trị bệnh trung bình trên heo con theo mẹ ........................44
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Chu kỳ động hớn (21 ngày)...........................................................................4
Sơ đồ 2.2: Sự tăng trưởng của phôi, màng nhau, dịch tử cung và chiều dài phôi ..........5
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của Trung Tâm Giống Vật Nuôi Bình Thuận ...................18

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ta trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa hội nhập vào nền
kinh tế khu vực và thế giới, đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển không ngừng
trên mọi lĩnh vực, mức sống người dân ngày càng cao, đi đôi với nhu cầu về thực
phẩm, từ đó thúc đẩy ngành chăn nuôi công nghiệp phát triển, đặc biệt là chăn nuôi
heo.
Để tạo ra các giống có năng suất cao, tăng khả năng sinh sản … các nhà chăn nuôi,
nhà chọn giống, di truyền học đã không ngừng chọn lọc, áp dụng các biện pháp kỹ
thuật lai tạo và nhân giống. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố bệnh tật vẫn không ngừng xảy
ra trên heo nái nuôi con và heo con theo mẹ. Ngoài chi phí thuốc điều trị, bệnh còn ảnh

hưởng đến hiệu quả chăn nuôi như: giảm khả năng sinh sản, số con đẻ ra thấp, tử số
cao, chậm lớn, lây truyền mầm bệnh…
Bệnh có nhiều nguyên nhân, nên việc chẩn đoán cũng như đề xuất và các biện pháp
phòng trị một số bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc quan sát theo dõi về
mặt lâm sàng sẽ góp phần không nhỏ vào công tác chẩn đoán cũng như phòng trị bệnh.
Do đó, cần khảo sát để đánh giá tình hình bệnh thường xảy ra và ghi nhận kết quả chăn
nuôi trên heo nái đẻ và heo con theo mẹ trong điều kiện chăn nuôi hiện nay.
Được sự chấp thuận của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM và sự hướng dẫn của TS.Lê Anh Phụng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát một số chỉ tiêu về năng suất và bệnh lý lâm sàng thường xảy ra trên
heo nái đẻ và heo con theo mẹ tại Trung Tâm Giống Vật Nuôi Bình Thuận”.

1


1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu một số chỉ tiêu về năng suất và tỷ lệ xuất hiện của những bệnh xảy ra trên
lâm sàng khi nuôi heo nái đẻ và heo con theo mẹ. Từ đó, đề ra biện pháp phòng và trị
bệnh có hiệu quả hơn.
1.2.2. Yêu cầu
Khảo sát đàn heo nái về những chỉ tiêu liên quan đến năng suất, sức khỏe của heo
nái và heo con.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Cấu tạo và chức năng của bộ phận sinh dục thú cái

Theo Trần Thị Dân (2004), bộ phận sinh dục thú cái gồm có buồng trứng, ống dẫn
trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo và phần sinh dục phía ngoài. Về tổng quát mỗi
phần có chức năng cơ bản sau:
- Buồng trứng tạo trứng và nhiều kích thích tố ảnh hưởng đến hoạt động của những
phần khác trong đường sinh dục.
- Ống dẫn trứng tạo điều kiện cho tinh trùng hoàn thiện khả năng thụ tinh trước khi
gặp trứng, cung cấp môi trường tối hảo cho sự thụ tinh và sự phát triển của phôi trong
giai đoạn trước khi gắn vào tử cung.
- Tử cung tạo môi trường cho tinh trùng di chuyển, phát triển của phôi và là nơi mà
thai bám vào.
- Cổ tử cung tiết chất nhày lúc lên giống và khép kín lúc mang thai.
- Âm đạo là bộ phận giao phối và tiết chất nhày để làm trơn lúc lên giống.
2.2. Sinh lý sinh sản heo nái
2.2.1. Chu kỳ động hớn
Theo Trần Thị Dân (2003), chu kỳ động hớn là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu
động hớn cho đến khi bắt đầu kỳ động hớn kế tiếp. Chu kỳ động hớn chia làm hai pha
rõ rệt với 4 thời kỳ: thời kỳ trước động hớn, thời kỳ động hớn, thời kỳ sau động hớn và
thời kỳ nghỉ ngơi. Diễn biến của chu kỳ động hớn được biểu diễn qua sơ đồ 2.1.
Tuổi thành thục của heo thường vào lúc 7 tháng tuổi nhưng có thể chậm hơn nếu
dinh dưỡng kém. Chu kỳ động hớn khoảng 21 ngày, biến động 11 - 41 ngày. Thời gian
động hớn biến động từ 18 - 96 giờ, trung bình 40 - 46 giờ. Sau khi cai sữa, kỳ động
hớn đầu tiên có thể xảy ra 3 - 7 ngày sau đó. Nhiều heo có thể động hớn 1 - 3 ngày sau
khi sinh con, nhưng đa số heo không có trứng rụng và không thụ thai. Trứng rụng vào

3


giai đoạn cuối của thời kỳ động hớn. Mỗi lần có thể có 10 - 25 trứng rụng (trung bình
16,4).
Rụng trứng


Rụng trứng
Hoàng thể

Nang noãn

Động hớn

Động hớn

Pha nang noãn
(hai thời kỳ sau)

Pha nang noãn
(hai thời kỳ đầu)

Sơ đồ 2.1: Chu kỳ động hớn (21 ngày)
2.2.2. Sự mang thai
Theo Trần Thị Dân (2003), thời gian mang thai được tính từ lúc noãn được thụ tinh
cho đến lúc con được sinh ra, đối với heo thời gian mang thai là 3 tháng 24 ngày. Bao
gồm các giai đoạn: thụ tinh, đóng ổ, phát triển cho đến khi sinh đẻ.
2.2.2.1. Sự thụ tinh
Theo Trần Thị Dân (2004), khi phối giống, noãn được thụ tinh và hợp tử tạo thành
ở 1/3 đầu của ống dẫn trứng. Hợp tử di chuyển đến sừng tử cung sau 2 - 3 ngày. Giai
đoạn phôi bắt đầu khi có sự biệt hóa các tế bào để hình thành các bộ phận. Từ ngày 10
- 12, phôi tiết estrogen và có chiều dài khoảng 5 - 6 mm. Estrogen tiết bởi phôi có vai
trò ức chế sự phân tiết prostaglandin của tử cung; do đó thể vàng của buồng trứng
không bị hủy và tiếp tục tiết kích thích tố progesterone để duy trì sự mang thai. Ở ngày
thứ 13 - 14, phôi dài khoảng 10 mm và bắt đầu định vị (gắn) vào thành tử cung của
heo mẹ. Sau giai đoạn kéo dài, phôi cuộn tròn vào ngày thứ 18.


4


2.2.2.2. Hình thành nhau thai
Theo Trần Thị Dân (2003), khi phôi tăng kích thước thì tiến trình khuếch tán để
nuôi dưỡng hợp tử không còn thích hợp, từ đó cần sự phát triển của nhau thai. Nhau
gồm màng của bào thai (phần nhau của bào thai) và phần nhau của heo mẹ (một phần
nội mạc tử cung).
2.2.2.3. Bào thai tăng trưởng
Theo Hose (1998; Trích dẫn bởi Trần Thị Dân, 2004), vào ngày thứ 21, phôi dài 2 - 3
cm. Xuất hiện đầu, mầm tứ chi, đuôi, cột sống, các cơ quan nội tạng bắt đầu phát triển.
Theo Trần Thị Dân (2004), thời kỳ thai bắt đầu khi xuất hiện các nét đặc trưng về
giải phẫu sinh lý của cơ thể. Trong thời kỳ này, hình thành tứ chi, mũi, miệng, mắt,
lông đuôi, màu sắc lông. Các bộ phận khác cũng tăng sinh rất nhanh.
2.2.2.4. Nhu cầu dinh dưỡng cho heo nái mang thai
Theo Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng (2006), sự
phát triển của thai đi kèm với sự tạo thành của màng thai và sự lớn lên của tử cung. Sự
phát triển của nhau và sự tăng dịch trong tử cung xảy ra trong giai đoạn đầu và giữa
của kỳ mang thai. Cuối giai đoạn hai của kỳ mang thai, sự phát triển của nhau được coi
như hoàn tất (sơ đồ 2.2). Mặt khác, 80 % sự phát triển của thai xảy ra ở giai đoạn thứ
ba, do đó từ khi thụ thai đến khi sinh, nhu cầu dưỡng chất của sự mang thai tăng theo
cấp số mũ.
Trọng
lượng
1200 g

Phôi
Chiều dài phôi


Dịch
Nhau
Ngày mang thai
Sơ đồ 2.2: Sự tăng trưởng của phôi, màng nhau, dịch tử cung và chiều dài phôi (từ mũi
đến khấu đuôi) của heo (Pound và ctv, 1991)
5


Theo Dyck và ctv (1980; trích dẫn bởi Trần Thị Dân, 2004), trong tháng đầu của
thai kỳ, không nên cho heo nái ăn ở mức năng lượng cao. Nái có lượng thức ăn tiêu
thụ trong ngày càng cao (nhiều hơn 1,5 kg / nái) thì tỷ lệ phôi sống càng giảm. Khi nái
ăn 1,5 kg / ngày thì tỷ lệ phôi sống là 82,8 %; còn 3 kg / ngày cho tỷ lệ phôi sống là
71,9 %.
2.2.3. Sự sinh đẻ
2.2.3.1. Dấu hiệu nái sắp sinh
Theo Võ Văn Ninh (1999), khi nặn khám đầu vú chưa thấy có sữa non thì chắc
chắn nái chưa đẻ trong 4 đến 6 giờ sắp tới. Nếu bắt đầu có sữa non rịn ra đầu vú qua 2
lỗ tia sữa thì trong vòng 6 giờ nái sẽ hạ thai. Nếu nặn khám đầu vú thấy các vú đều có
sữa non vọt thành tia dài thì trong vòng 2 giờ sẽ hạ thai. Nếu thấy bộ sinh dục có nước
nhờn màu hồng và có lợn cợn những hạt như hạt đu đủ (đó là cứt su heo con bài tiết
ra) thì trong vòng nửa giờ sau sẽ hạ thai. Nếu thấy nái nằm nghiêng một bên, hơi thở
đứt quãng, ép bụng, ép đùi, quẩy đuôi rặn đẻ thì chỉ vài mươi giây sau nái sẽ hạ thai.
2.2.3.2. Sinh đẻ
Theo Trần Thị Dân (2003), sinh đẻ chia làm 3 giai đoạn
- Tử cung co bóp để đẩy thai và bọc nước đến cổ tử cung, giai đoạn này từ 2 đến 12
giờ.
- Giai đoạn trục bào thai khi cổ tử cung dãn ra. Một phần bào thai đi qua cổ tử cung
vào âm đạo, đồng thời một hoặc cả hai bọc nước vỡ ra khơi màu cho phản xạ làm các
cơ của thành bụng co bóp. Phản xạ co cơ bụng còn có sự hiện diện của một phần thân
thể thú con trong âm đạo và trong âm môn của thú mẹ. Co bóp của tử cung và của

thành bụng đẩy bào thai đi ra.
-

Giai đoạn trục nhau thai, thường xảy ra ngay sau khi sinh. Thông thường, nhau

thai được bài xuất ra ngoài một khoảng thời gian ngắn sau khi sinh nhưng có thể đi
kèm theo thú con hoặc trong vài trường hợp lại được tống ra trước bào thai.
2.2.4. Giai đoạn nuôi con
Theo Võ Văn Ninh (1999), thông thường nái đẻ tốt, sự tiết sữa bắt đầu gia tăng từ
ngày thứ nhất đến ngày thứ 21 sau khi đẻ, sẽ đạt sản lượng sữa cao nhất rồi sau đó
giảm dần. Vì vậy, ở tuần lễ thứ tư có sự khủng hoảng vì thiếu sữa mẹ trên đàn heo con

6


đang sức tăng trưởng cao, nếu trước đó chưa tập cho chúng quen ăn các loại thức ăn
dặm.
Theo Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng (2006), sự tiết
sữa của heo nái phụ thuộc vào: giống, tuổi (lứa đẻ của nái), thời kỳ tiết sữa trong chu
kỳ, số lượng heo con trong lứa đẻ. Heo nái thường cho sữa trong thời gian từ 6 đến 8
tuần và sự sản xuất sữa ở cao điểm giữa tuần thứ 3 và tuần thứ 5 của kỳ cho sữa.
Trung bình lượng sữa sản xuất trong 8 tuần là 300 - 400 kg.
2.3. Sinh lý heo con
Theo Trần Thị Dân (2004), trong chăn nuôi heo, phần lớn hao hụt xảy ra vào giai
đoạn theo mẹ. Tỷ lệ chết trong thời kỳ 1 - 21 ngày tuổi có thể đến 15 - 30 %, và một
nửa số chết thường xảy ra trong vòng vài ngày sau khi sinh. So với các loài thú khác,
heo con theo mẹ có tỷ lệ chết khá cao. Tổn thất do heo theo mẹ chết có thể chiếm đến
15 % của doanh thu. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này là sự thay đổi
sinh lý của heo lúc sơ sinh.
Theo Dương Nguyên Khang (2005), khi heo con vừa lọt lòng mẹ thì phải thu nhận

thức ăn như sữa hoặc thức ăn tinh để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống. Do đó,
bộ máy tiêu hóa phải được phân hóa nhanh để đáp ứng nhu cầu này. Điều trái ngược
là ở heo con, bộ máy tiêu hóa phải chịu gánh nặng khá lớn so với heo trưởng thành do
bởi khối lượng thức ăn ăn vào cao hơn. Ví dụ ở heo cân nặng 100 kg, lượng ăn vào là
3 kg / ngày, chiếm tỷ lệ 3 %. Trong khi đó, heo con nặng 10 kg, lượng ăn vào là 1 kg /
ngày, chiếm tỷ lệ 10 %. Chính vì lẽ đó, bộ máy tiêu hóa ở heo con phải hoạt động
đáng kể.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), heo con có sức tăng trưởng rất nhanh, nếu được
nuôi dưỡng tốt sẽ đạt trọng lượng gấp đôi trọng lượng sơ sinh vào cuối tuần tuổi thứ
nhất, gấp 5 lần trọng lượng sơ sinh vào cuối tuần tuổi thứ 4 và gấp 10 lần vào tuần thứ
8. Tuy vậy, về mặt tiêu hóa, bộ máy tiêu hóa của heo con theo mẹ chưa hoàn chỉnh về
cơ năng và tổ chức nên hoạt động rất yếu, dễ dẫn đến trục trặc.
2.4. Bệnh trên heo nái khi sinh và sau khi sinh
Ngoài các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến sinh sản, thì trong quá trình
sinh đẻ và nuôi con, nái thường mắc một số bệnh như: đẻ khó, sót nhau, viêm vú, viêm

7


tử cung, kém sữa, mất sữa; những trường hợp này làm ảnh hưởng đến sức khỏe heo
nái và đàn con.
2.4.1. Đẻ khó
Đẻ khó là trường hợp gặp trở ngại trong quá trình đẻ con, làm cho thời gian đẻ lâu
hơn bình thường và có thể dẫn đến tử vong cho heo mẹ và heo con.
Nguyên nhân
Theo Đặng Thanh Tùng (2006), đẻ khó ở heo do nhiều nguyên nhân khác nhau
như:
- Do heo nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình nuôi từ hậu bị đến khi heo
chửa, đẻ, như: ít vận động, cơ bụng, cơ hoành, cơ liên sườn yếu và xương chậu hẹp.
- Do xương chậu hẹp bẩm sinh, do thai quá to vì chế độ ăn uống cho heo nái khi có

thai không đúng quy trình kỹ thuật. Trong quá trình mang thai bị sốt cao do mắc các
bệnh truyền nhiễm.
- Do heo nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hormone kích đẻ quá thấp
trong thời gian đẻ.
- Do heo nái bị liệt 1/3 thân sau; nơi đẻ, cách đỡ đẻ không đúng kỹ thuật hoặc chưa
phù hợp hay do heo đẻ ngược thai...
Triệu chứng
Theo Đặng Thanh Tùng (2006), heo nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ
được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, heo nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết ra nhiều và
có lẫn máu (máu màu hồng nhạt).
Điều trị
Theo Đặng Thanh Tùng (2006), trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép,
cần tiêm oxytocin 20 - 50 UI / 1con nái, có thể tiêm vào tĩnh mạch là tốt nhất. Trường
hợp không có kết quả, cần can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để lấy thai ra.
Sau khi can thiệp xong, cần thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng, dùng các
loại kháng sinh chống viêm tử cung, viêm âm đạo như: ampicillin 10 mg / kg trọng
lượng, ngày tiêm 2 lần; gentamycin 4 % tiêm 1ml / 6 kg trọng lượng và lincomycin 10
% tiêm 1 ml / 10 kg trọng lượng. Dùng các loại thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho heo
như vitamine, B - complex, vitamine C - B1.

8


Phòng bệnh
Theo Đặng Thanh Tùng (2006), cần chọn giống heo hậu bị đúng kỹ thuật về ngoại
hình, heo có hình nêm (phía đầu nhỏ, phía sau to dần). Cần loại bỏ những heo dị dạng,
heo nhỏ, xương chậu hẹp và heo nái quá già. Ngăn chuồng cho heo nái đẻ riêng biệt,
yên tĩnh và giữ vệ sinh. Đỡ đẻ đúng kỹ thuật, không gây ồn ào trong khi heo đẻ. Tăng
cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung kịp thời các nguyên tố vi lượng giúp cho quá
trình tiết hoormone phù hợp với từng giai đoạn..

2.4.2. Viêm tử cung
Bệnh viêm tử cung ở heo nái là một trong những tổn thương đường sinh dục của
heo nái sau khi sinh, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, làm mất sữa, heo con
không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, heo con chậm phát triển. Heo nái chậm động
dục trở lại, không thụ thai, có thể dẫn đến vô sinh và mất khả năng sinh sản.
2.4.2.1. Nguyên nhân
Theo Đặng Thanh Tùng (2006), viêm tử cung do các nguyên nhân sau:
Thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý
- Khẩu phần thiếu hay thừa protein trước và trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng
đến viêm tử cung.
- Heo nái sử dụng quá nhiều tinh bột, gây đẻ khó, dẫn đến viêm tử cung.
- Ngược lại thiếu dinh dưỡng heo nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm không chống lại
vi trùng xâm nhập cũng gây viêm tử cung.
Chăm sóc, vệ sinh
Vệ sinh chuồng trại, tắm rửa giữ sạch sẽ thân thể heo nái, thụt rửa tử cung sau khi
sinh, sử dụng nước sạch làm giảm tỷ lệ viêm tử cung.
Tiểu khí hậu chuồng nuôi
Thời tiết khí hậu quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ dễ đưa đến viêm tử
cung.
Tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe
Heo nái già sức khỏe kém, kế phát một số bệnh nên sức rặn đẻ yếu, thời gian đẻ kéo
dài, đẻ khó dễ đưa đến viêm tử cung.

9


Nhiễm trùng sau khi sinh
- Mầm bệnh có mặt trong ruột, truyền qua niêm mạc đi vào máu, xâm nhập vào tử
cung, nguyên nhân chính của sự xâm nhập này là sự kém nhu động của ruột và nhất là
táo bón.

- Xâm nhập có thể hướng từ ngoài vào do vi khuẩn hiện diện trong phân và nước
tiểu.
- Bệnh nhiễm trùng mãn tính của thận, bàng quang và đường niệu cũng là nguyên
nhân gây nhiễm.
Hầu hết các trường hợp viêm tử cung đều có sự hiện diện của vi sinh vật cơ hội
thường xuyên có mặt trong chuồng nuôi. Lợi dụng lúc sinh sản, tử cung và âm đạo bị
tổn thương chứa nhiều sản dịch, vi trùng xâm nhập đường sinh dục gây viêm tử cung.
Theo Nguyễn Văn Khanh (2005), bệnh thường xảy ra do dụng cụ hộ sinh dơ bẩn,
tay người đỡ đẻ nhiễm trùng. Các loại vi trùng thường gặp: Streptococcus,
Staphylococcus sp, Corynebacterium pyogenes, Brucella abortus.
2.4.2.2. Triệu chứng
(Theo Trần Văn Dư, 2007)
- Viêm dạng nhờn là thể viêm nhẹ xuất hiện sau khi sinh 2 - 3 ngày, niêm mạc tử
cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn, trong hoặc đục lợn cợn có mùi tanh vài ngày
sau dịch tiết dịch nhờn giảm lại đặc và hết hẳn. Thú không sốt hoặc sốt nhẹ, thú vẫn
cho con bú bình thường.
- Viêm có mủ: Thể nặng hơn thể cata, số lượng vi sinh vật nhiễm nhiều có thể do
viêm tử cung dạng kế phát. Nái sốt 40 - 41 ºC, tăng hô hấp, thở nhiều, khát nước, kém
ăn. Không can thiệp kịp thời sẽ làm cho nái mất sữa.
- Viêm có mủ dạng máu: Niêm mạc tử cung có màng giả và thể viêm nặng, niêm
mạc tử cung bị hoại tử, vết thương có thể ăn sâu vào tử cung có xuất huyết (có mủ lẫn
máu) dịch rất hôi, chữa trị không đúng thú có thể bị chết.
2.4.2.3. Điều trị
Bệnh được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ mau lành bệnh. Thụt rửa tử cung sau
khi sinh. Chích kháng sinh, đặt viên thuốc (kháng viêm cục bộ).

10


2.4.2.4. Phòng bệnh

Theo Trần Văn Dư (2007), bổ sung khoáng vi lượng và vitamin A, E vào thức ăn
cho nái mang thai.
Cho heo nái ăn với khẩu phần hợp lý:
- Giai đoạn đầu thời kỳ mang thai cho ăn: 1,5 - 1,8 kg thức ăn.
- Giai đoạn cuối kỳ mang thai cho ăn: 2 - 2,5 kg thức ăn.
- Một tuần trước khi sinh cho ăn: 1 - 1,2 kg thức ăn.
2.4.3. Viêm vú
Nguyên nhân
Theo Trần Văn Dư (2007), heo mẹ bị tổn thương bộ phận sinh dục như âm hộ, âm
đạo, tử cung, vú và bầu vú… tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể
gây viêm nhiễm tại chỗ, vào máu gây nhiễm trùng huyết và viêm vú. Heo mẹ tiết
nhiều sữa (do ăn quá nhiều chất đạm) nhưng heo con không bú hết làm cho sữa bị ứ
đọng tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển; heo mẹ đẻ ít con nên có
nhiều vú bị thừa hoặc do heo mẹ chỉ cho con bú có một bên… những vú không được
heo con bú sẽ bị căng sữa dẫn đến viêm vú; chuồng quá bẩn, việc sát trùng không cẩn
thận nên vi trùng dễ xâm nhập vào làm viêm vú…
Theo Nguyễn Văn Khanh (2005), heo viêm vú thường do các loại vi trùng:
Streptococcus agalactiae, S. dysgalactiae, S. uberis, S. pyogenes, S. faecalis. Ngoài ra
còn có: Staphylococcus, E. coli, Pseudomonas, Corynebacterium pyogenes.
Triệu chứng
Theo Trần Văn Dư (2007), có thể viêm một hay hai vú, có đôi khi lan hai hàng vú;
những vú bị viêm nóng, cứng, da bầu vú đỏ, đau. Nái không cho con bú, không có sữa,
sữa lợn cợn hay vàng xanh, hơi đặc, hôi thối và đôi khi có máu. Viêm vú kéo dài dẫn
đến nang tuyến xơ hóa, mất khả năng tạo sữa, vú teo cứng lại. Trường hợp nặng, nếu
không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn thân, gây tử vong.
Điều trị
Theo Đặng Tịnh (2003), dùng nước đá rửa và chườm ở đầu vú viêm để giảm sưng,
nóng, đỏ, đau. Sau đó, dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 - 3 lần / ngày để vú mềm dần.
Vắt vú bị viêm 4 - 5 lần / ngày cho hết sữa để hạn chế việc lây lan từ vú viêm sang vú
lành. Sau 2 - 3 ngày là heo có thể cho sữa bình thường, nếu không có hiệu quả thì phải

11


dùng một số loại thuốc đặc trị như: Tiêm xung quanh vú ngày 2 lần: penicillin với liều
10.000 UI / kg thể trọng, streptomycin với liều 10 mg / kg thể trọng; bơm tetracyclin
vào vú viêm qua lỗ tiết sữa. Trước khi bơm nên vắt cạn sữa trong vú viêm; dùng mỡ
penicilin, mỡ tetracyclin bôi ở vú viêm cho đến khi khỏi.
Phòng bệnh
Theo Đặng Tịnh (2003), tắm rửa sạch sẽ cho heo nái và vệ sinh sát trùng chuồng
trại trước khi heo đẻ để tiêu diệt các vi trùng tồn đọng. Sau khi heo đẻ thì dùng nước
ấm rửa sạch hai hàng vú và hai chân sau của heo mẹ. Kiểm tra răng và bấm răng nanh
heo con. Kiểm tra và thu nhặt hết số nhau thai. Bố trí cho các heo con bú sớm, bú đều.
Trước khi đẻ một ngày và sau khi đẻ vài ngày nên giảm bớt khẩu phần và lượng đạm
trong thức ăn của heo nái.
2.5. Bệnh trên heo con theo mẹ
2.5.1. Bệnh tiêu chảy
2.5.1.1. Nguyên nhân
Theo Nguyễn Như Pho (1995), bệnh tiêu chảy heo con thường xảy ra trong giai
đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi và cũng chiếm tỷ lệ cao ở những ngày sau đó, bệnh diễn
biến ở nhiều mức độ khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây ra. Nó là biểu hiện lâm
sàng của nhiều bệnh như bệnh tiêu chảy do E. coli, phó thương hàn, bệnh viêm dạ dày
ruột truyền nhiễm.
Do vi sinh vật
Vi sinh vật là nguyên nhân luôn hiện diện trong mọi trường hợp của bệnh tiêu chảy
heo con, có thể nói đây là tác nhân chủ yếu của bệnh tiêu chảy heo con.
Theo Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm (1998), căn nguyên chính gây bệnh tiêu
chảy heo con trong thời gian theo mẹ chính là Escherichia coli (46 %).

12



Bảng 2.1: Tần suất phân lập vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy heo con theo mẹ.
Căn nguyên vi sinh vật

Tỷ lệ (%)

Escherichia coli

45,6

Isospora suis

23,0

Rotavirus

20,9

TGE

11,2

Enterovirus

2,0

Parvovirus

0,7


Coronavirus

0,5

Calicivirus

0,2

Salmonella

0,1

Treponema hyodysenteriae

0,1

(Nguồn: Nguyễn Văn Thành và Đỗ Hiếu Liêm, 1998)
Do heo mẹ
Theo Đào Trọng Đạt (1986), chế độ chăm sóc nái mang thai nhất là hai tháng cuối
không hợp lý, làm bào thai và heo con sinh ra thiếu sức sống và sức đề kháng yếu là
nhân tố làm cho bệnh dễ phát sinh, nhất là bệnh tiêu hóa.
Do bản thân heo con
Theo Võ Văn Ninh (1999), heo con thích ủi và ăn các chất ứ đọng nước, phân, thức
ăn sình thối nên dễ bị bệnh đường tiêu hóa.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), do heo con bị thiếu sắt: tốc độ sinh trưởng của heo
con rất nhanh, lượng máu trong cơ thể cũng phải tăng lên cho phù hợp. Mỗi ngày, heo
con cần 7 mg sắt nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 1 mg sắt / ngày. Sự thiếu máu sẽ
làm giảm sức đề kháng, dễ bị tiêu chảy.
Do ngoại cảnh
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997), khi ẩm độ tương đối khoảng 60

- 70 % thì mức nhiệt độ thoải mái cho heo được biểu hiện qua bảng 2.3.

13


Bảng 2.2: Mức nhiệt độ thích hợp cho heo qua từng giai đoạn theo khối lượng cơ thể.
Trọng lượng (kg)

< 10

10 - 15

15 - 30

30 - 60

> 60

Nhiệt độ (ºC)

26 - 30

22 - 26

18 - 22

16 - 20

14 - 20


Theo Võ Văn Ninh (1999), những tác động bên ngoài làm suy yếu sức chịu đựng
của cơ thể là điều kiện phát sinh ra bệnh. Thức ăn đang tiêu hóa bị đẩy dần xuống ruột
non, ruột già đột nhiên mất nhu động nằm một chỗ, một số vi sinh vật bình thường vô
hại như E. coli đột nhiên tăng số lượng gây tiêu chảy.
Do kỹ thuật nuôi dưỡng
Theo Nguyễn Như Pho (1995), do bấm răng không kỹ, khi bú heo con làm trầy vú
gây viêm vú heo mẹ và heo con bú sữa viêm gây tiêu chảy.
Theo Võ Văn Ninh (1999), heo con mới biết ăn, thức ăn không phù hợp với hệ tiêu
hóa sẽ gây tiêu chảy cho heo con. Ổ úm sau khi sinh, phải đảm bảo cho heo con thích
nghi dần với nhiệt độ môi trường và phát triển tốt trong tuần lễ đầu. Ổ úm cần phải có
thiết bị sưởi ấm và chất độn sạch, nếu thiếu thì heo con sẽ phát triển yếu và bị tiêu
chảy.
2.5.1.2. Triệu chứng
Theo Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), heo con tiêu chảy đa số thân
nhiệt không tăng, nếu có tăng sau vài ngày thân nhiệt trở lại bình thường. Việc xác
định dựa vào trạng thái phân, phân loãng có màu trắng hay hơi vàng, có nhiều bọt khí
và heo con khát nước. Đôi khi bị ợ và nôn ra sữa không tiêu, tăng số lần đi phân trong
ngày.
Ngoài trạng thái phân còn quan sát một số triệu chứng lâm sàng như: Lúc mới tiêu
chảy heo con vẫn còn phản xạ bú bình thường, sau đó tiêu chảy nhiều bệnh nặng heo
con bỏ bú, heo gầy tóp nhanh do mất nước và chất điện giải.
2.5.1.3. Điều trị
Theo Nguyễn Đức Trụ (2007), bước đầu phát hiện bệnh phải điều trị nhanh chóng,
tích cực. Ta nên cấp kháng sinh để ngăn chặn vi sinh vật có hại phát triển.
Có thể cho uống hoặc chích để cung cấp năng lượng, nước, chất điện giải cho heo
con bằng nước sinh lý ngọt, glucose 5 % …, nếu không thì cho uống orezol,

14



electrolytes … để tránh heo con bị cô đặc máu, trở ngại tuần hoàn, thiếu máu tại các cơ
quan, mất các chất điện giải dẫn đến suy nhược và chết.
Sử dụng thêm các loại thuốc bảo vệ niêm mạc ruột, chất chát…
Sau khi bệnh thuyên giảm và ngưng điều trị kháng sinh được 24 giờ nên dùng các
chế phẩm vi sinh (như bio lactyl), để phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột. Ngoài ra, có
thể cấp thêm vitamin A, B, C…
Nên giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo và cần phải cho heo con ăn khẩu phần
ăn thích hợp.
2.5.1.4. Phòng bệnh
Theo Đào Trọng Đạt (1986), để phòng tiêu chảy ta nên nuôi dưỡng tốt heo nái
mang thai theo từng thời kỳ phát triển của bào thai, nuôi dưỡng tốt heo mẹ trong thời
gian cho con bú, tránh thay đổi thức ăn đột ngột. Tập cho heo con ăn sớm thức ăn đầy
đủ các chất dinh dưỡng, khoáng, sắt, đồng, năng lượng. Cho heo ăn từ từ (chia làm
nhiều lần trong ngày).
Theo Trần Toàn Bảo (2003), vi khuẩn E.coli rất nhanh chóng đề kháng với các
kháng sinh, vì thế khi sử dụng kháng sinh nên trộn với thức ăn và phải cân nhắc. Nếu
sử dụng liều cao kéo dài sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, heo sẽ tiêu
chảy nặng hơn. Sử dụng vaccine tiêm trên nái trước khi sinh 10 - 15 ngày. Giữ heo con
đủ ấm ngay sau khi sinh, nhất là vào mùa mưa.
2.5.2. Bệnh viêm phổi
Nguyên nhân
Theo Nguyễn Như Pho (1995), do heo con bị cảm lạnh, khí hậu thay đổi đột ngột,
mưa tạt, gió lùa, hoặc chuồng trại dơ bẩn, các điều kiện thức ăn và chăm sóc thiếu thốn
làm cơ thể giảm sức đề kháng bệnh, vi sinh vật có thể từ bên ngoài xâm nhập vào,
hoặc có sẵn trong cơ thể có điều kiện để gây bệnh.
Triệu chứng
Theo Nguyễn Như Pho (1995), heo ủ rủ, ăn ít hoặc bỏ ăn, niêm mạc mắt xung
huyết, thân nhiệt tăng 2 - 3 ºC. Thời kỳ đầu, heo chỉ ho khi ăn, khi chạy nhảy, về sau
ho nhiều. Chảy nước mũi, giai đoạn bệnh mới phát nước mũi lỏng và trong, giai đoạn
sau đục và đặc lại.


15


Theo Trần Thanh Phong (1996), thời gian nung bệnh biến đổi từ 1 - 3 tuần. Bệnh
thường có tử số thấp 2 - 10 %, nhưng nếu gặp điều kiện nuôi dưỡng kém, tử số sẽ tăng
cao 20 - 80 %. Thân nhiệt tăng 40 ºC có khi kéo dài trong nhiều ngày, heo kém bú hay
bỏ bú, da có phần nhợt nhạt. Heo chảy nhiều nước mũi, thường ho lúc vận động, lúc
sáng sớm hoặc lúc ăn.
Điều trị
Theo Nguyễn Như Pho (1995), trước hết phải chăm sóc heo tốt, thức ăn tốt, đủ
dinh dưỡng, chổ ở thoáng, ấm áp.
- Tiêu diệt vi sinh vật, dùng kháng sinh hoặc sulfamit.
- Sử dụng thuốc long đờm, thuốc giảm ho.
- Sử dụng phối hợp các vitamin.
Theo Trần Thanh Phong (1996), dùng kháng sinh như: spiramycine, tylosine,
enrofloxacin, spectinomycine, tiamuline … Tăng cường trợ lực, trợ sức, cải thiện điều
kiện môi trường.
Phòng bệnh
Theo Trần Thanh Phong (1996), vệ sinh tốt chuồng trại, nhiệt độ thích hợp, thông
thoáng, định kỳ tiêu độc và sát trùng. Hiện nay, người ta sử dụng vaccine phòng bệnh
do Mycoplasma cho kết quả khả quan.
2.5.3. Bệnh viên khớp
Nguyên nhân
Theo Bành Ngọc Trang (2006), do chấn thương cơ học hoặc trong khẩu phần thiếu
dinh dưỡng như canxi, phospho. Ngoài ra, sau khi sinh heo con dễ bị tổn thương do
bấm răng, cắt đuôi, kim chích tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể gây
bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là vi khuẩn: Actinobacillus suis,
Haemophilus parasuis, thỉnh thoảng có Mycoplasma, Staphylococci, nhưng phổ biến
nhất là vi khuẩn Streptococcus suis.

Triệu chứng
Theo Bành Ngọc Trang (2006), thường thấy ở heo con từ 2 đến 10 ngày tuổi. Heo
con bệnh thường sốt. Một số trường hợp heo con bệnh có thể chết đột ngột là do vi
khuẩn xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng máu làm cho heo chết nhanh trước khi
triệu chứng viêm khớp xuất hiện. Các khớp đầu gối và khớp khuỷu sưng phồng lên.
16


×