Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

KHẢO SÁT BỆNH LÝ TRÊN TIỀN LIỆT TUYẾN CỦA CHÓ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ CHI CỤC THÚ Y TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT BỆNH LÝ TRÊN TIỀN LIỆT TUYẾN CỦA CHÓ
TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ
CHI CỤC THÚ Y TP.HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên : LÊ ANH TÚ
Ngành

: Bác Sỹ Thú Y

Niên khóa

: 2004 - 2009

Tháng 09 năm 2009


KHẢO SÁT BỆNH LÝ TRÊN TIỀN LIỆT TUYẾN CỦA CHÓ TẠI
TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ
CHI CỤC THÚ Y TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả

LÊ ANH TÚ

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn


ThS. BÙI NGỌC THÚY LINH
BSTY. VŨ KIM CHIẾN

Tháng 09 năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến cha mẹ và những người thân đã hết lòng lo
lắng giúp đỡ tôi ăn học thành tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc Sỹ Bùi Ngọc Thúy Linh và Bác sĩ thú
y Vũ Kim Chiến đã hết lòng hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức chuyên môn và
kinh nghiệm thực tế quý báu để giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Chi cục Thú y TP.HCM, Trạm Chẩn đoán –
Xét nghiệm và Điều trị cùng các cô chú, anh chị ở tổ điều trị đã tận tình hỗ trợ và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y
cùng toàn thể thầy cô khoa Chăn nuôi Thý y trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã
tận tình dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Xin cám ơn bạn Diệp Ngọc Trúc cùng tập thể lớp DH04TY đã cùng tôi học tập
và chia sẻ những khó khăn trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài "Khảo sát bệnh lý trên tiền liệt tuyến của chó tại Trạm Chẩn đoán Xét

nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh " được thực hiện
trong thời gian từ 02/02/2009 đến ngày 13/06/2009, chúng tôi thu được kết quả sau:
-

Có 91 trường hợp bệnh lý tiền liệt tuyến trên tổng số 1996 chó đực được khảo
sát (chiếm 4,56%). Tỷ lệ chó mắc bệnh tăng dần theo lứa tuổi, thấp nhất là
nhóm chó dưới 3 năm tuổi (chiếm 0,25%) và cao nhất là nhóm chó trên 9 năm
tuổi (chiếm 20,79%). Chó nguồn gốc giống ngoại có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn
chó nguồn gốc giống nội ( 5,79% so với 2,80%, theo thứ tự).

-

Có 6 dạng bệnh lý trên tiền liệt tuyến được ghi nhận, trong đó bệnh lý thường
gặp nhất là viêm tiền liệt tuyến (ghi nhận được 53 ca, chiếm 58,24% trên tổng
số chó bệnh và chiếm 2,65% trên tổng số chó khảo sát) và phì đại tiền liệt tuyến
(ghi nhận được 23 ca, chiếm 25,27% trên tổng số chó bệnh và chiếm 1,15% trên
tổng số chó khảo sát). Các bệnh lý khác trên tiền liệt tuyến ít gặp như: nang tiền
liệt tuyến có 9 ca, abscess tiền liệt tuyến 1 ca, sỏi tiền liệt tuyến 2 ca và bướu
tiền liệt tuyến 3 ca.

-

Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý trên tiền liệt tuyến: tiểu rắt, tiểu khó,
tiểu có máu, đi phân khó, đau bụng dưới, yếu chi sau, sốt, bỏ ăn... Một số
trường hợp không có triệu chứng rõ ràng, thường là phì đại tiền liệt tuyến và
viêm tiền liệt tuyến mãn tính.

-

Việc điều trị bằng phẫu thuật triệt sản đối với phì đại tiền liệt tuyến là phương

pháp đơn giản, hiệu quả (đạt 100%) và kinh tế nhưng không thích hợp với
những giống chó quý hiếm, cần duy trì nòi giống.

-

Phương pháp điều trị viêm tiền liệt tuyến là sử dụng thuốc kháng sinh và kháng
viêm tối thiểu từ 4 – 6 tuần nên việc chữa trị viêm tiền liệt tuyến là rất khó khăn
và tốn nhiều thời gian. Kết quả điều trị chỉ đạt 62,5%.

-

Các trường hợp bệnh lý còn lại vẫn đang được nghiên cứu, hiện nay việc điều
trị vẫn chưa có hiệu quả.

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ------------------------------------------------------------------------------------- i
LỜI CẢM TẠ ------------------------------------------------------------------------------------ ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ------------------------------------------------------------------------iii
MỤC LỤC ----------------------------------------------------------------------------------------iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ------------------------------------------------------------------- vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ------------------------------------------------- viii
Chương 1. MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------------1
U

1.1


Đặt vấn đề ---------------------------------------------------------------------------------1

1.2

Mục đích -----------------------------------------------------------------------------------2

1.3

Yêu cầu-------------------------------------------------------------------------------------2

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ------------------------------------------------------------------3
2.1

Một số đặc điểm sinh lý -----------------------------------------------------------------3

2.1.1

Thân nhiệt -------------------------------------------------------------------------------3

2.1.2

Nhịp thở----------------------------------------------------------------------------------3

2.1.3

Nhịp tim----------------------------------------------------------------------------------3

2.1.4

Tuổi thành thục và thời gian mang thai----------------------------------------------3


2.1.5

Chu kỳ lên giống------------------------------------------------------------------------3

2.1.6

Số con trong một lứa và tuổi cai sữa -------------------------------------------------4

2.2

Cơ thể học hệ sinh dục chó đực---------------------------------------------------------4

2.2.1

Dịch hoàn (testicle)---------------------------------------------------------------------4

2.2.2

Ống dẫn tinh (Ductus deferentes) ----------------------------------------------------5

2.2.3

Dương vật (Penis) ----------------------------------------------------------------------5

2.2.4

Tiền liệt tuyến (Prostate gland)-------------------------------------------------------5

2.2.4.1


Vị trí và cấu tạo-----------------------------------------------------------------------5

2.2.4.2

Chức năng -----------------------------------------------------------------------------6

2.3

Bệnh lý trên tiền liệt tuyến của chó ----------------------------------------------------6

2.3.1

Phì đại tiền liệt tuyến ( Benign prostatic hyperplasia ) ----------------------------6

2.3.2

Viêm tiền liệt tuyến (Prostatitis) và abscess tiền liệt tuyến (Prostatic abscess) 9
iv


2.3.2.1

Viêm tiền liệt tuyến mãn tính (Chronic bacterial prostatitis)-------------------9

2.3.2.2

Viêm tiền liệt tuyến cấp tính (Acute bacterial prostatitis) và abscess tiền liệt

tuyến


---------------------------------------------------------------------------------------- 10

2.3.3

Nang tiền liệt tuyến và nang cận tiền liệt tuyến ---------------------------------- 11

2.3.4

Tân bào tiền liệt tuyến --------------------------------------------------------------- 11

2.3.4.1

Khái niệm về tân bào--------------------------------------------------------------- 11

2.3.4.2

Tân bào biểu mô tuyến độc trên tiền liệt tuyến--------------------------------- 12

2.3.5
2.4

Sỏi tiền liệt tuyến --------------------------------------------------------------------- 13
Ứng dụng kĩ thuật siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý trên tiền liệt tuyến-------- 13

2.4.1

Khái niệm về siêu âm ---------------------------------------------------------------- 13

2.4.2


Một số thuật ngữ siêu âm ----------------------------------------------------------- 14

2.4.2.1

Hình bờ ------------------------------------------------------------------------------ 14

2.4.2.2

Hình cấu trúc------------------------------------------------------------------------ 14

2.4.2.3

Độ hồi âm (mức độ phản âm) ---------------------------------------------------- 14

2.4.2.4

Mật độ của mô---------------------------------------------------------------------- 15

2.4.3

Các hiện tượng thường gặp trong siêu âm ---------------------------------------- 15

2.4.3.1

Bóng âm ----------------------------------------------------------------------------- 15

2.4.3.2

Sự hồi âm mạnh -------------------------------------------------------------------- 15


2.4.3.3

Sự tăng âm -------------------------------------------------------------------------- 15

2.4.3.4

Sự giảm âm ------------------------------------------------------------------------- 16

2.4.3.5

Hiện tượng dội lại (đa âm phản hồi) -------------------------------------------- 16

2.4.4

Các bước tiến hành siêu âm--------------------------------------------------------- 16

2.4.4.1

Chuẩn bị thú------------------------------------------------------------------------- 16

2.4.4.2

Tư thế thú trong siêu âm bệnh lý trên tiền liệt tuyến -------------------------- 16

2.4.4.3

Siêu âm tiền liệt tuyến của chó --------------------------------------------------- 17

Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN---------------------------- 18

3.1

Thời gian và địa điểm ------------------------------------------------------------------ 18

3.2

Đối tượng khảo sát --------------------------------------------------------------------- 18

3.3

Phương tiện khảo sát ------------------------------------------------------------------- 18

3.3.1

Dụng cụ -------------------------------------------------------------------------------- 18

3.3.2

Hóa chất-------------------------------------------------------------------------------- 18
v


3.4

Nội dung khảo sát ---------------------------------------------------------------------- 18

3.5

Phương pháp tiến hành----------------------------------------------------------------- 18


3.5.1

Tiếp nhận ------------------------------------------------------------------------------ 18

3.5.2

Chẩn đoán ----------------------------------------------------------------------------- 19

3.5.2.1

Chẩn đoán lâm sàng---------------------------------------------------------------- 19

3.5.2.2

Chẩn đoán hình ảnh ---------------------------------------------------------------- 20

3.5.3

Đánh giá kết quả điều trị------------------------------------------------------------- 20

3.6

Các chỉ tiêu theo dõi-------------------------------------------------------------------- 20

3.7

Công thức tính -------------------------------------------------------------------------- 20

3.8


Phương thức xử lý số liệu ------------------------------------------------------------- 21

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN -------------------------------------------------- 22
4.1

Tỷ lệ chó có bệnh lý trên tiền liệt tuyến --------------------------------------------- 22

4.2

Tỷ lệ từng dạng bệnh lý trên tiền liệt tuyến. ---------------------------------------- 24

4.2.1

Phì đại tiền liệt tuyến trên chó ------------------------------------------------------ 25

4.2.2

Viêm tiền liệt tuyến trên chó -------------------------------------------------------- 28

4.2.3

Nang tiền liệt tuyến và nang cận tiền liệt tuyến. --------------------------------- 30

4.2.4

Abscess tiền liệt tuyến --------------------------------------------------------------- 31

4.2.5

Tân bào tiền liệt tuyến --------------------------------------------------------------- 32


4.2.6

Sỏi tiền liệt tuyến --------------------------------------------------------------------- 34

4.3

Một số triệu chứng thường gặp trong bệnh trên lý tiền liệt tuyến---------------- 35

4.4

Kết quả điều trị tại trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị --------------------- 37

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ----------------------------------------------------- 38
5.1

Kết luận ---------------------------------------------------------------------------------- 38

5.2

Đề nghị ----------------------------------------------------------------------------------- 39

5.2.1

Đối với bác sỹ thú y. ----------------------------------------------------------------- 39

5.2.2

Đối với chủ vật nuôi------------------------------------------------------------------ 39


TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------------- 40
PHỤ LỤC ---------------------------------------------------------------------------------------- 42

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4-1 : Tỷ lệ chó có bệnh lý tiền liệt tuyến theo nguồn gốc giống và nhóm tuổi ...22
Bảng 4-2: Tỷ lệ từng dạng bệnh lý trên tiền liệt tuyến..................................................24
Bảng 4-3: Tỷ lệ chó bị phì đại tiền liệt theo nhóm tuổi và nguồn gốc giống................25
Bảng 4-4: Tỷ lệ chó bị viêm tiền liệt tuyến theo nhóm tuổi và nguồn gốc giống.........29
Bảng 4-5: Một số triệu chứng lâm sàng trên chó có biểu hiện bệnh lý tiền liệt tuyến..35
Bảng 4-6 : Kết quả điều trị ...........................................................................................37

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1 Cơ quan sinh dục chó đực ...............................................................................4
Hình 2.2 Tiền liệt tuyến sưng lớn và chèn ép lên kết tràng.............................................7
Hình 2.3 Hình ảnh siêu âm tiền liệt tuyến bình thường (P), chó cocker 5 tháng tuổi...17
Hình 3.1 Sờ nắn tiền liệt tuyến qua trực tràng..............................................................19
Hình 3.2 Máy siêu âm Dynamic Imaging với đầu dò convex,.....................................20
Hình 4.1 Hình ảnh siêu âm phì đại tiền liệt tuyến.........................................................26
Hình 4.2 Hình ảnh X-Quang phì đại tiền liệt tuyến trên chó Nhật 7 năm tuổi ............27
Hình 4.3 Triệt sản chó đực tại trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị......................28
Hình 4.4 Hình ảnh siêu âm viêm tiền liệt tuyến (P) .....................................................30
Hình 4.5 Hình ảnh siêu âm nang tiền liệt tuyến ...........................................................31

Hình 4.6 Hình ảnh siêu âm abscess tiền liệt tuyến.......................................................32
Hình 4.7 Tân bào tiền liệt tuyến trên chó Việt Nam, 10 năm tuổi. ..............................33
Hình 4.8 Hình ảnh siêu âm tân bào tiền liệt tuyến .......................................................33
Hình 4.9 Hình ảnh siêu âm sỏi tiền liệt tuyến ..............................................................34
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ chó có bệnh lý trên tiền liệt tuyến ...................................................22
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ từng dạng bệnh lý trên tiền liệt tuyến ...............................................24
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh tiền liệt tuyến ...................36

viii


Chương 1
M Ở ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân không ngừng

được nâng cao thì nhu cầu nuôi thú kiểng cũng tăng dần theo sự phát triển chung của
toàn xã hội. Trong những loài thú kiểng, chó là loài động vật thông minh, trung thành
và có giác quan nhạy bén, ngoài việc nuôi làm cảnh, chó còn giúp đỡ con người rất
nhiều trong đời sống hằng ngày như: giữ nhà, đi săn, chăn giữ gia súc và là một người
bạn lý tưởng với con người. Chính vì vậy, tại các thành phố lớn và các khu vực đông
dân cư việc nuôi chó đã trở thành thói quen của nhiều gia đình.
Khi việc nuôi chó ngày càng phổ biến thì việc du nhập những giống chó nước
ngoài cũng tăng lên. Chúng có tầm vóc khác nhau, chế độ nuôi dưỡng khác nhau và
tính đề kháng với bệnh cũng khác nhau. Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ
trong ngành thú y và người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe của chó nên tuổi thọ
của chúng dần dần được nâng cao. Tuy nhiên, khi tuổi thọ cao thì khả năng mắc bệnh
lại dễ xảy ra và bệnh lý trên tiền liệt tuyến là một trong những nhóm bệnh thường xảy

ra đối với chó đực lớn tuổi.
Bệnh lý trên tiền liệt tuyến của chó không nguy hiểm như các bệnh truyền nhiễm.
Bệnh diễn ra thầm lặng, ít có dấu hiệu lâm sàng, tần số xuất hiện bệnh không cao. Tuy
nhiên nó làm cho thú mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh lý bình thường của con vật. Hiện
nay bệnh lý này ít được quan tâm và chưa có nghiên cứu đầy đủ nào ở thành phố Hồ
Chí Minh.
Để tìm hiểu rõ vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Bệnh Xá Thú Y khoa Chăn
Nuôi Thú Y, trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, dưới sự hướng dẫn của ThS. Bùi
Ngọc Thúy Linh và BSTY.Vũ Kim Chiến, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“KHẢO SÁT BỆNH LÝ TRÊN TIỀN LIỆT TUYẾN CỦA CHÓ TẠI TRẠM
CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ - CHI CỤC THÚ Y TP.HCM”.

1


1.2

Mục đích
Tìm hiểu rõ bệnh lý trên tiền liệt tuyến của chó đực về triệu chứng lâm sàng của

bệnh, phương pháp chẩn đoán bệnh và cách điều trị, từ đó rút ra những kinh nghiệm
thực tiễn làm hành trang cho tương lai.
1.3 Yêu cầu
− Khảo sát tỷ lệ chó có bệnh lý trên tiền liệt tuyến theo nguồn gốc giống và nhóm
tuổi.
− Ghi nhận những triệu chứng lâm sàng của bệnh lý trên tiền liệt tuyến và cách
chẩn đoán bệnh bằng phương pháp siêu âm.
− Ghi nhận phương pháp và hiệu quả điều trị tại cơ sở thực tập.

2



Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1

Một số đặc điểm sinh lý (Nguyễn Văn Phát, 2004)

2.1.1 Thân nhiệt
ƒ Đo ở trực tràng: 380C – 390 C.
ƒ Chó trong hai tuần đầu không điều hòa được thân nhiệt.
ƒ Theo Hà Chí Nhân (1994), sự vận động, hưng phấn cũng làm tăng thân
nhiệt tức thời.
ƒ Thân nhiệt buổi sáng thấp hơn buổi chiều 0,2 - 0,50C.
2.1.2 Nhịp thở
ƒ Chó lớn: 10 - 40 lần/ phút.
ƒ Chó con: 15 - 40 lần/ phút.
ƒ Chó thở thể ngực.
2.1.3 Nhịp tim
ƒ Chó lớn: 60 - 160 lần/ phút.
ƒ Chó con trên 200 lần/ phút.
ƒ Theo Nguyễn Như Pho (1995), nhịp thở của chó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố: tuổi càng cao tần số hô hấp càng chậm, nhiệt độ môi trường, tình trạng
của thú như: mang thai, sợ hãi, làm việc nặng.
2.1.4 Tuổi thành thục và thời gian mang thai
ƒ Tuổi thành thục:
- Chó đực: 7 - 10 tháng.
- Chó cái: 7 - 12 tháng.
ƒ Thời gian mang thai : chó mang thai từ 57 - 63 ngày.
2.1.5 Chu kỳ lên giống

Chó thường lên giống hai lần trong năm. Thời gian động dục trung bình là 12 20 ngày. Giai đoạn thuận tiện cho phối giống là ngày thứ 9 đến ngày thứ 13 kể
từ khi có biểu hiện lên giống đầu tiên.
3


2.1.6 Số con trong một lứa và tuổi cai sữa
ƒ Tùy thuộc vào giống nhỏ con hay lớn con, thường từ 3 – 5 con/lứa.
ƒ Tuổi cai sữa từ 8 – 9 tuần tuổi.
2.2 Cơ thể học hệ sinh dục chó đực
Hệ sinh dục chó đực gồm có: Dịch hoàn, ống dẫn tinh, tiền liệt tuyến, dương vật.

Hình 2.1 Cơ quan sinh dục chó đực
(Nguồn : />2.2.1 Dịch hoàn (testicle)
Dịch hoàn là tuyến sinh dục đực, đảm nhận chức năng sản xuất tinh trùng và kích
thích tố sinh dục đực.
Dịch hoàn có dạng hình trứng, hai bên hơi dẹp, nằm ở dưới xương mu dưới ngách
của xương bụng, bao bọc bởi lớp mô liên kết và cơ trơn. Dịch hoàn được chia thành
nhiều thùy với nhu mô gồm các ống sinh tinh quy về cạnh trên, đi vào phó dịch hoàn.
Phó dịch hoàn hay còn gọi là dịch hoàn phụ, có nhiều nếp gấp và nằm ở trên dịch
hoàn. Phần đầu tiếp nhận nhiều ống tinh gộp lại thành một ống lớn duy nhất nối liền
với ống dẫn tinh.

4


2.2.2 Ống dẫn tinh (Ductus deferentes)
Là ống dẫn đưa tinh trùng từ phần đuôi phó dịch hoàn đến túi tinh nang. Ống chạy
lên theo kênh háng cùng với thần kinh, các mạch máu, sau đó đi vòng lên bàng quang
xuyên qua ống thoát tiểu cùng với tinh nang đổ ra ống thoát tinh.
Thành ống gồm các thớ cơ dày chắc chắn, lòng ống rất hẹp. Bên ngoài ống dẫn tinh

được bao bọc bởi một phúc mô có mạch máu, dây thần kinh, ống dẫn tinh và một số
bó cơ trơn hợp thành dây dịch hoàn.
2.2.3 Dương vật (Penis)
Dương vật có cấu tạo chủ yếu là mô liên kết đàn hồi bao bọc đoạn ngoài chậu của
ống thoát tiểu, được chia làm 03 phần: gốc dương vật, thân dương vật, quy đầu dương
vật.
Gốc hay rễ (Radix) dương vật là phần liên kết với cung tọa của xương chậu, gồm
hai nhánh phải và trái.
Thân dương vật là phần phía trước nội tiếp của rễ, đoạn này rất dài, chạy hướng về
trước, một vài loài đoạn này gấp lại hình chữ S.
Qui đầu dương vật (Glandis) là phần tận cùng ở phía trước, có hình dạng tùy theo
loài. Phần trước qui đầu có một lỗ mở ra của ống thoát tiểu.
Dương vật có hai phần đàn hồi chính gọi là thể hang dương vật và thể hang ống
thoát tiểu
Thể hang dương vật chiếm hầu hết cấu tạo dương vật, trừ phần qui đầu. Có nhiều
vách ngăn để chia bên trong dương vật thành hang, ngách nhỏ. Khi dương vật cương
chỗ nối giữa thể hang và tĩnh mạch bị chèn ép, làm máu tích tụ lại trong thể hang.
Thể hang ống thoát tiểu: cấu tạo giống thể hang dương vật, các ngăn nhỏ hơn, vách
mỏng hơn, bao bọc suốt bề ngoài đoạn ngoài chậu của ống thoát tiểu.
Mặt lưng có xương dương vật dài 8 - 10 cm (Phan Quang Bá, 2004)
2.2.4 Tiền liệt tuyến (Prostate gland)
2.2.4.1 Vị trí và cấu tạo
Tiền liệt tuyến là tuyến sinh dục phụ duy nhất ở chó đực. Đây là một cơ quan nằm
sau phúc mạc với phần lưng tiếp giáp với trực tràng, phần bụng tiếp giáp với xương
chậu và bao bọc hoàn toàn ống thoát tiểu ở cổ bàng quang.

5


Tiền liệt tuyến là loại tuyến ống túi có nhiều tiểu thùy, được bao bọc chắc chắn bởi

một lớp mô sợi cơ và chia thành 2 thùy bởi một rãnh ở giữa, rãnh này có thể sờ thấy
qua trực tràng.
Kích thước tiền liệt tuyến rất khác nhau, nó tùy thuộc vào giống, trọng lượng cơ
thể và tuổi. Giống Scottish Terrier được thống kê là có tiền liệt tuyến lớn hơn nhiều so
với những giống khác cùng trọng lượng và tuổi (Margaret và Jeffrey, 2000).
2.2.4.2 Chức năng
Sự phát triển và tiết dịch của tiền liệt tuyến phụ thuộc vào androgen. Androgen chủ
yếu điều hòa sự phát triển tiền liệt tuyến là 5α-dihydrotestosterone (5α-DHT), nó được
tạo thành từ testosterone bởi enzyme 5α- reductase. 5α-DHT là dạng trao đổi chất hoạt
động của testosterone, điều hòa sự lớn lên của tiền liệt tuyến bằng việc kết nối với các
thụ thể androgen đặc hiệu. Mặc dù 5α-DHT và testosterone có thụ thể androgen trong
tế bào giống nhau nhưng 5α-DHT có ảnh hưởng mạnh hơn vì nó gắn vào thụ thể với
một ái lực lớn gấp 2 lần testosterone và có tốc độ tách ra chậm hơn gấp 5 lần
testosterone.
Dịch tiết của tiền liệt tuyến (còn gọi là tinh thanh) được tiết ra nhờ sự điều khiển
của hệ thống hormone và hệ thần kinh giao cảm. Dịch tiết tiền liệt tuyến làm tăng thể
tích tinh dịch và có khả năng dẫn hướng vận chuyển của tinh trùng. (Margaret và
Jeffrey, 2000)
Chất tiết cuả tuyến này trung tính hay kiềm nhẹ chứa nhiều acid amin nhưng ít
protein. Trong đó spermin khi bị oxy hóa bởi diamin oxydase của tinh dịch sẽ làm tinh
dịch có mùi đặc biệt. Spermin có tác dụng:
-

Pha loãng tinh dịch và tăng hoạt tính tinh trùng.

-

Trung hòa độ acid trong niệu dục cũng như trung hòa CO2 do tinh trùng thải
ra khi sử dụng glucose (Phan Quang Bá, 2004).


2.3 Bệnh lý trên tiền liệt tuyến của chó
2.3.1 Phì đại tiền liệt tuyến ( Benign prostatic hyperplasia )
Phì đại tiền liệt tuyến là thay đổi do tuổi tác rất thường gặp ở chó đực chưa thiến
khoảng 2 năm tuổi trở lên. Đây là hiện tượng tiền liệt tuyến lớn lên một cách đối xứng,
chèn ép lên kết tràng và các cấu trúc xung quanh. Bệnh thường không có triệu chứng
rõ ràng, trong trường hợp nặng có thể gặp các triệu chứng như : tiểu khó, tiểu có máu,
6


đi phân khó, viêm đường tiết niệu, đau vùng bụng dưới. Các nguyên nhân gây ra phì
đại tiền liệt tuyến thì vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng có thể nói tuổi tác và
hormone dịch hoàn là yếu tố quan trọng nhất.

Hình 2.2 Tiền liệt tuyến sưng lớn và chèn ép lên kết tràng
(Nguồn : )
Theo nghiên cứu của Jeffrey, Shirley và Ford (1995) cho thấy androgen và
estrogen là nguyên nhân gây phì đại tiền liệt tuyến. Tiến hành tiêm thử nghiệm
androgen và estrogen cho chó thiến và chưa thiến đều cho thấy chó có biểu hiện giống
với bệnh lý phì đại tiền liệt tuyến. Kết quả của việc cung cấp androgen cho thấy tế bào
biểu mô tiền liệt tuyến sinh sôi một cách có trật tự, trong khi đó cung cấp estrogen cho
thấy dẫn đến bất triển tế bào biểu mô tuyến, tăng sinh tế bào nền tiền liệt tuyến và dị
sản vảy các ống biểu mô.
Khi chó lớn tuổi, dịch hoàn sẽ giảm tiết testosterone do đó làm mất sự cân bằng của
tỉ lệ androgen và estrogen trong tiền liệt tuyến, cụ thể là androgen sẽ giảm và estrogen
sẽ tăng cao. Estrogen có thể làm tăng số thụ thể androgen trong mô tiền liệt tuyến và
có thể tạo thành sản phẩm chuyển hóa làm tổn hại đến tiền liệt tuyến, làm thay đổi đáp
ứng của nó với 5α-DHT. Hơn nữa, tiền liệt tuyến bị phì đại có khả năng làm tăng sự
chuyển hóa androgen; có một mối tương quan khá lớn tồn tại giữa kích thước tiền liệt
7



tuyến và khả năng hình thành 5α-DHT từ testosterone. Những yếu tố tăng trưởng cục
bộ và catecholamine cũng có thể có vai trò trong việc điều hòa sự tăng trưởng và co
thắt của tuyến. Những nang nhỏ trong nhu mô chứa máu hay huyết thanh có thể được
hình thành và có xu hướng làm tăng sự chảy máu tiền liệt tuyến khi hệ thống mạch
máu phát triển (Margaret và Jeffrey, 2000).
Dựa vào hình ảnh siêu âm, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và thăm khám tiền
liệt tuyến qua trực tràng là phương pháp chẩn đoán hiệu quả nhất.
Triệt sản là phương pháp chữa trị được ưu tiên. Hiện nay điều trị nội khoa chưa cho
hiệu quả như việc triệt sản nhằm làm giảm kích thước tiền liệt tuyến. Tuyến sẽ bắt đầu
teo nhỏ ngay sau khi phẫu thuật. Khoảng 9 tuần sau khi thiến, kích thước tiền liệt
tuyến sẽ giảm khoảng 70%. Tuy nhiên, việc triệt sản gây vô sinh mãi mãi không thích
hợp để thực hiện trên những giống chó có giá trị.
Cung cấp estrogen cho thú bằng đường tiêu hóa (diethylstilbestrol 0,2 - 1,0
mg/ngày trong 5 ngày) và tiêm estradiol cypionate (0,1mg/kg đến liều tổng cộng tối đa
là 2mg) cho thấy sẽ giảm kích thước tiền liệt tuyến và những dấu hiệu của phì đại tiền
liệt tuyến. Estrogen ức chế sự phân tiết hormone hoàng thể tuyến yên bằng cơ chế hồi
phản âm, làm giảm nồng độ testosterone trong máu. Tuy nhiên, estrogen cũng gây ra
tình trạng dị sản biểu mô vảy của tuyến và kiềm hãm sự tiết dịch của tuyến, có thể dẫn
đến sự viêm nhiễm nặng hơn. Hơn nữa, estrogen có thể gây ức chế tủy xương trên
những thú mẫn cảm. Do những tác dụng phụ trên nên estrogen không được khuyến cáo
sử dụng trong điều trị thường quy đối với bệnh phì đại tiền liệt tuyến.
Mặt khác, có thể cho thú uống megestrol acetate (ovaban, 0,5 mg/kg/ngày trong 4 8 tuần) và tiêm medroxyprogesterone acetate (3 - 4mg/kg) nhằm làm giảm nồng độ
testosterone trong máu, ức chế hoạt động của enzym 5α-reductase, làm giảm số lượng
thụ thể androgen và có thể kiềm hãm sự gắn kết của 5α-DHT với thụ thể nội bào. Kích
thước tiền liệt tuyến giảm và những triệu chứng lâm sàng biến mất sau 4 - 7 tuần điều
trị. Không có thay đổi nào được ghi nhận về tổng số tinh trùng, khả năng sinh dục, hay
kích thước túi tinh và thú có sự ổn định sau khi điều trị. Những triệu chứng lâm sàng
tái phát trong vòng 10 - 24 tháng sau khi điều trị với liều đơn medroxyprogesterone
acetate (Margaret và Jeffrey, 2000).


8


2.3.2 Viêm tiền liệt tuyến (Prostatitis) và abscess tiền liệt tuyến (Prostatic
abscess)
Viêm tiền liệt tuyến là bệnh phổ biến nhất khi khảo sát bệnh lý tiền liệt tuyến trên
chó đực chưa thiến (Krawiec và Heflin, 1992). Những con chó đực sau khi thiến hơn 1
năm sẽ giảm bớt nguy cơ bị viêm tiền liệt tuyến. (Jeffrey, Shirley và Ford, 1995).
Viêm tiền liệt tuyến được chia làm viêm tiền liệt tuyến mãn tính, cấp tính và
abscess tiền liệt tuyến. Viêm tiền liệt tuyến cấp và mãn tính là do tiến trình viêm và
được phân biệt bởi các dấu hiệu lâm sàng. Abscess tiền liệt tuyến là sự tích tụ các chất
của phản ứng viêm và mủ ở nhu mô bện trong tiền liệt tuyến.
Viêm tiền liệt tuyến thường là do nhiễm khuẩn từ niệu đạo bởi các vi sinh vật trong
hệ vi sinh bình thường của đường tiết niệu. E.Coli là vi khuẩn phổ biến nhất được
phân lập từ chó bị viêm tiền liệt tuyến, ngoài ra còn có Mycoplasma, Staphylococcus,
Streptococcus, Klebsiella, Proteus và Pseudomonas, Brucella canis.
Hầu hết chó đực chưa thiến có nhiễm khuẩn đường tiết niệu sẽ có sự hiện diện của
vi khuẩn trong tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, chó viêm tiền liệt tuyến có thể không có vi
khuẩn hay viêm trong đường tiết niệu (Larry and Francis, 1997).
2.3.2.1 Viêm tiền liệt tuyến mãn tính (Chronic bacterial prostatitis)
Viêm tiền liệt tuyến mãn tính là một rối loạn thường gặp trên tiền liệt tuyến của
chó đực chưa thiến, nó thường kết hợp với phì đại tiền liệt tuyến. Sự nhiễm khuẩn tiền
liệt tuyến có thể lan rộng do sự tăng sinh vi khuẩn từ đường tiết niệu hoặc đường máu.
Tác nhân gây bệnh thường gặp ở đường tiết niệu là E.Coli, Pseudomonas và proteus
spp., Staphylococci và Streptococci, Brucella canis. Tuy nhiên, hệ vi khuẩn đuờng
ruột gram âm, đặc biệt là E.Coli là nguyên nhân thường gặp nhất.
Những triệu chứng lâm sàng của viêm tiền liệt tuyến mãn tính bao gồm : nhiễm
khuẩn đường tiết niệu mãn tính, tiểu máu, dịch đường tiết niệu có mủ hay máu, đau
vùng bụng dưới và bón hoặc đôi khi không có triệu chứng rõ ràng.

Việc chẩn đoán bệnh cần dựa vào tiền sử bệnh, những dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh
siêu âm và nuôi cấy tế bào (Stephen và Edward, 2005).
Viêm tiền liệt tuyến mãn tính rất khó điều trị vì hầu hết các nhóm kháng sinh
khuếch tán chậm và ít vào dịch tiền liệt tuyến (do hàng rào tiền liệt tuyến – máu ). Nếu
không đuợc chữa trị triệt để thì sự viêm nhiễm có thể lan rộng vào thành bụng và gây
9


viêm phúc mạc. Khi vắng mặt hệ thống vận chuyển tích cực hay dịch tiết đặc trưng thì
khả năng kháng sinh xuyên qua màng biểu mô phụ thuộc vào pKa và tính hòa tan của
dung dịch. pKa là pH lúc thuốc tồn tại dạng cân bằng ion và không ion. Chỉ dạng
không ion mới có thể xuyên qua màng biểu mô. Những kháng sinh thông thường
(trimethoprim-sulfamethoxazole, erythromycin, clindamycin) khuếch tán dễ dàng từ
máu vào dịch tiền liệt tuyến. Cả enrofloxacin và chloramphenicol cũng có thể xuyên
qua màng biểu mô, tuy nhiên ciprofloxacin không khuếch tán tốt vào tiền liệt tuyến.
Thuốc với tính hòa tan thấp không thể vuợt qua màng biểu mô (như ampicillin,
penicillin, cephalexine). Kháng sinh nên đuợc dùng liên tục trong 4 – 6 tuần, dù các
dấu hiệu lâm sàng có biến mất sớm. Dịch tiền liệt tuyến nên được nuôi cấy để kiểm tra
lại sau khi ngưng kháng sinh từ 3 – 7 ngày (Stephen và Edward, 2005).
2.3.2.2

Viêm tiền liệt tuyến cấp tính (Acute bacterial prostatitis) và abscess
tiền liệt tuyến

Viêm tiền liệt tuyến cấp tính và abscess tiền liệt tuyến không thường gặp ở chó.
Những dấu hiệu lâm sàng của viêm tiền liệt tuyến cấp tính và abscess tiền liệt tuyến
bao gồm bỏ ăn, sốt, suy nhược, ói, dáng đi bất thường và đau vùng bụng dưới. Kích
thước tiền liệt tuyến có thể tăng lên hoặc không tăng.
Những chó bị viêm tiền liệt tuyến cấp tính nếu không được chữa trị hoàn toàn có
thể dẫn đến viêm tiền liệt tuyến mãn tính hay hình thành abscess tiền liệt tuyến

(Stephen và Edward, 2005)
Theo nghiên cứu của Jeffrey, Shirley và Ford (1995), sự hình thành abscess tiền
liệt tuyến thường xảy ra trên chó hơn 5 năm tuổi và có tỉ lệ tử vong tương đối cao do
sự tràn lan của ổ abscess và dẫn đến viêm phúc mạc.
Phương pháp chẩn đoán : triệu chứng lâm sàng của viêm tiền liệt tuyến cấp và
abscess tiền liệt tuyến tương đối giống nhau nên cách chẩn đoán chủ yếu dựa vào hình
ảnh siêu âm. Hình ảnh siêu âm của viêm tiền liệt tuyến cấp tính là tiền liệt tuyến kích
thước bình thường với nhu mô tăng âm chứa các túi nhỏ, trong khi hình ảnh của
abscess tiền liệt tuyến là tiền liệt tuyến sưng lớn và có một hay nhiều túi lớn cho hồi
âm trống. (Stephen và Edward, 2005).

10


2.3.3 Nang tiền liệt tuyến và nang cận tiền liệt tuyến
Nang tiền liệt tuyến là những cấu trúc có vách mỏng nằm trong nhu mô tiền liệt
tuyến, chứa dịch nhưng không có mủ. Nhiều nang tiền liệt tuyến có thể kết hợp với phì
đại tiền liệt tuyến. Nguyên nhân của những nang tiền liệt tuyến vẫn chưa được xác
định chính xác, có thể là do những ống dẫn tiền liệt tuyến bị tắc nghẽn và giãn ra do kế
phát hoặc dị sản biểu mô vảy từ việc sử dụng estrogen nội sinh hay ngoại sinh. Những
triệu chứng thường gặp: tiểu khó, tiểu máu, đau vùng bụng dưới (Margaret và Jeffrey,
2000).
Những nang cận tiền liệt tuyến thường thấy ở phần đầu bên hay phần đuôi tiếp giáp
với bàng quang và tiền liệt tuyến ở những chó già tầm vóc lớn. Những nang này có cấu
trúc thành mỏng, chứa dịch có mùi hôi và lẫn những mảnh sợi fibrin hoại tử. Nguyên
nhân của nang cận tiền liệt tuyến cũng chưa được xác định chính xác, có thể là vết tích
của những ống Muller. Những nang cận tiền liệt tuyến thường không nhận thấy rõ
những triệu chứng lâm sàng cho đến khi kích thước của chúng đủ lớn để chạm vào kết
tràng hay ống dẫn tiểu, hoặc xảy ra nhiễm trùng thứ cấp và hình thành abscess
(Stephen và Edward, 2005).

Các triệu chứng thường thấy của nang tiền liệt tuyến là : biếng ăn, mệt mỏi, tiểu
máu, tiểu khó, một vài trường hợp có thể thấy bụng phình to. Cần chụp X-quang có
cản quang để chẩn đoán phân biệt nang cận tiền liệt tuyến với phì đại tiền liệt tuyến.
Có thể thấy xuất hiện sự khoáng hóa trên thành của nang cận tiền liệt tuyến. Trên hình
ảnh siêu âm nang cận tiền liệt tuyến cho thấy những cấu trúc chứa đầy dịch, có bờ rõ
ràng, cho hồi âm trống và lớn.
2.3.4 Tân bào tiền liệt tuyến
2.3.4.1 Khái niệm về tân bào
Tân bào còn gọi là bướu, khối u là sự tăng trưởng của tế bào mới và có các đặc tính
sau:
-

Sự sinh sản của chúng không được kiểm soát

-

Không có nhiệm vụ hữu ích

-

Sắp xếp hỗn độn.

Hình thái bướu rất đa dạng: hình cầu hay một khối lớn sần sùi có những u nhỏ, có
khi nhú lên bề mặt (u nhú), hoặc kéo dài như một thảm lông, hay nhú dài bám chắc
11


vào mô bào tạo thành những nụ thịt (dạng polip). Bướu cũng có thể là một nang trong
có chứa chất; hoặc phân nhánh như rễ cây hay càng cua xâm nhập sâu vào mô bào,
cũng có tân bào tạo thành loét nông hoặc sâu, rìa nhăn nheo gồ ghề.

Kích thước của tân bào to nhỏ không nhất định, nó phụ thuộc vào tính chất của tân
bào (lành hay độc), vị trí mọc và thời gian phát triển. Tân bào có thể rất nhỏ, phải qua
kính hiển vi mới phát hiện được (Nguyễn Văn Khanh, 2005).
Tân bào được phân loại dựa vào đặc điểm sinh học (tính chất lành hay ác) và tổ
chức phát sinh. Theo Margaret và Jeffrey (2000), tân bào được phát hiện trên tiền liệt
tuyến chủ yếu là tân bào biểu mô tuyến độc (Adenocarcinoma).
2.3.4.2 Tân bào biểu mô tuyến độc trên tiền liệt tuyến
Tân bào biểu mô tuyến độc trên tiền liệt tuyến phát triển lên từ tế bào biểu mô ống
dẫn hay biểu mô tuyến, xảy ra trên chó chưa thiến và cả chó đã thiến. Việc triệt sản ở
bất cứ lứa tuổi nào cũng không làm giảm nguy cơ phát triển tân bào biểu mô tuyến, tuy
nhiên ảnh hưởng của việc triệt sản sớm (dưới 8 tuần tuổi) không được đánh giá. Tân
bào biểu mô tuyến chủ yếu được phát hiện trên chó sau 6 năm tuổi.
Chẩn đoán tân bào biểu mô tuyến dựa trên tiền sử bệnh của thú, dấu hiệu lâm sàng
và kết quả siêu âm tiền liệt tuyến, xét nghiệm dịch tiết và mô bệnh học. Những dấu
hiệu lâm sàng tân bào biểu mô tiền liệt tuyến: tiểu máu, chó đau buốt khi tiểu và tiểu
không kiểm soát, bón, yếu chi sau, suy nhược và bỏ ăn. Trên chó chưa thiến, tân bào
biểu mô tiền liệt tuyến đôi khi không có hiện tượng sưng lớn tiền liệt tuyến nhưng trên
chó thiến rồi rất thường xuyên gặp hiện tượng sưng lớn tiền liệt tuyến. Sờ nắn qua trực
tràng có thể thấy tiền liệt tuyến bình thường về kích thước nhưng có cảm giác cứng,
không đối xứng và dính với kênh chậu.
Sự xuất hiện tế bào ung thư sau khi lấy sinh thiết tiền liệt tuyến cho thấy chẩn đoán
có ý nghĩa, nhưng nếu không tìm thấy tế bào ung thư cũng không loại trừ khả năng
ung thư. Ung thư tiền liệt tuyến là dạng mô bệnh thường gặp nhất trong bệnh lý tân
bào biểu mô tiền liệt tuyến. Những điểm mô học của tân bào biểu mô tiền liệt tuyến
bao gồm sự đa dạng về kích thước và hình dạng, khoảng cách tiểu thùy tuyến với
những tế bào tiểu thùy chứa nhân lớn và hạch nhân lồi lên.
Tiên lượng trên chó bị tân bào tiền liệt tuyến rất xấu. Các biện pháp chữa trị chủ
yếu là giảm đau và cắt bỏ từng phần hay hoàn toàn tiền liệt tuyến. Hiện nay vẫn không
12



có bằng chứng cho thấy tân bào tiền liệt tuyến phụ thuộc vào androgen. Việc triệt sản
có thể xem xét, tuy nhiên phì đại tiền liệt tuyến có thể xảy ra đồng thời với tân bào tiền
liệt tuyến và góp phần làm xuất hiện những triệu chứng lâm sàng kết hợp với sưng lớn
tiền liệt tuyến.
Hiện nay cách điều trị bổ sung tốt nhất cho chó là xạ trị sau đó phẫu thuật khối u
.Thực tế đã chứng minh không có dấu hiệu di căn, thú có thời gian sống dài hơn (lâu
hơn 9 tháng). Nhưng điều trị mỗi ngày với phóng xạ chỉ có thành công giới hạn, có thể
xuất hiện biến chứng viêm kết tràng trên 56% ca bệnh.
Piroxicam liều 0,3mg/kg thể trọng cho uống 1 lần 1 ngày, có thể làm giảm kích
thước ung thư ở chó rất hiệu quả. Trong một nghiên cứu kết hợp điều trị cisplatin
(45mg/kg thể trọng mỗi 21 ngày) với piroxicam cho kết quả giảm từng phần hay hoàn
toàn khối u, đạt hiệu quả 71% ( Stephen và Edward, 2005).
2.3.5 Sỏi tiền liệt tuyến
Sỏi tiền liệt tuyến rất hiếm gặp trên chó, hiện nay bệnh lý này cũng chưa được quan
tâm. Đặc trưng là những viên sỏi nhỏ và thường được phát hiện một cách tình cờ bằng
siêu âm. Triệu chứng lâm sàng thì tương tự như những triệu chứng ở những bệnh khác
của tiền liệt tuyến, đặc biệt là triệu chứng tiểu khó và tiểu máu.
Chụp X-quang thì không có giá trị trong chẩn đoán sỏi tiền liệt tuyến và cần phải
thận trọng để phân biệt với sỏi niệu đạo. Chẩn đoán bằng siêu âm sẽ hữu ích hơn trong
bệnh lý này.
Việc điều trị loại bỏ sỏi thường được thực hiện qua phẫu thuật (Edward, David và
Jean, 1984).
2.4

Ứng dụng kĩ thuật siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý trên tiền liệt tuyến

2.4.1 Khái niệm về siêu âm
Âm là những rung động của vật chất có thể lan truyền trong tất cả các môi trường
như chất khí, chất lỏng, chất rắn nhưng không qua được khoảng chân không. Môi

trường chất đàn hồi (khí, lỏng, rắn) có thể coi như những môi trường liên tục bao gồm
những phần tử liên kết chặt chẽ với nhau. Bình thường, các phần tử này có một vị trí
cân bằng bền. Khi có một lực tác động vào một phần tử nào đó của môi trường,
phần tử này sẽ rời vị trí cân bằng của nó. Do tương tác tạo nên bởi các mối liên kết
13


Đơn vị đo lường của sóng là Hz (Herzt), là tần số biểu thị chấn động trong một
giây. Sóng âm được chia theo dải tần số thành ba vùng chính:
-

Sóng âm tần số cực thấp (vùng hạ âm) : có tần số f < 20 Hz

-

Sóng âm mà tai người có thể nghe thấy có tần số 20 – 20000 Hz (20
KHz)

-

Sóng siêu âm có tần số trên 20 KHz.

Những sóng âm có tần số cao hơn 20000 Hz thuộc phạm vi sóng siêu âm. Trong y
học người ta sử dụng sóng siêu âm có tần số 2 MHz – 10 MHz.(Trích dẫn liệu Nguyễn
Thị Tố Nga, 2008)
2.4.2 Một số thuật ngữ siêu âm
2.4.2.1 Hình bờ
Hình bờ có thể là liên kết mặt giới hạn giữa hai môi trường đặc có cấu trúc âm khác
nhau như giữa gan và thận, lách và thận trái, giữa khối u đặc với nhu mô bình thường. Hình
bờ cũng có thể là giới hạn của một cấu trúc thông thường hoặc bệnh lý (ví dụ như thành

bàng quang, thành túi mật, tim, u nang,…). (Trích dẫn liệu Nguyễn Đoan Trang, 2006)
2.4.2.2 Hình cấu trúc
Hình cấu trúc được phân biệt thành nhiều loại gồm: cấu trúc đặc có hồi âm
đồng nhất (nhu mô phủ tạng đặc) hoặc không đồng nhất (nhu mô bệnh lý phủ tạng
đặc); cũng có thể là cấu trúc lỏng rỗng có hồi âm bình thường (bàng quang, túi mật)
hoặc bệnh lý (u nang, ổ máu tụ, thận ứ nước). Như vậy, siêu âm phân biệt được cấu
trúc choán chỗ. (Trích dẫn liệu Nguyễn Đoan Trang, 2006)
2.4.2.3 Độ hồi âm (mức độ phản âm)
Theo Nguyễn Thu Liên và cộng sự (1998), độ hồi âm, đôi khi gọi tắt là echo, phản
ánh đặc trưng của cơ quan phản xạ lại sóng siêu âm.
Người ta phân biệt độ hồi âm thành ba mức độ: hồi âm dày (hồi âm cao,
hyperechoic) cho hình ảnh sáng trên hình siêu âm (hồi âm của xương, chủ mô,…), hồi
âm kém (hồi âm thấp, hypoechoic) cho hình ảnh tối trên hình siêu âm (hồi âm của mô,

14


của dịch mủ,…), hồi âm trống (không có hồi âm, sonolucent) cho hình ảnh đen trên
hình siêu âm (hồi âm của dịch).
Độ hồi âm trên máy siêu âm phản ánh độ sáng hay tối của hình quan sát được. Trên
máy siêu âm đều có thang độ xám chuẩn, nhờ vậy ta có thể ước lượng được sự thay
đổi nếu có.
2.4.2.4 Mật độ của mô
Theo Nguyễn Thu Liên và cộng sự (1998), căn cứ vào độ hồi âm ta có thể ước
lượng được tổn thương ở dạng đặc hay lỏng. Gồm 3 loại: tính chất đặc (hồi âm bên
trong đồng nhất hoặc không đồng nhất), tính chất dịch (nang), tính chất hỗn hợp, có
phần đặc – có phần dịch.
Trên thực tế, nhiều khi bản chất mô đặc nhưng có độ hồi âm rất kém - gần như
trống (ví dụ hạch lymphoma) hay ngược lại, là chất dịch mủ nhưng độ hồi âm lại rất
dày (ví dụ abscess gan do vi trùng). Do đó cần dựa thêm vào nhiều yếu tố khác để xác

định được dạng tổn thương.
2.4.3 Các hiện tượng thường gặp trong siêu âm
2.4.3.1 Bóng âm
Ta sẽ thấy hiện tượng bóng âm (hay còn gọi là bóng lưng) mỗi khi chùm tia
siêu âm bị một cấu trúc phản xạ rất mạnh chặn lại. Trên ảnh siêu âm, vách phản xạ
được biểu hiện bởi một sóng phản hồi rất đậm kèm theo sau đó là một vệt hình nón
của bóng âm mà trong vệt bóng âm không một hình ảnh nào còn thấy rõ được.
(Trích dẫn liệu Nguyễn Đoan Trang, 2006)
2.4.3.2 Sự hồi âm mạnh
Mô xương, vôi có độ cản âm rất lớn nên khi gặp loại mô này hầu hết sóng siêu âm
đều bị phản xạ ngược trở lại. Trên ảnh siêu âm, mô này cho hình ảnh có độ hồi âm rất
dày (rất sáng), ví dụ như sỏi (Nguyễn Thu Liên và cộng sự, 1998).
2.4.3.3 Sự tăng âm
Tăng âm là hiện tượng chùm tia siêu âm đi qua môi trường có độ cản âm thấp (ví
dụ như nang) thì phần sâu sẽ nhận được nhiều tín hiệu siêu âm hơn chung quanh
(Nguyễn Thu Liên và cộng sự, 1998).

15


2.4.3.4 Sự giảm âm
Giảm âm xảy ra khi chùm tia siêu âm gặp vùng mô có độ cản âm lớn, năng lượng
chùm tia siêu âm sẽ bị giảm đi nhanh chóng và phần sâu sẽ nhận được ít sóng âm
hơn. Ta thường gặp hiện tượng này trong trường hợp gan nhiễm mỡ (Nguyễn Thu
Liên và cộng sự, 1998).
2.4.3.5 Hiện tượng dội lại (đa âm phản hồi)
Hình ảnh xuất hiện trên màn hình siêu âm là một loạt hình ảnh giả của mặt phân
cách với những khoảng cách đều nhau phía sau mặt phân cách thật với kích thước và
độ hồi âm nhỏ dần (Trích dẫn liệu Nguyễn Thị Tố Nga, 2002).
2.4.4 Các bước tiến hành siêu âm

2.4.4.1 Chuẩn bị thú
Để dễ dàng cho việc siêu âm, cần cho thú nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước khi thực
hiện thao tác. Cho thú uống nước (khoảng dưới 0,5 lít) trước khi siêu âm khoảng 30 –
60 phút để tạo được lượng nước tiểu vừa đủ trong bàng quang. Tiếp theo là cạo lông
vùng bụng và bôi lớp gel dẫn âm.
2.4.4.2 Tư thế thú trong siêu âm bệnh lý trên tiền liệt tuyến
Tư thế nằm ngửa: tư thế này được xem là chuẩn mực cho việc tiến hành siêu âm
bụng vì phù hợp với tình trạng sinh lý cơ thể, cho phép sự giãn cơ và làm dẹt lại
khoang bụng, từ tư thế này có thể bộc lộ hầu hết các phủ tạng trong ổ bụng. Ở tư thế
nghiêng phải và nghiêng trái: lúc này mặt phẳng vành của cơ thể vuông góc với mặt
bàn. Trong một số trường hợp cần thiết phải khám ở tư thế đứng.
Tiến hành siêu âm ở tư thế thú đứng, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng tùy trường hợp.
Tuy nhiên, tư thế nằm ngửa là tư thế được sử dụng phổ biến và thích hợp cho hầu hết
trường hợp siêu âm (Trích dẫn liệu Nguyễn Đoan Trang, 2006).

16


×