Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG KHOÁNG HỮU CƠ TRONG THỨC ĂN HEO THỊT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.58 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG KHOÁNG HỮU
CƠ TRONG THỨC ĂN HEO THỊT

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS.Dương Duy Đồng

Lê Quang Hạnh
Lớp: TC-03.TYTP

-2009i


LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, nay tôi đã hoàn thành khóa học và luận
văn tốt nghiệp.Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ của nhiều người. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc và ngàn lời cảm tạ xin gửi đến:
_Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TPHCM, Ban chủ nhiệm Khoa
Chăn Nuôi Thú Y, Bộ môn Dinh Dưỡng và toàn thể quý thầy cô trong khoa đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu.
_TS Dương Duy Đồng, TH.S Nguyễn Văn Hiệp và DS. Đỗ Thị Hương đã tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
_Những người thân trong gia đình luôn động viên và ủng hộ tôi trong suốt


quá trình học tập.
_Em Đại, Vỹ và các bạn cùng lớp CN30, cùng các anh chị em công nhân ở
trại đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thí nghiệm tại trại thực nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn!
Lê Quang Hạnh

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
_Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
Đại Học Nông Lâm TPHCM, khu phố 6, phường Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM.
Thời gian thực hiện từ ngày 01/12/2008 đến ngày 08/03/2009 với đề tài: “Thử nghiệm
sử dụng khoáng hữu cơ trong thức ăn heo thịt” được tiến hành với 2 thí nghiệm nhỏ:


Thí nghiệm 1: thực hiện trên heo khoảng 22kg và kết thúc lúc

45kg, được bắt đầu từ ngày 23/01/2009 đến ngày 08/03/2009.


Thí nghiệm 2: thực hiện trên heo khoảng 45kg và kết thúc lúc

90kg, được bắt đầu từ ngày 01/12/2008 đến ngày 05/02/2009.
Mỗi thí nghiệm gồm 3 lô: Lô I (đối chứng) sử dụng 100% nhu cầu khoáng vô
cơ, lô II sử dụng 66,67% nhu cầu khoáng hữu cơ, lô III sử dụng 50% nhu cầu khoáng
hữu cơ để bổ sung theo khuyến cáo. Cả 3 lô đều có chung 1 khẩu phần cơ bản không
khoáng ban đầu.
_Qua khảo sát cho thấy:
• Tăng trọng tích lũy bình quân ở thí nghiệm 1 của lô III cao hơn lô I là

21,43% và lô II cao hơn lô I là 44,52%.
• Tăng trọng tuyệt đối ở thí nghiệm 1 của lô III cao hơn lô I là 21,49% và
lô II cao hơn lô I là 44,63%.
• Chỉ số biến chuyển thức ăn (kg TĂ/kg TT) của thí nghiệm 1: lô II (2,36)
là thấp nhất, lô III (2,44) và lô I thì cao nhất (2,76).
• Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của thí nghiệm 1: lô II thấp hơn lô I
là 13,8%, còn lô III thấp hơn lô I là 11,5%.
• Tăng trọng tích lũy bình quân lúc kết thúc thí nghiệm 2 của lô III cao
hơn lô I là 2,71% và lô II thấp hơn lô I là 5,73%.
• Tăng trọng tuyệt đối ở thí nghiệm 2 của lô III cao hơn lô I là 2,76% và
lô II thấp hơn lô I là 5,77%.
iii


• Chỉ số biến chuyển thức ăn ( kg TĂ/kg TT) của thí nghiệm 2: lô III
(3,19) thấp nhất, lô I (3,22) và cao nhất là lô II (3,39).
• Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của thí nghiệm 2: lô III thấp hơn lô I
0,9% và lô II cao hơn lô I là 6,3%.

iv


MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU ........................................................................... 01
I.ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 01
II.MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU..................................................................................... 02

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN ................................................................... 03

I.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ KHOÁNG VI LƯỢNG ................................... 03
1.1.Khái niệm ......................................................................................................... 03
1.2.Sự hấp thu lợi dụng các khoáng vi lượng......................................................... 03
1.3.Vai trò sinh học của một số khoáng vi lượng................................................... 05
1.4.Những trở ngại khi sử dụng khoáng vô cơ ....................................................... 08
II.SƠ LƯỢC VỀ KHOÁNG HỮU CƠ........................................................................ 10
2.1.Khoáng hữu cơ là gì?........................................................................................ 10
2.2.Sự cấu thành phân tử chelate khoáng ............................................................... 10
2.3.Phân loại khoáng hữu cơ .................................................................................. 11
2.4.Lợi ích của việc sử dụng khoáng hữu cơ.......................................................... 12
III.SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO THỰC TẬP................................................................. 12
3.1.Vị trí.................................................................................................................. 12
3.2.Lịch sử hình thành ............................................................................................ 12
3.3.Chức năng của trại............................................................................................ 13
3.4.Cơ cấu đàn ........................................................................................................ 13
3.5.Công tác giống.................................................................................................. 13
3.6.Vệ sinh thú y và phòng bệnh ............................................................................ 13
3.7.Qui trình tiêm phòng ........................................................................................ 14

v


CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH........... 15
I.THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM..................................................................................... 15
II.BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ............................................................................................ 15
III.CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI................................................................................... 21
IV.PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................................... 22

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................... 23
I.KẾT QUẢ CỦA THÍ NGHIỆM 1(22-45 KG).......................................................... 23

II. KẾT QUẢ CỦA THÍ NGHIỆM 2 (45-90 KG)....................................................... 29

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................. 39
I.KẾT LUẬN ............................................................................................................... 39
II.TỒN TẠI .................................................................................................................. 39
III.ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................ 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 41
PHỤ LỤC ................................................................................................ 42

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG-BIỂU ĐỒ-HÌNH ẢNH
1.DANH MỤC CÁC BẢNG:
Bảng 2.1. Các yếu tố làm tăng hoặc giảm hấp thu các chất khoáng vi lượng ............. 10
Bảng 2.2. Lịch tiêm phòng vaccine.............................................................................. 14
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ............................................................................. 16
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ............................................................................. 16
Bảng 3.3 Thành phần nguyên liệu thức ăn cơ bản không khoáng vi lượng ................ 17
Bảng 3.4. Giá trị dinh dưỡng thức ăn cơ bản không khoáng ....................................... 18
Bảng 3.5. Liều khoáng khuyến cáo trong thức ăn heo thịt cho ăn tự do ..................... 18
Bảng 3.6. Hàm lượng khoáng trong các hợp chất........................................................ 19
Bảng 3.7. Tính liều khoáng vô cơ và hữu cơ để trộn vào 100kg thức ăn heo thịt ....... 20
Bảng 3.8. Nhiệt độ trung bình trong thời gian thí nghiệm........................................... 21
Bảng 4.1. Tăng trọng tích lũy của heo ở thí nghiệm 1................................................. 23
Bảng 4.2.Tăng trọng tuyệt đối của heo ở thí nghiệm 1 ............................................... 24
Bảng 4.3. Lượng thức ăn tiêu thụ ở thí nghiệm 1 ........................................................ 25
Bảng 4.4.Chỉ số biến chuyển thức ăn ở thí nghiệm 1 .................................................. 26
Bảng 4.5. Tỉ lệ bệnh và tỉ lệ tiêu chảy ở thí nghiệm 1 ................................................. 27

Bảng 4.6. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của thí nghiệm 1 ................................ 28
Bảng 4.7. Tăng trọng tích lũy của heo ở thí nghiệm 2................................................. 29
Bảng 4.8.Tăng trọng tuyệt đối của heo ở thí nghiệm 2............................................... 31
Bảng 4.9. Lượng thức ăn tiêu thụ ở thí nghiệm 2 ........................................................ 33
Bảng 4.10.Chỉ số biến chuyển thức ăn ở thí nghiệm 2 ................................................ 34
Bảng 4.11. Tỉ lệ bệnh và tỉ lệ tiêu chảy ở thí nghiệm 2 ............................................... 36
Bảng 4.12. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của thí nghiệm 2 .............................. 38

vii


2.DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 1. Trọng lượng tích lũy của heo ở cuối thí nghiệm 1 ..................................... 24
Biểu đồ 2. Tăng trọng tuyệt đối của heo ở thí nghiệm 1.............................................. 25
Biểu đồ 3. Chỉ số biến chuyển thức ăn của thí nghiệm 1............................................. 27
Biểu đồ 4. Tỉ lệ bệnh và tỉ lệ tiêu chảy của thí nghiệm 1............................................. 28
Biểu đồ 5. . Trọng lượng tích lũy của heo ở cuối các giai đoạn của thí nghiệm 2 ..... 31
Biểu đồ 6. Tăng trọng tuyệt đối của heo ở thí nghiệm 2.............................................. 33
Biểu đồ 7. Chỉ số biến chuyển thức ăn của thí nghiệm 2............................................. 35
Biểu đồ 8. Tỉ lệ bệnh và tỉ lệ tiêu chảy của thí nghiệm 2............................................. 37

3.DANH MỤC CÁC HÌNH:
Hình 2.1. Sơ đồ mối quan hệ cạnh tranh, ức chế và kích thích hấp thu giữa các chất
khoáng với nhau........................................................................................................... 09
Hình 2.2. Mô hình khoáng hữu cơ liên kết 1 mặt ........................................................ 11
Hình 2.3. Mô hình khoáng hữu cơ liên kết 2 mặt ........................................................ 12

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong ngành chăn nuôi heo công nghiệp, các nhà chăn nuôi luôn mong muốn và
cố gắng để đạt được hiệu quả và năng suất cao nhất ở vật nuôi. Điều này chỉ có thể đạt
được nếu vật nuôi ở trạng thái lý tưởng. Trong đó, việc đảm bảo cho vật nuôi đủ lượng
khoáng cần thiết cho nhu cầu là 1 yếu tố quan trọng, bao gồm các nguyên tố đa-vi lượng.
Những năm trước 1980, các chất khoáng được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi
dưới dạng vô cơ, chủ yếu là các gốc chloride, sulfate hay oxide. Khoáng vô cơ rẻ tiền, dễ
kiếm nhưng lại có nhiều nhược điểm như sau:
ƒ Trong quá trình tiêu hóa, chúng thường phân giải thành các ion tự do và dễ
bị những chất ức chế khác có trong khẩu phần gây kết tủa (như oxalic, phytine, acid béo
mạch dài làm kết tủa Ca2+, Zn2+, Mn2+…) làm cho cơ thể không hấp thu được, mất tính
khả dụng sinh học của nguyên tố khoáng.
ƒ Sự cạnh tranh vị trí hấp thụ lẫn nhau giữa 1 số chất khoáng trên protein
mang, làm thiếu hoặc dư 1 loại khoáng nào đó.
ƒ Sự bổ sung các nguyên tố vi lượng thiếu tính toán và cân đo, có thể dẫn đến
sử dụng quá liều, có thể gây ngộ độc cho thú. Nếu vượt quá mức chịu đựng của thú sẽ
gây tử vong hoặc ở liều cao nhưng dưới mức chịu đựng cũng có thể gây giảm năng suất
của vật nuôi, ngộ độc tích lũy. Mặt khác, nếu dùng liều cao nhưng thú vẫn hấp thụ kém
thì phần dư thừa bị thải ra môi trường nhiều, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí vô
ích…
Để khắc phục những nhược điểm trên, nhiều nghiên cứu về khoáng hữu cơ đã
được tiến hành ở nhiều nước tiên tiến từ những năm sau 1980. Đến nay, đã có nhiều chế
phẩm khoáng hữu cơ được dùng phổ biến trong ngành chăn nuôi của nhiều nước phát
triển.

1



Khoáng hữu cơ cũng đã có mặt trong thị trường của nước ta, nhưng phần lớn là
những sản phẩm ngoại nhập, phải chịu thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển, nên giá
thành còn khá cao, chưa phù hợp với túi tiền và lợi nhuận của nhà chăn nuôi. Vì vậy, nó
chưa được sử dụng rộng rãi trong ngành chăn nuôi nước ta. Từ đó, công ty Navetco đã
nghiên cứu và sản xuất ra các chế phẩm chứa khoáng vi lượng dạng hữu cơ, nhằm giảm
đáng kể giá thành sản phẩm và để mọi nhà chăn nuôi dù lớn hay nhỏ đều sử dụng được
và cho hiệu quả cao trong chăn nuôi. Các chế phẩm sản xuất trước khi đưa ra thị trường
cũng cần được thực nghiệm trên thú nuôi để tìm hiểu hiệu quả khi sử dụng.
Từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng Gia súc, Khoa Chăn
nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm TPHCM, Ban quản lý trại heo thực nghiệm của
Khoa CNTY, cùng sự hỗ trợ của công ty Navetco và sự hướng dẫn của TS Dương Duy
Đồng, chúng tôi tiến hành đề tài :“THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG KHOÁNG HỮU CƠ
TRONG THỨC ĂN HEO THỊT”.
II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
2.1. Mục đích
Khảo sát và so sánh hiệu quả của việc sử dụng các chất khoáng vi lượng trong
thức ăn heo thịt dưới dạng vô cơ và hữu cơ.
2.2. Yêu cầu
Theo dõi và thu thập các số liệu liên quan đến các chỉ tiêu khả năng tăng trọng,
lượng thức ăn tiêu thụ, chỉ số biến chuyển thức ăn, tình trạng sức khỏe và hiệu quả kinh
tế của các heo thịt thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ KHOÁNG VI LƯỢNG
1.1. Khái niệm
Khoáng vi lượng là những chất khoáng có số lượng nhỏ trong cơ thể động vật, được

tính bằng đơn vị mg/kg hoặc ppm hoặc ppb. Khá nhiều các chất khoáng vi lượng tham
gia chức năng enzyme quan trọng trong cơ thể động vật.
1.2. Sự hấp thu sử dụng các khoáng vi lượng
Nguyên tố vi lượng được hấp thu rất phức tạp, thường nó phải liên kết với protein
mang (Binding protein) để tạo thành một phức hợp (complex or compound), ta gọi đó là
những chelate, có 3 loại chelate:
¾ Chelate vận chuyển (Transport chelate)
¾ Chelate dự trữ (Converted chelate)
¾ Chelate trao đổi (Metabolic chelate)
Trên bề mặt của phân tử protein chelate có các acid amin mang điện tích âm liên kết
với ion kim loại nặng mang điện tích dương. Một chelate có thể mang trên mình nó nhiều
ion kim loại nặng tạo ra dạng hạt keo. Các chelate này khi tiếp xúc với thành tế bào niêm
mạc ruột sẽ có sự chuyển nhượng ion qua lại giữa chelate và tế bào chất bên trong. Các
chelate trong tế bào làm nhiệm vụ dự trữ ion kim loại và lại tiếp tục chuyển nhượng cho
các chelate trong máu để vận chuyển đến những cơ quan cần thiết. Sau đây là 1 số điểm
liên kết với ion kim loại nặng của những acid amin nằm trên bề mặt phân tử protein:
NH2
CH2

+

to
xt

Cu++

COO-

NH 2
CH 2


Cu++
COO

(Glycine)

(Glycino_Copper)

3


NH 2
HOOC

C

HOOC
CH 2

SH

+ Zn++

NH 2

to
xt

CH 2


H
H
(Cysteine)

CH2

S

(Cysteine-Zinc)

NH 2
N

++
Zn

C

CH
COO

-

o
++ t
+ Fe
xt

NH 2
N


CH 2

CH

Fe ++
COO

NH

NH

(Histindine)

(Histindine-Iron)

Ba acid amin trên có hoạt tính cao trong việc liên kết với ion kim loại nặng. Còn đối
với nguyên tố vi lượng phi kim như selen và iod, thì chúng liên kết hóa học ở 1 số vị trí
của acid amin. Các liên kết ấy thể hiện như sau:
HC
3

Se
CH3

CH2

CH

H


COOH

Se

CH2

CH

COOH

NH 2

NH 2

(Selenocystein)

(Selenomethione)

Hai dạng selen hữu cơ trên được tổng hợp ra là nhờ vào tế bào nấm men thực hiện,
nên được gọi là selen-yeast. Selen hữu cơ vào cơ thể sẽ được đưa đến các tổ chức mô bào
khác để chúng thực hiện chức năng sinh học của mình. Một số tham gia tổng hợp protein
bắp cơ, protein mô, một số khác tham gia cấu tạo nên enzyme Glutathion-peroxydase.
Dạng selen hữu cơ rất dễ hấp thụ và cũng rất an toàn khi sử dụng, ít bị ngộ độc hơn dạng
muối khoáng khi bổ sung liều cao.

4


OH


OH

2

+
CH

CH 2

2

I2

I

CH 2

COOH

CH

NH 2

COOH

NH 2

(Tyrosine)


Mono-Iod-Tyrosine (MIT)

OH

OH
+

I2

R

to
xt

I

I

R

(Tyrosine)

Di-Iod-Tyrosine (DIT)

MIT và DIT được đưa đến tuyến giáp trạng để làm nguyên liệu tổng hợp ra
Thyroxin. Bổ sung dưới dạng Iod hữu cơ như MIT và DIT sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu,
không bị các yếu tố khác ức chế hay cạnh tranh vị trí trên protein mang, vì iod đã được
gắn vào Tyrosin thật chắc chắn. Điều này cũng tương tự cho các kim loại nặng khác khi
chúng liên kết với 1 acid amin thích hợp.
Vật chất mang ion kim loại (khoáng vi lượng) gọi là ligandum:

Ligandum + ion kim loại ------------------> Chelate (là 1 phức chất)
Tùy theo tính chất của các ligandum mà có sự liên kết chặt chẽ hay lỏng lẻo với ion
kim loại, liên kết nhiều hay ít với ion kim loại. Nhờ vào phương pháp này mà nó bảo vệ
các ion kim loại nặng tránh bị kết tủa bởi các chất khác trong cơ thể sinh vật.
1.3. Vai trò sinh học của một số khoáng vi lượng chuyên biệt
1.3.1. Kẽm (Zn)
Tham gia cấu trúc của nhiều loại enzyme có chứa nguyên tố kim loại
(metalloenzyme) như phosphatase acid, phostphatase kiềm, amino-peptidase, carboxyl-

5


peptidase, carboxyl anhydrase, glutamin dehydrogenase… Kẽm cũng có liên quan đến
hoạt động tuyến tụy với sự tổng hợp insulin.
Theo Garief Bertrand 1961, hơn 200 phản ứng sinh hóa trong cơ thể được xác định
có lệ thuộc vào kẽm. Do đó, nó can thiệp vào nhiều quá trình chuyển hóa protein và acid
nucleic. Một vai trò rõ nhất của nó là chứa chương trình gen trong acid nucleic, tham gia
quá trình tổng hợp gen, cho sự sao chép AND có sẵn để tế bào nhân lên. Kẽm cần thiết
cho cấu tạo thành phần của hoocmon sinh dục đực (testosteron) và đóng vai trò quan
trọng trong tổng hợp, cấu trúc, bài tiết nhiều hoocmon khác như insulin, hormon tăng
trưởng, NGF (yếu tố tăng trưởng của dây thần kinh)….
Zn còn là 1 chất chống lại các tác hại của 1 vài chất độc hại như Cd, Pb và các chất
ô nhiễm khác (Theo Dr.Jean, Paul Curt, 2004. Cẩm nang dinh dưỡng tương lai Việt.
Công ty Nutifood- chất khoáng). Nó ngăn chặn sự sinh sản của các tế bào bất thường, các
tế bào mà AND của chúng bị hư gốc tự do…
1.3.2. Mangan (Mn)
Mn là nguyên tố cần thiết để cấu tạo nên hợp chất chondroitin sulfate, là 1 bộ phân
mucopolysaccharide để cấu tạo nên mạng lưới hữu cơ (matrix) trong xương để Ca tích
lũy vào một cách bình thường. Mn cũng là yếu tố cần thiết để phòng bệnh mất điều hòa,
mất cân bằng của thú sơ sinh.

Mn còn tham gia cấu trúc và kích hoạt một số enzyme quan trọng trong sự tổng hợp
các polysaccharide và glucoprotein. Nó tham gia cấu tạo các metalloenzyme như pyruvat
carboxylase và hoạt hóa enzyme phosphoenolpyruvate carboxylkinase, phospho
transferase, decarboxylase, arginase, glucotransferase. Như thế nó đóng vai trò quan
trọng trong trao đổi glucid. Ngoài ra, nó còn là yếu tố phụ (cofactor) trong enzyme
catalase, kích thích tố tổng hợp cholesterol và acid béo trong gan (thí nghiệm trên chuột).
1.3.3. Sắt (Fe)
Chức năng hô hấp: tham gia cấu tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến
các cơ quan trong cơ thể.Góp phần vào quá trình tạo thành myoglobin, một sắc tố hô hấp
của cơ, tạo thành đặc tính dự trữ oxygen cho cơ. Fe còn tham gia cấu trúc của nhiều
enzyme, đặc biệt trong chuỗi men hô hấp của tế bào…
6


1.3.4. Đồng (Cu)
Tham gia kích hoạt các enzyme có liên quan đến Fe trong trao đổi chất tổng hợp
elastin và collagen, sản xuất ra sắc tố melanin và hoàn thiện hệ thống thần kinh trung
ương, giữ bình thường sự sản xuất tế bào hồng cầu.
Cu thúc đẩy hấp thu Fe trong đường tiêu hóa và giải phóng Fe ra khỏi hệ thống tế
bào lưới, tế bào nhu mô gan để đưa sắt vào máu đến tủy xương tạo hồng cầu.Quá trình
này xảy ra nhờ vào phản ứng oxy hóa Fe từ dạng Ferrous (Fe2+) sang dạng Ferric (Fe3+)
để chuyển sắt từ tổ chức vào plasma. Ceruloplasmin cũng là enzyme có chứa Cu rất cần
cho phản ứng oxy hóa này.
Cu có vai trò trong tổng hợp collagen, elastin để tạo ra mạng lưới cho sự tích lũy Ca
và P, nên nó rất cần cho sự phát triển bình thường của bộ xương. Sự cấu thành màng bọc
myelin cho tế bào thần kinh cũng cần sự có mặt của Cu. Tham gia cấu tạo nên hệ thống
enzyme cytochrome oxidase rất quan trọng trong chuỗi men hô hấp của tế bào.
1.3.5. Magnesium (Mg)
Mg giúp bình thường hóa cấu tạo mạng lưới chelate của xương, nhờ vậy mà Ca tích
lũy lên đó làm cho cấu trúc của xương trở nên chắc chắn. Mg còn đóng vai trò quan trọng

trong quá trình phosphoryl oxy hóa để lấy năng lượng cho hoạt động của tổ chức tế bào.
Kích thích sự hoạt động của nhiều enzyme chuyển nhóm phosphat cao năng và
ATP, từ đây xúc tiến các quá trình chuyển hóa khác.
1.3.6. Selenium (Se)
Se cần thiết cho sự sinh trưởng và sự thụ tinh. Là thành phần quan trọng của enzyme
Glutathione peroxidase, enzyme này xúc tác phản ứng sinh hóa với cơ chất là peroxidase
hydro. Nhờ đó mà Glutathione ở dạng khử bảo vệ được màng lipid và các thành phần
khác của tế bào như bảo vệ hemoglobin khỏi bị tác động hủy hoại của peroxide hydro.
Glutathione ở dạng oxy hóa có thể phục hồi trở lại dạng khử nhờ Glutathione reductase
kích hoạt.
Ngoài ra, Se còn tham gia quá trình sinh hóa khác như cơ chế miễn dịch, sinh tổng
hợp Ubiquinone và sinh tổng hợp ATP trong ty thể của tế bào động vật.

7


Se có tác dụng phá hủy peroxid hydro ngay cả trong môi trường nước, nhờ vậy nó
làm giảm thấp sự hiện diện của peroxide hydro trong mô bào động vật. Từ đó, nó giúp
màng tế bào tránh khỏi sự tấn công của các gốc tự do (peroxide – là tác nhân gây ung
thư).
1.3.7. Iod (I)
Tham gia cấu tạo nên thyroxin, một loại kích thích tố giáp trạng có tác dụng tăng
cường trao đổi chất, hô hấp tỏa nhiệt của mô bào động vật.
Khi iod đi qua tuyến giáp, nó được 1 loại protein của tuyến này bắt giữ, ở đây có
quá trình biến đổi I- thành I2 và phản ứng với tyrosine để hình thành MIT hay DIT; hai
phân tử này hợp thành T3 hay T4, đó là thyroxin. Sự phóng thích T3 và T4 vào máu của
tuyến giáp được điều tiết bởi TSH (Hormon của thùy trước tuyến yên). Điều này chịu ảnh
hưởng của nhiệt độ môi trường, khi trời lạnh thì tuyến giáp hoạt động mạnh tiết ra nhiều
T3 và T4, khi trời nóng thì ngược lại.
1.4. Những trở ngại khi sử dụng khoáng dạng vô cơ

Các khoáng vi lượng dạng vô cơ sử dụng trong thức ăn gia súc chủ yếu là dạng kết
hợp với gốc sulfat hay chloride (gọi là muối khoáng) hoặc oxid kim loại. Nếu chúng ở
dạng muối sulfat hay chloride, thì cơ thể động vật hấp thu tốt hơn dạng oxid. Tuy nhiên,
khi các ion kim loại ở dạng muối thì chúng có khả năng xúc tác phá hủy các vitamin
mạnh hơn dạng oxid. Còn nếu ở dạng oxid, ta phải nghiền thật mịn thì acid HCl trong dạ
dày mới hòa tan hết được.
Có những chất khoáng quá dư, cạnh tranh vị trí hấp thu lẫn nhau trên protein mang,
làm thiếu hay quá thừa 1 loại khoáng nào đó. Ví dụ các cặp cạnh tranh nhau ở sơ đồ sau:

8


Mn
K

Ca

Fe

Cu

P

Mg
B

Zn
N

• A


B: A ức chế B.

• C

D: C kích thích D.

• E

F: E,F ức chế lẫn nhau.

• G

H: G,H kích thích lẫn nhau.

Hình 2.1. Sơ đồ mối quan hệ cạnh tranh, ức chế và kích thích hấp thụ giữa các chất
khoáng với nhau. (Kakuk và Schmidt, 1988).
Trong thức ăn (có nguồn gốc thực vật) thường chứa những ligandum liên kết quá
chặt với các ion kim loại làm các ligandum của cơ thể thú không thể trao đổi hấp thu
được. Ví dụ như phytin trong các loại hạt được coi là ligandum thực vật, cơ thế thú không
có men tiêu hóa phân giải phytin, nên khi nó kết hợp với ion kim loại sẽ tạo thành chelate
kim loại nặng kết tủa theo phân thải ra ngoài. Điều không may là phytin có rất nhiều
trong các loại thức ăn thực vật, nhất là hạt hòa thảo và khô dầu, đây lại là nguồn thức ăn
chủ lực của gia súc, gia cầm.
Khầu phần có nhiều acid phytic (do có nhiều cám gạo và khô dầu) sẽ hạn chế sự hấp
thu Zn trong thức ăn của gia súc, nhất là thú đơn vị dễ bị thiếu Zn nếu trong khẩu phần bị
giới hạn Zn.
Theo Power và Horgan (2000) thì có những yếu tố trong thức ăn có thể làm tăng hay
giảm sự hấp thu các nguyên tố vi lượng. Điều này được trình bày rõ ở bảng 2.1.


9


Bảng 2.1. Các yếu tố làm tăng hoặc giảm hấp thu các chất khoáng vi lượng
Yếu tố trong thức ăn

Ảnh hưởng

Khoáng vi lượng

Phytate

Giảm hấp thụ

Zn, Fe, Mn

Tăng đào thải ra ngoài

Cu

Phosphate

Giảm hấp thu

Fe,Mn

PolyPhenol

Giảm hấp thu


Fe

Acid Ascorbic

Tăng hấp thu

Fe

Giảm hiệu quả sử dụng

Cu

Vài nguồn protein

Giảm đào thải

Cu

Casein

Giảm hấp thu

Fe

Vài acid amin

Tăng hấp thu

Zn, Cu, Fe, Mn


Một số đường

Giảm hấp thu

Cu

Fructose

Giảm hấp thu

Cu

Tăng hấp thu

Zn, Fe, Mn

Vì những trở ngại trên, ngày nay ở các nước phát triển người ta có xu hướng chế ra
các chelate hữu cơ làm vật mang nguyên tố vi lượng, còn được gọi là khoáng vi lượng
hữu cơ. Vậy khoáng hữu cơ là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này ở phần kế tiếp.
II. SƠ LƯỢC VỀ KHOÁNG HỮU CƠ
2.1. Khoáng hữu cơ là gì?
Khoáng hữu cơ là phức chất (chelate) của kim loại với protein hay acid amin. Đây là
sản phẩm bổ sung khoáng cao cấp, nó có giá trị sinh học cao đối với các loại thú công
nghiệp, thú kiểng và động vật thủy sinh. Nó thực sự được hấp thu và sử dụng tốt hơn so
với khoáng vô cơ.
2.2. Sự cấu thành phân tử chelate khoáng
Với công nghệ mới, các nước phát triển đã sử dụng các acid amin làm vật mang ion
nguyên tố vi lượng, nhờ vào nhóm chức amin và carboxyl trong phân tử acid amin để gắn

10



với ion kim loại. Hoặc các acid amin mang điện tích âm trên bề mặt protein, nó liên kết
với ion kim loại mang điện tích dương.
Trong số các loại acid amin có 10 loại được xem là cần thiết phải cung cấp từ thức
ăn, vì cơ thể động vật không tự tổng hợp được. Đó là lysin, methionine, threonin,
tryptophan, leucin, isoleucin, phenylalanin, valin, arginin và histidin. Trong đó, có 2 loại
được xem như có hiệu suất phản ứng cao nhất để cấu thành phân tử khoáng chelate là
methionine và lysin.
2.3. Phân loại khoáng hữu cơ
Dựa vào cơ chất gắn với nguyên tố kim loại, người ta chia làm 2 loại:
• Loại gắn với acid amin (tinh chế): Mineral Chelamin.
• Loại gắn với acid amin trên bề mặt protein thô (Casein sữa hay protein đậu
tương….): Mineral Proteinate.
Tùy thuộc tỷ lệ khoáng và acid amin hay protein trong phản ứng, loại và hàm lượng
chất xúc tác, nhiệt độ phản ứng thích hợp, ta cũng phân chia làm 2 loại:
• Khoáng hữu cơ liên kết (gắn) 1 mặt.
• Khoáng hữu cơ liên kết (gắn) 2 mặt.
Trong đó, loại khoáng hữu cơ gắn với acid amin tinh chế và loại khoáng hữu cơ gắn
2 mặt được xem là giải pháp tích cực nhất. Vì loại gắn với acid amin có kích thước và
trọng lượng phân tử nhỏ, nên được hấp thu qua màng ruột dễ dàng và nhanh chóng hơn
(trên 98%). Ngoài ra , khi 2 mặt của ion kim loại được gắn với acid amin sẽ giúp nó được
bảo vệ tránh khỏi các yếu tố ảnh hưởng, cạnh tranh và ức chế hấp thu khoáng.
Mô hình liên kết trong phân tử của các loại khoáng hữu cơ được thể hiện như sau:
H
R

H

H

R

N
Fe

C
H

C

H
N
Zn

C

Cl
H

O

O

C

O

O

( Sắt hữu cơ)


(Kẽm hữu cơ)

Hình 2.2 Mô hình khoáng hữu cơ liên kết 1 mặt.
11

Cl


O

H
R

H

O

N

C

H

C

H

N
O


R

C

Fe

C

H

O

H

H

H

H

C

H
C

Zn

C
R


C

O

N

N
O

H

R
H

O

O

(Zinc Proteinate)

(Iron Chelamin)

Hình 2.3 Mô hình khoáng hữu cơ liên kết 2 mặt
2.4. Lợi ích của việc sử dụng khoáng hữu cơ
Dễ hấp thụ, nên có tỉ lệ hấp thu cao (>=98%), nhờ vậy mà liều khoáng hữu cơ sử
dụng sẽ thấp hơn nhiều so với khoáng vô cơ. Từ đó, nó giúp tránh lãng phí vô ích, giảm
tối đa lượng khoáng thải ra môi trường (giảm ô nhiễm môi trường).
Tăng tính khả dụng sinh học của nguyên tố vi lượng. Nhờ đó, mà nó giúp duy trì các
chức năng sinh lý, sinh hóa và sự phát triển của các cơ quan, tăng sức kháng bệnh, cải

thiện tăng trọng và tỉ lệ chuyển hóa thức ăn cao, giúp thú giảm stress..
Đây cũng là nguồn bù đắp 1 số acid amin quan trọng trong những khẩu phần thiếu
hụt hay có hàm lượng protein thấp. Khắc phục được các nhược điểm của khoáng vô cơ,
tránh các tác nhân gây trở ngại hấp thu khoáng vi lượng, tránh sự cạnh tranh hấp thu giữa
các loại khoáng….
III. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO THỰC TẬP
3.1.Vị trí
Trại thực nghiệm của Khoa Chăn Nuôi Thú Y nằm về phía bắc và trong khu vực
trường Đại học Nông Lâm, cách xa lộ Đại Hàn khoảng 1km, giáp ranh với tỉnh Bình
Dương.
3.2. Lịch sử hình thành
Trại được xây dựng từ năm 2005 và hoạt động từ tháng 4 năm 2006.Với tổng diện
tích ~~ 15.052 m2.
12


3.3. Chức năng của trại
Trại ra đời nhắm đáp ứng nhu cầu thực tập của sinh viên khoa chăn nuôi thú y.
Trại cung cấp giống để tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu của sinh viên và cũng
gắn liền với sản xuất kinh tế.
3.4. Cơ Cấu đàn
Tính đến ngày 01/12/2008, trại có 2 con đực giống làm việc, 19 nái, 168 heo thịt và
25 heo con cai sữa.
3.5. Công tác giống
Các heo nái là heo lai 2 máu Yorkshire và Landrace.
Hai heo nọc là giống Yorkshire thuần và Duroc thuần.
Các heo thịt được chọn từ các con lai 3 máu (Landrace, Yorkshire và Duroc) khỏe
mạnh, không dị tật hay còi cọc, không mắc bệnh mãn tính
3.6. Vệ sinh thú y và phòng bệnh
3.6.1. Nguồn nước

Nước uống cho heo và làm vệ sinh là nước giếng bơm dự trữ trong bồn. Mẫu nước
được kiểm tra định kỳ.
3.6.2. Thức ăn
Thức ăn được nhập vừa đủ cho heo ăn trong 1 tháng, sau đó nhập tiếp. Kiểm tra
thường xuyên trong lúc dự trữ để phát hiện tình trạng hư hỏng và xử lý.
3.6.3. Chuồng trại
Sát trùng định kỳ bằng Farmfluid cho toàn trại 1 tuần/lần, đặt hố sát trùng trước các
ô chuồng. Quét dọn vệ sinh chuồng trại và tắm heo vào các buổi sáng.
Sau khi chuyển heo đi, chuồng được chà rửa bằng vòi nước áp lực cao, sát trùng và
để trống 3 ngày trước khi chuyển heo mới vào.
Công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và phải thay đồ bảo hộ trước khi
vào chuồng.
Khách tham quan vào trại phải mang ủng và lội qua hố sát trùng, thực hiện đúng nội
qui của trại. Vệ sinh sát trùng dụng cụ thú y hàng ngày vào buổi chiều tối, sau khi hoàn
tất công việc.
13


3.7. Qui trình tiêm phòng
Bảng 2.2. Lịch tiêm phòng vaccine
Thời gian

Vaccine/ chế phẩm sử dụng

A. Nái mang thai:
-3 tuần trước khi sinh

-Dịch tả

-2 tuần trước khi sinh


-E.coli

B. Nái nuôi con:
-21 ngày sau sinh.

-FMD

C. Heo con và heo thịt:
-3 ngày tuổi

-Dextran (lần 1)

-10 ngày tuổi

-Dextran (lần 2)

-21 ngày tuổi

-Dịch tả (lần 1)

-42 ngày tuổi

-FMD

-49 ngày tuổi

-Dịch tả (lần 2)

D.Đực giống


-Tụ huyết trùng, Aujesky, Parvovirus
(2 mũi, cách 7 ngày)
-FMD (định kỳ 6 tháng lần)

E.Heo hậu bị:
-150 ngày tuổi

-Dịch tả (lần 1)

-165 ngày tuổi

-FMD

-180 ngày tuổi

-Parvovirus (lần 1)

-195 ngày tuổi

-Aujesky (lần 1)

-210 ngày tuổi

-Dịch tả (lần 2)

-225 ngày tuổi

-Parvovirus (lần 2)


-240 ngày tuổi

-Aujesky (lần 2)

14


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
I. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
1.1. Thời gian
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 01/12/2008 đến ngày 08/03/2009.
1.2. Địa điểm
Tại trại heo thực nghiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại học Nông Lâm
TPHCM.
II. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
2.1. Vật liệu thí nghiệm
Chế phẩm khoáng vi lượng dạng hữu cơ, có chứa 5 loại: Zn-Methionine. FeMethionine, Cu-Lysin, Mn-Methionine và Mg-Methionine.
2.2. Thú thí nghiệm
Gồm 18 con heo thịt lai 3 máu (Yorkshire, Landrace, và Duroc) có tình trạng sức
khỏe tốt, không bệnh tật, không còi cọc, có trọng lượng, giống, lứa đẻ và giới tính tương
đối đồng đều và đã được tiêm phòng vaccine đúng lịch.
Những heo này được phân bố một cách ngẫu nhiên, với tỉ lệ đực/cái tương đối đồng
đều cho 2 thí nghiệm nhỏ:
2.2.1. Thí nghiệm 1. So sánh hiệu quả của khoáng vô cơ với khoáng hữu cơ trong
thức ăn heo nuôi thịt từ 22 đến 45 kg. Thí nghiệm sử dụng 9 con heo khoảng 60 ngày
tuổi, có trọng lượng trung bình khoảng 22 kg và tiến hành nuôi đến 45 kg.

15



Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 (heo 22 kg đến 45 kg)
Chỉ tiêu

Lô I (đối chứng)

Lô II

100% nhu cầu khoáng vô cơ
Số heo đầu kỳ (con)
Tỉ lệ đực cái
Thức ăn
Yếu tố bổ sung
(liều khuyến cáo)

Lô III

66,67% nhu cầu -

50% nhu cầu -

khoáng hữu cơ

khoáng hữu cơ

3

3

3


2:1

2:1

2:1

Không khoáng vi

Không khoáng vi

Không khoáng vi

lượng

lượng

lượng

Khoáng vô cơ

Khoáng hữu cơ

Khoáng hữu cơ

(100%)

(2/3=66,67%)

(1/2=50%)


2.2.2. Thí nghiệm 2. So sánh hiệu quả của khoáng vô cơ với khoáng hữu cơ trong thức
ăn heo nuôi thịt từ 45 kg đến xuất chuồng. Thí nghiệm sử dụng 9 con heo thịt khoảng 9095 ngày tuổi, có trọng lượng trung bình khoảng 45kg. Thí nghiệm được chia thành 2 giai
đoạn:
• Giai đoạn 1: từ lúc heo 45kg đến khi đạt 65kg.
• Giai đoạn 2: từ 65kg đến lúc xuất chuồng (90 kg).
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 (45kgÆ xuất chuồng)
Chỉ tiêu

Số heo đầu kỳ (con)
Tỉ lệ đực cái
Thức ăn
Yếu tố bổ sung
(liều khuyến cáo)

Lô I (đối chứng)

Lô II

Lô III

100% nhu cầu -

66,67% nhu cầu -

50% nhu cầu -

khoáng vô cơ

khoáng hữu cơ


khoáng hữu cơ

3

3

3

1:2

1:2

1:2

Không khoáng vi

Không khoáng vi

Không khoáng vi

lượng

lượng

lượng

Khoáng vô cơ

Khoáng hữu cơ


Khoáng hữu cơ

(100%)

(2/3=66,67%)

(1/2=50%)

16


2.3. Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn dùng trong thí nghiệm gồm khẩu phần cơ bản tự tổ hợp không chứa khoáng
vi lượng, thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của heo và được bổ sung khoáng vi
lượng cho từng lô như sau:
• Lô I (đối chứng): 100% liều khuyến cáo dạng vô cơ.
• Lô II: 2/3 (66,67%) liều khuyến cáo dạng hữu cơ.
• Lô III: 1/2 (50%) liều khuyến cáo dạng hữu cơ.
Bảng 3.3. Thành phần nguyên liệu thức ăn cơ bản không khoáng vi lượng
Giai đoạn

Nguyên Liệu (%)
22-45kg

45-65kg

65-90kg

Cám gạo


35,00

42,50

10,50

Bắp

31,40

32,50

62,78

Khô dầu đậu nành-46

25,60

17,30

19,37

Bột cá- 55

2,00

5,20

5,00


Dầu

3,30

1,00

0,22

Bột sò

0,80

0,90

1,00

DCP

0,80

0,00

0,70

Bazyme_P

0,10

0,10


0,10

BMD 10%

0,00

0,03

0,03

Muối ăn

0,50

0,30

0,30

Premix-Vitamin

0,10

0,10

0,10

Cholin

0,10


0,10

0,10

Lysin

0,14

0,09

0,00

Methionine

0,16

0,07

0,00

Threonine

0,00

0,02

0,00

Tetravit E


0,10

0,00

0,00

Ghi chú:
-DCP: Di-Calci-Phosphate

-BMD: Bacitracin Methylene Disalycilate

17


×