Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA CÁC HEO CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG
CỦA CÁC HEO CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI
THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ

Ngành
Khóa
Lớp
Sinh viên thực hiện

: Chăn Nuôi
: 2005 – 2009
: DH05CN
: Lê Quốc Kiệt

Tháng 09/ 2009


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG
CỦA CÁC HEO CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI
THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ

Tác giả


LÊ QUỐC KIỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
GVC. TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA

Tháng 09/2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Lê Quốc Kiệt
Tên luận văn: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của các heo cai sữa
giai đoạn 21 - 60 ngày tuổi thuộc một số nhóm giống tại xí nghiệp chăn nuôi Xuân
Phú”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y
ngày….tháng….năm 2009.
Giáo viên hướng dẫn

GVC. TS. Phạm Trọng Nghĩa

ii


LỜI CẢM TẠ
- Chân thành cảm ơn !
Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú.

Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
- Gởi lời biết ơn sâu sắc đến !
Ba mẹ, người sinh thành và không quản những khó khăn gian khổ để con
có được ngày hôm nay.
Tiến sĩ Phạm Trọng Nghĩa đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
- Chân thành cảm ơn !
Anh Nguyễn Minh Hưởng, chú Trần Văn Chiến và toàn thể anh chị em
công nhân của Xí nghiệp đã hết lòng giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho chúng tôi trong
suốt thời gian thực tập tại trại.
- Chân thành cảm ơn !
Các bạn cùng lớp đã dộng viên, giúp đỡ tôi trong những năm học tại trường
và trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Sinh viên: Lê Quốc Kiệt

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Qua thời gian khảo sát từ 23/02/2009 đến 23/06/2009 trên heo cai sữa giai đoạn
21 – 60 ngày tuổi thuộc 5 nhóm giống DL, DY, D(LY), D(YL), D(DL) tại xí nghiệp
chăn nuôi Xuân Phú với 307 con. Chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
- Nhiệt độ chuồng nuôi tương đối cao, nhiệt độ trung bình của các tháng khảo
sát là 29,76 oC (tháng 3), 29,81 oC (tháng 4), 28,73 oC (tháng 5).
- Trọng lượng nhập thực tế là 6,15 ± 0,86 kg/con, trọng lượng xuất thực tế là
18,61 ± 1,81 kg/con.
- Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi là 5,48 ± 0,72 kg/con, trọng
lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi là 17,76 ± 1,73 kg/con.
- Tăng trọng tuyệt đối thực tế giai đoạn từ cai sữa đến xuất chuồng là 328,76

g/con/ngày.
- Tăng trọng tuyệt đối hiệu chỉnh giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi là 319,82
g/con/ngày.
- Tiêu thụ thức ăn trên ngày là 0,49 kg/con/ngày, hệ số biến chuyển thức ăn là
1,49 kg thức ăn/kg tăng trọng.
- Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng là 91,53 %
- Tỷ lệ ngày con tiêu chảy là 0,92 %.
- Tỷ lệ con ho là 7,82 %.
- Tỷ lệ có triệu chứng viêm khớp là 3,26 %.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa............................................................................................................................
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................... iii
Lời cảm tạ .......................................................................................................................iv
Tóm tắt luận văn ..............................................................................................................v
Mục lục ...........................................................................................................................vi
Danh sách chữ viết tắt .....................................................................................................x
Danh sách các bảng ........................................................................................................xi
Danh sách các biểu đồ ...................................................................................................xii
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu.................................................................................................2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN................................................................................................3
2.1. Giới thiệu về xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú ...........................................................3

2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................3
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp ..................................................3
2.1.3. Phương hướng chăn nuôi và nhiệm vụ của xí nghiệp ...........................................4
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.....................................................................................4
2.1.5. Cơ cấu đàn .............................................................................................................5
2.1.6. Công tác giống.......................................................................................................5
2.1.6.1. Nguồn gốc các giống heo của trại ......................................................................5
2.1.6.2. Công tác giống....................................................................................................6
2.1.7. Đặc điểm các giống heo ........................................................................................6
2.1.7.1. Yorkshire ............................................................................................................6
2.1.7.2. Landrace .............................................................................................................7
2.1.7.3. Duroc ..................................................................................................................7
2.1.7.4. Pietrain................................................................................................................7
2.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ...............................................................................8
2.2.1. Chuồng trại ............................................................................................................8
2.2.2. Thức ăn ..................................................................................................................9
2.2.3. Nước uống ...........................................................................................................11
2.2.4. Vệ sinh thú y........................................................................................................11
2.2.5. Quy trình tiêm phòng...........................................................................................11
2.2.6. Nuôi dưỡng và chăm sóc .....................................................................................13
2.2.6.1. Nái sắp sinh ......................................................................................................13
2.2.6.2. Nái nuôi con .....................................................................................................13
2.2.6.3. Heo con sơ sinh, theo mẹ..................................................................................13
2.2.6.4. Nái hậu bị .........................................................................................................14
2.3. Cơ sở lý luận...........................................................................................................14
2.3.1. Đặc điểm sinh lý heo con sau cai sữa..................................................................14
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục ............................................15
v



2.3.2.1. Sinh trưởng và phát dục....................................................................................15
2.3.2.2. Yếu tố di truyền ................................................................................................15
2.3.2.3. Yếu tố ngoại cảnh.............................................................................................15
2.3.4. Các bệnh thường gặp ...........................................................................................16
2.3.4.1. Bệnh viêm khớp................................................................................................16
2.3.4.2. Bệnh tiêu chảy ..................................................................................................17
2.3.4.3. Bệnh viêm phổi.................................................................................................19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................21
3.1: Thời gian và địa điểm.............................................................................................21
3.2: Phương pháp khảo sát và đối tượng khảo sát.........................................................21
3.2.1. Phương pháp khảo sát..........................................................................................21
3.2.2. Đối tượng khảo sát...............................................................................................21
3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................................21
3.3.1. Nhiệt độ chuồng nuôi ..........................................................................................21
3.3.2. các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng .....................................................................22
3.3.2.1. Trọng lượng hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi ..........................................................22
3.3.2.2. Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi ..................................................22
3.3.2.3. Tăng trọng tuyệt đối thực tế .............................................................................23
3.3.2.4. Tăng trọng tuyệt đối hiệu chỉnh về giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi......................23
3.3.3. Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn ...........................................................23
3.3.3.1. Tiêu thụ thức ăn trên ngày................................................................................23
3.3.3.2. Hệ số biến chuyển thức ăn................................................................................23
3.3.4. Các chỉ tiêu về sức sống ......................................................................................23
3.3.4.1. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy...................................................................................23
3.3.4.2. Tỷ lệ có triệu chứng viêm phổi.........................................................................23
3.3.4.3. Tỷ lệ con ho ......................................................................................................24
3.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ...................................................................24
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................25
4.1. Chỉ tiêu về nhiệt độ chuồng nuôi............................................................................25
4.2. Các chỉ tiêu trên đàn heo ........................................................................................26

4.2.1. trọng lượng cai sữa heo con lúc nhập, trọng lượng lúc xuất chuồng ..................26
4.2.1.1. Trọng lượng cai sữa thực tế, trọng lượng xuất thực tế .....................................26
4.2.1.2. Trọng lượng cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi, trọng lượng xuất hiệu chỉnh
về 60 ngày tuổi ..............................................................................................................29
4.2.2. Tăng trọng tuyệt đối thực tế giai đoạn từ cai sữa đến xuất chuồng, tăng trọng
tuyệt đối hiệu chỉnh về giai đoạn 21 – 60 ngày.............................................................32
4.2.2.1. Tăng trọng tuyệt đối thực tế giai đoạn từ cai sữa đến xuất chuồng..................32
4.2.2.2. Tăng trọng tuyệt đối hiệu chỉnh về giai đoạn 21 – 60 ngày .............................34
4.2.3. Tiêu thụ thức ăn và hệ số biến chuyển thức ăn ...................................................35
4.2.4. Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng.........................................................................36
4.2.5. Tỷ lệ bệnh ............................................................................................................36
4.2.5.1.Tỷ lệ ngày con tiêu chảy....................................................................................36
4.2.5.2. Tỷ lệ con ho ......................................................................................................39
4.2.5.3. Tỷ lệ con có triệu chứng viêm khớp.................................................................40
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................41
5.1. Kết luận...................................................................................................................41
vi


5.2. Đề nghị ...................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................42
PHỤ LỤC ......................................................................................................................43

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DL
DY
D(LY)

D(YL)
D(DL)
D(LD)
Pcs
P xuất
Pcs HC21
P xuất HC60
TTTĐ
TTTĐ HC
TSTK
n
X
SD
CV (%)
ANCO
FMD
PRRS
PTH
THT
IM
SC
ME

: Duroc x Landrace
: Duroc x Yorkshire
: Duroc x (Landrace x Yorkshire)
: Duroc x (Yorkshire x Landrace)
: Duroc x (Duroc x Landrace)
: Duroc x (Landrace x Duroc)
: Trọng lượng cai sữa thực tế hay trọng lượng nhập thực tế

: Trọng lượng xuất thực tế
: Trọng lượng cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi
: Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi
: Tăng trọng tuyệt đối giai đoạn từ cai sữa đến lúc xuất
: Tăng trọng tuyệt đối hiệu chỉnh về giai đoạn 21 – 60 ngày
: Tham số thống kê
: Số con hoặc số ô nuôi heo thí nghiệm
: Giá trị trung bình
: Độ lệch chuẩn
: Hệ số biến động (coefficient of Variation)
: Agriculture nutrition coorporation
Công Ty Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế
: Foot and Mouth Disease (lở mồm long móng)
: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản
(Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome)
: Phó thương hàn
: Tụ huyết trùng
: Tiêm bắp cơ (Intramuscular)
: Tiêm dưới da (Subcutaneous injection)
: Năng lượng trao đổi

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp đang được sử dụng tại Xí
Nghiệp .............................................................................................................................9
Bảng 2.2: Loại thức ăn và định mức sử dụng cho từng loại heo...................................10
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ..................................................11

Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng cho heo con cai sữa trước khi chuyển qua nuôi thịt..12
Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng cho nái mang thai ......................................................12
Bảng 2.6: Quy trình tiêm phòng cho nái nuôi con ........................................................12
Bảng 2.7: Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị ...........................................................12
Bảng 2.8: Một số thuốc dùng điều trị viêm khớp tại trại ..............................................17
Bảng 2.9: Một số loại thuốc dùng điều trị tiêu chảy .....................................................19
Bảng 2.10: Một số loại thuốc dùng điều trị viêm phổi trên heo ở trại ..........................20
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp dành cho heo cai sữa ............21
Bảng 3.2: Hệ số nhân hiệu chỉnh trọng lượng cai sữa toàn ổ về 21 ngày tuổi..............22
Bảng 4.1: Nhiệt độ chuồng nuôi ban ngày trong thời gian khảo sát .............................25
Bảng 4.2: Trọng lượng cai sữa thực tế, trọng lượng xuất thực tế .................................27
Bảng 4.3: Trọng lượng cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi, trọng lượng xuất hiệu chỉnh
về 60 ngày tuổi ..............................................................................................................30
Bảng 4.4: Tăng trọng tuyệt đối thực tế giai đoạn từ cai sữa đến xuất chuồng, tăng trọng
tuyệt đối hiệu chỉnh giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi ..........................................................33
Bảng 4.5: Tiêu thụ thức ăn và hệ số biến chuyển thức ăn.............................................35
Bảng 4.6: Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng ..................................................................36
Bảng 4.7: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy, tỷ lệ có triệu chứng viêm phổi và tỷ lệ có triệu
chứng viêm khớp ...........................................................................................................38

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng cai sữa thực tế ......................................................................28
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng xuất thực tế ..........................................................................29
Biểu đồ 4.3: Trọng lượng cai sữa hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi ......................................31
Biểu đồ 4.4: Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi...........................................32
Biểu đồ 4.5: Tăng trọng tuyệt đối thực tế giai đoạn cai sữa – xuất chuồng..................34

Biểu đồ 4.6: Tăng trọng tuyệt đối hiệu chỉnh về giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi ..............35
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ...........................................................................39
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ con có triệu chứng viêm phổi ..........................................................39
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ con có triệu chứng viêm khớp .........................................................40

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm của con
người ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi ngành nông nghiệp nói chung và
ngành chăn nuôi nói riêng phải không ngừng nâng cao về mặt số lượng và chất lượng
nhằm đảm bảo nguồn thịt heo cho thị trường trong nước, nâng cao chất lưọng thịt để
mang tính cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Trong chăn nuôi heo, giai đoạn cai sữa được xem là giai đoạn khó khăn và quan
trọng. Heo con rõ ràng phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường vì ở giai đoạn này
chúng thường bị hàng loạt các stress do xa mẹ, ghép bầy hay đổi nguồn thức ăn… Do
đó việc kiểm tra khả năng sinh trưởng, sức sống, sức kháng bệnh của chúng giúp ta có
thể đánh giá tổng quát về đàn heo để từ đó đưa ra công thức phối hợp lý. Tuy vậy ở
mỗi trại lại có điều kiện môi trường và con giống khác nhau, nên việc chọn lọc phải
được thực hiện ở mỗi trại. Xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú đang từng bước đánh giá các
công tác giống để có thể chọn được các công thức tối ưu. Chúng tôi chỉ tham gia đánh
giá, chọn lọc đối với heo con ở giai đoạn cai sữa.
Trước vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Di
Truyền Giống Động Vật, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cùng với sự
đồng ý của Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú và dưới sự hướng dẫn của
TS. Phạm Trọng Nghĩa chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và
sức sống của các heo cai sữa giai đoạn 21 - 60 ngày tuổi thuộc một số nhóm giống tại

xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng và sức sống, khả năng sử dụng thức ăn và một
số bệnh thường gặp trên heo cai sữa ở giai đoạn 21 - 60 ngày tuổi thuộc một số nhóm
giống tại xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú.
1.2.2. Yêu cầu
+ Theo dõi, đánh giá được một số chỉ tiêu cơ bản về sinh trưởng, khả năng sử
dụng thức ăn và sức sống của heo cai sữa thuộc một số nhóm giống.
+ .Theo dõi đánh giá được một số bệnh thường gặp trên heo cai sữa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ
2.1.1. Vị trí địa lý
Xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú trực thuộc Công Ty Thọ Vực, nằm trên địa bàn
xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Cách quốc lộ 1A khoảng 400 m theo
hướng Tây Nam.
Do vị trí Xí Nghiệp nằm gần quốc lộ 1A nên thuận tiện cho việc vận chuyển
thức ăn và các sản phẩm chăn nuôi. Ngoài ra Xí Nghiệp còn cách xa khu dân cư nên
cũng hạn chế được một phần dịch bệnh và không anh hưởng đến môi trường và người
dân xung quanh
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Xí Nghiệp

Năm 1976, Ủy Ban Nhân Dân huyện Xuân Lộc ra quyết định thành lập trại
chăn nuôi heo giống lấy tên là trại chăn nuôi heo Xuân Phú nhằm mục đích cung cấp
con giống cho địa phương.
Năm 1982, trại chuyển về cho xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc Long Khánh.
Đến 1988, trại chăn nuôi heo Xuân Phú chuyển sang hạch toán độc lập và trực
thuộc Ủy Ban Nhân Dân huyện Xuân Lộc.
Năm 1992, trại được xác nhập với nông trường quốc doanh Thọ Vực. Dưới sự
lãnh đạo của ban giám đốc nông trường, trại đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ
thuật, mở rộng qui mô, xây dựng thêm chuồng trại mới, trang thiết bị hiện đại như
ngăn nhốt cá thể, chuồng sàn cho nái đẻ và nuôi con, máng ăn, máng uống tự động…
Ngoài ra, trại còn trang bị máy khám thai, máy đo độ dày mỡ lưng để theo dõi, đánh
giá nhằm cải thiện sức sản xuất của đàn heo được tốt hơn.
Ngày 01/11/2004, nông trường quốc doanh Thọ Vực chuyển thành “Công Ty
TNHH một thành viên Thọ Vực”, và trại chăn nuôi Xuân Phú chuyển thành “Xí
Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú”.

3


2.1.3. Phương hướng chăn nuôi và nhiệm vụ của xí nghiệp
Hiện nay xí nghiệp đang từng bước quy hoạch, xây dựng thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế về sau, mở rộng phương hướng tập trung chuyển ngành chăn nuôi
làm ngành chủ lực của xí nghiệp, từng bước cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho
người lao động.
Xí nghiệp không ngừng củng cố cách quản lý, trình độ chuyên môn, ý thức
trách nhiệm của người lao động. Để thực hiện tốt công tác nâng cao tổng đàn, xí
nghiệp đã thực hiện các bước sau:
- Thực hiện và ký kết hợp đồng bán heo giống cho các trại chăn nuôi và các
tỉnh, huyện lân cận.
- Các mô hình chuồng trại cũ được quy hoạch lại và nâng cấp thêm.

- Luôn chú trọng công tác giống để luôn có đàn hậu bị khi thay đàn, tăng đàn.
- Chủ động nhập đực giống từ các trại giống có uy tín.
- Tổ chức và quản lý đàn thật tốt.
- Bố trí nhân sự phù hợp cho từng tính chất công việc.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
- Cơ cấu tổ chức

Ban giám đốc Nông Trường

Ban giám đốc xí nghiệp

Tổ 1
Heo cai sữa

Kho, thủ kho

Kỹ thuật

Kế toán

Tổ 2
Nái đẻ
Nái nuôi con

Tổ 3
Nái khô
Đực giống
Nái mang thai

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp

4

Tổ 4
Heo thịt


- Cơ cấu nhân sự: gồm 17 người, trong đó:
Trình độ đại học: 4 người.
Trình độ trung cấp: 10 người.
Lao động phổ thông: 3 người.
2.1.5. Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn của Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú tính đến ngày 03 tháng 06 năm
2009 như sau:
Tổng đàn 1902 con. Trong đó:
- Heo đực giống: 10 con.
- Heo nái sinh sản: 373 con.
+ Nái khô và mang thai: 216 con.
+ Nái đẻ và nuôi con: 43 con.
+ Nái hậu bị chờ phối: 76 con.
+ Nái hậu bị: 38 con
- Heo con theo mẹ: 342 con.
- Heo con cai sữa: 419 con
- Heo thịt: 758 con.
2.1.6. Công tác giống
2.1.6.1. Nguồn gốc các giống heo có tại trại
- Heo nái giống: Được mua từ trại heo giống cao sản Kim Long và Xí Nghiệp
heo giống cấp I với các giống như: Yorkshire (YY); Landrace (LL); Landrace x
Yorkshire (LY); Yorkshire x Landrace (YL) và các giống heo có sẵn ở Xí Nghiệp.
- Heo đực giống: Được mua từ trại Kim Long và Xí Nghiệp heo giống cấp I
trại heo Bành Tỷ với các giống như Duroc, Landrace Bỉ, Yorkshire.

Ngoài ra từ đàn giống thuần có thành tích sinh sản, sinh trưởng tốt sẵn có, Xí
Nghiệp tiến hành tuyển chọn ra đàn hậu bị tốt với các giống Landrace x Yorkshire
(LY), Yorkshire x Landrace (YL) để tăng đàn và cung cấp ra thị trường.
- Heo hậu bị: Được tuyển lựa từ những đàn heo con cai sữa của các heo nái
được lựa theo các thời điểm: Lúc sơ sinh, khi cai sữa, khi đạt 150 ngày tuổi và khi phối
giống.
5


2.1.6.2. Công tác giống
Công tác giống được tiến hành từ năm 1985, lúc đầu xí nghiệp dựa vào sự phân
hóa màu sắc ở các đàn nái đã xác định nhóm máu.
Từ năm 1992 đến nay mỗi cá thể có gia phả tới đời ông bà, nhóm máu phân
chia rõ ràng và tương đối chính xác.
Heo được chọn từ heo cai sữa có lý lịch rõ ràng, có sức sinh trưởng và phát
triển tốt.
Được tiến hành từ heo sơ sinh, được tuyển chọn, cân trọng lượng, đếm số vú và
bấm tai.
Heo cai sữa được nghiệm thu và cân trọng lượng.
Tiến hành theo dõi, từ lúc chọn lọc những con tốt để thay đàn.
Hiện tại, xí nghiệp đang tiến hành việc ghép đôi giao phối giữa nhóm giống nái
và nọc được mua từ xí nghiệp khác để tuyển lựa những con giống tốt làm cái giống và
nọc cho các xí nghiệp.
2.1.7. Đặc điểm các giống heo
2.1.7.1. Yorkshire (Y)
Nguồn gốc hình thành: Được phát hiện đầu tiên tại miền nam nước Anh vào
năm 1890 có sắc lông trắng tuyền có thể có vài đốm đen nhỏ ở mặt, đầu to, tai to, đứng
thẳng hơi đưa về phía trước, trán rộng, mõm ngắn, mặt hơi cong, thân hình chữ nhật
cân đối, vóc lớn, mắt linh hoạt, vai nở, ngực sâu, lưng dài thẳng rộng, bụng to nhưng
không xệ, mông đùi to nở nang, chân to khỏe chắc chắn, móng khít, có từ 12 vú đến 16

vú, hàng vú đều nhau, lộ rõ, đẻ sai, sức kháng bệnh cao, dễ thích nghi với điều kiện
môi trường mới cao hơn so với các giống khác.
Ở 6 tháng tuổi thường đạt trọng lượng 90 – 100 kg, nọc và nái trưởng thành có
thể đạt trọng lượng 250 – 300 kg, tỷ lệ nạc 55 – 66 %.

6


2.1.7.2. Landrace (L)
Xuất xứ từ Đan Mạch 1970.
Đây là nhóm giống có nguồn gốc đầu tiên từ Đan Mạch, sau đó được nhập vào
các nước để nhân lên và hình thành các dòng heo Landrace Mỹ, Landrace Bỉ,
Landrace Pháp…
Giống Landrace có sắc lông trắng, tầm vóc lớn, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài, tai
lớn xụ xuống che mặt, thân hình tam giác rộng về phía sau, hơi kém sâu ở phía trước,
thân dài, lưng thẳng, mông đùi nở nang, đùi to dài, bốn chân to khỏe, móng đen, có từ
12 vú đến 16 vú, hàng vú lộ rõ, tốt sữa, nuôi con giỏi. Giống này có khả năng cho
nhiều nạc hơn một số giống khác, nhưng khả năng thích nghi kém hơn một số nhóm
giống khác.
Đây là giống heo có khả năng sinh sản tốt, nuôi con tốt, đàn heo sinh ra đều
đặn, mau lớn, ở 6 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 80 – 90 kg. Nọc nái trưởng thành
có thể đạt 200 – 250 kg, tỷ lệ nạc đạt 56 – 67 % (Võ Văn Ninh, 2001).
2.1.7.3. Duroc (D)
Được phát hiện đầu tiên ở vùng đông bắc nước Mỹ vào những năm 1966 - 1973
có tên gọi là Duroc Jersey, màu lông nâu nhạt hay đỏ sậm, thân hình vạm vỡ bốn chân
to chắc, mông vai phát triển, đầu to, tai to ngắn cụp từ giữa tai về phía trước, chóp mũi
và các móng có màu đen rõ rệt, bụng thon mõm thẳng. Đây là giống heo hướng nạc,
phẩm chất thịt tốt, sinh trưởng nhanh, sức đề kháng cao chịu được với các điều kiện
môi trường bất lợi, ít bị stress.
Ở 6 tháng tuổi thường đạt trọng lượng 80 - 85 kg, nọc nái trưởng thành từ 200 –

250 kg, thành tích sinh sản kém hơn Landrace và Yorkshire.
2.1.7.4. Pietrain (P)
Xuất xứ ở Bỉ và được công nhận giống vào năm 1956, lông, da trắng đen xen
lẫn, tai thẳng đứng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, bốn chân ngắn, mông nở, lưng rộng,
mông, đùi to nhưng tăng trọng chậm và khó nuôi.
Ngoài ra còn có các nhóm giống lai giữa Yorkshire, Landrace, Duroc và
Pietrain với nhau để tạo ra con lai 2, 3, 4 máu như:
- Landrace x Yorkshire viết tắt (LY): Với cha Landrace và mẹ Yorkshire.
- Yorkshire x Landrace viết tắt (YL): Với cha Y mẹ L.
7


- Yorkshire x Duroc viết tắt là (YD)
- Landrace x Duroc viết tắt là (LD)
- Duroc x (Landrace x Yorkshire) viết tắt là D(LY).
- (Pietrain x Duroc) x Landrace viết tắt là (PD)L
- (Pietrain x Duroc) x (Landrace x Yorkshire) viết tắt là (PD)(LY)
- (Pietrain x Duroc) x (Landrace x Duroc) viết tắt là (PD)(LD)
2.2. QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG
2.2.1. Chuồng trại
Được xây dựng theo huớng Tây Bắc, được chia thành nhiều khu và được phân
phối hợp lý thuận tiện cho việc quản lý và chăm sóc.
- Chuồng heo nái đẻ và nái nuôi con: được thiết kế dạng chuồng kín để đảm
bảo nhu cầu sinh lý của heo mẹ và heo con và có lắp đặt hệ thống quạt hút và màng lọc
thắm nước nhằm giảm bớt nhiệt độ khí độc trong chuồng nuôi và có đèn sưởi ấm cho
heo con. Mỗi chuồng nái phân chia thành bốn dãy, mỗi dãy 15 ô cho nái đẻ và nuôi
con với kích thuớc dài 2,2 m x 1,85 m.
- Chuồng heo nái bầu và nái khô: được thiết kế dạng nóc đôi, mái lợp bằng
tole, chuồng được chia thành bốn dãy đều nhau với mỗi dãy 150 ô nuôi cá thể, kích
thước mỗi ô là 2,0 m x 0,7 m (dạng chuồng lồng), mỗi dãy được lắp đặt hệ thống phun

sương.
- Chuồng heo cai sữa: Tất cả các heo cai sữa đều được nuôi trên chuồng sàn.
Thiết kế kiểu nóc đôi, mái lợp bằng tole, chuồng dài 70 m x rộng 7,5 m xung quanh
chuồng có lắp đặt hệ thống rèm che tránh mưa tạt gió lùa.
Bên trong chuồng được chia thành hai dãy chuồng bằng nhau và lối đi chăm sóc
ở giữa. Mỗi dãy gổm 33 ô, ô cuối cùng được dùng để nhốt chung heo bệnh và heo còi,
mỗi ô có kích thước dài 2 m x rộng 2 m x cao 0,8 m.
Máng ăn tự động được lắp ở giữa hai ô chuồng, mỗi ô có một núm uống tự
động riêng.
Có hệ thống đèn chiếu sáng và đèn úm vào ban đêm giúp heo ăn nhiều và sưởi
ấm khi trời lạnh.

8


- Chuồng nuôi heo nọc: nuôi theo cá thể với diện tích 4 m2/con (2 m x 2 m),
mỗi ô đều có máng ăn và núm uống, giữa các ô được ngăn cách bởi các song sắt và
chuồng có hệ thống làm mát. Bình ổn nhiệt độ trong chuồng từ 25 – 28 oC.
Dọc theo các dãy chuồng đều có cây xanh tạo độ thoáng mát, che chắn gió lùa,
mưa lớn. Mỗi dãy chuồng đều có rèm che mưa, che nắng. Hệ thống thoát nước thải
được thiết kế đặt ngầm dưới hai bên hành lang chuồng sau đó đổ vào rãnh thoát chính
trước khi xuống hầm biogaz và bể lắng 3 ngăn, tiếp theo đổ ra ao sinh học.
2.2.2. Thức ăn
Đa số thức ăn của các loại heo được xí nghiệp mua nguyên liệu về và tự trộn, chỉ
riêng thức ăn cho heo theo mẹ và heo cai sữa được mua từ công ty liên doanh dinh
Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế (AN CO).
Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp đang được sử dụng tại
Xí Nghiệp
Thành Phần


Protein



Ca

P

Muối

ME

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(Kcal/kg)

XP6

16,5

3,6


0,89

0,6

0,32

3100

XP7

15,5

4,5

0,9

0,6

0,35

3000

XP9

13,5

5,2

1


0,65

0,35

2900

XP10

16

4,7

1

0,65

0,34

3050

U21

19

4

0,9 – 1,2

0,6


0,35 – 0,7

3200

U11

19

4

1 – 1,2

0,6

0,35 – 0,7

3300

Loại TĂ

(Nguồn: Phòng kỹ thuật xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú)
Các loại thức ăn được định mức sử dụng cho từng loại heo cho từng giai đoạn ở
xí nghiệp được trình bày ở bảng 2.2.

9


Bảng 2.2: Loại thức ăn và định mức sử dụng cho từng loại heo
Loại heo


Loại TĂ

Định mức (kg/ngày)

Nái đẻ và nuôi con

10B

4-6

Bầu khô

10A

1,8 – 2,0

Đực làm việc

10B

2,0 – 2,5

Thịt

7, 8

Tự do

Hậu bị nhỏ


6

Tự do

Hậu bị lớn

10A

1,8 – 2,0

Heo theo mẹ

U11

Tự do

Heo cai sữa

U21

Tự do

(Nguồn: phòng kỹ thuật xí nghiệp chăn nuôi Xuân Phú)
Ngoài ra thức ăn cho heo cai sữa còn được trộn thêm Pro – one, Pacifenicol.
- Pro – one (chế phẩm sinh học): bao 25 kg.
Trộn 5 kg cho 1 tấn thức ăn.
Thành phần 1 kg chứa:
Saccharomyces – bouladii


: 6 * 108 CPU

β-1, 3, 1, 6 Glucan, Mannan oligosaccharide

: 20.000 mg

Công dụng: hạn chế tiêu chảy ở heo con còn bú, heo sau cai sữa (do E.coli,
Salmonella sp…), giúp heo khỏe mạnh và có trọng lượng cai sữa cao.
- Pacifenicol: bao 25 kg
Thành phần 1 kg chứa:
Florfenicol

: 18 g.

Paciflor

: 100 * 108 CPU.

Tá dược vừa đủ

: 1000 g.

Cách dùng: trộn 5 kg cho 1 tấn thức ăn, dùng liên tục 3 ngày.
Công dụng: phòng ngừa và điều trị các chứng viêm phổi trên heo gây ra bởi các
mầm bệnh như: Pasteurella multocida, Actinobacilus pleuropneumoniae, Mycoplasma
hyopneumoniae….

10



2.2.3. Nước uống
Từ nguồn nước ngầm ở độ sâu 30 - 40 m của các giếng khoan qua xử lý Chlorin
và được đưa lên bồn chứa lớn (35 m3) đặt trên cao 10 m so với mặt đất, nuớc được phân
phối đến các dãy chuồng, nuớc ở đây đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng nước, được gởi
mẫu kiểm tra định kỳ nên nguồn nước này có thể sử dụng cho heo uống và vệ sinh
chuồng trại.
2.2.4. Vệ sinh thú y
Tại cổng trại có thiết kế hố sát trùng bằng dung dịch vôi, TH4 (hoạt chất chính
là ammonium bậc 4, glutaradehyde), biodine, prophyl hoặc iodavic (thay đổi luân
phiên định kỳ).
Các phương tiện vận chuyển khi vào trại đều phải phun sát trùng.
Tại chuồng nái đẻ và nái nuôi con, sau mỗi đợt chuyển hoặc dồn chuồng, lồng
sàn, nền, ván, được rữa kỹ và sát trùng bằng dung dịch sát trùng nêu trên trước khi đưa
heo mới vào, đặc biệt sàn được quét sơn lại sau mỗi đợt chuyển heo mới vào.
Tại chuồng heo cai sữa: sau mỗi lần bán heo thương phẩm, chuyển heo sang
nuôi hậu bị hoặc thịt, chuồng đều được xịt sát trùng bằng các dung dịch trên.
2.2.5. Quy trình tiêm phòng của trại
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ
Ngày tuổi

Khoáng + vitamin

Phòng bệnh

Liều /con

Đường cấp

+ Vaccine
2


Fe, B12

Thiếu máu

1 ml

IM

3

Toltraril-s (5%)

Cầu trùng

1 giọt

Uống

10

Fe, B12

Thiếu máu

1 ml

IM

11


Myco PAC

Mycoplasma

1 ml

IM

21 – 24

Myco PAC

Mycoplasma

1 ml

IM

B

B

11


Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng cho heo con cai sữa trước khi chuyển qua nuôi
thịt
Ngày tuổi


Vaccine

Phòng bệnh

Liều /con

Đường cấp

30

PTH + THT

PTH + THT

2 ml

SC

40

FMD (Aftopor)

FMD

2 ml

IM

45


Colapest

Dịch tả

2 ml

IM

Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng cho nái mang thai
Ngày tuổi

Vaccine

Phòng bệnh

Liều /con

Đường cấp

25 ngày trước khi sinh

Pes-Va-Lus

Giả dại

2 ml

IM

15-20 ngày trước khi sinh


Litter Guar

Ecoli

2 ml

IM

Bảng 2.6: Quy trình tiêm phòng cho nái nuôi con
Ngày tuổi

Vaccine

Phòng bệnh

Liều /con

Đường cấp

10 ngày sau sinh

Aftopor

FMD

2 ml

IM


21 – 25 ngày sau sinh

PRRS

PRRS

2 ml

IM

Bảng 2.7: Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị
Ngày tuổi

Vaccine

Phòng bệnh

Liều /con

Đường cấp

75 ngày

PRRS

PRRS

2 ml

IM


120 ngày

Parrow sur B

Parvo

5 ml

IM

135 ngày

Aftopor

FMD

2 ml

IM

150 ngày

Coglapest

Dịch tả

2 ml

IM


165 ngày

Farrow sur B

Parvo

2 ml

IM

180 ngày

Pes-Va-Lus

Giả dại

2 ml

IM

12


2.2.6. Nuôi dưỡng và chăm sóc
2.2.6.1. Nái sắp sinh
Trước khi sinh từ 7 - 10 ngày được chuyển từ chuồng bầu khô lên chuồng nái
đẻ kèm theo thẻ nái, nái được đưa vào chuồng cũi trước đó đã được vệ sinh sạch và sát
trùng. Tại đây nái được tắm mỗi ngày 1 lần, cho ăn thức ăn số 10 do trại tự trộn với
lượng 2,5 kg đến 3 kg/con ngày. Khi nái có dấu hiệu sắp sinh thì cho ăn ít lại đến khi

sinh xong thì tăng dần thức ăn cho đến mức 4 - 4,5 kg/ngày/nái, nái nuôi con được
chia nhiều bữa trong ngày, thông thường là 4 bữa cho nái nuôi con và 2 bữa cho nái
sắp sinh buổi sáng 8 giờ và chiều 15 giờ.
2.2.6.2. Nái nuôi con
Khi nái có dấu hiệu sắp sinh, dụng cụ đở đẻ được chuẩn bị: Khăn lau, cân, kìm
bấm răng, kéo cắt đuôi, kẹp, thuốc sát trùng, sổ theo dõi nái đẻ, thuốc thú y. Nái sinh
xong được kiểm tra xem có sót nhau hay không (đếm nhau), tiêm vitamin c +
oxytocyne + kháng sinh + glucose có thể liên tục trong 3 ngày sau khi sinh tùy thuộc
tình trạng sức khỏe của nái mà áp dụng các phương pháp điều trị và trợ sức hợp lý.
Trong những ngày đầu sau khi sinh không tắm nái, chuồng được giữ sạch sẽ khô ráo,
chỉ rửa máng ăn.
Sau khi sinh xong, heo nái và heo con khỏe mạnh thì tăng lượng cám lên dần
đến khoảng 4,5 kg/con/ngày. Nái nuôi con ở chuồng cũi đẻ đến khi cai sữa heo con (từ
21 - 28 ngày tuổi), sau khi cai sữa nái được chuyển về chuồng bầu khô kèm theo thẻ
nái và phiếu điều trị. Riêng heo con vẫn được ở lại chuồng từ 3 - 5 ngày để giảm stress
sau đó đưa về chuồng nuôi cai sữa.
2.2.6.3. Heo con sơ sinh, theo mẹ
+ Sau khi sinh ra heo con được lau sạch dịch nhờn, cho bú sữa đầu. Sau đó cột
cắt và sát trùng rốn bằng cồn iod, bấm răng, bấm tai, cân trọng lượng, ghi vào sổ theo
dõi nái đẻ.
+ Heo con 3 ngày tuổi được tiêm Fe + B12 lần 1 (100 mg/con/lần). Tiêm lần 2
lúc 10 ngày tuổi.
+ Thiến heo đực lúc 5 - 7 ngày tuổi.
+ Tập ăn lúc 7 ngày tuổi.
13


+ Heo con 15 ngày tuổi được chọn hậu bị thì bấm tai theo qui ước nguồn hậu bị
(cả đực lẩn cái).
+ Heo con được cai sữa lúc 21 - 28 ngày tuổi (tùy theo trọng lượng heo con,

lượng thức ăn mà heo con ăn được mỗi ngày, cân trọng lượng từng con). Sau khi được
nuôi vài ngày giảm stress heo con được chuyển lên chuồng cai sữa (chuồng sàn) đến
60 ngày tuổi, cân trọng lượng. Những con được chọn làm giống thì chuyển sang tổ
nuôi hậu bị, còn lại được bán giống thương phẩm ra ngoài hoặc chuyển nuôi thịt.
2.2.6.4. Nái hậu bị
Cho ăn ngày 2 lần, tắm và vệ sinh chuồng trại ngày một lần.
Khi heo đạt 150 ngày tuổi thì được chọn lựa để nhốt riêng và cho ăn với định
mức: 1,8 – 2,2 kg/ ngày.
- Đực làm việc
Tùy vào tình trạng và sức khỏe mà cho ăn thích hợp, cho ăn ngày 2 lần, mỗi lần
khoảng 1,2 – 1,5 kg/con.
Tắm rữa vệ sinh chuồng 1 lần trong ngày.
Chế độ làm việc 2 lần trong tuần vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3.1. Đặc điểm sinh lý heo con sau cai sữa
Khi heo con còn theo mẹ bú thì sữa là thức ăn rất tốt cho heo con, giàu dinh
dưỡng và dễ tiêu nhưng chuyển sang thức ăn hoàn toàn khô với thành phần khó tiêu
hóa và kém ngon miệng. Khi cai sữa, khả năng tiêu hóa thức ăn khô, sức đề kháng của
heo con giảm rất nhiều, do đó khả năng tiêu hóa rất hạn chế.
Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng heo con còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ
chăm sóc, tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Do thay đổi chuồng nuôi, vận chuyển, ghép đàn đã làm cho heo bị hàng loạt
stress. Heo con sau cai sữa có thể bị đói do thay đổi thức ăn đột ngột.
Ngoài ra, heo con sau cai sữa chịu lạnh rất kém vì hàm lượng mỡ trong cơ thể
ít, do đó chuồng nuôi heo cai sữa cần có nhiệt độ thích hợp.
Để khắc phục tình hình này, cần phải cung cấp nguồn thức ăn phù hợp và ngon
miệng và phải có quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại hợp lý để không
ảnh huởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của heo trong giai đọan này.
14



×