Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SAÙT SỨC SINH SẢN CỦA HEO NAÙI TẠI XÍ NGHIEÄP CHAÊN NUOÂI HEO XUAÂN PHUÙ TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.39 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ
TỈNH ĐỒNG NAI

SVTH

: LÊ THỊ ÁNH TRÚC

NGÀNH : THÚ Y
LỚP

: TC03TY

KHĨA : 2003-2008

Tp. HCM – 06/2009
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI HEO XUÂN PHÚ


TỈNH ĐỒNG NAI

SVTH

: LÊ THỊ ÁNH TRÚC

GVHD

: PGS.TS BÙI HUY NHƯ PHÚC

NGÀNH : THÚ Y
LỚP

: TC03TY

KHĨA

: 2003-2008

ii


LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Gia đình đã dạy dỗ và cho con ăn học nên người.
- PGS.TS Bùi Huy Như Phúc đã tận tình chỉ dẫn, hướng dẫn em trong thời gian học
tập, thực tập, thực hiện đề tài .
Chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y và tất cả quý thầy cô đã dạy bảo và truyền

đạt nguồn kiến thức vô cùng bổ ích cho tôi trong suốt những năm học qua.
- Ban lãnh đạo và các anh chị trong trại .
- Cám ơn các bạn trong và ngoài lớp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
SV . Lê Thị Ánh Trúc

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ......................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ...........................................................................2
1.2.1. Mục đích ........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..........................................................................................................2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN ............................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN
PHÚ.................................................................................................................3
2.1.1.Vị trí địa lý ......................................................................................................3
2.1.2 Lịch sử hình thành trại .....................................................................................3
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự .............................................................................4
2.1.4. Nhiệm vụ của trại ...........................................................................................5
2.1.5. Cơ cấu đàn ....................................................................................................5
2.1.6 Thuận lợi và khó khăn ...................................................................................5
2.2. GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ NHÓM GIỐNG ĐƯỢC KHẢO SÁT
TẠI
XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ .............................................................6
2.2.1. Landrace .........................................................................................................6

2.2.2 Yorkshire .......................................................................................................6
2.2.3. Landrace-Yorkshire .......................................................................................6
2.2.4. Yorkshire- Landrace ......................................................................................7
2.2.5. Nguồn gốc con giống .....................................................................................7
2.2.6. Công tác giống và chọn giống .......................................................................7
2.3. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG ............................................8
2.3.1. Hệ thống chuồng trại .....................................................................................8
2.3.2. Thức ăn và nước uống ..................................................................................9
2.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SINH SẢN CỦA HEO
iv


NÁI ..................................................................................................................11
2.4.1. Tuổi phối lần đầu theo giống .......................................................................11
2.4.2 Tuổi đẻ lần đầu theo giống ...........................................................................12
2.4.3. Số lứa đẻ của nái trên năm ..........................................................................12
2.4.4. Số heo con đẻ ra trên ổ và trọng lượng heo con sơ sinh ..............................13
2.4.5. Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ và heo con còn sống đến cai sữa..........13
2.4.6. Trọng lượng heo con cai sữa của nái trên năm ............................................14
2.4.7. Giảm trọng của heo nái trong thời gian nuôi con ........................................14
2.5. BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI
.......................................................................................................................15
CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................16
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ........................................................................16
3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ......................................16
3.3. CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG .................................................................17
3.4. QUY TRÌNH VỆ SINH THÚ Y VÀ TIÊM PHÒNG CHO HEO .............18
3.4.1. Quy trình vệ sinh thú y ................................................................................18
3.4.2. Quy trình tiêm phòng ...................................................................................18
3.5. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT .......................................................................21

3.5.1. Tuổi phối lần đầu (ngày) ..............................................................................21
3.5.2. Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) .................................................................................21
3.5.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ(ngày) .............................................................21
3.5.4. Số lứa đẻ của heo nái trên năm (SLĐ/N/N) (lứa/ nái/ năm) ........................21
3.5.5. Số heo con sơ sinh trên ổ (con/ổ) ................................................................21
3.5.6. Số heo con sơ sinh còn sống (con/ổ) ............................................................21
3.5.7. Tỉ lệ heo con còn sống/ổ (%)........................................................................21
3.5.8. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh (kg/con) ........................................22
3.5.9. Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh còn sống (kg/ổ) ..................................22
3.5.10. Số heo con cai sữa (con/ổ) .........................................................................22
3.5.11. Tuổi cai sữa heo con (ngày)....................................................................... 22
3.5.12. Trọng lượng bình quân heo con cai sữa (kg/con) TLBQHCCS ................22
3.5.13. Trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa (kg/ổ) ................................................22
v


3.5.14. Mức giảm trọng (kg) và tỉ lệ giảm trọng (%) .............................................22
3.5.15. Tình trạng sức khỏe của nái khi sinh và sau sinh .......................................23
3.5.16. Tỉ lệ viêm khớp trên heo con (%) ...............................................................23
3.5.17. Tỉ lệ tiêu chảy trên heo con (%)..................................................................23
3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.............................................................23
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 24
4.1. TỶ LỆ HEO NÁI KHẢO SÁT QUA CÁC LỨA........................................24
4.2. CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI ................25
4.2.1. Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lần đầu theo giống ...................................25
4.2.2. Trọng lượng heo nài nái 3 ngày sau sinh, trọng lượng nái 21 ngày sau
sinh, trọng lượng hao mòn, tỉ lệ hao mòn trọng lượng nái theo lứa .............29
4.2.3. Khoảng cách 2 lứa đẻ, số lứa đẻ của nái trên năm ..................................... 33
4.2.4. Số heo con đẻ ra toàn ổ, số heo con sơ sinh còn sống, tỷ lệ sơ sinh còn
sống theo lứa .................................................................................................35

4.2.5. Số heo con chọn nuôi , tỷ lệ chọn nuôi theo lứa ..........................................39
4.2.6. Số con cai sữa, tuổi cai sữa, tỷ lệ cai sữa theo lứa .......................................41
4.2.7. Trọng lượng heo con toàn ổ sơ sinh, trọng lượng bình quân heo con sơ
sinh, trọng lượng bình quân heo con chọn nuôi theo lứa .............................43
4.2.8. Trọng lượng heo con toàn ổ cai sữa, trọng lượng bình quân heo con
cai sữa theo lứa .............................................................................................45
4.3. BỆNH LÝ TRÊN HEO ................................................................................46
4.3.1. Tỷ lệ tiêu chảy trên heo con ........................................................................46
4.3.2. Tỷ lệ viêm khớp ...........................................................................................47
4.3.3. Tỷ lệ tính chung cho các loại triệu chứng bệnh............................................47
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................... 48
5.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................48
5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................49
PHỤ LỤC..............................................................................................................51

vi


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn cám U21 ...............................................6
Bảng 2.2. Thành phần thực liệu cho 1 tấn thức ăn tự trộn tại xí nghiệp ................10
Bảng 3.1. Phân bố số lượng heo khảo sát...............................................................16
Bảng 3.2. Quy trình tiêm phòng bệnh trên heo của Xí Nghiệp Chăn Nuôi
Xuân Phú..................................................................................................19
Bảng 4.1. Tỷ lệ heo nái khảo sát.............................................................................24

Bảng 4.2. Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lần đầu theo giống..............................25
Bảng 4.3. TL nái 3 ngày sau sinh, TL nái 21 ngày sau sinh, TL hao mòn,
tỉ lệ hao mòn ............................................................................................29
Bảng 4.4. Khoảng cách 2 lứa đẻ, số lứa đẻ của nái trên năm ............................... 33
Bảng 4.5. Số heo con đẻ ra toàn ổ, số heo con sơ sinh còn sống, tỉ lệ sơ sinh
còn sống theo lứa .................................................................................... 35
Bảng 4.6. Số heo con chọn nuôi , tỷ lệ chọn nuôi theo lứa ...................................39
Bảng 4.7. Số heo con con cai sữa, tuổi cai sữa, tỷ lệ cai sữa theo lứa ................. 41
Bảng 4.8. Trọng lượng heo con toàn ổ sơ sinh, trọng lượng bình quân heo con
sơ sinh, trọng lượng bình quân chọn nuôi theo lứa ................................. 43
Bảng 4.9. Trọng lượng toàn ổ cai sữa, trọng lượng bình quân cai sữa theo lứa.... 45
Bảng 4.10. Tỷ lệ chung cho các loại triệu chứng bệnh...........................................47

viii


DANH SAÙCH CAÙC BIEÅU ÑOÀ
Trang
Biểu đồ 4.1. Tuổi phối giống lần đầu theo giống ..................................................26
Biểu đồ 4.2. Tuổi đẻ lần đầu theo giống ................................................................27
Biểu đồ 4.3. Trọng lượng heo nái hao mòn ...........................................................31
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ hao mòn trọng lượng heo nái theo lứa ................................... 32
Biểu đồ 4.5. Số heo con đẻ ra toàn ổ ................................................................... 36
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống ........................................................ 38
Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ heo conchọn nuôi theo lứa .......................................................40

ix


CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


X

: trị số trung bình

SD

: độ lệch chuẩn

p

: mức ý nghĩa

TSTK

: tham số thống kê

THHH

: trách nhiệm hữu hạn

LL

: Landrace - Landrace

YY

: Yorkshire - Yorkshire

LY


: Landrace -Yorkshire

YL

: Yorkshire- Landrace

SLĐ/N/N

: Số lứa đẻ của nái trên năm

TLBQHCCS

: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa

TLBQHCCS

: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa

XNCNH

: xí nghiệp chăn nuôi heo

TL

: Trọng lượng

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài được thực hiện 01/09/2008 đến 22/12/2008 tại Xí Nghiệp Chăn Nuôi Xuân
Phú. Trong thời gian theo dõi và điều tra số liệu, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 138

heo nái, thuộc 04 nhóm giống LL, YY, LY, YL,và thu được kết quả như sau:
x


-

Tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lần đầu trung bình của các heo nái 258,58
ngày và 387,48 ngày.

-

Khoảng cách giữa hai lứa đẻ, số lứa đẻ của nái trên năm lần lượt là 159,52
ngày và 2,33 lứa/nái/năm.

-

Số heo con đẻ ra, số heo con sơ sinh còn sống qua các lứa đẻ lần lượt là 10,55
(con /ổ) và 9,71 (con /ổ).

-

Tuổi cai sữa heo con, số heo con cai sữa trung bình qua các lứa đẻ là 25,76
ngày và 7,85 (con /ổ).

-

Trọng lượng heo con sơ sinh toàn ổ, trọng lượng bình quân heo con sơ sinh
qua các lứa đẻ là 12,28 (kg/ổ) và 1,33 (kg/con).

-


Độ hao mòn và tỷ lệ hao mòn trọng lượng trung bình của các heo nái lần lượt
là 9,72 kg và 4,74 %.

xi


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

CHƯƠNG I

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước thì ngành nông nghiệp cũng không
ngừng đổi mới, cải tiến nhiều hơn để tạo ra nguồn thực phẩm đáp ứng thị trường trong
nước và từng bước hội nhập với thị trường nước ngoài, ngành chăn nuôi heo đang phát
triển và áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
Tuy nhiên để tạo ra dòng sản phẩm có cả số lượng và chất lượng thì việc cải thiện
môi trường sống cho con vật, thú y, giống, trang thiết bị chuồng trại, chăm sóc đàn
nái…là cần thiết.
Việc dinh dưỡng hợp lý cho nái mang thai sẽ giúp thai phát triển bình thường, heo
mẹ đẻ được nhiều con, trọng lượng heo sơ sinh cao, heo con khỏe mạnh và heo mẹ tiết
nhiều sữa nuôi con, chống chọi với bệnh tật tốt hơn, heo con mau lớn, khỏe mạnh,
trọng lượng cao là mong mỏi của các nhà chăn nuôi. Khảo sát, đánh giá sự chăm sóc,
quản lý, sức sản xuất của đàn heo nái sinh sản nhằm đề ra một số biện pháp nâng cao
sức sinh sản của đàn heo nái tại một trại chăn nuôi heo là việc làm rất quan trọng.
Xuất phát từ những nhu cầu trên, được sự cho phép của khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và sự đồng ý của Xí Nghiệp Chăn

Nuôi Xuân Phú, cùng sự hướng dẫn của cô PGS.TS Bùi Huy Như Phúc, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Khảo sát khả năng sinh sản của heo nái tại Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Xuân Phú”.

1


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu khả năng sinh sản của heo nái ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu trên heo nái
nuôi con, heo con theo mẹ.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi, thu thập, khai thác số liệu về các chỉ tiêu sinh sản của heo nái và một số
chỉ tiêu trên heo con theo mẹ tại xí nghiệp.

2


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

CHƯƠNG II

TỔNG QUAN
2.1.GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ

2.1.1. Vị trí địa lý
Xí nghiệp Chăn Nuôi Xuân Phú thuộc công ty THHH một thành viên Thọ Vực, nằm
trên địa bàn của ấp Bình Hòa, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cách quốc
lộ 1A 400m theo hướng Tây-Nam. Tiếp giáp trại là công trình đập thủy lợi 19-5, trạm
khuyến nông huyện Xuân Lộc, những cánh đồng hoa màu, ao cá và một vài gia đình
sản xuất nông nghiệp.
Với vị trí gần đường quốc lộ rất thuận tiện cho việc xuất - nhập sản phẩm chăn nuôi
và thức ăn gia súc.
2.1.2. Lịch sử hình thành trại
Năm 1976, Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Xuân Lộc ra quyết định thành lập trại chăn
nuôi heo giống, lấy tên là “Trại Chăn Nuôi Heo Xuân Phú” với mục đích cung cấp con
giống theo nhu cầu chăn nuôi của người dân địa phương.
Năm 1982, trại làm ăn thua lỗ và được sát nhập vào xí nghiệp chế biến thức ăn gia
súc Long Khánh.
Năm 1988, xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc bị phá sản. Vì vậy, trại chăn nuôi heo
Xuân Phú chuyển sang hạch toán độc lập và trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Xuân
Lộc.
Năm 1992, qua mấy năm kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ và có dấu hiệu
phá sản nên được Uỷ Ban Nhân Dân huyện Xuân Lộc giao lại cho Nông Trường Thọ
Vực (nay là công ty THHH một thành viên Thọ Vực).

3


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

Tháng 10/2004 nông trường quốc doanh Thọ Vực được chuyển đổi thành công ty
TNHH một thành viên Thọ Vực và trại chăn nuôi Xuân Phú chuyển thành Xí Nghiệp

Chăn Nuôi Xuân Phú.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Cơ cấu tổ chức:

Ban giám đốc công ty TNHH
một thành viên Thọ Vực

Ban giám đốc xí nghiệp

Kế toán

Tổ 1 nái đẻ

Kho, thủ kho

Tổ 2 cai
sữa

Tổ kĩ thuật

Tổ 3 đực giống,
đực hậu bị, nái
khô, nái mang thai

Cơ khí, căn tin

Tổ 4 heo
thịt

*Nhân sự

Xí nghiệp gồm có 20 người, trong đó
o Đại học: 04 người
o Đang theo đại học:01 người
o Trung cấp: 09 người
o Sơ cấp: 02 người
o Lao động phổ thông: 05 người

4


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

2.1.4. Nhiệm vụ của trại:
Cung cấp đực giống, heo giống, heo thịt, tinh heo, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, thú y.
2.1.5. Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn tính đến tháng 12 năm 2008
* Tổng đàn:
-Đực giống:

3042, trong đó:
11

-Nái sinh sản:

438

-Heo hậu bị:


87

-Heo con theo mẹ :

538

-Heo cai sữa:

1011

-Heo thịt:

957

2.1.6 Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi:
Trại được thành lập trong vùng nông nghiệp phát triển, nên việc thu mua nông sản
dễ dàng, giá rẻ.
Trại nằm gần tuyến quốc lộ 1A thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm
chăn nuôi, diện tích đất rộng, nguồn nước dồi dào, xa khu dân cư, thuận lợi cho công
tác chăn nuôi, mở rộng diện tích chuồng trại và có đội ngũ kỹ thuật viên nhiều năm
kinh nghiệm.
* Khó khăn:
Tình hình lạm phát gia tăng, giá cả nông sản, thức ăn gia súc, thuốc thú y…tăng
cao, giá cả sản phẩm chăn nuôi không ổn định, tình hình dịch bệnh hoành hành phức
tạp, thiếu nhân công.

5



Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

2.2. GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ NHÓM GIỐNG ĐƯỢC KHẢO
SÁT TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI XUÂN PHÚ
2.2.1. Landrace
Nguồn gốc từ Đan Mạch, giống heo nhiều nạc nổi tiếng khắp thế giới.
Heo Landrace có sắc lông trắng tuyền, không có đốm đen trên thân, đầu nhỏ, mông
đùi to, hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang thân giống như hình chữ
nhật.
Sáu tháng tuổi heo có thể đạt trọng lượng 80-90 kg, heo nọc và heo nái trưởng thành
có trọng lượng 200-250 kg. Heo nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,8-2,2 lứa/năm. Nếu chăm
sóc tốt có thể đạt 2,5 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 8-10 con, thích nghi kém hơn Yorkshire
trong điều kiện nóng ẩm.
2.2.2 Yorkshire
Nguồn gốc từ nước Anh, đây là giống heo mắn đẻ, nuôi con tốt.
Heo có sắc lông trắng tuyền, ở giữa gốc tai và mắt thường có bớt đen nhỏ hoặc xám,
lông đuôi dài, lông rìa tai dài, khấu đuôi to, tai thẳng hoặc hơi nghiêng về phía trước,
khi nhìn ngang hơi giống hình chữ nhật .
Sáu tháng tuổi thường đạt trọng lượng 90-100 kg, khi trưởng thành heo nọc, heo nái
có thể đạt trọng lượng 250-300 kg. Mỗi năm có thể đẻ từ 1,8-2,2 lứa/năm, mỗi lứa
trung bình 8-10 con, trọng lượng heo sơ sinh cao (1,0-1,8kg).
Sản lượng sữa heo mẹ cao, nuôi con giỏi, sức đề kháng bệnh cao nhất so với các
giống heo ngoại nhập.
2.2.3. Landrace - Yorkshire
Đây là con lai F1 giữa hai giống thuần Landrace và Yorkshire nhằm sử dụng 100%
ưu thế lai từ bố và mẹ nhằm nâng cao một số đặc điểm tốt của giống.

6



Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

Heo Landrace- Yorkshire có lông da trắng, lông dài vừa phải, tai hơi xụ hoặc
nghiêng về trước, vai rộng, lưng thẳng hoặc hơi cong, bụng thon, bốn chân to vừa phải,
nhanh nhẹn.
2.2.4. Yorkshire - Landrace
Heo có lông da màu trắng hoặc có vài bớt đen nhỏ, đầu hơi thô, tai to vừa phải
nghiêng về phía trước hoặc hơi xụ xuống mặt, cổ tương đối dài, mõm hơi ngắn, tầm
vóc lớn, chân to khỏe, đẻ nhiều, khả năng thích nghi cao. Thích nghi tốt hơn đời bố
mẹ.
2.2.5. Nguồn gốc con giống
Từ khi thành lập, đàn nái được mua từ Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phú Sơn, Xí
Nghiệp Chăn Nuôi Heo Giống Cấp 1, công ty DARBY CJ, đồng thời tuyển chọn
những con có thành tích tốt từ đàn heo hậu bị để nhân giống tại xí nghiệp.
Đực giống nhập từ Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo 2/9, trại Kim Long, và có nguồn gốc
từ Mỹ, Canada. Từ đó tuyển chọn những con có lý lịch rõ ràng, khả năng sản suất tốt
giữ làm giống ở trại.
2.2.6 Công tác giống và chọn giống
* Được tiến hành như sau:
9 Heo con sơ sinh: bấm răng, rốn, tai, đếm vú, cân trọng lượng sơ sinh, kiểm tra dị
tật.
9 Heo cai sữa phải đạt 05 kg trở lên.
9 Heo chọn làm hậu bị lúc 2-3 tháng tuổi : ngoại hình đẹp, nhanh nhẹn, lông da óng
mượt, không dị tật, có 12 vú trở lên và khoảng cách các vú đều nhau, núm vú lộ rõ,
cơ quan sinh dục phát triển bình thường, lộ rõ đặc điểm giới tính, chân móng tốt.
9 Hậu bị 120 ngày tuổi: khi chờ phối phải đạt trọng lượng từ 100-120kg và thỏa mãn

những nhu cầu trên.

7


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

Mỗi cá thể được chọn làm hậu bị phải có phiếu theo dõi ghi nhận sức sinh trưởng,
thành tích sinh sản, bệnh lý , tiêu tốn thức ăn, tăng trọng trên ngày, lịch tiêm phòng
vaccin.
* Nhân giống tại trại
Cho phối để tạo ra heo thuần và heo nuôi thương phẩm
9 Tạo heo thuần: Cho đực (hoặc dùng tinh heo đực) và cái cùng giống- thuần phối với
nhau để tạo ra heo thuần.
9 Heo nuôi thương phẩm: dùng tinh heo đực hướng nạc như Duroc, Pi Du phối với
nái 2 máu YL, LY cho ra dòng thương phẩm 3-4 nhóm máu.

2.3. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
2.3.1. Hệ thống chuồng trại
Nền được lót đan đặt trên trụ bêtông cách mặt đất 1m , có hệ thống thoát nước ở
giữa. Xung quanh là lối đi và máng ăn rất thuận tiện cho việc vệ sinh và chăm sóc. Mái
đôi lợp tole, trần có laphong cách nhiệt, có hệ thống dàn lạnh đặt ở đầu chuồng và quạt
hút gió ở cuối chuồng. Trại chia làm các khu vực sau:
+ Chuồng nái đẻ, nái nuôi con: Mỗi ô chuồng có diện tích 2,2m x 1,85m, gồm 4
chuồng, trong đó có hai chuồng nhỏ, mỗi chuồng gồm hai dãy với 28 ô chuồng và hai
chuồng lớn hơn gồm 4 dãy, mỗi dãy 15 ô chuồng thiết kế song song nhau để nuôi nái
đẻ, nái nuôi con, heo con theo mẹ đến cai sữa. Là dạng chuồng lồng hai bên gắn vỉ sắt
hoặc nhựa tháo ráp dễ dàng nên thuận tiện cho việc vệ sinh, thành chuồng có sử dụng

thêm bao đựng cám bao góc chuồng có bố trí bóng đèn úm có chụp lồng để sưởi ấm
cho heo con và để giữ nhiệt độ ấm hơn và kín gió hơn. Máng ăn của heo mẹ được làm
bằng inox hình bán nguyệt nằm trên trục có móc giữ khi tháo móc rửa máng trong và
ngoài dễ dàng hơn. Núm uống đặt cạnh máng ăn của heo mẹ để heo mẹ lẫn heo con
đều uống được. Máng ăn heo con làm bằng nhựa có cánh chắn để nhiều heo con cùng
ăn một lúc được và có móc khóa tránh ngã đổ, trại chọn máng màu đỏ để kích thích thị
giác heo con tìm đến nhiều hơn.

8


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

+ Chuồng nái (gồm nái mang thai và nái khô), được xây dựng kề bên chuồng nái đẻ
với 4 dãy song song nhau, mỗi dãy 104 ô, có lối đi giữa các dãy có quạt và hệ thống
phun sương, máng ăn và núm uống thuận tiện. Mỗi ô có diện tích 2m x 0,7m.
+ Chuồng heo nọc xây dựng kế bên chuồng nái đẻ và chuồng bầu mỗi ô có diện
tích 2m x 2m, đều có máng ăn, núm uống thuận tiện.
Mỗi dãy chuồng đều có rèm che mưa, che nắng. Có hệ thống thoát nước thải ngầm
bên dưới thông giữa các chuồng với nhau rồi đổ vào đường thoát chính và được xử lý.
2.3.2. Thức ăn và nước uống
* Thức ăn:
Thức ăn nuôi dưỡng đàn heo ở trại sử dụng của công ty TNHH Anco, tuy nhiên trại
vẫn tự trộn thêm thức ăn . Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn heo được cho ăn như sau:
• Heo con tập ăn:

cám U21


• Heo cai sữa :

cám U11

• Heo hậu bị:

cám 9A

• Heo nái đẻ và nuôi con: cám 10A, gần tách cho ăn cám 10B
• Heo thịt:

cám U41, U51
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn cám U21.

Thành phần dinh dưỡng

Hàm lượng

Độ ẩm tối đa

13%

Năng lượng trao đổi tối thiểu

3200 Kcal/kg

Đạm tối thiểu

19%


Xơ tối đa

4%

Muối

0,35-0,7%

Ca

0,9-1,2%

P tối đa

0,6%

CTC tối đa

50 mg/kg

Colistin tối đa

20 mg/kg

Không sử dụng hormon và kháng hormon

9


Khóa luận tốt nghiệp


SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

Bảng 2.2. Thành phần thực liệu cho 1 tấn thức ăn tự trộn tại xí nghiệp
(Nguồn: tổ chế biến thức ăn XNCNH Xuân Phú, 2008)
Số TT

Loại cám

XP9A

XP10A

XP10B

Thành phần(kg)
1

Cám

400

358,7

348,7

2

Bột bắp


208

400

400

3

Bột lúa nghiền

160

4

Bột bánh dầu đậu nành

90

950

95

5

Bả mè

80

60


60

6

Bột cá 55

37

7

Bột cá 60

50

50

8

Bột sò

4

4

4

9

DCP


4

5

5

10

Muối Nacl

7

5

5

11

PremixAK

2

2

2

12

PremixAS


2

2

2

13

Nubiotin E

1

1

1

14

PBT 4-way

15

Lysine

0,5

1

1


16

Methionine

0,5

1

1

17

Amoxcilin

0,3

0,3

18

Bergafat-htl-306

10

10

19

Feedadd ncls


3

3

3

20

Nutri Bind

1

1

1

21

Tylan 40 sunfa G

1

1

Tổng cộng

10

1,000,000 1,000,000 1,000,000


10


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

* Nước uống:
Nguồn nước sử dụng là nước giếng khoan đã qua kiểm tra vi sinh vật trước khi xử
lý bằng chlor 5 ppm rồi đưa vào sử dụng trong chăn ni. Nước được bơm lên bồn
chứa chính sau đó phân bố theo ống dẫn đến từng ơ chuồng, dùng để làm vệ sinh
chuồng trại, tắm heo và cho heo uống.

2.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SINH SẢN CỦA
HEO NÁI.
Hiệu quả kinh tế của một xí nghiệp chăn nuôi heo phụ thuộc gần như hoàn toàn
vào năng suất sinh sản của đàn heo nái, để có được hiệu quả kinh tế cao, các nhà
chăn nuôi giàu kinh nghiệm đồng ý rằng phải tạo ra đàn heo nái có sức sinh sản
cao. Điều đó thể hiện ở đàn nái phải có tuổi thành thục và tuổi đẻ lứa đầu sớm, đẻ
nhiều con trong một lứa, nhiều lứa trong một năm, và một chỉ tiêu luôn được quan
tâm đó là khối lượng heo con cai sữa của một nái trong một năm. Vì đây là yếu tố
thật sự mang tính quyết đònh hiệu quả kinh tế của nhà chăn nuôi.
2.4.1 Tuổi phối lần đầu
Là ngày tuổi nái được phối giống lần đầu tiên , nên chọn lúc heo nái thành thục về
tính dục và thể vóc để có kết quả tốt nhất.
Theo Phan Hữu Danh và Lưu Kỷ (1996), cần bỏ qua chu kỳ động dục đầu tiên vì
lúc này cơ thể chưa phát triển hồn chỉnh nhất, chưa dự trữ đầy đủ chất dinh dưỡng để
ni thai, trứng cũng chưa chín hồn tồn .
Nên phối giống cho heo hậu bị lúc 100 -120 kg ( Lê Thanh Hải và ctv, 1997). Theo
Nguyễn Ngọc Tn và Trần Thị Dân (1999). Phần lớn heo nái động dục lúc 5-8 tháng

tuổi. Nếu heo đã động dục 1-2 lần trước khi đạt đến trọng lượng phối (110 -120kg) thì
số con đẻ ra ở lứa 1 sẽ cao hơn.

11


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

2.4.2. Tuổi đẻ lần đầu
Tuổi đẻ lứa đầu là khoảng thời gian từ lúc sinh ra đến đẻ lứa đầu tiên. Tuổi đẻ lứa
đầu tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thời điểm phối giống, dinh dưỡng, chuồng
trại, chăm sóc. Để có tuổi đẻ lứa đầu càng ngắn thì các kỹ thuật viên phải kiểm soát
được thời gian động dục để gieo tinh đúng lúc để có kết quả đậu thai cao.
Tuy nhiên đậu thai mà không được nuôi dưỡng tốt làm cho nái mắc các bệnh đường
sinh dục dẫn đến sẩy thai thì càng làm cho tuổi đẻ lứa đầu càng dài và tổn hại nái.
Nên cho nái đẻ lứa đầu tiên vào khoảng 12 tháng tuổi để đạt hiệu quả tốt.
2.4.3 Số lứa đẻ của nái trên năm
Là số lần đẻ của nái đó trong một năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả
năng sinh sản của heo nái.
Theo Lê Xuân Cương (1986), cho rằng để gia tăng số lứa đẻ của nái trên năm thì rút
ngắn thời gian giữa 2 lần đẻ. Để rút ngắn thời gian giữa 2 lần đẻ bằng cách người ta rút
ngắn thời gian cho sữa, thời gian từ cai sữa đến phối và đậu thai. Còn thời gian mang
thai thì không thể rút ngắn được vì đó là đặc tính sinh học của mỗi loài. Do đó người ta
thường tập cho heo con ăn sớm với thức ăn tập ăn và cai sữa cho heo con ở khoảng
tuần thứ 3 – 4 tuần tuổi.
Theo Evans (1989), nếu cai sữa sớm trước 3 tuần tuổi thì gây giảm số trứng rụng ở
lần phối kế tiếp, kéo theo gia tăng tỷ lệ chết thai ở lần mang thai này. Sau cai sữa heo
có biểu hiện lên giống khoảng 4 - 10 ngày, trong thời gian này người công nhân phải

quan sát kỹ và phối giống cho đúng thời điểm nếu không thì chờ thêm một chu kỳ nữa,
sẽ gây tốn kém nhiều chi phí và thức ăn.
Theo tiêu chuẩn xếp hạng ở Úc (1989). Trại có số lứa đẻ 2,2 lứa/năm là trại có năng
suất tốt, 2,3 lứa/năm là trại rất tốt, 2,0 lứa/năm là yếu (trích dẫn của Hoàng Công Chính
(2007) khảo sát sức sinh sản của một số giống heo nái và bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng
của mùa lên sức sinh sản).

12


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

2.4.4 Số heo con đẻ ra trên ổ và trọng lượng heo con sơ sinh
Số heo con đẻ ra trên ổ là số heo con sinh ra còn sống hay đã chết từ nái đó, còn cho
biết sự mắn đẻ của heo nái đó. Để có được số con đẻ ra trên ổ cao thì cần phải chú ý
đến chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý,...đối với nái và quan trọng hơn nữa là kỹ
thuật của người gieo tinh, kỹ thuật đòi hỏi phải gieo tinh đúng thời điểm vì sẽ có số
trứng rụng nhiều và tỷ lệ phôi chết trong lúc mang thai thấp, số heo con đẻ ra trên ổ
sẽ cao, điều này dẫn tới số heo con chọn nuôi và số heo con cai sữa nhiều hơn.
Thực tế cho thấy thời điểm phối giống, kỹ thuật phối, chế độ dinh dưỡng trước
và sau khi phối giống cũng như lúc đang mang thai, thời tiết, nhiệt độ, tuổi heo
nái…đđều có ảnh hưởng đến chỉ tiêu này (Aherne và ctv, 1985; Paterson và
ctv,1993).
Trọng lượng heo con sơ sinh: đánh giá khả năng ni thai của heo nái, trọng lượng
cao hay thấp còn tùy thuộc vào số heo đẻ ra trên ổ nhiều hay ít, tuổi đẻ của nái, tầm vóc
nái, dinh dưỡng. Do đó khi heo sinh ra cần được cân trọng lượng để đánh giá cân nặng
bình qn và cố định những vú trên ngực cho những heo con có trọng lượng nhỏ hơn
cùng với sự chăm sóc và theo dõi hằng ngày của người chăn ni nhằm cải thiện trọng

lượng sơ sinh cho đến khi cai sữa.
2.4.5. Số heo con sơ sinh còn sống trên ổ và heo con còn sống đến cai sữa
Số heo con sơ sinh còn sống là số heo còn sống đến 24 giờ kể từ khi nái đẻ con cuối
cùng, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: bệnh tật, strees lúc đẻ, đẻ khó, tử
cung co bóp yếu khơng đẩy được thai ra ngồi dẫn đến thai chết ngộp, có nhiều thai
khơ. Tuổi đẻ của nái cũng làm thay đổi chỉ tiêu này và khi nái già sự hao hụt heo con
sơ sinh trước và sau khi sinh cũng nhiều hơn. Trọng lượng heo con cũng ảnh hûng
đến tỷ lệ heo con sơ sinh còn sống, heo có trọng lượng nhỏ hơn 800g thì hy vọng

13


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Lê Thị Ánh Trúc

sống dưới 50%. Do đó, một trong những biện pháp làm gia tăng tỷ lệ heo con sơ
sinh còn sống là cải thiện trọng lượng heo con sơ sinh. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại
chòu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, do đó việc chăm sóc và quản lý tốt là rất
quan trọng. Tỷ lệ chết phôi cao ảnh hưởng nhiều đến số heo con đẻ ra trên ổ. Nếu
lượng thức ăn ở giai đoạn đầu sau khi phối giống cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ
chết phôi. Trong thời gian mang thai nếu dinh dưỡng cao sẽ dẫn đến mập mỡ đưa
đến sinh khó, chết thai làm giảm số heo con sơ sinh còn sống.
Theo Nguyễn Bạch Trà (1998) từ khi thụ tinh đến ngày thứ 25 thì số phơi chết
thường chiếm 2/3 trong tổng số hao hụt cho đến khi sinh. Phơi thai lại chịu ảnh hưởng
bởi dinh dưỡng của mẹ, điều kiện ngoại cảnh, và cơ thể thú mẹ.
Số heo con sống đến cai sữa cao hay thấp do yếu tố chăm sóc quản lý như mẹ đè,
chết vì lạnh, đói sữa, tiêu chảy và dị tật bẩm sinh, còi cọc. Trọng lượng sơ sinh cao thì
tỷ lệ sống đến cai sữa cao.
2.4.6. Trọng lượng heo con cai sữa của nái trên năm

Là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của mẹ. Trọng lượng heo con lúc cai sữa phần
lớn được quyết định bởi sữa mẹ, sữa mẹ tốt giàu phẩm chất, tiết nhiều thì heo con bú
được nhiều mau lớn và khỏe mạnh. Tuy nhiên heo con vẫn ăn thức ăn tập ăn theo lứa
tuổi nhưng chỉ có tác dụng nhỏ vì hệ tiêu hóa lúc này còn đang phát triển chỉ thích hợp
tiêu hóa sữa. Ngoại cảnh cũng làm thay đổi trọng lượng của heo con và mẹ. Lạnh thì
tiêu tốn nhiều năng lượng làm cho heo nái gầy ốm, nóng nực làm cho heo lười bú và
lười ăn, thích uống nhiều hơn ăn.
Do đó trong thời gian ni con cai sữa cần cho mẹ ăn uống đủ chất, tự do, và làm
mát chuồng.
2.4.7 Giảm trọng của heo nái trong thời gian ni con
Sự giảm trọng này là điều khơng thể tránh khỏi và cần tìm ra những biện pháp để
hạn chế sự giảm trọng này là cần thiết.

14


×