Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ENZYME PHYTASE TRONG THỨC ĂN LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.27 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ENZYME PHYTASE
TRONG THỨC ĂN LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG
CỦA GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Họ và tên sinh viên
Ngành
Lớp
Niên khóa

: LÊ THỊ BẠCH VÂN
: Thú Y
: Dược Thú Y 30
: 2004-2009

Tháng 09/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ENZYME PHYTASE TRONG
THỨC ĂN LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG
CỦA GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP

Tác giả

LÊ THỊ BẠCH VÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú y


Chuyên ngành Dược Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG
TS. NGUYỄN QUANG THIỆU

Tháng 09 năm 2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Lê Thị Bạch Vân
Tên luận văn: “Ảnh hưởng của việc sử dụng enzyme phytase trong thức ăn
lên khả năng tăng trưởng của gà thịt công nghiệp”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày ... ..... ..... ... ... ...

Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng
TS. Nguyễn Quang Thiệu

ii


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, nay tôi đã hoàn thành khóa học và hòan
thành luận văn. Suốt trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ của rất nhiều người.

U Xin chân thành cảm ơn
-Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
-Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quí thầy cô khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình
chỉ dạy và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
U Kính dâng lòng biết ơn lên
Cha mẹ, những người thân trong gia đình đã tận tụy lo lắng và hy sinh để con
có được ngày hôm nay.
U Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Dương Duy Đồng và TS. Nguyễn Quang Thiệu, người đã tận tình chỉ dạy
cho em bao điều hay lẽ phải, tận tình giảng dạy và hướng dẫn, giúp đỡ em trong những
năm đại học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
U Xin chân thành biết ơn
Thầy Nguyễn Văn Hiệp, cô Nguyễn Thụy Đoan Trang, thầy Trần Văn Chính,
thầy Đoàn Trần Vĩnh Khánh, anh chị công nhân và các bạn ở trại thực nghiệm khoa
Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong
thời gian thực tập tốt nghiệp.
U Gửi lòng cảm ơn đến
Các bạn thân yêu lớp Dược thú y 30, Chăn nuôi 31, các bạn Tiến, Quốc Anh,
Có, chị Ngọc, Đại, Đạt,Vỹ, Thụy, Hà, Trúc Phương…đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ
cùng tôi những vui buồn, khó khăn trong lúc thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn!
Lê Thị Bạch Vân

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc bổ sung enzime phytase trong thức ăn
lên khả năng tăng trưởng của gà thịt công nghiệp”.

Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM, từ ngày 03/11/2008 đến 15/12/2008. Thí nghiệm được
bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Gồm 3 lô, mỗi lô có 8 lần lặp lại,
mỗi lần lặp lại có 10 con. Lô I đối chứng, lô II: khẩu phần căn bản có bổ sung enzime
phytase với liều lượng 125g phytase/ tấn TĂ và lô III: khẩu phần giảm chuẩn 5% bổ
sung 125g phytase/ tấn TĂ.
Qua khảo sát cho thấy:
Trọng lượng bình quân lúc kết thúc thí nghiệm của gà lô II cao nhất (2208,89
g/con), lô III (2200g/con) và thấp nhất lô I (2193,61g/con). TTTĐ trên toàn thí nghiệm
của lô II cao hơn lô I là 2,24%, lô III cao hơn lô I là 1,22%. Tuy nhiên các sự khác biệt
này đều không có ý nghĩa thống kê P>0,05.
Lượng TĂTT bình quân toàn thí nghiệm của gà lô II cao nhất (99,9 g/con/ngày)
, rồi đến lô I (98,20g/con/ngày) và thấp nhất là lô III (90,06g/con/ngày). Sự khác biệt
này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê với P<0,001.
Chỉ số chuyển biến thức ăn lô II thấp hơn lô I là 1%, lô III thấp hơn lô I: 9,45%.
Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê với P<0,01.
Chất lượng quầy thịt ,tỉ lệ tiết, lông, đùi,ức của các lô gà thí nghiệm không có
sự khác biệt có ý nghĩa(P>0,05). Sự khác biệt về lượng tro và canxi, phospho mẫu
xương đùi của gà ở cả 3 lô đều không có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Lượng phospho phân tích trong mẫu phân gà lô II cao hơn lô I là 10,89%, lô III
thấp hơn lô I là 53,7%. Sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê với P<0,001.
Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng toàn thí nghiệm của lô III (giảm chuẩn và bổ
sung enzyme phytase) là thấp nhất, thấp hơn lô I là 13,56%. Lô II thấp hơn lô I:
0,59%. Như vậy việc bổ sung enzyme phytase đã làm giảm chi phí kgTĂ/kg TT, nhất
là đối với khẩu phần giảm chuẩn 5%.

iv


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa................................................................................................................... i
Giấy xác nhận ........................................................................................................... ii
Lời cảm ơn................................................................................................................ iii
Tóm tắt khóa luận ..................................................................................................... iv
Mục lục ..................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ vii
Danh sách các hình và biểu đồ ................................................................................. viii
Danh sách các bảng .................................................................................................. ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2. Mục đích ............................................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu .............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .................................................................................. 3
2.1. Giới thiệu chung về giống gà ............................................................................ 3
2.2. Phospho trong dinh dưỡng gia cầm................................................................... 3
2.2.1.Vai trò sinh học của phospho. ......................................................................... 3
2.2.2. Phân bố của phospho trong cơ thể động vật .................................................. 4
2.2.3. Sự hấp thu và lợi dụng phospho .................................................................... 6
2.2.4. Các nguồn cung cấp phospho trong thức ăn chăn nuôi ................................. 6
2.3. Giới thiệu về enzyme phytase .......................................................................... 8
2.3.1. Nguồn gốc của enzyme phytase .................................................................... 8
2.3.2. Vai trò của enzyme phytase............................................................................9
2.3.3. Tình hình nghiên cứu việc bổ sung enzyme phytase ..................................... 10
2.4. Sơ lược về trại thực tập khoa Chăn nuôi-Thú y ............................................... 11
2.4.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành ................................................................... 11
2.4.2. Qui mô chuồng gà .......................................................................................... 12
2.2.3. Vệ sinh sát trùng và công tác thú y ................................................................ 13
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 15
v



3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành ........................................................................ 15
3.2. Bố trí thí nghiệm................................................................................................ 15
3.3. Đối tượng thí nghiệm......................................................................................... 16
3.4. Điều kiện thí nghiệm......................................................................................... 16
3.4.1. Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi ................................................................. 16
3.4.2. Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng ..................................................................... 17
3.4.3. Thức ăn thí nghiệm ........................................................................................ 18
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................................... 21
3.5.1. Tăng trọng ..................................................................................................... 21
3.5.2. Sự sử dụng thức ăn ........................................................................................ 22
3.5.3. Các chỉ tiêu mổ khảo sát ................................................................................ 22
3.5.4. Kết quả lượng Phospho trong xương đùi ....................................................... 23
3.5.5. Kết quả lượng Phospho trong phân ................................................................ 23
3.5.6. Hiệu quả kinh tế ............................................................................................. 23
3.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .............................................................. 23
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 24
4.1. Trọng lượng tích lũy.......................................................................................... 24
4.2. Tăng trọng tuyệt đối .......................................................................................... 26
4.3. Thức ăn tiêu thụ bình quân ................................................................................ 28
4.4. Hệ số chuyển biến thức ăn................................................................................. 30
4.5. Tỉ lệ nuôi sống ................................................................................................... 31
4.6. Khăo sát quầy thịt.............................................................................................. 32
4.7. Tỉ lệ khoáng trong xương đùi ............................................................................ 33
4.8. Kết quả phospho trong phân.............................................................................. 34
4.9. Hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm............................................................ 35
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 39
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 41


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTY

: Chăn nuôi thú y

ĐC

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organization

HSCBTĂ

: Hệ số chuyển biến thức ăn

KgTĂ/kg TT

: kílôgram thức ăn/ kílôgram tăng trọng

ME

: Metabolization

NRC


:National Research Council

TĂTT

: Thức ăn tiêu thụ

TLTL

: Trọng lượng tích lũy

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TS

: Tiến sĩ

U

: Unit

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
trang
Hình 2.1: Sự liên kết của phytin với các chất dinh dưỡng khác ..............................6
Hình 2.2: Chuồng gà thực nghiệm .........................................................................13
Hình 3.1: Chuồng gà bố trí thí nghiệm ...................................................................17
Hình 3.2: Gà 6 ngày tuổi ........................................................................................ 17
Hình 3.3: Chuẩn bị nước uống cho gà .................................................................... 18
Hình 3.4: Cân gà kết thúc thí nghiệm ......................................................................22
Biểu đồ 4.1: TLTL bình quân của gà qua các giai đoạn tuổi (g/con) .............. .......26
Biểu đồ 4.2: TTTĐ của gà qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày) ..............................28
Biểu đồ 4.3: Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân của gà (g/con/ngày) ..................... 29
Biểu đồ 4.4: HSCBTĂ của gà qua các ngày tuổi (kgTĂ/kgTT) ............................. 31
Biểu đồ 4.5: Tỉ lệ P trong phân gà vào 42 ngày tuổi (%) ........................................ 34

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu phospho của gà ...........................................................................4
Bảng 2.2: Tỉ lệ % muối khoáng có gốc phosphate trên tổng lượng muối khoáng tham
gia cấu tạo chất xương ..............................................................................................5
Bảng 2.3: Hàm lượng phospho trên một số cơ quan của gà .....................................5
Bảng 2.4: Nhu cầu P trong thức ăn của gà. ..............................................................5
Bảng 2.5: Hàm lượng Phospho hữu dụng trên nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc từ
động vật .....................................................................................................................7
Bảng 2.6: Tỷ lệ P hữu dụng có trong các nguồn phosphate vô cơ (%) ....................8
Bảng 2.7: Lịch chủng ngừa vaccin cho gà thí nghiệm ..............................................14
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................17
Bảng 3.2: Công thức thức ăn của gà thí nghiệm ( tỉ lệ %) ........................................20
Bảng 3.3: Thành phần hóa học thức ăn gà thí nghiệm (theo tính toán) ....................21

Bảng 3.4: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng mẫu thức ăn thí nghiệm.........22
Bảng 4.1: TLTL bình quân của gà qua 42 ngày nuôi (g) .........................................24
Bảng 4.2:.TTTĐ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con/ngày).........................26
Bảng 4.3: TĂTT bình quân của gà qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày) ..................28
Bảng 4.4: HSCBTĂ của gà qua các giai đoạn nuôi (kgTA/kgTT) ...........................30
Bảng 4.5: Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà qua các giai đoạn tuổi (%) ............................31
Bảng 4.6: Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm (6 con/lô)..........................................32
Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu xương đùi gà thí nghiệm (n/lô = 6) .....................33
Bảng 4.8: Kết quả phân tích phospho mẫu phân gà vào 6 tuần tuổi ........................34
Bảng 4.9: Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng (đồng/kg) .........................................35

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi hiện nay đóng vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp

nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung. Đi cùng với sự phát triển của xã hội, nhu
cầu thịt và trứng tăng nhanh để cải thiện bữa ăn hàng ngày đã thúc đẩy ngành chăn
nuôi gia cầm của Việt Nam phát triển nhanh chóng. Đặc biệt sau đợt cúm gia cầm vừa
qua, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đang từng bước khôi phục và phát triển. Chăn
nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp đang thay thế mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ;
nhằm khắc phục tính thời vụ bắp bênh, chủ động khép kín qui trình công nghệ, thú y;
để đạt năng suất và hiệu quả cao trong sản xuất, rút ngắn thời gian nuôi, tăng vòng
quay của vốn; từ đó thu được lợi nhuận cao, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Đi cùng với sự phát triển đó, các trang trại chăn nuôi tập trung công nghiệp sẽ làm

tăng lượng phân, lượng nước thải ra trên đơn vị diện tích hẹp, làm nước mặt và mạch
nước ngầm bị ô nhiễm, tích tụ khoáng trong đất.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã và đang nổ lực tìm cách giảm ô
nhiễm từ các chất thải ra trong chăn nuôi. Một trong những cách hiệu quả đó là cải
thiện khả năng sử dụng các dưỡng chất trong khẩu phần của vật nuôi để hạn chế tối đa
các dưỡng chất không được sử dụng thải ra trong phân (chủ yếu là hàm lượng protein,
calci và phospho). Ngày nay, enzyme được sử dụng như là thành phần không thể thiếu
trong thức ăn gia súc. Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy vai trò tích cực của
enzyme trong chăn nuôi. Sử dụng enzyme không chỉ giúp cải thiện thành tích vật nuôi,
giúp vật nuôi tiêu hóa tốt thức ăn, tăng trọng nhanh, mà còn giúp rút ngắn thời gian
nuôi từ đó hạn chế các rủi ro chăn nuôi trong tình hình giá thức ăn, giá thu mua súc sản
biến động bất thường và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đặc biệt như enzyme
phytase được ứng dụng rộng rải trong những khẩu phần ăn làm tăng khả năng hấp thu
1


phospho, tăng sự tiêu hóa và hấp thu một số vi lượng cần thiết, làm giảm chi phí cho
các nhà chăn nuôi và làm giảm ô nhiễm môi trường do sự bài thải phospho.
Từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của bộ môn Dinh dưỡng gia súc, khoa Chăn
nuôi Thú y trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, ban quản lý trại thực nghiệm khoa
Chăn nuôi Thú y trường ĐH Nông Lâm, cùng với sự hướng dẫn của TS. Dương Duy
Đồng và TS. Nguyễn Quang Thiệu, chúng tôi tiến hành đề tài khảo sát “Ảnh hưởng
của việc bổ sung enzyme phytase trong thức ăn lên khả năng tăng trưởng của gà thịt
công nghiệp”.
1.2.

MỤC ĐÍCH
So sánh ảnh hưởng của 3 khẩu phần thức ăn: bình thường không sử dụng

enzyme phytase, bình thường có bổ sung enzyme phytase và khẩu phần giảm chuẩn

5% có bổ sung enzyme phytase lên sự sinh trưởng của đàn gà công nghiệp.
1.3.

YÊU CẦU
Nuôi dưỡng, theo dõi và thu thập các số liệu liên quan đến: khả năng tăng trọng,

lượng thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển biến thức ăn, tỉ lệ khoáng Ca, P trong xương, tỉ lệ
phospho trong phân và hiệu quả kinh tế của các lô thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỐNG GÀ THÍ NGHIỆM
• Đặc điểm ngoại hình chung: gà có sắc lông toàn trắng, mồng răng cưa, da
mỏ và chân trắng, con trống có mồng đơn, tính phát triển mạnh, cơ thể mập mạp.
Trứng có màu nâu. Trọng lượng gà Cobb ở 8 tuần tuổi là 2,020kg và có hệ số chuyển
biến thức ăn là 2,22kgTA/kgTT (Trần Văn Chính, 1996)
• Hạn chế giống gà
Gà có sức đề kháng kém vì vậy cần có qui trình thú y chặt chẽ.
Chịu nóng kém: phần lớn các nước nhiệt đới nhiệt độ lớn hơn 240C có lúc lớn
hơn 30o C làm gà bị stress nhiệt. Gà thở nhiều, vì không có tuyến mồ hôi, gà uống
nước nhiều, phân lỏng, xù lông sải cánh, giảm lượng TĂ ăn vào, giảm sinh trưởng.
Nếu thải nhiệt không kịp gà có thể tử vong.
2.2. PHOSPHO TRONG DINH DƯỠNG GIA CẦM
2.2.1. Vai trò sinh học của phospho
Cùng với Ca và các muối khoáng khác, P tham gia trong thành phần cấu tạo chủ
yếu của chất xương tạo nên bộ xương vững chắc cho cơ thể động vật, màng tế bào.
Phospho có vai trò tạo hình, tham gia trong mọi cơ quan, mô bào của cơ thể. P còn là

thành phần cấu tạo trong các hợp chất như phospholipid, phospho- protein, nucleic
acid… để thực hiện các chức năng sinh học quan trọng như: bảo vệ tế bào, chất liệu di
truyền… Phospho dưới dạng phospho vô cơ (Pi) phosphoric acid trong phân tử AMP,
ADP và ATP tham gia phản ứng vận chuyển năng lượng sinh học (Nguyễn Phước
Nhuận, 2002).
Phospho nằm trong các enzyme creatin phosphatase, hexophosphatase,
dehydrogenase có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Phospho cần thiết
cho sự bài tiết của thận, P tham gia vào quá trình chuyển hóa và vận chuyển lipit,
protein và gluxit, cần thiết để hấp thu Ca một cách bình thường. Phospho có khả năng
3


thấm hút glucose và các axit béo vào trong thành ruột. Phospho tham gia hình thành
lòng đỏ trứng và các mô của cơ thể. Khi thiếu P, gà con ăn kém, chậm lớn, khối lượng
xương giảm, xương mềm, mô sụn khó chuyển thành xương, các xương bị cong.
Phospho bài thải ra khỏi cơ thể qua ống tiêu hóa và thận, gà 30 ngày tuổi thải
0,3- 0,43g, gà lớn thải 0,4- 1,2g P hằng ngày. Thức ăn chua tăng thải phospho, còn
thức ăn kiềm làm giảm thải. Sự trao đổi và hấp thu phospho do hormon tuyến cận giáp
điều khiển, parahormon làm tăng thải phospho ra ngoài và làm giảm hàm lượng P
trong máu. Hormon insulin của tuyến tụy làm tăng thải phospho vô cơ (Lâm Minh
Thuận, 2004).
Phospho vô cơ tham gia trong hệ thống đệm phosphate: Na2HPO4/ NaH2PO4 là
một trong năm hệ thống đệm quan trọng của máu giúp cân bằng acid- base ở huyết
tương (Nguyễn Phước Nhuận, 2002).
2.2.2. Phân bố của phospho trong cơ thể động vật
Phospho là chất khoáng quan trọng, cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển
của thú, đặc biệt là sự phát triển bộ xương ở thú non. Khoảng 83% P trong cơ thể tìm
thấy ở xương, chủ yếu dưới dạng hydroxy apatide. Phospho phân bố ở các mô mềm và
cơ với tỉ lệ khoảng 16% dưới dạng phospho protein, phospho lipid, nucleic acid,...
(Nguyễn Phước Nhuận, 2002)

Bảng 2.1: Nhu cầu phospho trên gà (Lâm Minh Thuận, 2004)
Nhóm gà

P hữu dụng

Gà giống

0,45 – 0,55

Gà đẻ

0,5 – 0,6

Gà thịt

0,45 – 0,47

(P hữu dụng là lượng P được hấp thu vào cơ thể và được biến đổi thành vật hữu ích).

4


Bảng 2.2: Tỉ lệ % muối khoáng có gốc phosphate trên tổng lượng muối khoáng
tham gia cấu tạo chất xương
Công thức hóa

Muối khoáng

Tỉ lệ (%)


học

Hydroxy apatide

Ca5(PO4)3OH

84

Disodium phosphate

NaHPO4

2

Magnassium phosphate

Mg3(PO4)2

1

(Nguyễn Phước Nhuận, 2002)
Bảng 2.3: Hàm lượng phospho trên một số cơ quan của gà
Cơ quan

Hàm lượng P (mg %)

Gan

310


Lách

320

Các cơ xương

180 – 200

Ruột non

210

Ruột già

250

Dạ dày cơ

140

(Lâm Minh Thuận, 2004)
Bảng 2.4: Nhu cầu P trong thức ăn của gà.
Các loại gia

Gà con, gà giò

Gà hậu bị

cầm


thịt

giống

% P trong TĂ

0,7

0,8

Gà mái đẻ ăn
> 100g
TĂ/ngày
0,6

Gà mái đẻ ăn<
100g TĂ/ngày
0,8

(Theo Dương Thanh Liêm, 2008)
2.2.3. Sự hấp thu và lợi dụng P
Sự hấp thu phospho phụ thuộc vào dạng cấu trúc hóa học của chúng. Dạng dễ
hấp thu, được coi là nguồn phospho hữu dụng: phospho trong sản phẩm động vật như
bột cá, bột thịt, sữa, trứng dễ hấp thu. Phospho trong thức ăn thực vật có nguồn gốc
khó tiêu hóa hấp thu vì phần lớn chúng được cấu tạo dưới dạng hợp chất phytin,
phytinate. Trong thức ăn gia cầm P hữu dụng chiếm 30% của P tổng số có nguồn gốc
thực vật.
5



Tỉ lệ giữa Ca và P cũng có ảnh hưởng đến sự hấp thu và lợi dụng. Phạm vi biến
động tỷ lệ Ca/P mà gia cầm có thể điều tiết được là từ 1/1- 2/1. Song nếu cung cấp thật
đầy đủ vitamin D3 thì có thể từ 1/1- 3/1 gia cầm vẫn điều tiết tốt. Ở gà mái đẻ trong
giai đoạn sản xuất trứng cao tỷ lệ Ca/P có thể lên đến mức 5/1 trong thức ăn. Mức độ
thỏa mãn nhu cầu về vitamin D3, nếu cung cấp đủ vitamin D3 thì sự hấp thu Ca, P sẽ
tốt hơn (Dương Thanh Liêm, 2008),
2.2.4. Các nguồn cung cấp phospho trong thức ăn chăn nuôi
• Nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật
Phospho tổng số trên nguyên liệu có nguồn gốc thực vật từ 0,01% đến 1-2%
(Dương Thanh Liêm và cộng sự, 2002). Tuy nhiên P trên nguồn nguyên liệu này có
giá trị hữu dụng thấp. Nguyên nhân do phần lớn P trong hạt ngũ cốc và hạt cây có dầu
như đậu phộng, đậu nành liên kết hữu cơ dưới dạng phytate.

Hình 2.1: Sự liên kết của phytin với các chất dinh dưỡng khác
(www.aquafeed.com/images/articles/biomin%201.gif)

Trong hạt khô dầu và ngũ cốc, phytate liên kết với các ion kim loại như Na, K,
Ca, Mg…và các hợp chất hữu cơ như protein và tinh bột. Các nhóm liên kết với
phytate trên thực vật sẽ khác nhau trên các nguyên liệu khác nhau. Trong khi phytate
Na, K tan dễ dàng trong nước thì các cation kim loại Ca, Mg và Zn lại gắn kết với
phytate tạo phức không tan.
Trong đường tiêu hóa, xảy ra sự liên kết giữa gốc phosphate của phytate với các
dưỡng chất trong thức ăn tạo thành phức hợp không tan. Hầu hết các phức hợp phytate
này không tan trong pH sinh lý của cơ thể (FAO, 1995; trích từ Nguyễn Minh Hằng,
2007). Theo Dương Thanh Liêm và cộng sự (2002), thú dạ dày đơn không có enzyme
phân hủy phytate nên một lượng lớn phospho có mặt trong phytate sẽ không được tiêu
6


hóa và thải ra ngoài theo phân cùng với các chất như acid amin và vi khoáng kèm theo.

Do đó cần phải thêm men phytase từ bên ngoài.
• Nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật
Hàm lượng P tổng số có trong nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật như bột
thịt, bột cá, bột xương, bột lông vũ, bột huyết dao động trong khoảng 0,16- 4,48%
(NRC, 1998; trích từ Nguyễn Minh Hằng, 2007) tùy theo loại nguyên liệu, nguồn gốc
và quá trình chế biến của nguyên liệu. NRC cũng cho rằng hệ số P hữu dụng trên
nhóm nguyên liệu này khá cao.
Điểm hạn chế của nguồn nguyên liệu này là rất dễ bị vấy nhiễm. Bột thịt cũng
như các sản phẩm chế biến từ động vật cần phải được xử lý nhiệt kỹ để tránh các mầm
bệnh hiện diện. Trước đây mầm bệnh được quan tâm nhiều là Salmonella, nhưng ngày
nay vi khuẩn gây thương hàn đã trở thành mối quan tâm thứ hai sau bệnh bò điên vốn
rất dễ lây lan qua các sản phẩm động vật, nhất là thức ăn gia súc có nguồn gốc từ động
vật. Vì vậy, hiện nay xu hướng các nước Châu Âu hạn chế hoặc ngưng hẳn việc sử
dụng bột thịt, bột xương trong khẩu phần ăn của động vật, nhất là trên thú nhai lại và
bò.
Bột huyết và bột lông vũ cũng cung cấp một lượng P nhưng khẩu phần không
nên dùng quá 7- 8% hai loại nguyên liệu này do sẽ làm mất cân đối acid amin. (Dương
Thanh Liêm và cộng sự, 2002)
Bảng 2.5: Hàm lượng P hữu dụng trên nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc động vật
Hàm lượng P hữu dụng

Hàm lượng P hữu dụng

(%) (NRC 1998)

(%) (Nelson, 1961)

Bột huyết

0,28


0,22

Bột xương thịt

4,48

4,87

Bột cá

2,86

4,20

Bột lông vũ

0,16

-

Nguyên liệu thức ăn

(Từ Nguyễn Minh Hằng, 2007)
• Phospho vô cơ
Để bổ túc sự thiếu hụt Ca, P cùng lúc, người ta bổ sung bằng dicalcium
phosphate. Nếu chỉ thiếu P đơn thuần thì sử dụng sodium monophosphate. Các loại đá
phosphate thường cũng được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi với điều kiện xử lý hóa
7



học để tạo thành dạng PO43-, HPO42- hoặc H2PO4- là dạng hữu dụng mà thú có thể hấp
thu, nhất là thú dạ dày đơn.
Bảng 2.6: Tỷ lệ P hữu dụng có trong các nguồn phosphate vô cơ (%)
Nguồn phosphate vô cơ

P hữu dụng

Di calcium phosphate

18,1

Defluorinated phosphate

16,2

Mono-calcium phosphate

21,1

(Theo NRC, 1998; trích từ Nguyễn Minh Hằng, 2007)
Điểm hạn chế của nhóm nguyên liệu này là lượng flour và cadmium không thể
loại trừ hết trong quá trình sản xuất phosphate vô cơ. Nếu cho ăn liên tục một thời gian
dài với số lượng nhiều, flour và cadmium trong phosphate vô cơ sẽ tích lũy trong mô
bào động vật, gây hại cho sức khỏe thú và người tiêu dùng. Xu hướng hiện nay, các
nhà dinh dưỡng tìm cách hạn chế lượng phospho vô cơ sử dụng trong khẩu phần,
nhằm giảm lượng phospho dư thừa thải qua phân gây ô nhiễm môi trường cũng như
cắt giảm chi phí chăn nuôi vì giá thành nguồn nguyên liệu này khá cao.
2.3. GIỚI THIỆU VỀ ENZYME PHYTASE
2.3.1. Nguồn gốc của enzyme phytase

Phytase là một enzyme rất phổ biến trong thiên nhiên được tìm thấy trong nhiều
loại hạt thực vật chẳng hạn như các hạt ngũ cốc, đậu nành và do nhiều vi sinh vật như
nấm, men, vi trùng và vi sinh vật trong dạ cỏ sản xuất ra.
Enzyme phytase được ly trích nhiều từ các hạt đậu, bắp, mầm hạt lúa mì và từ
vi khuẩn (Pseudomonas, Bacillus subtilis ), nấm men (Saccharomyces) và một số dòng
Aspergillus (Barbaric và cộng sự, 1984; Harland và Frolich, 1999; Ullah, 1998; trích
từ Đặng Thụy Tường Vy, 2004).
Hiện nay việc sản xuất enzyme phytase trong công nghiệp sản xuất thức ăn gia
súc chủ yếu dựa trên các nấm mốc trong đó nấm Aspergillus niger, Aspergillus ficuum
là dòng được quan tâm vì nó có khả năng tạo ra enzyme phytase chịu nhiệt tốt. Ở dạng
tinh khiết các enzyme thông thường còn giữ được 40% hoạt tính sau khi xử lý nhiệt ở
68oC trong 10 phút. Tuy nhiên các sản phẩm thương mại hiện nay được sản xuất có
một lớp hóa chất bao bọc bên ngoài giúp enzyme chịu nhiệt tốt hơn, một vài sản phẩm
8


xử lý ở nhiệt độ 90oC trong 30 phút chỉ mất 16% hoạt tính, nhưng nhiệt độ tối ưu cho
các enzyme hoạt động vẫn là 60- 70oC.
Phytase hoạt động trong đường tiêu hóa dưới khoảng pH khá rộng từ 1- 6,5 nên
nó có thể họat động từ miệng đến ruột non, nhưng khoảng hoạt động tốt nhất là ở pH
từ 4- 5,5 (trích từ Phan Thị Ngọc Trâm, 2007).
2.3.2. Vai trò của enzyme phytase
• Nâng cao tỷ lệ hấp thu phospho, thay thế một số phospho vô cơ trong thức
ăn, giảm chi phí về thức ăn.
Khoảng 2/3 phospho trong các hạt ngũ cốc và hạt dầu là ở dạng phytate nên thú
dạ dày đơn không thể sử dụng được. Phytate có thể bị phân hủy bởi enzyme phytase để
cho ra đường myoinositol và các phospho vô cơ.
Khi đưa enzyme phytase vào trong thức ăn sẽ giúp phân cắt phytin, giải phóng
phospho và các chất hữu cơ kèm theo. Một cách ước lượng, khi dùng phytase thì nhu
cầu phospho cần cung cấp có thể giảm bớt khoảng 0,1% (số tuyệt đối của nhu cầu),

còn các dưỡng chất hữu cơ khác có thể giảm bớt được khoảng 3% so với nhu cầu.
(Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
• Giải trừ các tác dụng phức tạp của acid phytic trong thức ăn, nâng cao tỷ lệ
hấp thu các dưỡng chất như tinh bột, protein, acid amin, nguyên tố vi lượng như Ca,
Zn, Mn,Cu, Fe.
Ngoài việc giải phóng dây nối P, phytase còn có vai trò cải thiện giá trị năng
lượng trao đổi của các loại thức ăn giàu protein. Rojas và Scott (1969) bằng các thí
nghiệm invitro cho biết cả khô dầu bông và khô đỗ tương ủ với phytase đã cải thiện
giá trị ME của cả hai loại khô dầu trên. Các tác giả này cũng chứng minh rằng thêm
phytase làm giảm gossypol trong khô dầu bông cũng như giảm phytate tổng số. Các
tác giả này cho rằng phytase đã phân giải cả dây nối giữa phytate và những hợp chất
khác như protein, nhờ vậy tỷ lệ tiêu hoá của protein thức ăn tăng lên và làm tăng giá trị
ME của thức ăn (trích Đỗ Hữu Phương, 2004).
Bổ sung hợp chất phytase đã làm giảm bài tiết phospho và cải thiện nhiều thông
số đo được về cấu trúc xương ở gà thịt khi lượng phospho vô cơ vào khoảng 0,150,45%. Zn, Ca, N được lưu lại và sử dụng tốt hơn ở gà thịt khi bổ sung phytase vào
trong thức ăn có 20- 54% phospho vô cơ so với tổng số phospho. Ca, Mg, Fe, Cu được
9


lưu lại ở gà đẻ tốt hơn khi có sự bổ sung phytase vào thức ăn có 0,11- 0,26% phospho
vô cơ (Haatten và ctv, 2003; trích từ -Đặc san khoa học kỹ thuật thức ăn chăn nuôi-số
3/2004).
• Giảm thiểu hàm lượng phospho trong phân động vật, giảm thiểu tình trạng ô
nhiễm môi trường.
Khi sử dụng thức ăn thực vật đơn thuần trong thức ăn hỗn hợp thì phytin gắn
protein sẽ khó tiêu hóa trong giai đoạn thú còn non trước ba tuần tuổi, vì vậy bổ sung
enzyme phytase sẽ giúp gia cầm tiêu hóa phytin tốt hơn. Từ đó giảm N, P thải ra trong
phân, tăng cường khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng, tránh ô nhiễm môi trường. Mặc
khác, người ta có thể tiết kiệm một phần phospho vô cơ (dưới dạng dicalci phosphate
hoặc monocalci phosphate) sử dụng trong khẩu phần.

Bổ sung enzyme phytase vi sinh vào khẩu phần sẽ giải phóng một số mạch liên
kết phospho giúp tiêu hóa dễ dàng. Phân giải phytate có nghĩa bổ sung ít phospho vào
khẩu phần ăn để lượng phospho thải ra ít hơn. Hạn chế ô nhiễm môi trường, ô nhiễm
các mạch nước mặt và nước ngầm. Tóm lại, chất thải trong chăn nuôi có thể được hạn
chế thông qua các chương trình quản lý dinh dưỡng phối hợp hài hòa trên cơ sở vừa
cải thiện khả năng tiêu hóa vừa hạn chế lượng dư thừa gây ảnh hưởng bất lợi đối với
môi trường.
2.3.3. Tình hình nghiên cứu việc bổ sung enzyme phytase
Theo khuyến cáo của Danisco thì đối với mức 500 đơn vị phytase/g Phyzyme
XP bổ sung 100g Phyzyme XP/ tấn thức thì sẽ cải thiện tăng trọng, cải thiện lượng
thức ăn ăn vào, cải thiện tính đồng đều, ít rối loạn tiêu hóa, giảm chi phí chăn nuôi.
Theo Nguyễn Thanh Phong (1999) thì việc bổ sung 100g Phytase/ tấn thức ăn
vào khẩu phần căn bản đã cải thiện được tăng trọng tích lũy, tăng 1,05% tăng trọng
tuyệt đối, giảm 11,6% chỉ số chuyển biến thức ăn so với khẩu phần căn bản.
Theo Nguyễn Thị Bích Phượng (2008) bổ sung Porzyme 9302 và Phyzyme XP
vào khẩu phần căn bản đã được giảm chuẩn sử dụng 15% khoai mì và 10% bã rượu
khô đã giảm được 1% chi phí cho chăn nuôi heo thịt.
Thí nghiệm của công ty Sunhy tiến hành trên gà đẻ trứng từ 31- 47 tuần tuổi tại
bang Brisbane, Australia cho thấy: lô sử dụng thức ăn giảm thiểu tiêu chuẩn phospho
10


hữu hiệu 0,16% và calci 0,12% có bổ sung 300U/ kg phytase 5000 đã cho hệ số
chuyển biến thức ăn thấp nhất so với các lô đối chứng còn lại.
Theo nghiên cứu của Jason Shelton, L. Lee Southern, and Tom Bidner- Trung
tâm nghiên cứu Nông Nghiệp trường Đại học Louisiana State, 2003. Thí nghiệm được
tiến hành trên 208 lợn nái, lợn hậu bị và lợn sau cai sữa với bốn khẩu phần thức ăn
khác nhau. Kết quả cho thấy lợn sử dụng khẩu phần không sử dụng chất bổ sung vi
khoáng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, đối với lợn cho ăn khẩu phần
giống như vậy nhưng có bổ sung thêm phytase cho tốc độ tăng trưởng bình thường.

Theo Phan Thị Ngọc Trâm (2007) thì việc bổ sung 100g Phytase 500 với liều
lượng 100g/ tấn thức ăn trong khẩu phần giảm chuẩn đã cải thiện được tăng trọng, chỉ
số chuyển biến thức ăn và giảm chi phí chăn nuôi 9,73% so với lô đối chứng là khẩu
phần căn bản.
Thí nghiệm của Trần Thị Thanh Huyền khảo sát ảnh hưởng việc sử dụng chế
phẩm enzyme phytase 0,01% trong chăn nuôi heo thịt, 2008. Cho kết quả: bổ sung
enzyme phytase đã cải thiện tăng trọng từ 1,95- 9,93%, giảm chi phí thức ăn 6,9812%, cải thiện hàm lượng phospho trong phân từ 26,14-50,98% so với không bổ sung.
Đặng Thụy Tường Vy, 2004 “Thử nghiệm ảnh hưởng của việc sử dụng axit
formic và enzyme phytase thay thế toàn bộ hoặc một phần kháng sinh trong thức ăn gà
thịt công nghiệp” cho kết quả: lô gà bổ sung enzyme phytase cho kểt quả về tăng
trọng, hệ số chuyển biến thức ăn cũng như chất lượng quầy thịt tương đương với các lô
có sử dụng kháng sinh.
2.4. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI THỰC TẬP KHOA CHĂN NUÔI- THÚ Y
2.4.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
• Vị trí địa lý
Trại thí nghiệm chăn nuôi heo của khoa Chăn nuôi Thú y nằm trong khuôn viên
trường đại học Nông Lâm, cách xa lộ Hà Nội khoảng 1km về hướng tây. Trại nằm
giáp ranh với tỉnh Bình Dương. gần khu dân cư, theo hướng Đông – Tây.
• Lịch sử hình thành
Năm 2004, trại được khởi công xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng
thế giới (World Bank) và đi vào hoạt động vào tháng 4 năm 2006.
Trại thực nghiệm chăn nuôi có tổng diện tích 15052 m 2.
11


• Nhiệm vụ của trại
Trại ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tập của sinh viên khoa Chăn nuôi Thú y,
cũng là nơi để các bạn sinh viên trong khoa có điều kiện tiếp xúc thực tế với nghề một
cách thiết thực và thuận lợi nhất.
Trại cung cấp giống và cơ sở để tiến hành những môn học thực hành và thí

nghiệm nhằm phục vụ công tác nghiên cứu của sinh viên đồng thời cũng gắn liền với
sản xuất kinh tế.
2.4.2. Qui mô chuồng gà
Qui mô nhỏ, được hoàn thành và sử dụng vào đầu tháng 08 năm 2008.
Xây dựng theo kiểu chuồng hở (thông thoáng tự nhiên), nóc đôi, mái lợp bằng
lá dừa, khung cột bằng gỗ, vách lưới kẽm nhằm làm giảm nhiệt chuồng nuôi giảm
thiểu được tình trạng stress nhiệt cho gà.
Chuồng gà được xây trên nền xi măng lót gạch tàu, nền xây cao cách mặt đất
khoảng 50cm. Tổng diện tích khoảng 250m2 . Hai đầu mỗi dãy đều có cửa thông.
Bên trong trại có bốn dãy song song gồm 50 chuồng gà dạng cũi chén, cách nền
gạch 80cm, chuồng khung gỗ và tre, bốn mặt bao lưới kẽm, nắp chuồng bên trên, kích
thước 0,7x 1,5m.
• Ưu điểm
Trại có nền cao, tránh được sự ngập úng vào mùa mưa, tăng cường ánh sáng tự
nhiên, tăng độ thông thoáng.
Gà được nuôi trong từng cũi chuồng, có nắp đậy tránh chuột hay thú hoang tấn
công, dễ quản lý, và dễ theo dõi các chỉ tiêu.
• Khuyết điểm
Trại gà nằm gần trại thỏ, nằm cuối hướng gió nên dễ nhiễm cầu trùng từ thỏ.
Cơ cấu quản lý vệ sinh thú y bị hạn chế do sinh viên xuống học và thực tập nên
dễ mang mầm bệnh đến trại gây ảnh hưởng đến công việc quản lý và chăn nuôi

12


Hình 2.2. Chuồng gà thực nghiệm.
2.4.3. Vệ sinh sát trùng và công tác thú y
• Vệ sinh nguồn nước
Trại sử dụng nước giếng cho việc vệ sinh và nước uống cho gà. Nước được
bơm và dự trữ trong bồn, cung cấp cho gà uống bằng cách thủ công, pha thuốc trong

bình lớn và chiết ra các bình nhỏ cho gà uống. Mỗi ngày đều xúc rửa các bình nước
tránh cặn bã, rong rêu. Định kỳ lấy mẫu nước đi kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh nhằm
đảm bảo nguồn nước sử dụng trong trại là nước sạch.
• Vệ sinh chuồng trại
Các dãy chuồng nuôi đều được chà rửa sạch sẽ, phun thuốc sát trùng Virkon
1:200, 1g pha 20 lít nước, 1 lít/100m2 bề mặt, phun hai lần, cách nhau 3 ngày vào
trước khi nhập gà khoảng 2 tuần.
Xung quanh trại được rải vôi chống kiến, dọn dẹp cây cỏ xung quanh để thoáng
mát chuồng. Trước và sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh sát trùng, để trống chuồng
một tuần trước khi nhập gà mới. Hạn chế người lạ vào khu chuồng nuôi.
Đối với công nhân: không được qua lại giữa các khu chuồng heo và gà.
• Xử lý xác chết
Thiêu hủy xác gà chết, đối với một số xác chết lớn không cháy hết thì đem chôn
sâu dưới đất.
• Xử lý chất độn chuồng
Chất độn chuồng sử dụng ở trại là vỏ trấu. trước khi sử dụng trấu được phơi
nắng, khi sử dụng được rải phủ lên trên một lớp vôi mỏng. Sau khi sử dụng thì trấu
được đóng vô bao và được dùng để trồng cỏ .
13


• Công tác thú y
Công tác phòng ngừa bệnh tật bằng vaccin cũng được tiến hành tương đối đầy
đủ, sử dụng kháng sinh khi cần thiết cũng như vitamin bổ sung cho đàn gà.
Bảng 2.7: Lịch chủng ngừa vaccin cho gà thí nghiệm
Ngày tuổi

Loại vaccin

Phòng bệnh


Phương pháp chủng ngừa

Newcastle-

Newcastle và Viêm phế

Bronchitis

quản truyền nhiễm

3

Bur 706

Gumboro

Nhỏ mắt, nhỏ mũ

10

Fowl Pox

Đậu gà

Xuyên cánh

1 và 21

Nhỏ mắt, nhỏ mũi


Trong thời gian nuôi thí nghiệm gà được theo dõi, phát hiện bệnh và được gửi
mẫu kiểm tra xác định bệnh tại bệnh viện Thú y khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học
Nông Lâm TP. HCM để xác định nguồn gốc gây bệnh, tiến hành loại thải và áp dụng
biện pháp phòng, trị thích hợp.

14


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH
Thời gian: Thời gian thí nghiệm từ ngày 03/11/2008 đến ngày 15/12/2008.
Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm của khoa Chăn nuôi
Thú y trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
3.2. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Chia thành
3 lô I, II, III; mỗi lô có 8 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có 10 gà.
Lô I: dùng thức ăn căn bản.
Lô II: dùng thức ăn căn bản bổ sung enzyme phytase.
Lô III: TĂ căn bản giảm chuẩn 5%, bổ sung enzyme phytase 4200U.
Các ô chuồng (được xếp thành hai dãy) được đánh số lô và số lần lặp lại theo
kiểu bốc thăm ngẫu nhiên. Làm 3 phiếu đại diện khẩu phần I, II, III, và 8 phiếu cho số
lần lặp lại mỗi lô thí nghiệm. Chọn ngẫu nhiên mỗi lô 4 thăm /dãy (có một dãy sát
vách) để mỗi lô đều có sự đồng nhất về điều kiện môi trường nuôi dưỡng.
Tổng số gà nuôi là 240 con. Gà được phân bố ngẫu nhiên vào các ô chuồng.
Trong suốt thời gian thí nghiệm, ngoài TĂ là yếu tố thí nghiệm thì các điều kiện
khác như thời gian, tuổi, giới tính, trọng lượng ban đầu, điều kiện nuôi dưỡng, công
tác thú y giữa các lô thí nghiệm đều đảm bảo tính đồng nhất.
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Giai đoạn

Lô I (đối chứng)

Lô II

Lô III

(ngày tuổi)

(n=80)

(n=80)

(n=80)

0-21

A

A+ enzyme phytase

21-42

B

B+ enzyme phytase
15

A giảm chuẩn 5% +

enzyme phytase
B giảm chuẩn 5% +
enzyme phytase


×