Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA SẮT VÀ CHROMIUM HỮU CƠ LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN HEO CON TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN 56 NGÀY TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.12 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

WWXX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA SẮT VÀ CHROMIUM HỮU CƠ LÊN KHẢ
NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN HEO CON
TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN 56 NGÀY TUỔI

Ngành
: Thú Y
Khóa
: 2004 - 2009
Lớp
: DH04TY
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thanh Thủy

Tháng 8/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA SẮT VÀ CHROMIUM HỮU CƠ LÊN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN TRÊN HEO CON
TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN 56 NGÀY TUỔI

Tác giả

LÊ THỊ THANH THỦY


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp
bằng bác sỹ ngành
Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. DƯƠNG THANH LIÊM

Tháng 8/2009
i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Có vô vàn
công lao to lớn và nhiều sự hy sinh của cha mẹ, thầy cô, anh chị, bạn bè để đến nay em
mới có thể hoàn thành toàn bộ khóa học.
Em xin kính dâng cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc.
Người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng con nên người. Người đã một đời
tận tụy, hy sinh với niềm mong ước chúng con sẽ thành đạt và là người có ích cho gia
đình và xã hội.
Thành kính ghi ơn
Thầy PGS-TS Dương Thanh Liêm
Đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt
nghiệp.
Chân thành biết ơn
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh; Ban chủ
nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Toàn thể quí thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt cho chúng em những kiến thức quí
báu trong suốt thời gian học tập và thực tập tại trường.
Ban giám đốc, anh chị em công nhân công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Công Trí,

huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập
tại trại.
Công ty Công Nghệ Cách Tân đã cung cấp nguyên liệu để chúng tôi thực hiện
khóa luận.
Cuối cùng xin cảm ơn toàn thể bạn bè và tập thể lớp TY 30 đã động viên, cùng
chia sẽ những kiến thức và những buồn vui trong suốt thời gian học tập.

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Tên khóa luận “ ẢNH HƯỞNG CỦA SẮT VÀ CHROMIUM HỮU CƠ LÊN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HEO CON TỪ SAU CAI
SỮA ĐẾN 56 NGÀY TUỔI”
Thí nghiệm được thực hiện tại trại chăn nuôi heo Trí Công thuộc Hố Nai, Biên
Hòa, Đồng Nai. Thời gian từ 02/2009 đến 04/2009.
Bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố trên 180 heo con
sau cai sữa. Thí nghiệm được chia làm 3 đợt (tương ứng với 3 lần lặp lại), mỗi đợt chia
làm 3 lô, đồng đều về giống, giới tính, trọng lượng. Mỗi đợt thí nghiệm được theo dõi
trong thời gian 28 ngày. Thí nghiệm được bố trí như sau:
Lô đối chứng: sử dụng thức ăn Delice B của công ty liên doanh Việt – Pháp
proconco sản xuất.
Lô thí nghiệm I: bổ sung chế phẩm sắt hữu cơ với tỉ lệ 461,5g/ 1 tấn thức ăn
Delice B.
Lô thí nghiệm II: bổ sung chế phẩm sắt hữu cơ + chromium hữu cơ (Red Plus)
với tỉ lệ 500g/ 1 tấn thức ăn Delice B. Kết quả thu được như sau:
Trọng lượng bình quân chung ở đầu thí nghiệm của lô đối chứng là 9,37
(kg/con), lô thí nghiệm I là 9,33 (kg/con), lô thí nghiệm II là 9,35 (kg/con).
Trọng lượng bình quân chung ở cuối thí nghiệm của lô đối chứng là 18,56
(kg/con), lô thí nghiệm I là 19,26 ( kg/con), lô thí nghiệm II là 19,56 (kg/con).

Tăng trọng tuyệt đối bình quân của lô đối chứng là 328,3 (g/con/ngày), lô thí
nghiệm I là 354,7 (g/con/ngày), lô thí nghiệm II là 364,7 (g/con/ngày).
Hệ số chuyển biến thức ăn của lô đối chứng là 1,64 (kg thức ăn/kg tăng trọng),
lô thí nghiệm I là 1,59 (kg thức ăn/kg tăng trọng), lô thí nghiệm II là 1,54 (kg thức
ăn/kg tăng trọng).
Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ở lô đối chứng là 8,33 (%), lô thí nghiệm I là 5,95 (%),
lô thí nghiệm II là 7,75 (%).
iii


Tỉ lệ ngày con mắc bệnh khác ở lô đối chứng là 2,92 (%), lô thí nghiệm I là
5,24 (%), lô thí nghiệm II là 0,34 (%).
Chi phí chăn nuôi ở lô thí nghiệm I tiết kiệm được so với lô đối chứng là 5,38
(%), ở lô thí nghiệm II tiết kiệm được so với lô đối chứng là 4,74 (%).
Từ kết quả chúng tôi thí nghiệm cho thấy ở hai lô có bổ sung hai chế phẩm đều
có khả năng sinh trưởng tốt hơn và hiệu quả kinh tế hơn lô đối chứng không bổ sung
chế phẩm nào.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .............................................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN............................................................................................. iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ......................................................................................... xiii
Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.....................................................................................2
U

1.2.1. mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN................................................................................................3
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA HEO CON ........................................................3
2.1.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa heo con...........................................................3
2.1.2. Heo con sơ sinh .....................................................................................................4
2.1.2.1. Hoạt động của enzyme tiêu hóa..........................................................................4
2.1.2.2. Đặc điểm hấp thu................................................................................................4
2.1.2.3. Hình thành hệ vi sinh vật đường ruột của heo con sơ sinh ................................4
2.1.3. Heo cai sữa ............................................................................................................4
2.1.3.1. Thay đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa ..........................................................5
2.1.3.2. Hoạt động của enzyme tiêu hóa..........................................................................5
2.2. BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO ............................................................................7
2.2.1. Khái niệm: .............................................................................................................7
2.2.2. Nguyên nhân tiêu chảy ..........................................................................................7
2.2.2.1. Điều kiện ngoại cảnh bất lợi...............................................................................7
2.2.2.2. Nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật.......................................................................7
v


2.2.2.3. Do vi sinh vật......................................................................................................8
2.2.2.4. Cách sinh bệnh của bệnh tiêu chảy ....................................................................9
2.3. TỔNG QUAN VỀ CHẤT KHOÁNG......................................................................9

2.3.1. Khái niệm, phân bố và phân loại chất khoáng ......................................................9
2.3.2. Phân loại chất khoáng..........................................................................................10
2.3.2.1. Phân loại chất khoáng theo số lượng có trong thức ăn và cơ thể .....................10
2.3.2.2. Phân loại chất khoáng theo chức năng sinh lý trong cơ thể .............................10
2.3.3. Sự hấp thu và lợi dụng các chất khoáng..............................................................11
2.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu khoáng................................................11
2.3.5. Sự khác nhau giữa khoáng vi lượng vô cơ và khoáng vi lượng hữu cơ..............12
2.3.5.1. Khoáng vi lượng vô cơ .....................................................................................12
2.3.5.2. Khoáng vi lượng hữu cơ...................................................................................12
2.4. SẮT (Fe) .................................................................................................................13
2.4.1. Vai trò sinh học của sắt........................................................................................13
2.4.2. Hấp thu sắt ...........................................................................................................13
2.4.3. Hemoglobin .........................................................................................................14
2.4.4. Triệu chứng thiếu sắt ...........................................................................................14
2.5. CHROMIUM..........................................................................................................15
2.5.1. Vai trò sinh học của chromium ...........................................................................15
2.5.2. Đặc điểm sinh học của chromium .......................................................................15
2.5.3. Dạng chromium thông thường trong thức ăn ......................................................16
2.5.4. Cơ chế tác động của chromium đối với insulin...................................................16
2.5.5. Nguyên nhân thiếu chromium .............................................................................19
2.6. TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO TRÍ CÔNG ...................................20
2.6.1. Vài nét về trại chăn nuôi heo Trí Công ...............................................................20
2.6.2. Vị trí địa lý...........................................................................................................20
2.6.3. Cơ sở vật chất của trại .........................................................................................21
2.6.4. Thức ăn ................................................................................................................21
2.6.5. Cơ cấu đàn: ..........................................................................................................21
2.6.6. Giống và công tác giống......................................................................................22
2.6.7. Vệ sinh phòng bệnh .............................................................................................22
vi



2.6.7.1. Sát trùng chuồng trại ........................................................................................22
2.6.7.2. Quy trình phòng bệnh.......................................................................................22
2.7. GIỚI THIỆU VỀ CHẾ PHẨM SẮT HỮU CƠ, CHROMIUM HỮU CƠ VÀ RED
PLUS .............................................................................................................................23
2.7.1. Sắt hữu cơ ............................................................................................................23
2.7.2. Chromium hữu cơ 0,4 % .....................................................................................24
2.7.3. Red Plus...............................................................................................................24
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.....................................26
3.1. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...........................................................................26
3.1.1. Thời gian và địa điểm..........................................................................................26
3.1.2. Đối tượng thí nghiệm...........................................................................................26
3.1.3. Điều kiện thí nghiệm ...........................................................................................26
3.1.3.1. Chuồng trại .......................................................................................................26
3.1.3.2. Vật liệu thí nghiệm ...........................................................................................26
3.1.4. Bố trí thí nghiệm..................................................................................................27
3.2. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ..................................................................................27
3.2.1. Trọng lượng sống ................................................................................................27
3.2.2. Tăng trọng trung bình (TT) (kg/con)...................................................................28
3.2.3. Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) ..............................................................................28
3.2.5. Hệ số biến chuyển thức ăn (HSCBTA) ...............................................................28
3.2.6. Tỉ lệ nuôi sống (TLTC) (%). ...............................................................................28
3.2.7. Tỉ lệ tiêu chảy (TLTC) (%) .................................................................................28
3.2.8. Tỉ lệ mắc bệnh khác (TLMBK) (%) ....................................................................28
3.2.9. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................28
3.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................................................................28
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................29
4.1. SINH TRƯỞNG .....................................................................................................29
4.1.1. Trọng lượng .........................................................................................................29
4.1.2. Tăng trọng tích lũy ..............................................................................................31

4.1.3. Tăng trọng tuyệt đối ............................................................................................32
4.2 HỆ SỐ BIẾN CHUYỂN THỨC ĂN.......................................................................34
vii


4.2.1 Tiêu thụ thức ăn....................................................................................................34
4.2.2. Hệ số chuyển biến thức ăn...................................................................................36
4.3. TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE...................................................................................38
4.3.1. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy (%)................................................................................38
4.3.2. Tỉ lệ ngày con mắc bệnh khác (%) ......................................................................39
4.4. TỈ LỆ NUÔI SỐNG................................................................................................40
4.5. TỔNG KẾT CHUNG CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI..............................................41
4.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ ............................................................................................42
Chương 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................43
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................43
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................44

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Kích thước và dung tích bộ máy tiêu hóa heo con từ sơ sinh đến 70 ngày
tuổi. ..................................................................................................................................3
Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của heo con cai sữa. ......................................................6
Bảng 2.3. Mức tăng trưởng của heo cai sữa trong khoảng trọng lượng 6 – 20 kg..........6
Bảng 2.4. Sự phân bố chất khoáng trong cơ thể động vật dựa trên chức năng .............10
Bảng 3.1. Thành phần của cám Delice B. .....................................................................26
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm: ................................................................................27

Bảng 4.1. Trọng lượng bình quân của ba lô ở các đợt thí nghiệm qua bốn lần cân
(kg/con)..........................................................................................................................29
Bảng 4.2. Trọng lượng bình quân của ba lô của cả ba đợt thí nghiệm qua các lần cân
(kg/con)..........................................................................................................................30
Bảng 4.3. Tăng trọng bình quân của ba lô ở ba đợt thí nghiệm qua các giai đoạn nuôi
(kg/con)..........................................................................................................................31
Bảng 4.4. Tăng trọng bình quân của ba lô ở tổng cả ba đợt thí nghiệm qua các giai
đoạn nuôi (kg/con).........................................................................................................31
Bảng 4.5. Tăng trọng tuyệt đối bình quân của ba đợt thí nghiệm và của toàn bộ thí
nghiệm ở ba lô (g/con/ngày)..........................................................................................32
Bảng 4.6. Tiêu thụ thức ăn bình quân của ba lô ở ba đợt thí nghiệm qua các giai đoạn
thí nghiệm (kg/con/ngày). .............................................................................................34
Bảng 4.7. Tiêu thụ thức ăn bình quân ở ba lô của chung ba đợt thí nghiệm qua các giai
đoạn thí nghiệm (kg/con/ngày)......................................................................................34
Bảng 4.8. Hệ số biến chuyển thức ăn ở ba lô của ba đợt thí nghiệm qua các giai đoạn
thí nghiệm (kg thức ăn/ kg tăng trọng)..........................................................................36
Bảng 4.9. Hệ số chuyển biến thức ăn ở ba lô của chung ba đợt thí nghiệm qua các giai
đoạn thí nghiệm (kg thức ăn/kg tăng trọng ). ................................................................36
Bảng 4.10. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy của ba lô qua các đợt thí nghiệm và chung ba đợt
thí nghiệm (%). ..............................................................................................................38
Bảng 4.11. Tỉ lệ ngày con mắc bệnh khác của ba lô qua các đợt thí nghiệm và chung
ba đợt thí nghiệm (%) ....................................................................................................39
ix


Bảng 4.12. Tỉ lệ nuôi sống chung cho cả ba đợt ...........................................................40
Bảng 4.13. Bảng tổng kết các chỉ tiêu theo dõi ở các lô qua các đợt thí nghiệm..........41
Bảng 4.14. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các lô thí nghiệm.........................................42

x



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cấu trúc phức chất Insulin - Chromium ........................................................17
Hình 2.2. Vai trò chromium trong việc tăng tích lũy protein........................................18
Hình 2.3. Cấu trúc hóa học của sắt hữu cơ....................................................................23
Hình 2.4. Cấu trúc hóa học của chromium hữu cơ........................................................24

xi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang

Biểu đồ 4.1. So sánh trọng lượng bình quân của các lô ở lần cân 1 và lần cân 4 của
toàn bộ thí nghiệm .........................................................................................................30
Biểu đồ 4.2. So sánh tăng trọng bình quân giữa các lô của toàn bộ thí nghiệm ...........32
Biểu đồ 4.3. So sánh tăng trọng tuyệt đối bình quân giữa các lô của toàn bộ thí nghiệm
.......................................................................................................................................33
Biểu đồ 4.4. So sánh tiêu thụ thức ăn bình quân giữa các lô thí nghiệm của toàn bộ thí
nghiệm ...........................................................................................................................35
Biểu đồ 4.5. So sánh hệ số biến chuyển thức ăn giữa các lô của toàn bộ thí nghiệm ...37
Biểu đồ 4.6. So sánh tỉ lệ ngày con tiêu chảy giữa các lô qua các đợt thí nghiệm và
chung ba đợt thí nghiệm ................................................................................................38
Biểu đồ 4.7. So sánh tỉ lệ mắc bệnh khác giữa các lô qua ba đợt thí nghiệm và chung
ba đợt thí nghiệm ...........................................................................................................39

xii



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1. Cơ chế sinh bệnh của bệnh tiêu chảy .............................................................9
Sơ đồ 2.2. Chức năng của phức chất Insulin – Chromium trong cơ thể .......................19

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là một nước nông nghiệp từ lâu đời với hai nghành chính là trồng trọt
và chăn nuôi. Trước đây trồng trọt là nghành chủ đạo của nông nghiệp. Nhưng ngày
nay, cơ cấu nông nghiệp đã thay đổi, chăn nuôi dần dần tăng tỷ lệ trong nông nghiệp.
Trong đó chăn nuôi heo đóng vai trò quan trọng bởi lẽ thịt heo vốn là loại thịt được
nhiều người chọn dùng làm món ăn trong bữa cơm gia đình mình nhất.
Vì vậy việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi được các nhà chăn nuôi rất quan tâm.
Phương pháp xây dựng khẩu phần thức ăn có chất lượng tốt, phù hợp với đặc điểm
sinh lý, lứa tuổi, làm tăng sự hấp thu dưỡng chất từ thức ăn, đồng thời giảm tỉ lệ bệnh
tật là mục tiêu mà các nhà chăn nuôi đang hướng tới.
Hiện nay, chăn nuôi heo theo lối công nghiệp đã rất phổ biến trong đó chăn
nuôi heo theo lối công nghiệp thì heo thường bị cách ly với mặt đất nên khả năng thiếu
khoáng sẽ tăng lên, bởi lẽ có những khoáng thú có thể lấy từ đất. Mặt khác, trong chăn
nuôi công nghiệp do tiết kiệm diện tích nên heo bị nuôi với mật độ đông trên diện tích
chật hẹp. Vì thế, heo ít được vận động, nên khả năng dung nạp năng lượng đường từ
máu vào gan và cơ thấp, năng lượng dư thừa thường tích lũy dưới dạng mỡ. Mà heo
mập mỡ thì người tiêu thụ lại không ưa chuộng.
Để giảm bớt sự thiếu khoáng, đặc biệt là sắt và tăng khả năng dung nạp năng
lượng đường từ máu vào gan và cơ, việc này có thể làm tăng khả năng sinh trưởng và

phát triển của heo. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chế tạo ra sản phẩm sắt và
chromium hữu cơ nhằm bổ sung vào khẩu phần thức ăn của heo.
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban quản lý trại heo Trí Công, sự giúp đỡ của
công ty TNHH MTV Công Nghệ Cách Tân (INNOTECH CO., LTD.) và dưới sự
hướng dẫn của PGS-TS DƯƠNG THANH LIÊM, chúng tôi thực hiện khóa luận:
1


“ẢNH HƯỞNG CỦA SẮT VÀ CHROMIUM HỮU CƠ LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HEO CON TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN 56 NGÀY TUỔI”
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. mục đích
Đánh giá ảnh hưởng của khoáng vi lượng sắt và chromium hữu cơ trong khẩu
phần thức ăn đến sự sinh trưởng và sức khỏe của heo con sau cai sữa.
1.2.2. Yêu cầu
Thử nghiệm khoáng vi lượng sắt và chromium hữu cơ trong khẩu phần thức ăn
heo con sau cai sữa.
Ghi nhận tình trạng sức khỏe, mức độ tăng trưởng, tỉ lệ tiêu chảy và những
bệnh lý khác trong giai đoạn sau cai sữa.
Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA HEO CON
2.1.1. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa heo con
Theo Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi (1985) bộ máy tiêu hóa heo con phát triển

rất nhanh. Heo con sơ sinh dung tích dạ dày nhỏ, 10 ngày tuổi đã tăng gấp 3 lần và sau
20 ngày sức chứa của dạ dày đạt 200 ml, đến hai tháng tuổi có thể chứa 2 lít. Ở 2 ngày
đầu, dung tích ruột khoảng 100 ml, 20 ngày sau đã tăng 7 lần và đến tháng thứ 3 đạt 6
lít. Ruột già heo sơ sinh có dung tích 40 – 50 ml, 20 ngày tăng lên 100 ml và sau đó
tăng rất nhanh cả về trọng lượng lẫn chiều dài ruột.
Bảng 2.1. Kích thước và dung tích bộ máy tiêu hóa heo con từ sơ sinh đến 70 ngày
tuổi.
Tuổi
Ngày

Dạ dày

Ruột non

Ruột già

Trọng

Dung

Trọng

Dung

Chiều Trọng

Dung

Chiều


lượng

tích

lượng

tích

dài

lượng

tích

dài

(g)

(ml)

(g)

(ml)

(m)

(g)

(ml)


(m)

1

4,5

25

40

100

3,8

10

40

0,8

10

15,0

73

95

200


5,6

22

90

1,2

20

24,0

213

115

700

7,3

36

100

1,2

70

235,0


1815

996

6000

16,5

458

2100

3,1

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Tuân - Trần Thị Dân, 1997)

3


2.1.2. Heo con sơ sinh
2.1.2.1. Hoạt động của enzyme tiêu hóa
Heo sơ sinh sự phân tiết của enzyme tiêu hóa rất khác với heo lớn, tụy tạng tiết
nhiều lactase, lipase để tiêu hóa sữa, các enzyme maltase, trypsin phân tiết rất ít.
Khả năng tiết acid chlohydric (HCl) của dạ dày rất ít, chỉ đủ hoạt hóa men
pepsinogen thành pepsin. Do pepsin hoạt động yếu, sự tiêu hóa protein sữa nhờ
enzyme trypsin của tuyến tụy. Mặt khác, lượng HCl không đủ làm giảm độ toan của dạ
dày, do đó không ức chế được sự phát triển của vi sinh vật có hại, chúng tăng mạnh và
gây tiêu chảy ở heo con.
2.1.2.2. Đặc điểm hấp thu
Theo Trần Cừ và Nguyễn Khắc Khôi (1985), ở những ngày đầu sơ sinh, trong

ruột heo xảy ra quá trình hấp thu kháng thể từ sữa mẹ và những tiểu phần protein khác
bằng con đường vận chuyển chọn lọc chủ động hoặc bằng cách ẩm bào. Chính vì thế
mà chỉ vài giờ sau khi sinh, nồng độ kháng thể trong máu heo đã tăng từ 3,5 – 7%.
Những tiểu phần protein sữa tuần hoàn trong máu mà không gây nguy hiểm cho heo
con vì thời gian này heo con chưa hình thành kháng thể.
2.1.2.3. Hình thành hệ vi sinh vật đường ruột của heo con sơ sinh
Khi thú mới sinh, hệ vi sinh vật đường ruột chưa có hoặc có rất ít. Nhờ việc bú
mẹ, liếm láp trên nền chuồng mà vi sinh vật từ bên ngoài đi vào đường tiêu hóa heo
con. Tại đây những vi sinh vật nào không thích nghi với môi trường tiêu hóa sẽ bị tiêu
diệt và thải ra ngoài. Một số thích nghi được sẽ sinh sản, phát triển và tạo thành hệ vi
sinh vật đường ruột.
2.1.3. Heo cai sữa
Khả năng thích ứng với ngoại cảnh của heo con cai sữa đã được tương đối. Bộ
máy tiêu hóa đã tương đối hoàn thiện nhờ quá trình tập ăn khi còn theo mẹ.
Tuy nhiên, heo cai sữa vẫn còn yếu, khả năng chống đỡ bệnh tật chưa cao nên
bất cứ những thay đổi nào cũng dễ gây bệnh cho heo. Khi cai sữa heo con đã bị cắt
hoàn toàn nguồn sữa mẹ, sự thay đổi trong khẩu phần thức ăn cộng với việc đột ngột
bị sống xa mẹ là một stress mạnh đối với heo, những thay đổi thời tiết, khí hậu, nơi ở
mới… tất cả những điều gì bất lợi đều có thể làm heo không chống đỡ nổi và gây nên

4


bệnh. Thời gian cai sữa lại là khoảng thời gian tập trung nhiều tác động không tốt lên
heo nhất. Do đó thời gian này heo cần một sự chăm sóc đặc biệt chu đáo.
2.1.3.1. Thay đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa
Màng nhày của ruột non có những thay đổi khi heo được cai sữa ở 3 – 4 tuần
tuổi. So với trước khi cai sữa, nhung mao ngắn đi 75% trong vòng 24 giờ sau cai sữa
và tình trạng ngắn này vẫn tiếp tục nhưng giảm dần cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa.
Mào ruột (crypt) lại sâu hơn bình thường, mào ruột là nơi mà tế bào của chúng sẽ di

chuyển dần lên đỉnh nhung mao để trở thành tế bào ruột trưởng thành với vi nhung
mao hấp thu chất dinh dưỡng.
Việc giảm chiều dài của nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của quần
thể tế bào ruột (do tốc độ thay thế nhanh) có thể giải thích tại sao heo cai sữa tăng
nhạy cảm đối với bệnh do E. coli. Những thay đổi của nhung mao và mào ruột được
thiết lặp trong vòng 5 ngày và kéo dài ít nhất 5 tuần. Ở heo chưa cai sữa, chiều cao của
nhung mao ít thay đổi hoặc có thể giảm chút ít và độ sâu của mào ruột tăng dần nhưng
với tốc độ chậm hơn. Do đó, nếu cai sữa sớm thì cần lưu ý những thay đổi trên để có
chế độ dinh dưỡng cho phù hợp (Trần Thị Dân, 2003).
2.1.3.2. Hoạt động của enzyme tiêu hóa
Giai đoạn này sự phân tiết enzyme tiêu hóa đã có sự thay đổi. Ở heo 3 tuần tuổi
các enzyme lactase, lipase giảm trong khi đó sự phân tiết maltase, saccharase và
trypsin tăng lên giúp cho sự tiêu hóa thức ăn khác sữa.
Trước 20 ngày tuổi đến 1 tháng, dạ dày heo con hầu như không tiêu hóa được
protein thực vật. Ở heo một tháng tuổi, lượng dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa chính
(nước bọt, dạ dày, tụy, ruột) tiết trong một ngày đêm khoảng 1,2 – 1,7 lít (Trần Cừ và
Nguyễn Khắc Khôi, 1985). Số lượng hoạt tính của enzyme tiêu hóa sẽ tăng lên dần
theo ngày tuổi và đến tuần thứ 7 mới đạt được mức độ như ở heo trưởng thành.

5


Bảng 2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của heo con cai sữa
Chỉ tiêu

Trọng lượng cơ thể (kg)
5 – 10

10 – 20


Lượng thức ăn ăn vào ước tính (g/con/ngày)

500

1000

Năng lượng trao đổi trong khẩu phần (kcal/kg)

3265

3265

Ước tính năng lượng trao đổi ăn vào (kcal/ngày)

1620

3265

Đạm thô (%)

23,7

20,9

Ca (%)

0,80

0,70


Protein tổng số (%)

0,65

0,6

Protein hữu dụng (%)

0,4

0,32

NaCl (%)

0,2

0,15

Cl (%)

0,2

0,15

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân, 1997)
Bảng 2.3. Mức tăng trưởng của heo cai sữa trong khoảng trọng lượng 6 – 20 kg.
Chỉ tiêu

Khá


Tốt

Tốt nhất

Tăng trọng bình quân (g/con/ngày)

340

455

545

Lượng thức ăn bình quân (g/con/ngày)

705

770

770

Hệ số tiêu tốn thức ăn

2,0

1,7

1,4

Tỷ lệ chết (%)


2,5

1,5

0,5

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân, 1997)

6


2.2. BỆNH TIÊU CHẢY TRÊN HEO
2.2.1. Khái niệm:
Tỉ lệ nước trong phân bình thường chiếm 80%, phân táo bón dưới 75%, phân
nhão 85%, phân lỏng trên 85% (tiêu chảy). Hậu quả quan trọng của tiêu chảy là suy
dinh dưỡng và gây thiệt hại về kinh tế vì khi tiêu chảy bệnh súc sẽ ăn ít, đồng thời khả
năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng giảm. Một số trường hợp tiêu chảy có thể dẫn tới
tử vong do nhiễm trùng huyết, mất nhiều nước và chất điện giải.
Tiêu chảy xảy ra trên mọi lứa tuổi của heo. Tuy nhiên, bệnh thường gặp và gây
nguy hiểm ở giai đoạn heo con theo mẹ, heo vừa cai sữa và tách bầy.
2.2.2. Nguyên nhân tiêu chảy
Tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý liên quan đến rất nhiều yếu tố, có yếu tố là
nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy, phân biệt rõ ràng
nguyên nhân tiêu chảy không đơn giản.
Đa số các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đưa ra đề nghị phân chia các
nguyên nhân tiêu chảy thành 3 nhóm chính như sau:
2.2.2.1. Điều kiện ngoại cảnh bất lợi
Chủ yếu là do thời tiết khí hậu quá nóng, quá lạnh hoặc khí hậu ẩm ướt kéo dài.
Sử An Ninh (1995; trích dẫn bởi Trần Thị Thu Thủy, 2003) cho biết ở heo con
theo mẹ, độ ẩm thích hợp là 70 – 85%, nhiệt độ thích hợp là 32 – 34oC. Vượt qua giới

hạn đó, thí dụ nhiệt độ thấp và ẩm độ cao của chuồng sẽ gây rối loạn cho cơ thể, thú bị
lạnh và phải điều chỉnh lại cho phù hợp với qui luật của quá trình trao đổi chất, từ đó
tạo điều kiện cho rối loạn tiêu hóa và dễ dẫn đến tiêu chảy. Vì vậy việc giữ khô và ấm
chuồng nuôi là vô cùng quan trọng.
2.2.2.2. Nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật
Thiếu sót đầu tiên là do heo con không được bú sữa đầu.
Thức ăn, nước uống kém phẩm chất như dơ bẩn, ôi mốc, nhiễm trùng, thiếu
chất khoáng nhất là sắt. Tuy nhiên, khi cung nhiều sắt (600 mg/kg trọng lượng) thì độc
tính của sắt sẽ xuất hiện trong vòng 3 giờ với triệu chứng không điều phối được động
tác, run, khó thở, tiêu chảy. Theo Trần Thanh Phong (2000), vi khuẩn cần nhiều sắt
cho sự biến dưỡng của chúng, do đó trong trường hợp nhiễm trùng sự giảm nồng độ
sắt trong máu cũng là một phương pháp phòng vệ của cơ thể.
7


2.2.2.3. Do vi sinh vật
Vi khuẩn: gồm hai nhóm, đó là vi khuẩn khu trú thường xuyên trong ống tiêu
hóa (Enterobacteriaceae) như E. coli, Salmonela, Klebsiella, Proteus… và nhóm vi
khuẩn tạp nhiễm đồng hành với thức ăn, nước uống vào đường tiêu hóa như
Staphylococci, Streptococci…loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh
ở đường tiêu hóa.
Virus: người ta cũng đã chứng minh được virus là một tác nhân gây tiêu chảy,
thường thấy là Rotavirus, Enterovirus, Coronavirus…
Ký sinh trùng: tác động thông qua tranh chấp chất dinh dưỡng với ký chủ, tiết
độc tố, làm giảm sức đề kháng và làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tạo điều
kiện cho các tác nhân khác tấn công gây bệnh.

8



2.2.2.4. Cách sinh bệnh của bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân

Do vi sinh

không sinh vật

có hại

Stress

Nhiễm trùng

Độc tố

đường tiêu hóa

vi sinh vật

Viêm ruột

Giảm sức đề

Kích thích nhu

kháng

động ruột

Thần kinh phó giao


Tiêu chảy

cảm bị ức chế
Giảm nhu động ruột

Mất nước, mất

Thiếu dinh dưỡng

chất điện giải
Giảm tiết dịch tiêu hóa

Ngộ độc, suy
nhược

Thức ăn ứ động không tiêu

Chết

Vi sinh vật có hại phát triển
Sơ đồ 2.1. Cơ chế sinh bệnh của bệnh tiêu chảy
(Nguồn: Nguyễn Như Pho, 1995; trích dẫn bởi Trần Lương Hồng Vân, 2007)
2.3. TỔNG QUAN VỀ CHẤT KHOÁNG
2.3.1. Khái niệm, phân bố và phân loại chất khoáng
Khi đốt toàn bộ cơ thể sinh vật ở nhiệt độ cao (550 – 600oC) thì ta thu được
phần tro còn lại gọi là chất khoáng, chiếm khoảng 3 - 5% thể trọng. Khi đốt cháy cơ
thể sinh vật thì có các nguyên tố sinh ra chất khí bay hơi là C, H, O, N, S. Còn lại tro
có 28 nguyên tố là chất khoáng, đến nay người ta biết được:
- 16 nguyên tố có vai trò thiết yếu cho cơ thể sinh vật, đã biết rõ cơ chế,

- 5 nguyên tố được coi là thiết yếu, nhưng chưa rõ chức năng,
9


- 7 nguyên tố được coi là độc hại cho cơ thể do bị ô nhiễm từ môi trường vào
thức ăn.
2.3.2. Phân loại chất khoáng
Trên quan điểm về thức ăn, dựa trên kết quả phân tích định lượng, người ta đề
nghị phân loại chất khoáng theo 2 cách sau đây:
2.3.2.1. Phân loại chất khoáng theo số lượng có trong thức ăn và cơ thể
- Những chất khoáng có số lượng lớn được tính bằng g/kg hoặc % gọi là
khoáng đa lượng.
- Những chất khoáng có số lượng nhỏ được tính bằng mg/kg hoặc ppm gọi là
khoáng vi lượng.
Cách phân chia này không thấy sự liên quan giữa chất khoáng và chức năng
sinh học nên có ý kiến đề nghị phân chia chức năng chất khoáng theo chức năng sinh
lý như sau:
2.3.2.2. Phân loại chất khoáng theo chức năng sinh lý trong cơ thể
- Những chất khoáng tham gia cấu trúc.
- Những chất khoáng tham gia duy trì áp suất thẩm thấu, cân bằng kiềm-acid.
- Những chất khoáng tham gia chức năng enzyme.
- Những chất khoáng chưa rõ chức năng và những chất khoáng độc hại bị
nhiễm qua thức ăn.
Bảng 2.4. Sự phân bố chất khoáng trong cơ thể động vật dựa trên chức năng
Nhóm chức năng

Các nguyên tố

Nhóm cấu trúc


Ca, P

Nhóm điều hòa thẩm thấu, cân bằng kiềm-

Na, K, Cl, Mg

acid
Nhóm chức năng enzyme

Fe, Cu, Zn, Co, Se, I, Mo,
Ni, Cr, Mn

Nhóm chức năng nhưng chưa làm sáng tỏ cơ

As, F, Si, Sn, V

chế
Nhóm nguyên tố độc hại nhiễm từ thức ăn

Ag, Cd, Hg, Li, Pb, Sr, W

(Nguồn: Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, và Dương Duy Đồng, 2006)

10


2.3.3. Sự hấp thu và lợi dụng các chất khoáng
Giữa các loại chất khoáng thì cơ chế hấp thu và mức độ hấp thu có khác nhau:
Sự hấp thu Na, K, Cl, Ca, Mg: các nguyên tố có hóa trị 1 hấp thu rất dễ dàng,
hầu như ít nguyên tố hạn chế. Riêng Ca, và Mg phân ly dưới dạng ion hấp thu cũng

tương đối dễ mặc dù chúng có hóa trị 2. Song những nguyên tố hóa trị 2 đều có yếu tố
hạn chế, bởi vì trong thức ăn có những chất gây kết tủa với Ca, ví dụ như acid béo có
mạch carbon dài, acid oxalic. Sự hấp thu Ca nhờ vào sự hoạt hóa bởi ATP.
Các ion kim loại nặng: nguyên tố vi lượng hấp thu rất phức tạp, thường phải
liên kết với protein mang (Binding protein) để tạo thành một phức hợp complex, ta gọi
đó là chelate, có 3 loại chelate:
- Chelate vận chuyển (Transport Chelate)
- Chelate dự trữ (Converted Chelate)
- Chelate trao đổi (Metabolic Chelate)
Trên bề mặt của phân tử protein chelate có các acid amin mang điện tích âm
liên kết với ion kim loại nặng mang điện tích dương. Một chelate có thể mang trên
mình nó nhiều ion kim loại nặng tạo ra dạng keo. Các chelate này khi tiếp xúc với
thành tế bào niêm mạc có sự chuyển nhượng ion qua lại giữa chelate và tế bào chất
bên trong. Các chelate trong tế bào dự trữ ion kim loại và lại tiếp tục chuyển nhượng
cho các chelate trong máu để vận chuyển đến nơi cần thiết.
2.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu khoáng
Trong chăn nuôi thường xảy ra bệnh dinh dưỡng thiếu khoáng trên gia súc, gia
cầm. Ngoài nguyên nhân do thức ăn thiếu khoáng ra, còn có nhiều nguyên nhân khác
mà quan trọng nhất là sự hấp thu chất khoáng. Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hấp thu chất khoáng:
- Thiếu các yếu tố xúc tiến sự hấp thu như thiếu vitamin D thì sự hấp thu Ca sẽ
kém, thiếu vitamin C thì sự hấp thu Fe bị trở ngại.
- Có những chất ức chế gây kết tủa chất khoáng làm cho cơ thể không hấp thu
được như oxalic, acid béo mạch dài làm kết tủa Ca, Zn, Mn…cơ thể hấp thu kém.
- Dạng hóa trị và hóa học của chất khoáng cũng có ảnh hưởng lớn đến sự hấp
thu lợi dụng khoáng. Ví dụ Fe hoá trị 3 được hấp thu kém hơn Fe háo trị 2 nhiều vì nó
không tương thích với điện tích âm trên protein mang.
11



×