Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.19 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA BỔ SUNG BETA – GLUCAN LÊN
SỨC SINH SẢN VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA
HEO NÁI ĐƯỢC CHỦNG NGỪA BỆNH DO VIRUS
GÂY RỐI LOẠN SINH SẢN HÔ HẤP

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ THÚY
Ngành:

THÚ Y

Chuyên ngành:

DƯỢC THÚ Y

Niên khóa:

2004 – 2009

Tháng 09/2009


KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA BỔ SUNG BETA – GLUCAN LÊN
SỨC SINH SẢN VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA
HEO NÁI ĐƯỢC CHỦNG NGỪA BỆNH DO VIRUS
GÂY RỐI LOẠN SINH SẢN HÔ HẤP

Tác giả



LÊ THỊ THÚY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác Sỹ Thú Y chuyên ngành Dược

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Hồ Thị Nga
PGS.TS. Trần Thị Dân

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2009
i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc của con đến ba mẹ, người đã sinh thành, dưỡng
dục, hy sinh cả cuộc đời, dạy dỗ cho con có được ngày hôm nay.
Xin tri ân đến gia đình đã động viên tinh thần, hỗ trợ, thương yêu và tạo điều
kiện tốt nhất cho con trong việc học tập.
Lòng biết ơn kính gửi đến cô, ThS. Hồ Thị Nga và PGS.TS. Trần Thị Dân đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh, Ban Chủ Nhiệm khoa Cơ Bản, Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ
Môn Sinh Lý Sinh Hóa cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức chuyên môn cũng như những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong thời
gian tôi học tập tại trường.
Lời cảm ơn chân thành đến gia đình cô Lê Thị Trúc cùng toàn thể công nhân
viên đang làm việc tại trại chăn nuôi heo nơi tôi thực tập đã tận tình giúp đỡ và tạo

điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn tập thể lớp Dược Thú Y khóa 30 và các bạn bè thân thiết đã động viên,
chia sẻ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9/2009

Lê Thị Thúy

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiệu quả của bổ sung beta – glucan lên sức sinh sản và tình
trạng sức khỏe của heo nái được chủng ngừa bệnh do virus gây rối loạn sinh sản hô
hấp” được tiến hành tại một trại chăn nuôi heo công nghiệp, thời gian từ ngày 2/3/2009
đến ngày 12/8/2009.
Thí nghiệm được bố trí với 60 heo nái được phân thành 3 lô đồng đều về các
yếu tố giống, số heo dương tính với PRRSV và khá đồng đều về lứa đẻ. Các lô được
bổ sung beta – glucan ở 3 mức 0, 80, 120 ppm từ trước khi phối 4 ngày đến khi cai sữa
heo con. Các chỉ tiêu theo dõi gồm tình trạng bệnh chung trên đàn heo thí nghiệm, tần
suất biểu hiện rối loạn sinh sản và năng suất sinh sản trên heo nái. Qua đó chúng tôi
ghi nhận kết quả như sau:
Tỷ lệ bệnh chung của heo nái ở 2 lô bổ sung beta – glucan đều bằng 70% thấp
hơn lô đối chứng 75%. Tỷ lệ ngày con bệnh ở 2 lô bổ sung beta – glucan lần lượt là
1,53% và 1,31% đều thấp hơn lô đối chứng 2,25%.
Tỷ lệ heo nái có biểu hiện rối loạn sinh sản, hội chứng MMA và các rối loạn
khác ở lô bổ sung 120 ppm thấp hơn 2 lô còn lại, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê.
Số heo con sơ sinh còn sống ở lô bổ sung 120 ppm là 11,12 con/ổ cao hơn lô
đối chứng và lô bổ sung 80 ppm lần lượt là 9,06 con/ổ và 8,94 con/ổ. Số heo con chọn
nuôi ở lô bổ sung 120 ppm là 11 con/ổ cao hơn lô đối chứng và lô bổ sung 80 ppm lần

lượt là 8,63 con/ổ và 8,69 con/ổ. Trọng lượng heo con còn sống trên ổ ở lô bổ sung 120
ppm là 17,37 kg cao hơn lô đối chứng và lô bổ sung 80 ppm lần lượt là 13,69 kg và
14,26 kg. Trọng lượng heo con chọn nuôi trên ổ ở lô bổ sung 120 ppm là 17,31 kg cao
hơn lô đối chứng và lô bổ sung 80 ppm lần lượt là 13,46 kg và 14,12 kg.
Số heo con cai sữa, trọng lượng heo con cai sữa trên ổ và trọng lượng heo con
theo mẹ trên ổ đều cao nhất ở lô bổ sung 120 ppm (10,7 con; 79,65 kg; 62,98 kg) và
thấp nhất ở lô đối chứng (9,17 con; 65,83 kg; 50,40 kg).
Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ ngày con bệnh trên heo con theo mẹ thấp nhất thuộc về lô
bổ sung 80 ppm (32,32% và 2,43%) và cao nhất thuộc về lô đối chứng (49,12% và
3,99%).
iii


Lô bổ sung 80 ppm có tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con
theo mẹ thấp nhất (30,30% và 2,27%) và cao nhất ở lô đối chứng (45,61% và 3,60%).
Tần suất bệnh trên đường hô hấp trên heo con theo mẹ thấp nhất thuộc về lô bổ
sung 120 ppm và cao nhất thuộc lô đối chứng, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa .............................................................................................................................i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii

Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................. viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các hình, biểu đồ và sơ đồ..............................................................................x
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu.................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ..................................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1 Giới thiệu địa điểm khảo sát..................................................................................3
2.1.1 Cơ cấu tổ chức ....................................................................................................3
2.1.2 Nhiệm vụ của trại ...............................................................................................3
2.1.3 Cơ cấu đàn heo ...................................................................................................4
2.1.4 Thức ăn – nước uống cho heo thí nghiệm ..........................................................4
2.1.5 Chuồng trại .........................................................................................................6
2.1.6 Chăm sóc nuôi dưỡng.........................................................................................6
2.1.7 Qui trình vệ sinh chuồng trại ..............................................................................7
2.1.8 Qui trình tiêm ngừa ............................................................................................8
2.2 Sơ lược về bệnh do virus gây rối loạn sinh sản hô hấp .........................................8
2.2.1 Giới thiệu và lịch sử bệnh...................................................................................8
2.2.2 Căn bệnh .............................................................................................................8
2.2.3 Cơ chế sinh bệnh ................................................................................................9
2.2.4 Triệu chứng trên heo nái và heo con ................................................................10
2.2.5 Bệnh tích...........................................................................................................10
v


2.2.6 Dịch tễ học........................................................................................................11
2.2.7 Thiệt hại do bệnh PRRS gây ra ........................................................................11
2.3 Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu.....................................................................11

2.3.1 Hệ thống bổ thể ................................................................................................11
2.3.2 Cản nhiễm tố (interferon) .................................................................................12
2.3.3 Đại thực bào......................................................................................................12
2.3.4 Bạch cầu trung tính...........................................................................................12
2.3.5 Tế bào diệt tự nhiên (NK) ................................................................................13
2.4 Giới thiệu về β – glucan ......................................................................................13
2.4.1 Nguồn gốc của β – glucan ................................................................................13
2.4.2 Thành phần cấu tạo của vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae......14
2.4.3 Vai trò của β – glucan trong đáp ứng miễn dịch ..............................................15
2.4.4 Những hạn chế của β – glucan .........................................................................17
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích sinh sản của heo nái.................................18
2.5.1 Yếu tố di truyền ................................................................................................18
2.5.2 Nuôi dưỡng.......................................................................................................18
2.5.3 Môi trường........................................................................................................19
2.5.4 Bệnh tật.............................................................................................................19
2.6 Một số nghiên cứu về bệnh do virus PRRS trong và ngoài nước .......................20
2.6.1 Nghiên cứu trong nước.....................................................................................20
2.6.2 Nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................21
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.......................................22
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................22
3.1.1 Thời gian...........................................................................................................22
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................22
3.2 Đối tượng khảo sát...............................................................................................22
3.3 Bố trí thí nghiệm..................................................................................................22
3.4 Phương pháp tiến hành ........................................................................................23
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát và phương pháp thực hiện.................................................24
3.5.1 Biểu hiện bệnh lý lâm sàng và rối loạn sinh sản trên heo nái ..........................24
3.5.2 Năng suất sinh sản của nái................................................................................26
vi



3.5.2.1 Các chỉ tiêu trên heo con sơ sinh...................................................................26
3.5.2.2 Các chỉ tiêu trên heo cai sữa..........................................................................27
3.5.3 Tình trạng bệnh trên heo con............................................................................28
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................30
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...........................................................................31
4.1 Biểu hiện bệnh lý lâm sàng và rối loạn sinh sản trên heo nái .............................31
4.1.1 Tỷ lệ bệnh chung trên heo nái trong giai đoạn mang thai ................................31
4.1.2 Những biểu hiện hô hấp trên đàn nái................................................................32
4.1.3 Biểu hiện lâm sàng về rối loạn sinh sản trên heo nái .......................................32
4.1.4 Tỷ lệ thai hóa gỗ, thai chết tươi và heo con sinh ra yếu...................................34
4.1.5 Tỷ lệ heo nái mắc hội chứng MMA và các rối loạn khác khi sinh ..................35
4.2 Khả năng sinh sản của heo nái ............................................................................37
4.2.1 Các chỉ tiêu trên heo con sơ sinh......................................................................37
4.2.2 Các chỉ tiêu trên heo con cai sữa ......................................................................40
4.3 Tình trạng sức khỏe trên heo con ........................................................................42
4.3.1 Tỷ lệ bệnh chung trên đàn con .........................................................................42
4.3.2 Bệnh trên đường tiêu hóa của heo con theo mẹ ...............................................44
4.3.3 Biểu hiện bệnh trên đường hô hấp của heo con theo mẹ..................................46
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................48
5.1 Kết luận................................................................................................................48
5.1.1 Trên heo nái......................................................................................................48
5.1.2 Trên heo con .....................................................................................................48
5.2 Đề nghị ................................................................................................................48
5.3 Giới hạn ...............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................49
PHỤ LỤC ......................................................................................................................53

vii



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Cs

=

Cộng sự

Ctv

=

Cộng tác viên

ĐC

=

Đối chứng

ĐKTN

=

Điều kiện thí nghiệm

ELISA

=


Enzyme linked immuno-sorbent assay

FMD

=

Foot and mouth disease

HGKT

=

Hiệu giá kháng thể

IL

=

Interleukine

MMA

=

Metritis mastitis agalactia

NK

=


Natural killer

NS

=

Non-Significant (không có ý nghĩa thống kê)

NSP

=

Non-starch polysaccharides

OD

=

Optical density

OIE

=

Office international epizooties

PRRSV

=


Virus porcine reproductive and respiratory syndrome

S/P

=

Sample / positive

SMEDI

=

Stillbirth mummification embryonic death infertility

TGE

=

Transmissible gastroenteritis

TNF

=

Tumor necrosis factor

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu đàn heo tính đến ngày 10-8-2009 .......................................................4
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng thức ăn ANCO.........................................................4
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn do trại tự trộn........................................5
Bảng 2.4: Các loại thức ăn cho từng giai đoạn của nái ...................................................6
Bảng 2.5: Qui trình tiêm ngừa vaccin của trại.................................................................8
Bảng 2.6: Thành phần cơ bản của vách tế bào nấm men S. cerevisiae .........................15
Bảng 2.7: Nhiệt độ tối ưu đối với chuồng heo ..............................................................19
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................22
Bảng 3.2: Phân bố heo nái vào các lô theo lứa đẻ.........................................................23
Bảng 3.3: Tỷ lệ dương tính và HGKT kháng PRRSV ở các lô.....................................23
Bảng 4.1: Tỷ lệ bệnh chung trên heo nái trong giai đoạn mang thai ............................31
Bảng 4.2: Một số biểu hiện lâm sàng về rối loạn sinh sản trên heo nái ........................33
Bảng 4.3: Tỷ lệ thai hóa gỗ, thai chết tươi và heo con sinh ra yếu ...............................34
Bảng 4.4: Tỷ lệ heo nái mắc hội chứng MMA và các rối loạn khác.............................35
Bảng 4.5: Số heo con và trọng lượng heo con sơ sinh ..................................................37
Bảng 4.6: Số heo con cai sữa và trọng lượng cai sữa....................................................40
Bảng 4.7:Tỷ lệ bệnh chung trên đàn con trong giai đoạn theo mẹ................................43
Bảng 4.8: Tỷ lệ heo con tiêu chảy và tỷ lệ ngày con tiêu chảy .....................................44
Bảng 4.9: Tần suất các biểu hiện bệnh đường hô hấp trên đàn con ..............................47

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ


Trang

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức trại chăn nuôi heo ....................................................................... 3
Sơ đồ 2.2: Cách sinh bệnh do PRRSV trên heo ................................................................... 9
Hình
Hình 2.1: Cấu trúc chính của β – 1,3 – glucan, β – 1,6 – glucan ..................................... 14
Hình 2.2: Thành phần cấu tạo của vách tế bào nấm men S. cerevisiae ........................... 15
Hình 2.3: Sự gắn của β 1,3 – 1,6 glucan lên thụ thể bề mặt đại thực bào ....................... 16
Hình 2.4: Đại thực bào được hoạt hóa sau khi gắn β 1,3 – 1,6 glucan ............................ 17
Biểu đồ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ ngày con bệnh trên heo nái ................................................................... 32
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ thai hóa gỗ, chết tươi và con sinh ra yếu ............................................ 35
Biểu đồ 4.3: Số heo con sơ sinh ........................................................................................... 39
Biểu đồ 4.4: Trọng lượng heo con sơ sinh .......................................................................... 39
Biểu đồ 4.5: Số HCCS, trọng lượng HCCS và tăng trọng HCTM .................................. 42
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ bệnh và tỷ lệ ngày con bệnh trên heo con........................................... 44
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con........................................................... 46

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi công nghiệp ngày một phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ngành
chăn nuôi heo. Bên cạnh việc mang lại năng suất tối ưu, vẫn còn nhiều hạn chế cần
được khắc phục, một trong những vấn đề được các nhà chăn nuôi quan tâm nhiều nhất
là bệnh xảy ra trên heo, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh. Gần
đây nhất, sự xuất hiện của bệnh do virus gây rối loạn sinh sản hô hấp trên heo (porcine
reproductive and respiratory syndrome virus_PRRSV) đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế

cho người chăn nuôi, nhất là chăn nuôi heo nái sinh sản.
Bệnh do PRRSV ngày càng có chiều hướng gia tăng. Vấn đề đặt ra là ảnh
hưởng của mầm bệnh này lên sức sinh sản và sức khỏe của heo ra sao, biện pháp dinh
dưỡng nào có thể hỗ trợ làm giảm thiệt hại do bệnh gây ra bên cạnh việc tiêm phòng
mà một số trại đang áp dụng.
Nhiều chế phẩm sinh học đã được ứng dụng trong chăn nuôi nhằm tăng cường
đáp ứng miễn dịch tự nhiên của vật nuôi, cải thiện tăng trọng và sức sinh sản. Một
trong những chế phẩm được đề nghị bổ sung trong khẩu phần heo nái nhiễm và có
nguy cơ nhiễm PRRSV là beta – glucan. Chế phẩm này, được ly trích từ vách tế bào
nấm men Saccharomyces cerevisiae, có khả năng hoạt hóa đại thực bào, kích thích tiết
lysozyme, cytokine, tăng hoạt tính lympho T và B.
Để tìm hiểu tác dụng của việc bổ sung beta – glucan, được sự đồng ý của Khoa
Chăn Nuôi Thú Y, sự hướng dẫn của Th.S Hồ Thị Nga và PGS.TS Trần Thị Dân,
chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát hiệu quả của bổ sung beta – glucan lên sức
sinh sản và tình trạng sức khỏe của heo nái được chủng ngừa bệnh do virus gây
rối loạn sinh sản hô hấp”.

1


1.2 Mục tiêu
Khảo sát hiệu quả của việc bổ sung β – glucan trong khẩu phần lên sức sinh sản
và tình trạng sức khỏe của heo nái có kháng thể kháng virus PRRS.
1.3 Yêu cầu
Kiểm tra kháng thể kháng PRRSV trên heo thí nghiệm.
Bố trí 3 lô thí nghiệm, mỗi lô có 20 heo nái đồng đều về các yếu tố: số heo
dương tính với PRRSV, giống và khá đồng đều về lứa đẻ.
Bổ sung β – glucan vào thức ăn với các mức 0 (đối chứng), 80 và 120 ppm.
Theo dõi tình trạng sức khỏe của heo nái từ sau khi phối đến khi cai sữa heo
con và heo con từ khi sinh đến khi cai sữa. Ghi nhận một số chỉ tiêu sinh sản của heo

nái thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu địa điểm khảo sát
Lấy mẫu và bố trí thí nghiệm tại một trại chăn nuôi heo công nghiệp ở tỉnh
Đồng Nai. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi tạm gọi là trại chăn nuôi heo công
nghiệp A, trại được giới thiệu sơ lược.
2.1.1 Cơ cấu tổ chức
Trưởng trại

Kế toán

Tổ 1

Chuồng
nuôi nái
sanh

Tổ 2

Chuồng
nuôi heo
cai sữa

Chuồng
nuôi nái

bầu

Bảo vệ

Chuồng
nuôi heo
thịt

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức trại chăn nuôi heo công nhiệp A
2.1.2 Nhiệm vụ của trại
Nhiệm vụ của trại là sản xuất heo thương phẩm cho thị trường.

3


2.1.3 Cơ cấu đàn heo
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn heo tính đến ngày 10-8-2009
Loại heo

Số con

Nái sinh sản

475

Hậu bị chờ phối

30

Đực giống


18

Heo con theo mẹ

726

Heo con cai sữa

983

Heo thịt

1512

2.1.4 Thức ăn – nước uống cho heo thí nghiệm
Thức ăn cho heo con tập ăn và heo con cai sữa là Pigcare 1 và Pigcare 2 được
cung cấp từ Công Ty Liên Doanh Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế (ANCO). Thức
ăn cho heo thịt, nái, nọc, hậu bị được phối trộn tại trại.
Nước uống được lấy từ mạch nước ngầm có độ sâu 60 – 100 m và được xử lý
qua hệ thống lọc trước khi cho heo uống. Nước cho uống tự do bằng các núm uống.
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng thức ăn ANCO
Loại TĂ

Pigcare 1

Pigcare 2

ME (Kcal/kg)


3400

3200

Đạm tối thiểu (%)

20,00

19,00

Độ ẩm tối đa (%)

14,00

13,00

0,70 – 1,20

0,90 – 1,20

0,50

0,60

0,50 – 1,20

0,35 – 0,70

2,50


4,00

CTC tối đa (mg/kg)

50

50

Colistin tối đa (mg/kg)

20

20

Thành phần

Ca (%)
P tối thiểu (%)
Muối (%)
Xơ (%)

Ghi chú: TĂ: thức ăn
CTC: chlotetracyclin

4


Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn do trại tự trộn
Loại TĂ


Số 9

Số 10

ME (Kcal/kg)

2850

3200

CP (%)

15,53

17,14

Béo (%)

5,52

7,50

Xơ (%)

4,43

2,88

Lysine tổng số (%)


0,80

1,10

Lysine tiêu hóa (%)

0,70

0,98

Met tiêu hóa (%)

0,20

0,26

Met + Cys tiêu hóa (%)

0,37

0,48

Threo tiêu hóa (%)

0,45

0,60

Tryp tiêu hóa (%)


0,11

0,16

Arginine (%)

0,85

1,00

Histidin (%)

0,32

0,37

Isoleucine (%)

0,48

0,60

Leucine (%)

1,02

1,19

Phe + Tyr (%)


1,02

1,23

Valin (%)

0,60

0,70

Ca (%)

1,10

1,00

P tổng số (%)

0,75

0,75

P tiêu hóa (%)

0,35

0,35

Muối (%)


0,50

0,50

Thành phần

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại heo công nghiệp A)
Ghi chú: TĂ: thức ăn

5


Bảng 2.4: Các loại thức ăn cho từng giai đoạn của nái
Loại heo

Kỳ sản xuất
Từ tách con đến

Nái chờ phối

Lượng ăn
(kg/con)

Cách cho ăn

Số 10

3,0 – 3,5

Ăn tự do


0 – 7 ngày

Số 9

1,3 – 1,5

Ăn hạn chế

7 – 84 ngày

Số 9

1,8 – 2,2

Ăn hạn chế

84 – 105 ngày

Số 9

3,0 – 3,5

Ăn hạn chế

105 – 110 ngày

Số 10

2,5 – 3,0


Ăn hạn chế

110 – 114 ngày

Số 10

1,5 – 2,0

Ăn hạn chế

1 – 3 ngày

Số 10

2,0 – 2,5

Ăn tự do

Số 10

≥ 4,5

Ăn tự do

phối

Nái mang thai

Nái nuôi con


Loại thức ăn

Từ 3 ngày đến cai
sữa

2.1.5 Chuồng trại
Dãy chuồng nái đẻ và nái chửa được xây dựng theo kiểu 2 mái, lợp bằng tole và
bên dưới có phủ bạt chống nóng. Mỗi dãy chuồng đều có hệ thống phun sương và
được gắn 4 quạt thông gió. Nền chuồng cao ráo, mỗi dãy chuồng đều có hố sát trùng ở
đầu dãy, bên dưới là tầng hầm để thoát nước thải ra khu xử lý. Khu vực xung quanh
dãy chuồng được trồng cây tạo bóng mát và được dọn cỏ thường xuyên.
Chuồng nái chửa được chia thành 2 khu, mỗi khu chia thành 4 dãy, mỗi dãy
nuôi được 50 nái.
Chuồng nái đẻ được chia thành 4 khu, mỗi khu gồm 34 ô chuồng. Mỗi ô chuồng
chia thành 2 phần, phần giữa dành riêng cho nái, phần xung quanh dành cho heo con.
Mỗi chuồng có 2 núm uống, 1 dành cho nái mẹ, 1 dành cho heo con. Mỗi ô chuồng
đều có lồng úm heo con, hai bên mái hiên của dãy chuồng được treo bạt để tránh mưa
tạt gió lùa ảnh hưởng tới heo con.
2.1.6 Chăm sóc nuôi dưỡng
Đối với nái mang thai: một ngày nái được cho ăn 2 lần (sáng 8 giờ, chiều 15
giờ). Thực hiện thu gom phân và tắm nái mỗi ngày. Heo được chuyển lên chuồng đẻ
trước khi sinh 4 ngày.
6


Đối với nái nuôi con: trước khi đẻ, heo được tắm mát, dọn vệ sinh sạch sẽ.
Người chăm sóc sờ nắn bầu vú thường xuyên để kích thích nái đẻ khi nái có dấu hiệu
đẻ. Nái có dấu hiệu rặn đẻ yếu, được tiêm oxytoxin. Sau 30 phút không thấy đẻ con
tiếp theo thì dùng tay để móc con ra tránh hiện tượng thai chết ngộp, nhưng cần lưu ý

phải vệ sinh tay sạch sẽ để tránh hiện tượng viêm tử cung.
Nái nuôi con được cho ăn ngày 3 lần. Máng ăn và chuồng trại luôn khô, sạch sẽ.
Đối với heo con: heo con sau khi sinh ra được phủ một lớp phấn Mistral từ cổ
trở xuống và được bú sữa mẹ ngay để nhận lượng sữa đầu nhằm làm tăng sức đề
kháng heo con. Sau khi sinh 24 giờ heo được bấm răng và cắt đuôi, đồng thời loại bỏ
những heo không đủ trọng lượng (nhỏ hơn 700 g). Lúc 3 ngày tuổi heo được tiêm sắt
với 2 ml/con và cho uống 2 ml Baycox nhằm ngừa và trị bệnh cầu trùng gây tiêu chảy
cho heo con, đồng thời thiến heo đực. Tập ăn cho heo con lúc 7 ngày tuổi (cho ăn 6 – 8
lần/ngày), thu gom và rửa máng heo con trước khi cho thức ăn mới vào. Heo con được
cai sữa lúc 27 ngày tuổi.
2.1.7 Qui trình vệ sinh chuồng trại
Thường xuyên vệ sinh, quét dọn chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng.
Hố sát trùng ở đầu mỗi dãy chuồng phải được thay mới mỗi buổi sáng bằng dung dịch
Lenka 5%.
Các dãy chuồng heo được phun thuốc sát trùng vào đàn heo và xung quanh dãy
chuồng (trong khoảng cách 2 m) định kỳ 1 tuần 1 lần, thuốc sử dụng là Biocide 0,25%.
Đường đi chính trong khu vực chăn nuôi, đường lùa heo đều được phun thuốc
sát trùng định kỳ 2 lần trong tuần, thuốc sử dụng là Formol 2%.
Sát trùng cống rãnh bằng Formol 1%. Diệt ký sinh trùng và côn trùng bằng
Dipterex 2%.
Các dụng cụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng định
kỳ 1 tuần 1 lần, thuốc sử dụng là dung dịch Lenka 5%.
Sau mỗi lứa heo, chuồng trại được tẩy rửa sạch sẽ, rồi phun NaOH 2%. Sau 1
ngày, rửa lại bằng nước sạch, để khô, rồi tạt vôi 20%.

7


2.1.8 Qui trình tiêm ngừa
Bảng 2.5: Qui trình tiêm ngừa vaccin của trại

Loại heo

Thời gian tiêm

Heo theo mẹ

21 ngày tuổi

Heo nái bầu

80 ngày

LOẠI VACCIN
DỊCH TẢ

AUJESZKY

Heo nái nuôi con

THT

x
x
x

10 ngày

x

15 ngày

21 ngày

PARVO

x

85 ngày
90 ngày

FMD

x
x

25 ngày

x

Ghi chú: FMD: Foot and Mouth Disease
THT: Tụ Huyết Trùng
Heo nái tiêm vaccin Tụ Huyết Trùng định kỳ 2 lần trong 1 năm vào các tháng 3
và tháng 9.
2.2 Sơ lược về bệnh do virus gây rối loạn sinh sản hô hấp
2.2.1 Giới thiệu và lịch sử bệnh
Hội chứng PRRS đầu tiên được nhận biết ở Mỹ vào giữa thập niên 80. Năm
1992 thế giới nhất trí sử dụng tên PRRS do Hội đồng Châu Âu đưa ra, và tổ chức dịch
tễ thế giới (OIE: Office International Epizooties) cũng công nhận bệnh này.
Hiện nay, bệnh đã nhanh chóng truyền lây trên toàn thế giới, gây lo lắng cho
nền công nghiệp chăn nuôi heo. Nhiều nhóm nghiên cứu đã phân lập và mô tả được tác
nhân gây bệnh, một virus mà trước đây chưa được biết. Hội chứng xảy ra trên đàn heo

đang tăng trưởng và nái mang thai, vaccin đã được sử dụng ở nhiều quốc gia. Hiện
nay, người ta đã biết nguyên nhân và cách phòng bệnh PRRS, các nhà khoa học đã bắt
đầu nghiên cứu dịch tễ học và kiểm soát bệnh này.
2.2.2 Căn bệnh
Virus thuộc bộ Nidovirales, họ Arterivider, giống Arterivirus, là virus ARN có
vỏ bọc, hình cầu, kích thước 60 nm, chứa nhân nucleocapsid. Virus PRRS có thể nhân
8


lên trong tế bào chất của đại thực bào ở tiểu phế nang heo. Virus tồn tại lâu trong nhiệt
độ lạnh, ở -700C đến -200C virus sống hơn một năm, 90% virus sẽ mất tính gây nhiễm
nếu ở 40C trong vòng 1 tuần, 20 – 210C trong 6 ngày, 370C trong 3 – 24 giờ, 560C
trong 6 – 20 phút. Virus ổn định với pH 6,5 – 7,5 và mất đi khả năng gây nhiễm nhanh
chóng ở pH nhỏ hơn 6,5 hoặc lớn hơn 7,5. Mẫu huyết thanh hoặc mô bệnh phẩm dùng
trong việc phát hiện virus có thể bảo quản ở -200C hoặc 40C.
2.2.3 Cơ chế sinh bệnh
Virus PRRS
Truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục
Virus nhân lên trong màng nhầy phổi hoặc đại thực bào ở phổi
Hạch phụ trách khu vực và máu nhiễm virus (trong vòng 12 giờ sau khi nhiễm)
Virus phân bổ toàn thân đến tế bào bạch cầu đơn nhân và đại thực bào ở các mô

Cận lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng (phụ thuộc vào tuổi)
Heo nái sảy thai hoặc đẻ sớm, chết
tươi, heo con sơ sinh yếu, chết thai

Tái phát hoặc
cảm nhiễm dai dẵng


Heo con sơ sinh thở khó, triệu
chứng thần kinh, tử số cao

Virus hiện diện trong chất tiết
hầu họng, máu, phân, nước tiểu

Heo con theo mẹ / cai sữa có tử số
cao do cảm nhiễm vi khuẩn, virus
Heo thịt sốt, giảm ăn
Heo nọc sốt, tinh dịch bị biến đổi

Sơ đồ 2.2: Cách sinh bệnh do PRRSV trên heo (Rossow, 1996)

9


2.2.4 Triệu chứng trên heo nái và heo con
(1) Bệnh cấp tính
Heo nái giai đoạn cạn sữa: theo Trần Thanh Phong (1996), trong tháng đầu tiên
khi bị nhiễm virus, heo biếng ăn từ 7 – 14 ngày (10 – 15% đàn), sốt 39 – 400C, sảy thai
thường vào giai đoạn cuối (1 – 6%), tai chuyển màu xanh trong khoảng thời gian ngắn
(2%), đẻ non (10 – 15%), động đực giả (3 – 5 tuần sau khi thụ tinh), đình dục hoặc
chậm động dục trở lại sau khi đẻ, ho và có dấu hiệu của viêm phổi.
Heo nái giai đoạn đẻ và nuôi con: biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú
(triệu chứng điển hình), đẻ sớm khoảng 2 – 3 ngày, da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê,
thai gỗ (10 – 15%, thai chết trong 3 – 4 tuần cuối của thai kỳ), heo con chết ngay sau
khi sinh (30%), heo con yếu, tai chuyển màu xanh (khoảng dưới 5%) và duy trì trong
vài giờ. Pha cấp tính này kéo dài trong đàn tới 6 tuần, điển hình là đẻ non, tăng tỷ lệ
thai chết hoặc yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi sinh,

ở một vài đàn, con số này có thể tới 30% tổng số heo con sinh ra. Tỷ lệ chết ở đàn con
có thể tới 70% ở tuần thứ 3 – 4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Rối loạn sinh sản có thể
kéo dài 4 – 8 tháng trước khi trở lại bình thường (Trần Thanh Phong, 1996).
Heo con theo mẹ: thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường
huyết do không bú được, mắt có ghèn màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy
nhiều, giảm số heo con sống sót, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choải ra,
đi run rẩy.
(2) Bệnh mãn tính
Có ít báo cáo nói về PRRS mãn tính so với trường hợp nặng cấp tính. Sau thời
gian đầu nhiễm bệnh, hoạt động sinh sản heo trở lại bình thường nhưng người ta nhận
thấy giảm số heo con còn sống trong thời gian dài. Heo bị nhiễm kế phát gây bệnh làm
giảm hiệu quả kinh tế.
Cần lưu ý là không có dấu hiệu lâm sàng được xem là đặc trưng của sự nhiễm
virus PRRS trên heo. Gần như các triệu chứng mô tả đều có ngoại lệ.
2.2.5 Bệnh tích
Viêm phổi kẽ tràn lan và triển dưỡng hạch lympho, phổi không xẹp nhiều, chắc
và đàn hồi, có những đốm vàng nhạt hoặc xám nhạt. Tiêu biểu là phổi bị phù, dịch phù
có thể đọng ở mặt dưới phổi làm tăng độ chắc và thay đổi màu sắc của phổi. Trên thực
10


tế, bệnh tích thường kết hợp với một số vi khuẩn gây bệnh hô hấp khác. Phổi bị cảm
nhiễm nhẹ gần như không có bệnh tích, chỉ có những đám màu xám nhạt. Hạch
lympho bị cảm nhiễm to gấp 2 – 4 lần, trên vết cắt đại thể thấy những nốt nhỏ trắng
bóng và chắc (do triển dưỡng nốt lympho). PRRSV không xâm nhiễm biểu mô ống khí
(Gregory, 2001). Viêm tăng sinh tổ chức liên kết làm vách phế nang dày lên với sự
xâm nhiễm chủ yếu của đại thực bào.
2.2.6 Dịch tễ học
Bệnh lan truyền qua không khí hoặc do tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh. Chất
tiết ở mũi là nguồn lây nhiễm chính, nhưng phân đóng vai trò quan trọng không kém.

Bệnh có thể truyền qua đường giao phối (hay gieo tinh nhân tạo).
Sự nhiễm bệnh xuất hiện khi hàm lượng kháng thể mẹ truyền sút giảm. Huyết
thanh học cũng cho thấy sự lan truyền giữa các nhóm tuổi thường nhanh.
2.2.7 Thiệt hại do bệnh PRRS gây ra
Trong giai đoạn đầu, các trại có heo nhiễm bệnh PRRS bị thiệt hại chủ yếu là
sảy thai, tăng lượng heo con chết khi sinh, giảm số lượng heo con sống sót sau sinh,
heo hậu bị sinh sản kém.
Giai đoạn kế tiếp gia tăng cảm nhiễm thứ phát trên đường hô hấp đưa đến tăng
tỷ lệ chết trên heo cai sữa, giảm trọng lượng trên heo thịt, gia tăng nhu cầu sử dụng
thuốc thú y chữa trị bệnh kế phát. Các bất ổn này làm giá thành heo tăng cao.
Bệnh PRRS còn làm giới hạn việc buôn bán tinh trùng heo giống trên thế giới.
2.3 Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
Theo Trần Thanh Phong (2000), miễn dịch không đặc hiệu đóng vai trò chủ yếu
trong việc phòng vệ có tính hệ thống và định vị tại chỗ. Nó không đòi hỏi có sự tiếp
xúc trước của cơ thể với vật lạ và hoạt động ngay dù kháng nguyên xâm nhập lần đầu
hay lần sau.
Các yếu tố chính tham gia vào quá trình miễn dịch không đặc hiệu như: hệ
thống da, niêm mạc, hệ thống bổ thể, cản nhiễm tố (interferon), đại thực bào, bạch cầu
trung tính và tế bào diệt tự nhiên (NK).
2.3.1 Hệ thống bổ thể
Theo Lê Văn Hùng (2002), hệ thống bổ thể do các tế bào gan, tế bào sợi và tiểu
cầu sản xuất, với những vai trò quan trọng như: làm tổn thương thành tế bào và làm
11


tan rã tế bào vi khuẩn. Một số thành phần bổ thể có hoạt tính hóa hướng động với bạch
cầu ở máu ngoại vi tới nơi có phức hợp miễn dịch (kháng nguyên – kháng thể) làm
tăng phản ứng viêm. Tham gia vào quá trình opsonin hóa làm cho hiện tượng thực bào
được thực hiện tốt hơn. Một số sản phẩm hoạt hóa của bổ thể có tác dụng làm giãn
mạch máu và tăng tính thấm thành mạch. Kích thích tế bào lympho B thành tế bào sản

xuất kháng thể và kích thích sự thực bào của tế bào thực bào.
2.3.2 Cản nhiễm tố (interferon)
Cản nhiễm tố được tổng hợp bởi tế bào trong đáp ứng với cản nhiễm do virus.
Cản nhiễm tố có vai trò chống lại sự nhiễm và nhân lên của virus ở trong tế bào, hoạt
hóa chức năng của tế bào diệt tự nhiên, bạch cầu đơn nhân và đại thực bào, có khả
năng làm teo khối u.
2.3.3 Đại thực bào
Đại thực bào được sản xuất từ tủy xương, giữ vai trò chủ yếu trong cả đáp ứng
miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được. Ba chức năng cơ bản của đại thực bào là
hóa hướng động, thực bào và sản xuất các cytokine.
Thực bào là chức năng chính của đại thực bào thông qua nhiều cơ chế khác
nhau. Hầu hết chức năng thực bào những kháng nguyên phân mảnh được thực hiện
gián tiếp qua những thụ thể đặc hiệu hiện diện trên bề mặt đại thực bào, những thụ thể
này có khả năng bắt giữ tế bào đích đặc hiệu cho sự thực bào.
Đại thực bào tiêu hủy vi khuẩn, hồng cầu già, bạch cầu chết, ký sinh trùng, mô
hoại tử và các mảnh tế bào to; khởi động quá trình miễn dịch; kích thích dòng lympho;
tham gia chuyển hóa protein, lipid và glucid. Đại thực bào có nhiều lysosome chứa các
enzyme thủy phân protein và một lượng lớn lipase có khả năng tiêu hóa màng lipid của
vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn kháng cồn, kháng toan như vi khuẩn lao, vi khuẩn hủi
(Phạm Đình Lựu, 2004).
Ngoài ra, đại thực bào còn sản sinh những protein có hoạt tính sinh học như
interferon, các tiểu phần của bổ thể, một số cytokine, prostaglandin, leucotrien.
2.3.4 Bạch cầu trung tính
Chức năng của bạch cầu trung tính là thực bào vi khuẩn và những mảnh tế bào
nhỏ, tham gia quá trình gây sốt thông qua chất gây sốt nội sinh. Các hạt trung tính
chứa các enzyme phân hủy protein và glucid như protease, phosphatase kiềm, các chất
12


diệt khuẩn, các trung hòa tố, để phân hủy vật lạ và trung hòa các sản phẩm do bạch cầu

ái toan và tế bào mast tiết ra. Bạch cầu trung tính tăng khi viêm, khi nhiễm trùng cấp,
sau khi mất máu nhiều do tai nạn hoặc mổ, khi gan, tim, phổi, bị hoại tử. Giảm bạch
cầu trung tính khi sốt, dị ứng, trúng độc kéo dài, nhiễm virus, nhiễm độc kim loại (Cù
Xuân Dần, 1996).
2.3.5 Tế bào diệt tự nhiên (NK)
Những tế bào này có khả năng tiêu giải tế bào ung thư và những tế bào cảm
nhiễm bởi virus, chúng tham gia vào việc bảo vệ đường hô hấp mà không phụ thuộc
vào phức hợp hòa hợp mô chủ yếu hay kháng thể. Tế bào diệt tự nhiên được hoạt hóa
bởi IL – 2 do lympho T sản xuất.
2.4 Giới thiệu về β – glucan
2.4.1 Nguồn gốc của β – glucan
β – glucan là một polisaccharide được tạo nên từ các phân tử glucose. Có 2 loại:
β – glucan tan và β – glucan không tan.
Tuy nhiên β – glucan không tan (β – 1,3 – 1,4 – glucan) chỉ là chất xơ không
đóng vai trò gì trong miễn dịch.
β – glucan tan là những β – 1,3 – 1,6 – glucan có nhiều trong các loại cây, nấm
và vi sinh vật, nguồn nhiều nhất là trong vách tế bào nấm men Saccharomyces
cerevisiae (S. cerevisiae) và còn hiện diện với số lượng ít hơn trong lúa mạch, yến
mạch. Nó là một chuỗi gồm nhiều glucose kết hợp với nhau tại các vị trí β – 1,3 và β –
1,6. Chuỗi gồm những glucose liên kết với nhau tại vị trí β – 1,3 – glucan được xem
như là mạch chính. Các glucose liên kết với mạch chính tại vị trí β – 1,6 – glucan được
xem như là mạch nhánh. Chính những mạch nhánh này góp phần nâng cao khả năng
kích thích sinh miễn dịch của β – 1,3 – 1,6 – glucan.

13


Liên kết nhánh β – 1,3

Điểm nhánh β – 1,6


Khung liên kết β – 1,3
Hình 2.1: Cấu trúc chính của β – 1,3 – glucan, β – 1,6 – glucan
(Kollar và cộng sự, 1997)
2.4.2 Thành phần cấu tạo của vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae
Vách tế bào nấm men S. cerevisiae chiếm 15 – 30% vật chất khô với đa phần là
β – 1,3 – glucan, β – 1,6 – glucan, mannoprotein và chitin. Những thành phần này liên
kết với nhau tạo thành những đại phân tử phức tạp, chúng gắn kết với nhau dưới dạng
hình lưới và hình thành nên màng cố định (Kollar và cộng sự, 1997). Trong thực tế,
thành phần vách tế bào chỉ chiếm 10 – 20% thể tích vách tế bào, qua phân tích thì vách
tế bào được so sánh như một lưới rào hơn là một cấu trúc đặc (Lipke và Ovalle, 1998;
dẫn liệu của Hồ Thị Nga, 2007).
Theo Kollar và cộng sự (1997), cấu trúc của vách tế bào chủ yếu dựa vào lớp
khung bên trong chứa các phân tử β – 1,3 – glucan. Các phân tử β – 1,6 – glucan chủ
yếu tìm thấy phía bên ngoài của bộ khung, thường chúng liên kết với các protein của
màng tế bào. Phía mặt ngoài của thành tế bào là các mannoprotein, chúng bao gồm
mannose polysaccharide liên kết với protein.
Trong khi glucan và mannoprotein là hai thành phần chính của vách tế bào
chiếm tỷ lệ tương đương nhau thì chitin chỉ chiếm khoảng 1 – 3%, mặc dù chiếm tỷ lệ
thấp nhưng chúng là thành phần chính của vách ngăn, kết dính tế bào mẹ và các tế bào
con, giúp cho việc thực hiện phân chia tế bào.

14


×