Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.39 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỰ TỒN DƯ KHÁNG SINH TRONG THỊT,
GAN VÀ THẬN HEO ĐƯỢC GIẾT MỔ CÓ NGUỒN GỐC
TỪ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN

Họ và tên sinh viên: LƯƠNG HOÀNG HẢI
Ngành: DƯỢC THÚ Y
Niên khoá: 2004 – 2009

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2009
 
 

i


KHẢO SÁT SỰ TỒN DƯ KHÁNG SINH TRONG THỊT, GAN
VÀ THẬN HEO ĐƯỢC GIẾT MỔ CÓ NGUỒN GỐC TỪ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN
 
 

Tác giả
LƯƠNG HOÀNG HẢI

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng Bác sĩ Thú y chuyên ngành Dược thý y

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ ANH PHỤNG

Tp. Hồ Chí Minh
 
 

ii


Tháng 09/2009

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: Lương Hoàng Hải
Tên luận văn: “ Khảo sát sự tồn dư kháng sinh trong thịt, gan và thận
heo được giết mổ có nguồn gốc từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận ”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày
............................

Giáo viên hướng dẫn

TS. Lê Anh Phụng

 
 


iii


LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn
Con xin suốt đời ghi ơn Cha, Mẹ người đã sinh thành, nuôi con lớn khôn và
dạy dỗ con nên người như ngày hôm nay.
Xin chân thành biết ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng toàn
thể quý thầy, cô khoa Chăn Nuôi – Thú Y đã tận tình giảng dạy, truyền đạt tri thức
cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành biết ơn TS. Lê Anh Phụng và BSTY. Ngô Thị Minh Hiển đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình
thực tập và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
Ban lãnh đạo Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh.
Các cô, chú, anh, chị trong tram Chẩn Đoán – Xét Nghiệm và Điều Trị Chi
Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình học tập
cũng như quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

 
 
 

iv


MỤC LỤC

Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu .........................................................................................2
1.2.1. Mục đích.....................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu.......................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1 KHÁI QUÁT VỀ KHÁNG SINH .....................................................................3
2. 1 .1 Khái niệm chung .......................................................................................3
2.1.2 Phân loại kháng sinh ...................................................................................3
2.1.3 Dược động học của các chất kháng sinh .....................................................5
2.1.3.1 Sự phân bố kháng sinh..........................................................................6
2.1.3.2 Sự hấp thu kháng sinh...........................................................................6
2.1.3.3 Sự chuyển hóa kháng sinh trong cơ thể động vật .................................7
2.1.3.4 Sự thải trừ kháng sinh ...........................................................................8
2.1.4 Cơ chế của sự đề kháng kháng sinh ............................................................8
2.2 Sử dụng kháng sinh............................................................................................9
2.2.1 Nguyên tắc chọn và sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm trùng..9
2.2.2 Kháng sinh dùng trong công tác phòng bệnh............................................10
2.2.3 Kháng sinh dùng kích thích tăng trưởng ...................................................11
2.2.4 Phối hợp kháng sinh ..................................................................................12
2.2.5 Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh không đúng cách...........................12
2.3 KHÁNG SINH TỒN DƯ ................................................................................13
2.3.1 Khái niệm về chất tồn dư ..........................................................................13
2.3.2 Giới hạn tồn dư các chất kháng khuẩn trong thịt ......................................14
 
 

v



2.3.3 Nguyên nhân tồn dư kháng sinh trong thịt................................................15
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn dư kháng sinh trong thịt.......................17
2.3.5 Ảnh hưởng của việc tiêu thụ các sản phẩm động vật có dư lượng kháng
sinh vượt quá mức cho phép đối với sức khỏe con người..................................18
2.3.6 Các biện pháp hạn chế tồn dư kháng sinh trong thực phẩm .....................18
2.3.7 Các phương pháp xác định tồn dư kháng sinh trong thực phẩm...............19
2.3.7.1 Phương pháp sử dụng vi sinh vật........................................................19
2.3.7.2 Phương pháp sắc kí lỏng cao áp..........................................................20
2.3.7.3 Phương pháp miễn dịch enzyme.........................................................21
2.4 SƠ LƯỢC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CƯU VỀ SỬ DỤNG FPT ĐỂ
PHÁT HIỆN DƯ LƯỢNG KHÁNG SINH TRONG THỊT GIA SÚC GIA CẦM
...............................................................................................................................21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP.......................................................24
2.1. Thời gian và địa điểm .....................................................................................24
2.1.1. Thời gian thực hiện đề tài.........................................................................24
2.1.2. Địa điểm thực hiện ...................................................................................24
2.2. Vật liệu............................................................................................................24
2.2.1. Đối tượng khảo sát ...................................................................................24
2.2.2. Chủng vi sinh vật dùng phát hiện kháng sinh ..........................................25
2.2.3. Môi trường................................................................................................25
2.2.4. Hóa chất....................................................................................................25
2.2.5. Thiết bị và dụng cụ...................................................................................25
2.3. Nội dung .........................................................................................................25
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................26
2.4.1. Bố trí lấy mẫu ...........................................................................................26
 
 

vi



2.4.2. Cách lấy mẫu và bảo quản mẫu................................................................26
2.4.3. Phương pháp tiến hành.............................................................................27
2.4.3.1. Nguyên tắc .........................................................................................27
2.4.3.2 Điều kiện của quy trình.......................................................................29
2.4.3.3. Đếm số lượng vi khuẩn và bào tử ......................................................30
2.4.3.4. Cách tạo môi trường phát hiện kháng sinh tồn dư.............................30
2.4.3.5. Cách cắt mẫu kiểm tra........................................................................30
2.4.3.6. Đặt mẫu kiểm nghiệm........................................................................31
2.5. Các chỉ tiêu khảo sát .......................................................................................32
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................33
4.1.Tỷ lệ mẫu (thịt, gan, thận) có tồn dư kháng sinh.............................................33
4.2 Tỷ lệ phát hiện tồn dư kháng sinh ở hai loại mô trở lên trên cá thể ................35
4.3.Tỷ lệ mẫu có tồn dư kháng sinh phân bố theo nguồn gốc ...............................36
4.4. Tỷ lệ quầy thịt tồn dư kháng sinh phân bố theo nguồn gốc............................39
4.5. Tỷ lệ từng nhóm kháng sinh tồn dư trong mẫu (thịt, gan, thận).....................40
4.6. Tỷ lệ từng nhóm kháng sinh tồn dư trong mẫu thịt heo phân bố theo nguồn
gốc..........................................................................................................................46
4.7. Tỷ lệ từng nhóm kháng sinh tồn dư trong mẫu gan heo phân bố theo nguồn
gốc..........................................................................................................................48
4.8. Tỷ lệ từng nhóm kháng sinh tồn dư trong mẫu thận heo phân bố theo nguồn
gốc..........................................................................................................................51
4.9. Tỷ lệ tồn dư ghép các nhóm kháng sinh được phát hiện trong mẫu...............55
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................58
5.1 Kết luận............................................................................................................58
5.2 Đề nghị..............................................................................................................1
 
 


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng 2.1: Các loại hóa chất và kháng sinh bị cấm sử đụng ở Việt Nam .................13 
Bảng 2.2: Giới hạn tồn dư tối đa của các kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi.....14 
Bảng 2.3: Thời gian tối thiểu giữa lần sử dụng kháng sinh cuối cùng đến khi hạ thịt
heo .............................................................................................................................16 
Bảng 3.1. Phân bố mẫu thịt, gan và thận heo từ một số cơ sở giết mổ....................26 
Bảng 3.2. Điều kiện kiểm tra kháng sinh tồn dư bằng phương pháp vi sinh vật......29 
Bảng 4.1: Tỷ lệ mẫu (thịt, gan, thận) có tồn dư kháng sinh......................................33 
Bảng 4. 2 Tỷ lệ phát hiện tồn dư kháng sinh ở hai loại mô trở lên trên một cá thể..35 
Bảng 4.3: Tỷ lệ mẫu có tồn dư kháng sinh phân bố theo nguồn gốc........................37 
Bảng 4.4: Tỷ lệ cá thể heo tồn dư kháng sinh phân bố theo nguồn gốc ...................39 
Bảng 4.5: Tỷ lệ từng nhóm kháng sinh tồn dư trong mẫu (thịt, gan, thận) ..............41 
Bảng 4.6: Tỷ lệ từng nhóm kháng sinh tồn dư trong mẫu thịt heo phân bố theo
nguồn gốc ..................................................................................................................46 
Bảng 4.7: Tỷ lệ từng nhóm kháng sinh tồn dư trong mẫu gan heo phân bố theo
nguồn gốc ..................................................................................................................49 
Bảng 4.8: Tỷ lệ từng nhóm kháng sinh tồn dư trong mẫu thận heo phân bố theo
nguồn gốc ..................................................................................................................52
Bảng 4.9: Tỷ lệ tồn dư ghép các nhóm kháng sinh được phát hiện trong mẫu ........55 
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cấu trúc hóa học của một số kháng sinh (Trần Thị Thu Hằng, 2007) .......4 
Hình 3.1. Cách đặt mẫu kiểm nghiệm trên môi trường thử kháng sinh....................31 
Hình 4.1 Mẫu thịt heo dương tính với nhóm β- lactam trên môi trường No10663...44 
Hình 4.2 Mẫu thịt heo dương tính với nhóm aminosid trên môi trường No10664 ...44 
Hình 4.3. Mẫu thịt heo dương tính với nhóm macrolid trên môi trường MHA .......45 
 
 


viii


Hình 4.4. Mẫu thịt heo dương tính với nhóm tetracyclines trên môi trường NA .....45 
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 
Sơ đồ 2.1: Sự phân bố và chuyển hóa kháng sinh trong cơ thể động vật ...................5 
Sơ đồ 2.2: Phối hợp kháng sinh (Trần Thanh Phong, 1996) ....................................11 
Sơ đồ 3.1. Quy trình phát hiện kháng sinh tồn dư trong mẫu kiểm nghiệm bằng
phương pháp vi sinh vật - FPT.................................................................................28 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ mẫu có tồn dư kháng sinh được phát hiện ...................................35
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ phát hiện hai loại mô trở lên trên cùng một cá thể có tồn dư kháng
sinh ............................................................................................................................36
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ mẫu có tồn dư kháng sinh phân bố theo nguồn gốc....................38
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ cá thể tồn dư kháng sinh phân bố theo nguồn gốc......................40
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ từng nhóm kháng sinh tồn dư trong mẫu (thịt, gan, thận) ..........44
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ từng nhóm kháng sinh tồn dư trong mẫu thịt heo phân bố theo
nguồn gốc ..................................................................................................................48
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ từng nhóm kháng sinh tồn dư trong mẫu gan heo phân bố theo
nguồn gốc ..................................................................................................................51
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ từng nhóm kháng sinh tồn dư trong mẫu thận heo phân bố theo
nguồn gốc ..................................................................................................................54
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ tồn dư ghép các nhóm kháng sinh được phát hiện trong mẫu ....57

 
 

ix



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
ELISA: Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay
FPT: Four Plate Test hay Frontier Post Test
MRL: Maximum Residue Limit
HPLC: High Performance Liquid Chromatography
MHA: Mueller Hinton Agar
NA: Nutrient Agar
PCA: Plate Count Agar
TSA: Tryptone Soybean Agar
UI: International Unit
VSV: Vinh Sinh Vật
BHI: Brain Heart Infusion
AUC: Area under the curve
Vd: Volume of distribution
MIC: Minimal inhibition concentration
Cp: Liều dùng để đạt nồng độ thuốc cần thiết trong huyết tương
ClB: Tốc độ bài thải của cơ thể

 
 

x


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được tiến hành từ ngày 3/2/2009 đến ngày 12/6/2009 tại Trạm Chẩn
Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu
của đề tài nhằm đánh giá sự tồn dư kháng sinh trong thận, gan và thịt heo tươi có
nguồn gốc tại một số tỉnh lân cận TP. HCM. Yêu cầu cụ thể là lấy mẫu thận, gan và

thịt ở một số cơ sở giết mổ gia súc tại TP.HCM, sử dụng phương pháp vi sinh vật –
FPT (Four Plate Test; Heitzman, 1994) để phát hiện sự tồn dư của 4 nhóm kháng
sinh (aminosid, β-lactam, macrolid, tetracyclines) trong mẫu xét nghiệm.
Qua kiểm tra sự tồn dư kháng sinh trong 58 mẫu thận, 58 mẫu gan, và 58
mẫu thịt heo (mẫu thận, gan và thịt heo trên cùng một con), kết quả được tóm tắt
như sau:
- Mẫu gan heo có tỷ lệ tồn dư kháng sinh cao nhất (32,76%), kế đến mẫu thận
heo 31,03% và thấp nhất là thịt heo (6,62%).
- Tỷ lệ phát hiện tồn dư kháng sinh ghép trên một quầy thịt heo: thận + gan
chiếm tỷ lệ cao nhất (10,34%), kế đó là cả 3 loại mô (thận+ gan+ thịt) có tỷ lệ
8,62%.
- Tỷ lệ các nhóm kháng sinh tồn dư trong mẫu:
Mẫu thịt heo:

các nhóm β-lactam, tetracycline chiếm tỷ lệ cao nhất

(5,17%), kế đến aminosid (3,45%), nhóm macrolid không phát hiện có trong mẫu.
Mẫu gan heo: nhóm macrolid có tỷ lệ cao nhất 20,69%, kế đó là nhóm βlactam (13,79%), nhóm tetracyclines (10,34% ), và nhóm aminosid (3,45%).
Mẫu thận heo: nhóm β-lactam có tỷ lệ cao nhất (24,14%), kế đến nhóm
tetracyclines (22,41%), nhóm aminosid (8,62%), thấp nhất nhóm macrolid (5,17%).
- Tỷ lệ tồn dư kháng sinh trong mẫu (thận, gan, thịt) phân bố theo nguồn gốc:
Bình Phước có tỷ lệ kháng sinh tồn dư 83,33%; Long An (58,33%); Đồng Nai và
Bà Rịa - Vũng Tàu (đều có tỷ lệ 50%), Bình Dương (33,33%), TP.HCM và Tiền
Giang (12,5%).
 
 

xi



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Với những tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật đặc biệt
trong lĩnh vực y tế, sinh học đã cho ra đời các loại chế phẩm sinh học và chúng đã
đem lại những ích lợi vô cùng to lớn trong đó kháng sinh là một điển hình. Từ loại
kháng sinh đầu tiên được tìm ra là penicillin, đến nay rất nhiều loại kháng sinh thế
hệ mới khác đã được phát hiện, tổng hợp và sản xuất ở quy mô công nghiệp. Và từ
đó, kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong ngành y tế cũng như trong ngành chăn
nuôi như một phương pháp thần kỳ và hiệu quả nhất để điều trị các bệnh nhiễm
khuẩn cũng như trong những trường hợp phòng ngừa nhiễm trùng trong hậu phẫu
hay phòng ngừa phụ nhiễm.
Ở nước ta ngày nay, các loại kháng sinh đã khá quen thuộc với người chăn
nuôi, nhưng không phải nhà chăn nuôi nào cũng có đầy đủ về kiến thức về cách
thức sử dụng kháng sinh cũng như ý thức được những hậu quả tai hại do sử dụng
thuốc kháng sinh không đúng cách đem lại . Những nhà chăn nuôi này thường bán
hoặc hạ thịt thú mà không quan tâm đến thời gian ngưng thuốc cần thiết theo hướng
dẫn của nhà sản xuất. Các nhà sản xuất thức ăn gia giúc, gia cầm hay bản thân
người chăn nuôi đã sử dụng kháng sinh để trộn vào thức ăn để giúp thú tăng trọng
nhanh, vô tình họ đã gián tiếp gây ra tình trạng tồn dư thuốc kháng sinh trong mô
sản phẩm động vật.
Kháng sinh tồn dư trong thực phẩm không chỉ ảnh hưởng lớn đến chất lượng
sản phẩm mà nghiêm trọng hơn là nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu
dùng. Nó gây ra tình trạng ngộ độc kháng sinh, có thể gây tử vong hoặc gây ra hiện

 
 

1



tượng vi khuẩn đề kháng kháng sinh làm giảm hiệu quả của việc sử dụng kháng
sinh trong điều trị.
Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi – Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Anh Phụng và BSTY. Ngô
Thị Minh Hiển, cùng với sự hỗ trợ của Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị Chi cục Thú Y TP. HCM; chúng tôi tiến hành đề tài:
“ Khảo sát sự tồn dư kháng sinh trong thịt, gan và thận heo được giết mổ có
nguồn gốc từ địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận ”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Khảo sát sự tồn dư kháng sinh trong thịt, gan và thận heo có nguồn gốc tại
TP. HCM và các tỉnh lân cận, từ đó khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng kháng
sinh theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh tồn dư kháng sinh trong mô sản
phẩm động vật làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.
1.2.2. Yêu cầu
Chúng tôi tiến hành lấy mẫu thịt, gan, và thận heo (có nguồn gốc tại Thành
Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận) tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành
Phố Hồ Chí Minh, và sau đó kiểm tra sự tồn dư kháng sinh trong thịt, gan và thận
heo bằng phương pháp vi sinh vật – FPT (Frontier Post Test, Heitzman, 1994).
Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra sự tồn dư của 4 nhóm kháng sinh trong
mẫu: β – lactam, aminosid, macrolid, và tetracycline.

 
 

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 KHÁI QUÁT VỀ KHÁNG SINH
2. 1 .1 Khái niệm chung
Kháng sinh là những nhóm chất hóa học, được chiết xuất từ môi trường nuôi
cấy vi sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp có khả năng kìm hãm sự phát triển của
vi khuẩn hay tiêu diệt vi khuẩn bằng cách tác động chuyên biệt trên một giai đoạn
chuyển hóa cần thiết của vi sinh vật. Vì vậy những loại thuốc trước đây xếp vào
thuốc kháng khuẩn tổng hợp như sulfamid, quinolon,... bây giờ cũng được xếp vào
loại kháng sinh (Nguyễn Như Pho, 2004).
2.1.2 Phân loại kháng sinh
Theo Nguyễn Như Pho (2004), phân loại kháng sinh gồm
Phân loại theo cấu trúc hóa học

 
 

-

Nhóm beta-lactam: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin,...

-

Nhóm macrolid: erythromycin, spiramycin, tylosin,...

-

Nhóm tetracycline: tetracycline, oxytetracycline, chlortetracycline,...

-

Nhóm aminosid: streptomycin, gentamycin, kanamycin, neomycin,...


-

Nhóm phenicol: chloramphenicol, thiamphenicol,...

-

Nhóm quinolon: acid nalidixic, flumequin, norfloxacin,...

-

Nhóm polypeptid: colistin, bacitracin, polymycin,...

-

Các nhóm kháng sinh gần gũi với macrolid: lincomycin, virginiamycin,..

-

Nhóm sulfamid: sulfaguanidin, sulfacetamid, sulfamethoxazol,...

-

Nhóm diaminopyrimidin: trimethoprim, diaveridin,...

-

Nhóm nitrofurans: nitrofurazol, furazolidon, furaltadon,...

-


Các nhóm khác: glycopeptid, pleuromutilin, polyether ionophore,...
3


Hình 2.1: Cấu trúc hóa học của một số kháng sinh (Trần Thị Thu Hằng, 2007)

 
 

4


Phân loại theo cơ chế tác động
-

Kháng sinh tác động lên thành tế bào vi khuẩn: vancomycin, bacitracin,
penicillin,...

-

Kháng sinh tác động lên tế bào chất: nhóm polypeptid (colistin, polymycin)
và polyens (chất kháng nấm).

-

Kháng sinh tác động lên quá trình tổng hợp acid nucleic: nhóm quinolon,
nhóm sulfamid,…

-


Kháng sinh tác động lên quá trình tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn:
nhóm aminosid, nhóm tetracycline, nhóm macrolid,...

Phân loại theo tác động kháng khuẩn
-

Nhóm kháng sinh kìm khuẩn: tetracycline, macrolid, phenicol

-

Nhóm kháng sinh sát khuẩn bacteriostatic: sulfamid + diaminopyrimidin,
aminosid, polypeptid

2.1.3 Dược động học của các chất kháng sinh
Đó là quá trình chuyển hóa các chất kháng sinh từ lúc hấp thu vào cho đến
khi bị loại thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể. Theo Đào Văn Phan (2003), dược động học
của kháng sinh gồm các quá trình: hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ được
trình bày qua sơ đồ 2. 1

Sơ đồ 2.1: Sự phân bố và chuyển hóa kháng sinh trong cơ thể động vật
(Đào Văn Phan, 2003)
 
 

5


2.1.3.1 Sự phân bố kháng sinh
Sau khi hấp thu vào máu, một phần kháng sinh gắn vào protein của huyết

tương để được vận chuyển theo máu vào các mô bào, phần lớn kháng sinh tự do
không gắn vào protein sẽ qua được thành mạch để chuyển vào các mô, vào nơi tác
dụng, vào mô dự trữ hay bị chuyển hóa rồi thải trừ. Giữa nồng độ thuốc tự do và
phức hợp protein - kháng sinh luôn có sự cân bằng động. Có hai nhóm yếu tố ảnh
hưởng đến sự phân bố kháng sinh trong cơ thể:
-

Về phía cơ thể: tính chất màng tế bào, màng mao mạch, số lượng vị trí gắn
thuốc và pH của môi trường.

-

Về phía kháng sinh: trọng lượng phân tử, tỷ lệ tan trong nước và tan trong
lipid của kháng sinh, tính acid hay kiềm, độ ion hóa, ái lực của kháng sinh
với thụ thể.

Thể tích phân bố (volume of distribution, Vd) là thể tích cần để chứa một lượng
thuốc cần cho sự phân bố đồng đều trong cơ thể ở một nồng độ đo được tại huyết
tương. Vd được dùng làm thông số định lượng sự phân bố thuốc khắp cơ thể sau khi
uống hoặc tiêm.
Tổng lượng thuốc trong cơ thể
Vd =

Nồng độ thuốc trong máu

Hiểu về thể tích phân bố ta sẽ tính được liều dùng để đạt được nồng độ thuốc
cần thiết trong huyết tương (CP): Liều(mg/kg) = CP(mg/L) × Vd(L/kg)
2.1.3.2 Sự hấp thu kháng sinh
Là sự vận chuyển kháng sinh từ nơi tiếp nhận kháng sinh đã đi vào máu rồi đi
khắp cơ thể tới nơi tác dụng. Sự hấp thu phụ thuộc vào các yếu tố sau:

-

Độ hòa tan của kháng sinh: kháng sinh dạng nước dễ hấp thu hơn kháng sinh
dạng dầu, dịch keo hay dạng cứng.

-

Độ pH tại chỗ hấp thu: ảnh hưởng đến độ hòa tan và độ ion hóa của kháng
sinh.

-

Nồng độ của kháng sinh: Nồng độ của kháng sinh càng cao thì sự hấp thu
càng nhanh.

 
 

6


-

Tuần hoàn tại vùng hấp thu: tại nơi dùng thuốc càng nhiều mạch máu thì sự
hấp thu càng nhanh.

-

Diện tích vùng hấp thu tại các mô : phổi, niêm mạc ruột có diện tích lớn nên
hấp thu nhanh.


Thông số ước lượng mức độ thuốc đi vào hệ tuần hoàn là sinh khả dụng
(bioavailability). Thông số này (F) sẽ được biểu thị bằng tỉ lệ giữa mức độ thuốc đi
vào hệ tuần hoàn bằng đường cấp A so với đường tiêm tĩnh mạch:
F=

(AUC)uống
(AUC)tiêm tĩnh mạch

(AUC, area under the curve, là diện ích dưới đường cong của đồ thị tương quan
giữa nồng độ thuốc trong huyết tương với thời gian sau khi cấp thuốc)
2.1.3.3 Sự chuyển hóa kháng sinh trong cơ thể động vật
Mục đích của sự chuyển hóa kháng sinh là thải trừ chất lạ ra khỏi cơ thể.
Phần lớn kháng sinh là những phân tử tan trong chất béo, không bị ion hóa, dễ thấm
qua màng tế bào, gắn vào protein huyết tương và được giữ lại trong cơ thể. Do đó,
muốn thải trừ kháng sinh ra khỏi cơ thể phải chuyển hóa kháng sinh này sao cho
chúng trở thành những phân tử có cực, dễ bị ion hóa vì vậy ít tan trong mỡ, khó gắn
vào protein, khó thấm vào tế bào, vì thế tan nhiều trong nước, dễ bị loại thải. Nơi
thường xảy ra quá trình chuyển hóa và các enzyme chính xúc tác cho chuyển hóa :
-

Niêm mạc ruột: protease, lipase, decarboxylase.

-

Huyết thanh: esterase

-

Phổi: oxydase


-

Vi khuẩn ruột: reductase, decarboxylase

-

Hệ thần kinh trung ương: monoamine oxydase, decarboxylase

-

Gan là nơi chuyển hóa chính, chứa hầu hết các enzyme tham gia chuyển hóa
chất kháng sinh.

 
 

7


Tốc độ bài thải của một loại thuốc ra khỏi cơ thể được biểu hiện qua thông số t1/2
(thời gian bán thải). Thông số này là thời gian cần thiết (tính bằng giờ) để loại thải
để loại thải một nửa lượng thuốc ra khỏi cơ thể
t1/2 =

0,693Vd
ClB

ClB là tốc độ bài thải của cơ thể (ml/phút/kg).
2.1.3.4 Sự thải trừ kháng sinh

Kháng sinh được thải trừ dưới dạng còn nguyên hoặc đã bị chuyển
hóa.Thành phần thải trừ kháng sinh gồm:
-

Sữa: thường thải trừ các chất tan trong lipid, vì sữa có tính acid yếu hơn
huyết tương.

-

Thận: là cơ quan thải trừ chủ yếu nhất là đối với các chất tan trong nước.

-

Mật: sau khi chuyển hóa ở gan, các chất chuyển hóa sẽ được thải trừ qua mật
rồi cuối cùng theo phân ra ngoài. Sau khi bị chuyển hóa tiếp tục ở ruột,
chúng có thể được tái hấp thu vào máu để rồi lại thải trừ qua thận.

-

Các cơ quan khác: thuốc có thể được thải trừ qua mồ hôi, nước mắt, tế bào
sừng (lông, tóc, móng), tuyến nước bọt (thường số lượng ít).

2.1.4 Cơ chế của sự đề kháng kháng sinh
Theo Nguyễn Như Pho (2004), vi khuẩn đề kháng kháng sinh thông qua 4 cơ
chế như sau:
-

Vi khuẩn sản xuất các enzyme có khả năng làm biến đổi hay vô hoạt kháng
sinh. Ví dụ: vi khuẩn sinh beta-lactamase phá hủy các cấu trúc của betalactam.


-

Thay đổi cấu trúc điểm tiếp nhận. Ví dụ: vi khuẩn thay đổi ribosom 30S
không cho aminosid gắn vào.

-

Ngăn cản sự vận chuyển kháng sinh vào trong tế bào. Ví dụ: ở vi khuẩn đề
kháng với tetracycline.

 
 

Thay đổi quá trình biến dưỡng.Ví dụ: ở vi khuẩn đề kháng với sulfamid
8


2.2 Sử dụng kháng sinh
2.2.1 Nguyên tắc chọn và sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm trùng
Chuẩn đoán nguyên nhân: công tác chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng
chính xác là yếu tố rất quan trọng đem lại thành công cho công tác điều trị. Ngoài
ra, nếu có điều kiện nên làm kháng sinh đồ để biết được kháng sinh nào có hiệu quả
điều trị cao nhất. Theo Nguyễn Như Pho (2004) , nguyên tắc sử dụng kháng sinh
trong điều trị bao gồm :
-

Chọn đúng loại kháng sinh cần dùng: chọn kháng sinh phù hợp với loại vi
khuẩn gây bệnh, không sử dụng kháng sinh tùy ý mà không qua chẩn đoán
bệnh của thú y viên. Nếu có điều kiện nên làm kháng sinh đồ trước khi dùng
thuốc.


-

Dùng ngay liều điều trị khi cần thiết: chỉ sử dụng liều đủ để diệt vi khuẩn,
không nên dùng liều quá cao sẽ dẫn đến tình trạng tai biến nhưng cũng
không dùng liều quá thấp vì như vậy sẽ gây ra tình trạng vi khuẩn đề kháng
thuốc gây khó khăn cho công tác điều trị sau này.

-

Sử dụng kháng sinh ngay lập tức khi có chỉ định dùng kháng sinh: khi đã
chẩn đoán bệnh chính xác cần phải cung cấp kháng sinh phù hợp ngay cho
thú để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

-

Lựa chọn đường cấp kháng sinh phù hợp cho thú: phụ thuộc vào tốc độ hấp
thu, cơ quan bài thải của thuốc mà ta có thể quyết định đường cấp thuốc
thích hợp.

-

Phối hợp kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị: ta có thể phối hợp hai hay ba
loại kháng sinh với nhau tùy theo tình trạng bệnh lý của thú.

-

Kiên nhẫn điều trị đúng nồng độ thuốc, đúng thời gian để đảm bảo kết quả
điều trị.


Lựa chọn kháng sinh: lựa chọn kháng sinh có thể dựa trên các cơ sở sau:
-

Phổ hoạt tính: có thể làm kháng sinh đồ để biết vi khuẩn nhạy cảm với loại
kháng sinh nào.

 
 

9


- Tính chất dược lực dược động của kháng sinh: thông số thường được sử
dụng là nồng độ ức chế tối thiểu (MIC, minimal inhibition concentration).
Chọn kháng sinh dựa vào thông số dược lực và dược động:
ƒ Kháng sinh β – lactam : T > MIC ≥ 40 – 50%
ƒ Kháng sinh aminoglycosid: Cmax / MIC ≥ 10
ƒ Các kháng sinh khác: AUC / MIC ≥ 25 – 125
- Khả năng kháng sinh tập trung vào ổ nhiễm trùng. Tùy thuốc có thể đạt nồng
độ cao ở những nơi sau:
ƒ Nước tiểu: β – lactam, aminoglycosid, quinolon, sulfamid.
ƒ Mật: metampicillin, chloramphenicol.
ƒ Dịch não tủy: ampicillin, chloramphenicol, sulfamid, trimethoprim.
- Ngoài ra còn dựa vào thời gian bán thải, MIC, để điều chỉnh liều dùng, thể
tích phân phối (Vd) để tính liều tấn công, liều duy trì.
-

Yếu tố thuộc về thú bệnh như: tình trạng bệnh, tuổi, chức năng gan
thận,thời kỳ mang thai, khả năng đề kháng, tiền sử dị ứng hay tác dụng phụ
với thuốc.


2.2.2 Kháng sinh dùng trong công tác phòng bệnh
Vi sinh vật trong tự nhiên bao gồm vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại,
chúng được giữ ở trạng thái cân bằng nhờ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra,
quần thể vi sinh vật trong môi trường ổn định của cơ thể cũng cạnh tranh với các vi
sinh vật ngoại nhập. Tuy nhiên, sự cân bằng này chịu tác động của stress từ môi
trường, từ công tác chăm sóc, quản lý, dinh dưỡng,... các yếu tố này có khả năng
ảnh hưởng lên toàn đàn gia súc. Sự mất cân bằng làm cho vi sinh vật tăng sinh gây
bệnh, giải phóng độc tố gây hại cho sức khỏe vật nuôi. Vì vậy, người chăn nuôi
thường sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi của mình (Dương Quang
Đức, 2003).

 
 

10


Hiện nay có 3 phương pháp sử dụng kháng sinh để phòng bệnh (Võ Thị Trà An,
2001):
-

Dùng một loại kháng sinh ở liều phòng trong một thời gian dài nhằm duy trì
hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây
bệnh.

-

Dùng luân phiên nhiều loại kháng sinh ở liều phòng để ngăn chặn hệ vi sinh
vật cơ hội có sẵn trong cơ thể hoặc những vi khuẩn có thể lây lan từ cá thể

này sang cá thể khác. Phương pháp này thường được dùng khi vận chuyển
thú từ nơi này đến nơi khác có môi trường sống khác nhau hoặc đối với
những con được chọn lựa lâu dài.

-

Để hạn chế sự kháng thuốc của vi sinh vật xảy ra khi sử dụng phương pháp
trên, người ta đã đưa ra hướng giải quyết khác như: liều kháng sinh sử dụng
tăng dần liên tục để hiệu quả kháng khuẩn luôn ở mức cao hơn liều vi sinh
vật có thể đề kháng được. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả trong việc khống
chế vi sinh vật gây bệnh và hạn chế sự đề kháng thuốc.

2.2.3 Kháng sinh dùng kích thích tăng trưởng
Theo Dương Thanh Liêm (2005), người ta bổ sung kháng sinh với liều thấp
vào thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích tăng trưởng, làm tăng năng suất vật
nuôi, giảm tiêu hao thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra, người ta còn sử dụng
kháng sinh với các mục đích khác như:
-

Kháng sinh cho thêm vào thức ăn để bảo quản

-

Kháng sinh cho thêm vào thức ăn gia súc hoặc cho gia súc uống trước khi
giết thịt với mục đích kéo dài thời gian, tránh hư hỏng thịt tươi hoặc cho gà
đang đẻ uống thêm kháng sinh để trứng đẻ ra chứa một lượng kháng sinh tuy
nhỏ nhưng đủ để kéo dài thời gian bảo quản.

-


Có thể cho trực tiếp vào thực phẩm để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật để bảo
quản thực phẩm. Kháng sinh được cho vào đá để bảo quản cá tươi, cho vào
nước làm lông để thịt gia cầm tươi, cho vào bao bì vỏ ngoài của phomat để
chống mốc, …

 
 

11


2.2.4 Phối hợp kháng sinh
Tetracyclines
Phenicol
Macrolid
Synergistin
Trimethoprim
Thường
đối kháng

Thường đối kháng

Quinolon

Không đối kháng

Penicillin
Cephalsosporin
Fosfomycin
Rifamycin


Không đối kháng

Hợp lực

Polypeptid
Aminosid
Colistin

Không đối kháng
Sulfamid
Fucidin

Thường bổ trợ

Furans

Sơ đồ 2.2: Phối hợp kháng sinh (Trần Thanh Phong, 1996)
Theo Nguyễn Như Pho (2004), phối hợp kháng sinh là do những lý do sau:
-

Mở rộng phổ kháng khuẩn

-

Tăng hiệu lực kháng khuẩn

-

Ngăn ngừa sự đề kháng thuốc


2.2.5 Hậu quả của việc sử dụng kháng sinh không đúng cách
Kháng sinh không thể thiếu trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, để
công tác điều trị đạt hiệu quả thì người chăn nuôi phải tuân thủ đúng nguyên tắc sử
dụng kháng sinh an toàn và hợp lý, chỉ sử dụng kháng sinh trong trường hợp nhiễm
khuẩn hoặc đề phòng nhiễm khuẩn, lựa chọn kháng sinh thích hợp với loại mầm
bệnh. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, tránh hiện tượng
tồn dư kháng sinh trong thịt, người chăn nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt thời gian
ngưng thuốc, chỉ sử dụng kháng sinh trong danh mục cho phép (Nguyễn Thị Hoa
Lý, 2004).

 
 

12


Bảng 2.1: Các loại hóa chất và kháng sinh bị cấm sử đụng ở Việt Nam
STT

Tên hóa chất và kháng sinh bị cấm sử dụng ở Việt Nam
Chloramphenicol (tên khác: coloromycetin, chlorocid, chlornitromycin,

1

laevomycin, leucomycin).
Furazolidon và một số dẫn xuất nhóm nitrofurans (nitrofuran, furacillin,

2


nitrofurazon, furaltadon, nitrofuridin, nitrovin,…)

3

Dimetridazole (tên khác: emtryl)

4

Metronidazole (tên khác: trichomonoacid, flagyl, avimetronid, klion)

5

Dipterex (tên khác: metriphonat, trichlorphon, chlorophos)

(Quyết định số 29/2002/QĐ – BNN, ngày 24/4/2002; Dương Thanh Liêm, 2005)
Sử dụng kháng sinh lâu dài sẽ tạo ra những hạn chế sau (Dương Thanh Liêm,
2005):
-

Kháng sinh thường xuyên tồn tại trong thức ăn sẽ làm cho cơ thể mất đi khả
năng đề kháng của bản thân (miễn dịch chống lại vi trùng gây hại, từ đó làm
cho thú có sức chống chọi với bệnh tật ngày càng yếu đi).

-

Vi khuẩn gây bệnh nếu thường xuyên tiếp xúc với kháng sinh liều thấp (có
trong thức ăn hay trong điều trị không đủ liều), nó sẽ thích ứng với loại
kháng sinh đó, tạo ra thể biến chủng thay đổi cấu trúc DNA để chống lại
kháng sinh.Từ đó tạo ra sự kháng thuốc, đến lúc này thì loại kháng sinh này
không còn đặc hiệu để trị bệnh cho thú.


-

Tạo ra sự tồn dư kháng sinh trong thực phẩm chăn nuôi gây hại đến sức khỏe
của người tiêu thụ. Một số kháng sinh có nguồn gốc tổng hợp ngày nay đã
được xác định là nguyên nhân gây ung thư ở người.

2.3 KHÁNG SINH TỒN DƯ
2.3.1 Khái niệm về chất tồn dư
Chất tồn dư được định nghĩa trong chỉ thị 86/469 của thị trường chung Châu
Âu như sau: "chất tồn dư là chất có hoạt tính dược động học và các chất chuyển hóa
trung gian của chúng cũng như những chất khác được đưa vào trong thịt, tất cả

 
 

13


được xem như là những chất nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng " (Nguyễn
Ngọc Tuân, 2002).
2.3.2 Giới hạn tồn dư các chất kháng khuẩn trong thịt (MRL - Maximum
Residue Limit)
Giới hạn tồn dư tối đa (MRL) là một khái niệm để đánh giá hàm lượng tối đa
có thể chấp nhận được mà con người ăn vào. Khái niệm này nếu nói theo một cách
khác là “hàm lượng ăn vào mà người tiêu thụ hy vọng có trong mô bào với nồng độ
cao nhất”, (Nguyễn Ngọc Tuân, 2002). MRL được tính bằng hàm lượng chất tồn dư
so với khối lượng mô (mg/kg hoặc ppm, đôi khi người ta còn dùng µg/kg hoặc
ppb).
Bảng 2.2: Giới hạn tồn dư tối đa của các kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi

Loại kháng sinh
ampicillin
oxacillin

chlortetracycline

oxytetracycline
tetracycline
cefazosin
spiramycin

tylosin

 
 

Giới hạn tối
đa(µg/kg)
Tất các loài động
Cơ, gan, thận, mỡ
50
vật
Sữa
4
Tất các loài động
Cơ, gan, thận, mỡ
300
vật
Sữa
30

Thận
600
Gan
300
Tất các loài động
Trứng
200
vật

100
Sữa
100
Thận
600
Gan
300
Tất các loài động
Trứng
200
vật

100
Sữa
100
Bò, dê, cừu
Sữa
50
Gan thận mỡ
300


Cơ sữa
200
Gan
400
Gà thịt
Mỡ, da
300

200
Gan thận mỡ
100

Cơ sữa
50
Heo, gia cầm
100
Không sử dụng Tylosin cho gà đẻ trứng thương phẩm
(Trích dẫn: Dương Thanh Liêm, 2005)
Loài động vật

Loại sản phẩm

14


×