BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP NGOẠI KHOA
TRÊN CƠ QUAN SINH SẢN CHÓ CÁI TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
PETCARE, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Họ và tên sinh viên:
LƯƠNG THỊ KIỀU
Ngành
:
DƯỢC THÚ Y
Niên khóa
:
2004 – 2009
Tháng 09/2009
KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP NGOẠI KHOA
TRÊN CƠ QUAN SINH SẢN CHÓ CÁI TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y
PETCARE, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tác giả
LƯƠNG THỊ KIỀU
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ Thú Y chuyên Dược
Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Lê Văn Thọ
ThS. Huỳnh Thị Thanh Ngọc
Tháng 09/2009
i
Kính dâng Cha – Mẹ lòng biết ơn sâu sắc, người đã sinh thành, dưỡng dục cho
con có được ngày hôm nay.
Thành kính ghi ơn bà con hai bên nội ngoại đã động viên, tạo điều kiện cho con
hoàn thành khóa học.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học
Nông Lâm, TP.Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú – Y, cùng toàn
thể các thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức chuyên
môn cũng như những kinh nghiệm vô cùng quý báu trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Văn Thọ đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ths. Huỳnh Thị Thanh Ngọc, BSTY. Nguyễn Thị
Quỳnh Hoa, cùng toàn thể anh chị và bạn bè tại bệnh viện Thú Y Petcare đã hết lòng
hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn tất cả bạn bè trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ và
chia sẻ cùng tôi những khó khăn trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài
Sinh viên thực hiện
Lương Thị Kiều
ii
TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát một số trường hợp ngoại khoa trên cơ quan sinh sản chó
cái tại bệnh viện Thú Y Petcare, Thành Phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ ngày
03/03/2009 – 03/07/2009 tại các chi nhánh của bệnh viện Thú Y Petcare, Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Chúng tôi ghi nhận được 568 chó cái mang đến khám và điều trị tại bệnh viện,
trong đó có 58 chó cái cần can thiệp ngoại khoa trên cơ quan sinh sản chiếm tỷ lệ
10,21%.
Trong 58 trường hợp can thiệp ngoại khoa trên cơ quan sinh sản chó cái, có 28
ca triệt sản cái chiếm tỷ lệ cao nhất (48,28%), tiếp theo là mổ lấy thai có 19 ca chiếm
tỷ lệ 32,76%, trường hợp chiếm tỷ lệ thấp đó là chó bị bướu: 8 ca bướu vú chiếm tỷ lệ
13,79%, bướu âm đạo 3 ca chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,17%.
Các trường hợp can thiệp ngoại khoa trên cơ quan sinh sản chó cái đều xảy ra ở
cả hai nhóm giống chó ngoại và chó nội. Ở nhóm giống chó ngoại chiếm tỷ lệ cao hơn
nhóm giống chó nội trong các trường hợp: triệt sản cái chiếm 82,14%, mổ lấy thai
chiếm 89,47%. Trái lại nhóm giống chó nội lại chiếm tỷ lệ cao trong trường hợp chó bị
bướu là 72,73%, do giống chó nội ít có giá trị kinh tế và chế độ dinh dưỡng, chăm sóc
kém phần chu đáo, và tập tính thả rong của chúng.
Các trường hợp cần can thiệp ngoại khoa đều xảy ra ở mọi lứa tuổi, trường hợp
triệt sản cái và bị bướu có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi, riêng trường hợp mổ lấy
thai có xu hướng giảm dần theo lứa tuổi.
Sự lành vết thương của chó thuộc nhóm giống chó nội chậm hơn chó thuộc
nhóm giống chó ngoại, cũng như những chó lớn tuổi có thời gian lành sẹo chậm hơn
những chó nhỏ tuổi.
Trong 58 ca phẫu thuật có các trường hợp tai biến trong quá trình phẫu thuật là:
2 ca xuất huyết chiếm tỷ lệ (3,45%), 2 ca trục trặc hô hấp chiếm tỷ lệ (3,45%). Tai
biến sau phẫu thuật có 4 ca nhiễm trùng vết mổ chiếm tỷ lệ 6,90% và 2 ca đứt chỉ
chiếm tỷ lệ 3,45%. Những trường hợp này xảy ra là do sự chăm sóc hậu phẫu không
chu đáo theo lời khuyên của Bác Sĩ.
Không có ca nào gây chết chó, tỷ lệ thành công rất cao.
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................i
Lời cảm tạ....................................................................................................................ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục ......................................................................................................................iv
Danh sách các hình và biểu đồ ...................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................viii
Chương 1: MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU...................................................................................1
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................3
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TRÊN CHÓ...........................................3
2.1.1 Thân nhiệt...........................................................................................................3
2.1.2 Tần số hô hấp......................................................................................................3
2.1.3 Tần số tim ...........................................................................................................3
2.1.4 Chỉ tiêu về sinh sản .............................................................................................3
2.2 CƠ THỂ HỌC VÙNG BỤNG ...............................................................................4
2.3 CẤU TẠO CƠ QUAN SINH SẢN CHÓ CÁI .......................................................5
2.3.1 Buồng trứng ........................................................................................................5
2.3.2 Ống dẫn trứng .....................................................................................................6
2.3.3 Tử cung...............................................................................................................6
2.3.4 Âm đạo ...............................................................................................................7
2.3.5 Tiền đình.............................................................................................................7
2.3.6 Âm hộ .................................................................................................................7
2.3.8 Nhũ tuyến ...........................................................................................................8
2.4 TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ KÍCH THÍCH TỐ SINH DỤC .................................8
2.4.1 Estrogen..............................................................................................................8
iv
2.4.2 Progesterone .......................................................................................................8
2.4.3 Relaxin................................................................................................................8
2.4.4 Oxytocin .............................................................................................................8
2.5 KHÁI QUÁT VỀ CHỨNG VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ CÁI ...........................9
2.5.1 Định nghĩa ..........................................................................................................9
2.5.2 Nguyên nhân.......................................................................................................9
2.5.3 Triệu chứng.........................................................................................................9
2.5.4 Chẩn đoán...........................................................................................................9
2.5.5 Điều trị..............................................................................................................10
2.6 SỰ MANG THAI ................................................................................................11
2.7 SỰ SINH ĐẺ .......................................................................................................11
2.7.1 Dấu hiệu chó sắp sanh.......................................................................................11
2.7.2 Những giai đoạn của quá trình đẻ......................................................................11
2.8 SỰ ĐẺ KHÓ........................................................................................................12
2.8.1 Định nghĩa ........................................................................................................12
2.8.2 Những nguyên nhân đưa đến đẻ khó .................................................................12
2.9 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐỂ PHÁT HIỆN ĐẺ KHÓ ...............13
2.9.1 Chẩn đoán lâm sàng ..........................................................................................13
2.9.2 Chẩn đoán bằng siêu âm....................................................................................13
2.10 NHỮNG BIỆN PHÁP CAN THIỆP ĐỐI VỚI CHÓ ĐẺ KHÓ ..........................14
2.10.1 Hỗ trợ bằng thuốc ...........................................................................................14
2.10.2 Phương pháp trợ giúp bằng tay........................................................................14
2.10.3 Can thiệp bằng phẫu thuật ...............................................................................14
2.11 BƯỚU ...............................................................................................................15
2.11.1 Định nghĩa ......................................................................................................15
2.11.2 Phân loại .........................................................................................................15
2.11.3 Một số dạng bướu thường gặp trên cơ quan sinh sản chó cái...........................15
2.12 SỰ LÀNH VẾT THƯƠNG................................................................................16
2.13 PHƯƠNG PHÁP CẦM CỘT CHÓ....................................................................19
2.14 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI............................................................................................................................19
v
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.................................21
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ...........................................................21
3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ..................................................................................21
3.3 PHƯƠNG TIỆN KHẢO SÁT ..............................................................................21
3.3.1 Dụng cụ ............................................................................................................21
2.3.2 Vật liệu .............................................................................................................21
2.3.3 Dược phẩm .......................................................................................................22
3.4 NỘI DUNG ĐỀ TÀI............................................................................................22
3.5 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ................................................................................22
3.6 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...........................................................................22
3.6.1 Tại phòng khám ................................................................................................22
3.6.2 Tại phòng phẫu thuật.........................................................................................23
3.6.2.1 Chuẩn bị thú trước khi phẫu thuật ..................................................................23
3.6.2.2 Tiến hành phẫu thuật......................................................................................24
3.6.2.3Chăm sóc hậu phẫu .........................................................................................32
3.6.2.4 Những tai biến trong và sau khi phẫu thuật.....................................................32
3.7 XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................................33
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................34
4.1 Tỷ lệ các trường hợp phẫu thuật...........................................................................34
4.2 Tỷ lệ các trường hợp triệt sản chó cái theo nhóm giống và lứa tuổi ......................35
4.3 Kết quả theo dõi thời gian lành vết mổ của trường hợp triệt sản chó cái...............37
4.6 Tỷ lệ các trường hợp bướu trên cơ quan sinh sản chó cái theo nhóm giống và
lứa tuổi......................................................................................................................42
4.7 Thời gian lành vết mổ sau phẫu thuật của trường hợp mổ bướu ...........................44
4.8 Tỷ lệ xuất hiện những tai biến trong và sau khi phẫu thuật ...................................45
4.9 Thân nhiệt của thú trước và sau khi phẫu thuật.....................................................46
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................47
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................47
5.2 ĐỀ NGHỊ.............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................49
PHỤ LỤC .................................................................................................................51
vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Cấu tạo cơ quan sinh sản chó cái..................................................................5
Hình 2.2: Dịch thai chảy ra ở âm hộ...........................................................................12
Hình 2.3: Bướu tuyến vú............................................................................................15
Hình 3.1: Khay đựng dụng cụ phẫu thuật ...................................................................21
Hình 3.2: Cố định chó trên bàn mổ và sát trùng vị trí mổ ...........................................23
Hình 3.3: Đặt và cố định săng mổ ..............................................................................24
Hình 3.4: Mổ vào xoang bụng....................................................................................24
Hình 3.5: Mở rộng vết mổ dọc theo đường trắng........................................................25
Hình 3.6: Đưa ngón trỏ vào xoang bụng để dò tìm sừng tử cung................................25
Hình 3.7 Cột buồng trứng (A) và cột tử cung (B).......................................................26
Hình 3.8 Tử cung bình thường (A) và tử cung bị viêm (B).........................................26
Hình 3.9: May phúc mạc và cơ thẳng bụng (A), may mô dưới da (B) ........................27
Hình 3.10: Đường may da (A) và sau khi may da xong (B)........................................27
Hình3.11: Gây tê tại chỗ ............................................................................................28
Hình 3.12: Mổ vào thân tử cung.................................................................................28
Hình 3.13: Kẹp tử cung lên thành bụng (A);bắt chó con ra, kẹp rốn và lau dịch (B)...29
Hình 3.14: Lấy nhau ra ..............................................................................................29
Hình 3.15: Rắc ampicillin vào tử cung (A) và đóng tử cung lại (B)............................30
Hình 3.16: Rạch da (A) và dùng dao mổ để bóc tách mô liên kết (B) .........................30
Hình 3.17: Cột mạch máu (A), khối bướu sau khi bóc tách (B) ..................................31
Biểu đồ 4.1: Số lượng các trường hợp phẫu thuật.......................................................34
Biểu đồ 4.2: Số lượng các trường hợp triệt sản cái .....................................................36
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ thời gian lành vết mổ sau phẫu thuật của trường hợp triệt sản cái.......38
Biểu đồ 4.4: Số lượng các ca mổ lấy thai theo nguyên nhân.......................................40
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ thời gian lành vết mổ sau phẫu thuật của trường hợp mổ lấy thai ..41
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệt thời gian lành vết mổ sau phẫu thuật của trường hợp mổ bướu ....44
Biểu đồ 4.7: Số lượng các tai biến..............................................................................45
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tỷ lệ các trường hợp phẫu thuật ....................................................................... 34
Bảng 4.2 Tỷ lệ các trường hợp triệt sản chó cái theo nhóm giống và lứa tuổi .............. 35
Bảng 4.3 Thời gian lành vết mổ sau phẫu thuật của trường hợp triệt sản chó cái ........ 38
Bảng 4.4 Tỷ lệ các trường hợp mổ lấy thai thường gặp theo nhóm giống và lứa tuổi ...... 39
Bảng 4.5 Thời gian lành vết mổ sau phẫu thuật của trường hợp mổ lấy thai ................ 41
Bảng 4.6 Tỷ lệ các trường hợp mổ bướu theo nhóm giống và lứa tuổi ......................... 42
Bảng 4.7 Thời gian lành vết mổ sau phẫu thuật của trường hợp mổ bướu .................... 44
Bảng 4.8 Tỷ lệ xuất hiện những tai biến .......................................................................... 45
viii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nhắc đến thú với các đặc tính thông minh, trung thành và thân thiết với con
người chắc hẳn người ta sẽ nghĩ ngay đến loài chó. Vì vậy, chúng trở nên nổi bậc, gần
gũi và được con người yêu thích nhất trong các loài vật nuôi. Người ta nuôi chó không
những để giữ nhà, hữu dụng trong công tác quốc phòng mà còn nuôi để làm cảnh, làm
bạn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước nói chung và Thành Phố Hồ Chí
Minh nói riêng, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng
cao, con người ngày càng có nhiều điều kiện chăm sóc vật cưng của mình. Mặc dù
vậy, vấn đề về bệnh tật thì khó tránh khỏi, một trong những vấn đề làm gia chủ và đội
ngũ bác sĩ Thú Y quan tâm, lo lắng đó là bệnh liên quan đến sinh sản trên chó. Đặc
biệt là những bệnh cần can thiệp ngoại khoa trên cơ quan sinh sản của chó cái.
Từ ý nghĩa thực tiễn của việc điều trị bằng can thiệp ngoại khoa cùng với mong
muốn được học hỏi, củng cố kiến thức đã học, mở rộng sự hiểu biết về những kỹ thuật
ngoại khoa của thú y. Được sự đồng ý của khoa chăn nuôi thú y và sự tận tâm hướng
dẫn của PGS. TS. Lê Văn Thọ, Ths. Huỳnh Thị Thanh Ngọc và bác sĩ Thú Y Nguyễn
Thị Quỳnh Hoa, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát một số trường hợp
can thiệp ngoại khoa trên cơ quan sinh sản chó cái tại bệnh viện thú y Petcare,
Thành Phố Hồ Chí Minh”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
- Khảo sát các trường hợp can thiệp ngoại khoa trên cơ quan sinh sản chó cái.
- Ghi nhận kết quả điều trị.
1.2.2 Yêu cầu
- Phụ mổ cho những chó cái cần can thiệp ngoại khoa trên cơ quan sinh sản tại
bệnh viện.
1
- Ghi chép số liệu và thân nhiệt hàng ngày.
- Ghi nhận các tai biến trong và sau khi mổ (nếu có), cách xử lý.
- Theo dõi sự lành vết thương của các trường hợp phẫu thuật.
2
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TRÊN CHÓ
2.1.1 Thân nhiệt (đo ở trực tràng)
Chó trưởng thành: 380C – 390C
Chó con: 38,50C – 39,50C
2.1.2 Tần số hô hấp
Chó trưởng thành: 10 – 40 lần/phút
Chó con: 15 – 35 lần/phút
2.1.3 Tần số tim
Chó trưởng thành: 60 – 160 lần/phút
Chó con: 200 – 220 lần/phút
2.1.4 Chỉ tiêu về sinh sản
Tuổi thành thục:
Chó đực: 7 – 10 tháng tuổi
Chó cái: 6 – 12 tháng tuổi
Tùy theo giống mà thú có tầm vóc nhỏ thì thành thục sớm, thú có tầm vóc lớn
thì thành thục muộn.
Chu kỳ lên giống: tính trung bình chó cái lên giống vào khoảng 6 – 8 tháng
tuổi, chó động dục 2 lần mỗi năm. Thời kỳ động dục gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn tiền động dục: kéo dài từ 8 – 13 ngày với các biểu hiện như âm hộ
ướt, sưng, sau đó có dịch và máu.
- Giai đoạn động dục: kéo dài từ 9 – 12 ngày, âm hộ giảm sưng, có màu nhạt
hơn, trứng sẽ rụng vào ngày thứ 2 của giai đoạn này. Đây là thời điểm thích hợp cho
sự phối giống.
- Giai đoạn sau động dục: kéo dài khoảng 2 tháng. Bộ phận sinh dục trở lại bình
thường nếu chó không có thai. Chó cái không muốn gần chó đực, không tiết dịch, tử
3
cung vẫn trong tình trạng hoạt động chuẩn bị cho việc mang thai hoặc bước vào giai
đoạn nghỉ ngơi.
- Giai đoạn nghỉ ngơi: kéo dài 2 – 10 tháng, trung bình 4 – 5 tháng, thú không
có biểu hiện động dục, thể vàng teo dần.
Thời gian mang thai: 58 – 63 ngày
Số con trên mỗi lứa: 2 – 6 con/lứa
Tuổi cai sữa: 8 – 9 tuần tuổi
2.2 CƠ THỂ HỌC VÙNG BỤNG
Bao bọc vùng bụng chó là một lớp da mỏng.
Kế đến là phần mô liên kết.
Dưới lớp mô liên kết là cơ thẳng bụng. Hai cơ nằm song song với mặt bụng
chạy từ xương ức đến phần cuối xương mu.
Đường trắng (đường giữa) là một làn mô sợi do hai lớp màng cân của cơ thẳng
bụng và màng gân của cơ nghiêng bụng hợp thành, ở đây không có huyết quản lớn,
nhưng da và các cơ lân cận có nhiều mạch máu giúp đường mổ mau lành.
Phúc mạc nằm trong cùng.
4
2.3 CẤU TẠO CƠ QUAN SINH SẢN CHÓ CÁI
Các cơ quan của bộ máy sinh sản chó cái bao gồm các bộ phận: buồng trứng,
ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, tiền đình, âm hộ và dây rộng.
Hình 2.1: Cấu tạo cơ quan sinh sản chó cái
(Nguồn: www.vietpet.com.vn/vietpet/modules?Name=N...)
2.3.1 Buồng trứng
Là nơi sản xuất trứng, tổng hợp và phân tiết hormon sinh dục cái như: estrogen,
progesterone, oxytocin, relaxin. Buồng trứng gồm một đôi hình oval hay hình tròn
nằm trong túi buồng trứng, hai bên trong xoang bụng phía sau thận. Buồng trứng phải
thường nằm về phía trước hơn so với buồng trứng trái và nằm ở khoảng đốt sống thắt
lưng số 3 – 4. Buồng trứng bên trái nằm ở đốt sống thắt lưng số 4 – 5. Mặt ngoài của
buồng trứng tròn lồi, mặt trong là đường đi vào của các mạch máu, dây thần kinh gọi
là tể noãn. Đầu trước liên hệ với đầu tua của ống dẫn trứng, đầu sau hay đầu ống dẫn
trứng liên kết với ống dẫn trứng nhờ vào dây noãn sào.
5
Buồng trứng dính với thắt lưng nhờ vào phần trước của dây chằng rộng tử cung
gọi là màng treo noãn sào và dây noãn sào.
Phần lớn noãn sào được bao bọc bởi lớp biểu mô phủ hay biểu mô mầm. Mô
liên kết cấu tạo nên sườn của buồng trứng. Xen kẽ với mô liên kết này có nhiều nang
noãn chứa noãn ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Các noãn còn non được bao
bọc bởi một nang dày gồm nhiều lớp tế bào.
Noãn chín hay noãn trưởng thành có kích thước lớn, lớp bao bên ngoài mỏng
dần do các lớp tế bào tiêu biến đi và có chứa một lượng dịch nhất định. Các nang noãn
chín gọi là nang Graaf trồi lên bề mặt của buồng trứng. Khi nang Graaf vỡ sẽ phóng
thích noãn gọi là sự rụng trứng.
Khi nang noãn vỡ, xoang của nang này sẽ đọng máu gọi là hồng thể. Sau đó lớp
tế bào của nang sẽ phát triển và tích nhiều mô mỡ gọi là hoàng thể. Nếu có sự thụ thai,
hoàng thể sẽ phát triển rất lớn và tồn tại lâu. Nếu không có sự thụ thai, hoàng thể sẽ teo
dần và cuối cùng sẽ tạo một vết sẹo gọi là bạch thể (Trần Thị Dân, 2003).
2.3.2 Ống dẫn trứng
Là một ống ngoằn ngoèo, nối tiếp từ buồng trứng đến tử cung. Ở đầu sau, ống
dẫn trứng có kích thước nhỏ, nhưng càng về phía buồng trứng càng lớn dần, đến buồng
trứng nở rất rộng bao phủ phần lớn buồng trứng (nơi không có màng bụng). Phần mở
rộng này gọi là vòi Fallop. Trứng rụng sẽ rơi vào vòi Fallop đi vào ống dẫn trứng, đi
tiếp vào tử cung.
Cấu tạo ống dẫn trứng gồm 3 lớp:
- Lớp áo trơn bên ngoài, dính trực tiếp với màng treo ống dẫn trứng.
- Lớp cơ gồm 2 lớp: cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong.
- Lớp niêm mạc trong cùng có nhiều nếp gấp, cấu tạo bằng những tế bào trụ có
tiên mao. Các tiên mao có chức năng hướng trứng về tử cung.
Sự thụ tinh xảy ra ở khoảng 1/3 trên ống dẫn trứng.
Chức năng: đưa trứng đến tử cung.
2.3.3 Tử cung
Nối giữa ống dẫn trứng và âm đạo, là nơi tiếp nhận trứng, nuôi dưỡng, che chở
bào thai, tạo cơn rặn co thắt tống thai ra ngoài.
6
Sừng tử cung: gồm 2 sừng cho hai ống dẫn trứng phía trước, các sừng nằm
hoàn toàn trong xoang bụng.
Thân tử cung nằm một phần trong xoang bụng, một phần trong xoang chậu,
đường kính lớn hơn sừng tử cung nhưng ngắn hơn. Thân là nơi tiếp nhận hai sừng tử cung.
Cổ tử cung: là phần hẹp phía sau có thành rất dày, nối với âm đạo.
Màng treo tử cung ở hai bên, liên kết tử cung với thành trên của xoang bụng và
xoang chậu.
2.3.4 Âm đạo
Là đường đi của bào thai lúc sanh và là nơi tiếp nhận cơ quan sinh dục của con
đực khi được giao phối. Âm đạo nối tiếp phía sau cổ tử cung, nằm hoàn toàn trong
xoang chậu, phía trên tiếp xúc với trực tràng, phía dưới là bàng quang và ống thoát
tiểu. Âm đạo có cấu tạo là ống cơ gồm 3 lớp:
- Áo trơn ở bên ngoài, gồm phần lớn là mô liên kết đàn hồi, phía trước được
phần sau màng bụng bao phủ.
- Áo cơ gồm 2 lớp: cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở trong.
- Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp dọc, nhờ đó nó có thể dãn nở rất lớn.
2.3.5 Tiền đình
Là giới hạn của phần cuối âm đạo và âm hộ phía sau. Phía trước tiền đình có
nếp gấp gọi là màng trinh. Màng này phía dưới có lổ mở ra ống thoát tiểu.
2.3.6 Âm hộ
Là cửa sau của cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn. Cửa mở của âm hộ có
hình bầu dục, hai bên là hai môi. Mép dưới âm hộ có một thể tròn, nằm trong một
xoang nhỏ gọi là âm vật.
2.3.7 Dây rộng
Hai dây rộng của tử cung là những nếp gấp phúc mô để treo các cấu tạo của
phần cơ quan sinh dục bên trong, trừ âm đạo. Mỗi dây rộng gồm:
- Màng treo tử cung.
- Màng treo ống dẫn trứng.
- Màng treo buồng trứng.
7
2.3.8 Nhũ tuyến
Có nguồn gốc là tuyến da, hoạt động liên hệ chặt chẽ với cơ quan sinh dục. Mỗi
tuyến vú là sự tập hợp của 10 – 15 tuyến nhỏ (có ống tiết riêng biệt), nằm xen trong
mô liên kết của vú.
Bên ngoài của một tuyến vú có hình nón, đáy liên kết với thành bụng, đỉnh
hướng xuống dưới và tận cùng bằng núm vú. Núm vú là nơi thông ra ngoài của
tuyến vú.
2.4 TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ KÍCH THÍCH TỐ SINH DỤC
2.4.1 Estrogen
Kích thích tổng hợp protein và phát triển nang noãn.
Thay đổi hành vi của thú cái.
Gây tiết dịch tử cung, keratin hóa mô biểu mô âm đạo, gây xuất huyết ở chó
cuối kỳ trước động dục.
Phát triển chủng tính kỳ hai để chuẩn bị cho phối giống và thụ tinh.
Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển noãn đã thụ tinh trong tử cung.
Kích thích phát triển tuyến vú.
Khởi động co thắt cơ trơn tử cung và chuẩn bị tử cung cho sinh đẻ.
2.4.2 Progesterone
Tạo điều kiện thuận lợi trong tử cung cho phôi phát triển.
Ngăn cản phát triển nang noãn cũng như xuất noãn theo cơ chế hồi phản lên sự
phân tiết LH.
Góp phần làm cho tăng trưởng và biệt hóa mô tuyến vú để chuẩn bị tạo sữa.
2.4.3 Relaxin
Cùng với progesterone ngăn ngừa co thắt tử cung.
Làm lỏng lẻo mô liên kết ở cổ tử cung và các dây gân ở vùng xương chậu để
mở đường sinh dục trước khi sinh.
2.4.4 Oxytocin
Gây co thắt cơ trơn tử cung, và co thắt tế bào biểu mô cơ của tuyến vú để
thải sữa.
8
2.5 KHÁI QUÁT VỀ CHỨNG VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ CÁI
2.5.1 Định nghĩa
Viêm tử cung mủ (pyometra) là một tình trạng rối loạn trong giai đoạn không
động dục do yếu tố hormone, có đặc điểm là nội mạc tử cung bất thường, cùng với sự
nhiễm vi khuẩn kế phát (Aiello và ctv, 1998).
2.5.2 Nguyên nhân
Bệnh thường xảy ra vào mùa động dục hay vào cuối giai đoạn mang thai, do:
- Tổn thương sau khi sinh, sót nhau, đẻ khó, thai chết, thời kỳ động dục trong
năm, ung thư tử cung, sử dụng kích thích tố ngoại sinh, rối loạn kích thích tố.
- Vi sinh vật.
2.5.3 Triệu chứng
Những dấu hiệu lâm sàng được tìm thấy trong thời kì động dục, thường là 4 – 8
tuần sau chu kỳ động dục hoặc sau khi cung cấp progesterone ngoại sinh.
Có hai dạng viêm tử cung là: viêm kín và viêm hở.
2.5.3.1 Thể cấp tính
Viêm hở: quan sát thấy được bằng mắt thường là các tiết vật, tiết chất có lẫn
máu, mủ, dịch đường sinh dục chảy ra từ âm hộ do cổ tử cung của thú đang mở. Thú lờ
đờ, biếng ăn, suy nhược, khát nước, đa niệu, nôn ói hay tiêu chảy.
Viêm kín: không thấy dịch chảy ra do cổ tử cung đóng nhưng lúc này tử cung
căng lớn nên có thể thấy bụng phình to. Thú có thể sốt rất cao, uống nhiều nước, đa
niệu, thiếu máu, suy nhược toàn thân và cuối cùng cũng có thể dẫn đến tử vong.
2.5.3.2 Thể mãn tính
Dịch tử cung chảy ra liên tục hoặc ngắt quãng (phụ thuộc vào sự đóng hoặc mở
của cổ tử cung), dịch có mùi hôi đặc trưng và dính vào lông đuôi, chân sau của chó.
2.5.4 Chẩn đoán
2.5.4.1 Chẩn đoán lâm sàng
Thể cấp tính
Đa số chó bệnh mang đến khám đều ở tình trạng có nhiều dịch đường sinh dục
chảy ra từ âm đạo kèm theo một số triệu chứng như sốt, bỏ ăn, uống nhiều nước, đa
niệu, nôn ói và suy nhược toàn thân. Lúc này bác sĩ Thú Y nghi ngờ thú bị viêm tử
9
cung mủ tiến hành khám vùng bụng bằng cách sờ nắn nếu thấy tử cung căng cứng làm
cho bụng thú to ra và các triệu chứng đi kèm mô tả như trên.
Trường hợp chó bị bệnh có rất ít hoặc không thấy có dịch chảy ra từ âm hộ thì
nên hỏi chủ nuôi thật kỹ về độ tuổi, tình trạng sinh đẻ, sự tiêm thuốc ngừa thai và triệu
chứng biểu hiện của thú.
Thể mãn tính: chó biếng ăn, bụng rất to, thú nôn ói và thở khó do dịch viêm
tích trong tử cung chèn ép các nội quan khác.
2.5.4.2 Chẩn đoán phi lâm sàng
Siêu âm thấy thành tử cung dày lên, lòng tử cung giãn nở và chứa nhiều dịch.
Lấy dịch tử cung gởi về phòng thí nghiệm để nuôi cấy phân lập, định danh và
thử kháng sinh đồ.
Đếm bạch cầu: số lượng bạch cầu tăng lên.
Các xét nghiệm sinh hóa máu và phân tích nước tiểu để đánh giá chức năng
thận, tình trạng acid – bazơ và tình trạng nhiễm trùng huyết. Từ đó, giúp chẩn đoán
phân biệt được các nguyên nhân khác gây uống nước nhiều, tiểu nhiều và ói mửa.
2.5.5 Điều trị
- Nội khoa:
+ Truyền dịch chống mất nước.
+ Vệ sinh đường sinh dục và âm hộ.
+ Dùng oxytocine tống dịch viêm.
+ Đặt viên nang kháng sinh vào âm đạo.
+ Tiêm kháng sinh điều trị toàn thân.
+ Đối với chó, liều dùng prostaglandin F2 là: 0,2 mg/kg/ngày (tiêm bắp), sử
dụng thuốc trong 5 – 7 ngày tới khi tử cung trở lại kích thước bình thường bằng cách
kiểm tra sờ nắn hay siêu âm (Tilley và Smith, 1997).
- Điều trị ngoại khoa: cắt bỏ tử cung và buồng trứng.
Aiello và ctv (1998) cho rằng cắt bỏ tử cung và buồng trứng là sự lựa chọn tốt
nhất trong trường hợp chó bị viêm tử cung có mủ, điều trị nội khoa chỉ là điều trị tạm
thời vì mủ trong tử cung cô đặc lại chứ không phải tống ra khỏi tử cung hoàn toàn.
10
2.6 SỰ MANG THAI
Rất khó để thấy được sự thay đổi trên chó cái tháng đầu sau khi phối giống,
thường gần sinh có bụng to. Chó mang thai trung bình 58 – 63 ngày, trong 30 ngày
đầu thai chưa rõ, sau 30 ngày ta có thể chẩn đoán bằng siêu âm, sau 49 ngày có thể
kiểm tra bằng siêu âm hoặc X – quang. Giai đoạn này có thể cho lời khuyên về chăm
sóc và nuôi dưỡng chó có mang đến gia chủ.
Theo Nguyễn Văn Thành (2004), khi chó mang thai 5 – 6 tuần cần thức ăn tăng
dần từ 1/3 – 1/2 so với nhu cầu bình thường vì buổi ăn rất cần cho sự phát triển của
bào thai, căn bản là phải tăng nguồn protein – vitamin – khoáng – nơi yên tĩnh cho chó đẻ.
2.7 SỰ SINH ĐẺ
2.7.1 Dấu hiệu chó sắp sinh
Theo Feldman (1987), hai hay ba ngày trước ngày dự kiến sinh, ta có thể kiểm
tra thân nhiệt mỗi buổi sáng. Khoảng 12 – 18 giờ trước khi sinh, thân nhiệt chó mẹ hạ
từ nhiệt độ bình thường (38,5oC) xuống còn 37,5oC hoặc thấp hơn. Tuy nhiên trong
một số trường hợp thì thân nhiệt chó mẹ vẫn bình thường. Từ 12 – 24 giờ trước khi
sinh, chó mẹ trở nên bồn chồn, bứt rứt. Chó mẹ hay cào cấu, có thể bỏ ăn (dẫn liệu của
Huỳnh Thị Bích Ngọc, 2008).
2.7.2 Những giai đoạn của quá trình đẻ
2.7.2.1 Giai đoạn 1 (mở cổ tử cung)
Trên một số giống chó thì giai đoạn này không quan trọng, tuy nhiên vài giống
chó thì giai đoạn này kéo dài 3 – 24 giờ. Ở giai đoạn này, thân nhiệt thú thường thấp
hơn bình thường, âm đạo và cổ tử cung dãn nở, thai được di chuyển đến xương chậu,
màng nhau chó đến cổ tử cung mới rách.
2.7.2.2 Giai đoạn 2 (tống thai)
Thời gian giai đoạn 2 tùy thuộc vào số lượng chó con. Thông thường kéo dài từ
6 – 12 giờ. Khi chó con đầu tiên đến vùng xương chậu, thì cơn rặn đẻ mạnh hơn, bàng
quang trống, màng nhau rách tạo sự trơn trượt đường sinh dục. Nếu tống thai có cả bọc
nhau chó mẹ sẽ dùng răng cắn xé ăn lại bọc nhau và dây rốn. Chó con thứ 2 được sinh
ra sau đó đôi khi cách nhau đến 2 giờ.
Có 3 dấu hiệu để biết chó mẹ đã vào giai đoạn 2 của quá trình đẻ:
- Có sự chảy dịch thai ở âm hộ.
11
- Thành bụng co thắt.
- Thân nhiệt trở lại bình thường.
Hình 2.2: Dịch thai chảy ra ở âm hộ
2.7.2.3 Giai đoạn 3: tống nhau
Nhau thường được tống ra sau mỗi lần tống thai 15 phút, tuy nhiên có thể tống
ra cùng với chó con kế tiếp, đôi khi ra cả bọc nhau chứa chó con bên trong.
2.8 SỰ ĐẺ KHÓ
2.8.1 Định nghĩa
Đẻ khó là biểu hiện rối loạn sinh lý sinh sản ở chó cái trong giai đoạn sinh đẻ
mà cơ thể thú mẹ không có khả năng để tự tống thai, nhau ra ngoài.
Các dấu hiệu của sự đẻ khó:
- Thú cố gắng rặn thật mạnh nhưng vẫn không đẻ được sau 30 – 60 phút.
- Thời gian chờ đẻ giữa 2 chó con lâu hơn 4 giờ.
- Thú thôi không rặn đẻ, mệt mỏi kết hợp thân nhiệt cao hơn 39,5oC hoặc thấp
hơn 37,5oC.
- Âm đạo thú mẹ tiết ra dịch màu xanh đậm hoặc dịch nhầy có máu trước khi
sanh con đầu tiên.
2.8.2 Những nguyên nhân đưa đến chó đẻ khó
- Hẹp khung xương chậu.
- Chó con quá lớn.
- Tư thế của chó con trong đường sinh dục.
- Một số nguyên nhân khác: chó rặn yếu, không rặn.
12
2.9 NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐỂ PHÁT HIỆN ĐẺ KHÓ
2.9.1 Chẩn đoán lâm sàng
- Kiểm tra thể trạng, tình trạng chung như thân nhiệt, tim mạch, nhịp thở.
- Kiểm tra các biểu hiện ở đường sinh dục, hiện tượng rặn đẻ, tình trạng sữa.
- Kiểm tra dịch ối: màu sắc, mùi và độ nhầy.
- Dùng tay khám qua đường âm hộ, âm đạo, phải tuyệt đối giữ vệ sinh khi tiến
hành thăm khám âm đạo, phải sử dụng găng tay vô trùng. Cho ngón tay trỏ qua âm hộ,
âm đạo tay còn lại nâng bụng và xoa bóp để giúp đẩy thai về sau mà ngón tay trỏ có
thể chạm được. Nhẹ nhàng và cẩn thận khi kiểm tra vì có thể gây tổn thương âm đạo.
Kiểm tra qua âm đạo có thể kiểm tra sự đàn hồi, co dãn của âm đạo. Sự hiện diện của
nhau, thai hay các chất tiết, sự đóng hay mở của cổ tử cung và túi nước ối có vỡ hay chưa.
Qua xoa nắn ta có thể đoán được số lượng thai, vị trí thai trong tử cung.
2.9.2 Chẩn đoán bằng siêu âm
Để chẩn đoán sự mang thai thì cần dò tìm túi thai, xem xét tim thai và sự hoạt
động của thai nhằm xác định sự sống của thai. Hoạt động tim tăng hoặc giảm biểu thị
tình trạng thai. Theo phương pháp khám truyền thống, việc phát hiện thai sớm do tử
cung dãn nở và sự hiện diện của túi thai trong khoảng từ 21 – 35 ngày sau khi phối,
đây là thời điểm phát hiện thai sớm nhất và chính xác nhất, nếu khám sớm hơn thì tử
cung chưa mở sẽ khó phát hiện. Quá 35 ngày, túi thai khó có thể sờ nắn được vì tử
cung quá lớn.
Trong khi đó X – quang có thể chứng minh sự dãn nở của tử cung đi đôi với sự
mang thai nhờ vào sự cốt hóa thai từ ngày thứ 45 sau khi lượng LH cao nhất vào ngày
thứ 36 – 45 của túi thai. Siêu âm được sử dụng để phát hiện thai sớm từ sau khi phối
10 ngày ở chó. Một nghiên cứu gần đây trên 55 con chó, so sánh giữa siêu âm và
X – quang trong chẩn đoán và ước lượng số thai. Chẩn đoán thai bằng X – quang
chính xác 100% trong vòng 20 ngày cuối thai kỳ và 93% trong việc đếm số thai. Chẩn
đoán bằng siêu âm chính xác 94% và chẩn đoán bằng phương pháp sờ nắn chỉ chính
xác 88% khi khám thai. (Vũ Thị Hồng Ánh, 2007).
Thông thường, siêu âm không thể đếm được chính xác số lượng thai, đặc biệt là
ở giai đoạn sớm và trễ của thời kỳ mang thai. Để ước lượng số thai, tốt nhất là vào
khoảng ngày thứ 28 – 35. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ chỉ một phần nhỏ của đường
13
sinh dục được nhìn thấy khi siêu âm. Vì vậy, những thai có thể được đếm trùng lặp
hoặc bị bỏ sót. Cho nên, trên thực tế sự ước lượng số con bằng phương pháp siêu âm
cũng không hoàn toàn chính xác. Có thể sử dụng X – quang (nếu cần) để hỗ trợ cho
việc đếm số thai khi thai đã hóa cốt. (Nguyễn Phúc Bảo Phương, 2005).
2.10 NHỮNG BIỆN PHÁP CAN THIỆP ĐỐI VỚI CHÓ ĐẺ KHÓ
2.10.1 Hỗ trợ bằng thuốc
Dùng thuốc để kích thích tử cung co thắt trong trường hợp tử cung co thắt kém
và thúc đẩy sự hiện diện của thai kế tiếp tại khu vực xương chậu. Nó cũng thúc đẩy sự
tống nhau thai cũng như các dịch hậu sản trong quá trình đẻ.
2.10.2 Phương pháp trợ giúp bằng tay
Nếu sau khi kiểm tra âm đạo thấy có sự hiện diện của thai, lúc đó có thể can
thiệp bằng tay. Dùng hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa kẹp dưới hàm, tay còn lại xoa
bóp và ép thành bụng ngoài của thú mẹ để nặn và kéo thai ra. Nếu thai quá lớn, thai
chết kéo không ra thì cần can thiệp bằng cách cắt thai, xoay thai. Phương pháp này chỉ
thực hiện khi thai đã vào khu vực xương chậu. Nếu âm đạo chó mẹ quá khô thì ta có
thể dùng dung dịch bôi trơn để dễ dàng lấy con ra ngoài, tránh làm tổn thương niêm
mạc âm đạo thú mẹ.
2.10.3 Can thiệp bằng phẫu thuật
Đây là phương pháp lấy thai ra khỏi tử cung bằng phẫu thuật. Mổ lấy thai được chỉ
định sau khi đã có kết quả chẩn đoán và chó mẹ rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Dị tật đường sinh dục, hoặc có bệnh ở đường sinh dục.
- Lực co bóp của tử cung yếu, thiếu chất nhầy, độ trơn láng kém.
- Cơ tử cung bị tổn thương, tử cung có vết mổ cũ.
- Thú già yếu, thú sinh nhiều con trên lứa nên bị kiệt sức, hoặc đã dùng các biện
pháp hỗ trợ nhưng không hiệu quả.
- Xương chậu và cổ tử cung không mở hoặc mở ít.
- Nhiều thai, thai quá lớn hoặc sai tư thế.
- Quái thai, thai chết lưu.
- Chết thai thối rữa.
14
2.11 BƯỚU
2.11.1 Định nghĩa:
Bướu (tân bào) là sự tăng trưởng của tế bào mới và có các đặc tính sau:
- Sự sinh sản của chúng không được kiểm soát.
- Không có nhiệm vụ hữu ích.
- Sắp xếp hỗn độn.
2.11.2 Phân loại
Bướu lành: có vỏ bọc, ranh giới rõ, tiến triển chậm, không gây chết cho thú trừ
trường hợp ở vị trí nguy hiểm, cắt bỏ dễ dàng.
Bướu độc: không vỏ bọc, ranh giới không rõ, tiến triển nhanh, làm chết thú (gây
chảy máu hoại tử), cắt bỏ điều trị khó khăn.
2.11.3 Một số dạng bướu thường gặp trên cơ quan sinh dục chó cái
+ Bướu ở âm đạo
Bướu này thường thấy trên chó trưởng thành và tỷ lệ nhiễm cao vào mùa sinh
sản. Bướu này không có dấu hiệu di truyền.
Tỷ lệ nhiễm bệnh này ở chó cái cao hơn chó cái tơ, chó chưa giao phối không
mắc bệnh này bao giờ (Hoàng Văn Minh, 2007).
Bướu định vị ở bộ phận sinh dục ngoài, nhưng đôi khi xảy ra trên miệng, mũi,
kết mạc mắt và trên da. Bướu thường mọc ở phần sau âm đạo (chổ nối liền của tiền
đình và âm hộ). Một số bướu bao quanh lỗ niệu đạo thì nó lồi ra âm hộ.
+ Bướu ở tuyến vú
Hình 2.3: Bướu tuyến vú
15
Chiếm tỷ lệ thứ 2 sau bướu da và thường chiếm tỷ lệ cao trên chó cái. Tỷ lệ mắc
bệnh gia tăng theo tuổi, thường là chó 6 – 7 năm tuổi và hiếm gặp trên chó dưới 2 năm tuổi.
Nguyên nhân: thường do nội tiết tố và tuổi, chó cái chưa triệt sản bị bướu vú
nhiều hơn chó đã triệt sản. (Hoàng Văn Minh, 2007).
Bướu vú trên chó có liên quan đến nội tiết tố trong các trường hợp sau:
- Chu kỳ động dục không đều.
- Rối loạn sự rụng trứng.
- Hoàng thể không tiêu biến.
- Tử cung có mủ, tăng sinh nội mạc.
- Không vận động, không giao phối.
- Mang thai giả.
Định vị: bướu thường xảy ra nhiều nhất ở 2 tuyến vú sau cùng (chiếm 60%).
2.12 SỰ LÀNH VẾT THƯƠNG
Định nghĩa
Vết thương là sự hư hại về sinh lý của cơ thể mà hậu quả là phá vỡ sự liên tục
bình thường của cấu trúc.
Lành vết thương: là phục hồi lại sự liên tục của cấu trúc.
Các giai đoạn của lành vết thương: theo Lê Văn Thọ (2006) quá trình lành vết
thương được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn viêm nhiễm (hay giai đoạn cầm máu: bắt đầu từ khi có vết thương
và kéo dài từ 2 – 5 ngày).là giai đoạn đáp ứng ban đầu của vết thương gồm hai quá
trình riêng biệt.
- Quá trình đáp ứng mạch máu
Ngay sau khi có vết thương, những mạch máu nhỏ bị đứt sẽ bị co lại từ 5 – 10
phút, dẫn đến sự cầm máu và tích tụ những phần tử tế bào trong phạm vi mạch máu
này. Tiểu cầu tích tụ ở vết thương và phản ứng với thrombin để hình thành cục máu đông.
Sau đó sự phóng thích histamin sẽ gây dãn mạch và tăng tính thấm mao mạch
dẫn đến sự rò rỉ huyết tương và các thành phần tế bào vùng vết thương.
Trên lâm sàng. quá trình này được thể hiện bằng sự phù nề và sưng chỗ
vết thương.
16