Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THÚ Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.97 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BỆNH VIÊM VÚ, BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN
ĐÀN BÒ SỮA TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN
GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên : LƯU MINH HÒA
Ngành
: THÚ Y
Lớp
: TC03TYST
Niên khóa
: 2003 – 2008

Tháng 06/2009


KHẢO SÁT BỆNH VIÊM VÚ VÀ VIÊM TỬ CUNG TRÊN BÒ SỮA

Tác giả

LƯU MINH HÒA

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành
Thú Y


Giáo viên hướng dẫn
ThS. TRẦN VĂN DƯ

Tháng 06/2009

i


LỜI CẢM TẠ

Thành kính ghi ơn:
Đấng sinh thành, anh chị em những người không quản khó nhọc nuôi dưỡng
cho tôi trưởng thành và đạt kết quả như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn:
– Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, quý
thầy, cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã truyền đạt kiến thức khoa học, những kinh nghiệm
lẫn nhận thức xã hội cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
– Ban Giám hiệu Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng, quý thầy, cô đã tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình công tác và học tập.
– Thạc sỹ Trần Văn Dư – Giảng viên môn Sản Khoa – Khoa Chăn Nuôi Thú Y
– Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn
tôi học tập và thực tập tốt nghiệp.
– Ban Giám Đốc, Lãnh đạo các Phòng, Ban, cùng toàn thể cô, chú trại bò sữa
thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ Nông – Lâm –
Ngư Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi trong suốt quá trình công tác và học tập.
Cuối cùng xin cảm ơn toàn thể các anh chị, bạn bè cùng tập thể sinh viên Lớp
Tại Chức Thú Y 03 Sóc Trăng đã đóng góp ý kiến, động viên, hỗ trợ nhiệt tình cho tôi
trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Sinh viên: Lưu Minh Hòa


ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Qua 4 tháng thực hiện đề tài: “Khảo sát bệnh viêm vú, bệnh
viêm tử cung và một số biện pháp phòng trị trên đàn bò sữa tại
Trung Tâm Nghiên Cứu và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh” (từ ngày
01/08/2008 đến 30/11/2008) với mục đích: Khảo sát tỷ lệ bệnh viêm
vú, bệnh viêm tử cung, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh và
đánh giá kết quả phòng bệnh viêm vú lâm sàng, viêm tử cung. Nhằm
hạn chế tỷ lệ viêm vú, viêm tử cung trên bò sữa, tăng hiệu quả kinh tế
cho nhà chăn nuôi.
Qua ghi nhận chúng tôi được kết quả như sau:
– Trại bò sữa của trung tâm có qui mô tương đối nhỏ, năng suất sữa bình quân
thấp 8,4 kg/con/ngày.
– Ở bệnh viêm vú và viêm tử cung chúng tôi chưa phát hiện được tình trạng
viêm nhiễm. Kết quả điều trị chưa có. Kết quả phòng bệnh viêm vú lâm sàng và bệnh
viêm tử cung đạt hiệu quả.
– Tỷ lệ không đậu thai của đàn bò khai thác sữa 18,2 %.
– Tỷ lệ chậm sinh của đàn bò khai thác sữa 18,2 %.
– Tỷ lệ chậm sinh và không đậu thai 36,4 %.
– Tỷ lệ tiêu chảy trên đàn bò khảo sát là 55,6 %. Tỷ lệ sảy thai, sốt sổ mũi bỏ
ăn, chướng hơi dạ cỏ cấp tính, viêm móng trên đàn bò khảo sát đều là 11,1 %. Kết quả
điều trị số bò khỏi bệnh là 7/9 con đạt 77,8 %.

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Cảm tạ..............................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ...............................................................................................v
Danh sách các hình .........................................................................................................vi
Danh sách các bảng .......................................................................................................vii
Danh sách các sơ đồ .................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................01
1.1. Đặt vấn đề...............................................................................................................01
1.2. Mục đích và yêu cầu...............................................................................................02
1.2.1. Mục đích ..............................................................................................................02
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................02
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .........................................................................................03
2.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa của trung tâm .............................................................03
2.1.1. Vị trí địa lí............................................................................................................03
2.1.2. Khí hậu ................................................................................................................03
2.1.3. Quá trình thành lập và phát triển chăn nuôi bò sữa của trại tại trung tâm ..........03
2.1.3.1. Quá trình thành lập trại bò sữa .........................................................................03
2.1.3.2. Phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng bò vắt sữa ...........................................04
2.1.3.3. Vệ sinh..............................................................................................................04
2.1.3.4. Cách khai thác sữa............................................................................................04
2.1.3.5. Công tác thú y...................................................................................................05
2.2. Cơ thể sinh lí học bầu vú ........................................................................................05
2.2.1. Cấu tạo bầu vú .....................................................................................................05
2.2.2. Quá trình tạo sữa ở bầu vú...................................................................................06
2.2.3. Sự thải sữa ...........................................................................................................08

2.3. Sơ lược về bệnh viêm vú ........................................................................................09

iv


2.3.1. Định nghĩa bệnh viêm vú ....................................................................................09
2.3.2. Phân loại viêm vú ................................................................................................09
2.3.2.1.Viêm vú tiềm ẩn ................................................................................................09
2.3.2.2. Viêm vú lâm sàng.............................................................................................09
2.3.3. Dịch tể học và nguyên nhân gây viêm vú ...........................................................13
2.3.3.1. Dịch tể học........................................................................................................13
2.3.3.2. Nguyên nhân gây viêm vú................................................................................13
2.3.4. Hậu quả của bệnh viêm vú ..................................................................................15
2.3.5. Phòng bệnh viêm vú ............................................................................................16
2.3.5.1. Kiểm tra bầu vú ................................................................................................16
2.3.5.2. Kiểm tra sữa và dịch tiết trong sữa...................................................................17
2.3.5.3. Hiệu quả việc kiểm tra bầu vú và sữa...............................................................17
2.3.5.4. Tổ chức phương pháp vắt sữa ..........................................................................18
2.3.5.4.1. Chuẩn bị trước khi vắt sữa.............................................................................18
2.3.5.4.2. Vệ sinh khi vắt sữa ........................................................................................18
2.3.5.4.3. Trong khi vắt sữa...........................................................................................18
2.3.5.4.4. Sau khi vắt sữa...............................................................................................19
2.3.5.4.5. Giữa hai lần vắt sữa .......................................................................................20
2.3.5.5. Tăng cường quản lý và một số biện pháp hỗ trợ phòng bệnh ..........................20
2.3.6. Cách ly và điều trị gia súc bệnh...........................................................................20
2.3.7. Tóm l ược một số công trình nghiên cứu .............................................................21
2.4. Bệnh đường sinh dục..............................................................................................23
2.4.1. Cơ sở sinh lý học bộ phộn sinh dục bò cái ..........................................................23
2.4.1. 1. Buồng trứng.....................................................................................................24
2.4.1. 2. Ống dẫn trứng..................................................................................................25

2.4.1.3. Tử cung.............................................................................................................25
2.4.1.4. Âm đạo .............................................................................................................26
2.4.1.5. Âm hộ ...............................................................................................................26
2.4.1.6. Dây chằng .........................................................................................................26
2.4.1.7. Mối liên quan giữa vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng trong việc điều
tiết chu kỳ tính ...............................................................................................................27

v


2.4.1.8. Sự điều hòa quá trình sinh sản bởi hoạt động của các Hormone .....................28
2.4.2. Vấn đề viêm nhiễm và tổn th ương trên đường sinh dục.....................................28
2.4.3. Một số bệnh trên đường sinh dục bò ...................................................................29
2.4.3.1. Viêm nội mạc tử cung ......................................................................................29
2.4.3.1.1. Viêm cấp tính có mủ......................................................................................29
2.4.3.1.2. Viêm nội mạc tử cung có màng giả...............................................................30
2.4.3.2. Viêm tử cung hoại tử ........................................................................................30
2.4.3.3. Viêm tương mạc tử cung ..................................................................................30
2.4.3.4. Viêm cổ tử cung ...............................................................................................31
2.4.3.5. Tử cung tích mủ................................................................................................31
2.4.3.6. Sót nhau ............................................................................................................31
2.4.3.6.1. Sót nhau toàn phần ........................................................................................31
2.4.3.6.2. Sót nhau một phần .........................................................................................31
2.4.3.7. Chậm sinh và không đậu thai ...........................................................................32
2.4.4. Một số vi trùng gây viêm vú và viêm đường sinh dục........................................33
2.4.4.1. Staphylococcus .................................................................................................33
2.4.4.2. Streptococcus....................................................................................................33
2.4.5. Một số kháng sinh sử dụng..................................................................................33
2.4.6. Tóm l ược một số công trình nghiên cứu .............................................................34
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..................................35

3.1. Thời gian và địa điểm.............................................................................................35
3.1.1.Thời gian...............................................................................................................35
3.1.2. Địa điểm ..............................................................................................................35
3.2. Phương pháp tiến hành...........................................................................................35
3.2.1. Đối tượng thí nghiệm ..........................................................................................35
3.2.2. Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................35
3.2.3. Nội dung thực hiện ..............................................................................................35
3.2.4. Cách tiến hành .....................................................................................................36
3.2.4.1. Chẩn đoán bệnh viêm vú tiềm ẩn .....................................................................36
3.2.4.2. Chẩn đoán bệnh viêm vú lâm sàng...................................................................37
3.2.4.3. Chẩn đoán bệnh viêm tử cung ..........................................................................37

vi


3.2.4.5. Chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................................38
3.2.4.6 Xử lý số liệu ......................................................................................................38
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................39
4.1.Điều tra tổng thể ......................................................................................................39
4.1.1.C ơ cấu đàn bò khảo sát ........................................................................................39
4.1.2. Giống ...................................................................................................................40
4.1.3. Lứa đẻ ..................................................................................................................41
4.1.4. Tháng cho sữa......................................................................................................42
4.1.5. Sản lượng sữa bình quân .....................................................................................43
4.1.6. Kết cấu chuồng nuôi............................................................................................43
4.1.7. Thức ăn và nước uống .........................................................................................44
4.1.7.1. Thức ăn .............................................................................................................44
4.1.7.2. Nguồn nước ......................................................................................................44
4.1.8. Mức độ vệ sinh ....................................................................................................44
4.2. Kết quả theo dõi bệnh viêm vú...............................................................................45

4.2.1. Tỷ lệ bò bị viêm vú tiềm ẩn.................................................................................45
4.2.2. Tỷ lệ vú tiềm ẩn theo các mức độ CMT..............................................................45
4.2.3. Kết quả phòng bệnh viêm vú...............................................................................46
4.3. Kết quả theo dõi bệnh viêm tử cung.......................................................................47
4.3.1. Bệnh viêm tử cung...............................................................................................47
4.3.2. Chậm sinh và không đậu thai ..............................................................................48
4.3.3. Kết quả phòng bệnh viêm tử cung.......................................................................49
4.4. Tình hình bệnh xảy ra trên đàn bò toàn trại ...........................................................50
4.4.1. Bệnh xảy ra trên số bò toàn trại trong thời gian khảo sát....................................50
4.4.2. Điều trị.................................................................................................................50
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................52
5.1. Kết luận...................................................................................................................52
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FSH: follice stimulating hormone.
LH: luteonizing hormon.
PRL: lactogenic hormone, luteotropic hormone.
STH: somatotrophin
TSH: thyrotropic hormone.
ACTH: adenocorticotrppic hormone.
F2α (P.G.F2α): prostaglandin.
Gn RH: gonadotropin releasing hormone.
RF: releasing factor.

Gn RH: gonadotropin releasing hormone.
IM: intramusculaire
IU: inter uterus

CMT: California Mastitis Test

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cấu trúc tuyến vú và nang tuyến ................................................................... 05
Hình 2.2: Quan hệ giữa các nguyên nhân gây bệnh viêm vú: bò, môi trường, vi sinh
vật .................................................................................................................................. 15
Hình 2.3a: Bầu vú bị họai tử.......................................................................................... 16
Hình 2.3b: Bầu vú bị teo................................................................................................ 16
Hình 2.4: Cấu tạo tử cung bò......................................................................................... 23
Hình 2.5: Cơ quan sinh sản bò cái liên quan đến cơ thể học......................................... 24
Hình 2.6: Viêm tử cung có bọc mủ ở bò bị nhiễm Leucosis ......................................... 29
Hình 2.7a: Dịch viêm có lẫn máu.................................................................................. 30
Hình 2.7b: Mủ tuôn ra ................................................................................................... 30

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhiệt độ và ẩm độ ......................................................................................... 03
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp dạng viên 584 cho bò sữa .... 04
Bảng 3.1: Đọc phản ứng và ghi chú CMT..................................................................... 36
Bảng 3.2: Bảng giải thích kết quả CMT........................................................................ 37
Bảng 4.1: Cơ cấu đàn bò khảo sát................................................................................. 39

Bảng 4.2: C ơ cấu giống theo số con vắt sữa ................................................................. 40
Bảng 4.3: Sự phân bố lứa đẻ theo số con vắt sữa.......................................................... 41
Bảng 4.4: Sự phân bố tháng cho sữa theo số con vắt sữa ............................................. 42
Bảng 4.5: Sản lượng sữa bình quân theo số con vắt sữa ............................................... 43
Bảng 4.6: Cấu trúc chuồng trại...................................................................................... 43
Bảng 4.7a: Thành phần thực liệu cho bò vắt sữa .......................................................... 44
Bảng 4.7b: Nước uống cho bò vắt sữa .......................................................................... 44
Bảng 4.8: Theo dõi kết quả phòng bệnh viêm vú.......................................................... 46
Bảng 4.9: Tổng đàn khảo sát ......................................................................................... 47
Bảng 4.10a: Khảo sát ngày đẻ và ngày phối ................................................................. 48
Bảng 4.10b: Tỷ lệ chậm sinh và không đậu thai. .......................................................... 48
Bảng 4.10c: Sự liên quan giữa yếu tố lứa đẻ và chậm sinh, không đậu thai................. 49
Bảng 4.11: Theo dõi kết quả phòng bệnh viêm tử cung................................................ 49
Bảng 4.12: Bệnh xảy ra trên số bò toàn trại trong thời gian khảo sát ........................... 50
Bảng 4.13: Liệu pháp điều trị một số bò bệnh dựa trên triệu chứng............................. 50

x


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quá trình tạo sữa .......................................................................................... 07
Sơ đồ 2.2: Cơ chế thải sữa............................................................................................. 08
Sơ đồ 2.3: Mối liên quan giữa vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng trong việc điều
tiết chu kỳ tính ............................................................................................................... 27

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành nông nghiệp nói chung và ngành
chăn nuôi nói riêng nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ nên có những
bước phát triển đáng kể. Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi như chăn nuôi gia súc, gia
cầm... là những nghề chăn nuôi có tính lâu đời, đã góp phần cải thiện kinh tế của người
dân. Còn nghề chăn nuôi bò sữa chỉ thật sự phát triển trong những năm gần đây.
Phát triển chăn nuôi bò sữa là một nhu cầu thiết thực để tăng nguồn sữa (một
trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho con người, đặc
biệt đối với trẻ em, người già, người bệnh và những người lao động nặng nhọc...), tăng
khả năng thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân đồng thời đẩy mạnh quá
trình phát triển kinh tế ở nông thôn, góp phần hoàn thành Nghị quyết Trung Ương lần
thứ 8 (đạt mức bình quân 6 lít sữa/người/năm), so với hơn 10 năm về trước là 1,5 lít
sữa/người/năm. Thực tế định mức nầy còn quá thấp so với các nước Châu Âu: Đan
Mạch năm 1960 sản xuất bình quân 1.150 kg sữa/người/năm, Hà Lan là 616 kg
sữa/người/năm. Các nước đang phát triển như Ấn Độ năm 1960 là 70 kg
sữa/người/năm, Malaysia là 22 kg sữa/người/năm, Miến Điện 18 kg sữa/người/năm
(Pandisco . P . Vergava. 1973).
Trước thực trạng trên, nền chăn nuôi bò sữa ở nước ta đã phát triển rất mạnh
như các vùng: Long Thành, Hốc Môn, Củ Chi... Chỉ tính riêng Thành Phố Hồ Chí
Minh năm 1900 có 3.900 bò sữa, đến năm 1993 có 8.300 bò sữa (Lê Xuân Cương và
cộng tác viên, 1993). Đến năm 1995 số lượng bò sữa lên đến 15.000 con, tăng 5.000
con so với năm 1994 (Báo Sài Gòn Giải Phóng số ra ngày 12/01/1996), năm 2005 theo
số liệu thống kê chưa đầy đủ thì số lượng đàn bò sữa đã tăng gấp 5 lần so với 10 năm
về trước, gần 50.000 con. Đến nay,...

1


Song song với sự phát triển của đàn bò sữa, vấn đề bệnh tật luôn xuất hiện theo

sự gia tăng số lượng đàn bò, do hậu quả của việc chăm sóc quản lý và sự gia tăng tỷ lệ
máu lai ở các giống bò. Đây là kết quả tất yếu làm giảm sức đề kháng và là cơ hội cho
các mầm bệnh phát sinh, gia tăng tỷ lệ loại thải trên đàn bò. Bên cạnh đó, chất lượng
sản phẩm cũng có yêu cầu rất cao do phục vụ cho nhu cầu của con người.
Trước thực trạng như thế, được sự phân công của Bộ môn Chăn Nuôi Thú Y –
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của thầy Trần Văn Dư, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát bệnh viêm vú
và bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa tại Trung Tâm Nghiên Cứu và Chuyển Giao
Khoa Học Kỹ Thuật thuộc Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do số lượng bò sữa ở trại ít cũng như do kiến
thức có hạn, tuy bản thân có nhiều cố gắng tìm hiểu và học hỏi ở thầy cô, bạn bè, song
khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được sự đóng góp của quý
thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Khảo sát tỷ lệ bệnh viêm vú, viêm tử cung, phân tích những yếu tố ảnh hưởng
đến bệnh, đánh giá kết quả điều trị và biện pháp vệ sinh phòng bệnh trên đàn bò sữa.
1.2.2. Yêu cầu
Thử CMT (California Mastitis Test) để chẩn đoán bệnh viêm vú tiềm ẩn.
Lấy dịch viêm tử cung xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm tử cung.
Phân tích kết quả phòng trị bệnh viêm vú, viêm tử cung.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tình hình chăn nuôi bò sữa của trung tâm
2.1.1. Vị trí địa lí

Trại bò sữa Trường Đại Học Nông Lâm nằm trên địa bàn P. Linh Trung – Q.
Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.1.2. Khí hậu
Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 3 – 5
nhiệt độ khoảng 33 – 37 ºC và thấp nhất vào khoảng tháng 11 – 12 là 26 – 27 ºC. Nhiệt
độ và ẩm độ tương đối cao, trung bình cả năm khoảng 28 – 29 ºC và ẩm độ biến thiên
trong năm từ 65 – 85 %. Gió tập trung vào tháng 12, gió có tính chất khô và hanh,
thường đi kèm với mưa. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa
bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng
mưa khá cao nhưng không bị ngập úng do có hệ thống thoát nước tốt.
Bảng 2.1: Nhiệt độ và ẩm độ.
Tháng

8

9

10

11

Nhiệt độ (ºC)

28

29

28

28


Ẩm độ (%)

76

78

75

75

2.1.3. Quá trình thành lập và phát triển chăn nuôi bò sữa của trại tại trung tâm
2.1.3.1. Quá trình thành lập trại bò sữa
Trại được thành lập trước ngày giải phóng 30 – 04 – 1975 với nhiệm vụ nuôi
bò sữa lai máu Holstien Friesian (F1, F2, F3, F4) thực hành, nghiên cứu, học tập và
giảng dạy. Đến tháng 07 – 1990 nhờ sự giúp đở của cơ quan SAREC Thụy Điển mới
tạo lập lại đàn bò sữa lai máu Holstein Freisian nhằm nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy
và cung cấp sữa cho cán bộ công nhân viên và sinh viên của trường và dân chúng lân
cận.

3


Diện tích đất khoảng 10 ha, chủ yếu là đất xám bạc màu và được cải tổ bằng
nước thải chuồng trại.
2.1.3.2. Phương pháp chăm sóc và nuôi dưỡng bò vắt sữa
Đàn bò đang khai thác sữa thì được áp dụng phương pháp nuôi nhốt, bò hậu bị
và bê thì được thả ra sân tắm nắng và vận động vào mỗi buổi sáng.
Thức ăn thô cho ăn ngày 2 – 4 lần chủ yếu là cỏ voi, đối với thức ăn xanh cho
ăn ta tính trên khối lượng cơ thể từ 10 – 12 % khối lượng cơ thể.

– Đối với thức ăn xanh hàng tháng 10 ngày tiến hành cân cỏ một lần, bằng
cách chọn ngẩu nhiên những bó cỏ. Trung bình 40 kg/con/ngày. Nhưng số lượng cỏ là
ít so với nhu cầu của đàn bò.

– Thức ăn tinh: đối với thức ăn tinh cho ăn 1 – 1,5 % khối lượng cơ thể. Thành
phần dinh dưỡng cám hổn hợp 584 cho bò sữa:
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp dạng viên 584 cho bò sữa.
Độ ẩm (tối đa): 14 %

Ca (tối thiểu – tối đa): 1,0 – 2,0 %

Protein thô (tối thiểu): 16 %

P (tối thiểu): 0,6 %

Xơ thô (tối đa): 15 %

Muối NaCl (tối thiểu – tối đa): 1,0 – 2,0 %

Năng lượng trao đổi (tối thiểu): 2.300 Kcal/kg
Không có kháng sinh
Không có hormone hoặc kháng hormone
2.1.3.3. Vệ sinh
Vệ sinh chuồng trại ngày hai lần: sáng lúc 6 giờ 30 phút và buổi chiều 14 giờ 30
phút; đàn bò sữa thì được tắm lại một lần nữa trước khi vắt sữa.
2.1.3.4. Cách khai thác sữa
Đàn bò sữa được vắt 2 lần/ngày, sáng từ 6 giờ 30 phút, chiều từ 15 giờ 30 phút.
Đàn bò sữa ở trại chủ yếu được vắt bằng tay, trước khi vắt sữa, bầu vú và núm
vú phải được vệ sinh sạch sẽ và lau bằng khăn chung.


4


Kỹ thuật khô sữa:
– Bò sau khi đẻ khoảng 3 – 4 tháng thì động dục và phối giống trở lại, nếu phối
giống đậu thai được 7 tháng thì ta phải cho khô sữa. Còn 2 tháng cuối để bò có dinh
dưỡng để nuôi bào thai, đồng thời chuẩn bị cho chu kỳ cho sữa kế tiếp. Có nhiều con
động dục phối hoài không đậu hoặc không động dục, ta có quyền khai thác sữa tối đa.
– Muốn khô sữa ta phải áp dụng 4 phương pháp sau : giảm ăn, giảm uống,
giảm số lần vắt, giảm dung lượng vắt.
2.1.3.5. Công tác thú y
Công tác thú y được trung tâm đặc biệt quan tâm. Hàng tháng, chuồng trại đều được
phun xịt sát trùng và đàn bò cũng được phun thuốc ngừa kí sinh trùng ngoài da. Quy trình
tiêm phòng được thực hiện theo đúng quy định của ngành thú y. Trong đó, công tác tiêm
phòng bệnh lở mồm long móng được quan tâm đặc biệt. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng bệnh
tụ huyết trùng và sổ giun sán định kỳ cũng thường xuyên thực hiện.
– Lịch tiêm phòng lở mồm long móng: tiêm phòng 8 tháng 1 lần, đối với bò
mới nhập về tiêm 100 % kể cả bò chửa và bê.
– Tiêm phòng tụ huyết trùng: 6 tháng 1 lần, bò mới nhập về tiêm 100 %.
2.2. Cơ thể sinh lí học bầu vú
2.2.1. Cấu tạo bầu vú

Hình 2.1: Cấu trúc tuyến vú và nang tuyến (Vương Ngọc Long, 2007).

5


Tuyến vú có nguồn gốc từ ngoại bì, các động vật không kể đực, cái đều có
tuyến vú. Nhưng chỉ những con cái cùng với sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể
dưới ảnh hưởng điều hòa của Hormone sinh sản mới được phát dục hoàn thiện trước

khi sinh sản lần đầu. Ở bò, bầu vú gồm bốn phần riêng biệt gọi là lá vú, mỗi góc phần
tư được kết thúc với một núm vú và cuối cùng là lỗ tiết sữa.
Cấu tạo cơ bản của tuyến vú gồm hai phần là bao tuyến và hệ thống ống dẫn:
– Bao tuyến: là nơi sản xuất ra sữa, được cấu tạo từ tế bào biểu mô, mỗi bao
tuyến giống như một túi nhỏ thông với ống dẫn sữa.
– Ống dẫn sữa khởi đầu bằng ống dẫn nhỏ thông với xoang bao tuyến, nhiều
ống dẫn nhỏ tập hợp lại đổ vào ống dẫn trung bình rồi vào ống dẫn lớn để đổ vào bể
sữa.
Bể sữa là một xoang rỗng, nó được thông với ống dẫn đầu vú để đưa sữa ra
ngoài. Số lượng bể sữa và ống dẫn đầu vú cũng khác nhau tùy loài; bò, dê có một bể
sữa và một ống đầu vú.
Xung quanh ống dẫn sữa và bể sữa được bao bọc bởi các sợi cơ trơn có tác
dụng trong việc thải sữa khi co bóp. Ống thông đầu vú có sợi cơ trơn sắp xếp theo hình
vòng, tạo nên cơ vòng đầu vú, bình thường cơ này ở trạng thái co khi không thải sữa.
Toàn bộ tuyến vú được bao bọc bởi mô liên kết và mô mỡ.
2.2.2. Quá trình tạo sữa ở bầu vú
Sữa được tạo ra từ các thành phần dinh dưỡng trong máu chảy qua bầu vú. Bình
quân cần 450 – 500 lít máu để tạo ra 1 lít sữa. Nếu trung bình ở bò mỗi ngày cho 30 lít
sữa, nó sẽ lấy từ máu 1.500 g glucide, 1.100 g protein, 1.000 g lipide, 40 g calci và 35
g phosphore.
Sự điều hòa quá trình tạo sữa dựa trên hai cơ chế thần kinh và thể dịch. Kích
thích tiết sữa sẽ theo tủy sống lên vùng hành tủy và vùng dưới đồi.
Xung động truyền đi theo 3 hướng:
– Lên vỏ não theo thần kinh giao cảm đến tuyến vú làm tăng lượng máu đến
tuyến vú nhằm cung cấp nguyên liệu tạo sữa.

6


– Đến thùy sau tuyến yên để giải phóng oxytocine gây co bóp bao tuyến đẩy

sữa vào bể sữa và vào ống dẫn sữa.
– Thông qua vùng dưới đồi, tiết ra các yếu tố giải phóng các hormone thùy
trước tuyến yên như: FSH, LH, PRL, STH, TSH, ACTH.
FSH: Kích thích tế bào hạt tiết estrogen để kích thích phát triển ống dẫn sữa.
LH: Kích thích thể vàng tiết progesteron để kích thích phát triển các tổ chức túi
tuyến của tuyến vú.
PRL: Kích thích mô tuyến phát triển và tạo sữa, kích thích sự tiết sữa từ túi
tuyến xuống bể sữa và là yếu tố dưỡng thể vàng ở một số loài như chuột, thỏ, cừu.
STH: Kích thích sự tạo sữa thông qua việc tăng cường trao đổi đường và
protide.
TSH: Kích thích tuyến giáp tiết thyroxin làm tăng lượng sữa và mỡ sữa.
ACTH: Kích thích tuyến thượng thận (vùng vỏ) tiết corticoid thúc đẩy và duy
trì khả năng tạo sữa.
Não thùy trước

Não thùy trước

FSH, LH, PRL

PRL

Buồng trứng
ảnh hưởng
nang noãn hoàng thể
nha bào

ESTROGEN
PROGESTERON

STH


Ảnh
hưởng
trực tiếp
đến sự
phát triển
của tế
bào nhủ
tuyến

Tuyến sữa
phát triển

ACTH

Tuyến
giáp trạng

Tuyến
thượng thận

Thyroxin Glucocorticoid

Khơi mào và duy trì sự tạo sữa

Sơ đồ 2.1: Quá trình tạo sữa.

7

TSH



2.2.3. Sự thải sữa
Sữa được tiết theo cơ chế phản xạ. Phản xạ tiết sữa liên quan đến thần kinh và
thể dịch (các kích thích tố, hormone). Khi bò nhận được các tác nhân kích thích sẽ dẫn
truyền vào võ đại não thông qua hệ thần kinh. Từ đây sẽ phát các xung lệnh đến các cơ
quan và hệ thống thể dịch để thực hiện việc tiết sữa: như kích thích hệ thống cơ trơn
của ống dẫn, bể sữa và tiết xuất oxytocin (gây co bóp các cơ biểu mô của tuyến bào).
Muốn cho sự thải sữa hoàn toàn thì việc vắt sữa phải bắt đầu ngay tức thì khi
xảy ra hiện tượng thải sữa. Bởi vì, oxytocin sẽ chấm dứt tiết ra, nếu thời gian vắt sữa
chậm hơn hiện tượng thải sữa là 5 phút, có nghĩa là 25 % sữa sẽ tồn lại bầu vú và sản
lượng sữa sẽ giảm.
Bê con mút bú

Kích thích vắt sữa
Xung động thần kinh
Vỏ não
Vùng dưới đồi
Thần kinh giao cảm

Giảm áp suất bể sữa

Oxytoxin

(2 – 6 mm/Hg)
Co bóp cơ trơn
ống dẫn sữa
Sữa dồn vào bể sữa
Tăng áp lực bể sữa
(35 – 50 mm/Hg)

Mở cơ vòng đầu vú
Sơ đồ 2.2: Cơ chế thải sữa.

8


2.3. Sơ lược về bệnh viêm vú
2.3.1. Định nghĩa bệnh viêm vú
Viêm vú là bệnh hay gặp trên nhiều loài gia súc, gây thiệt hại lớn trong chăn
nuôi. Năm 1975 Liên Hiệp Sữa Quốc Tế đã đưa ra định nghĩa bệnh viêm vú như sau:
Viêm vú là viêm một hay nhiều thùy vú với sự hiện diện của một hay nhiều (2
tối đa là 3) loài vi khuẩn trong mô vú, dẫn đến sự gia tăng tế bào bản thể (Cellules
somatiques) trong sữa, tế bào bạch cầu sẽ làm thay đổi tính chất vật lí và hóa học của
sữa, nó dẫn đến hậu quả là giảm sản lượng sữa, đặc biệt có trường hợp gây chết thú
(Tainturier, 1997).
2.3.2. Phân loại viêm vú
2.3.2.1. Viêm vú tiềm ẩn
Là sự nhiễm trùng không lộ rõ của bầu vú, được phát hiện bởi sự gia tăng tổng
số bạch cầu bằng phản ứng (CMT: California Mastitis Test), nuôi cấy vi sinh vật
thường gặp là Staphylococcus aureus được biết là nguyên nhân chiếm 50 % đàn viêm
vú tiềm ẩn (Quinn và ctv. 1998).
2.3.2.2. Viêm vú lâm sàng
Là sự nhiễm trùng lộ rõ của bầu vú thể hiện triệu chứng qua mức độ thay đổi
của sữa.
Sự tiến triển của bệnh được phân biệt như sau: Thể quá cấp, thể cấp, thể bán
cấp, thể mãn, (Argente và ctv. 1997).
* Quá cấp: sưng, nóng, đau, hạch lâm ba của vú sưng to và các chất bất thường
trong tuyến vú được đi kèm với các dấu hiệu của sự xáo trộn toàn thân như: Sốt 39,5 –
40 ºC, suy nhược, biếng ăn. Những biểu hiện trên thể hiện nhiễm trùng máu. Viêm vú
hoại tử bao gồm cả hai loại này.

* Cấp tính: các thay đổi trong tuyến vú cũng tương tự như thể quá cấp nhưng
những dấu hiệu toàn thân ít nghiêm trọng hơn.
* Thứ cấp: không có phản ứng toàn thân và các thay đổi không rõ ràng.

9


* Mãn tính: không có dấu hiệu rối loại phản ứng toàn thân và hầu như có rất ít
các thay đổi bên ngoài của bầu vú, nhưng có các chất tiết bất thường xuất hiện ở tuyến
vú.
¾ Ngoài ra còn có thể phân loại viêm vú theo mức độ viêm:
* Viêm vú thể tương mạc:
– Đặc trưng của thể bệnh này là bầu vú xung huyết, bệnh thường phát ra vài
ngày sau khi đẻ.
– Nguyên nhân: do Streptococcus, Staphylococcus, E.coli chui vào các tổ chức
liên kết của bầu vú khi bầu vú bị xây sát. Bệnh có thể do viêm tử cung hoặc do viêm
nội mạc tử cung thoái hóa mủ, vi trùng đi vào máu rồi tới tuyến vú.
– Triệu chứng: chỗ sưng chỉ thấy ở một thùy vú, hoặc nữa bầu vú, rất ít khi bị
viêm toàn bộ bầu vú, đầu vú có thể bị sưng to khi vi trùng theo máu vào sâu trong
tuyến vú thì toàn bộ tuyến vú sưng to sờ nhẹ không thấy đau. Ấn mạnh thì con vật thấy
đau và phản ứng.
– Chẩn đoán: cần phân biệt với bệnh bầu vú bị thủy thủng. Ở bệnh này bầu vú
bị sưng, nóng, đỏ, đau, cứng hạch Lympho vú cũng sưng to. Xét nghiệm sữa, kiểm tra
vi khuẩn gây bệnh.
– Tiên lượng: bệnh nhẹ thì sau 7 – 19 ngày hiện tượng giảm, nhưng bệnh có thể
trở thành mãn tính. Khi tổ chức bị tổn thương nghiêm trọng thì bầu vú có thể bị xơ
cứng.
* Viêm vú thể Cata:
– Đặc trưng của bệnh này là tế bào thượng bì biến dạng và tróc ra. Ở chỗ viêm
có nước thẩm xuất và bạch cầu phủ trên niêm mạc đường tiết sữa.

– Nguyên nhân: do Streptococcus, Staphylococcus và E.coli khi niêm mạc bầu
vú không khép chặt hoặc sữa tích nhiều trong bầu vú rò rỉ ra ngoài, vi trùng thông qua
lổ bầu vú xâm nhập vào bể sữa rồi lan ra cả tuyến vú gây viêm. Nền chuồng và chất
độn chuồng quá bẩn, tay người vắt sữa hoặc khăn lau bầu vú bẩn cũng có thể gây ra
bệnh.

10


– Triệu chứng:
+ Thoạt đầu sữa bị loãng, trong đó có những lợn cợn hoặc cục sữa vón, đôi khi
cục sữa vón làm tắt bầu vú, nếu cứ tiếp tục vắt sữa thì sữa ra sau có màu bình thường,
lượng sữa giảm.
+ Sờ bầu vú và đầu vú không thấy hiện tượng viêm (nóng, đau) bầu vú không bị
sưng to. Sờ thấy đầu vú mềm hoặc có những cục mềm bên trong con vật không có
triệu chứng toàn thân.
– Tiên lượng: thường sau 7 – 10 ngày thì bệnh khỏi và không ảnh hưởng đến
lượng sữa.
* Viêm vú có mủ: có hai thể viêm cata có mủ và viêm mủ
– Viêm cata có mủ:
+ Đặc trưng của bệnh này là bể sữa, ống tiết sữa, tuyến vú bị viêm làm cho
nước thẩm xuất và mủ chảy vào bể sữa và các ống dẫn sữa.
+ Nguyên nhân: kế phát từ viêm cata. Vi trùng gây bệnh đa số là Streptococcus,
ngoài ra còn có Staphylococcus, E.coli và các vi khuẩn gây mủ khác. Nếu nhốt chung
những con bò viêm vú, viêm tử cung hoặc mang vết thương có mủ với những con bò
khỏe thì có thể gây bệnh cho những con bò này.
+ Triệu chứng: có hai thể bệnh cấp tính và mãn tính
Thể cấp tính: thùy vú mắc bệnh sưng, nóng, đỏ ,đau, lượng sữa giảm nhiều
hay mất hẳn, sữa loãng như nước, màu hồng nhạt, vị hơi đắng, trong sữa có những lợn
cợn của cục vón, hạch Lamba ở thùy vú mắc bệnh sưng to. Con vật có triệu chứng

toàn thân như: ủ rủ, kém ăn sốt tới 41 ºC, mạch đập nhanh.
Thể mãn tính: sau 3 – 4 ngày, hiện tượng viêm giảm dần rồi khỏi hẳn hoặc
bệnh trở thành mãn tính, các triệu chứng trên giảm dần, con vật hết sốt, thùy vú bị
viêm hết đau, nhưng sữa vẫn loãng, nhớt, màu vàng nhạt hoặc màu vàng.
+ Chẩn đoán: ngoài các triệu chứng lâm sàng và sự biến đổi chất lượng sữa,
chẩn đoán vi trùng học có tính quyết định. Nếu kiểm tra kính hiển vi thấy có nhiều
Streptococcus, Staphylococcus hoặc các vi trùng khác thì có thể xác định là bị nhiễm

11


cata có mủ. Chuỗi vi trùng dài hay ngắn phụ thuộc vào thời kỳ mắc bệnh. Bệnh mãn
tính thì chuỗi của vi trùng dài, bệnh cấp tính thì chuỗi của vi trùng ngắn.
+ Tiên lượng: nếu bệnh cấp tính phát ra ở cuối chu kỳ vắt sữa lại được điều trị
kịp thời thì tiên lượng tốt. Còn ở thể mãn tính, các tuyến sữa bị teo, các tổ chức liên
kết tăng sinh thì tiên lượng xấu.
– Viêm có mủ:
+ Đặc trưng của bệnh này là trong thùy vú có nhiều bọc mủ to, nhỏ khác nhau,
có nhiều bọc mủ nhỏ gộp lại thành bọc mủ lớn.
+ Nguyên nhân: thường do viêm cata có mủ gây ra. Khi đường tiết sữa bị tắt thì
hình thành các bọc mủ.
+ Triệu chứng: Nếu có triệu chứng lâm sàng thì thấy một phần thùy vú bị sưng
đỏ, da căng nóng, đau, có khi sờ thấy bên trong lùng nhùng. Nếu các bọc mủ nông thì
hiện tượng viêm rất rõ, nếu có nhiều bọc mủ thì trên bề mặt của thùy vú viêm có
những chỗ phồng lên, lượng sữa giảm, tích lũy lượng sữa biến đổi. Nếu tuyến vú đã bị
nhiễm mủ thì sữa tiết ra có mủ. Có khi bầu vú bị vỡ mủ, hạch Lamba của thùy vú bệnh
sưng to, con vật đi lại khó khăn.
+ Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng cục bộ và thay đổi thành phần sữa, xử lý bọc
mủ kịp thời nếu không sẽ dẫn đến huyết nhiễm mủ.
– Viêm vú có máu:

+ Đặc trưng của bệnh này là các tổ chức ống tiết sữa bị xuất huyết, sữa màu
hồng nhạt hoặc đỏ như máu.
+ Nguyên nhân: do viêm cấp tính hoặc viêm cata phát triển lên nhưng cũng có
thể là một triệu chứng của nhiễm trùng toàn thân.
+ Triệu chứng: bệnh thường ở dạng cấp tính phát ra một nửa hay cả tuyến vú,
chỗ viêm bị sưng to rõ rệt, thân nhiệt tăng cao 41 ºC, khi vắt sữa con vật tỏ ra đau đớn,
sữa loãng như nước, màu hồng hoặc đỏ như máu có những mảnh sữa vón lại, con vật ủ
rủ kém ăn.

12


+ Chẩn đoán: căn cứ vào sự biến đổi của sữa lúc đầu có thể lầm với bầu vú xuất
huyết, nhưng căn cứ vào viêm cục bộ và triệu chứng toàn thân thì có thể xác chẩn
được.
+ Tiên lượng: nếu chỉ viêm cục bộ và không nặng thì có thể từ sau 7 – 10 ngày
có thể tự khỏi không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng sữa.
2.3.3. Dịch tể học và nguyên nhân gây viêm vú
2.3.3.1. Dịch tể học
Sự nhiễm trùng của tuyến vú hầu hết theo lỗ thoát sữa của núm vú, thường xảy
ra khi cơ vòng núm vú giãn 20 phút đến 2 giờ sau khi vắt sữa. Vi sinh vật sau khi
xuyên qua lỗ thoát sữa, chúng sẽ nhân lên và lan rộng trong tuyến vú, chúng bám vào
biểu mô tuyến vú nhờ yếu tố độc lực. Lúc này khó phân biệt phản ứng viêm, dấu hiệu
viêm vú có thể thấy với sự thay đổi của sữa và tổng số bạch cầu.
2.3.3.2. Nguyên nhân gây viêm vú
Có ba nguyên nhân chính
* Vật chủ: nguyên nhân xuất phát do chính bản thân bò sữa tuỳ thuộc vào cá
thể của bò như bò có bầu vú quá to và dài dễ gây xây xát, lỗ thông đầu vú to dễ rò rỉ,
bò cao sản ... là những điều kiện để bộc phát bệnh. Tuổi thú: bò già đặc biệt là sau bốn
chu kỳ cho sữa dễ mắc bệnh viêm vú hơn.

* Yếu tố vi sinh vật: tùy thuộc vào khả năng tồn tại trong môi trường sống của
động vật, vi sinh vật xâm chiếm ống dẫn sữa, kết dính vào biểu mô tuyến vú, chống lại
đại thực bào và chất kháng vi trùng trong bầu vú, đề kháng với kháng sinh. Một số vi
trùng gây viêm vú cho bò sữa:
– Liên cầu khuẩn (Streptococcus): trong các loại vi khuẩn gây bệnh viêm vú,
liên cầu khuẩn Streptococcus chiếm 86 %, chủ yếu là S.agalactiae, S.dysgalactiae và
S.uberis. S.agalactiae (là vi khuẩn Gram +) và chỉ phát triển được trên mô tuyến vú
nhưng dễ bị khống chế và tiêu diệt. Trong khi đó, S.dysgalactiae và S.uberis có thể
phát triển bên ngoài mô tuyến vú và khó loại trừ. Ba loại này chủ yếu phát triển trong
sữa và tấn công lớp tế bào bề mặt của các ống dẫn sữa.

13


×