Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DƯỢC


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN

BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

Sinh viện thực hiện: Nguyễn Huệ Tâm
MSSV: 581157676
Lớp: Dược CĐ 2015
Khóa: 2015 – 2018
GVHD: PGS.TS Đặng Nguyễn Đoan Trang

Tp.HCM, ngày 17 tháng 08 năm 2018


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian vừa qua, trường Đại Học Y Dược TP.HCM đã tạo điều kiện để em
được tham gia và tìm hiểu quá trình chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và em đã có
thời gian thực tập tốt tại bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM. Trong thời gian thực
tập em đã học hỏi được nhiều điều và thu thập được rất nhiều dữ liệu có ích cho bài
luận này và tương lai sau này của em.
Với tài liệu đó cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên đã giúp em làm một bài
báo cáo hoàn chỉnh.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Thắm và toàn thể
các anh chị trong bệnh viện ở các phòng ban đã hướng dẫn em nhiệt tình trong suốt
quá trình em thực tập ở đây.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Dược đã tận tình truyền đạt kiến
thức trong những năm em học tập tại trường Đại Học Y Dược TP.HCM. Với vốn kiến
thức các thầy, cô đã dạy, nay chúng em được thực hành thực tế, học đi đôi với hành thì


mới có thể thành công, em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho em
được phát triển kiến thức tối đa nhất. Nền tảng kiến thức vững chắc ấy không chỉ giúp
em hoàn thành tốt khóa luận này mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời
một cách tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc bệnh viện Đại Học Y Dược Tp.HCM đã cho
phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại bệnh viện.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công hơn nữa trong
sự nghiệp cao quý, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền
đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong bệnh
viện Đại Học Y Dược luôn dồi dào sức khỏe, đạt được thành công tốt đẹp trong công
việc bảo vệ sức khỏe cho mọi người, một công việc cao quý.


MỤC LỤC
1
PHẦN I: TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP .....................................................1
1.1

Giới thiệu về bệnh viện ......................................................................................1

1.2

Giới thiệu khoa dược..........................................................................................4

1.2.1

Cơ cấu tổ chức khoa dược ...........................................................................4

1.2.2


Chức năng ...................................................................................................4

1.3

Nhiệm vụ ............................................................................................................5

1.4

Nhiệm vụ của từng bộ phận ...............................................................................6

1.4.1

Nghiệp vụ dược ...........................................................................................6

1.4.2

Kho cấp phát thuốc......................................................................................7

1.4.3

Dược lâm sàng.............................................................................................7

1.4.4

Phụ trách pha chế thuốc ..............................................................................8

2
PHẦN II: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ
PHẬN TRONG KHOA DƯỢC ......................................................................................9
2.1


2.1.1

Cơ sở pháp lý ..............................................................................................9

2.1.2

Quy trình hoạt động ....................................................................................9

2.1.3

Ưu điểm và nhược điểm ............................................................................11

2.2

Nghiệp vụ dược ................................................................................................11

2.2.1

Cơ sở pháp lý ............................................................................................11

2.2.2

Nhiệm vụ ...................................................................................................12

2.3

Kho thuốc .........................................................................................................13

2.3.1


Cơ sở pháp lý ............................................................................................13

2.3.2

Quy trình hoạt động ..................................................................................14

2.3.3

Kho chẵn ...................................................................................................16

2.3.4

Kho lẻ ........................................................................................................17

2.3.5

Nhận xét: ...................................................................................................18

2.4

3

Dược lâm sàng ...................................................................................................9

Nhà thuốc bệnh viện ........................................................................................18

2.4.1

Cơ sở pháp lý ............................................................................................18


2.4.2

Quy trình hoạt động ..................................................................................19

PHẦN III: TỔNG KẾT VÀ NHẬN XÉT .............................................................22


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN
1

PHẦN I: TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1 Giới thiệu về bệnh viện

 TÊN: BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
 Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

1


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN
 Với 24 năm hình thành và phát triển, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP>HCM là
địa chỉ chăm soc sức khỏe uy tín của hàng triệu người bệnh. Bệnh viện luôn nổ
lực phát huy những giá trị cốt lõi bền vững đó là:
 Tiên phong trong điều trị người bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo quản
trị.
 Thấu hiểu nỗi đau vể thể xác lẫn tinh thần của người bệnh để đưa ra những

giải pháp điều trị tối ưu.
 Giữ vững sự chuẩn mực của người Thầy giáo- Thầy thuốc, luôn là tấm
gương sáng để thế hệ nối tiếp noi theo.
 Quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Hình 1.1.1. Những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử hình thành và phát triển bệnh viện

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

2


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN

 Bệnh viện có 3 cơ sở, trụ sở chính tại 215 Hồng Bàng, P11, Q5. Từ năm 2013,
bệnh viện đưa vào hoạt động tòa nhà 17 tầng đã mở rộng khả năng đáp ứng số
lượng người bệnh đến khám ngoại trú và điệu trị nội trú tại BV. Đây là tòa nhà
thiết kế theo tiêu chuẩn bệnh viện quốc tế, đem đến môi trường khá chữa bệnh
tiện nghi, xanh – sạch – đẹp, an ninh giúp người bệnh và gia đình cảm thấy
thoải mái hơn khi vào bệnh viện. Mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận tủng bình hơn 2
triệu lượt khám ngoại trú (khoảng 7.000 người khám/ngày), điều trị nội trú
55.000 người, phâu thuật khoảng 30.000 trường hợp.

Hình 1.1.2. Những con số ấn tượng
 Là một bệnh viện của trường đại học cùng tầm nhìn quốc tế, bệnh viện phấn
đấu nâng cao chất lượng chuyên môn và chất lượng dịch vụ, đáp ứng mong đợi
của người dân trong và ngoài nước. Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM mong
muốn mỗi người dân khi đến khám chữa bệnh luôn nhận được chất lượng dịch
vụ tốt nhất và vượt sự mong đợi.


SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

3


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN

 Mục tiêu sắp tới của bệnh viện là xây dựng hệ thống trung tâm chuyên khoa sâu
đạt chuẩn quốc tế, áp dụng những kỹ thuật hiện đại trong khám và điều trị. Từ
sự hiểu biết chuyên sâu của nhiều chuyên ngành, Bệnh viện sẽ xây dựng các
đơn vị phối hợp cùng lúc nhiều chuyên ngành để cùng can thiệp trên một bệnh
lý, gia tăng hiệu quả điều trị đa mô thức. Bên cạnh đó, bệnh viện sẽ trở thành
môi trường đào tạo nhân tài cho ngành y tế. Ngoài đào tạo về chuyên môn, bệnh
viện tập trung mô hình quản lý hiện đại, tiến tới chuyển giao mô hình quản lý
tới các bệnh viện có nhu cầu.
1.2 Giới thiệu khoa dược
 Căn cứ vào thông tư 22/2011/TT-BYT, Bộ Y Tế quy định tổ chức và hoạt động
của bệnh viện như sau:
1.2.1 Cơ cấu tổ chức khoa dược
 Gồm các bộ phận :
 Nghiệp vụ dược
 Dược lâm sàng
 Kho
 Nhà thuốc
 Pha chế thuốc
1.2.2 Chức năng
 . Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về
toàn bộ công tác dược trong bệnh viện.
 Thực hiện công tá chuyên môn về dược. Tổng hợp, nghiên cứu về đề xuất các
vấn đề về công tác dược trong toàn bệnh viện.


SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

4


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN

 Nhiên cứu khoa học kỹ thuật về dược, tham gia huấn luyện sinh viên và đào tạo
cán bộ.
 Quản lý thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao và các chế độ chuyên môn về
dược.
1.3 Nhiệm vụ
 Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu
điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và
các yêu cầu chữa bệnh khác ( phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)
 Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các
như cầu đột xuất khác khi có yêu cầu
 Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị
 Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “ Thực hành tốt bảo quản thuốc”
 Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sẳn xuất
thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện
 Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng
không mong muốn của thuốc
 Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa
trong bệnh viện
 Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường Đại Học,
Cao Đẳng và Trung Học về Dược
 Phối hợp với khoa cận lam sàng theo dõi,kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử

dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình
kháng sinh trong bệnh viện

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

5


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN
 Tham gia chỉ đạo tuyến
 Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu
 Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc
 Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định
 Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về
vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khi y tế đối với cơ sở y tế chưa có
phòng vật tư – trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao
nhiệm vụ
1.4 Nhiệm vụ của từng bộ phận
1.4.1 Nghiệp vụ dược
 Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa dược, các
khoa lâm sàng và nhà thuốc trong bệnh viện
 Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham
mưu cho trưởng khoa trình giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai
thực hiện các quy định này tại các khao trong bệnh viện
 Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc
 Định ký kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược
 Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng
 Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc ( nếu bệnh viện
không tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho các
cơ quan có chức năng kiểm nghiệm thực hiện)

 Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được trưởng khoa dược giao
 Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa dược về nhiệm vụ được phân

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

6


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN
1.4.2 Kho cấp phát thuốc
 Có trách nhiệm đầy đủ nguyên tắc về “ Thực hành tốt bảo quản thuốc” đảm bảo
an toàn của kho
 Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của
kho thuốc, khoa dược
 Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất nhập thuốc theo quy định của công tác
khoa dược và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho trưởng khoa dược về
công tác khoa và cấp phát
 Tham gia nghiên cứu khoa học hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
cho các thành viên trong khoa và thành viên khác theo sự phân công
 Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được trưởng khoa dược giao
 Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa dược về nhiệm vụ phân công
1.4.3 Dược lâm sàng
 Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo
dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốn của thuốc và công tác cảnh
giác dược
 Tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y
tế và người bệnh
 Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn nội trú và ngoại trú nhằm đẩy
mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả
 Hướng dẫn và kiểm tra sử dụng thuốc trong bệnh viện, chịu trách nhiệm tính

toán hiệu chỉnh đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; được quyền xem xét
thay thế thuốc ( nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt
chất, thuốc trong kho của khoa dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời
thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

7


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN

 Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các
thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công
 Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi trưởng khoa dược yêu cầu
 Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa dược về nhiệm vụ được phân công
1.4.4 Phụ trách pha chế thuốc
 Thực hiện quy định của công tác dược, công tác chống nhiễm khuẩn
 Thực hiện pha chế theo đúng quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt danh mục
thuốc được pha chế ở bệnh viện
 Pha chế kịp thời và đảm bảo chất lượng các thuốc cấp cứu và đặc biệt chú ý khi
pha chế thuốc cho trẻ em ( chia nhỏ liều, pha thuốc tiêm truyền, thuốc trị ung
thư)
 Kiểm soát, tham gia phối hợp với các cán bộ được phân công ở các đơn vị,
khoa hoặc trung tâm Y học hạt nhân, ung bứu trong việc pha chế, sử dụng các
thuốc phóng xạ, hóa chất ung thư để đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân
viên y tế và môi trường
 Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các
thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công
 Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi trưởng khoa dược yêu cầu

 Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa dược về nhiệm vụ được phân công

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

8


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN

2

PHẦN II: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ
PHẬN TRONG KHOA DƯỢC

2.1 Dược lâm sàng
2.1.1 Cơ sở pháp lý
 Căn cứ nghị định 63/2012/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành thông tư
31/21012/TT-BYT hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện
2.1.2 Quy trình hoạt động


Thông tin thuốc
 Thông tin thuốc qua điện thoại, bản tin nội bộ, email bệnh viện, seminar
 Đối tượng thông tin
 Cán bộ y tế: Bác sĩ, Dược sĩ, Điều dưỡng
 Bệnh nhân: ngoại trú, bệnh nội trú đã xuất viện
 Đơn vị thông tin thuốc: Dược điển, hội nghị
 Quy trình thông tin thuốc
 Tiếp nhận thông tin từ bệnh nhân, cán bộ y tế
 Xử lý, phân tích vấn đề; tương tác với bác sĩ

 Phản hồi
 Trả lời và tư vấn



Duyệt đơn thuốc
 Ngoại trú: duyệt trên đơn thuốc bệnh nhân 4000-6000 toa
 Nội trú: duyệt trên phiếu lĩnh thuốc nội trú, bệnh án điện tử, hồ sơ bệnh án nội
trú

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

9


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN



Phát đồ điều trị
 Hiện tại đang thực hiện trên 7 khoa
 Ngoại tiêu hóa
 Gan – mật – tụy
 Nội tim mạch – tim mạch can thiệp
 Chấn thương chỉnh hình
 Nội tổng hợp
 Hô hấp
 Hồi sức tích cực
 Hoạt động đi buồng: tư vấn cho bác sĩ, điều dưỡng




Nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện
 Rà xoát tình trạng lâm sàng
 Rà xoát thuốc điều trị: chỉ định, tác dụng phụ, chống chỉ định, liều dùng- cách
dùng,..
 Trao đổi với bác sĩ khi phát hiện vấn đề và đề xuất phương án thay thế
 Hướng dẫn điều dưỡng pha chế và bảo quản
 Cùng với bác sĩ điều trị cung cấp thoog tin thuốc, tình trạng bệnh nhân



Cảnh giác dược
 Cảnh giác về thuốc cho bác sĩ
 Báo cáo ADR
 Hướng dẫn sử dụng thuốc dạng đặc biệt

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

10


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN

 Cảnh báo tương tác thuốc trung bình và nặng
 LASA ( Look Alike – Sound Alike )
 Cảnh báo thuốc có nguy cơ cao trên phần mềm kê đơn
 Tập huấn sử dụng thuốc, theo dõi bản báo cáo phản ứng có hại cho điều dưỡng,
dược sĩ trung học. Ví dụ: dung dịch đậm đặc KCl 10%
 Hoạt động khác: thông tin bảo quản thuốc sau khi mở nắp; thuốc cần tránh ánh

sáng khi bảo quản, dung dịch pha trong lúc truyền; tương kỵ thuốc trong khi
tiêm truyền
2.1.3 Ưu điểm và nhược điểm
 Ưu điểm
 Giải quyết các vấn đề của bệnh nhân ngoại trú thông qua hotline của khoa
dược bệnh viện
 Thông báo kịp thời các tương tác thuốc đặc biệt nghiêm trọng cho bác sĩ để
có điều chỉnh thích hợp
 Nhược điểm
 Do nhân sự còn hạn chế nên vấn đề một dược sĩ chuyên biệt một khoa còn
thiếu sót nhưng trong tương lai bệnh viện sẽ tuyển thêm đủ nhân sự để cải
thiện tình hình trên
2.2 Nghiệp vụ dược
2.2.1 Cơ sở pháp lý
 Thông tư 02/2018/TT-BYT Quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc
 Thông tư 52/2017/TT-BYT Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa
dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

11


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN

 Thông tư 07/2017/TT-BYT Ban hành danh mục thuốc không kê đơn
 Thông tư 20/2017/TT-BYT Hướng dẫn luật dược và nghị định 54/2017/NĐ-CP
về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt
 Thông tư 06/2017/TT-BYT Ban hành danh mục thuốc độc và nguyên liệu độc
làm thuốc

 Nghị định 54/2017/NĐ-Cp Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
luật dược
 Nghị định 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế
 Thông tư 15/2011/TT-BYT Quy địng về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ
thuốc trong bệnh viện
2.2.2 Nhiệm vụ
 Lập kế hoạch và tổ chức cung ứng thuốc
 Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
 Tổ chức đấu thầu mua thuốc
 Xây dựng danh mục và cơ sở thuốc của tủ thuốc trực
 Cung ứng thuốc
 Thuốc thường và kiểm soát đặc biệt
 Ký kết hợp đồng
 Dự trù thuốc
 Đặt hàng
 Theo dõi các nhà phân phối

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

12


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN

 Thông tin thuốc hết/ có hàng lại
 Kiểm tra, bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa dược
 Có hơn 20 quy trình
 Quy trình kiểm nhập
 Quy trình bảo quản thuốc

 Quy trình cấp phát thuốc
 Quy trình hoàn trả thuốc
 Quy trình kiểm kê
 ...
 Kiểm tra sử dụng bảo quản tủ thuốc trực
 Kiểm nghiệm kiểm soát chất lượng thuốc
 Kiểm tra thực hiện quy định chuyên môn dược
 Cập nhật, triển khai các văn bản quy định
 Là một bộ phận đặc biệt quan trọng của khoa dược bệnh viện, do nhân sự còn hạn
chế neen việc làm của mội dược sĩ còn rất nhiều nhưng trong tương lai thì bệnh
viện cũng sẽ tuyển thêm nhân sự để cải thiện tình hình trên
2.3 Kho thuốc
2.3.1 Cơ sở pháp lý
 Căn cứ vào thông tư 22/2011/TT-BYT và thông tư 23/2011/TT-BYT

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

13


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN

2.3.2 Quy trình hoạt động
 Gồm các quy trình chủ yếu: kiểm nhập, sắp xếp- bảo quản, cấp phát, kiểm kê,
hoàn thuốc
 Sắp xếp thuốc trong kho
 Nguyên tắc 3 dễ
 Dễ lấy
 Dễ thấy
 Dễ kiểm tra

 Nguyên tắc 5 chống
 Chống nóng ẩm
 Chống mối chuột, côn trùng, nấm mốc
 Chống cháy nổ
 Chống quá hạn dùng
 FIFO: thuốc nhập trước xuất trước
 FEFO: thuốc gần hết hạn dùng xuất trước
 Chống đổ vỡ, hư hao, mất mát
 Thuốc được sắp xếp theo chữ cái alpha
 Bảo quản thuốc trong kho
 Thực hiện 5 chống cho tất cả các kho
 Không để hỏng vỡ, thừa thiếu, mất mát vượt quá mức quy định, hạn chế xảy ra
đến mức tối thiểu

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

14


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN

 Kho phải đảm bảo thông thoáng, được trang bị hệ thống làm lạnh: máy điều hòa
nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế và quạt thông gió đảm bảo nhiệt độ bảo quản
 Kho mát: từ 80C – 150C
 Kho lạnh: từ 20C - 80C (có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ) cho những thuốc và hóa
chất có yêu cầu ghi trên bao bì sản phẩm (danh mục đính kèm).
 Ngăn đông lạnh: -100C cho những thuốc và hóa chất có yêu cầu bảo quản ở
ngăn đông lạnh theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm (danh mục đính kèm)
 Độ ẩm: <70%
 Các chất dễ cháy nổ, vật tư y tế, hóa chất cháy nổ bảo quản ở kho riêng theo

quy định (danh mục đính kèm)
 Theo dõi hạn dùng thuốc, vật tư y tế, hóa chất, thuốc thử (bảng theo dõi hạn
dùng thuốc đính kèm)
 Thuốc nhập có hạn dùng phải từ một năm trở lên. Trường hợp thuốc nhập về
có hạn dùng dưới một năm, thủ kho có trách nhiệm báo cáo và có ý kiến phê
duyệt của Trưởng Khoa khi đưa vào sử dụng
 Thuốc hết hạn sử dụng, hư hao, dễ vỡ, thủ kho làm báo cáo theo mẫu, Trưởng
Khoa Dược ký, trình Ban Giám Đốc xin hủy dưới sự giám sát của Hội đồng
thanh lý thuốc, lập biên bản thanh lý thuốc theo đúng mẫu quy định.
 Cấp phát thuốc cho bệnh nhân
 Kết phiếu – in phiếu
 Soạn thuốc
 Phân chia thuốc
 Kiểm thuốc: phù hợp thuốc- chẩn đoán, tương tác thuốc ( nếu có), tên thuốc,
hàm lượng, số lượng, đơn vị tính, số lô, hạn sử dụng,...
SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

15


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN

 Giao thuốc
 Kiểm kê : hằng ngày và đột xuất
 Hoàn thuốc
 Hoàn trả thuốc hoàn nguyên và thuốc không hoàn nguyên
 Lý do thuốc hoàng trả: do thay đổi y lệnh, chuyển khoa, ra viện, chuyển viện
hoặc tử vong
 Quy trình hoàn thuốc
 Tiếp nhận: phiếu hoàn thuốc, chữ ký đầy đủ, lý do,...

 Thuốc hoàn nguyên: cảm quan, điều kiện bảo quản,...
 Thuốc hoàn không nguyên: biệt trữ
2.3.3 Kho chẵn
 Là nơi tiếp nhận thuốc từ các công ty giao và bán cho bệnh viện, từ đó cấp phát
thuốc cho kho lẻ
 Chức năng: Bảo quản, xuất nhập thuốc theo đúng quy định, cấp phát – xuất
nhập hàng
 Nhiệm vụ:


Kiểm tra nhập hàng đúng số lượng, chất lượng theo hóa đơn chứng từ hợp
lệ, kiểm tra số đăng kí, nơi sản xuất, số kiểm soát, hạn dùng của từng loại
thuốc, chú ý các loại hàng lạ hoặc có hạn dùng 1 năm.

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

16




BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN
Phân loại, sắp xếp thuốc trong kho theo quy chế Dược chính, chế dộ ảo
quản và theo hướng dẫn của Dược sĩ. Kho phải gọn gàng trật tự, dễ thấy, dễ
lấy, dễ kiểm tra, dễ cấp phát nhanh chóng, chính xác, chú ý phòng chống
cháy nổ, lụt bão, mối mọt, chuột.

 Thường xuyên kiểm tra, nắm vững chất lượng của thuốc có trong kho, đặc
biệt các loại thuốc có hạn dùng, kháng sinh, những thuốc ít dùng, ứ đọng để
báo cáo với Dược sĩ phụ trách.

 Cấp phát thuốc cho kho lẻ, điều trị ngoại trú theo phiếu lĩnh thuốc đúng quy
định.
 Có trách nhiệm phòng gian bảo mật khi phát hiện có vấn đề gì nghi vấn
trong xuất nhập khẩu phải báo cáo ngay với Dược sĩ.
 Tham gia cải tiến kỹ thuật
2.3.4 Kho lẻ
 Chức năng: Bảo quản, xuất nhập thuốc theo đúng quy định, cấp phát – xuất
nhập chính xác
 Nhiệm vụ
 Thực hiện đúng nội quy của kho
 Chịu trách nhiệm xuất nhập thuốc trong phạm vi được phân công
 Thường xuyên nắm vững số lượng, chất lượng, hạn dùng của thuốc. Chú
ý các thuốc ít dùng, ứ đọng, báo dược sĩ phụ trách. Thuốc cận hạn dùng
phải báo cáo 03 tháng trước khi thuốc hết hạn dùng
 Cập nhập sổ sách xuất nhập kho, thẻ kho phải có chữ ký của Dược sĩ Tổ
trưởng tổ cấp phát. Thực hiện định kỳ kiểm kê đối chiếu hàng hóa trong
kho

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

17


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN
 Làm kí hiệu các thuốc quý hiếm, đắt tiền
 Sắp xếp theo thứ tự gọn gàng, trật tự, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, cấp
phát một cách nhanh chóng và chính xác
 Định kỳ báo cáo tình hình tồn kho, hao hụt để kịp thời xử lý
 Hàng ngày kiểm tra thuốc men trong phạm vi được phân công và tiến
hành công tác bảo quản tốt. Chú ý phòng chống cháy nổ, lụt bão, chống

mốc, mối, mọt, chuột


Có trách nhiệm phòng gian bảo mật. Khi phát hiện có vấn đề nghi vấn
phải báo cáo với Dược sĩ phụ trách và Dược sĩ Trưởng khoa

 Tham gia cải tiến kỹ thuật và trực dược
2.3.5 Nhận xét:
 Diện tích kho còn hạn chế ở thời điểm hiện tại nhưng hi vọng trong một tương
lai không xa bệnh viện sẽ mở rộng thêm nữa
 Cần có không gian nhiều để dự trù các thuốc sử dụng nhiều trong vòng 1 tuần ,
đỡ tốn thời gian và giúp đỡ được bộ phận nghiệp vụ dược trong việc đặt hàng
liên tục
2.4 Nhà thuốc bệnh viện
2.4.1 Cơ sở pháp lý
 Căn cứ vào thông tư 15/2011/TT-BYT,Bộ Y Tế quy định về tổ chức và hoạt
động của cơ sở bán lẻ ở bệnh viện
 Căn cứ vào thông tư 02/2018/TT-BYT, Bộ Y Tế quy định về thực hành tốt cơ
sở bán lẻ thuốc

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

18


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN
2.4.2 Quy trình hoạt động
 Nhập thuốc : hợp pháp hợp lệ
 Cơ sở kinh doanh hợp pháp
 Giấy phép kinh doanh

 Giấy CNĐĐKKD
 Giấy chứng nhận GPP
 Chứng chỉ hành nghề của người phụ trách chuyên môn
 Hợp đồng cung ứng thuốc
 Thuốc được phép lưu hành hợp pháp, hợp lệ
 Có giấy phép lưu hành, hoặc giấy phép nhập khẩu của BYT cấp
 Kê khai giá
 Không đang trong tình trạng cấm lưu hành, thu hồi, rút số đăng ký
 Còn hạn sử dụng, đạt cảm quan chất lượng
 Thuốc trúng thầu tại các cơ sở y tế trong vòng 12 tháng
 Bảo quản sắp xếp
 Nguyên tắc 3 dễ và 5 chống
 Phân chia thành
 Sản phẩm không phải là thuốc
 Thuốc
 Thuốc quản lý đặc biệt: quản lý theo TT 20 thuốc đặc biệt và TT06 thuốc
độc
 Thuốc thường:

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

19


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN
o Thuốc kê đơn: quản lý theo TT 52, quy định kê đơn thuốc
o Thuốc không kê đơn: quản lý theo TT 07, danh mục thuốc không kê
đơn
 Phân biệt thuốc và sản phẩm không phải là thuốc: dựa vào SĐK
 Thuốc:

 SĐK: xx -xxxx-xx ( trong đó xx: kí hiệu; xxxx: số được cấp; xx: năm)
 Đối với thuốc nước ngoài:
 VN-.. có giá trị 5 năm ( kể từ ngày ký quyết định)
 VN2-.. có giá trị 2 năm
 Đối với thuốc sản xuất trong nước
 VD-.. có giá trị 5 năm
 QLĐB-.. có giá trị 1 năm
 Chế phẩm sinh học
 QLSP-...
 Số giấy phép nhập khẩu: Cục QLD cho phép nhập khẩu thuốc không có số
đăng ký :GPNK:......./QLD-..
 Thực phẩm chức năng: có số công bố tiêu chuẩn chất lượng
 xxxx/xx/YT-CBTC
 xxxx/x/xxx/ATTP-XNCB
 Mỹ phẩm: có số phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm
 xxxx/xx/CBMP-xxx ( trong đó xxxx: số được cấp; xx: năm; xxx: cơ quan
QL cấp )
 Quy trình bán thuốc
SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

20


BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN
 Nhận toa-thu ngân: kiểm tra sơ bộ toa thuốc, thu ngân chính xác
 Soạn thuốc: chính xác, biệt dược, số lượng, số khoản
 Kiểm toa thuốc: kiểm tra nội dung toa thuốc, kiểm tra đối chiếu thuốc-phiếu-toa
 Giao thuốc: đúng BN, đúng thuốc đủ số khoản, đúng toa
 Quy trình về giá thuốc
 Giá mua: ≤ giá kê khai

 Giá thuốc hợp lệ quản lý theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP
 Giá bán: niêm yết công khai
 Giá bán theo thặng số quy định
 Một đơn thuốc được xem là hợp lệ khi có đầy đủ thông tin như số toa, tuổi ( với
trẻ em ≤ 72 tháng tuổi thì ghi số tháng) chẩn đoán, giá trị trị của đơn thuốc
không quá 5 ngày, ký và ghi rõ họ tên của bác sĩ
 Đúng
 Đúng người bệnh
 Đúng thuốc
 Đúng liều
 Đúng đường dùng
 Đúng thời gian
 Nhận xét: Hi vọng trong tương lai nhà thuốc của bệnh viện sẽ được mở rộng thêm
để phục vụ cho nhiều bệnh nhân hơn.

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

21


3

BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN
PHẦN III: TỔNG KẾT VÀ NHẬN XÉT

Sau đợt thực tập em đã nhận thức thêm được nhiệm vụ, vai trò của người dược sĩ trong
công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tiếp cận, khai thác và xử lý thông tin
phục vụ cho việc học tập của em. Biết được cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ của khoa
Dược bệnh viện. Đánh giá thực tế việc áp dụng các quy chế của ngành trong lĩnh vực
quản lý, sản xuất, phân phối, cấp phát và hướng dẫn sử dụng thuốc tại cơ sở. Đánh giá

thực trạng việc áp dụng và tuân thủ những nguyên tắc về GPP, GSP, GLP….v..v
Khoa Dược là khoa chuyên môn rất quan trọng không thể thiếu được, thiếu khoa Dược
thì không trở thành bệnh viện được, ta thấy thiếu một thành phần nhỏ thôi cũng khiến
tổ chức không thể vững chắc và phát triển được. Với cách tổ chức, quản lý chặt chẽ,
trang thiết bị cơ sở vật chất đảm bảo, số lượng thuốc phong phú đảm bảo chất lượng,
giá cả hợp lí cùng với đội ngũ nhân viên y tế có năng lực và tinh thần trách nhiệm
cao.Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM đã đóng góp một phần rất lớn trong sự
nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân. .
Kho thuốc Bệnh Viện đã đạt chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc- GSP”, em đã được
thực tập tại đây cùng các cô, chú, anh, chị và được hướng dẫn rất nhiệt tình, vị trí
thuốc sắp xếp dễ nhớ, gọn gàng, bảo quản đúng nhiệt độ của từng loại thuốc
riêng..v..v… tại kho thuốc của bệnh viện, em đã học được những loại dung dịch tiêm
truyền đa dạng mà em chưa được gặp ngoài thị trường. Nhà thuốc đã đạt chuẩn “Thực
hành tốt nhà thuốc- GPP”, cách sắp xếp thuốc rất gọn gàng, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm
tra, các điều kiện đạt chuẩn GPP khác em thấy nhà thuốc đã thực hiện tốt và phong tác
làm việc của các anh chị dược sĩ tại đây rất chuyên nghiệp. Chắc chắn trong tương lai
không xa bệnh viện sẽ ngày càng phát triển, số lượng thuốc sẽ được trang bị phong
phú hơn, đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân và bên cạnh đó số
lượng trang thiết bị hiện đại hơn sẽ góp mặt giúp bệnh viện phát triển hơn trong công
tác Y Dược.

SVTH: NGUYỄN HUỆ TÂM

22


×