Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG tác đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại ĐẢNG ủy – CHÍNH QUYỀN xã cổ NHUẾ từ LIÊM – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.28 KB, 10 trang )

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ĐẢNG ỦY – CHÍNH
QUYỀN XÃ CỔ NHUẾ - TỪ LIÊM – HÀ NỘI

Trong hoạt động của mỗi tổ chức, doanh nghiệp hiện nay thì nhân tố con
người luôn đóng vai trò quan trọng và là yếu tố cơ bản nhất để quyết định
đến sự thành công cho tổ chức doanh nghiệp đó. Vậy nên hoạt động quản trị
nguồn nhân lực luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động tác
nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Qua môn học
quản trị nguồn nhân lực tôi đã có cái nhìn tổng quát về hoạt động quản lý
nguồn nhân lực với những nội dung cụ thể từ việc phân tích công việc đến
bước cuối cùng là bố trí thù lao cho lao động làm sao đảm bảo hiệu quả, phát
huy được vai trò của mỗi người trong tổ chức, cũng như kết hợp mỗi cá
nhân, mỗi tập thể tạo nên sức mạnh của cả tổ chức.
Với đơn vị công tác hiện nay là : cơ quan Đảng ủy – Chính quyền xã
Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội, tôi chọn một khâu rất quan trọng trong quản
trị nguồn nhân lực đó là công tác “ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực” để
thực hiện yêu cầu của bài tập cá nhân môn quản trị nhân lực. Với những lý
thuyết học được trong môn học, đối chiếu với thực trạng hoạt động đào tạo
và quản lý nguồn nhân lực hiện tại của Đảng ủy xã Cổ Nhuế, học viên sẽ
làm rõ những vấn đề còn hạn chế trong công tác đạo đạo và phát triển nguồn
nhân lực của cơ quan Đảng ủy – Chính quyền xã Cổ Nhuế hiện nay để đưa
ra những kiến nghị, đề xuất góp phần làm tốt công tác quản lý và sử dụng
cán bộ trong hệ thống chính trị của xã Cổ Nhuế trong giai đoạn hiện nay.

Phần II


PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ĐẢNG ỦY – CHÍNH
QUYỀN XÃ CỔ NHUẾ - TỪ LIÊM – HÀ NỘI



I. Giới thiệu chung về xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội”
1. Đặc điểm tình hình chung của xã Cổ Nhuế:
Xã Cổ Nhuế nằm ở phía Bắc huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội,
phía Bắc giáp xã Thụy Phương và Đông Ngạc - Huyện Từ Liêm; phía Nam
giáp phường Dịch Vọng - quận Cầu Giấy và thị trấn Cầu Diễn huyện Từ
Liêm; phía Đông giáp xã Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm và phường Nghĩa Đô
quận Cầu Giấy; phía Tây giáp xã Minh Khai và, Phú Diễn và Tây Tựu huyện
Từ Liêm. Diện tích tự nhiên 615 ha, dân số khoảng trên 60.000 người, xã
được chia làm 12 thôn và 1 tổ dân phố.
Cổ Nhuế là một xã có lịch sử phát triển khá lâu đời, lịch sử phát triển
của Cổ Nhuế gắn liền với sự phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Qua gần
1000 năm phát triển, Cổ Nhuế từ một vùng đất lầy lội được khai hoang lập
ấp, đến nay Cổ Nhuế đã phát triển không ngừng, đặc biệt trong những năm
đổi mới gần đây Cổ Nhuế được thay da, đổi thịt, có hàng trăm doanh nghiệp,
hàng chục dự án phát triển khu đô thị và nhà máy xí nghiệp đã và đang được
triển khai xây dựng. Nhờ đó bộ mặt đô thị của Cổ Nhuế đã thay đổi nhanh
và mạnh, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên đáng kể.
2. Cơ cấu tổ chức của cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể tại xã
Cổ Nhuế:


Xã là đơn vị hành chính cuối cùng của hệ thống tổ chức hành chính
nước ta, đợc gọi là đơn vị cơ sở ( được ghi trong Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992). Hệ thống chính trị của xã bao gồm:
_ Tổ chức cơ sở đảng ở địa phương ( Đảng bộ xã)
_ Hội đồng nhân dân ( chính quyền)
_ UBND xã ( chính quyền)
_ Các tổ chức chính trị, xã hội như: Mặt trận tổ quốc, Hội liên hiệp
phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu

chiến binh, Công đoàn và một số tổ chức xã hội khác.
Kết cấu của đội ngũ cán bộ xã Cổ Nhuế:

BCH Đảng ủy

21 đồng chí

Trong đó Ban thường vụ

5 đ/c

HĐND

35 đồng chí

Trong đó thường trực

2 đ/c

MTTQ

37 đồng chí

Trong đó thường trực

5 đ/c

BCH Hội Nông dân

15 đồng chí


Trong đó Ban thường vụ

5 đ/c

BCH Hội Phụ nữ

15 đồng chí

Trong đó Ban thường vụ

5 đ/c

BCH Hội Cựu CB

15 đồng chí

Trong đó Ban thường vụ

5 đ/c

BCH Đoàn TN

21 đồng chí

Trong đó Ban thường vụ

5 đ/c

Ban tài chính


5 đồng chí

Ban VHTT

7 đồng chí

Ban địa chính

8 đồng chí

Tư pháp

4 đồng chí

Văn phòng UB

6 đồng chí

Thanh tra xây dựng

8 đồng chí

Đội thuế

7 đồng chí

Ban công an xã

31 đồng chí



Xã đội

3 đồng chí

II. Phân tích thực trạng của công tác đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực tại UBND xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội.
1. Tìm hiểu khái niệm, sự cần thiết của đào tạo nguồn nhân lực:
a. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là gì:
Theo Cenzo và Robbins, điểm tương đồng giữa đào tạo và phát triển
là chúng đều có các phương pháp tương tự, được sử dụng nhằm tác động lên
quá trình học tập để nâng cao các kiến thức, kỹ năng thực hành. Tuy nhiên,
đào tạo có định hướng vào hiện tại, chú trọng vào công việc hiện thời của cá
nhân, giúp các cá nhân có ngay các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công
việc việc hiện tại. Còn phát triển nhân viên nhằm chú trọng lên các công
việc tương lai của tổ chức, doanh nghiệp. Khi một người được thăng tiến lên
những chức vụ mới, họ cần có kiến thức, kỹ năng mới theo yêu cầu mới của
công việc. Công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp cho các cá nhân chuẩn
bị sẵn sàng các kiến thức, kỹ năng cần thiết đó.
b. Sự cần thiết phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là có ảnh hưởng vô
cùng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và
mỗi tổ chức, doanh nghiệp nói riêng. Hiện nay với sự phát triển mãnh mẽ
của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã đi vào mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Nhu cầu đào tạo và phát triển nhân viên trong mỗi tổ chức được
tăng nhanh cùng với sự phát triển của xã hội. Đào tạo được coi là một yếu tố
cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Đối với các cơ
quan quản lý hành chính như xã Cổ Nhuế, việc đào tạo và phát triển nguồn



nhân lực là một trong những khâu, nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình hoạt
động để phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển sự phát triển của xã hội
hiện nay, qua đó làm tốt chức năng nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Thực trạng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại hệ
thống chính trị xã Cổ Nhuế:
Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại hệ thống chính xã Cổ
nhuế được thực hiện thường xuyên, liên tục. Công tác cán bộ nói chung
được Đảng ủy thống nhất lãnh đạo tổ chức thực hiện, trong đó có công tác
đào tạo, quy hoạch, phát triển cán bộ, nhiệm vụ này được Đảng ủy giao cho
một đồng chí Thường vụ Đảng ủy xã trực tiếp phục trách và có trách nhiệm
tham mưu cho Đảng ủy trong công tác theo dõi, đánh giá, quy hoach hoạch,
đào tạo, bố trí, sử dụng nguồn cán bộ trong hệ thống chính trị của xã. Riêng
đối với công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đang được thực hiện như
sau:
* Xác định nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo:
Trên cơ sở nguồn chất lượng của nguồn nhân lực nhân lực hiện có
trong hệ thống chính trị, đối chiếu với tiêu chuẩn được quy định về tiêu
chuẩn cán bộ, công chức xã phường, thị trấn và yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới. Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, từng ban
ngành đoàn thể để xác định nhu cầu đạo tạo nhằm cung cấp cho cán bộ nhân
viên kiến thức cần thiết để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ đang được phân công
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cả bộ máy.
Căn cứ quy hoạch công tác cán bộ theo nhiệm kỳ công tác ( thường
tích theo nhiệm kỳ công tác Đảng, hoặc nhiệm kỳ công tác chính quyền).
Việc quy hoạch cán bộ được thực hiện theo hướng trẻ hóa, chú trọng phẩm


chất chính trị, uy tín và năng lực trí tuệ, năng lực tổ chức thực tiễn coi trọng
cả đức và tài, lấy đức làm gốc. Khi lựa chọn từng chức danh đưa vào quy

hoạch cần căn cứ vào tiêu chuẩn từng chức danh ấy như thế nào. Phấn đấu
mỗi chức danh cán bộc chủ chốt đều có người dự bị kế cận được lựa chọn
chu đáo, đào tạo và chuẩn bị công phu. Phải căn cứ vào những biểu hiện
trong thực tế của cán bộ, đặc biệt là phải căn cứ vào triển vọng phát triển
thực tế của cán bộ để đào tạo bồi dưỡng.
* Hình thức đào tạo trong công việc:
Đây là hình thức luôn được áp dụng một cách triệt để và có hiệu quả
cao hiện nay được Đảng ủy, chính quyền địa phương rất quan tâm để tổ chức
thực hiện. Đối với những cán bộ, nhân viên mới thì việc đào tạo theo cách
chỉ dẫn, kèm cặp qua thực hiện nhiệm vụ thực tế là rất có hiệu quả. Việc đào
tạo, hướng dẫn này xác định là nhiệm vụ và trách nhiệm của các trưởng Ban
ngành, cán bộ có kinh nghiệm để từ đó nhân lực của mỗi bộ phận đều vững
vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có thể đảm nhiệm được công việc chuyên
môn theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
Ngoài việc đào tạo kỹ năng trong công việc thì việc bồi dưỡng uốn nắn
về phẩm chất đạo đức, lề lối, tác phong làm việc và thái độ chính trị của
người lao động trong cơ quan hành chính nhà nước là điều rất quan trọng.
Các đảng viên cán bộ phải tự mình thường xuyên kiểm điểm trách nhiệm
của mình và được chi bộ cơ quan thường xuyên đánh giá việc thực hiện
trong các kỳ họp chi bộ, đối với cán bộ nhân viên các phòng ban thì cán bộ,
đảng viên có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, uốn nắn đễ mỗi cán bộ,
đảng viên, nhân viên trong cơ quan đều là những người có năng lực công tác
tốt, có đạo đức tác phong theo chuẩn mực của người cán bộ, đảng viên,
người công chức là công bộc của nhân dân.


* Hình thức đào tạo qua trường lớp:
Trên cơ sở kết quả xác định nhu cầu đào tạo, hàng năm Đảng ủy,
UBND xã cử cán bộ tại các ban ngành, đoàn thể đi tham gia các lớp học
dưới nhiều hình thức đa dạng tùy theo nhu cầu đào tạo:

_ Cử cán bộ đi học để chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ công chức xã
phường theo quy định của pháp luật.
_ Cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ kiến thức về các lĩnh vực
quản lý nhà nước ỏ địa phương đáp ứng cho công tác quy hoạch, sắp xếp,
thuyên chuyển cán bộ.
_ Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn để bổ sung kiến thức theo lĩnh
vực chuyên môn phụ trách, kiến thức về pháp luật hiện hành.
_ Cử cán bộ tham gia học một số kỹ năng như vi tính, ngoại ngữ,
giao tiếp ….. để hoàn thiện kỹ năng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày
càng cao của công tác quản lý nhà nước.
Kết quả đào tạo trong năm 2009, 2010
TT

Trình độ, lĩnh vực đào tạo

Năm 2009

Năm 2010

1

Cao học

1

3

2

Đại học chuyên môn


12

15

3

Cao cấp chính trị

1

1

4

Trung cấp chính trị

6

7

5

Đào tạo ngắn hạn

9

12

6


Tham gia các lớp tập huấn

142 lượt

154 lượt


3. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
* Ưu điểm:
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã được Đảng ủy, chính
quyền xã Cổ Nhuế xác định là trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng,
chính quyền trong sạch, vững mạnh nên đã được quan tâm đầy đủ.
Đã làm tốt công tác đánh giá, quy hoạch, kế hoạch để cử cán bộ học
tập nâng cao trình độ, cũng như thực hiện việc đào tạo, huấn luyện qua thực
tế công việc đúng người, đúng việc và đạt hiệu quả cao.
Việc quản lý, động viên cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ
được chú trọng, nên trong những năm vừa qua cán bộ, nhân viên được cử đi
đào tạo luôn xác định rõ trách nhiệm để tham gia đạt hiệu quả.
Qua việc làm tốt công tác đào đạo và phát triển nguồn nhân lực trong
thời gian qua, cán bộ và nhân viên trong hệ thống chính trị của xã đã góp
phần cùng toàn Đảng bộ và nhân dân xã Cổ Nhuế hoàn thành thắng lợi mọi
nhiệm vụ chính trị trong những năm qua và được Thành phố Hà Nội nhiều
năm liền khen thưởng là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được tặng
cờ thi đua.
* Tồn tại:
Việc thực hiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhiều khi
chưa bám sát vào nhu cầu thực tế của tổ chức trong từng giai đoạn để cử cán
bộ đi học tập.



Việc đưa cử cán bộ tham gia học tập ngoài tổ chức, nhiều khi còn chưa
bám sát khối lượng thực tế công việc tại các bộ phận phải thực hiện, nên
nhiều khi bộ phận có cán bộ được cử đi học tập công việc bị ùn tắc cục bộ.
Đôi khi việc cử cán bộ đi tham gia học tập chưa tính đến nhu cầu của
bản thân nhân viên, nên có cán bộ khi được cử đi học tập không đồng tình
với quyết định của tổ chức, tuy nhiên vẫn phải tham gia với thái độ không
cầu thị nên hiệu quả còn chưa cao.
Nguồn kinh phí của cơ quan hỗ trợ cho việc học tập rất thấp, cán bộ
được cử đi học phần lớn tự lo phần kinh phí tham gia học tập nên gặp nhiều
khó khăn.
4. Đề xuất, kiến nghị:
Thứ nhất: Để việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả thì
việc xác định nhu cầu đào tạo không nên làm một cách chủ quan từ tổ chức,
nên tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để có định hướng đào tạo
hợp lý hiệu quả.
Thứ hai: cần bố trí ngân sách cho công tác đào tạo phát triển cán bộ, vì
đay là một lĩnh vực đầu tư có hiệu quả cho mỗi tổ chức, qua đó khuyến
khích cán bộ nhân viên tích cực học tập.
Thứ ba: cần có biện pháp để đánh giá được kết quả sau đào tạo, để
đánh giá được cán bộ cử đi đào tạo thu hoạch được cài gì, giúp gì cho tổ
chức của mình, qua đó có thể bố trí, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của
tổ chức.
Phần III
KẾT LUẬN


Qua phân tích việc thực hiện nhóm chức năng đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực tại cơ quan Đảng ủy- chính quyền xã Cổ Nhuế ta thấy đây là
một hoạt động rất quan trọng để duy trì và phát triển tổ chức. Việc thực hiện

chức năng này để đạt được hiệu quả cần thực hiện theo một quy trình cụ thể
từ việc xác định nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo, xây dựng các chương
trình đào tạo, lựa chọn phương pháp đào tạo, bố trí chi phí đào tạo đến đánh
giá kết quả đào tạo phải được thực hiện chặt chẽ thì kết quả của việc thực
hiện nhóm chức năng này sẽ đạt hiệu quả cao. Ở mỗi tổ chức khác nhau thì
việc thực hiện việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là khác nhau tùy
thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức đó. Tuy nhiên để làm tốt
chức năng này cũng như công tác quản trị nguồn nhân lực thì cần được thực
hiện theo một quy trình cụ thể như đã phân tích.

……………………………………

\



×