Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên Cứu Sử Dụng Men Biovet Trong Chăn Nuôi Lợn Thịt Tại Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.42 KB, 54 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÂM THẾ KIM

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MEN BIOVET TRONG CHĂN NUÔI
LỢN THỊT TẠI HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Thú y
: Chăn nuôi thú y
: 2009 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên
Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên - 2013


2


LỜI CẢM ƠN
Trong bốn năm học tập dưới mái trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên em đã nhận được sự dìu dắt, dạy dỗ ân cần đầy trách nhiệm của các
thầy cô giáo trong khoa chăn nuôi thú y cũng như các thầy cô giáo khác trong
trường. Các thầy cô đã truyền đạt cho chúng em không chỉ là kiến thức về
chuyên môn mà còn truyền đạt cho chúng em nhân cách sống, đức tính, phẩm
giá của một người công dân. Các thầy cô chính là một tấm gương sáng cho
chúng em noi theo trong suốt quá trình học tập và cả trong tương lai sau này.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu
nhà trường, các phòng ban, các thầy cô giáo trong nhà trường, các thầy cô
giáo trong khoa chăn nuôi thú y đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo,
GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong
suốt thời gian thực tập, giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp.
Cũng qua đây cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè
đã luôn động viên giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt quá
trình thực tập tốt nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2013
Sinh viên


3

LỜI NÓI ĐẦU
Giai đoạn thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi
sinh viên trước khi ra trường của các trường Đại học nói chung và trường Đại
học Nông Lâm nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng quan trọng
đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian giúp cho
sinh viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp

cho sinh viên làm quen dần với thực tế sản xuất, từ đó nâng cao được trình độ
chuyên môn, nắm bắt được phương pháp tổ chức và tiến hành công việc
nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, tạo cho mình
tác phong làm việc nghiêm túc, sáng tạo.
Xuất phát từ thực tế chăn nuôi tại địa phương, được sự quan tâm nhất
trí của Ban Giám hiệu nhà trường, ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự tiếp nhận giúp đỡ tận tình của
thầy giáo GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên và sự tiếp nhận của cơ sở nên tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng men Biovet trong chăn
nuôi lợn thịt tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên ’’
Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên
cứu nên trong quá trình thực tập không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót. Vì vậy, kính mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo cùng bạn bè, đồng nghiệp để bản khóa luận ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND
THT
LMLM
P
LD
MC
ĐC
TN

: Ủy Ban nhân dân

: Tụ huyết trùng
: Lở mồm long móng
: Phosphore
: Lợn Landrat
: Lợn Móng Cái
: Đối chứng
: Thí nghiệm


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Lịch tiêm phòng vacxin cho lợn ..................................................... 13
Bảng 1.2: Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 20
Bảng 2.1: Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con) .......................... 36
Bảng 2.2: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày) ............... 37
Bảng 2.3: Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm qua các thời điểm ........ 38
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của men Biovet đến việc phòng bệnh tiêu chảy .......... 39
Bảng 2.5: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trong kỳ ................................ 40
Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng men Biovet trong chăn nuôi lợn
thí nghiệm ........................................................................................ 41


6

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT ............................................ 1
1.1. Điều tra cơ bản ........................................................................................... 1

1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 1
1.1.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................ 1
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn .................................................................. 1
1.1.1.3. Điều kiện đất đai .................................................................................. 2
1.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................... 4
1.1.1.5. Tiềm năng du lịch................................................................................. 4
1.1.2. Điều kiện xã hội ...................................................................................... 5
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 5
1.1.3.1. Tình hình kinh tế .................................................................................. 5
1.1.3.2. Tình hình văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục ............................................. 6
1.1.4. Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp..................................................... 6
1.1.4.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt ..................................................... 6
1.1.4.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi, thủy sản và công tác thú y ........ 6
1.1.5. Đánh giá chung........................................................................................ 8
1.1.5.1. Thuận lợi .............................................................................................. 8
1.1.5.2. Khó khăn .............................................................................................. 8
1.2. Nội dung và phương pháp thực tập tốt nghiệp ........................................... 9
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất ...................................................................... 9
1.2.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................ 9
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất ...................................................................... 10
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi ............................................................................. 10
1.2.3.2. Công tác thú y và vệ sinh phòng bệnh ............................................... 13
1.3. Kết luận .................................................................................................... 21
1.4. Đề nghị ..................................................................................................... 21
PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 22
2.1. Đặt vấn đề................................................................................................. 22
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 22


7


2.1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 23
2.1.3. Mục đích của đề tài ............................................................................... 23
2.2. Tổng quan tài liệu ..................................................................................... 23
2.2.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng và phát triển của lợn. ................................. 23
2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở lợn ......................................................... 24
2.2.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn ...................................... 27
2.2.1.4. Quá trình vi sinh vật học trong đường ruột dạ dày. ........................... 28
2.2.1.5. Một số hiểu biết về men Biovet ......................................................... 29
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 29
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................... 29
2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................... 31
2.3. Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................... 32
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 32
2.3.2. Địa điểm và thời gian thực tập .............................................................. 32
2.3.3. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................... 32
2.3.3.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung men Biovet vào khẩu phần ăn tới khả
năng sinh trưởng gồm: .................................................................................... 32
2.3.3.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung men Biovet đến khả năng sử dụng và
chuyển hóa thức ăn của lợn ............................................................................. 32
2.3.3.3. ảnh hưởng của việc bổ sung men Biovet đến hiệu quả phòng bệnh và
điều trị bệnh tiêu chảy của đàn lợn ................................................................. 32
2.3.3.4. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng men Biovet (đồng) = tổng thu tổng chi ............................................................................................................ 32
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 32
2.3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 33
2.3.5.1. Khả năng sinh trưởng của lợn thí nghiệm .......................................... 33
2.3.5.2. Ảnh hưởng của men Biovet đến việc phòng bệnh tiêu chảy ............. 34
2.3.5.3. Mức tiêu tốn thức ăn .......................................................................... 35
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 35
2.4. Kết quả và phân tích kết quả .................................................................... 35

2.4.1.Ảnh hưởng của men Biovet đến khả năng sinh trưởng của lợn
thí nghiệm ........................................................................................................ 35


8

2.4.1.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm ............................................ 35
2.4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm .......................................... 36
2.4.1.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm qua các tuần tuổi............. 37
2.4.1.4. Ảnh hưởng của men Biovet đến việc phòng bệnh tiêu chảy ............. 39
2.4.1.5. Ảnh hưởng của men Biovet đến khả năng sử dụng và chuyển hóa thức
ăn của lợn thí nghiệm ...................................................................................... 40
2.4.1.6. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng men Biovet.................................. 41
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị ...................................................................... 42
2.5.1. Kết luận ................................................................................................. 42
2.5.2. Tồn tại.................................................................................................... 42
2.5.2. Đề nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.............................................................................. 44
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH ............................................................................. 45


1

PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lí
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái

Nguyên khoảng 30 km về hướng Đông Bắc. Phía Đông Võ Nhai giáp tỉnh
Lạng Sơn; phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam
giáp tỉnh Bắc Giang và huyện Đồng Hỷ, phía Bắc giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và
Lạng Sơn. Võ Nhai có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và núi đá vôi, xen giữa
là những vùng đất bằng phẳng nhỏ, nằm dọc các khe suối, triền sông.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn
- Khí hậu: Võ Nhai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng
mưa trung bình từ 1.500-2.250 mm/năm, nhiệt độ trung bình là 23,20C. ở Võ
Nhai thường xuất hiện sương muối (tháng 12 và tháng 1 hàng năm). Khí hậu
Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc bộ chia làm 2 mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Võ Nhai nằm trong vùng lạnh nhất của tỉnh
Thái Nguyên. Nhiệt độ trung bình năm trên 22,40C. Tháng nóng nhất là tháng
7 có nhiệt độ trung bình là 27,80C. Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ
trung bình là 14,90C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 300C. Biên độ ngày và đêm
là 700C.
Chế độ nhiệt và địa hình như trên tạo cho Võ Nhai lợi thế để phát triển
các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới như: hồng, táo, na, cam, quýt, vải,
nhãn,… Chịu ảnh hưởng chế độ mưa vùng núi Bắc bộ, mùa mưa Võ Nhai
thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.941,5 mm và phân bố
không đều, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa, khoảng 1.765 mm
(chiếm 91% lượng mưa cả năm). Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào
tháng 8, trung bình khoảng 372,2 mm.
Mưa lớn và tập trung gây xói mòn đất, lũ lụt ảnh hưởng tới cây trồng,
độ phì nhiêu của đất và các công trình thuỷ lợi, đặc biệt là ở tiểu khu III và I


2

là nơi có địa hình phức tạp, độ dốc cao và bị chia cắt nhiều. Bên cạnh đó các

tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước lại rất lớn,
gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là với cây trồng
hàng năm. Nói chung, tuy có phần khắc nghiệt nhưng khí hậu Võ Nhai vẫn
tương đối thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông - lâm nghiệp.
- Thuỷ văn: Võ Nhai là huyện miền núi, có địa hình bị chia cắt nhiều
bởi các dãy núi đá nên huyện có nguồn nước khá phong phú. Ngoài nguồn
nước mặt từ những sông suối còn có những nguồn nước khác từ các hang
động trong núi đá vôi hiện đã và đang được sử dụng cho sản xuất và sinh
hoạt. Trên địa bàn Võ Nhai có hai hệ thống sông nhánh trực thuộc hệ thống
sông Cầu và sông Thương được phân bố ở hai vùng là phía bắc và phía nam
huyện, cung cấp hầu hết nước tưới cho diện tích sản xuất nông nghiệp của hai
vùng này. Sông Nghinh Tường là sông lớn nhất, chảy qua phía bắc huyện, là
nhánh của sông Cầu, bắt nguồn từ dãy vòng cung Bắc Sơn, có chiều dài 46km
và lần lượt chảy qua các xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần
Sa và đổ ra sông Cầu. Sông Rong chảy qua phía nam huyện là nhánh của sông
Thương, bắt nguồn từ xã Phú Thượng chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá,
Dân Tiến, Bình Long và chảy vào tỉnh Bắc Giang. Các nhánh sông suối trên
địa bàn phân bố khá đồng đều và có nước quanh năm rất thuận lợi sử dụng
cho sản xuất và sinh hoạt.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện có khá nhiều hồ đập lớn nhỏ khác nhau
như 11 hồ chứa nhỏ, 50 đập kiên cố, 12 trạm bơm và 122 kênh mương do nhà
nước hỗ trợ và nhân dân đóng góp xây dựng.
Tuy nhiên những năm gần đây do nạn chặt phá rừng gần như không
được kiểm soát làm nguồn tài nguyên nước của huyện đang bị suy thoái, lũ lụt
xảy ra nhanh và nhiều hơn, có cả lũ ống và lũ quét. Đây là điều đáng lo ngại,
biện pháp cấp bách là phải trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn để
nhằm điều tiết nguồn nước và lưu lượng chảy.
1.1.1.3. Điều kiện đất đai
Võ Nhai có tổng diện tích là 845,1 km2, có các loại đất phù sa (1.816
ha, chiếm 2,15% diện tích); đất đen (935 ha chiếm 1,11% diện tích); đất xám

bạc màu (63.917,7 ha chiếm 75,63% diện tích); các loại đất khác (11.070,4 ha


3

chiếm 16,65% diện tích). Đất đai ở Võ Nhai phù hợp với nhiều loại cây trồng
như: ngô, đỗ tương, thuốc lá, mía, lạc, chè…
Điểm nổi bật của địa hình Võ Nhai là núi cao, dãy Ngân Sơn chạy từ
Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam. Vì vậy, huyện có địa hình phức tạp. Vùng núi dốc và
núi đá vôi chiếm 92% diện tích tự nhiên. Núi đá vôi tập trung ở phía bắc
huyện, còn xuống phía nam, độ cao giảm dần. Phần phía nam huyện phổ biến
là những núi đất thấp, đặc trưng của vùng trung du. Toàn huyện có độ cao
trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 800 m, đất sản xuất nông nghiệp
phân bố ở độ cao 100 - 450 m, nhìn chung những vùng đất bằng phẳng thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu theo các khe
suối, dọc các triền và thung lũng của vùng núi đá.
Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai, huyện được chia làm 3 tiểu
vùng như sau:
+ Tiểu vùng I: Bao gồm các xã, thị trấn dọc Quốc lộ 1B: Thị trấn Đình
Cả, các xã La Hiên, Lâu Thượng và Phú Thượng. Đây là vùng thấp nhất
của Huyện, có địa hình tương đối bằng phẳng hơn các vùng còn lại, tạo nên
bởi những thung lũng chạy dọc theo quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi có độ
dốc lớn.
+ Tiểu vụng II: gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá, Liên Minh, Phương
Giao, Dân Tiến và Bình Long. Địa hình đồi núi bát úp, bị chia cắt bởi nhiều
khe, suối, xen kẽ núi đá vôi. Các bãi soi bằng phẳng phù hợp với phát triển
cây công nghiệp, cây lương thực và chăn nuôi đại gia súc.
+ Tiểu vùng III: Vùng núi cao bao gồm 6 xã: Nghinh Tường, Sảng
Mộc, Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa và Cúc Đường. Diện tích vùng phần

lớn bị chiếm bởi những dãy núi đá vôi hùng vĩ, nhiều khe suối, cảnh đẹp tự
nhiên. Vùng này thuận lợi hơn cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, lâm
nghiệp, du lịch sinh thái và di tích lịch sử văn hoá.
Với diện tích đất tự nhiên là 845,1 km2, Võ Nhai có 561,27 km2 đất
lâm nghiệp, 77,24 km2 đất nông nghiệp, 1,55 km2 đất nuôi trồng thuỷ sản,
22,13 km2 đất phi nông nghiệp và 182,92 km2 đất chưa sử dụng. Có thể thấy dù
là một huyện có diện tích rộng lớn nhất tỉnh Thái Nguyên nhưng tiềm năng đất đai


4

ở Võ Nhai không lớn, lại bị chia cắt mạnh. Đất dành cho phát triển đô thị và giao
thông trở nên khan hiếm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố lại dân cư,
khu cụm công nghiệp trong tương lai. Đất đai dành cho nông nghiệp ở Võ Nhai
nhìn chung không có độ phì nhiêu lớn và đang bị suy thoái mạnh.
Dù diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng hiện nay tài nguyên rừng ở
Võ Nhai còn lại rất nghèo, phần lớn là rừng non mới phục hồi, mới trồng,
trữ lượng còn thấp. Nhưng với sự hỗ trợ của nhà nước và sự tích cực của
người dân, trong tương lai gần, tài nguyên rừng vẫn sẽ trở thành thế mạnh
trong phát triển kinh tế của Võ Nhai. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong
việc nâng cao đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt tại
khu vực 6 xã phía bắc huyện.
1.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
- Khoáng sản: Võ Nhai nằm trong tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng
sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam thuộc vành đai sinh khoáng tây Thái
Bình Dương. Do vậy, huyện có nguồn tài nguyên khá phong phú về chủng
loại và trữ lượng. Kim loại mầu: chì, kẽm tìm thấy ở Thần Sa, vàng cũng tìm
thấy ở Thần Sa nhưng chủ yếu là vàng sa khoáng với hàm lượng
thấp. Khoáng sản phi kim: mỏ phốt pho ở La Hiên (trữ lượng khoảng 60.000
tấn); đá xây dựng, cát, sỏi, sét xi măng ở La Hiên, Cúc Đường.... Toàn huyện

có những dải núi đá kéo dài, chạy dọc huyện, đây là nguồn cung cấp vật liệu
cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đá xây dựng, đất sét,… đặc biệt có sét
xi măng ở Cúc Đường có trữ lượng lớn và chất lượng tốt. Tuy nguồn khoáng
sản có trữ lượng lớn nhưng đến nay, việc khai thác vẫn chưa đáng kể. Tài
nguyên khoáng sản vẫn nằm ở dạng tiềm năng là chính. Nhưng, nguồn tài
nguyên này sẽ là một thế mạnh rất lớn của Võ Nhai trong công cuộc công
nghiệp hoá - hiện đại hoá nếu được khai thác và sử dụng hợp lý.
1.1.1.5. Tiềm năng du lịch
Trên địa bàn Võ Nhai có sông Nghinh Tường, sông Dong và nhiều
khe, suối nhỏ chảy qua tạo thành những thắng cảnh nổi tiếng như: quần thể
hang động Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, hang Nà Kháo, hang Huyền. Ngoài
ra, Võ Nhai còn có những di tích lịch sử, văn hoá như mái đá Ngườm,
rừng Khuôn Mánh …


5

1.1.2. Điều kiện xã hội
Dân số toàn huyện có 16.692 hộ, 64.874 người trong đó 90 % dân số sống
bằng nghề sản xuất nông - lâm nghiệp. Toàn huyện có 8 dân tộc sinh sống trong
đó: Tày, Nùng chiếm 21% ; Kinh chiếm 38% ; dân tộc thiểu số khác chiếm 41%.
Hạ tầng cơ sở nông thôn được quan tâm phát triển, có đường ô tô đi đến trung
tâm xã, hệ thống hồ đập, kênh mương được quan tâm đầu tư xây dựng từ nhiều
nguồn vốn, chương trình khác nhau phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp.
Các dịch vụ cung cấp giống, phân bón, vật tư nông nghiệp đã phục vụ khá tốt
nhu cầu sản xuất trên địa bàn, 80% dân số đã được dùng điện lưới quốc gia, 68%
dân số được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Nguồn lao động khá dồi dào, trẻ, năng động là nguồn lực lớn để tham
gia vào sự phát triển các ngành, các lĩnh vực, phát triển kinh tế - xã hội của
huyện (Lao động trong độ tuổi chiếm 34.763 người).

Hệ thống chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước ngày
càng hoàn thiện và đồng bộ hơn, hướng nhiều hơn vào việc thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa… Các chính sách
của tỉnh và các giải pháp của huyện từng bước đi vào cuộc sống, tác động tích
cực đối với sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội, đó là nền tảng thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội của huyện tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Tình hình kinh tế
Từ năm 2010 tỷ trọng cơ cấu các ngành sản xuất trên địa bàn huyện đã
dần chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đó là công
nghiệp, xây dựng chiếm 43,6%, nông lâm thủy sản chiếm 38,3% và dịch vụ
chiếm 18,1%.
Võ Nhai phấn đấu đến năm 2020 đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình
quân khoảng 9,5%/năm; sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 35.000 tấn;
giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 10% năm; phủ xanh
toàn bộ diện tích đất trống, đồi núi trọc; 95% dân số được sử dụng điện; giảm
tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%.


6

1.1.3.2. Tình hình văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục
- Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính gồm thị trấn Đình Cả và 14 xã là
Sáng Mộc, Nghinh Tường, Thần Sa, Thượng Nung, Vũ Chấn, Cúc Đường, La
Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Liên
Minh và Dân Tiến.
- Võ Nhai là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc như Kinh (34,17%); Tày
(29,88%); Nùng (14,52%); Dao (12,63%); Các dân tộc H’Mông, Cao Lan,
Hoa chiếm 8,7%.
1.1.4. Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp

1.1.4.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
- Theo kết quả sản xuất vụ mùa năm 2012:
- Cây lúa: Diện tích gieo trồng là 3210 ha, năng suất là 47,5 tạ/ha, sản
lượng đạt 15.248 tấn, so với kế hoạch đạt 103,1%.
- Cây ngô:Diện tích gieo trồng là 2.649 ha, năng suất là 44,5 tạ/ha, sản
lượng đạt 11.788 tấn, so với kế hoạch đạt 127,7%.
- Khoai lang: Diện tích gieo trồng là 25 ha, năng suất là 50 tạ/ha, sản
lượng đạt 125 tấn, so với kế hoạch đạt 77,8%.
- Cây rau các loại: Diện tích gieo trồng là 97 ha, năng suất là 130 tạ/ha,
sản lượng đạt 1261 tấn, so với kế hoạch đạt 97,3%.
- Cây đậu, đỗ các loại: Diện tích gieo trồng là 37,5 ha, năng suất là 11,5
tạ/ha, sản lượng đạt 43 tấn, so với kế hoạch đạt 53%.
- Cây lạc: Diện tích gieo trồng là 65ha, năng suất là 11 tạ/ha, sản lượng
đạt 71,5 tấn, so với kế hoạch đạt 81,2%.
- Cây đỗ tương: Diện tích gieo trồng là 127 ha, năng suất là 14,5 tạ/ha,
sản lượng đạt 184 tấn, so với kế hoạch đạt 69,5%.
- Sản lượng lương thực có hạt: 27.036 tấn, so với kế hoạch đạt 112,6%.
1.1.4.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi, thủy sản và công tác thú y
- Tình hình chăn nuôi:
Do tình hình dịch bệnh năm 2011 và năm 2012 diễn biến phức tạp, gây
chết nhiều đàn gia súc gia cầm, mặc dù ngay sau khi hết dịch, huyện đã có cố
gắng trong công tác tái đàn nhưng tình hình chăn nuôi chưa phát triển ổn định
lại được ngay mà còn có xu hướng giảm, cụ thể là:


7

+ Đàn trâu giảm từ 10.792 con năm 2011 xuống còn 6200 con năm 2013
+ Đàn bò giảm từ 2.223 con năm 2011 xuống còn 1400 con năm 2013
+ Đàn lợn tăng từ 26.282 con năm 2011 lên 30.000 con năm 2013

+ Đàn gia cầm đạt 367.853 con năm 2011, năm 2013 là 450.000 con
- Tình hình thủy sản:
Võ Nhai là huyện vùng cao, diện tích mặt nước nuôi trông thủy sản
không nhiều, ngoài diện tích một số hồ chứa, đập dâng ở các xã dọc quốc lộ
1B và các xã phía Nam huyện là nuôi thả cá được, các xã còn lại diện tích ao
nuôi, hồ chứa không đáng kể. Với diện tích 165 ha, trong năm 2012 sản lượng
thủy sản thu hoạch đạt 183 tấn, đạt 87,14% kế hoạch, bằng 129,4% so với
cùng kỳ.
- Tình hình công tác thú y:
Trước nguy cơ cao bùng phát trở lại của dịch lở mồm long móng,
H5N1 và các bệnh truyền nhiễm khác, trong năm qua UBND huyện đặc biệt
quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tuyên
truyền hướng dẫn, chỉ đạo người chăn nuôi thực hiện tốt công tác tiêm phòng
cho đàn gia súc, gia cầm. Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp
phun thuốc khử trùng tiêu độc tại hộ gia đình. Kết quả tiêm phòng đạt kết quả
như sau:
+ THT trâu, bò: 10.900 liều đạt 87,9% kế hoạch
+ LMLM trâu, bò, lợn: 14.700 liều đạt 294% kế hoạch
+ Tụ dấu lợn: 16.000 liều đạt 106,7% kế hoạch
+ Dịch tả lợn: 17.000 liều đạt 113,3% kế hoạch
+ Dại chó: 3.542 liều đạt 101,2% kế hoạch
+ Lepto: 12.105 liều đạt 121,1% kế hoạch
Trong những tháng cuối năm, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các cơ
quan chuyên môn, phối hợp với các UBND xã, thị trấn tiếp tục hướng dẫn
nông dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch, đói rét cho đàn gia
súc, gia cầm trong mùa Đông. Hiện nay chưa có phát hiện thấy dịch bệnh
truyền nhiễm, tuy nhiên với tình hình thời tiết giá rét đậm, rét hại như mấy
năm gần đây, nguy cơ xảy ra dịch bệnh là rất cao. Do đó huyện đang tập trung
theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, tăng cường tuyên truyền, vận



8

động cho người chăn nuôi, các điểm thu gom giết mổ và kinh doanh, buôn
bán, vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc, làm tốt các công tác vệ sinh thú y,
không kinh doanh, giết mổ gia súc gia cầm không rõ nguồn gốc. Công tác
kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản
phẩm động vật được duy trì thường xuyên.
1.1.5. Đánh giá chung
1.1.5.1. Thuận lợi
- Võ Nhai là một huyện miền núi có diện tích lớn, trong đó chủ yếu
là đất nông nghiệp, khí hậu thuận lợi cho trồng trọt, tạo đà cho phát triển
chăn nuôi.
- Người dân lao động chăm chỉ, cần cù, chịu khó, ham học hỏi các kiến
thức mới để phát triển kinh tế.
- Đội ngũ cán bộ các cấp đa phần là những người trẻ, năng động, nhiệt
tình, luôn phổ biến áp dụng những kiến thức mới, kỹ thuật mới cho người
nông dân áp dụng vào sản xuất để tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống
cho nhân dân.
- Hệ thống giao thông đang ngày càng được cải thiện, phục vụ cho nhu
cầu đi lại của người dân.
- Cơ sở hạ tầng, trung tâm y tế, giáo giục đầy đủ và ngày càng được cải
thiện về mặt chất lượng để phục vụ tốt cho người dân.
- Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước phù hợp, thuận lợi cho
người dân, chính trị ổn định tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển.
1.1.5.2. Khó khăn
- Trong nông nghiệp sản xuất còn nhỏ lẻ, chăn nuôi theo hình thức chăn
thả tự do nên hiệu quả kinh tế chưa cao, mặt khác còn gây khó khăn trong
việc ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh, chưa tạo ra vùng sản xuất hàng hóa
tập trung, sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế, chưa xây dựng được

nhiều mô hình thu nhập cao.
- Khí hậu ở một số tháng trong năm không được thuận lợi gây ra nhiều
dịch bệnh nên sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, khả năng sinh trưởng, phát
triển của vật nuôi, cây trồng bị hạn chế.


9

- Đất đai màu mỡ, song hàng năm bị lụt lội vào mùa mưa gây thiệt hại
không nhỏ cho nhân dân.
- Trình độ và tay nghề của người lao động chưa đủ để đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế thị trường nói chung và các nhà doanh nghiệp nói riêng.
- Tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới còn chậm, hệ
thống đường giao thông chưa được phát triển hoàn thiện gây khó khăn cho
việc đi lại của người dân, đường liên thôn, liên xóm còn nhỏ hẹp.
- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương quản lý
không đạt kế hoạch đề ra.
- Trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản: Còn để xảy ra các
điểm nóng về khai thác khoáng sản trái phép. Tình trạng vi phạm luật đất đai
vẫn tái diễn, kết quả thực hiện quy hoạch, sử dụng đất còn thấp.
1.2. Nội dung và phương pháp thực tập tốt nghiệp
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
- Rèn luyện kỹ năng thực tiễn nghề nghiệp thông qua việc nuôi dưỡng,
chăm sóc trên một quy trình chăm sóc cụ thể là chăn nuôi lợn.
- Điều tra tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện.
- Kết hợp với cán bộ thú y huyện triển khai và tham gia công tác vệ
sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh bằng việc tiêm vacxin cho đàn gia súc, gia
cầm trên địa bàn và vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho vật nuôi.
- Thực hiện chuyên đề nghiên cứu Khoa Học.

1.2.2. Phương pháp tiến hành
- Trực tiếp tìm hiểu, điều tra tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên địa
bàn huyện.
- Coi mình là cán bộ cơ sở, không ngừng học hỏi để rèn luyện bản thân,
nâng cao trình độ chuyên môn.
- Khiêm tốn học hỏi, sống hòa mình với mọi người, tham gia các công
tác xã hội của địa phương, say mê với công việc, lắng nghe ý kiến và tranh
thủ sự giúp đỡ của mọi người để thực hiện công việc đạt kết quả cao.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất
- Tìm tòi, học hỏi càn bộ, công nhân kỹ thuật và nhân dân


10

- Thường xuyên liên hệ xin ý kiến của thầy giáo hướng dẫn
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Trạm khuyến nông huyện Võ
Nhai tỉnh Thái Nguyên, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, kết
hợp với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã lĩnh hội được nhiều kinh
nghiệm quý báu trong thực tiễn sản xuất và đạt được một số kết quả sau:
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
* Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi lợn
- Đối với chuồng trại:
+ Chuồng trại phải ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chống được những
cơn bão giông có thể hất nước vào chuồng. Đặc biệt là phải phù hợp với đặc
điểm sinh lý của heo.
+ Chuồng trại phải thuận tiện cho việc phân phối thức ăn và nước uống
cho heo, không làm lãng phí thức ăn và công chăm sóc nuôi dưỡng.
+ Khi xây dựng chuồng trại phải tính toán hiệu quả kinh tế (vừa đảm
bảo đủ nhu cầu của chuồng nuôi nhưng lại tiết kiệm được sức lao động và

nguyên vật liệu.
+ Kết hợp được các kiểu chuồng nuôi hiện đại và truyền thống để có
những kiểu chuồng nuôi phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, đồng thời có khả
năng tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của gia đình và địa phương.
+ Đảm bảo vệ sinh và an toàn dịch bệnh cho đàn lợn và sức khỏe cho
con người.
+ Chuồng và xung quanh chuồng quét dọn sạch sẽ hàng ngày, khơi
thông cống rãnh, đốt rác thải.
+ Dùng nước vôi loãng 10%, nước xà phòng khử trùng chuồng trước
khi đưa lợn vào nuôi và sau khi xuất lợn. Để trống chuồng ít nhất 7 ngày
trước khi đưa lợn mới đến. Trong trường hợp trại bị dịch, phải để trống
chuồng ít nhất 21 ngày.
+ Khi có lợn trong chuồng nuôi, có thể dùng các loại hoá chất như:
HAN-IODINE 10%, HALAMID, Virkon,…
+ Cần có ô chuồng cách ly: lợn ốm phải cách ly để chữa trị, lợn mới
mua về nuôi riêng 2 tuần không có biểu hiện bệnh mới cho nhập đàn.


11

- Đối với các dụng cụ chăn nuôi:
+ Máng ăn, máng uống, ủng, dụng cụ chăn nuôi, rửa sạch, phơi nắng
(có thể dùng nước sôi để khử trùng).
+ Các dụng cụ chăn nuôi khác như cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ
phải thường xuyên được khử trùng bằng cách rửa sạch, phơi trực tiếp dưới
ánh nắng mặt trời. Khi vào chuồng lợn phải có quần áo bảo hộ. Khi ra khỏi
chuồng phải để quần áo lại giặt và sát trùng.
- Các biện pháp khử trùng tiêu độc:
+ Sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ
chăn nuôi.

+ Dùng nước sôi để khử trùng máng ăn, máng uống, dội nền chuồng.
+ Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% (1kg vôi tôi/10 lít
nước) xung quanh và bên trong chuồng nuôi, để 2-3 ngày rồi quét dọn.
+ Dùng một số hoá chất sát trùng như: HAN-IODINE, Formol từ 1-3%,
Cezil 3- 5%, Cloramin-T 2% theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
(*) Chú ý: Không dùng bột vôi, nước vôi khử trùng hoặc phun Formol
2 - 3% khi có gia súc trong chuồng vì bột vôi có thể xông vào mũi, họng làm
ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp và nước vôi có thể gây bỏng cho lợn.
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng:
Tùy theo giai đoạn phát triển của lợn và tùy từng loại lợn mà ta áp dụng
quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp.
- Giai đoạn 1: Nuôi lợn sau cai sữa
+ Giai đoạn sau cai sữa thường từ 2 tháng tuổi đến 3 - 4 tháng tuổi (từ 8
- 10 kg đến 25 - 30 kg).
+ Giai đoạn này nhu cầu về protein, vitamin, chất khoáng là cao nhất nên
cần bổ xung đầy đủ để đảm bảo cân bằng trao đổi chất, phát triển cơ xương.
+ Khả năng tiêu hóa các loại thức ăn thô còn kém, tỉ lệ thức ăn tinh
trong khẩu phần cần chiếm 80 - 85 %, đối với thức ăn xanh nên dùng loại tươi
non, giàu vitamin.
+ Lợn con sau cai sữa khả năng tiêu hóa còn kém, lượng ăn mỗi lần
được ít nên cần cho ăn nhiều bữa trong một ngày, mỗi ngày cho ăn 4 - 5 bữa
trong giai đoạn đầu. Khoảng cách giữa các bữa ăn phải chia đều, nên cho thức


12

ăn tinh trước, thức ăn thô xanh cho sau. Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh không
hư hại, thối mốc, ôi thiu.
+ Chuồng trại nên thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Vì lớp
mỡ dưới da lợn con còn mỏng nên vào mùa đông cần độn chuồng bằng rơm rạ

hoặc nằm trên sàn gỗ, mùa hè cần có rèm che nắng để chống nóng.
+ Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, tẩy uế, sát trùng theo định kỳ và
đặc biệt là phải tiêm phòng vacxin đầy đủ.
- Giai đoạn 2: Nuôi lợn choai
+ Thời gian nuôi từ 4 - 7 tháng tuổi, khối lượng từ 25 - 30 kg đến 55 60 kg.
+ Giai đoạn này lợn phàm ăn, khả năng lợi dụng thức ăn cao, nhất là
thức ăn thô xanh nên cần cung cấp một khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng,
đồng thời phải tận dụng các loại rau bèo, phế phụ phẩm trong nông nghiệp
vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa tiết kiệm chi phí thức ăn, đảm bảo thời gian
nuôi lợn choai không quá dài.
+ Cần thực hiện một số biện pháp kiềm chế hiện tượng béo sớm của lợn
như đảm bảo đúng mức năng lượng trong khẩu phần ăn, tăng cường rau xanh,
tăng cường vận động, tắm chải cho lợn.
+ Giai đoạn này nên để 10 -12 con /1 ô chuồng. Diện tích chuồng 0,65 0,95 m2/con.
- Giai đoạn 3: Nuôi béo
+ Giai đoạn này thường kéo dài từ 7 - 10 tháng tuổi, khối lượng từ 55 60 kg đến 85 - 105 kg.
+ Giai đoạn này lợn càng ngày càng béo ra và béo nhanh nếu được
chăm sóc tốt, tuy nhiên lợn bớt háu ăn, không thích di động nhiều, mùa hè
thích tắm mát, thích ngủ. Thức ăn giai đoạn này cần có năng lượng cao nhất
nhưng hàm lượng protein thấp nhất, nếu cung cấp năng lượng chủ yếu từ tinh
bột sẽ cho chất lượng thịt, mỡ thơm ngon. Nên cho lợn ăn dưới dạng nhão
nhưng không quá loãng sẽ kích thích lợn ăn nhiều.
+ Nên cho lợn ăn tự do theo khả năng của lợn để tăng nhanh khối
lượng, rút ngắn thời gian nuôi, tăng hiệu quả kinh tế.
+ Cần giảm bớt vận động của lợn thịt để hạn chế tiêu hao năng lượng,
vì vậy chuồng vỗ béo không cần sân vận động. Cần chú ý chống nóng nhiều


13


hơn cho lợn, nhất là mùa hè. Diện tích chuồng nuôi 1,0- 1,2 m2/con, mỗi ô
nhốt 5 - 6 lợn.
1.2.3.2. Công tác thú y và vệ sinh phòng bệnh
(*) Công tác tiêm phòng
- Trong quá trình thực tập và làm thí nghiêm tôi đã tham gia tiêm
phòng cho đàn lợn số lượng 62 con, đối với chăn nuôi lợn thì công tác phòng
dịch là hết sức quan trọng, quyết định trực tiếp đến hiệu quả sản xuất. Tiêm
phòng vacxin cho đàn lợn để có miễn dịch chủ động và đảm bảo an toàn trước
dịch bệnh. Chúng tôi sử dụng Vacxin phòng bệnh cho đàn lợn theo lịch phòng
bệnh như sau:
Bảng 1.1: Lịch tiêm phòng vacxin cho lợn
Ngày
tuổi

Loại thuốc/ Vacxin

Công dụng

2-3

Dextran Fe

Chống thiếu máu do thiếu sắt

10

Dextran Fe

Chống thiếu máu do thiếu sắt


Vacxin E. coliphù đầu Phòng bệnh phân trắng lợn
lợn lần 1
con
21-25 Vacxinphó thương hàn
Phòng bệnh phó thương hàn
lần 1
Phòng bệnh phân trắng lợn
25-30 Vacxin E. coli phù đầu
con
lợn lần 2
Phòng bệnh phù đầu lợn con
35
Vacxin dịch tả lần 1
Phòng bệnh dịnh tả lợn
12

Vacxin phó thương hàn
40-45 lần 2
Phòng bệnh phó thương hàn
Vacxin phòng bệnh tụ Phòng bệnh đóng dấu lợn
dấutụ huyết trùng lần 1
56-60
Vacxin dịch tả lần 2
Phòng bệnh dịnh tả lợn
70-75 Vacxin tụ dấu, tụ huyết
Phòng bệnh đóng dấu lợn
trùnglần 2

Cách dùng
Tiêm

bắp2ml/ con
Tiêm
bắp2ml/ con
Tiêm dưới
da 1ml/con
Tiêm
bắp1ml/ con
Tiêm dưới
da
Tiêm bắp

Tiêm bắp


14

Để bảo vệ đàn lợn đạt kết quả cao nhất, chúng tôi thực hiện đầy đủ
và đồng bộ các biện pháp phòng bệnh tổng hợp theo hướng an toàn sinh
học như sau:
+ Dọn vệ sinh, xử lý chất thải thường xuyên để giữ chuồng, trại luôn
sạch sẽ, khô ráo.
+ Định kỳ sát trùng chuồng, trại, khu vực chung quanh và các phương
tiện, vật dụng chăn nuôi.
+ Cung cấp điều độ thức ăn tốt, nước uống sạch sẽ
+ Tiêm đầy đủ các loại Vacxin phòng bệnh, đúng lịch, đúng loại và
đúng cách.
+ Khu vực chăn nuôi cần có tường, rào ngăn chặn sự xâm nhập gây lây
lan bệnh từ động vật khác.
+ Hạn chế việc ra vào nơi chăn nuôi và luôn có hố, khay chứa chất sát
trùng ở lối ra vào chuồng, trại.

(*) Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở, tôi luôn ý thức được trách
nhiệm công việc của mình, kết hợp giữa kiến thức đã học từ nhà trường và sự
giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, tôi đã tham gia điều trị một số bệnh sau:
* Bệnh phân trắng lợn con
- Đặc điểm căn bệnh
Là một bềnh truyền nhiễm cấp tính, làm chết có khi rất nhiều lợn con
bú mẹ. Thể hiện bằng triệu chứng ỉa chảy có màu vàng, thường kèm theo bại
huyết do vi khuẩn E. coli gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là
vụ đông xuân - xuân hè, những lúc thời tiết thay đổi đột ngột, những ngày ẩm
ướt, ẩm độ cao. Bệnh phát sinh ở lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, bệnh thực
chất là hội chứng không tiêu của lợn.
- Nguyên nhân:
Bệnh do trực khuẩn E. coli gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính,
nhiễm trùng và độc huyết.
Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như:
+ Nền chuồng bẩn làm cho bầu vú lợn mẹ không được sạch sẽ và khi
lợn con bú sẽ làm cho vi khuẩn E. coli xâm nhập vào đường tiêu hóa.


15

+ Do lợn mẹ ít sữa, lợn con đói thường gặm liếm nền chuồng tạo điều
kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
+ Lợn mẹ bị viêm vú làm cho thành phần sữa thay đổi dẫn đến lợn con
bị rối loạn tiêu hóa.
+ Do hệ thần kinh của lợn con chưa phát triển đầy đủ nên kém thích
nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh. Do đó khi thời tiết thay đổi, ẩm độ môi
trường cao thì lợn con thường mắc bệnh.
- Triệu chứng:

Lợn con bị nhiễm E. coli sau 1 - 2 ngày thì bắt đầu phát bệnh. Lợn bệnh
ỉa phân lỏng như nước, có bọt, màu trắng hoặc vàng, có mùi khó chịu. Một số
trường hợp lợn bị nôn, bụng thóp lại, mắt lõm sâu, da tím tái. Lợn bị mất
nước nhanh, lông xù, bẩn, suy yếu trầm trọng, bỏ bú, và có thể chết.
- Phòng bệnh:
Bệnh phân trắng lợn con truyền từ lợn ốm sang lợn khoẻ. Do ăn phải
mầm bệnh nhiễm khuẩn. Khi bệnh lan tràn, mầm bệnh tăng dần độc lực, khả
năng gây bệnh hoặc tăng sinh sản, tăng tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết. Vì vậy,
đầu tiên chúng tôi áp dụng thực hiện tốt chế độ (đông che, hè mở). Tăng
không khí thông thoáng cho con vật, nhưng không để gió lùa, hay nắng gắt
chiếu thẳng vào, chuồng phải luôn sạch, nuôi dưỡng tốt lợn mẹ. Sát trùng
Iode lợn con khi cắt rốn để tránh nhiễm trùng khớp. Thứ hai chúng tôi tiến
hành thức hiện tốt tiêm phòng lợn con ỉa phân trắng bằng Vaccine E.Coli,
tiêm dưới da hai lần vào tuần thứ sáu, trước khi đẻ 10 ngày.
- Điều trị:
Hộ lý: vệ sinh chuồng, thu dọn phân sạch sẽ, giữ nền sàn, chuồng luôn
khô ráo, ô úm lợn con luôn đủ nhiệt, không bị gió lùa.
Dùng thuốc:
+ Dùng kháng sinh five-antidia (Đặc trị tiêu chảy, phân xanh phân trắng),
pha thuốc với nước uống hoặc trộn vào thức ăn với liều 10g/10-15 lít nước hoặc 78 kg thức ăn dùng cho 60 -80kg thể trọng/ngày. Dùng thuốc liên tục từ 3 - 5 ngày.
Hoặc:
+ Sử dụng thuốc nanoflocin nhỏ trực tiếp vào miệng cho lợn với liều
1ml/25-30 kg thể trọng tương đương 3-4 giọt, dùng liên tục từ 3 -5 ngày.


16

Kết quả: Điều trị 28 con lợn khỏi 28 con lợn. Tỷ lệ 100%.
*Bệnh phó thương hàn lợn
- Đặc điểm căn bệnh

Bệnh Phó thương hàn là một bệnh truyền nhiễm của lợn, nhất là lợn
con. Gây ra do hai loài Vi khuẩn Salmonella cholorae suis, chủng Knuzendorf
(Cấp tính), Salmonella typhi suis chủng Vodagsen (thể mãn tính), tác động
chủ yếu bộ máy tiêu hoá, gây viêm dạ dày, ruột, có mụn loét, ỉa chảy. Bệnh có
khắp nới trên thế giới, gây nên dịch lẻ tẻ địa phương, xảy ra ở lợn con, do
chăn nuôi lợn nái nhiều, vệ sinh chăm sóc kém, ở nước ta bệnh phát ra lẻ tẻ.
- Triệu chứng
Bệnh Phó thương hàn lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi hay mắc nhất,
lợn trưởng thành ít mắc hơn. Vi khuẩn Phó thương hàn xâm nhập chủ yếu là
đường tiêu hoá.
Con vật có triệu chứng sốt 40,50C đến 41,50C, vật ủ rũ kém ăn. Sau
xuất hiện triệu chứng đường tiêu hoá, đi tháo phân rắn, khi nhiệt độ giảm
chuyển sang ỉa chảy, phân lỏng lẫn nước, máu, mủ, phân có mùi thối khắm,
con vật rặn nhiều, kêu la giữ dội, lòi rom. Ngoài ra, con vật thở khó, thở gấp.
Tim đập yếu, tim suy, xuất hiện những vết xuất huyết đỏ ở bụng.
- Vệ sinh phòng bệnh
Đối với những gia súc chưa bị bệnh chúng tôi tiến hành áp dụng các
biện pháp phòng bệnh sau:
+ Gia súc mới mua về nhốt riêng 15 ngày, cho ăn uống điều độ. Không
thay đổi khẩu phần đột ngột, có lợn ốm báo ngay để bao vây dập tắt. Không nhốt
chung, không bán chạy, không thịt lợn ở ao hồ. Phân, nước rửa phải chôn, sản
phẩm phải luộc chín và sử dụng trong hạn hẹp. Không cho gia súc ăn những thức
ăn dính đến mầm bệnh, tiêu độc, sát trùng chuồng trại, dọn, ủ, đốt, rắc vôi bột.
+ Tiến hành tiêm phòng vacxin phó thương hàn cho lợn, tiêm bắp dưới
da, mỗi liều 1ml.
- Điều trị:
+ Điều trị bệnh phó thương hàn, tiêm BIO-D.O.C đặc trị tiêu chảy phó thương hàn - tụ huyết trùng với liều 1-2 ml/10kg thể trọng, tiêm bắp thịt
ngày 1 lần trong 3-4 ngày.



17

Tiêm kèm phar-nalgin (Trợ tim, giảm đau, hạ sốt) với liều 5 10ml/con/lần, tiêm bắp 1-2 lần/ngày, dùng 3-5 ngày.
+ Dùng thuốc marfluquyl tiêm với liều trung bình 1,5-2ml/10kg
TT/ngày, ngày tiêm 1 mũi, tiêm trong 3-5 ngày. Kết hợp với tiêm gluco-K-CNamin với liều 1ml/6-7kg TT
Kết quả: Điều trị 3 con lợn khỏi 2 con lợn. Tỷ lệ 66,67%.
* Bệnh viêm khớp
+ Nguyên nhân
Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh bởi vi
khuẩn Streptococcus suis, E. coli, Staphylococcus và nhiều loại vi khuẩn
khác. Trong đó Streptococcus suis thường gây bệnh nhiều hơn. Streptococcus
suis là vi khuẩn gram (+), chúng gây viêm khớp lợn ở cả hai thể cấp và mãn
tính. Bệnh có thể sảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường sảy ra trên lợn con 1 - 6
tuần tuổi, bệnh được phân loại như một phần của hội chứng “yếu khớp” kết
hợp với viêm rốn. Thông thường ở lợn khỏe vi khuẩn streptococcus cư trú ở
hạch amidal khi thời tiết lạnh làm cho sức đề kháng của con vật giảm thì bệnh
phát sinh. Tỷ lệ lợn mắc bệnh thấp thường nhỏ hơn 5%.
+ Triệu chứng
Lợn thường bị viêm khớp gối, khớp bàn, khớp ngón. Lúc đầu con vật
đi lại khập khiễng, lợn bệnh ngại vận động, đứng lên nằm xuống khó khăn.
Bệnh nặng con vật què. Tại chỗ viêm thấy sưng đỏ, sờ vào con vật né tránh.
+ Điều trị
TOBRA-TYL: Liều lượng 1ml/10 kg P / ngày. Tiêm bắp lien tục 3 - 5 ngày.
Kết hợp diclofon để điều trị viêm, giảm đau, hạ sốt. Tiêm bắp từ 1 - 3
ngày, liều lượng 1ml/10kg p / ngày.
Kết qủa: Điều trị 2 con, khỏi 2 con. Tỷ lệ 100%.
*Bệnh suyễn lợn
- Đặc điểm căn bệnh
Suyễn lợn là một bệnh viêm phổi địa phương của lợn, thuộc nhóm
P.P.L.O (Mycoplasma). Đó là căn bệnh chính. Ngoài ra còn kết hợp với vi

khuẩn Pasteurella. Chủ yếu là triệu chứng bệnh tích ở đường hô hấp làm


×