Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Xây dựng Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao Cư MGar 0918755356

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.33 MB, 171 trang )

Dự án: Xây dựng nhà máy chế biến nông sản XXX
-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-----------    ----------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ
`

XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO XXX CƯ M’GAR
CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN VIỆT
P. Tổng Giám đốc

NGUYỄN BÌNH MINH


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

MỤC LỤC
CHƯƠNG I ........................................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 6
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 6
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 6
III. Sự cần thiết xây dựng dự án. ................................................................... 6
IV. Các căn cứ pháp lý. ................................................................................. 8
V. Mục tiêu dự án........................................................................................ 10


V.1. Mục tiêu chung. ................................................................................... 10
V.2. Mục tiêu cụ thể. ................................................................................... 11
VI. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động dự án ............................................ 12
Chương II ............................................................................................................ 14
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................................. 14
I.

Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar .. 14

I.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 14
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 17
I. 3. Đánh giá chung các điều kiện dự án .................................................... 18
I.4. Khái quát thực trạng ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp ......................................................................................................... 19
I.5. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M’gar đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 .................................................................................... 23
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 24
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường - Định hướng chiến lược tiêu thụ .......... 24
II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 31
III. Nhu cầu sử dụng đất ............................................................................. 32
III.1. Địa điểm xây dựng- Hình thức đầu tư: .............................................. 32
III.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất:........................................................... 33
III.3 Nhu cầu sử dụng đất ............................................................................ 33
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

2


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.


III.4 . Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật: ......................................... 34
IV. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án...... 35
Chương III ........................................................................................................... 36
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 36
I. Phân tích qui mô đầu tư. .......................................................................... 36
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ áp dụng............... 37
II.1. Công nghệ nhà màng áp dụng trong dự án.......................................... 37
II.2. Công nghệ trồng thủy khí canh. .......................................................... 44
II.3. Công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sau thu hoạch dưa. 47
II.4. Công nghệ sản xuất VietGAP – GlobalGAP ( Tiêu chuẩn Việt Nam và
Toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt. ..................................................... 48
II.5 Công nghệ sản xuất giống nấm. ........................................................... 52
II.6. Quy trình sản xuất giá thể.................................................................... 55
II.7. Quy trình trồng cây ăn quả .................................................................. 55
II.8. Công nghệ sơ chế rau, quả của dự án. ................................................. 56
II.9. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch. ................... 58
II.10. Một số công nghệ nông trại khác: ..................................................... 59
Chương IV ........................................................................................................... 70
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 70
I. Chuẩn bị mặt bằng và cơ sở hạ tầng cho dự án. ...................................... 70
I.1. Chuẩn bị mặt bằng dự án. ..................................................................... 70
I.2. Phương án tái định cư. .......................................................................... 70
II. Các phương án kiến trúc......................................................................... 70
II. Các phương án xây dựng công trình. ..................................................... 72
III. Phương án tổ chức thực hiện................................................................. 74
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án..... 74
Chương V ............................................................................................................ 76
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt


3


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG .................................... 76
I. Đánh giá tác động môi trường. ................................................................ 76
I.1. Giới thiệu chung ................................................................................... 76
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. ................................... 76
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án ................................ 77
II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm .............. 77
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm .......................................................................... 77
II.2.Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ....................................................... 79
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường ... 80
IV. Kết luận ................................................................................................. 82
Chương VI ........................................................................................................... 83
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ .............................. 83
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN .................................................................................. 83
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. .............................................. 83
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án. ....................................... 92
III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án. ................................................. 92
III.2. Phương án vay. ................................................................................... 94
II.3 Các thông số tài chính của dự án.......................................................... 95
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay. .................................................................. 95
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. .......................... 95
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu. ................... 95
3.5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR). ..................................... 96
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 97

I. Kết luận. ................................................................................................... 97
II. Đề xuất và kiến nghị. .............................................................................. 97
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 99
I. Bảng tính hiệu quả tài chính của dự án.................................................... 99
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

4


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

I.1. Bảng chi phí trồng 1 ha Cherry............................................................. 99
I.2. Bảng chi phí trồng 1 ha Sầu riêng ...................................................... 100
I.3. Bảng chi phí trồng 1 ha Bưởi da xanh ................................................ 101
I.4. Bảng chi phí trồng 1 ha Chanh leo ..................................................... 102
I.5. Bảng chi phí trồng 1 ha Tâm thất ....................................................... 102
I.6. Bảng chi phí trồng 1 ha Đinh lăng ...................................................... 103
I.7. Bảng khái toán vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án ............... 104
I.8. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án. ........................................... 109
I.9. Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án. ....................................... 141
I.10. Bảng Mức trả nợ hàng năm theo dự án. ........................................... 142
I.11. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. (1000 đồng)143
I.12. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án. (1000
đồng) .................................................................................................................. 145
I.13. Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. (1000
đồng) .................................................................................................................. 146
I.14. Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án ........ 147
II. Kỹ thuật trồng các đối tượng cây trồng trong dự án ............................ 149
I.1. Cây đinh lăng ...................................................................................... 149
II.2. Cây tam thất Bắc ............................................................................... 152

II.3. Cây Cherry......................................................................................... 162
II.4. Cây sầu riêng ..................................................................................... 164
II.5. Cây chanh leo .................................................................................... 166
II.6. Cây bưởi da xanh ............................................................................... 169
III. Mặt bằng tổng thể của dự án ............................................................... 149

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

5


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư :
Mã số thuế :
Đại diện pháp luật:
Chức vụ:
Địa chỉ trụ sở:
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư
M’gar.
Địa điểm thực hiện dự án: Thị trấn Ea KPam, Huyện Cư M’Gar – tỉnh Đắk
Lắk.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
án.
Tổng mức đầu tư của dự án
 Vốn tự có (30,78%)


: 570.976.031.000 đồng. Trong đó:
: 175.729.398.000 đồng.

 Vốn vay tín dụng (69,22%) : 395.246.633.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Khoa học công nghệ (KHCN) ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, là động lực phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng.
Nhờ thành tựu của KHCN mà năng suất, chất lượng sản phẩm tăng đáng kể, tạo
ra sức mạnh cạnh tranh ngày càng to lớn trên thị trường. Thực trạng phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) trên thế giới đã đạt được
nhiều thành tựu, góp phần làm thay đổi nền sản xuất truyền thống trong bối cảnh
khoa học công nghệ phát triển nhanh và liên tục. Ở Việt Nam, từ những năm 90
của thế kỷ trước đã bắt đầu phát triển NNƯDCNC. Bước đầu hoạt động của các
doanh nghiệp, khu, vùng NNƯDCNC dù còn những bất cập về tổ chức cũng như
hiệu quả, nhưng khẳng định rằng đó là xu thế đúng, đã và đang thay đổi về nhận
thức của một nền sản xuất mà nền tảng là ứng dụng thành tựu khoa học công
nghệ mới. Quốc hội đã thông qua Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

6


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

13/11/2008; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1895/QĐ-TTg
ngày 17/12/2012 về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến
năm 2020; Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 về việc phê duyệt quy
hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm

2030 và Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 5181/VPCP-KTN ngày
27/6/2016 về điều chỉnh quy hoạch và thành lập khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao. Gần đây nhất, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của
Chính phủ đã chỉ đạo các ngân hàng dành 100 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn huy
động để thực hiện cho vay ưu đãi đối với NNƯDCNC, nông nghiệp sạch. Thực
hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017, Bộ NN&PTNT đã ban hành
Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 về Tiêu chí xác định
chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, danh mục công nghệ
cao ứng dụng trong nông nghiệp và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết
định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về chương trình cho vay khuyến khích
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị
quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ.
Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương
trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố
lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã
tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với
những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác
nhau. Đắk Lắk là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, tỷ trọng ngành nông, lâm,
ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành chiếm 45,4%. Giá trị hàng
nông sản xuất khẩu gần 700 triệu USD. Tỉnh Đắk Lắk xác định nông nghiệp là
ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh, là nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh trong nhiều năm tới. Chính vì vậy, Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Nghị
quyết 10-NQ/TU ngày 18/5/2012 về việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công
nghệ trong phát triển sản xuất, làm cơ sở bước đầu cho việc ứng dụng nông
nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
Huyện Cư M’gar cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 18 km về
hướng Đông Bắc. Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính với diện tích 824,43
km2, dân số 165.293 người. Do đặc điểm địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ
với trên 70% diện tích là đất đỏ Bazan, có hệ thống sông suối trải đều khắp địa
bàn nên thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày có giá trị cao như

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

7


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

cà phê, cao su, hồ tiêu,…Đến nay, toàn huyện có 34.081 ha cà phê, sản lượng
70.000 tấn; 7.975 ha cao su, sản lượng 10.174 tấn; hồ tiêu 680 ha, sản lượng
1.785 tấn; điều 5.772 ha, sản lượng 1.785 tấn.
Trên địa bàn huyện có công trình thủy lợi Buôn Joong được đầu tư xây
dựng từ năm 2006 với dung tích hơn 15 triệu m3 nước, cung cấp nước tưới cho
hơn 3.000 ha cây trồng và 20.000 hộ dân đang sinh sống, tạo cảnh quan môi
trường, tạo nguồn cho các đập dâng đã có ở hạ lưu. Đây cũng là những yếu tố
thuận lợi để xây dựng khu NNƯDCNC trên địa bàn huyện.
Trước tình hình đó, chúng tôi đã phối hợp với công ty cổ phần tư vấn đầu
tư Dự Án Việt tiến hành nghiên cứu và lập dự án đầu tư “Xây dựng Khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar”.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc

Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 của Quốc hội;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

8


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc
công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND của HĐND Tỉnh Đắk Lắk ngày 13
tháng 12 năm 2014 về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng
6 năm 2009 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk
Lăk thời kỳ đến năm 2020;
Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 12 năm 2013
về Chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đến năm 2020;
Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh
mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006 của Bộ NN& PTNT về
việc ban hành giá Quy hoạch Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk
phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Đắk Lắk
đến năm 2020;

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

9


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

Quyết định số 839/QĐ-UBND, ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk
về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk;
Quyết định số 3998/QĐ-UBND, ngày 3/2/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk
về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Cư M’gar;

Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 về việc phê duyệt Đề án
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ: về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghê cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Văn bản số 5181/VPCP-KTN ngày 27/6/2016 của Văn phòng Chính phủ
về điều chỉnh quy hoạch và thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
Văn bản số 500/UBND-NNMT ngày 20/1/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk
về chủ trương lập đề án thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên
địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk;
Văn bản số 3899/UBND-NNMT ngày 24/5/2017 của UBND tỉnh Đắk
Lắk về việc lập Đề án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn
huyện Cư M’gar;
V. Mục tiêu dự án
V.1. Mục tiêu chung.
- Xây dựng thành công mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông
nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao giá trị nông sản, cung cấp các sản phẩm nông
nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu;
- Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; Tạo việc làm và nâng cao mức
sống cho lao động địa phương;
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa
phương;
- Đạt mục tiêu lợi nhuận trên nguyên tắc 3 bên cùng có lợi: Nhà nước,
người dân và doanh nghiệp; đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận
sản xuất thông qua các khoản thuế;
- Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

10



Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

phẩm xuất khẩu và cung ứng vào các hệ thống phân phối khó tính như siêu thị,
nhà hàng,khách sạn…
- Hình thành điểm tham quan học tập mô hình trình diễn tri thức nông
nghiệp và du lịch sinh thái trong tuyến du lịch của huyện Cư M'gar và tỉnh Đắk
Lắk;
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Xây dựng nhà màng (nhà kính, nhà lưới với các thiết bị kèm theo) để tiếp
nhận công nghệ (sản xuất rau quả công nghệ cao, công nghệ hữu cơ) và tổ chức
thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa
phương), trình diễn chuyển giao công nghệ sản xuất.
- Khi dự án đi vào sản xuất với công suất ổn định, thì hàng năm dự án cung
cấp cho thị trường trong và ngoài nước khoảng:
300 tấn quả Cherry/ năm.
224 tấn quả sầu riêng/năm.
800 tấn quả chanh leo/năm.
120 tấn quả bưởi da xanh/năm.
15 tấn nấm linh chi/năm.
4 tấn nấm đông trùng hạ thảo /năm.
500 tấn đinh lăng/năm.
Trung bình 110 tấn tam thất Bắc/năm.
 5280 tấn rau các loại/năm.
 450 tấn dưa các loại/năm.
 305 tấn dâu tây/năm.
- Sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP với công nghệ gần như tự động hoàn
toàn, sử dụng hệ thống tưới tự động.
- Toàn bộ sản phẩm của dự án được sơ chế, đóng gói và gắn mã vạch, từ đó

có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa đến từng công đoạn trong quá trình sản
xuất.
- Hình thành điểm du lịch sinh thái với lượng khách ổn định hằng năm
khoảng 180.000 lượt khách.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

11


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

VI. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động dự án
* Chức năng:
- Khu nhà điều hành;
- Khu nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm và trình diễn mô hình sản xuất
nông nghiệp;
- Khu đào tạo, chuyển giao công nghệ, trình diễn và giới thiệu sản phẩm;
- Khu đầu tư sản xuất cây giống;
* Nhiệm vụ:
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô
hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản
phẩm ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;
- Đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp;
- Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp;
- Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước
thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
* Hoạt động:
- Hoạt động khoa học và công nghệ:
+ Tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực nông

nghiệp;
+ Nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm
nông nghiệp;
+ Chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao:
+ Đào tạo và huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý về ứng
dụng công nghệ cao trong nông nghiệp;
+ Phối hợp đào tạo chuyên viên cao cấp trong một số chuyên ngành về sinh
học, nông nghiệp.
- Hoạt động sản xuất, dịch vụ;
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

12


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

+ Sản xuất sản phẩm nông nghiệp;
+ Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp;
+ Thực hiện dịch vụ tư vấn công nghệ cao trong nông nghiệp; dịch vụ cung
ứng vật tư, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm;
+ Thực hiện dịch vụ dân sinh.
- Tham gia các hoạt động đào tạo lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông
nghiệp, xây dựng, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

13



Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I.

Hiện trạng tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Ea Kpam, huyện Cư
M’gar

I.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, thuộc phía Tây Bắc của tỉnh Đắk Lắk với
hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi như: Tỉnh lộ 8, đường DT 6 nối liền với
Quốc lộ 14 và Quốc lộ 29. Tiếp giáp với Cảng hàng không Buôn Ma Thuột và
Thành phố Buôn Ma Thuột là cơ hội tốt cho hoạt động chuyển giao khoa học kỹ
thuật của khu sau này. Về mặt địa lý Khu NNƯDCNC Cư M’gar có ranh giới
như sau:
- Phía Tây giáp khu dân cư của xã Ea Kpam và đường liên xã Ea Kpam Cư Dliê Mnông.
- Phía Bắc, Nam và Đông giáp các lô đất cao su thuộc nông trường cao su
Cư M'gar.
 Đặc điểm địa hình, địa chất, đất đai
* Địa hình: có địa hình bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 500- 600m,
hướng địa hình cao dần từ Tây Nam về Đông, Đông Bắc, khu vực trung tâm xã
có độ cao khoảng 540m. Đây cũng là một trong những thuận lợi cho canh tác
nông nghiệp, phát triển KT - XH của xã mà các xã khác trong huyện không có.
* Địa chất: Trong bản chú giải bản đồ địa chất và khoáng sản, Khu vực
nghiên cứu phân bố trên mẫu chất bazan.
* Đất đai: Theo kết quả điều tra đất trên bản đồ tỷ lệ 1/2.000 do Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2017, Khu nghiên cứu có diện

tích 105,5ha, chiếm 10,33% diện tích tự nhiên (DTTN) của xã Ea Kpam, gồm có
1 loại đất duy nhất là đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk). Kết quả phân tích đất tại
Khu vực nghiên cứu cho thấy: đất có phản ứng rất chua đến chua (pH KCl từ 4,27
- 5,42), hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số từ rất nghèo đến trung bình (OM:
0,23 - 1,5% và N: 0,02 - 0,11%). Hàm lượng lân, kali tổng số và dễ tiêu trong
đất trung bình. Cation trao đổi và CEC thấp. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (hàm
lượng sét <10%).
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

14


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

Loại đất này rất giàu dinh dưỡng, có tầng dày thích hợp cho việc trồng các
loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả..
Hàm lượng As, Cu, Pb, Zn và Cd trong đất tại Khu vực nghiên cứu đều
đạt ngưỡng an toàn cho phép. Đất không bị ô nhiễm kim loại nặng.
 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
* Khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng
cho khí hậu của vùng Cao nguyên Nam Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa
và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung lượng mưa
tới 85% lượng mưa cả năm, tổng lượng mưa trung bình năm là 1.560 1.900mm; lượng bốc hơi bình quân năm là 1.050 - 1.080mm. Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể chiếm khoảng 19% lượng
mưa cả năm và thường bị khô hạn vào cuối mùa khô, thiếu nước cho sinh hoạt
và sản xuất gây nhiều khó khăn cho đời sống của nhân dân. Nền nhiệt độ tương
đối cao đều trong năm, biên nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.
- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành trong vùng từ tháng 5 đến tháng 9 là
hướng Tây - Tây Nam, từ tháng 11 đến tháng 4 hướng gió Đông - Đông Nam.

Hướng gió Tây thịnh hành quan trắc được tại trạm Buôn Ma Thuột chiếm tần
suất 50 - 55% trong các tháng mùa hạ (6,7,8). Trong các tháng mùa đông (11,
12, 1) gió Đông thịnh hành, chiếm tần suất 60 - 70%.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của huyện Cư M’gar từ 21- 24oC,
nền nhiệt độ chung của toàn vùng nói chung là đồng đều. Chênh lệch nhiệt độ
giữa các tháng trong năm không lớn, chỉ khoảng từ 5 – 6oC; nhiệt độ trung bình
thấp nhất thường là vào tháng 12 và tháng 1 (19,0 oC); nhiệt độ trung bình cao
nhất thường vào tháng 4 và tháng 5 (26,5oC).
- Chế độ mưa: Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng
10, lượng mưa chiếm xấp xỉ 85% lượng mưa của cả năm. Mùa khô (mưa ít) kéo
dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ có những cơn mưa nhỏ rải rác
vào khoảng thời gian đầu và cuối, còn trong suốt cả mùa khô hầu như không có
mưa, thời kỳ giữa mùa khô vào tháng 1 - 3 thường xuyên không có mưa, lượng
mưa mùa khô chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa năm.
- Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình khoảng 2.200 - 2.600 giờ/năm.
Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất (cuối mùa khô) và đạt tới 260 - 300giờ/tháng;
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

15


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

khoảng 9,8giờ/ngày. Tháng có số giờ nắng ít nhất thường vào tháng giữa mùa
mưa và chỉ đạt khoảng 105giờ/tháng; khoảng 3,5giờ/ngày.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm của
vùng nghiên cứu dao động từ 81 - 85%, theo quy luật tăng theo độ cao. Biến trình
của độ ẩm không khí trùng với biến trình của lượng mưa năm và ngược với biến
trình của nhiệt độ trong năm. Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%; tháng có
độ ẩm thấp nhất từ tháng 2 - 4 là 57% và cao nhất từ tháng 8 - 11 là 90%.

* Thuỷ văn:
Nguồn nước cung cấp cho khu vực nghiên cứu chủ yếu là nước mặt:
- Suối Ea H’Ding: Là ranh giới phía bắc với xã Ea Tar và phía Tây Bắc
với xã Ea H’Ding; đây là đoạn đầu của nguồn suối; suối chảy theo hướng từ
Đông sang Tây (ranh giới với xã Ea Tar) và hướng Đông Bắc - Tây Nam (ranh
giới với xã Ea H’Ding);
- Suối Ea Kpal: Là suối đặc trưng mang tên xã, chảy theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam; suối bắt nguồn từ xã Cư Dliê M’Nông ở phía Đông Bắc; hợp
lưu với suối Ea H’Ding ở phía Tây của xã Ea Kpam;
- Suối Ea Tul: Đây là suối lớn trên địa bàn huyện Cư M’gar, chảy theo
hướng Đông Bắc - Tây Nam; suối bắt nguồn từ xã Ea Tul ở phía Đông; là ranh
giới phía Đông Nam giữa 2 xã Ea Kpam và Ea Tul; đồng thời là một phần ranh
giới phía Nam giữa xã Ea Kpam và xã Quảng Tiến; hồ Buôn Jông được xây
dựng tại vị trí hợp lưu giữa suối Ea Tul với suối Ea Mur
- Suối Ea Mur: Có 2 nhánh bắt nguồn từ xã Ea Tul ở phía Đông giữa 2 xã
Ea Kpam và xã Ea Tul; chảy theo hướng Bắc - Nam tạo hợp lưu với suối Ea Tul
tại ranh giới với xã Quảng Tiến ở phía Nam;
Ngoài ra, trên địa bàn khu vực còn có hệ thống các hồ như hồ Buôn
Joong, hồ Rôti và hồ Xima trên khu vực 104 ha thuộc xã Ea K’pam; các hồ như
hồ Buôn Lang 1, Buôn Lang 2, hồ Đội 4, hồ Buôn Sút trên khu vực 108 ha
thuộc thị trấn Ea Pôk
Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có công trình, dự án nào nghiên cứu,
khảo sát về trữ lượng nước ngầm trong khu vực nghiên cứu. Qua kết quả phân
tích chất lượng nước ngầm tại nhà dân gần khu vực dự án cho thấy người dân đã
đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

16



Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

Nguồn nước phục vụ sản xuất trong vùng dự án được lấy từ hồ Buôn
Joong, hồ Rôti và hồ Xima qua hệ thống mương cấp 2 và mương nội đồng đã
được kiên cố hóa, chưa bị ô nhiễm nên có thể khai thác để cấp nước sản xuất
cho Khu NNƯDCNC.
 Hiện trạng cảnh quan, môi trường và các hệ sinh thái
Khu vực nghiên cứu là đất trồng cao su của nông trường Cao su CưM’gar
đã có hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa được thoát ra ở những điểm mương
rãnh rồi theo kênh mương lớn ra suối. Hệ thống thoát nước là rãnh xây dọc trục
tuyến đường trung tâm, kích thước 1.200 x 1.200 mm.
I.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
 Thực trạng kinh tế: Hoạt động kinh tế trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu
là nông nghiệp với cây trồng chính là cao su giai đoạn thanh lý.
 Về xã hội: Trong quá trình khảo sát thực địa xây dựng Đề án đã xác
định khu vực nghiên cứu là đất trồng cao su của 66 công nhân thuộc Nông
trường Cao su Cư M’gar.
 Về sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất của Khu vực nghiên cứu được tổng hợp dựa trên
kết quả điều tra khảo sát thực địa, bản đồ địa chính và bản đồ kiểm kê đất đai
của xã EaKpam năm 2017 như sau:
Bảng: Hiện trạng sử dụng đất Khu vực nghiên cứu
STT
Loại đất
1
Nhóm đất nông nghiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây lâu năm
2
Nhóm đất phi nông nghiệp

2.1 Đất giao thông
Tổng diện tích


NNP
SXN
CLN
PNN
DGT

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
100,8
95,6
100,8
95,6
100,8
95,6
4,7
4,4
4,7
4,4
105,5
100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2076)

Tổng diện tích tự nhiên của Khu là 105,5 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp
có diện tích 100,8 ha, chiếm 95,6% DTTN là đất trồng cao su đã thanh lý và đất
phi nông nghiệp 4,7 ha, chiếm 4,4% DTTN là đất giao thông của 04 lô cao su.
Hiện trạng sử dụng đất cho thấy, khu vực dự kiến thành lập Khu

NNƯDCNC là khả thi.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

17


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

 Về cơ sở hạ tầng
* Giao thông: Trong Khu vực nghiên cứu có các tuyến đường lô cao su
với tổng chiều dài 750 m, đường đất, mặt đường rộng 6m. Như vậy, về giao
thông cơ bản đáp ứng yêu cầu ban đầu cho hoạt động của Khu.
* Thủy lợi: Hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn xã tương đối hoàn
chỉnh khi xây dựng Khu sẽ bố trí trạm cấp nước và hệ thống ống dẫn nước từ hồ
Buôn Joong vào khu vực dự án.
* Cấp điện: Hiện tại có 01 trạm biến áp trung thế gần khu đất công suất
180 KVA, với đường dây hạ thế đạt chuẩn.
* Cấp nước
Hệ thống nước sạch trên địa bàn xã hiện nay đã có. Kết quả phân tích mẫu
nước tại Khu vực nghiên cứu cho thấy tất cả mẫu nước bảo đảm an toàn.
I. 3. Đánh giá chung các điều kiện dự án
a. Thuận lợi
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar trên địa bàn
của xã Ea Kpam, một trong những xã trọng điểm nông nghiệp của huyện Cư
M’gar với sản xuất cao su, cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng và chăn nuôi phát triển
tốt theo hướng hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phát triển ổn
định, là bộ mặt trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa các xã phía
Bắc của huyện Cư M’gar với các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk và các vùng lân
cận.
Lực lượng lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống đoàn kết, cần cù

lao động được Đảng và nhà nước quan tâm với nhiều chính sách đầu tư phát
triển thuận lợi cho việc hình thành Khu NNƯDCNC.
b. Hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, xã FaKpam cũng gặp không ít những
khó khăn đó là:
- Do sản xuất nông nghiệp theo kiểu truyền thống, cùng với thời tiết diễn
biến phức tạp (hạn hán, ngập úng) làm phát sinh dịch bệnh trên cây trồng và
chăn nuôi nên giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác còn thấp. Dịch vụ tuy đã phát
triển nhưng còn mang tính nhỏ lẻ. Chính vì vậy, đời sống của nhân dân vẫn ở
mức thấp.
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

18


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

- Hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, hạ tầng xã hội còn thiếu một số công
trình quan trọng như: dường giao thông, khu thu gom rác tập trung,...
- Hệ thống giao thông trục xã, thôn bản mặt cắt nhỏ, chủ yếu là đường đất
gây khó khăn cho đi lại sinh hoạt, sản xuất, giao lưu, trao đổi hàng hóa.
- Nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nên
việc sắp xếp lao động gặp không ít khó khăn, chủ yếu là lao động phổ thông.
I.4. Khái quát thực trạng ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp
a. Hiện trạng cơ sở khoa học công nghệ, nghiên cứu chuyển giao công nghệ
* Tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là trung tâm đào tạo lớn của vùng Tây Nguyên. Trên địa bàn tỉnh
hiện có 2 trường đại học, 5 trường cao đẳng nghề và cao đẳng chuyên nghiệp,
trung học chuyên nghiệp và trường nghề. Hàng năm đào tạo khoảng trên 12.550

người thuộc các hệ nghiên cứu sinh, thạc sỹ, đại học, cao đẳng, trung cấp, nghề
dài hạn, ngành nghề đào tạo thuộc các nhóm kỹ thuật, nông - lâm, kinh tế - tài
chính, y dược, văn hóa, ...
Trên địa bàn tỉnh có 03 Viện nghiên cứu, trong đó có 02 Viện thuộc Bộ
Nông nghiệp (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Trung
tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên) và 01 Viện thuộc
Đại học Tây Nguyên (Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường); 9 tổ chức
KH&CN (06 tổ chức KH&CN công lập và 03 tổ chức KH&CN ngoài công lập)
và 03 phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt tiêu chuẩn LAS, VILAS như: Phòng thí
nghiệm Trung tâm Quan trắc và công nghệ môi trường- VILAS 154, Phòng kiểm
nghiệm của Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường (phù hợp ISO/IEC
17025:2005, được trang bị hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử, máy sinh hóa
tự động 86 chỉ tiêu; hệ thống xét nghiệm I-ốt niệu), Phòng đo lường thử nghiệm
của Trung tâm Kiểm định Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở
KH&CN tỉnh Đắk Lắk: Đo lường xăng dầu, công tơ điện, đo dung tích, lưu
lượng, điện tim, đồng hồ cấp nước, kiểm định các loại cân, kiểm định các thiết bị
có yêu cầu nghiêm ngặt về lao động, các thiết bị đo an toàn bức xạ hạt nhân.
Phòng nuôi cấy mô tế bào và phòng sản xuất giống cây trồng của Trung tâm Ứng
dụng tiến bộ KH&CN.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

19


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

Kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN của tỉnh giai đoạn 2010 - 2016 có
xu hướng tăng, nhưng chỉ đạt khoảng 0,7% tổng chi ngân sách. Hàng năm, tỉnh
đã dành khoảng 50 - 55% kinh phí sự nghiệp KH&CN cho hoạt động nghiên cứu

phát triển và đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Giai đoạn 2010 - 2017, UBND tỉnh phê duyệt cho triển khai là 105 đề tài/
dự án. Trong đó, 84% tổng số đề tài/dự án là các dự án ứng dụng KH&CN, dự án
sản xuất thử nghiệm thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và các đề tài thuộc
lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn chỉ chiếm 16% tổng số đề tài/dự án.
b. Thực trạng ứng dụng KHCN trong nông nghiệp
Việc ứng dụng khoa học công nghệ đã góp phần nâng cao năng suất, chất
lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch từ nông nghiệp sản
xuất truyền thống, tự cung tự cấp sang nông nghiệp sản xuất hàng hóa, góp phần
tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Từ năm 2010 đến nay, được sự hỗ trợ của Bộ NN&PTNT và sự cộng tác,
phối hợp có hiệu quả của các Viện nghiên cứu - Trường Đại học trên địa bàn
(Viện KHKTNLN Tây Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu Đất phân bón và Môi
trường Tây Nguyên, Đại học Tây Nguyên,...), công tác nghiên cứu và chuyển
giao KHCN vào sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Cụ thể, trên lĩnh vực trồng trọt, đã xây dựng mô hình trồng thâm canh một
số giống cà phê mới theo quy trình VietGAP, mô hình trồng một số giống lúa
thuần chất lượng cao, mô hình thâm canh giống ngô mới, sản xuất giống cây
trồng sạch bệnh, năng suất, chất lượng tốt, phát triển sản phẩm có lợi thế của địa
phương như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, cây ăn quả, cây dược liệu, lúa đặc
sản… đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cà phê từ năm 2010 ở xã Ea Tu,
thành phố Buôn Ma Thuột, kiểm soát độ ẩm đất, năng suất tăng từ 1,6 tấn/ha
năm 2009 lên 2,6 tấn/ha năm 2010 và 4 tấn/ha năm 2011, giảm 20 công lao
động/năm và tiết kiệm 40% lượng nước tưới. Ứng dụng thành công chế phẩm
phân bón lá NUCAFE tăng năng suất 5 - 30% và tỷ lệ hạt loại 1 tăng từ 5 - 10%.
Áp dụng quy trình trồng, chăm sóc và bảo vệ thực vật đối với vườn cao su.
Qua khảo sát một số hộ trồng cao su ở huyện cho thấy: có tới 35% số hộ trồng
cao su vào nửa cuối mùa mưa, 67% hộ sử dụng phương pháp trồng bầu để tiết
kiệm chi phí giống và 91% số hộ không bón lót phân hữu cơ khi trồng.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

20


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

Sử dụng thuốc theo tiêu chuẩn 4 đúng: đúng liều lượng, đúng thời gian
phun, đúng thời điểm phun và đúng đối tượng gây hại cho cây hồ tiêu, sử dụng
biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) cho cây điều và sử dụng thuốc có
nguồn gốc sinh học, thảo mộc cho cây rau.
Song song với đó, ngành đã áp dụng các biện pháp canh tác kết hợp phòng
trừ bệnh hại, sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật có
nguồn gốc sinh học trong quy trình sản xuất các nông sản, ứng dụng quy trình
thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP giúp nông dân tiếp cận và áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông sản an toàn. Nhờ áp dụng giống mới và
biện pháp canh tác tiên tiến đã tăng năng suất và giá trị cây trồng.
Lĩnh vực chăn nuôi, thực hiện tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, tụ
huyết trùng trên đàn bò và tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho gia cầm hai đợt
trong năm. Tuyên truyền kỹ thuật chăm sóc và phòng chống các dịch bệnh
thường gặp để người chăn nuôi chủ động khi bệnh dịch xảy ra. Cải tạo đàn trâu
bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, chăn nuôi gà thịt an toàn theo quy trình
VietGAP, lai tạo giống, truyền giống đưa tỷ lệ bò lai sind đạt 35%, lợn nái
ngoại, lợn nái lai đạt 43%.
Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, ngành đã triển khai thực hiện nghiên cứu khả
năng thích nghi của cá Tầm và cá Hồi, hướng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất giống và nhập các giống cá mới để hoàn chỉnh cơ cấu đàn, nâng cao
chất lượng đàn cá giống bố mẹ trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh còn triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ biogas xử lý
chất thải kết hợp chạy máy phát điện, ứng dụng công nghệ EM (vi sinh vật hữu

hiệu) xử lý môi trường trang trại chăn nuôi; sử dụng phân bón hữu cơ cho cà phê
trên địa bàn tỉnh,…
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng KHCN trong nông nghiệp
vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại. Trong đó, sự phối hợp giữa các cấp, các
ngành của tỉnh trong việc triển khai ứng dụng KHCN trong nông nghiệp còn hạn
chế và hiệu quả chưa cao. Đồng thời, chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa
nghiên cứu - ứng dụng - nhân rộng sản xuất - kinh doanh; giữa Nhà nước - khoa
học - doanh nghiệp - người dân.
Thêm vào đó, tỉnh vẫn chưa xây dựng và hình thành được các vùng sản
xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn sản xuất theo chuỗi, chủ yếu vẫn sản xuất
phân tán; các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch chưa nhiều, quy
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

21


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

mô nhỏ, chưa có nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Công tác tuyên
truyền phổ biến và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống
còn hạn chế về số lượng và chất lượng.
Song song với đó, thị trường KHCN của tỉnh vẫn còn hạn hẹp, nhiều doanh
nghiệp chậm đổi mới công nghệ sản xuất, chủ yếu do khó khăn về tài chính.
Nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, không đồng bộ trong sản
xuất nông nghiệp, dẫn đến sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh thấp. Bên cạnh
đó, việc xã hội hóa kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế, chủ
yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước.
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng
bộ trên các lĩnh vực. Cụ thể, về lĩnh vực trồng trọt, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng
KHCN nhằm tăng năng suất và đảm bảo nâng cao chất lượng, tăng giá trị gia

tăng của sản phẩm, giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành và thích ứng với biến
đổi khí hậu. Trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu chọn tạo các giống cây
trồng chủ lực như: cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả (bơ và sầu riêng), cao su, điều,
lúa, ngô có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu
của tỉnh.
Về bảo vệ thực vật, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng quản lý sâu bệnh tổng
hợp, gắn với quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chọn giống và quy trình
canh tác tổng hợp theo từng loại cây trồng. Trên lĩnh vực chăn nuôi, thú y, tăng
cường ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến, sử dụng thức ăn chăn nuôi,
xử lý môi trường chăn nuôi; ứng dụng thiết kế mẫu chuồng trại, hệ thống xử lý
chất thải trong chăn nuôi nông hộ, gia trại, trang trại; dây chuyền công nghệ giết
mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi; quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; nghiên
cứu vắc xin, thuốc thú y, hóa chất khử trùng tiêu độc, chế phẩm sinh học và quy
trình phòng chống dịch bệnh đảm bảo chăn nuôi an toàn.
Về thủy sản, ứng dụng tiến bộ về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, quy
trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao
năng suất, chất lượng; quy trình quản lý, quy trình kỹ thuật sản xuất thủy sản
hàng hóa đối với hồ chứa thủy lợi.
Về lâm nghiệp, phát triển các giống cây lâm nghiệp sinh trưởng nhanh, cây
bản địa làm gỗ lớn, cây lâm sản làm gỗ có giá trị, sức cạnh tranh cao, cây dược
liệu, quy trình công nghệ chế biến gỗ.

Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

22


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

I.5. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M’gar

đến năm 2020, tầm nhìn 2030
a. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk
Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk được nêu tại Nghị quyết
số 137/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc rà soát, điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm
2020, định hướng đến năm 2030. Cụ thể như sau:
- Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Xây
dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng công
nghệ cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến và tăng sản lượng, chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
- Phát triển hài hòa giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tiếp
tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên ha đất nông
nghiệp.
- Phấn đấu đạt giá trị sản xuất nông nghiệp 54 - 55 triệu đồng/ha canh tác
vào năm 2020.
- Về trồng trọt: các cây trồng nông nghiệp chủ yếu của tỉnh vẫn là cây
công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa xuất khẩu như cà phê, cao su, điều, ca
cao, hồ tiêu, cây ăn quả; cây công nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như mía, lạc,
đậu tương; cây lương thực chủ yếu là lúa nước và ngô lai, rau, đậu, thực phẩm.
- Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: đầu tư phát triển ngành chăn nuôi,
thủy sản để trở thành ngành kinh tế hàng hóa. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi,
thủy sản trong cơ cấu nông, lâm nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp – nông thôn.
- Về lâm nghiệp: có kế hoạch bảo vệ và khai thác rừng hợp lý, bảo đảm tái
sinh rừng, khai thác rừng gắn với việc trồng rừng, bảo đảm thực hiện mục tiêu
về độ che phủ của rừng.
b. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện CưM’gar
Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND huyện về
phát triển nông nghiệp, đã định hướng phát triển ngành nông nghiệp huyện đến
năm 2020 như sau:


Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

23


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

- Phát triển nông nghiệp gắn với thị trường, kết hợp phát triển công nghiệpdịch vụ, nhất là công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ.
- Tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, chú
trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường; thu hút
đầu tư các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông
nghiệp, mà đặc biệt là công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông
nghiệp; xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ.
- Giá trị ngành nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 4.750 tỷ đồng, tăng 3 - 4%.
Cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm từ 46 - 47%;
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông
nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, bền vững
gắn với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển
nông nghiệp cao, bền vững; sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Tiếp tục triển khai
chương trình hỗ trợ cà phê giống trồng tái canh giai đoạn 2016 - 2020 trên địa
bàn huyện. Thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo phòng chống dịch bệnh trên
cây trồng, trên đàn gia súc, gia cầm; xây dựng phương án phòng, chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn. Tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động của các hợp tác xã
nông nghiệp, dịch vụ.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn
mới ở cơ sở; Tiến hành rà soát, đánh giá kết quả từng tiêu chí, xác định kế
hoạch, lộ trình tiếp tục đầu tư; thực hiện có chất lượng từng tiêu chí còn lại.
- Tăng cường công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tổ

chức tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.
Theo dõi, kiểm tra việc trồng rừng, trồng cây phân tán theo kế hoạch.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường - Định hướng chiến lược tiêu thụ
1. Đánh giá nhu cầu thị trường
1.1 Đánh giá nhu cầu thị trường rau – quả.
Với những kết quả đạt được trong năm 2015 vừa qua, trong đó nổi bật là
khoảng 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, cùng với việc thâm nhập được một số
thị trường “khó tính” trên thế giới, ngành rau quả Việt Nam đang được nhiều
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

24


Dự án: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao XXX Cư M’gar.

chuyên gia dự báo là sẽ có cơ hội và tiềm năng để vươn lên xuất khẩu ấn tượng
trong năm 2016.
Dự báo được đưa ra không chỉ dựa trên cơ sở những kết quả đạt được trong
năm qua của ngành rau quả Việt Nam, mà cả từ nhu cầu tiêu thụ của không ít thị
trường vốn được coi là khó tính, như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Liên minh Châu
Âu (EU).
Tính chung đến năm 2015, các mặt hàng rau, quả của Việt Nam đã được
xuất khẩu đến trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có 10 thị trường chủ
lực, gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc,
Indonesia, Hà Lan, Thái Lan và Singapore. Đây là một trong số không nhiều các
mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt được con số ấn tượng trong xuất khẩu, với
khoảng 2 tỷ USD trong năm 2015.
Dù số lượng và kim ngạch xuất khẩu chưa lớn nhưng theo các chuyên gia,
trong bối cảnh các mặt hàng nông sản khác sụt giảm mạnh về kim ngạch xuất

khẩu trong năm qua, thì đây là tín hiệu vui, mang lại tiềm năng và cơ hội cho
ngành rau quả Việt Nam vươn lên, đạt kết quả ấn tượng trong năm 2016.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, hiện các nước nhập khẩu
chỉ còn sử dụng 2 hàng rào kỹ thuật là an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật.
Nếu đáp ứng được 2 hàng rào này thì Việt Nam có khả năng cạnh tranh để xuất
khẩu đi các nước.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt trong năm 2016, với
việc Việt Nam trở thành thành viên Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),
thành viên cộng đồng kinh tế ASEAN, càng tạo cơ hội và tiềm năng cho ngành
rau quả vươn lên.
Theo ước tính, tổng dung lượng của thị trường rau quả thế giới hàng năm
khoảng 240 tỷ USD. Riêng 11 quốc gia thành viên Đối tác xuyên Thái Bình
Dương hàng năm nhập khẩu tới hơn 50 tỷ USD hàng rau, củ quả.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mặc dù có nhiều cơ hội và tiềm năng
nhưng ngành rau quả Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách
thức. Trong đó, rào cản lớn nhất hiện nay là tình trạng không đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng
trên rau, quả vẫn còn phổ biến như: ruồi đục quả, dư lượng thuốc sâu, hàm
lượng kim loại nặng, chất lượng bao bì… còn hạn chế. Để nâng cao kim ngạch
Đơn vị tư vấn: Dự án Việt

25


×