Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO SÁT TỈ LỆ NHIỄM VIRUS VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO VÀ BIẾN ĐỘNG KHÁNG THỂ MẸ TRUYỀN TRÊN HEO CON Ở MỘT SỐ TRẠI THUỘC HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TỈ LỆ NHIỄM VIRUS VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO VÀ
BIẾN ĐỘNG KHÁNG THỂ MẸ TRUYỀN TRÊN HEO CON Ở MỘT SỐ
TRẠI THUỘC HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HỮU TRUNG
Ngành: DƯỢC THÚ Y
Niên khoá: 2004 – 2009

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2009

iv 


KHẢO SÁT TỈ LỆ NHIỄM VIRUS VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO VÀ
BIẾN ĐỘNG KHÁNG THỂ MẸ TRUYỀN TRÊN HEO CON Ở MỘT SỐ
TRẠI THUỘC HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả
NGUYỄN HỮU TRUNG

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sĩ Thú y chuyên ngành Dược thý y

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ ANH PHỤNG



Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 09/2009




LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn
Con xin suốt đời ghi ơn Cha, Mẹ người đã sinh thành, nuôi con lớn khôn và dạy dỗ
con nên người như ngày hôm nay.
Xin chân thành biết ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng toàn thể
quý thầy, cô khoa Chăn Nuôi – Thú Y đã tận tình giảng dạy, truyền đạt tri thức cho em
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành biết ơn TS. Lê Anh Phụng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình học tập cũng
như quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

vi 


MỤC LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................2
1.2 Mục đích đề tài ............................................................................................... 3
1.3 Yêu cầu của đề tài ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẠN................................................................................... 4
2.1 Tổng quan về bệnh VNNB ..................................................................................4

2.1.1 Đặc điểm chung của bệnh................................................................................4
2.1.2 Tình hình bệnh viêm não Nhật Bản.................................................................4
2.1.2.1 Tình hình bệnh ở các nước........................................................................4
2.1.2.2 Tình hình bệnh viêm não Nhật Bản ở việt nam ........................................6
2.1.3 Những nghiên cứu về bệnh viêm não Nhật Bản..............................................6
2.1.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................6
2.1.3.2 Những nghiên cứu ở việt nam...................................................................8
2.2 Căn bệnh ...............................................................................................................9
2.2.1 Đặc diểm hình thái của virus ...........................................................................9
2.2.2 Sức đề kháng ...................................................................................................9
2.2.3 Đặc tính nuôi cấy và khả năng gây bệnh tích tế bào .......................................9
2.2.4 Đặc tính ngưng kết hồng cầu.........................................................................10
2.3 Truyền nhiễm học ................................................................................................10
2.3.1 Động vật cảm thụ...........................................................................................10
2.3.2 Động vật trung gian truyền bệnh ...................................................................10
2.2.3 Chất chứa căn bệnh........................................................................................11
2.3.4 Cơ chế sinh bệnh ...........................................................................................11
2.3.5 Vòng truyền lây virus viêm não Nhật Bản ...................................................12
2.4 Triệu chứng – bệnh tích .......................................................................................13
2.4.1 Triệu chứng....................................................................................................13
2.4.1.1 Triệu chứng bệnh trên heo ......................................................................13
2.4.1.2 Triệu chứng bệnh trên người...................................................................13
2.4.1.3 Các loài khác ...........................................................................................14
2.4.2 Bệnh tích........................................................................................................14
2.4.2.1 Bệnh tích đại thể......................................................................................14
vii 


2.4.2.2 Bệnh tích vi thể .......................................................................................14
2.5 Chuẩn đoán bệnh VNNB trên heo .......................................................................15

2.5.1 Chuẩn đoán dựa trên lâm sàng ......................................................................15
2.5.1.1 Dựa vào dịch tễ .......................................................................................15
2.5.1.2 Chẩn đoán phân biệt................................................................................15
2.5.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm .....................................................................15
2.5.2.1 Chẩn đoán virus học................................................................................15
2.5.2.2 Chẩn đoán huyết thanh học .....................................................................16
2.6 Điều trị .................................................................................................................16
2.7 Phòng bệnh...........................................................................................................16
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 18
3.1 Thời gian và địa điểm ..........................................................................................18
3.1.1 thời gian tiến hành đề tài ...............................................................................18
3.1.2 Địa điểm tiến hành đề tài...............................................................................18
3.2 Vật liệu thí nghiệm...............................................................................................18
3.2.1 mẫu khảo sát ..................................................................................................18
3.2.2 Hồng cầu ngỗng.............................................................................................19
3.2.3 Kháng nguyên viêm não Nhật Bản................................................................19
3.2.4. Dụng cụ.........................................................................................................19
3.3 Nội dung...............................................................................................................19
3.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................19
3.4.1 Bố trí lấy mẫu huyết thanh heo......................................................................19
3.4.2 Cách lấy mẫu – bảo quản mẫu.......................................................................20
3.4.3 Chuẩn bị hồng cầu (hc) ngỗng: .....................................................................21
3.4.4 Xử lý huyết thanh ..........................................................................................21
3.4.4.1 Xử lý với kaolin ......................................................................................21
3.4.4.2 Xử lý với hồng cầu..................................................................................21
3.4.5 Chuẩn độ kháng nguyên (phản ứng HA: haemagglutination).......................21
3.4.6 Xử lý huyết thanh (mẫu)................................................................................23
3.4.7 Phương pháp thực hiện phản ứng hi (haemagglutination inhibition)............24
3.4.8.Các chỉ tiêu theo dõi:.....................................................................................27
3.4.9 Phương pháp sử lý số liệu .............................................................................28

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẠN.............................................................. 29
viii 


4.1 Tỷ lệ nhiễm chung ...............................................................................................29
4.2 Tỷ lệ nhiễm virus VNNB ở heo trên theo trại chăn nuôi.....................................30
4.3 Tỷ lệ nhiễm virus VNNB trên heo thịt ở trại chăn nuôi ......................................31
4.4. Tỷ lệ nhiễm virus VNNB trên nhóm heo sinh sản ở các trại..............................34
4.5. Tỷ lệ nhiễm virus VNNB trên nhóm heo sinh sản..............................................35
4.6 Hiệu giá kháng thể chống virus VNNB trên heo dương tính .............................36
4.7 Hiệu giá kháng thỂ kháng virus VNNB trên trại khảo sát...................................38
4.8 Hiệu giá kháng thể trên các nhóm heo.................................................................40
4.9 Tỷ lệ mẫu dương tính trên heo con sinh ra bởi nái nhiễm virus vnnb. ................42
4.10 Hiệu giá kháng thể của heo con qua các thời điểm khảo sát .............................44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................................... 48
5.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................48
5.2 ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 50
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 53 

ix 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí lấy mẫu huyết thanh heo ở các trại …………..……………. 18
Bảng 3.2 Bố trí lấy mẫu huyết thanh heo con sinh ra bởi heo nái
có kết quả dương tính………………………………………………………… 19
Bảng 3.3 Sơ đồ thực hiện phản ứng HA ………………………………………….. 22
Bảng 3.4 Sơ đồ thực hiện phản ứng HI …………………………………………… 24
Bảng 3.5 Kiểm tra đơn vị ngưng kết của kháng nguyên …………………………… 25

Bảng 4.1 Tỷ lệ mẫu dương tính …………………………………………………….. 27
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm virus VNNB trên từng trại khảo sát …..………………….. 28
Bảng 4.3 Tỷ lệ mẫu dương tính virus VNNB trên heo thịt ……………..………….. 29
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm virus VNNB trên heo nái ở các trại ………………………. 31
Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm virus VNNB trên từng nhóm heo ………………………… 32
Bảng 4.6 Hiệu giá kháng thể chống virus VNNB trên heo dương tính …………… 33
Bảng 4.7 Hiệu giá kháng thể chống virus VNNB theo trại khảo sát………………. 35
Bảng 4.8 Hiệu giá kháng thể kháng virus VNNB trên các nhóm heo………………..36
Bảng 4.9 Tỷ lệ mẫu dương tính qua các giai đoạn khảo sát ……………………….. 38
Bảng 4.10 Hiệu giá kháng thể các mẫu dương tính qua các thời điểm khảo sát ….... 39
Bảng 4.11 Chỉ số MG qua từng giai đoạn khảo sát…………………………………. 40




DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Hình 2. 1: Muỗi Culex …………………………………………………………….... 10
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ heo nhiễm virus VNNB trên các trại khảo sát………………… 21
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nhiễm VNNB trên heo thịt ở các trại chăn nuôi ……………… 30
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ nhiễm virus VNNB trên heo nái ……………………………… 32
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ nhiễm virus VNNB trên các nhóm heo sinh sản. ……………… 33
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ các mức hiệu giá kháng thể kháng virus VNNB ……………… 34
Biểu đồ 4.6: Chỉ số MG trong dàn heo khảo sát của các trại ……………………….. 36
Biểu đồ 4.7: Chỉ số MG trong các nhóm heo khảo sát …………………………… 37
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ mẫu huyết thanh heo con dương tính qua các thời điểm khảo sát...39
Biểu đồ 4.9: Chỉ số MG qua các thời điểm ………………………………………… 41

xi 



TÓM TẮT LUẬN VĂN
“Khảo sát tỷ lệ nhiễm Virus VNNB trên heo và biến động kháng thể mẹ truyền trên heo con
ở một số trại thuộc huyện Củ Chi, Tp. HCM.”
Mẫu huyết thanh heo được lấy 01/03/2009 đến 30/08/2009 tại 04 trại thuộc huyện Củ Chi,
xét nghiệm tại phòng vi sinh, khoa Chăn Nuôi – Thú Y, trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
Mẫu huyết thanh heo được lấy ngẫu nhiên chia làm hai đợt.
Đợt 01 Mẫu được lấy trên các đối tương Thịt, Hậu bị, Nái đẻ 1-3 lứa, Nái đẻ nhiều hơn 03
lứa với tổng số mẫu là 216.
Đợt 02 Mẫu được lấy từ heo con sinh ra bởi heo nái có kết quả dương tính ở đợt 01. Thời
điểm lấy mẫu là 07, 14, 21, 28 ngày tuổi. Tổng số mẫu là 48.
Mẫu khảo sát được lấy trên 04 trại heo thuộc huyện Củ Chi, Tp. HCM. Nhằm khảo sát về tỷ
lệ nhiễm virus viêm não Nhật Bản, xác định hiệu giá mẫu huyết thanh dương tính. Biến động của
kháng thể mẹ truyền chống virus VNNB trên heo con. Trong thời gian từ 01/03/2009 đến
30/08/2009
Qua xét nghiệm huyết thanh heo bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu ngỗng nhằm
phản ánh tình trạng nhiễm virus viêm não Nhật Bản trên đàn heo khảo sát, chúng tôi ghi nhận một
số kết quả sau:


Đàn heo khảo sát ở các trại trên địa bàn huyện Củ Chi có tỷ lệ nhiễm virus viêm não

Nhật Bản rất cao 99,5%


Tỷ lệ nhiễm ở các nhóm heo rất cao trên heo thịt là 87,5%. Trên heo hậu bị, heo nái là



Hiệu giá kháng thể heo khảo sát ở mức cao từ 1/80 đến 1/1280. Hiệu giá ≥ 1/160 là


100%.
74,9%. Hiệu giá < 1/160 là 26,1 % Kết quả cho thấy đàn heo khảo sát có đủ kháng thể chống virus
viêm não Nhật Bản.


Tỷ lệ mẫu dương tính ở heo con 07 ngày tuổi là 100% giảm dần theo thời điểm 14 ngày

tuổi còn 66,7%, Thời điểm 21 ngày tuổi còn 41,6%, Thời điểm 28 ngày tuổi còn 16,6%.


Hiệu giá kháng thể giảm từ 1/80 ( chiếm 50%) ở 07 ngày tuổi đến 1/20 ( chiếm 50%) ở

14 ngày tuổi. Chỉ số MG thời điểm 07 ngày tuổi từ 62 xuống 10 lúc 14 ngày tuổi. Trong khảo sát này
kháng thể mẹ truyền chống virus viêm não Nhật Bản chỉ bảo vệ heo con tới 11 ngày tuổi.



Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Viêm Não Nhật Bản B là một bệnh truyền nhiễm chung giữa người và động vật
nhất là heo (bệnh Zoonosis). Bệnh gây tác động đến hệ thần kinh trung ương của người
nhất là trẻ em. Ở trên heo, bệnh gây nên hiện tượng co giật ở heo con dưới 06 tháng tuổi,
gây nên rối loạn sinh sản trên heo nái và giảm khả năng sinh tinh cũng như chất lượng
tinh trên heo đực.
Tuy nhiên, ở Việt Nam lâu nay, người ta chỉ nghiên cứu bệnh trên người còn bệnh trên
heo không được chú ý mà chỉ coi heo là một mắt xích quan trọng trong việc lây lan bệnh
cho người mà thôi. Ngành chăn nuôi heo ở nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh
nhưng trong chăn nuôi gia đình ở các tỉnh cũng như một số trại chăn nuôi heo tập trung

nhất là các trại heo ở Thành Phố Hồ Chí Minh thường xuyên gặp phải hiện tượng rối loạn
sinh sản. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi và hiệu quả kinh tế.
Theo tài liệu của OIE (Tổ chức dịch tể Thế Giới), nước ta nằm trong vùng dịch tể của
bệnh Viêm Não Nhật Bản B. Bệnh có ở nhiều nước Châu Á như: Nhật, Phần viễn tây của
Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Philipin, Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Việt
Nam, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Srilanka, Ấn Độ và một số đảo ở Thái Bình
Dương…Nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở heo có nhiều như: Dịch tả heo, Aujeszky,
Parvovirus, Leptospirosis…. Theo khuyến cáo của OIE thì Virus Viêm Não Nhật Bản B
cũng là nguyên nhân chính gây nên sẩy thai và chết sau sinh trên heo ở các nước Đông Á.
Xuất phát từ thực tiễn chăn nuôi heo hiện nay, được sự phân công của khoa Chăn Nuôi
Thú Y- Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài:
“KHẢO SÁT TỈ LỆ NHIỄM VIRUS VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRÊN HEO VÀ BIẾN
ĐỘNG KHÁNG THỂ MẸ TRUYỀN TRÊN HEO CON Ở MỘT SỐ TRẠI THUỘC
HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
Dưới sự hướng dẫn của:
Tiến sĩ.Lê Anh Phụng.



1.2 Mục đích đề tài
-Xác định tỉ lệ nhiễm virus Viêm Não Nhật Bản B trên các hạng heo (nái, hậu bị, thịt,
con..) khu vực Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh.
-Khả năng truyền kháng thể từ mẹ qua con ở heo mẹ bị nhiễm.
1.3 Yêu cầu của đề tài
-Dùng phản ứng HI để phát hiện kháng thể viêm não Nhật Bản trên mẫu huyết thanh
heo.





CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 TỔNG QUÁT VỀ BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN
2.1.1 Đặc điểm chung của bệnh
Viêm não Nhật Bản B (JE: Japanese Encepphalists B) hiện nay gọi là bệnh
viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh truyền nhiễm chung giữa người và động vật
(zoonosis), bệnh do một loại Arbovirus nhóm B gây ra. Bệnh lan tràn từ súc vật sang
con người qua các loài muỗi (đặc biệt là muỗi Culex, Aedes). Lâm sàng có biểu hiện
thần kinh phong phú (run, co giật, liệt…), tỷ lệ tử vong cao, khi khỏi thường dể lại
nhiều di chứng. Trên người, bệnh ở thể nhẹ hoặc bán cấp tính, đôi khi bệnh xảy ra
viêm não, gây tử vong ở trẻ em, hoặc sảy thai ở thai phụ. Trên heo chủ yếu gây xáo
trộn sinh sản như: sẩy thai, chết thai, heo con sinh ra chết (Trần Thanh Phong, 1996).
2.1.2 Tình hình bệnh viêm não Nhật Bản
2.1.2.1 Tình hình bệnh ở các nước
Bệnh VNNB được ghi nhận thường xuyên ở các nước Đông Nam Á như:
Indonesia, Philippine, Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Việt Nam, Thái Lan, Lào ,
Miến Điện. Ngoài ra, bệnh còn được ghi nhận ở Nhật Bản, Liên Xô cũ, Triều Tiên,
Trung Quốc, Đài Loan, Bangladesh, Nepal, Skrilanka, Ấn Độ và quần đảo Thái Bình
Dương.
Bệnh này được phát hiện đầu tiên ở Nhật Bản từ những năm 1871, nhưng mãi
đến năm 1924 mới biết rõ về lâm sàng của bệnh khi có 1 vụ dịch lớn với hơn 6000
người mắc bệnh. Dịch bệnh kéo dài tử tháng 8 đến tháng 10 và cao điểm là cuối tháng
8 với con số tử vong lên đến 60%. Sau đó Yamaguchi đã tiến hành xét nghiệm 152
mẫu huyết thanh heo ở thành phố Hufu (Nhật) từ năm 1985 đến năm 1986: kết quả có
106 mẫu huyết thanh heo dương tính chiếm tỷ lệ 70%.





Bệnh đã xuất hiện ở Hàn Quốc năm 1958, trong trận dịch có 6897 ca mắc bệnh.
Sau đó năm 1982, bệnh xuất hiện trở lại nước này với số người mắc bệnh là 2975 ca.
Năm 1969, ở Thái Lan, một ổ dịch xảy ra ở thung lũng Chiang Mai với 685 ca
bệnh trên người và người ta con ghi nhận heo ở đây cũng bị nhiễm virus VNNB Cũng
tại miền Bắc nước này, hằng năm những ổ dịch xuất hiên với hàng ngàn ca bệnh và
hàng trăm người chết. Điều này cho thấy, viêm não Nhật Bản là một trong những
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và tàn tật ở trẻ em. Còn ở miền Đông, kết quả
điều tra huyết thanh học cho thấy các vùng lưu hành bệnh VNNB B ở người, tỷ lệ
nhiễm virus viêm não B lên đến 70% (Burke, 1985).
Bệnh được ghi nhận ở Úc năm 1995, sau khi xét nghiệm 96 mẫu huyết thanh
của người ở vùng Timika bằng phương pháp ELISA, cho thấy có 9 mẫu huyết thanh
có kháng thể kháng virus VNNB (Huỳnh Thị Thu Hương, 2002).
Ờ Trung Quốc, người ta ước lượng có hơn 10.000 trường hợp mắc bệnh mỗi
năm và số tử vong chiếm 10% số mắc bệnh (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện, 2002).
Riêng ở Ấn Độ mỗi năm có 3 đến 4 ngản người mắc bệnh. Còn các nước khác
thuộc Đông Nam Á (Mianma, Nepal, Malaysia…) hàng năm đều xảy ra các ổ dịch
VNNB B (OMS, 1984).
Trong các vùng dịch tễ, khi xảy ra các ổ dịch VNNB ở người thì súc vật trong
cùng khu vực có tỷ lệ nhiễm virus rất cao. Heo là vật nuôi phổ biến ở rất nhiểu nước
Châu Á (như Nhật Bản và Đài Loan), mẫn cảm với virus VNNB hơn các loài vật nuôi
khác (như ngựa, dê, cừu, …). Bệnh do virus VNNB ở heo cũng gây ra những tổn thất
nghiêm trọng bởi tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết của heo đều cao. Ở nhật trong các ổ dịch
xảy ra tư năm 1947-1949, nhiểu địa phương có tỷ lê heo nái bi sẩy thai, tỷ lệ heo con
có hội chứng viêm não và chết lên đến 50-70% trên tổng đàn. Ở miền Đông Thái Lan,
kết quả điều tra huyết thanh học cho thấy ở các vùng lưu hành bệnh VNNB trên người
thì tỷ lệ heo nhiễm virus VNNB lên đến 70% (Burke, 1985).





2.1.2.2 Tình hình bệnh viêm não Nhật Bản ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước nằm trong vùng dịch tễ của bệnh VNNB có
nguy cơ tăng nhanh về số lượng người mắc bệnh. Bệnh thường phổ biến ở miền Bắc,
nhưng trong những năm gần đây, bệnh lan tràn ở các tỉnh phía nam nhiều trận dịch làm
nhiều người chết. Bệnh đã trở gây thành mối lo ngại cho sức khỏe cộng đồng và cho
ngành chăn nuôi heo nái sinh sản.
Virus VNNB được phát hiện lần đầu tiên trên người ở miền Bắc năm 1952 (Pujirdo và
Prevot, 1953), trên não chim liếu điếu - Garrulus Perpicillates (Đỗ Quan Hà, 1964),
trên muỗi Aedes (Viện Pasteur Tp HCM, 1963), trên muỗi Culex (Nguyễn Thị Kim
Thoa, 1974) và não heo tại Thanh Hóa (Đỗ Quang Hà, 1975). Theo viện vệ sinh dịch
tễ Hà Nội (1998), tỷ lệ huyết thanh dương tính với virus viêm não Nhật Bản trên trẻ
em 10 đến 12 tuổi rất cao như ở: Bình Dương (67%), Bình Định (93,7%), Sóc Trăng
(58,3%), Hải Phòng (75,6%), Hà Tây (67,7%)… Bệnh viêm não Nhật Bản trên người
đã xuất hiện rải rác tại 53/61 tỉnh thành của Việt Nam (Bộ y tế, 1999). Trên heo, tỷ lệ
nhiễm virus viêm não Nhật Bản ở một số địa phương theo các nhà nghiên cứu như ở
Mỹ Tho là 82% (Đỗ Quang Hà và Vũ Thị Quế Hương, 1978), ở Tp HCM là 75% (Lê
Hồng Phong, 1995), ở vùng đồng bằng Nam Bộ là 70,4% (Lê Hùng Thịnh, 1994), ở
khu vực miền Trung và Tây Nguyên là 30,2% (TTTY vung Đà Nẵng, 1998), tại Đồng
Tháp từ 41,76% đến 63,43% (Trần Thanh Phong, Nguyễn Ngọc Tuân và Hồ Nguyễn
Thiện Trung, 2003).
2.1.3 Những nghiên cứu về bệnh viêm não Nhật Bản
2.1.3.1 Những nghiên cứu trên Thế Giới
Nhật Bản là nước đầu tiên phát hiện ra căn bệnh viêm não. Điều đó đã chứng minh
có rất nhiều người đã nghiên cứu bệnh này ở Nhật, chẳng hạn như:
• Futaki (1924), Kaneko (1925) đã mô tả vụ dịch năm 1924 lan tràn ở nhiều vùng
của Nhật Bản, bệnh được gọi là viêm não Nhật Bản B hay viêm não mùa hè
(Futaki, 1924) hay viêm não Nhật Bản (Takaki, 1925).
• Kaneko, Uchiyama và kawakava (1925), nghiên cứu về đặc điểm tổn thương
não do virus VNNB gây ra.




• Fujita (năm 1933), phân lập được nguyên nhân gây bệnh, sau đó Taniguchi đã
tiến hành định danh và đặc tên virus phân lập từ ngựa là virus VNNB B vao
năm 1936. Cũng vào năm này Bertrand, Miyashita, Miyake đã nêu lên đặc him
tổn thương giải phẩu bệnh lý của VNNB, đặc biệt là hiện tượng viêm quanh
mạch. Cách vài năm sau đó (1959) Kakimura nghiên cứu về lâm sang về dịch tễ
của dịch VNNB ở Nhật. Sau đó Shiraki và cộng sự trình bày trong hội thảo
quốc tế về “Tình hình VNNB B ở Nhật”, năm 1963.
• Những năm gần đây (1976, 1977), Hisamura, Osaga và cộng sự đã chứng minh
vai trò của virus trong rối loạn sinh sản của heo đực. Những nghiên cứu của
Shimura (1954), Sugimuri (1977), Joo (1979) và các cộng sự đã phát hiện ra
phương thức tác động của virus lên phôi và thai trên heo nái mang thai.
• Ngoài ra còn các nghiên cứu của Fujita, Mitamura, Jonhson đã nghiên cứu về
bề mặt virus, về tính chất virus, về tính gây bệnh thực nghiệm, phân lập được
virus từ muỗi Culex tritaeniorhynchus. Mitamura và cộng sự đã nghiên cứu về
các thay đồi theo mùa (khí hậu) với số lượng muỗi và sự hiện diện của virus
trong muỗi.
Song song với tình hình nghiên cứu ở Nhật, thì việc nghiên cứu bệnh VNNB cũng
được đẩy mạnh ở các quốc gia khác:
-

Ở Nga, Sublaize và Petriseva (1940-1941) lần lượt phân lập được virus và xác
định được vật chủ trung gian truyền bệnh là các giống muỗi Culex và muỗi
Aedes.

-

Ở Thái Lan có Sabin AB (1947), Hullinghorot, Tong Tai Choi (1949) và Sabin

Wang (1964) nghiên cứu dịch tễ học của bệnh viêm não.

-

Ngoài ra còn có các nghiên cứu của Hemson và cộng sự (1956-1957), nghiên
cứu về sự truyền bệnh của muỗi Culex tritaeniorhynchus. Vào năm 1973, Self
và cộng sự đã xác định được vật chủ trung gian truyền bệnh VNNB B là muỗi
Culex tritaeniorhynchus.

-

Với tình hình bệnh ngày càng lan rộng ra các nước, việc nghiên cứu không còn
là của riêng một quốc gia nào mà nó đã trở thành mối lo chung của cả cộng
đồng thế giới. Do dó Tổ chức Y tế Thế giới (WHO,1979), đã có những báo cáo



về bệnh VNNB là bệnh gây nguy hiểm trên người và gây thiệt hại trầm trọng
trên đàn heo sinh sản.
2.1.3.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Theo ghi nhận của các nhà khoa học, ở nước ta hiện nay có trên 50 chủng virus
VNNB đã phân lập được của cả hai miền Bắc và miền Nam (các chủng virus và năm
phân lập được ghi trong phụ lục).
Những nghiên cứu được tiến hành từ nhiều năm nay và ngày càng thu được những kết
quả đáng lo ngại.
Năm 1953, Pujirdo và Prevot đã nhận xét sơ bộ về 98 trường hợp viêm não theo
mùa trong quân đội Pháp-Việt. Ngay năm sau (1954), họ đã đưa ra những xác nhận
đầu tiên về sự hiện diện của virus VNNB ở Việt Nam.
Năm 1960, Trịnh Ngọc Phan và Phạm Song đã có những nhận xét về kết quả
điều trị 60 trường hợp viêm não tiên phát.

Năm 1964, Đỗ Quang Hà và ctv ở Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội đã phân lập
được 4 chủng virus là HN-51, HN-59, HN-60,LĐ-67 và đến 1975 mới phân lập được
chủng TH-L-560.
Năm 1992, Lê Hồng Phong và ctv đã dùng phản ưng HI để phát hiện tỷ lệ
nhiễm virus VNNB trên 195 heo nái và heo đực giống trong số 260 heo (chiếm tỷ lệ
75%). Ngoài ra ông còn phát hiện tỷ lệ nhiễm trên bò là 10%.
Năm 1994, Lê Hùng Thịnh đã điều tra tổng số 648 mẫu huyết thanh ở các trại
heo thuộc Tp HCM đã có 363 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ là 56,02%. Cũng năm 1994,
Nguyễn Việt Thanh đã điều tra tổng số 405 mẫu huyết thanh heo ở khu vực đồng bằng
Nam Bộ và có 285 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 70,73%.
Sau đó năm 1997, Ngô Đức đã nghiên cứu 554 mẫu huyết thanh heo các loại,
số mẫu dương tính chiếm tỷ lệ là 55,05%.
Năm 2002, Huỳnh Thị Thu Hương đã điều tra tình hình nhiễm virus VNNB
trên heo huyện Củ Chi với 907 mẫu huyết thanh, tỷ lệ heo mang kháng thể kháng virus
VNNB là 24,37%.




2.2 CĂN BỆNH
2.2.1 Đặc diểm hình thái của virus
Virus VNNB được xếp vào giống Flavivirus, họ Flaviviridae được tách ra từ họ
Togaviridae hình cầu, kích thước trung bình từ 40-70 nm, trọng lượng phân tử 4*106 ,
nhân chứa một sợi ARN. Cápsid có cấu trúc hình khối nhiều mặt (có 32 capsome).
Phần vỏ giàu lipid. Virus qua được lọc Seitz, Berkefeld V và N (Đỗ Quang Hà, 1998).
2.2.2 Sức đề kháng
Virus kém chịu đựng nhiệt độ cao. Ở 60oC virus chết sau 10 phút, ở 70oC virus
chết sau 5 phút. Trái lại, ở nhiệt độ lạnh (-70oC) thì nó vẫn giữ nguyên độc lực trong
nhiều năm.
Các hóa chất như cồn, ether, aceton làm mất hoạt lực của virus sau 3 ngày. Lysol tiêu

diệt virus sau 5 phút, phenol 1% virus chết sau 10 phút, formol 0,5% virus chết sau 48
giờ. Virus bền vững ở pH: 9 và không bị lắng bởi protaminesulfat (Phạm Sỹ Lăng và
Nguyễn Thiện, 2002).
2.2.3 Đặc tính nuôi cấy và khả năng gây bệnh tích tế bào
Virus VNNB nhân lên nhanh chóng trên nhiều loại tế bào một lớp tiên phát (sơ
cấp) cũng như một số dòng tế bào có nguồn gốc từ các loại động vật có vú và chim
hay trên mô của muỗi. Virus tạo thể vùi trên tế bào thận khỉ (LLC-MK2, Vero), chuột
lang ( BHK-21) và thận heo, tế bào dòng C6/36 của muỗi Aedes albopictus, tế bào
LSTM-AP-61.
Khi nuôi cấy virus trên tế bào thận chuột thì sau 60 phút đã có những virus này
hiên diện trong nguyên sinh chất của một vài tế bào, những tế bào khác chưa thay đổi.
Sau 3 đến 4 ngày, hầu như các tế bào thoái hóa hoặc bung ra khỏi thành của chai nuôi
cấy. Khi quan sát bằng kính hiển vi điện tử, nhận thấy virus đã nhân lên ở mức độ cao
và tập trun g rải rác thành những đám lớn hoặc rải ràc trong nguyên sinh chất tế bào
(Đố Quang Hà và Vũ Thĩ Quế Hương, 1998).
Theo Nguyễn Duy Thanh (1992), Virus có thể nuôi cấy trong phôi gà, trên tế
bào phôi gà (màng CAM: Chorio Allantoic Membrane) và tạo plaque trên tế bào xơ
phôi gà (C.E.F: Chicken Embryo Fibroplast).




2.2.4 Đặc tính ngưng kết hồng cầu
Virus viêm não Nhật Bản có khả năng gây ngưng kết hồng cầu gà, vịt, ngỗng,
bồ câu, chim và các loại cầm khác. Nhưng tốt nhất là hồng cầu gà con 1 ngày tuổi và
hồng cầu ngỗng.
2.3 TRUYỀN NHIỄM HỌC
2.3.1 Động vật cảm thụ
Theo nghiên cứu điều tra về dịch tễ ở các nước Đông Nam Á, Chu và Joo
(1993) đã xác định các loài thú nuôi cảm nhiễm virus VNNB gồm: heo, ngựa, bò, dê,

cừu, chó, thỏ, trong đó heo mẫn cảm hơn các loài thú khác. Nhiêu loài dộng vật hoang
cũng cảm nhiểm virus như: chuột cống, chuột nhắt, khỉ, thằn lằn và nhiều loài chim
trời thuộc họ Ardidae (Diệc-Cò). Một số loài gia cầm như gà, vịt, bồ câu cũng cảm
nhiễm virus. Phần lớn những loài thú này đồng vai trò tàng trữ virus trong tự nhiên
(nguồn dịch tự nhiên) và truyền lây mầm bệnh sang người. Bệnh thường nặng trên thú
non.
Động vật thí nghiệm gồm chuột bạch 2 đến 4 ngày tuổi, khỉ (tiêm vào não) và
heo (tiêm virus vào tĩnh mạch tai heo nái mang thai).
Trên người, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh cao hơn người lớn gấp 5 đến 10 lần. Nhóm
tuổi thường mắc bệnh nhất là từ 2 đến 7 tuổi với triệu chứng viêm não, viêm màng não
dẫn đến tử vong (14-20%) hoặc để lại nhiều di chứng chậm phát triển thần kinh, liệt
vận động, liệt toàn thân, tàn tật suốt đời (Huỳnh Phương Liên, 1999).
2.3.2 Động vật trung gian truyền bệnh
Nghiên cứu của các nhà khoa học từ lâu đã biết được vai trò môi giới của một
số loài muỗi truyền virus VNNB B cho người và súc vật. Loài muỗi truyền bệnh chủ
yếu là Culex tritaeniorhynchus (Self và ctv, 1973). Trong tự nhiên người ta cũng phát
hiện virus VNNB B tồn tại và phát triển được ở 1 số loài muỗi thuộc giống Culex,
Aedes và Anopheles. Thí nghiệm truyền virus VNNB B cho các loài thằn lằn bằng loài
muỗi C. pipiens pallens đã thành công.
Khi nhiễm virus muỗi cái có thể truyền virus sang đời con của nó. Muỗi Culex
tritaeniorhynchus sinh sản phát triên nhiều nhất ở đồng ruộng, đốt chim, gia súc và
10 


người. Muỗi ưa hoạt động trong và xung quanh nhà từ 18 giờ đến 20-22 giờ, giảm dần
và ngừng hoạt động lúc 8 giờ sáng (Nguyễn Duy Thanh, 1992).

Hình 2. 1: Muỗi Culex
2.2.3 Chất chứa căn bệnh
Trên heo, khi bị nhiễm virus thường hiện diện trong máu heo nái, trong tinh

dịch của heo đực giống (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện, 2002).
Trên người, virus hiện diện trong não của bệnh nhân bị bệnh (Đỗ Quang Hà, 1998).
Trên muỗi, virus hiện diện trong tuyến nước bọt (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.4 Cơ chế sinh bệnh
Khi muỗi hút máu, virus theo máu xâm nhập vào muỗi nhưng virus không gây
bệnh tích tế bào mà nó nhân lên trong đại thực bào hoặc tế bào máu của muỗi
(Johnson, 1987). Sau đó, virus lan qua nhiều cơ quan nhưng chủ yếu là hệ thần kinh,
virus có thể phát hiện được sau 4 ngày và khi bị nhiễm ở hệ thần kinh, và sau 1 đến 2
ngày có thể phát hiện trong tuyến nước bọt.
Trong tự nhiên, heo bị nhiễm virus do muỗi đốt. Hiện tượng nhiễm virus huyết
xảy ra từ sau 12 giờ đến 2 ngày, kháng thể được tạo trong máu sau 1- 4 tuần khi bị
nhiễm (Scherner và ctv, 1959). Qua vết đốt của muỗi, virus vào máu gây viremia và
phát tán đến các mạch máu của các mô có nhiều mạch máu như gan, lách, cơ và virus
tiếp tục sinh sản. Sau đó, virus nhanh chóng đến hệ thống thần kinh trung ương qua
đường dịch não tủy và tủy sống, tế bào mạng lưới nội mô, đại thực bào, hoặc những tế
11 


bào lâm ba. Nhưng chính cơ quan sinh dục chịu tác động mạnh nhất, tại đây virus gây
viêm dịch hoàn (ở heo đực giống) hoặc nhân lên trong phôi, hậu quả làm chết phôi ở
heo nái. Trên thực nghiệm, tiêm virus vào tĩnh mạch heo nái mang thai có thể phát
hiện virus ở bào thai sau 7 ngày. Một số trường hợp virus không qua được nhau thai,
do đó người ta cho rằng virus gây bệnh trên phôi còn tùy thuộc vào giai đoạn của thai
kì. Khi nái mắc bệnh vào 1/3 giữa của thai kì (nái có chửa 40- 60 ngày) tác hại thất rõ
nhất. Thai chết là do sự nhân lên không kiểm soát của virus dẫn đến sự phá hủy các tế
bào của thai làm cho các thai này không sống được đến giai đoạn thai có khả năng
miễn dịch. Tuy nhiên, khi tuổi thai trên 85 ngày tuổi ít bị ảnh hưởng. Ở trên người và
trên chuột, virus viêm não Nhật Bàn xâm nhập và phá hoại chủ yếu các neuron thần
kinh, đặc biệt ở vùng thân não, các hạch thần kinh và lớp trong cùng của vỏ não.
2.3.5 Vòng truyền lây virus viêm não Nhật Bản (Bùi Quý Huy, 2002)

Chim hoang dã

Chim di cư

Muỗi Culex

Chim hoang dã

Heo
Người

Muỗi Culex

Sơ đồ: Vòng truyền lây của virus VNNB

12 


2.4 TRIỆU CHỨNG - BỆNH TÍCH
2.4.1 Triệu chứng
2.4.1.1 Triệu chứng bệnh trên heo
Ở heo con 1-3 tháng tuổi mắc bệnh thể hiện trạng thái viêm não tủy với các
triệu chứng thần kinh rõ ràng như: run, co giật,…(Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện,
2002).
Ở heo trưởng thành thì ngược lại, phần lớn heo mắc bệnh thể hiện các triệu
chứng lâm sang không rõ rệt, hoặc thể hiện bệnh ẩn tính (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn
Thiện, 2002).
Trên heo nái bị bệnh có triệu chứng viêm tử cung và âm đạo chảy dịch. Đặc biệt ở heo
nái mang thai khi bị nhiễm virus, virus xâm nhập vào thai làm chết thai, sẩy thai, hậu
quả heo mẹ có thể bị tử vong. Ở Nhật Bản các chuyên gia thú y đã xác định trong một

số vùng dịch tễ heo cái bị sẩy thai và chết thai với tỷ lệ 50 – 70 %. Một số nái có hiện
tượng thai chết lưu khi nhiễm virus (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện, 2002).
Ở heo đực giống, có triệu chứng viêm dịch hoàn cấp tính khi bị nhiễm virus.
Kiểm tra tinh dịch của những con đực nhiễm virus các nhà khoa học đã phát hiện có
virus hiện diện.
2.4.1.2 Triệu chứng bệnh trên người
Các trường hợp bệnh nhẹ: có các triệu chứng như: nhức đầu, sốt nhẹ, khó chịu
trong vài ngày và rất dễ bị bỏ qua, sau đó có thể xuất hiện triệu chứng lâm sàng của 1
bệnh viêm não điển hình, hay bệnh đột phát với sốt cao nhức đầu dữ dội. Trong một vụ
dịch thì cứng gáy, nhức đầu, sốt và thay đổi cảm giác là 4 triệu chứng đủ để chẩn đoán
nghi bệnh viêm não Nhật Bản (Đỗ Quang Hà, 1998).
Các trường hợp nặng: bệnh nhân sốt cao, ngủ li bì, rối loạn tiếng nói. Co giật
thường gặp ở trẻ em. Đau mình mẩy và rồi loạn tiêu hóa. Trí giác lẫn lộn, mê sản, hôn
mê và cứng toàn thân. Các phản xạ nông và sâu đều thay đổi. Sốt cao liên tục từ 2 – 4
ngày nhưng nhịp tim tương đối chậm (Đỗ Quang Hà, 1998).

13 


2.4.1.3 Các loài khác
Ngựa và bò cũng là những vật nuôi mẫn cảm, nhiễm virus viêm não B với tỷ lệ
cao. Ngựa nhiễm virus VNNB thường ở thể hiện thể ẩn tính, rất ít trường hợp có triệu
chứng lâm sàng rõ rệt. Cơ quan Dịch tễ Thế Giới (OIE) thông báo rằng ở các vùng
dịch tể Châu Á năm 1748- 1967, số ngựa bệnh có triệu chứng lâm sàng chỉ ở tỷ lệ
44,8/100 ngàn ngựa bị nhiễm virus. Ngựa nhiễm bệnh có triệu chứng lâm sàng như:
sốt cao (40oC - 41,5oC), sợ ánh sang, các bắp thịt run rẩy, đi loạng choạng không định
hướng. Ở Trung Quốc, ngưới ta đã điều tra về dịch tễ, thấy vịt có tỷ lệ dương tính là
20% khi kiểm tra huyết thanh (Phạm Sỹ Lăng- Nguyễn Thiện, 2002).
2.4.2 BỆNH TÍCH
2.4.2.1 Bệnh tích đại thể

Bệnh tích đáng chú ý hoặc thai chết hoặc heo con sinh ra yếu ớt là do viêm não,
não tích nước, phù thủng dưới da, xoang ngực tích nước, xuất huyết màng thanh mạc,
hạch lâm ba xung huyết, hoại tử điểm ở gần gan và lách, xung huyết ở màng não và
tủy sống (Burn, 1950).
Ở heo nọc, có lượng lớn dịch nhầy ở bao dịch hoàn và có nhiều fibrin ở dịch
hoàn phụ và bao dịch hoàn (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện, 2002).
Mổ khám ngựa chết do bệnh, người ta cũng thấy một số tổn thương ở não và
tủy sống gần giống như ở heo (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện, 2002).
Ở người bệnh, có não phù và xung huyết do hiện tượng tụ máu ở não. Não to và
nặng, tĩnh mạch nổi rõ, có nhiều chấm xuất huyết. Bệnh tích này còn thấy ở nhiều nội
tạng khác (Nguyễn Duy Thanh, 1992).
2.4.2.2 Bệnh tích vi thể
Quan sát bệnh tích vi thể ở não với điểm đặc trưng là viêm não không có mủ
với sự xâm nhập của tế bào bạch cầu đơn nhân, tế bào lâm ba, tương bào và các tế bào
thần kinh thoái hóa.
Ở heo nọc, có hiện tượng phù thủng ở dịch hoàn, viêm với sự thâm nhiễm của
các tế bào ở mô kẻ của dịch hoàn phụ và tinh mạc (Bùi Quý Huy, 2002).
Ở người, khi bị nhiễm bệnh thì có sự xâm nhiễm của tế bào đa nhân, đơn nhân,
tế bào lâm ba và đại thực bào vây quanh huyết quản (chủ yếu là quanh tĩnh mạch) ở
14 


phần chất xám. Sau đó đến các tế bào thần kinh thoái hóa và tiêu tan để lại những
khoảng trống rỗng (không có tế bào), có ranh giới rõ rệt, hình tròn hoặc hình bầu dục,
có khuynh hướng kết hợp nhau, thường gặp trong chất xám nhiều nhất ở lớp trong của
vỏ não. Các ổ hoại tử này không thể hồi phục được. Ngoài ra còn có hiện tượng tiêu
mỡ thần kinh, quá sản tế bào thần kinh đệm, tổn thương phân phối rộng rãi ở đại não,
trung não, tiểu não, thân não, tủy sống và vỏ não (Nguyễn Duy Thanh, 1992).
2.5 CHUẨN ĐOÁN BỆNH VNNB TRÊN HEO
2.5.1 Chẩn đoán dựa trên lâm sàng

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh trên heo như là: sẩy thai
ở heo nái, hội chứng viêm não ở heo con và viêm dịch hoàn ở heo đực.
2.5.1.1 Dựa vào dịch tễ
Để chuấn đoán heo bị bệnh viêm não Nhật Bản, trước hết ta phải dựa vào tính
chất dịch tễ của bệnh như vùnh đó đã từng xảy ra bệnh viêm não Nhận Bản, có xuất
hiện muỗi là yếu tố trung gian gây bệnh, heo ở đó thường bị sẩy thai…
2.5.1.2 Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt bệnh viêm não với các bệnh gây xáo trộn thần kinh và các bệnh
gây rối loạn sinh sàn khác (Trần Thanh Phong, 1996).
2.5.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Để chẩn đoán bệnh được chính xác, thì không chỉ dựa vào dịch tễ học hay chỉ
dựa vào triệu chứng, mà cần phải phối hợp chúng với những xét nghiệm phòng thí
nghiệm thì mới cho kết quả chính xác nhất. Có 2 cách xét nghiệm phòng thí nghiệm:
2.5.2.1 Chẩn đoán virus học
Lấy bệnh phẩm là máu trong giai đoạn nhiễm virus huyết (3 -4 ml) cho vào lọ
có hòn bi thủy tinh lắc đều 15 – 20 phút để chống đông hoặc lấy từ mô não, mô lách từ
thú chết (không được quá 3-4 giờ sau khi chết). Sau đó tiêm ruyền vào não và phúc
mạc chuột bạch mới đẻ rồi tiến hành nuôi cấy và giám định virus nhờ vào phản ứng
miễn dịch huỳnh quang (trực tiếp, gián tiếp), phản ứng trung hòa.

15 


2.5.2.2 Chẩn đoán huyết thanh học
Một số kỹ thuật chẩn đoán mới trong lĩnh vực huyết thanh miễn dịch đã được
áp dụng để chẩn đoán bệnh viêm não Nhật Bản trên người và súc vật trong những năm
gần đây, trong đó dùng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI), phản ứng miễn
dịch enzyme (ELISA), phản ứng trung hòa (VNT) và kỹ thuật huỳng quang kháng thể
(IFAT). Các phương pháp này giúp cho việc chẩn đoán bệnh sớm và chính xác.
2.6 ĐIỀU TRỊ

Ở người hiện chưa có thuốc đặc trị. Biện pháp điều trị thường là nâng cao sức
chống đỡ của cơ thể dối với virus, làm cho cơ thể tự tạo miễn dịch chống lại virus. Do
vậy, thời gian điều trị phải kéo dài 1- 2 tháng. Sau khi hồi phục, một số người (đặc biệt
là trẻ em) thường để lại di chứng rõ rệt. Di chứng có thể mất đi sau một thời gian
nhưng có thể kéo dài trong suốt cuộc đời. Những di chứng thường gặp là lật chân hoặc
tay, teo cơ từng bộ phận… Nếu trong giai đoại cấp tính thì phải hồi sức cấp cứu và
điều trị triệu chứng như: hạ sốt, điều hòa phản ứng của hệ thần kinh, chống phù não,
chống co giật, chống suy hô hấp, trợ sức, trợ tim mạch (Nguyễn Duy Thanh, 1992).
Tuy nhiên, theo Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện (2002), thì việc sử dụng
kháng nhiễm tố Alpha A (Interferon- Alpha A) đem lại kết quả tốt trong việc điều trị
bệnh viêm não B ở ngươì, nhưng lại không có kết quả trong việc điều trị heo bệnh.
Nhưng đối với gia súc mắc bệnh lâm sàn thì biện pháp tốt nhất là không điều
trị, mà đem xử lý để diệt nguồn bệnh, tránh lây lan trong đàn.
Do đó ta phải sức quan tâm giải quyết bệnh viêm não B ở người và động vật
mắc bệnh. Việc chăm sóc điều trị, trợ sức cẩn thận chu đáo là biện pháp hết sức quan
trọng làm cho bệnh nhân hồi phục dần trong thời gian dài (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn
Thiện, 2002).
2.7 PHÒNG BỆNH
Phòng bệnh là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của virus, để hạn chế
tới mức thấp nhất những hậu quả do virus gây ra.
Bao gồm những biện pháp: giám sát yếu tố trung gian truyền lây sinh vật và tiêm ngừa
vaccine cho người (Nguyễn Duy Thanh, 1992).
-

Ở những vùng dịch tễ, biện pháp tiêm vaccine phòng bệnh viêm não B cho
người (đặc biệt cho trẻ em) và cho đàn heo theo định kì là hết sức quan trọng
16 


nhằm tạo miễn dịch chủ động chống virus viêm não B. Ở nước ta, biện pháp

này được sử sụng (rộng rãi từ nhiều năm nay) phòng bệnh viêm não Nhật Bàn
có hiệu quả cho người chủ yếu là trẻ em (ở heo vẫn chưa có vaccine phòng
ngừa bệnh VNNB).
-

Diệt côn trùng là môi giới truyền bệnh mà chủ yếu là diệt muỗi Culex trong
mùa lây lan bệnh cũng là biện pháp quan trọng để phòng bệnh. Biện pháp này ở
Việt Nam cũng như nhiều nước trong vùng dịch tễ viêm não B đã thực hiện
thường xuyên và có hiệu quả cao trong việc phòng bệnh.

-

Khi dịch bệnh xảy ra thì việc chẩn đoán và phát hiện người bệnh để điều trị và
súc vật mang mầm bệnh để xử lý là biện pháp cần thiết.
Vaccin dùng trong phòng bệnh viêm não Nhật Bàn
Có vaccine nhược độc và vaccine vô hoạt. Hầu hết là dung trên người, đôi khi
có thể dùng trên thú.
Ở người tiêm vaccine VNNB cho trẻ em từ 1-15 tuổi, trẻ <3 tuổi tiêm 0,5 ml,
trẻ > 3 tuổi tiêm 1ml. Tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 7 ngày, một năm sau khi
tiêm mũi thứ 2 thì tiêm mũi thứ 3 (theo quy trình tiêm phòng của Viện Vệ sinh
Dịch Tể Trung ương).

17 


×