Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA CÁC HEO CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI THUỘC MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI THANH BÌNH TRẠI 2 Họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.14 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA
CÁC HEO CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI THUỘC
MỘT SỐ NHÓM GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI
THANH BÌNH - TRẠI 2

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN MINH TUYẾN
Ngành

: BÁC SỸ THÚ Y

Lớp

: DH04TY

Niên khóa

: 2004 - 2009

Tháng 09 năm 2009


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA CÁC
HEO CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 - 60 NGÀY TUỔI THUỘC MỘT SỐ
NHÓM GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI THANH BÌNH - TRẠI 2


Tác giả

NGUYỄN MINH TUYẾN

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sĩ ngành
Thú y

Giáo viên hướng dẫn
GVC. TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA

Tháng 09 năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành gởi lời biết ơn sâu sắc đến
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa, cùng quý thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y, đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báo cho em trong suốt khóa
học.
Cha mẹ, hai đấng sinh thành đã tạo ra con và nuôi dạy con, để con có được
ngày hôm nay.
TS. Phạm Trọng Nghĩa đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ban Giám Đốc xí nghiệp chăn nuôi Thanh Bình – trại 2, xã Bắc Sơn, Huyện
Trảng Bơm, tỉnh Đồng Nai cùng toàn thể anh em trong trại đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Tất cả các bạn trong và ngoài lớp đã gắn bó, chia sẽ khó khăn, động viên giúp

đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Sinh viên: Nguyễn Minh Tuyến

ii


TÓM TẮT
Qua thời gian “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của các heo cai sữa
giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi thuộc một số nhóm giống tại xí nghiệp chăn nuôi Thanh
Bình – Trại 2” từ ngày 04/02/09 đến ngày 04/06/09.
Gồm các heo con sau khi tách mẹ và chuyển qua chuồng nuôi cai sữa những
con đã được bấm tai theo ổ đẻ.
Tổng số heo khảo sát 190 con, được nuôi trong 27 ô.
Hàng ngày đánh dấu, ghi heo bệnh và chết, ghi nhận thức ăn.
Cân trọng lượng heo trước khi xuất chuồng một ngày từng cá thể bằng cân đồng
hồ 100 kg (lồng cân 11 kg) vào buổi sáng.
Dùng số liệu của phòng kỹ thuật để biết ngày sinh, nhóm giống của thú khảo
sát.
Chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Nhiệt độ chuồng nuôi trung bình trong 3 tháng khảo sát là 28,34 oC; 28,21 oC;
28,43 oC.
Trọng lượng nhập thực tế, trọng lượng xuất thực tế và tăng trọng tuyệt đối thực
tế tương ứng là 6,21 kg/con; 18,2 kg/con; 330 g/con/ngày.
Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi, trọng lượng xuất hiệu chỉnh về
60 ngày tuổi, tăng trọng tuyệt đối hiệu chỉnh giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi của các nhóm
giống hướng thương phẩm trung bình tương ứng là 5,77 kg/con; 18,24 kg/con; 320
g/con/ngày.
Tiêu thụ thức ăn/con/ngày và hệ số biến chuyển thức ăn tính chung cho các
nhóm giống heo khảo sát tương ứng là 480 g/con/ngày; 1,46 kgTĂ/kgTT.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy, tỷ lệ có triệu chứng viêm phổi, tỷ lệ có triệu chứng

viêm khớp của các heo cai sữa thuộc các nhóm giống hướng thương phẩm tương ứng
là 0,93 % ; 3,68 %; 2,63 %.
Tỷ lệ sống tính chung cho các nhóm giống heo khảo sát là 92,11 %.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang tựa ......................................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ.................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ....................................................................................................................... iii
MỤC LỤC....................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ viii
Chương 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU...................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO THANH BÌNH – TRẠI 2 ............................................... 3
2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................................. 3
2.1.2. Lịch sử hình thành trại ......................................................................................... 3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự .......................................................................................... 4
2.1.4. Phương hướng chăn nuôi và nhiệm vụ của trại....................................................... 4
2.1.5. Giống và công tác giống ........................................................................................ 5
2.1.6. Đặc điểm và nguồn gốc các giống heo ................................................................... 5
2.2. QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC ....................................................... 7
2.2.1. Chuồng trại ............................................................................................................ 7

2.2.2. Nước uống ............................................................................................................ 9
2.2.3. Thức ăn.................................................................................................................. 9
2.2.4. Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng ............................................................................ 10
2.2.5. Vệ sinh thú y.......................................................................................................... 13
2.2.6. Quy trình tiêm phòng ............................................................................................. 14
2.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................... 17
2.3.1. Đặc điểm sinh lý của heo con sau cai sữa ............................................................... 17
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục của heo con sau cai
sữa ................................................................................................................................... 18
2.3.3. Các bệnh thường gặp trên heo con sau cai sữa........................................................ 20
2.3.3.1. Bệnh tiêu chảy .................................................................................................... 20
2.3.3.2. Bệnh viêm khớp .................................................................................................. 21
2.3.3.3. Bệnh viêm phổi ................................................................................................... 21
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT VÀ CHỈ TIÊU THEO DÕI ....................... 23
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ................................................................ 23
3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT VÀ CHỈ TIÊU THEO DÕI....................................... 23
3.2.1. Phương pháp khảo sát ............................................................................................ 23
3.2.1. Đối tượng khảo sát ................................................................................................. 23
3.3. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ..................................................................................... 24
3.3.1. Nhiệt độ ................................................................................................................. 24
3.3.2. Các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng ....................................................................... 24
3.3.3. Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn............................................................... 25
iv


3.3.4. Các chỉ tiêu về sức sống . ....................................................................................... 26
3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU................................ 26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 27
4.1. CHỈ TIÊU VỀ NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI............................................................ 27
4.2. KHẢ NĂNG TĂNG TRỌNG CỦA CÁC HEO THUỘC CÁC NHÓM GIỐNG

HƯỚNG THƯƠNG PHẨM ............................................................................................ 28
4.2.1. Trọng lượng nhập thực tế và trọng lượng xuất thực tế của các heo cai sữa thuộc
các nhóm giống hướng thương phẩm .............................................................................. 28
4.2.2. Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi và trọng lượng xuất hiệu chỉnh về
60 ngày tuổi. .................................................................................................................... 32
4.2.3. Tăng trọng tuyệt đối thực tế và tăng trọng tuyệt đối hiệu chỉnh giai đoạn 21 – 60
ngày tuổi.......................................................................................................................... 37
4.3. TIÊU THỤ THỨC ĂN VÀ HỆ SỐ BIẾN CHUYỂN THỨC ĂN.............................. 41
4.3.1. Tiêu thụ thức ăn ..................................................................................................... 41
4.3.2. Hệ số biến chuyển thức ăn ..................................................................................... 44
4.4. TỶ LỆ NUÔI SỐNG GIAI ĐOẠN 21 - 60 NGÀY TUỔI CỦA CÁC HEO CAI
SỮA THUỘC CÁC NHÓM GIỐNG HƯỚNG THƯƠNG PHẨM .................................. 46
4.5. TỶ LỆ NGÀY CON TIÊU CHẢY, TỶ LỆ CÓ TRIỆU CHỨNG VIÊM PHỔI VÀ
TỶ LỆ CÓ TRIỆU CHỨNG VIÊM KHỚP CỦA CÁC HEO CAI SỮA THUỘC CÁC
NHÓM GIỐNG HƯỚNG THƯƠNG PHẨM. ................................................................. 47
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................... 49
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 49
5.2. ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................. 49
Chương 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 50
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 51

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
(PD)(LY)

: (Pietrain × Duroc) × (Landrace × Yorkshire)

(PD)L


: (Pietrain × Duroc) × Landrace.

(PD)Y

: (Pietrain × Duroc) × Yorkshire.

D(LY)

: Duroc × (Landrace × Yorkshire).

DY

: Duroc × Yorkshire

P(PD)

: Pietrain × (Pietrain × Duroc).

PD

: Pietrain × Duroc.

TSTK

: Tham số thống kê.

LMLM

: Lỡ mồm long móng.


FMD

: Foot and Mouth Disease.

X

: Giá trị trung bình.

SD

: Độ lệch chuẩn (Standard Devitation).

CV

: Hệ số biến dị (Coefficient of Variation).

IM

: Tiêm bắp

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn.



: Thức ăn.

TT


: Tăng trọng.

a, b

: Các giá trị trung bình có các ký tự khác nhau, là sự khác

nhau giữa chúng có ý nghĩa về mặt thống kê với P < 0,05.

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Định mức thức ăn cho các loại heo ...............................................................10
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp....................................10
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị và đực hậu bị .......................................14
Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng cho heo nái bầu ...........................................................14
Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng cho heo nái nuôi con....................................................15
Bảng 2.6: Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ....................................................15
Bảng 2.7: Quy trình tiêm phòng cho heo cai sữa ............................................................15
Bảng 2.8: Quy trình tiêm phòng cho heo thịt..................................................................16
Bảng 2.9: Quy trình tiêm phòng cho heo nọc ................................................................16
Bảng 3.1: Hệ số nhân hiệu chỉnh trọng lượng cai sữa toàn ổ về 21 ngày tuổi .................24
Bảng 4.1: Nhiệt độ chuồng nuôi ban ngày trong thời gian khảo sát ................................27
Bảng 4.2: Trọng lượng nhập thực tế và trọng lượng xuất thực tế của các heo cai sữa
thuộc các nhóm giống hướng thương phẩm....................................................................29
Bảng 4.3: Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi và trọng lượng xuất hiệu chỉnh
về 60 ngày tuổi ..............................................................................................................33
Bảng 4.4: Tăng trọng tuyệt đối thực tế và tăng trọng tuyệt đối hiệu chỉnh giai đoạn 21
– 60 ngày tuổi ................................................................................................................38

Bảng 4.5: Tiêu thụ thức ăn.............................................................................................42
Bảng 4.6: Hệ số biến chuyển thức ăn .............................................................................45
Bảng 4.7: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi của các heo cai sữa thuộc các
nhóm giống hướng thương phẩm ...................................................................................46
Bảng 4.8: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy, tỷ lệ có triệu chứng viêm phổi, tỷ lệ có triệu chứng
viêm khớp của các heo cai sữa thuộc các nhóm giống hướng thương phẩm ...................48

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng nhập thực tế của các heo cai sữa thuộc các nhóm giống
hướng thương phẩm.......................................................................................................30
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng xuất thực tế của các heo cai sữa thuộc các nhóm giống
hướng thương phẩm.......................................................................................................31
Biểu đồ 4.3: Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi của các heo cai sữa thuộc
các nhóm giống hướng thương phẩm .............................................................................34
Biểu đồ 4.4: Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi của các heo cai sữa thuộc
các nhóm giống hướng thương phẩm .............................................................................35
Biểu đồ 4.5: Tăng trọng tuyệt đối thực tế giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi............................39
Biểu đồ 4.6: Tăng trọng tuyệt đối hiệu chỉnh giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi .....................40
Biểu đồ 4.7: Tiêu thụ thức ăn.........................................................................................43

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng năm ngành nông nghiệp đóng góp một tỉ trọng đáng kể cho nền kinh tế,

góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Chăn nuôi heo nói riêng và
nghành chăn nuôi nói chung là một bộ phận không thể thiếu, đóng vai trò hết sức quan
trọng.
Đối với chăn nuôi heo công nghiệp, nước ta đã nhập nhiều giống heo ngoại có
phẩm chất tốt và năng suất cao. Vì vậy, đòi hỏi phải có quy trình kỹ thuật chăm sóc
hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đàn heo. Trong các giai đoạn phát
triển, cai sữa được xem là giai đoạn khó khăn và quan trọng nhất. Trong giai đoạn này
heo con phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường và hàng loạt các stress do phải xa
mẹ, ghép bầy, chuyển chuồng, đổi nguồn thức ăn…Từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của các giai đoạn sau này. Nhưng ở mỗi trại lại có một con giống
và môi trường khác nhau, nên việc chọn lọc phải được thực hiện riêng ở mỗi trại. Xí
nghiệp chăn nuôi Thanh Bình đang từng bước đánh giá các công thức hiện có của trại
để có thể chọn được những công thức tối ưu. Tuy vậy, chúng tôi chỉ tham gia đánh giá,
chọn lọc đối với heo con giai đoạn cai sữa.
Trước vấn đề trên, được sự phân công của khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Di
Truyền Giống Động Vật, cùng với sự đồng ý của Ban Giám Đốc Xí nghiệp chăn nuôi
Thanh Bình và dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Trọng Nghĩa chúng tôi tiến hành đề
tài: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của các heo cai sữa giai đoạn 21 - 60
ngày tuổi thuộc một số nhóm giống tại xí nghiệp chăn nuôi Thanh Bình – trại 2”

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
- Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng và sức sống, khả năng sử dụng thức ăn và một
số bệnh thường gặp trên heo cai sữa ở giai đoạn 21- 60 ngày tuổi của từng nhóm giống
để có thể chọn được nhóm giống tốt nhất.
- Yêu cầu
+ Theo dõi đánh giá được một số chỉ tiêu cơ bản về sinh trưởng, sức sống và

một số triệu chứng bệnh thường gặp ở heo cai sữa của từng nhóm giống.
+ Theo dõi đánh giá được khả năng sử dụng thức ăn của heo cai sữa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO THANH BÌNH – TRẠI 2
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại heo giống Thanh Bình – trại số 2 thuộc công ty TNHH chăn nuôi và thức
ăn gia súc Thanh Bình, nằm trên địa bàn ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai, nằm cách quốc lộ 1A 2 km theo hướng Tây Bắc.
Phía Đông giáp với xã Bình Minh, huyện Trảng Bom.
Phía Tây giáp với khu công nghiệp Hố Nai 3, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom.
Phía Nam giáp với xã Tân Cang, huyện Long Thành.
Phía Bắc giáp với xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom.
Trại nằm trên đường nối từ quốc lộ 1A thông qua quốc lộ 51 đi Long Thành
nên tương đối thuận lợi trong việc vận chuyển thức ăn và mua bán sản phẩm chăn
nuôi.
2.1.2. Lịch sử hình thành trại
Trước năm 1975 thuộc quyền sở hữu tư nhân.
Sau năm 1975 thuộc nhà nước tiếp quản và thành lập trại heo Phú Sơn B thuộc
phòng Nông Nghiệp huyện Thống Nhất.
Đến năm 1996 công ty TNHH chăn nuôi và thức ăn gia súc Thanh Bình mua lại
và chuyển toàn bộ trại cũ từ thành phố Biên Hòa về. Từ đó thành lập trại heo Thanh
Bình. Tổng đàn heo của trại khoảng 12.000 con.
Năm 2001 trại nhập 300 con heo giống ông bà của công ty PIC (Anh) và 80 con
ông bà của công ty Kumja (Hàn Quốc).
Năm 2005 công ty TNHH Thanh Bình liên doanh với công ty Kumja (Hàn

Quốc) thành lập trại heo Thanh Bình – Kumja trên một nửa diện tích đất.

3


Phần còn lại công ty thành lập trại heo số 2, được gọi là trại heo Thanh Bình trai 2.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Nhân sự: trại gồm 26 người, trong đó:
Đại Học

: 2 người

Trung cấp

: 7 người

Công nhân

: 11người

Bảo vệ

: 3 người

Cơ khí, điện

: 2 người

Nhà bếp


: 1 người

Công ty TNHH thức ăn gia súc Thanh Bình

Giám đốc trại

Kế toán, thủ kho

Tổ đực giống

Tổ cai sữa

Bảo vệ

Kỹ thuật

Tổ hậu bị,
thịt

Tổ nái khô,
chửa

Tổ nái đẻ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức trại heo Thanh Bình 2
2.1.4. Phương hướng chăn nuôi và nhiệm vụ của trại
Trại thường xuyên quan tâm, chú trọng đến công tác giống, để trại luôn có đàn
hậu bị chất lượng cao kế thừa, cũng như tăng đàn nái sau này.
Trại từng bước nhập các heo giống đực hậu bị và cái hậu bị chất lượng từ các
trại giống uy tính.


4


Chú trọng cải thiện điều kiện chăn nuôi, đầu tư nâng cấp chuồng trại để có thể
đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất.
Chủ yếu tập trung sản xuất kinh doanh heo giống và heo thịt.
2.1.5. Giống và công tác giống
Trại thường xuyên cung cấp heo giống chất lượng cao ra thị trường, nên vấn đề
giống và công tác giống luôn được trại đặt lên hàng đầu.
- Heo hậu bị cái
Heo hậu bị cái được chọn làm giống phải có gia phả rõ ràng, hồ sơ ghi chép đầy
đủ, ngoại hình tốt, thành tích sinh sản, sinh trưởng của những con ông bà tổ tiên (bố
mẹ, ông bà) cao. Những cá thể có thành tích tốt thường xuyên được duy trì, chọn lọc
để thế hệ sau của nó ngày càng tốt hơn.
+ Tuyến vú: tuyến vú phát triển tốt, chọn heo cái có từ 12 vú trở lên, hai hàng
vú phải đều nhau, khoảng cách giữa 2 hàng vú không quá xa, để khi heo mẹ nằm cho
con bú hàng vú phía dưới không bị che lấp, gây khó khăn cho heo con khi bú, khoảng
cách giữa 2 vú trên cùng một hàng vừa phải, vú phải lồi rõ, cao và đều đặn.
+ Cơ quan sinh dục: không chọn nái có hoa nhỏ, tái.
+ Chân và móng: chân khỏe, bước đi gọn, vững vàng, vòng bàn chân sau to,
móng chân xòe đều, ngón chân thẳng, không chọn heo cái có móng hài (móng guốc).
+ Thân hình: lưng dài, vai nở, mông nở.
- Heo hậu bị đực
+ Ngoại hình: vai nở, mông nở, lưng dài, cơ bắp săn chắc, 2 chân sau thật vững
vàng, bụng thon nhỏ, cân đối. Hai tinh hoàn to, đều, cân đối, không mụn nhọt…
+ Heo phải có gia phả rõ ràng, hồ sơ ghi chép đầy đủ.
2.1.6. Đặc điểm và nguồn gốc của các giống heo
- Yorkshire
+ Nguồn gốc: giống này được hình thành tại vùng Yorkshire nước Anh, là kết

quả của việc cho lai giữa giống heo địa phương vùng Yorkshire (màu trắng, thân to,
chân cao) với các giống Cumberland, Middle White, Small White,….Giống này được
nhập vào Việt Nam năm 1930.
+ Đặc điểm: Heo có tầm vóc to, sắc lông trắng tuyền, da hồng, đầu to trán rộng,
mặt gãy, tai đứng, lưng thẳng, mình dài, ngực rộng và sâu, mông cao, thân hình chữ
5


nhật cân đối, dáng đi chắc chắn, khỏe mạnh linh hoạt, thể chất vững chắc. Giống
Yorkshire chịu đựng được điều kiện sống kham khổ, thích nghi trong những điều kiện
môi trường khác nhau. Heo được xếp vào nhóm nạc – mỡ.
+ Sức sinh trưởng : 6 tháng tuổi đạt 90 kg đến 100 kg, heo đực trưởng thành
nặng 300 – 350 kg, heo cái trưởng thành nặng 200 – 250 kg.
+ Sức sinh sản: > 2 lứa/nái/năm, số heo con sơ sinh trên ổ: 9 – 10 con, trọng
lượng bình quân 1 – 1,8 kg/con.
Heo Yorkshire thích nghi tốt, sinh sản ổn định và tiết sữa cao. Đây là giống heo
được ưa chuộng nhất hiện nay. Heo được dùng trong lai kinh tế với các giống heo
ngoại khác để lấy con nuôi thịt. Đặc biệt, heo Yorkshire cho lai với heo Landrace tạo
heo cái lai F1 cho khả năng sinh sản cao và tiếp tục lai với heo đực Duroc hay Pietrain
cho heo thịt thương phẩm năng xuất cao, chất lượng tốt.
- Landrace
+ Nguồn gốc: Giống này được xuất xứ từ Đan Mạch, được các nhà chăn nuôi
khắp nơi ưa chuộng du nhập để làm giống thuần hoặc để lai tạo với heo bản xứ tạo
dòng cho nạc. Giống này được nhập vào nước ta năn 1956.
+ Đặc điểm: Heo Landrace có lông trắng tuyền, tai to xụ xuống che mắt, đầu
nhỏ, cổ dài, mình có dạng tam giác, ngực rộng lưng hơi cong, mông đùi nở, bụng thon,
4 chân nhỏ đi trên ngón. Heo được xếp vào nhóm hướng nạc.
+ Sức sinh trưởng: heo nuôi 6 tháng đạt 90 - 100 kg, đực giống 7 – 8 tháng tuổi
trung bình đạt 100 – 110 kg/con.
+ Sức sinh sản: > 2 lứa/nái/năm, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt từ 2,3

– 2,4 lứa/nái/năm. Heo nái Landrace tốt sữa nuôi con giỏi.
Một số công thức lai để tạo heo con thương phẩm thường dùng heo cái (LY)
hay (YL) phối với đực Duroc (D) hay Pietrain (P) hay (PD).
- Duroc
+ Nguồn gốc: Duroc (D) xuất xứ từ miền Đông Bắc Hoa kỳ. Hai giống heo
chính tạo thành giống Duroc ngày nay là Jersey Red ở New Jersey và D ở New York
Jersey Red có màu đỏ, thân dài, chân cao, thô, mắn đẻ. Còn D ở New York cũng có
màu đỏ, tầm vóc nhỏ hơn, nhưng săn chắc hơn Jersey Red.

6


+ Đặc điểm: Heo có màu lông đỏ, heo thuần chủng có màu đỏ nâu rất đậm
nhưng nếu là heo lai màu đỏ thường nhạt hoặc màu vàng có đốm bông đen, tai thường
nhỏ xụ, gốc tai đứng, cổ ngắn, đầu to, trán rộng, mặt hơi gãy. Duroc là nhóm heo
hướng nạc.
+ Sức sinh trưởng: lúc 6 tháng tuổi có thể đạt thể trọng từ 80 – 90 kg, heo
trưởng thành có thể trọng từ 200 – 250 kg. Trung bình > 2 lứa/nái/năm, trung bình 9
con/lứa. Heo chịu đựng được kham khổ nhưng kém sữa, đòi hỏi khẩu phần protein
cao.
Heo được nhập vào Việt Nam năm 1966. Thông thường người ta đưa Duroc
vào công thức lai để cải thiện tăng trọng và tỉ lệ nạc ở heo thương phẩm.
- Pietrain
+ Nguồn gốc: Giống này có nguồn gốc từ vùng pietrain, Bỉ.
+ Đặc điểm: Đây là giống heo hướng nạc, có tầm vóc vừa phải, lưng thẳng, đùi
và mông rất phát triển (rộng và sâu). Heo có sắc lông trắng được tô điểm những mảng
lông đen, các mảng này được viền xung quanh bằng một vòng lông trắng trên nền da
đen. Đầu thanh, tai to vừa phải và thẳng đứng.
Heo cho tỷ lệ nạc cao (66,7 %), đặc biệt là phần mông và đùi, nhưng lại có mẫu
tính thấp, rất nhạy cảm với stress, nhất là sống trong điều kiện nóng ẩm ở Việt Nam.

Người ta dùng đực Pietrain để lai tạo ra heo 2, 3 máu như : P(YL), (PD)Y, PD,… để
cải thiện chất lượng quầy thịt.
2.2. QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC
2.2.1. Chuồng trại
Trại được chia thành từng khu riêng biệt gồm: 2 chuồng nái khô – chửa và hậu
bị, 2 chuồng nái đẻ, 3 chuồng heo cai sữa, 2 chuồng heo thịt, khu cách ly heo mới nhập
và khu nhốt heo thịt chuẩn bị xuất.
Tất cả các dãy chuồng trong trại đều được thiết kế theo dạng chuồng kín. Mỗi
dãy chuồng có chiều rộng 9 m, chiều dài 40 m. Chuồng được xây dựng kiên cố, mái
lợp tôn, hai bên hông là hệ thống bạt bằng nhựa cao cấp che kín, có thể hạ xuống để
đảm bảo thông thoáng khi nguồn điện gặp sự cố. Dưới mái tôn là trần cách nhiệt bằng
bạt nhựa polyme. Nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định 25 – 29C nhờ hệ thống làm
mát ở đầu chuồng và hệ thống quạt hút ở cuối chuồng. Không khí nóng bên ngoài
7


trước khi vào chuồng phải qua hệ thống làm mát, sau khi qua hệ thống làm mát, không
khí đã được làm mát đi rất nhiều và mang theo hơi nước được quạt hút hút đến cuối
chuồng và đẩy ra ngoài. Mỗi chuồng được bố trí 3 hoặc 4 quạt hút. Lúc trời mát thì số
lượng quạt hoạt động ít, hệ thống làm mát không hoạt động chủ yếu để đảm bảo không
khí lưu thông. Khi trời nóng, số lượng quạt hoạt động tăng lên, hệ thống làm mát hoạt
động. Do đó, nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định, không khí luôn lưu thông. Đây là
môi trường khá lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của đàn heo.
Nhờ hệ thống chuồng kín, mà nhiệt độ, độ ẩm luôn được giữ ổn định, mầm
bệnh khó có khả năng phát triển, cũng như nguy cơ xâm nhập của mầm bệnh là rất
thấp. Với hệ thống chuồng kín, đã tạo thuận lợi rất lớn trong việc quản lý và chăm sóc
nuôi dưỡng đàn heo đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Chuồng nái khô, nái chửa và hậu bị
Có 2 chuồng, chuồng được thiết kế theo dạng lồng, mỗi chuồng gồm 3 dãy lồng
chạy dọc, mỗi dãy có 50 lồng, các lồng được ngăn với nhau bằng vỉ sắt và đánh số ô.

Mỗi ô dài 220 cm, rộng 60 cm, máng ăn chạy suốt theo từng dãy lồng, mỗi ô được
trang bị một núm uống tự động, cao 65 cm tính từ nền. Nền chuồng bằng bê tông, nền
chuồng có độ nghiêng 5 % theo chiều từ đầu đến đuôi của heo để tránh đọng nước, ảnh
hưởng đến móng chân heo, cũng như tạo điều kiên thuận lợi cho nước thoát trong quá
trình tắm rửa.
- Chuồng nái đẻ
Chuồng nái đẻ gồm 60 lồng sắt, chia làm 3 dãy, mỗi dãy gồm 20 lồng chạy dọc
theo chiều dài của chuồng, được đặt nằm trên hệ thống đà bê tông cách mặt nền 60 cm,
mỗi lồng heo nái đẻ gồm 2 phần:
Phần heo mẹ ở giữa có kích thước dài 220 cm, rộng 65 cm và cao 90 cm, phía
dưới được lót bởi 2 tấm đan bê tông. Trong đó có một núm uống và một máng ăn bằng
inox.
Phần heo con nằm ở hai bên heo mẹ, mỗi bên dài 220 cm, rộng 60 cm và cao 60
cm được lót bằng sàn nhựa. Có một núm uống riêng cho heo con cao 15 cm, có lồng
úm và máng tập ăn.
- Chuồng nuôi heo cai sữa

8


Heo cai sữa được nuôi trên sàn nhựa, cách mặt đất 60 cm. Mỗi chuồng cai sữa
gồm 4 dãy. Mỗi dãy gồm 10 ô lồng sắt. Các ô ngăn với nhau bằng những vỉ sắt có các
song dọc cách nhau 5 cm, cao 60 cm. Mỗi ô heo cai sữa có kích thước 150 cm x 200
cm, có trang bị một núm uống tự động cách mặt sàn 30 cm, một máng ăn dài 200 cm,
rộng 30 cm, sâu 20 cm và đèn sưởi ấm. Mỗi ô có thể nuôi 7 – 8 con.
- Chuồng nuôi heo thịt
Chuồng được chia thành nhiều ô. Mỗi ô có kích thước 9 m x 4 m, nuôi khoảng
30 con. Các ô cách nhau bằng tường xi măng phía dưới chân cao khoảng 40 cm, phía
trên cao là những vỉ song sắt, các song sắt cách nhau 10 cm, cao 40 cm. Trong mỗi ô
có một máng ăn và 2 núm uống.

2.2.2. Nước uống
Nước được sử dụng trong trại từ các giếng khoan. Nước được bơm lên bồn
chứa đặt trên cao, dung tích khoảng 30 m3 nhờ hệ thống bơm tự động. Nước từ bồn
chứa theo hệ thống ống dẫn nước cung cấp cho toàn trại. Mỗi chuồng có một bồn nước
nhỏ 500 lít để sử dụng pha thuốc cho heo uống. Hàng năm trại lấy mẫu nước đi xét
nghiệm.
2.2.3. Thức ăn
Thức ăn được sản xuất từ nhà máy của công ty TNHH Chăn nuôi và thức ăn gia
súc Thanh Bình.
Tùy theo lứa tuổi của heo và mục đích chăn nuôi mà thức ăn được cung cấp với
thành phần dinh dưỡng khác nhau. Có 2 loại: thức ăn dạng bột, dạng viên. Định mức
thức ăn và thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp do công ty sản xuất
được trình bày ở bảng 2.1 và bảng 2.2.

9


Bảng 2.1: Định mức thức ăn cho các loại heo
Định mức

Loại heo

Loại cám

(kg/con/ngày)

Nái đẻ và nuôi con

5 – 5,5


Số 9T

Đực hậu bị và làm việc

2,5 – 2,8

Số 9T

Heo con theo mẹ

Ăn hạn chế

1010

Heo con cai sữa

Ăn tự do

1010 và 1020

Ăn tự do

Cám số 6

Heo thịt
Từ 20 kg – 40 kg
Từ 40 kg đến xuất chuồng

Cám số 7


Nái khô và chửa

Cám số 10T

2,5 – 3

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH Thanh Bình)
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp
Loại cám

7

9T

10T

1020

Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 2900

2900

3000

3000

3200

Độ ẩm (%)


12

12

14

14

14

Protein (%)

14

12,5

17

12

19

Xơ thô (%)

7

7

7


8

5

Ca (%)

0,5 – 0,7 0,3 – 0,6 0,8 – 1,4 0,7 – 1,3 0,8 – 1,25

P (%)

0,5

NaCl (%)

0,3 – 0,7 0,3 – 0,7 0,5 – 1,0 0,5 – 1,0 0,3 – 0,7

Chỉ tiêu

6

0,35

0,5

0,5

0,65

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty TNHH Thanh Bình)
2.2.4. Chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng

Nái chờ phối và nái chửa được cho ăn hai lần trong ngày, lần thứ nhất lúc 07
giờ 30 phút, lần thứ hai lúc 15 giờ.
- Nái chờ phối
Công nhân chăn nuôi hằng ngày cho heo ăn, theo dõi tình hình sức khỏe của
đàn heo, cào gom phân đóng vào bao tập trung ra bên ngoài. Buổi chiều tắm, đảm bảo
chuồng luôn sạch sẽ.

10


Hằng ngày vào buổi sáng, thú y phụ trách phối giống thả heo nọc để kiểm tra
phát hiện động dục, đánh dấu và tiến hành phối giống.
Đối với heo đực sau mỗi lần lấy tinh, được bồi dưỡng 1 quả trứng gà luộc
- Nái chửa
Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của thai mà cung cấp khẩu phần thức ăn
phù hợp để đảm bảo bào thai phát triển tốt nhất.
Trong vòng 2 tuần đầu sau khi phối, lượng thức ăn/nái/ngày nên thấp, sau đó
cho ăn tăng lên khoảng 1,8 – 2,2 kg/ngày cho đến ngày 90 của thai kỳ. Giai đoạn từ 90
– 107 ngày tăng khẩu phần ăn lên khoảng 2,8 – 3,2 kg/ngày. Giai đoạn từ 107 ngày
đến lúc sinh giảm khẩu phần còn 1,5 – 2 kg/ngày.
Trước khi sinh một tuần heo được vệ sinh sạch sẽ, và được chuyển lên chuồng
nái đẻ. Chuồng nái đẻ đã được rửa sạch, quét vôi và phun thuốc sát trùng ít nhất 3 lần
trước khi chuyển heo lên. Heo nái mới chuyển lên phải được chích kháng sinh
amoxycillin (15 ml/200 kg thể trọng) và AD3E (5 ml/con).
- Nái đẻ và nuôi con
Chuồng nái đẻ, công nhân được bố trí 3 ca trực liên tục. Khi thấy có dấu hiệu
sắp đẻ: ăn ít hoặc bỏ ăn, kêu, phá chuồng, mông sụp, đi phân, đi tiểu nhiều lần, thở
nhiều, bầu vú căng lúc nặn có sữa tiết ra… thì vệ sinh sạch sẽ vùng âm hộ, bầu vú, cắt
lông đuôi. Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như dây cột rốn, panh, kéo, kìm bấm
răng, cồn iod 5 %, bột lăn mistrans giúp heo con mau khô, thùng sưởi heo con. Khi

heo con được sinh ra phải nhanh chóng lau sạch màng bao quanh thân, móc sạch nhớt
trong mũi, miệng, đảm bảo cho heo con thở được. Cho heo con vào bột mistrans để
giúp làm ấm và heo con mau khô hơn, cột, cắt và sát trùng cuống rốn cho heo con, rồi
bỏ vào lồng úm.
Nếu không có sự cố nào xảy ra trong lúc heo mẹ đẻ, thì ta không can thiệp vào
bên trong, chỉ can thiệp bằng tay khi heo sơ sinh quá to, heo mẹ già kiệt sức hoặc nái
đẻ lứa đầu. Chỉ được phép dùng oxytocin khi đã vỡ ối, heo mẹ cố gắng rặn mà heo con
chưa ra. Sau khi kiểm tra nhau đã ra hết thì chích thêm oxytocin (4 ml/200 kg thể
trọng) cho heo mẹ để giúp tử cung co bóp đẩy sản dịch còn tồn đọng ra ngoài, đồng
thời chích kháng sinh amoxycillin LA (15 ml/200 kg thể trọng) đề phòng viêm nhiễm.

11


Nếu sau khi sinh xong heo mẹ có dấu hiệu mệt hoặc bỏ ăn ta tiêm thuốc bổ
super amino – C (5 – 10 ml/con), metabol (5 – 10 ml/con) và truyền dịch glucose 5 %
(500 ml/con) cho heo mẹ cho tới khi heo mẹ có thể ăn được. Trong vòng 3 ngày đầu
sau khi sinh heo mẹ đều được thụt rửa bằng biodin 1 ‰ ngày hai lần, và đến cuối giờ
chiều thì đặt kháng sinh penicillin G (20 ml/lọ 4 triệu UI/con) vào trong tử cung.
Nái nuôi con cho ăn một ngày 4 lần: lần đầu khoảng 5 giờ, lần hai khoảng 9
giờ, lần ba khoảng 14 giờ và lần cuối khoảng 21 giờ. Trước khi cai sữa một tuần heo
mẹ được chích AD3E (5 ml/con) và đã được tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định
trước khi chuyển xuống chuồng nái khô. Ngày heo nái đẻ cho ăn 0,5 kg, nước uống tự
do. Từ ngày đẻ thứ hai, thứ ba, tăng dần lượng thức ăn 1 – 1,5 kg/con/ngày. Sau ngày
thứ 5 cho ăn tự do, lượng thức ăn được tính như sau: kgTĂ = 1,5 kg + (0,4 kg x số heo
con theo mẹ). Trước cai sữa 1 ngày giảm dần lượng thức ăn của heo nái xuống còn ½.
Ngày cai sữa không cho nái ăn, cung cấp nước đầy đủ.
- Heo con theo mẹ
Heo con sau khi sinh cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Cố định vú cho
heo con, những con nhỏ hơn cho bú vú ở ngực vì có nhiều sữa hơn. Ghi vào sổ theo

dõi số heo sơ sinh còn sống, heo chết, heo còi,… Cân trọng lượng sơ sinh toàn ổ, tùy
theo số lượng con nhiều hay ít mà tiến hành ghép bầy và loại con dị tật, những con quá
yếu hay quá nhỏ (0,7 – 0,8 kg).
Ngày thứ 1 tiến hành cắt số tai, cắt đuôi heo con.
Ngày thứ 3 tiến hành chích dextrafer complex để phòng thiếu máu cho heo con,
đồng thời cho heo con uống toltraril – s để ngừa cầu trùng và octacin – en ngừa tiêu
chảy.
Ngày thứ 7 tiêm vaccine Hyoresp ngừa Mycoplasma lần 1.
Ngày thứ 10 tiến hành chích sắt lần 2 và thiến heo đực.
Ngày thứ 21 tiêm vaccine Hyoresp ngừa Mycoplasma lần 2.
Lượng sữa heo mẹ sẽ giảm dần, đặc biệt sau ngày thứ 21. Dưỡng chất và kháng
thể trong sữa mẹ cũng giảm theo vì vậy cần phải tập ăn cho heo con 10 - 14 ngày tuổi
với cám 1010.
- Heo con cai sữa

12


Heo con được cai sữa khoảng 21 – 28 ngày tuổi và chuyển qua chuồng cai sữa.
Khi cai sữa, ta tiến hành tách mẹ trước và giữ nguyên heo con lại chuồng để tập cho
heo con quen dần, tránh gây stress cho heo con. Lúc chuyển heo con cân trọng lượng
toàn ổ, đếm số con. Heo con mới lên được chích tetracycline LA (1 ml/con), sau vài
ngày tiêm ADE cho những con nhỏ trong ô.
Khẩu phần cho heo con trong giai đoạn này phải hạn chế, nhưng nước uống
phải đầy đủ, nếu cho heo ăn tự do, heo con sẽ ăn rất nhiều, thức ăn không được tiêu
hóa hết tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển gây tiêu chảy.
2 - 3 ngày sau cai sữa nếu heo con không tiêu chảy, bắt đầu tăng dần lượng thức
ăn, nhưng vẫn tiếp tục theo dõi tiêu chảy. Nếu sau 5 – 7 mà heo không bị tiêu chảy thì
cho ăn tự do.
Heo con sau cai sữa cho ăn 5 lần trong ngày: lúc 7 giờ, 10 giờ, 13 giờ, 16 giờ,

19 giờ.
Khi heo con đạt được trọng lượng 20 – 22 kg/con thì xuất bán hoặc chuyển lên
nuôi thịt. Giai đoạn mới chuyển lên nuôi thịt heo tiêu chảy khá nhiều, những con tiêu
chảy tiêm nova – enrocin, những con yếu, còi cọc, được nhốt riêng vào một ô để dễ
chăm sóc. Tất cả heo con đều được tiêm vaccine theo đúng quy định của trại.
2.2.5. Vệ sinh thú y
Trại có cổng lớn dành cho xe bốn bánh và cổng nhỏ cho người và xe máy. Tại
cổng trại, người, xe phải đi qua hố sát trùng, sau đó sẽ được phun thuốc sát trùng toàn
bộ.
Công nhân, khách tham quan trước khi vào chuồng phải thay quần áo và mang
ủng của trại. Trước mỗi cửa chuồng có hố sát trùng để nhúng chân trước khi vào và ra
khỏi chuồng. Thuốc sát trùng được thay mỗi ngày.
Hàng tuần trại lên lịch định kỳ phun xịt thuốc sát trùng toàn trại ít nhất 1
lần/tuần, tuỳ theo áp lực và tình hình dịch bệnh ở quanh vùng. Trại thay đổi thuốc sát
trùng sau 3 – 4 tháng sử dụng.
Vệ sinh xung quanh trại, phát cỏ, nạo quét cống rãnh, đường mương thoát
nước… giúp cho môi trường chăn nuôi sạch sẽ, hạn chế vi sinh vật có hại. Các chuồng
sau khi nuôi xong đều được vệ sinh sạch sẽ sau đó sát trùng 2 đến 3 lần và để trống
chuồng một thời gian khoảng một tuần mới nuôi lại.
13


2.2.6. Quy trình tiêm phòng
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng cho heo hậu bị cái và đực hậu bị
Thời gian
(ngày tuổi)
112

119


126

133

Vaccine

Phòng bệnh

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

Farrowsure

Parvo (khô thai)

5

IM

Pestiffa

Dịch tả

2


IM

Porcilis Begonia

Giả dại

2

IM

Porcilis App

Viêm phổi dính sườn

2

IM

FMD

LMLM

2

IM

LTC

E.coli, Clostridium


2

IM

PRRS Vac

Tai xanh

2

IM

Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng cho heo nái bầu
Thời gian trước
khi sanh (ngày)
25

32

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

E.coli, Clostridium

2


IM

Pestiffa

Dịch tả

2

IM

Porcilis Begonia

Giả dại

2

IM

FMD

LMLM

2

IM

Vaccine

Phòng bệnh


LTC

14


Bảng 2.5: Quy trình tiêm phòng cho heo nái nuôi con
Thời gian sau khi
sinh (ngày)

21 – 24

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

Parvo (khô thai)

5

IM

Dịch tả

2


IM

Vaccine

Phòng bệnh

Farrowsure
Pestiffa

Bảng 2.6: Quy trình tiêm phòng cho heo con theo mẹ
Thời gian
(ngày tuổi)

Vaccine hoặc thuốc

Phòng bệnh

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

1

Oral

Tiêu chảy


1

Octacin – en và toltraril – s

3

Dextrafer complex

Thiếu máu

2

IM

7

Hyoresp

Mycoplasma

2

IM

10

Dextrafer complex

Thiếu máu


2

IM

21

Hyoresp

Mycoplasma

2

IM

Cầu trùng

Bảng 2.7: Quy trình tiêm phòng cho heo cai sữa
Thời gian

Vaccine hoặc

(ngày tuổi)

thuốc

35

Pestiffa


42

FMD

49
56

Liều

Đường

(ml/con)

cấp

Dịch tả

2

IM

LMLM

2

IM

Giả dại

2


IM

Viêm phổi dính sườn

2

IM

Phòng bệnh

Porcilis
Begonia
Porcilis App

15


Bảng 2.8: Quy trình tiêm phòng cho heo thịt
Thời gian

Vaccine hoặc

(ngày tuổi)

thuốc

91
98


Phòng bệnh

Liều
(ml/con)

Đường cấp

Pestiffa

Dịch tả

2

IM

FMD

LMLM

2

IM

Porcilis App

Viêm phổi dính sườn

2

IM


Liều

Đường

(ml/con)

cấp

Bảng 2.9: Quy trình tiêm phòng cho heo nọc
Thời gian

Vaccine hoặc

Phòng bệnh

thuốc
Pestiffa

Dịch tả

2

IM

Tháng 1 và tháng 7

Farrowsure

Parvo (khô thai)


5

IM

hàng năm

FMD

LMLM

2

IM

Porcilis Begonia

Giả dại

2

IM

Một số loại thuốc thường được trại sử dụng cho heo cai sữa khi bị một số bệnh
thường gặp:
- Tiêu chảy
+ Flumesyva Liquid 20 % (dung dịch dạng uống). Pha nước uống dùng liên tục
3 - 5 ngày. Plumequine giữ được hoạt tính trong 24 giờ khi pha trong nước, nên chuẩn
bị lượng thuốc pha trong mỗi ngày.
Heo lớn: 3 ml/100 kg thể trọng /12 giờ.

Heo con: 3 ml/50 kg thể trọng /12 giờ.
+ Colistin: 1 ml/10 kg thể trọng /ngày. Dùng trong 3 - 5 ngày.
Trong trường hợp tiêu chảy nặng, có thể tiêm Colistin 1 ml/10 kg thể trọng /12 giờ
trong ngày đầu điều trị (tiêm bắp).
- Viêm khớp
+ Pen – strep: 1 ml/25 kg thể trọng.
+ L.s. injection: 1 ml/10 kg thể trọng, dùng liên tục 3 - 7 ngày (tiêm bắp hay
dưới da).
16


×