Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀN BÒ NHẬP TỪ TRẠI CHOKCHAI THÁI LAN NUÔI TẠI TRẠI DELTA HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 74 trang )

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀN BÒ NHẬP TỪ TRẠI
CHOKCHAI THÁI LAN NUÔI TẠI TRẠI DELTA HÓC MÔN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

NGUYỄN THANH CHIÊU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S. Nguyễn Kim Cương

Tháng 09 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Văn Phòng Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Quý Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt khóa học.
Ban Giám Đốc công ty Cổ Phần Delta đã cho phép chúng tôi thực hiện đề tài
này.
Toàn thể anh chị em công nhân, kỹ thuật viên, phụ trách trại đã giúp đỡ, tạo điều
kiện để chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Thành kính ghi ơn cha mẹ


Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã dạy dỗ, nuôi nấng con nên người.
Xin chân thành tri ân
Thạc Sĩ Nguyễn Kim Cương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn
Xin cảm ơn tất cả bạn bè thân yêu và tập thể lớp DH05CN đã động viên, quan
tâm, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát khả năng sản xuất của đàn bò nhập từ trại Chokchai Thái Lan
nuôi tại trại Delta” được chúng tôi thực hiện tại trại Delta, Hóc Môn, TP. HCM từ
ngày 01/03/2009 đến ngày 30/06/2009.
Trong 89 con, chúng tôi có 2 cách khảo sát, một là khảo sát về khả năng sinh
sản của cả 89 cá thể này, hai là khảo sát khả năng cho sữa, khả năng tiêu hóa và cân
bằng dinh dưỡng của 55 cá thể đang cho sữa.
Kết quả thu được như sau:
- Tuổi phối giống lần đầu của đàn bò khảo sát là 16,94 tháng tuổi, tương đương
các tác giả khác, tuổi đẻ lứa đầu cao 32,05 tháng. Hệ số phối cao 2,79 lần
- Thời gian phối giống lại sau khi sinh trung bình dài 180,92 ngày. Khoảng cách
hai lứa đẻ của đàn bò dài 640,39 ngày tương đương 1,75 năm.
- Sản lượng sữa trung bình thấp 7,71 kg/con/ngày, toàn chu kỳ là 1926,12
kg/con/chu kỳ.
- Khả năng sinh sản, sản xuất của nhóm 0, 1 thấp hơn nhóm 2, 3, 4; của lứa 1
thấp hơn lứa 2, 3, 4.
- Trọng lượng trung bình của đàn bò là 474,98 kg. Thể trọng đạt điểm cao nhất
vào thời điểm đỉnh chu kỳ cho sữa, và đều thấp hơn 2,5 điểm.
- Tiêu tốn vật chất khô tổng thể là 2003,98 g/kg sữa, tiêu tốn năng lượng tổng

thể là 4666 Kcal/kg sữa, tiêu tốn đạm thô tổng thể là 272,67 g/kg sữa. Cao nhất ở ô
chuồng 3, thấp nhất ở ô chuồng 1.
- Khẩu phần khảo sát không cung cấp đủ năng lượng, đạm thô cho đàn bò theo
tiêu chuẩn NRC (1988)
- Tỉ lệ bò không khai thác sữa cao 61,79 % dẫn đến gánh nặng chi phí sản xuất
đè lên vai nhóm bò đang khai thác sữa là rất lớn.
Vì vậy chúng tôi thấy rằng trong thời điểm hiện nay thì tình hình chăn nuôi bò
sữa tại trại Delta đang trong giai đoạn khó khăn cần khắc phục để sau này phát triển
theo đúng tiềm năng vốn có của nhóm bò nhập ngoại này.

iii


MỤC LỤC
Trang
1.

Chương 1 .........................................................................................................1

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ........................................................................................1
2.

Chương 2 .........................................................................................................2

TỔNG QUAN .............................................................................................................2
2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA HIỆN NAY TRÊN THẾ
GIỚI ............................................................................................................................2
2.2 TÌNH HÌNH NGÀNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA NƯỚC TA HIỆN NAY ................3

2.3 TỔNG QUAN VỀ TRẠI DELTA (CÔNG TY CỔ PHẦN DELTA)......................4
2.3.1 Vị trí địa lý..........................................................................................................4
2.3.2 Điều kiện khí hậu ................................................................................................5
2.3.3 Chuồng trại .........................................................................................................6
2.3.4 Nhân công, lao động và kỹ thuật viên tại trại.......................................................7
2.3.5 Tổng quan về thức ăn cho gia súc tại trại Delta ...................................................8
2.4 TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHOKCHAI (THÁI LAN) ..........................................10
2.5 TỔNG QUAN VỀ GIỐNG BÒ SỮA HOLSTEIN FRIESIAN ............................11
2.6 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SỮA..............................11
2.6.1 Yếu tố di truyền ................................................................................................11
2.6.2 Dinh dưỡng.......................................................................................................12
2.6.3 Nhu cầu nước uống ...........................................................................................13
2.6.4 Môi trường........................................................................................................14
2.6.5 Kỹ thuật chăm sóc quản lý, vệ sinh chuồng trại.................................................15
2.6.6 Công tác thú y...................................................................................................16
2.6.7 Tuổi phối giống lần đầu, tuổi mang thai lần đầu................................................16
2.6.8 Thể trạng gia súc...............................................................................................17
3.

Chương 3 .......................................................................................................18

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................................18
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ...........................................................18
iv


3.1.1 Thời gian khảo sát.............................................................................................18
3.1.2 Địa điểm khảo sát..............................................................................................18
3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...........................................................................18
3.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ..................................................18

3.3.1 Khả năng sinh sản .............................................................................................18
3.3.2 Khả năng sản xuất sữa.......................................................................................20
3.3.3 Tiêu tốn thức ăn ................................................................................................21
3.3.4 Trọng lượng gia súc trong thời gian khảo sát.....................................................21
3.3.5 Thể trạng gia súc trong thời gian khảo sát .........................................................21
3.3.6 Mối tương quan giữa thể trạng và sức sản xuất của thú .....................................22
3.3.7 So sánh khẩu phần thực tế và khẩu phần tính theo tiêu chuẩn NRC (1988)........22
3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.....................................................................23
4.

Chương 4 .......................................................................................................24

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................................24
4.1 TỔNG ĐÀN VÀ CƠ CẤU ĐÀN .........................................................................24
4.2 KHẢ NĂNG SINH SẢN .....................................................................................25
4.2.1 Tuổi phối giống lần đầu (tháng) ........................................................................25
4.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) .....................................................................................28
4.2.3 Hệ số phối (lần).................................................................................................29
4.2.4 Thời gian phối giống lại sau khi sinh (ngày)......................................................32
4.2.5 Khoảng cách hai lứa đẻ (ngày) ..........................................................................35
4.2.6 Tỉ lệ bê đực, bê cái và tỉ lệ bê còn sống ngay sau khi sinh .................................38
4.3 KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA...........................................................................38
4.3.1 Sản lượng sữa theo tháng ..................................................................................38
4.3.2 Sản lượng sữa toàn chu kỳ (kg/con/chu kỳ).......................................................40
4.4 TIÊU TỐN THỨC ĂN ........................................................................................42
4.4.1 Tiêu tốn vật chất khô tổng thể (g/kg sữa) ..........................................................43
4.4.2 Tiêu tốn năng lượng tổng thể (Kcal/kg sữa) ......................................................44
4.4.3 Tiêu tốn đạm thô tổng thể (g/kg sữa).................................................................45
4.5 KHỐI LƯỢNG LƯỢNG BÒ SỮA TRONG THỜI GIAN KHẢO SÁT...............47
4.6 THỂ TRẠNG BÒ SỮA TRONG THỜI GIAN KHẢO SÁT ................................48

v


4.7 SO SÁNH GIÁ TRỊ DƯỠNG CHẤT GIỮA KHẨU PHẦN KHẢO SÁT (KP)
VỚI TIÊU CHUẨN NRC (1988)...............................................................................49
4.7.1 Nhu cầu dưỡng chất cho đàn bò theo tiêu chuẩn NRC (1988)...........................49
4.7.2 Giá trị dưỡng chất trong khẩu phần khảo sát của đàn bò....................................49
4.7.3 So sánh giá trị dinh dưỡng khẩu phần khảo sát với tiêu chuẩn NRC (1988).......50
5.

Chương 5 .......................................................................................................52

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ........................................................................................52
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................52
5.2 ĐỀ NGHỊ.............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................54
PHỤ LỤC..................................................................................................................59

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên văn

Nghĩa tiếng Việt

CF


Crude fiber

Xơ thô

CP

Crude protein

Protein thô

CV

Confidence level

Mức tin cậy

DM

Dry matter

Vật chất khô

DTC
FAO

Dài thân chéo
Food and Agriculture
Organization


FCM

Fat corrected milk

HF

Holstein Friesian
Khẩu phần

KP

Năng lượng trao đổi

ME

Metabolizable energy

NRC

National Research Council

SD

Standard deviation

Độ lệch chuẩn

TTDTT

Tiêu tốn đạm tổng thể


TTNLTT

Tiêu tốn năng lượng tổng thể

TTVCKTT

Tiêu tốn vật chất khô tổng thể

THI

Temperature Humidity Index

Chỉ số nhiệt ẩm

VCK

Vật chất khô

VN

Vòng ngực

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng sữa một số loài trên thế giới năm 2005 .........................................3
Bảng 2.2 Số lượng bò sữa, sản lượng sữa qua các năm tại Việt Nam ...........................3
Bảng 2.3 Cơ cấu diện tích trại Delta ............................................................................5

Bảng 2.4 Cơ cấu đất trồng trọt trại Delta......................................................................5
Bảng 2.5: Nhiệt độ và lượng mưa tại thành phố Hồ Chí Minh......................................5
Bảng 2.6 Thành phần hóa học, dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp, VINA 901 ...............8
Bảng 2.7 Thành phần hóa học, dinh dưỡng thức ăn thô xanh sử dụng tại trại Delta....10
Bảng 2.8 Cơ cấu đàn trại Chokchai............................................................................10
Bảng 2.9 Thành phần dưỡng chất trong sữa của một số giống bò...............................11
Bảng 2.10 Nhu cầu cho duy trì và tăng trưởng ...........................................................12
Bảng 2.11 Nhu cầu mang thai ....................................................................................13
Bảng 2.12 Nhu cầu sản xuất 1 kg sữa.........................................................................13
Bảng 2.13 Chỉ số nhiệt ẩm (THI) của bò sữa..............................................................15
Bảng 2.14 Nhiệt độ, lượng mưa trong năm tại thành phố Hồ Chí Minh......................15
Bảng 3.1 Phân bố các cá thể khảo sát theo nhóm .......................................................19
Bảng 3.2 Phân bố các cá thể theo lứa đẻ ....................................................................19
Bảng 3.3 Diễn biến năng suất sữa trong chu kỳ của bò HF thuần tại Lâm Đồng.........20
Bảng 3.4 Phân bố các cá thể theo năng suất sữa tại trại Delta.....................................21
Bảng 3.5 Thể trạng mong muốn của bò sữa ở các thời điểm khác nhau......................22
Bảng 4.1 Cơ cấu đàn bò trại Delta tháng 6 năm 2009.................................................24
Bảng 4.2 Phân bố đàn bò khảo sát vào các ô chuồng tháng 3 năm 2009.....................25
Bảng 4.3 Phân bố đàn bò khảo sát vào các ô chuồng tháng 6 năm 2009.....................25
Bảng 4.4 Tuổi khi nhập về và tuổi hiện nay của đàn bò trại Delta tháng 6 năm 2009
(tháng) .......................................................................................................................26
Bảng 4.5 Thời gian phối giống lần đầu tiên tại trại Delta từ khi nhập bò về ...............26
Bảng 4.6 Tuổi phối giống lần đầu, theo nhóm............................................................26
Bảng 4.7 Tuổi phối giống lần đầu do một số tác giả khảo sát gần đây........................27
Bảng 4.8 Tuổi đẻ lứa đầu, theo nhóm.........................................................................28
Bảng 4.9 Tuổi đẻ lứa đầu do một số tác giả khảo sát gần đây.....................................29
viii


Bảng 4.10 Hệ số phối theo nhóm ...............................................................................29

Bảng 4.11 Hệ số phối theo lứa đẻ...............................................................................30
Bảng 4.12 Hệ số phối của bò sữa thuần theo một số tác giả khảo sát gần đây.............31
Bảng 4.13 Thời gian phối giống lại sau khi sinh theo nhóm .......................................32
Bảng 4.14 Thời gian phối giống lại sau khi sinh theo từng lứa đẻ ..............................33
Bảng 4.15 Thời gian phối giống lại sau khi sinh do một số tác giả khảo sát gần đây ..34
Bảng 4.16 Khoảng cách hai lứa đẻ, theo nhóm...........................................................35
Bảng 4.17 Khoảng cách hai lứa đẻ, theo từng lứa đẻ..................................................36
Bảng 4.18 Khoảng cách hai lứa đẻ (ngày) do một số tác giả khảo sát........................37
Bảng 4.19 Tỉ lệ bê đực, bê cái và tỉ lệ bê còn sống, bê chết sau khi sinh ....................38
Bảng 4.20 Sản lượng sữa phân bố theo tháng trong chu kỳ ........................................39
Bảng 4.21 Diễn biến năng suất sữa trong chu kỳ của bò HF thuần tại Lâm Đồng.......40
Bảng 4.22 Sản lượng sữa toàn chu kỳ (kg/con/chu kỳ)...............................................40
Bảng 4.23 Sản lượng sữa toàn chu kỳ do một số tác giả khảo sát gần đây..................41
Bảng 4.24 Khẩu phần thức ăn tại trại Delta (tháng 6 năm 2009) ................................42
Bảng 4.25 Tiêu tốn vật chất khô tổng thể...................................................................43
Bảng 4.26 Tiêu tốn vật chất khô tổng thể do một số tác giả khảo sát gần đây.............44
Bảng 4.27 Tiêu tốn năng lượng tổng thể ....................................................................44
Bảng 4.28 Tiêu tốn năng lượng tổng thể của một số tác giả khảo sát gần đây.............45
Bảng 4.29 Tiêu tốn đạm thô tổng thể .........................................................................45
Bảng 4.30 Tiêu tốn đạm thô tổng thể do một số tác giả khảo sát gần đây ...................46
Bảng 4.31 Khối lượng bò sữa trong thời gian khảo sát...............................................47
Bảng 4.32 Khối lượng đàn bò do một số tác giả khảo sát gần đây..............................47
Bảng 4.33 Thể trạng bò sữa Holstein Friesian vào các thời điểm trong chu kỳ...........48
Bảng 4.34 Nhu cầu dưỡng chất cho đàn bò theo tiêu chuẩn NRC (1988) ...................49
Bảng 4.35 Giá trị dưỡng chất trong khẩu phần khảo sát của đàn bò ...........................49
Bảng 4.36 So sánh năng lượng giữa khầu phần khảo sát và tiêu chuẩn NRC (1988) ..50
Bảng 4.37 So sánh đạm thô giữa khẩu phần khảo sát và tiêu chuẩn NRC (1988) .......51

ix



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Số lượng bò sữa, sản lượng sữa, năng suất sữa ở Việt Nam qua các năm ..4
Biểu đồ 2.2 Nhiệt độ, lượng mưa trong năm tại thành phố Hồ Chí Minh....................15
Biểu đồ 4.1 Tuổi phối giống lần đầu theo nhóm (tháng).............................................27
Biểu đồ 4.2 Tuổi đẻ lứa đầu (tháng)...........................................................................28
Biểu đồ 4.3 Hệ số phối theo nhóm .............................................................................29
Biểu đồ 4.4 Hệ số phối theo lứa đẻ ............................................................................30
Biểu đồ 4.5 Hệ số phối do một số tác giả khảo sát gần đây ........................................31
Biểu đồ 4.6 Thời gian phối giống lại sau khi sinh theo nhóm (ngày) ..........................32
Biểu đồ 4.7 Thời gian phối giống lại sau khi sinh theo từng lứa đẻ (ngày) .................33
Biểu đồ 4.8 Thời gian phối giống lại sau khi sinh của một số tác giả khảo sát (ngày).34
Biểu đồ 4.9 Khoảng cách hai lứa đẻ theo nhóm (ngày) ..............................................35
Biểu đồ 4.10 Khoảng cách hai lứa đẻ theo lứa đẻ (ngày)............................................36
Biểu đồ 4.11 Khoảng cách hai lứa đẻ do một số tác giả khảo sát (ngày).....................37
Biểu đồ 4.12 Sản lượng sữa qua các tháng (kg/con/ngày) ..........................................39
Biểu đồ 4.13 Sản lượng sữa toàn chu kỳ (kg/con/ngày)..............................................41
Biểu đồ 4.14 Sản lượng sữa toàn chu kỳ do một số tác giả khảo sát (kg/con/chu kỳ)..42
Biểu đồ 4.15 Tiêu tốn vật chất khô tổng thể (g/kg sữa) ..............................................43
Biểu đồ 4.16 Tiêu tốn năng lượng tổng thể (Kcal/kg sữa) ..........................................44
Biểu đồ 4.17 Tiêu tốn đạm thô tổng thể (g/kg sữa).....................................................46
Biểu đồ 4.18 Khối lượng bò sữa trong thời gian khảo sát (kg) ...................................47
Biểu đồ 4.19 Điểm thể trạng của đàn bò qua các thời điểm ........................................48
Biểu đồ 4.20 Năng lượng của khẩu phần khảo sát và tiêu chuẩn NRC (1988) ............50
Biểu đồ 4.21 Đạm trong khẩu phần khảo sát và tiêu chuẩn NRC (1988) ....................51

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1: Khu vực chăn nuôi nhìn từ khu điều trị .........................................................56
Hình 2: Cỏ Ruzi 30 ngày tuổi ....................................................................................56
Hình 3: Trồng mới cỏ Ruzi ........................................................................................57
Hình 4: Bò sữa đang ăn cỏ Ruzi.................................................................................57
Hình 5: Bò sữa đang lên giống tại trại Delta...............................................................58
Hình 6: Giấy căn cước của bò nhập từ trại Chokchai về trại Delta .............................58

xi


1.

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của đất nước thì sự tiêu thụ sữa của người dân Việt Nam
cũng tăng theo, kéo theo đó là sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên,
sức sản xuất sữa của đàn bò Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Với
mục đích là cải thiện tình hình này, sức sản xuất của đàn bò thấp, nhiều nơi đã sử dụng
biện pháp nhập bò Holstein Friesian từ nước ngoài để hi vọng gia tăng sức sản xuất
của đơn vị mình. Trong đó Công Ty Cổ Phần Delta là một ví dụ điển hình vì đã nhập
300 bò cái Holstein Friesian từ trại Chokchai, Thái Lan vào năm 2003, 2004 nhằm đẩy
nhanh quá trình phát triển về sức sản xuất tại trang trại bò sữa của mình.
Với mục đích là điều tra tình hình chăn nuôi, khả năng sinh sản và sản xuất của
đàn bò nhập nội này. Được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Th.S. Nguyễn Kim
Cương chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát khả năng sản xuất của đàn bò nhập từ trại
Chokchai, Thái Lan nuôi tại trại Delta, Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh”.
1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Mục đích: Khảo sát khả năng sinh sản, khả năng sản xuất của nhóm bò nhập từ
trại Chokchai, Thái Lan năm 2003 và năm 2004 được nuôi trại Delta, Hóc Môn.
Yêu cầu: nắm rõ khả năng sinh sản, thu thập số liệu về khả năng sản xuất sữa,
thể trọng, thể trạng của đàn bò đồng thời so sánh dinh dưỡng giữa khẩu phần ăn hiện
tại của trại với tiêu chuẩn NRC (1988).

1


2.

Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA HIỆN NAY
TRÊN THẾ GIỚI
Chăn nuôi đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, khởi đầu bằng việc thuần hóa
chó sói thành chó nhà rồi dần dần ngành chăn nuôi xuất hiện, thay thế cho việc săn bắn
vào thời kỳ sơ khai, bắt đầu bằng việc nuôi cừu, 8000 năm trước công nguyên rồi sau
đó là dê, heo, trâu bò, 6500 năm trước công nguyên (Damron, 2009). Loài người tiếp
tục săn bắn thú để làm thực phẩm trong suốt 2000 năm. Hiện nay, ngành chăn nuôi đã
tiến một bước dài để trở thành ngành chăn nuôi mới, với trang thiết bị, kỹ thuật tiên
tiến và lao động lành nghề.
Mục đích mà con người thuần hóa động vật, rồi nuôi dưỡng chăm sóc chúng là
để khai thác sức lao động, thịt, sữa của chúng phục vụ cho bữa ăn, cho nhu cầu hàng
ngày. Trong khẩu phần, ngoài thức ăn có nguồn gốc từ thực vật chiếm tỉ lệ lớn còn có
sự góp mặt của thực phẩm từ động vật như thịt, trứng sữa và được coi là nguồn thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao bởi vì mặc dù chỉ cung cấp 17,08 % năng lượng trong
khẩu phần nhưng lượng protein từ động vật đạt trị số 38,51 % trong tổng số protein
cung cấp cho cơ thể (Damron, 2009).

Từ đó, ta dễ dàng nhận thấy sự quan trọng của nguồn thực phẩm có nguồn gốc
từ động vật. Sữa là một bộ phận của nguồn thực phẩm này, sữa là hợp chất lỏng, thành
phần hóa học của nó bao gồm hơn 200 chất, gồm có 20 acid amin, 147 acid béo, 4
đường, 30 khoáng đa lượng, 23 vitamin, men, sắc tố. Các loại sữa được cung cấp cho
người ngoại trừ sữa bò, chiếm đa số còn có sữa dê, sữa cừu và từ một số loài gia súc
khác như trâu, lạc đà tuy nhiên chỉ chiếm tỉ lệ thấp và mang tính đặc thù của từng địa
phương. Theo Elsdon và Walker, sữa là một sản phẩm hoàn chỉnh sản xuất theo từng
chu kỳ của một bò cái sữa được chăm sóc chu đáo và đầy đủ sức khỏe. Tuy nhiên định
nghĩa được xem là phổ thông nhất theo Richmond thì: “Sữa thương phẩm là sản phẩm
tiết ra từ bò cái cho sữa, có chứa không dưới 3 % chất béo và 8,5 % chất khô khác,
trong đó thành phần nitơ từ casein không kém hơn 75 % tổng số nitơ trong sữa. Khi
2


đun nóng không làm sữa đông vón lại”. Vì vậy ta đã phần nào hiểu được vai trò quan
trọng của bò sữa đối với việc cung cấp sữa phục vụ cho nhu cầu con người. Bò sữa sản
xuất 84,30 % trong tổng số của tất cả các loài động vật mà con người khai thác sữa đã
chứng tỏ nó, bò sữa, giữ vai trò chủ chốt, quan trọng nhất trong việc cung cấp sữa cho
nhân loại (Damron, 2009).
Bảng 2.1 Sản lượng sữa một số loài trên thế giới năm 2005

Tấn
Tỉ lệ
(%)

Trâu

Lạc Đà




Cừu

Tổng

12.582.027 77.360.244 537.291.694 1.276.634 8.582.173 637.092.772
2,00

12,20

84,30

0,20

1,30

100,00

(Nguồn: FAO, 2007)
2.2 TÌNH HÌNH NGÀNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA NƯỚC TA HIỆN NAY
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành chăn nuôi nói chung, ngành chăn
nuôi bò sữa nói riêng đã liên tục phát triển, tuy nhiên sự phát triển đó chưa đạt được sự
kỳ vọng cũng như tiềm năng sẵn có của ngành.
Bảng 2.2 Số lượng bò sữa, sản lượng sữa qua các năm tại Việt Nam
Số lượng bò sữa

Sản lượng sữa

Năng suất sữa


Năm

Ngàn con

Ngàn tấn

Kg sữa/con

1900

11,00

9,30

845,45

1995

18,70

21,00

1122,99

2000

35,00

52,20


1491,43

2005

104,12

197,67

1898,52

2008

107,98

262,16

2427,79

(Nguồn: Cục Chăn Nuôi, 2008)
Theo bảng 2.3 ta nhận thấy theo tình hình chung thì số lượng bò sữa, sản lượng
sữa và năng suất sữa (kg/con) đều tăng qua các năm chứng tỏ kỹ thuật chăn nuôi của
chúng ta đã từng bước phát triển để dần dần tiếp cận với khả năng vốn có của ngành.

3


Kg/con/chu kỳ

Ngàn con (ngàn kg)
300


3000

250

2500

200

2000

150

1500

100

1000

50

500

0

0
1900

1995
Số lượng bò sữa


2000
Sản lượng sữa

2005

2008

Năm

Năng suất sữa

Biểu đồ 2.1 Số lượng bò sữa, sản lượng sữa, năng suất sữa ở Việt Nam qua các
năm
2.3 TỔNG QUAN VỀ TRẠI DELTA (CÔNG TY CỔ PHẦN DELTA)
Trại bò sữa là một bộ phận trong công ty cổ phần Delta (Hóc Môn) thuộc tập
đoàn Daso Việt Nam với nhiệm vụ là nhân giống bò sữa, trồng dứa và cây ăn trái cung
cấp cho nhà máy nước giải khát Delta (Long An). Delta được xây dựng từ năm 2002,
đưa hoạt động chăn nuôi vào năm 2003 với việc nhập 100 con bò Holstein Friesian từ
trại Chokchai (Thái Lan), đến năm 2004 tiếp tục nhập thêm 200 con nữa cũng từ trại
trên. Khởi đầu có tên là Xí Nghiệp Nhân Giống Bò Sữa Chất Lượng Delta, trực thuộc
công ty nước giải khát Delta (Long An), đến năm 2006 tách ra thành lập công ty độc
lập mang tên Công Ty Cổ Phần Delta.
2.3.1 Vị trí địa lý
Delta tọa lạc tại 330D Đặng Công Bỉnh, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, thành
phố Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp xã Xuân Thới Sơn, phía Đông giáp xã Tân Thới
Nhất, phía Tây Nam giáp huyện Bình Chánh.
Vùng đất của Delta thuộc loại đất chua phèn, có tổng diện tích 435,5539 hecta,
trong đó diện tích dành cho chuồng trại chăn nuôi và văn phòng là 19,6 hecta chiếm
4,5 % diện tích, diện tích để trồng cỏ nuôi bò là 120 hecta chiếm 44 % trong tổng số

diện tích đất trồng trọt.
4


Bảng 2.3 Cơ cấu diện tích trại Delta
Hecta

Tỉ lệ (%)

Trồng trọt

272,32

62,52

Chuồng trại, văn phòng

19,60

4,50

Bờ ao

25,43

5,84

Mặt nước

114,30


26,24

3,90

0,90

435,55

100,00

Ao thủy sản
Tổng
Bảng 2.4 Cơ cấu đất trồng trọt trại Delta

Hecta

Tỉ lệ (%)

Dứa

130,00

47,74

Cỏ nuôi bò

120,00

44,07


Rừng phòng hộ

15,00

5,51

Nấm

2,32

0,85

Khác

5,00

1,84

272,32

100

Tổng trồng trọt

2.3.2 Điều kiện khí hậu
Trại Delta thuộc Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, do đó chịu ảnh hưởng của
khí hậu miền Đông Nam Bộ, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, vì vậy nhiệt độ trung bình
cao hơn 25 0C, mưa nhiều (1949 mm/năm), phân bố chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, các tháng còn lại trong năm có mưa ít hơn nhưng do gần biển đồng thời

chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (gió mùa mùa hạ) và gió mùa Đông Bắc (gió
mùa mùa đông) nên độ ẩm cũng luôn ở mức 79,5 %.
Bảng 2.5: Nhiệt độ và lượng mưa tại thành phố Hồ Chí Minh
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Trung bình cao


0

C

32 33

34

34

33

32

31

32

31

31

30

31

Trung bình thấp

0


C

21 22

23

24

25

24

25

24

23

23

22

22

Lượng mưa

mm 14 4

12


42

220 331 313 267 334 268 115 56

(Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Luân Đôn, 2004)

5


2.3.3 Chuồng trại
Chuồng trại được phân làm 3 khu rõ rệt. Khu chuồng nuôi, khu nuôi bê và khu
vắt sữa, chúng được nối với nhau bằng đường đi bê tông và có hàng rào bằng sắt ống.
Khu vắt sữa, được trang bị hiện đại kiểu xương cá, mỗi dãy 15 máy vắt sữa , tuy
nhiên hiện nay chỉ sử dụng 20 máy, các máy khác do hư hỏng nên không sử dụng. Do
được trang bị hiện đại với 2 dãy vắt nên việc vắt sữa tương đối nhẹ nhàng, nhanh hơn
và vệ sinh hơn. Thông thường việc vắt sữa kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ, ngày vắt
sữa hai lần, buổi sáng từ 5 giờ đến 6 giờ, buổi chiều từ 15 giờ đến 16 giờ. Lối đi lại
được thiết kế khoa học nên thuận tiện cho việc lùa bò đi vắt sữa do đó việc lẫn lộn
giữa các nhóm bò (phân theo năng suất sữa) là ít khi xảy ra. Tuy nhiên do vắt cùng lúc
với số lượng lớn nên công nhân không thể theo sát từng cá thể do đó xảy ra tình trạng
vắt sữa quá cạn kiệt hoặc không hết sữa, tuy rằng điều này hiếm khi xảy ra nhưng cũng
cần chú ý, đồng thời trong hệ thống vắt sữa có thiết bị đo sản lượng sữa từng cá thể
nhưng vì lý do thiếu nhân công và việc vắt sữa quá gấp gáp này nên không thể thực
hiện được theo thiết kế. Điều kiện vệ sinh trước và sau vắt sữa tương đối tốt do được
sự hỗ trợ từ hệ thống máy móc hiện đại với máy bơm, hút công suất lớn thuận lợi cho
việc súc rửa hệ thống bằng thuốc tẩy.
Khu nuôi bê được xây dựng cách biệt với khu chuồng nuôi, bê con được nuôi
tách mẹ từ ngày đầu tiên, sữa cho bê con được lấy từ nguồn sữa của bò mẹ mới sinh,
đang trong giai đoạn cho sữa đầu và bò đang cho sữa ở giai đoạn cuối. Chuồng nuôi bê

là chuồng lồng cá thể, bao gồm 2 mức độ, cao 1 m và cao 0,5 m. Ngoài ra còn có khu
vực nuôi bê dưới nền chuồng, đối với các con có số tháng lớn hơn. Chuồng lồng được
xây dựng bằng sắt, phía dưới lót palet để tiện việc vệ sinh cho bê con.
Khu chuồng nuôi được xây dựng hiện đại với mái tôn có lớp cách nhiệt, rào
chắn làm bằng sắt ống với đường kính lớn tuy nhiên hiện nay đã xuống cấp đồng thời
việc tu sửa, bảo trì cũng chưa được quan tâm đúng mực. Dãy chuồng được xây dựng
theo hướng Bắc – Nam thuận lợi cho việc cung cấp ánh sáng đầy đủ cho tất cả các ô
chuồng nuôi, tuy nhiên có nhược điểm là mái chuồng có độ cao lớn, nhằm mục đích
thông thoáng tốt, nên mưa to kèm gió lớn thường tạt vào khu chuồng nuôi gây khó
khăn cho gia súc và công nhân chăm sóc. Nền chuồng được tráng bằng xi măng, thời
gian đầu có sử dụng xơ dừa làm chất độn chuồng (Nguyễn Xuân Trường, 2006) nhưng
6


hiện nay thì không sử dụng nữa. Nền chuồng không có độ dốc, bất tiện trong việc giữ
vệ sinh cho gia súc đồng thời việc tồn đọng nhiều phân trong chuồng dễ gây bệnh về
chân móng cho gia súc. Việc vệ sinh, dọn phân được tiến hành một lần trong ngày,
bẳng máy kéo, rất hiện đại và nhanh chóng, nhưng sau đó thường gây ra tình trạng nền
chuồng trơn trượt làm gia súc thường té ngã. Máng ăn được xây dựng dọc theo dãy
chuồng theo kiểu chuồng 2 dãy đối đầu với phần máng ăn nằm ở giữa. Với chiều cao
70 cm, chiều rộng 55 cm thì thỏa mãn nhu cầu ăn uống thoải mái cho gia súc, đồng
thời việc cho ăn được thực hiện cơ giới hóa một phần, xe cơ giới bỏ cỏ xuống tận nơi,
công nhân chỉ việc đưa vào máng, nên việc cho ăn cũng tương đối nhẹ nhàng. Máng
uống được xây dựng ngay trong khuôn viên ô chuồng, mỗi ô có 2 máng uống là đủ để
phục vụ nhu cầu về nước của gia súc, tuy nhiên như nói ở trên, do tình hình vệ sinh
kém nên nước hầu như trong tình trạng không đủ tiêu chuẩn về nước uống cho bò sữa,
tương đương nước uống của người, vì thường lẫn phân vào trong máng uống.
Khu vực kỹ thuật, thú y không được xây dựng riêng mà hiện nay đang sử dụng
một ô chuồng điều trị, có chuồng ép, để làm nơi chứa thuốc và điều trị gia súc.
Bê nhỏ (♂♀)


Bê >12

Điều trị

Bò tơ

Bò mang

tháng (♀)

Bò chờ phối

thai
HÀNH LANG CHO ĂN

Bò cạn sữa

Bò sữa 3

Bò gầy ốm

Bò sữa 1

Bò sữa 2

Sơ đồ 2.1 Bố trí các ô chuồng nuôi tại trại Delta
Ở sơ đồ 2.1, chúng tôi ghi chú thêm như sau:
Bò sữa 1: Bò đang khai thác sữa trên 10 kg/con/ngày
Bò sữa 2: Bò đang khai thác sữa từ 7 đến 10 kg/con/ngày

Bò sữa 3: Bò đang khai thác sữa dưới 7 kg/con/ngày
Bò cạn sữa: là bò vừa cạn sữa
Bò mang thai: bao gồm 2 nhóm nhỏ. Bò tơ mang thai lần đầu và bò mang thai
nhưng không khai thác sữa.
2.3.4 Nhân công, lao động và kỹ thuật viên tại trại
Nhân công thuộc bộ phận chăn nuôi bao gồm: 1 trại trưởng (trưởng bộ phận), 2
kỹ thuật viên phụ trách chăm lo sức khỏe cho gia súc, gieo tinh, khám thai và đỡ đẻ, 3

7


nhân công vắt sữa, 3 nhân công chăm sóc bò (cho ăn cỏ và thức ăn hỗn hợp), 2 nhân
công cào phân, 1 kỹ thuật viên chăm sóc bê.
2.3.5 Tổng quan về thức ăn cho gia súc tại trại Delta
2.3.5.1 Thức ăn hỗn hợp
Trại Delta sử dụng loại thức ăn hỗn hợp của công ty VINA, số hiệu 901
Bảng 2.6 Thành phần hóa học, dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp, VINA 901
Protein thô (CP)

15 %

Xơ thô (CF)

15 %

Năng lượng trao đổi (ME)

2300 Kcal

Ẩm độ


14 %

Ca

1 -2 %

P

0,5 %

NaCl

1–2%

2.3.5.2 Thức ăn thô xanh
Hiện nay thức ăn thô xanh (cỏ) đang sử dụng tại trại chủ yếu là cỏ tự nhiên tại
khu vực trại và cỏ Ruzi, cũng được trồng tại trại dành riêng cho bò đang cho sữa ở
mức sản lượng trên 7 kg sữa/con/ngày. Ngoài ra, tại trại còn sử dụng bã dứa, cỏ ủ để
bổ sung vào khẩu phần tuy nhiên số lượng không đáng để và cũng không được liên
tục.
Cỏ tự nhiên là hỗn hợp các loại cỏ hòa thảo, chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ
mật,… Cỏ tự nhiên mọc trên các mương, bờ ao,…cỏ tự nhiên có thể sử dụng cho bò
sữa ngay trên đồng hoặc thu cắt về cho ăn tại chuồng nuôi. Thành phần dinh dưỡng và
chất lượng cỏ tự nhiên biến động rất lớn và tùy thuộc vào mùa vụ trong năm, nơi cỏ
mọc, giai đoạn phát triển của cỏ khi thu cắt. (Thức ăn bò sữa, Nguyễn Xuân Trạch)
Cỏ Ruzi (Brachiara ruziziensis) là loại cỏ hòa thảo lâu năm thân bò, thân và
cành nhỏ, có nhiều lá, thân và là có lông mịn, cỏ có thể cao đến một mét. Rễ chùm,
phát triển mạnh và bám chắc vào đất. Cỏ Ruzi có khả năng chịu giẫm đạp cao nên có
thể trồng làm bãi chăn thả cho gia súc. Cỏ Ruzi phát triển được trên nhiều loại đất

khác nhau, cho năng suất cao nơi đất giàu dinh dưỡng, đất thoát nước tốt, nơi có lượng
mưa cao, phản ứng mạnh với phân bón, đặc biệt là phân đạm. Loại cỏ này không sinh
trưởng tốt ở vùng đất nghèo dinh dưỡng, úng nước hay những nơi mùa khô kéo dài.
8


Năng suất xanh của cỏ Ruzi có thể đạt 80 tấn/hecta/năm, tuy nhiên, chỉ tiêu kỹ thuật
tại trại đưa ra chỉ 30 tấn/hecta/năm.
Cỏ Ruzi thích hợp được gieo trồng vào đầu mùa mưa, tại Delta cũng đã thực
hiện tốt việc này, trong thời gian chúng tôi làm đề tài thì trại cũng đang trồng mới một
số cỏ Ruzi. Cỏ Ruzi có thể được trồng bằng khóm hay bằng hạt, tại trại sử dụng
phương pháp trồng bằng hạt, trước khi trồng phải xử lý hạt bằng cách ngâm vào nước
ấm trong 15 phút, sau đó vớt ra, cho vào nước lạnh thêm 60 phút nữa, cuối cùng vớt ra
và đem gieo, hạt được gieo theo hàng, lấp đất mỏng. Mỗi hecta cần 4-5 kg hạt giống,
tuy nhiên tại trại thì sử dụng 9 kg hạt giống/hecta. Cỏ Ruzi có thể sử dụng làm thức ăn
xanh, cỏ khô hay ủ chua đều tốt, cắt lứa đầu 40 ngày sau khi gieo, các lứa tiếp theo cắt
35 ngày cách mặt đất từ 5-10 cm. Tại trại cũng theo kỹ thuật này.
Vỏ và đọt dứa cũng được sử dụng làm thức ăn bổ sung tại trại, tuy không thường
xuyên và số lượng cũng không đáng kể. Nhóm dứa này được nhập về tại từ công ty
Nước Giải Khát Delta (Long An) do đó không tốn chi phí thu mua, mục đích chính
của việc cho ăn dứa là tận dụng phụ phế phẩm của nhà máy Delta, đồng thời giảm chi
phí thức ăn xuống chút đỉnh. Vỏ và đọt dứa chứa nhiều đường nhưng lại thiếu protein
và xơ. Do đó không nên sử dụng vỏ và đọt dứa thay thế hoàn toàn thức ăn thô xanh,
mặt khác trong vỏ dứa có chất bromelin nên khi bò sữa ăn nhiều sẽ bị rát lưỡi. Tốt nhất
là nên cho ăn 10-15 kg/con/ngày và chia làm nhiều lần trong ngày.
Dứa có tên khoa học là Ananas, có 3 loài là Queen, Cayenne và Spanish. Dứa
được trồng tại trại và cho gia súc ăn là loại Spanish, hay còn gọi là dứa ta, trồng được
ở mọi miền đất nước, kể cả vùng đất khô cằn, đất phèn chua (trại Delta). Spanish có lá
xanh nhạt, hơi ửng đỏ, quả hình trụ, mắt to, hố mắt sâu, vỏ quả dày, khi chín màu vàng
cam, thịt vàng nhạt, có nhiều xơ, lắm nước, ngọt ít (Nutifood)


9


Bảng 2.7 Thành phần hóa học, dinh dưỡng thức ăn thô xanh sử dụng tại trại
Delta
Tên thức ăn

Vật chất

Protein thô

Xơ thô

Năng lượng trao

khô (DM)

(CP)

(CF)

đổi (ME)

%

%

%


Kcal

21,00

2,10

5,99

453,00

22,43

2,91

7,11

455,00

Cỏ tự nhiên hỗn hợp (mùa
mưa) vùng Đông Nam Bộ
Cỏ Ruzi

(Nguồn: Võ Văn Sự, 1996. Thức ăn cho gia súc nhai lại)
2.4 TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHOKCHAI (THÁI LAN)
Trại Chokhai là một trại lớn với tổng đàn trong khoảng 5000 con, trong đó duy
trì khai thác sữa là 2000 con. Bò được vắt sữa 3 lần/ngày, trung bình khoảng 18
lít/con/ngày, tổng sản lượng sữa thu được tại trại là khoảng 30 tấn sữa/ngày. Ngoài ra
còn có khoảng 3000 bê, bò tơ, bò hậu bị để thay thế cho đàn bò sinh sản hiện tại.
Bảng 2.8 Cơ cấu đàn trại Chokchai
Tháng tuổi Số lượng Tỉ lệ %


STT

Nhóm

1

Bê < 3 tháng tuổi

<3

500

11,11

2

Bê 4 - 8 tháng tuổi

4–8

800

17,78

3

Bò hậu bị

8 – 14


400

8,89

4

Bò tơ

15 – 18

300

6,67

5

Bò tơ mang thai

15 – 24

500

11,11

6

Bò sinh sản

> 24


2000

44,44

4500

100,00

Tổng đàn
(Nguồn: www.chokchaifarm.com)

Các tiêu chuẩn của bò được bán làm giống của trại Chokchai:
- Máu Holstein Friesian trên 75 %
- Tuổi từ 18 -24 tháng tuổi
- Cân nặng tối thiểu là 300 kg
- Mang thai từ 3-6 tháng
- Được gieo tinh nhân tạo từ bò đực Holstein Friesian thuần

10


2.5 TỔNG QUAN VỀ GIỐNG BÒ SỮA HOLSTEIN FRIESIAN
Bò Holstein Friesian có nguồn gốc từ Hà Lan, màu lông lang trắng đen, thông
thường có 6 điểm trắng đó là trước trán, đuôi và bốn chân. Hình thể của bò Holstein
Friesian tương đương với hình thể chuẩn của bò chuyên sữa là có dạng hình nêm, đầu
thanh nhẹ, bầu vú với tĩnh mạch vú to, rõ, ngoằn ngoèo. Đây là giống bò cho sản
lượng sữa cao nhất và được nuôi với tỉ lệ cao nhất hiện nay trên thế giới. Khối lượng
bò đực khoảng 800 - 1100 kg, con cái 500 - 800 kg. Sản lượng sữa trung bình 6000 8000 kg sữa/chu kỳ 305 ngày, tỉ lệ mỡ sữa là 3,5 - 4 %.
Năng suất sữa của bò Holstein Friesian biến động rất nhiều theo điều kiện tự

nhiên, chăm sóc, nuôi dưỡng và cả theo kết quả chọn lọc của nhiều nước. Bò Holstein
Friesian chịu nóng, chịu đựng kham khổ kém, dễ nhiễm bệnh tật đặc biệt là bệnh ký
sinh trùng đường máu và sản khoa.
2.6 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SỮA
2.6.1 Yếu tố di truyền
Bò sữa khởi đầu không có được sản lượng sữa cao như hiện nay, để có được kết
quả như vậy con người đã không ngừng chọn lọc qua nhiều đời, nhiều thế hệ. Những
giống bò chuyên sữa hiện nay có sản lượng cao hơn rõ rệt so với nhóm bò kiêm dụng
thịt sữa và nhóm bò chuyên thịt, tuy nhiên sự khác biệt cũng rất rõ rệt giữa các cá thể
trong cùng một giống bò chuyên sữa, thậm chí trong cùng một đàn. Điều đó chứng tỏ
hệ số di truyền của sản lượng sữa là ở mức trung bình chứ không có hệ số cao như chất
lượng sữa, điển hình là hàm lượng chất béo trong sữa (Phạm Trọng Nghĩa, giáo trình
giống đại cương).
Bảng 2.9 Thành phần dưỡng chất trong sữa của một số giống bò
Giống bò

Vật chất khô (%) Béo (%) Protein (%)

Brown Swiss

12,69

3,80

0,55

Holstein Friesian

11,91


3,56

0,53

Jersey

14,15

5,00

0,63

Tuổi của gia súc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích sản xuất sữa của
chúng, thông thường sức sản xuất sữa tăng lên theo tuổi, đạt đến đỉnh sau đó lại giảm
11


dần. Sức sản xuất sữa của chu kỳ cho sữa đầu tiên không phải là chu kỳ có sản lượng
cao nhất, thường đạt 60 - 65 % so với sản lượng ở đỉnh cao tại chu kỳ thứ tư hay thứ
năm. Sự gia tăng sản lượng sữa theo từng chu kỳ được giải thích là cùng với sự phát
triển của tuổi thì các tuyến sữa, bầu vú có sự gia tăng về số lượng và chất lượng cho
đến khi đạt sản lượng cao nhất, giữ ổn định vài chu kỳ và rồi lại giảm dần.
Thể trọng của thú: sức sản xuất sữa của thú còn phụ thuộc không ít vào trọng
lượng cơ thể của thú. Thông thường, thú có trọng lượng lớn hơn sẽ có khả năng cho
sữa cao hơn thú có trọng lượng nhỏ hơn, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc
thú có trọng lượng cao nhất thì sẽ có sản lượng sữa cao nhất
Do đó để đánh giá về sức cho sữa của thú điều tất yếu phải xét đến đầu tiên là
phẩm giống, sau đó mới xét đến trọng lượng của gia súc, đồng thời không quên xem
xét sự phát triển của các cơ quan, bộ phận có liên quan mật thiết đến sự sản xuất sữa
như bầu vú, tuyến vú và tĩnh mạch vú.

2.6.2 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố ngoại cảnh đầu tiên và quan trọng nhất tác động mạnh mẽ
lên sự tiết sữa của gia súc vì các nguyên liệu tạo sữa xuất phát từ dinh dưỡng trong
thức ăn, nếu cho ăn không đủ theo các nhu cầu thì bò sữa sẽ vận động chất dinh dưỡng
trong cơ thể để duy trì mức sản lượng sữa này, tuy nhiên chất dinh dưỡng trong cơ thể
là có hạn, nếu bị thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài thì sức khỏe của gia súc sẽ giảm
sút kéo theo đó là sự đi xuống rõ rệt của năng suất sữa (Nguyễn Xuân Trạch, giáo trình
chăn nuôi trâu bò)
Chúng ta có thể sử dụng tiêu chuẩn của NRC (1988) để đánh giá mức dinh
dưỡng mà gia súc thu nhận đã đủ hay còn thiếu, cần cung cấp thêm.
Bảng 2.10 Nhu cầu cho duy trì và tăng trưởng
Trọng lượng

Vật chất khô (DM)

Năng lượng trao đổi (ME)

Đạm thô (CP)

(kg)

(kg)

(Mcal)

(g)

350

8,20


17,87

985,00

400

9,74

20,36

1.169,00

450

11,56

23,12

1.387,00

500

13,73

26,15

1650,00

(Nguồn: National Research Council, 1988)

12


Bảng 2.11 Nhu cầu mang thai
Trọng lượng

ME

CP

(kg)

(Mcal)

(g)

300

2,70

433,00

350

2,97

509,00

400


3,25

572,00

450

3,54

632,00

500

3,84

689,00

(Nguồn: National Research Council, 1988)
Bảng 2.12 Nhu cầu sản xuất 1 kg sữa
Béo

ME

CP

(%)

(Mcal)

(g)


3,50

1,15

84,00

(Nguồn: National Research Council, 1988)
2.6.3 Nhu cầu nước uống
Nước trong cơ thể có tác động lớn đến quá trình trao đổi chất và sản xuất sữa,
hàm lượng nước trong cơ thể của tương đối ổn định. Theo Nguyễn Xuân Trạch, khi cơ
thể mất hết toàn bộ mỡ và một nửa lượng protein trong cơ thể thì vẫn tồn tại, tuy nhiên
nếu mất 10 % lượng nước có thể dẫn đến tử vong. Nhu cầu nước cho gia súc phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như bản chất thức ăn, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và tình trạng sinh lý
của cơ thể. Có mối quan hệ giữa vật chất khô thu nhận và nhu cầu về nước, bò trưởng
thành không tiết sữa cần 3 - 8,5 kg nước đối với mỗi kg vật chất khô, và nhu cầu này
tăng thêm 50 % ở bò đang mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối. Bò đang tiết sữa cần
cung cấp 3 – 4 kg nước cho mỗi kg sữa sản xuất. Nước cung cấp cho bò sữa yêu cầu
phải sạch và ngon, đủ tiêu chuẩn chất lượng và số lượng cần thiết. Do đó, tốt nhất nên
cho gia súc uống nước tự do để bản thân chúng tự điều chỉnh lượng nước cần thiết
theo nhu cầu của cơ thể.

13


2.6.4 Môi trường
Sức sản xuất của động vật chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố môi
trường như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm,…các yếu tố này gây ảnh hưởng gián tiếp đến
gia súc thông qua năng suất, phẩm chất của cây thức ăn xanh, chất lượng của thức ăn
hỗn hợp được bảo quản để cung cấp cho vật nuôi và tác động trực tiếp qua đáp ứng
của cơ thể gia súc với sự thay đổi điều kiện môi trường.

Có nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng sữa của gia
súc, nhưng yếu tố dễ nhận thấy nhất, ảnh hưởng nhanh mạnh đến gia súc là nhiệt độ,
lượng mưa, độ ẩm.
Bò Holstein Friesian có nguồn gốc từ Hà Lan, là một nước ôn đới, với khí hậu
lạnh khô, do đó khi đưa về Việt Nam, vùng nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm chắc chắn
sẽ gây trở ngại không ít.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiệt độ trung bình trong năm là khoảng 27 0C, khi
thấp nhất chỉ đạt 21 0C, lượng mưa trung bình là 1900 mm/năm, với lượng mưa cao
như vậy nên độ ẩm đạt trị số trung bình là 79,5 %, khi thấp nhất cũng chỉ xuống đến
74,5 %. Do đó, nếu trong điều kiện trung bình tại khu vực này (27 0C, độ ẩm 79,5%)
thì bò sữa cũng trong tình trạng báo động.
Chỉ số nhiệt ẩm, hay còn gọi là THI (Temperature Humidity Index) ở thành phố
HCM trung bình đạt khoảng 79,3 (Đinh Văn Cải, Hồ Quế Anh, Nguyễn Văn Trí, Ảnh
hưởng của stress nhiệt đến bò lai hướng sữa và bò Hà Lan thuần nhập nội nuôi tại khu
vực phía Nam) là cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn THI = 72 của Dr. Frank Wiersma
(1990) điều này chứng tỏ bò sữa nuôi tại khu vực miền Nam luôn chịu ảnh hưởng lớn
của stress nhiệt lên cơ thể chúng, điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất tiềm
năng của thú. Theo Đinh Văn Cải, Hồ Quế Anh, Nguyễn Văn Trí (1990) thì khi giá trị
THI cao thì các chỉ số sinh lý (nhịp tim, nhịp thở, thân nhiệt) của bò tăng, nhịp thở
tăng nhiều hơn nhịp tim và các chỉ số này ở bò thuần luôn cao hơn nhóm bò lai. Như
vậy khí hậu nóng ẩm ở khu vực thành phố HCM không thích hợp cho nuôi bò HF
thuần và bò lai có tỉ lệ máu HF cao.
THI = (nhiệt độ bầu khô (0C))+ (0,36 x nhiệt độ bầu ướt (0C)) + 41,2

14


×