Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG TRÊN ĐÀN HEO NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI HEO GIỐNG CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.43 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG TRÊN ĐÀN HEO NÁI
SINH SẢN TẠI TRẠI HEO GIỐNG CỦA TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH TÚ
Lớp
: TC03TYVL
Ngành
: THÚ Y
Khóa
: 2003-2008

Tháng 03 năm 2009


XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG TRÊN ĐÀN HEO NÁI SINH SẢN
TẠI TRẠI HEO GIỐNG CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN
GIAO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

Tác giả

NGUYỄN THANH TÚ



Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng bác sĩ
Ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. TRẦN VĂN DƯ

Tháng 03/2009
i


LỜI CẢM TẠ
● Con xin mãi ghi nhớ công ơn của ba mẹ đã hết lòng yêu thương, chăm
sóc, nâng đỡ và động viên con để con có được ngày hôm nay.
● Xin chân thành biết ơn:
○ Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
○ Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
○ Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long.
○ Toàn thể Quý Thầy Cô.
Đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
● Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
○ Th.S. Trần Văn Dư
Đã hết lòng chỉ dạy, động viên, giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp.
● Xin chân thành cám ơn:
○ Ban lãnh đạo trại thực nghịêm Trường Đại Học Nông Lâm.
○ Các cô chú, anh chị đã và đang công tác tại trại thực nghịêm Trường Đại
Học Nông Lâm. TP.Hồ Chí Minh.
Đã hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian

thực tập tốt nghiệp.
● Chân thành cảm ơn và gởi lời chúc tốt đẹp đến toàn thể các bạn trong và ngoài
lớp đã cùng chia sẻ, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

ii


TÓM TẮT BÁO CÁO
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 32 nái sinh sản tại trại heo giống của Trung
Tâm Nghiên Cứu và Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 08/2008 đến 03/2009 được kết quả như sau:
Về số ngày lên giống
Đối với nái rạ số ngày phối thích hợp nhất là 3 ngày sau khi lên giống
Đối với nái tơ số ngày phối thích hợp nhất là 4 ngày sau khi lên giống
Về thân nhiệt
Đối với nái rạ thân nhiệt trung bình ngay thời điểm phối là 39,26 oC
Đối với nái tơ thân nhiệt trung bình ngay thời điểm phối là 39,13oC
Sự khác bịêt về thân nhiệt ngay thời điểm phối khác nhau có ý nghĩa về thống
kê (P<0,05)
Về độ pH âm đạo
Đối với nái rạ pH trung bình ngay thời điểm phối là 6,62
Đối với nái tơ PH trung bình ngay thời điểm phối là 6,53
Sự khác bịêt về pH ngay thời điểm phối khác nhau có ý nghĩa về thống kê
(P<0,05)
Về điện trở âm đạo
Đối với nái rạ địên trở trung bình ngay thời điểm phối là 345,83Ω
Đối với nái tơ địên trở trung bình ngay thời điểm phối là 353,75Ω
Sự khác bịêt về điện trở ngay thời điểm phối khác nhau không có ý nghĩa về
thống kê (P>0,05)
Về tỷ lệ thụ thai

Có 24 nái rạ lên giống và được phối và có 21 con đậu thai, chiếm tỷ lệ 87,5%
Có 8 con nái hậu bị lên giống, phối đậu thai 6 con chiếm tỷ lệ 75%.
So với kết quả đậu thai ở những năm trước đây thì kết quả của chúng tôi cao
hơn. (Theo sổ sách của Trung Tâm Nghiên Cứu, Chuyển Giao Khoa Học Công Nghệ
thì kết quả thụ thai = 78%)

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT BÁO CÁO................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
U

1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục đích ....................................................................................................................1
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN...............................................................................................2
2.1. Đại cương về cơ quan sinh dục thú cái.....................................................................2
2.1.1. Âm hộ ....................................................................................................................2
2.1.2. Âm đạo ..................................................................................................................3
2.1.3. Cổ tử cung .............................................................................................................3
2.1.4. Tử cung..................................................................................................................3
2.1.5. Sừng tử cung..........................................................................................................3
2.1.6. Ống dẫn trứng........................................................................................................4
2.1.7. Buồng trứng...........................................................................................................4

2.2. Sự phát triển của nang noãn .....................................................................................4
2.2.1. Động thái phát triển của nang noãn ở buồng trứng ...............................................4
2.3. Tuổi thành thục.........................................................................................................6
2.3.1. Định nghĩa .............................................................................................................6
2.3.2. Chu kỳ lên giống....................................................................................................6
2.3.3. Các giai đoạn của quá trình động dục ...................................................................6
2.3.3.1 Giai đoạn trước động dục ....................................................................................6
2.3.3.2. Giai đoạn động dục.............................................................................................7
2.3.3.3. Giai đoạn sau động dục ......................................................................................7
2.3.3.4 Giai đoạn nghỉ ngơi .............................................................................................7
iv


2.3.4. Các biến đổi của cơ thể khi biểu hiện động dục...................................................8
2.4 Quá trình thụ tinh ở thú cái........................................................................................9
2.5. Quá trình phát triển của thai ...................................................................................10
2.6. Sự mang thai...........................................................................................................10
2.7. Những yếu tố cấu thành sức sinh sản .....................................................................12
2.8. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái............................................15
2.9. Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của heo..........................................16
2.9.1. Một số biện pháp làm tăng xuất noãn..................................................................17
2.9.2. Thời gian chờ phối sau cai sữa ............................................................................17
2.10. Xác định thời điểm phối giống .............................................................................18
2.10.1 Phương pháp khảo sát sự lên giống để phối giống ............................................18
2.10.2. Đo thân nhiệt .....................................................................................................20
2.10.3. Đo pH ...............................................................................................................20
2.10.4. Đo điện trở .......................................................................................................21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .....................................22
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT ............................................................22
3.1.1. Thời gian .............................................................................................................22

3.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................22
3.2 SƠ LƯỢC VỀ TRẠI THỰC NGHIỆM..................................................................22
3.2.1 Vị trí và nhiệm vụ của trung tâm .........................................................................22
3.2.2. Cơ cấu đàn...........................................................................................................22
3.2.3. Bố trí khảo sát......................................................................................................23
3.2.4. Điều kiện chuồng trại nơi khảo sát......................................................................23
3.2.5 Điều kiện vệ sinh trong thời gian thực tập ...........................................................25
3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT......................................................................................25
3.4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................................25
3.4.1 Nội dung khảo sát .................................................................................................25
3.4.2 Phương pháp khảo sát...........................................................................................26
3.4.2.1. Xác định thời điểm phối giống thích hợp bằng cách quan sát .........................26
3.4.2.2. Đo nhiệt độ trước thời điểm phối giống thích hợp bằng nhiệt kế ....................26
3.4.2.3. Đo pH ngay thời điểm phối giống thích hợp bằng giấy đo pH........................26
v


3.4.2.4. Đo điện trở ngay thời điểm phối giống thích hợp bằng điện trở......................26
Chương 4 KẾT QỦA THẢO LUẬN .........................................................................28
4.1. TỔNG KẾT CHỈ SỐ NHIỆT ĐỘ, pH. ĐIỆN TRỞ...............................................28
4.2. ĐO THÂN NHIỆT XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP ........32
4.3 ĐO pH NGAY THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP ...................................34
4.4. ĐO ĐIỆN TRỞ NGAY THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP......................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................38
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................38
5.1.1. Nhiệt độ ...............................................................................................................38
5.1.2. pH ........................................................................................................................38
5.1.3. Điện trở................................................................................................................38
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................39
TÀI LỊÊU THAM KHẢO...........................................................................................40


vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Mối liên hệ giữa tuổi cai sữa heo con và thời gian lên giống lại của heo nái
sau cai sữa......................................................................................................................14
Bảng 2.2. Hàm lượng khí tối đa trong chuồng..............................................................16
Bảng 4.1. Bảng tổng kết thân nhiệt , pH, điện trở trên nái rạ ......................................28
Bảng 4.2 Bảng tổng kết thân nhiệt, pH, điện trở trên nái hậu bị ..................................30
Bảng 4.3. Bảng theo dõi thân nhiệt âm đạo lúc phối trên nái rạ...................................32
Bảng 4.4. Bảng theo dõi nhiệt độ âm đạo lúc phối trên nái hậu bị ...............................33
Bảng 4.5. Bảng theo dõi pH âm đạo lúc phối trên nái rạ ..............................................34
Bảng 4.6. Bảng theo dõi pH âm đạo lúc phối trên nái hậu bị .......................................35
Bảng 4.7. Bảng theo dõi điện trở âm đạo lúc phối trên nái rạ ......................................36
Bảng 4.8. Bảng theo dõi điện trở âm đạo lúc phối trên nái hậu bị...............................37
Bảng 4.9. Bảng theo dõi tỷ lệ đậu thai ..........................................................................37

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ quan sinh dục heo cái................................................................................2
Hình 2.2: Sự phát triển của nang noãn (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006)
.........................................................................................................................................4
Hình 2. 3. Nang trứng trưởng thành................................................................................5

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, trong xu thế phát triển và hội nhập vào nền kinh tế mới, nhu cầu
lương thực thực phẩm của con người ngày được nâng cao về chất lượng và số lượng,
do đó đòi hỏi ngành chăn nuôi phải có những bước thay đổi để đáp ứng nhu cầu cần
thiết trên, trong đó ngành chăn nuôi nói chung cụ thể là chăn nuôi heo nói riêng đóng
vai trò quan trọng.
Việc chạy theo thị trường như vậy đã thúc đẩy các nhà chăn nuôi áp dụng nhiều
biện pháp kỹ thuật tiên tiến để gia tăng năng suất và việc quan tâm đến sự sinh sản của
đàn heo bắt đầu được chú trọng nhiều hơn về mặt kỹ thuật và phương pháp.
Thực tế cho thấy việc nuôi heo sinh sản đã mang lại cho người chăn nuôi nguồn
thu nhập đáng kể, tuy nhiên không dễ dàng nếu chúng ta không phát hiện được đúng
thời điểm phối giống thì có thể làm ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế, thời gian cho nhà
chăn nuôi: cho con ít, phối giống không đậu, nái dễ bị loại thải, thời gian chăn nuôi
kéo dài thu nhập ít…
Đứng trước thực trạng trên, cũng như để hiểu biết thêm về thực tế và hiểu rõ
hơn về vấn đề xác định thời điểm phối giống, được sự đồng ý của bộ môn Nội dược
của khoa Chăn Nuôi Thú Y trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, dưới
sự hướng dẫn của Thạc Sĩ Trần Văn Dư với sự giúp đỡ của trại heo giống của trường
đại học Nông Lâm, chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định thời điểm phối giống trên
đàn heo nái sinh sản tại trại heo giống của Trung Tâm Nghiên Cứu và Chuyển
Giao Khoa Học Công Nghệ Trường Đại Học Nông Lâm”.
1.2 Mục đích
Xác định thời điểm rụng trứng, phối giống thích hợp để đạt năng suất cao.
1.3 Yêu cầu
Xác định thời gian lên giống của heo nái sau khi cai sữa.
Xác định thời điểm phối giống thích hợp nhất.
1



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Đại cương về cơ quan sinh dục thú cái
Bộ phận sinh dục của thú cái bao gồm: Âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung,
ống dẫn trứng, buồng trứng. Về cấu trúc của thành ống, mỗi phần đường sinh dục gồm
bốn lớp: lớp ngoài cùng là màng tương nối kết với màng phúc mạc của mặt trong
thành bụng; lớp cơ trơn gồm lớp cơ dọc và cơ tròn; lớp dưới màng nhày chứa mạch
máu, dây thần kinh và bạch huyết; lớp màng nhày (màng niêm mạc) lót mặt trong của
đường sinh dục, gồm một lớp tế bào biểu mô có khả năng phân tiết. Lớp màng nhày
cùng với lớp dưới màng nhày được gọi là lớp nội mạc (Trần Thị Dân và Dương
Nguyên Khang, 2006).

Hình 2.1: Cơ quan sinh dục heo cái
2.1.1. Âm hộ
Âm hộ là phần ngoài cùng của đường sinh dục và gồm hai mép âm môn. Mép
âm môn chứa nhiều tuyến tiết chất nhày và tuyến mồ hôi. Gần chỗ tiếp giáp với mép
âm môn có âm vật, đây là bộ phận tương ứng với dương vật của thú đực và được phân
2


bố nhiều đầu mút thần kinh cảm giác. Kích thích âm vật lúc gieo tinh nhân tạo ở bò có
thể tăng tỷ lệ thụ thai 6%.
2.1.2. Âm đạo
Âm đạo có nhiệm vụ tiếp nhận dương vật khi giao phối và lối ra của thai khi
sinh sản. Cũng là nơi bài tiết của nước tiểu.
2.1.3. Cổ tử cung
Cổ tử cung có thành dày và cấu trúc phức tạp. Trong thời gian mang thai, cổ tử
cung ngăn cách tử cung với môi trường bên ngoài bằng cách tạo một vật cản chứa chất
nhày. Hình dạng của tử cung rất khác nhau giữa các loài. Thông thường, thành cổ tử

cung có nhiều gấp nếp đâm tủa vào lòng của cổ tử cung. Ở bò và cừu, vài vòng nhô ra
giống ngón tay đan vào nhau. Ở heo, các vòng xen kẽ hình dạng của dương vật heo
đực.
Vai trò quan trọng của cổ tử cung là tiết chất nhày trong lúc động dục. Trong
lúc mang thai, cổ tử cung ngăn cách với môi trường bên ngoài. Dưới ảnh hưởng của
progesterone, chất nhày có đặc tính như là một chất keo để dán các nếp gấp của cổ tử
cung với nhau, do đó vật lạ không thể xâm nhập vào tử cung.
2.1.4. Tử cung
Tử cung nối liền ống dẫn trứng với tử cung. Ở loài có vú, phân chia 3 loại tử
cung dựa vào hình thái; đó là tử cung hình đôi (thỏ), tử cung sừng kép (bò, heo , ngựa)
và tử cung đơn (không có sừng tử cung như ở loài linh trưởng kể cả con người).
Tử cung được cấu tạo gồm ba phần, ngoài cùng là lớp màng liên kết, ở giữa là
lớp cơ trơn và trong cùng là lớp nội mạc. Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co
thắt, khi có nhiều estrogen trong máu cơ co, khi có nhiều progesterone trong máu thì
cơ mềm. Khi gia súc mang thai sự co thắt của cơ tử cung giảm dưới tác dụng của
progesterone, nhờ vậy phôi có thể bám chặt vào tử cung.
Lớp nội mạc của tử cung có nhiệm vụ tiết các chất nhầy vào lòng tử cung để
giúp phôi phát triển và duy trì sự sống của tinh trùng. Tử cung còn gây thoái hóa thể
vàng nếu thú không mang thai, nhờ vậy mà thú trở lại chu kỳ động dục mới.
2.1.5. Sừng tử cung
Nơi làm tổ cho bào thai, nơi nuôi thai và giúp thai phát triển nhờ lấy dinh
dưỡng qua màng nhau
3


2.1.6. Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng gồm có phễu, phần rộng và phần eo. Phễu được mở rộng ra để
tiếp nhận noãn và có những sợi lông nhung để gia tăng tiếp xúc với buồng trứng khi
xuất noãn.
Vai trò cơ bản của ống dẫn trứng là vận chuyển noãn và tinh trùng đến nơi thụ

tinh trong ống dẫn trứng, tiết các chất để nuôi dưỡng noãn, duy trì sự sống và gia tăng
khả năng thụ tinh của tinh trùng, tiết các chất nuôi dưỡng phôi trong vài ngày trước khi
phôi vào tử cung.
2.1.7. Buồng trứng
Buồng trứng như là một khối u tròn với chức năng cơ bản là tạo giao tử cái
(noãn) và các kích thích tố estrogen, progesterone, oxytocin, relaxin, inhibin và active.
Trên bất cứ nơi nào của lớp nào của vỏ trứng, có thể gặp các loại nang noãn với các
giai đoạn khác nhau. Có 4 loại nang noãn trong buồng trứng là noãn nguyên thủy,
noãn bậc một, nang noãn bậc hai, nang noãn bậc ba và nang Graaf.
2.2. Sự phát triển của nang noãn
2.2.1. Động thái phát triển của nang noãn ở buồng trứng

Hình 2.2: Sự phát triển của nang noãn (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006)
Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006), khi mới sinh ra buồng
trứng của thú đã có sẵn các nang nguyên thủy và nang noãn bậc một cho hoạt động
sinh sản suốt đời. Đến giai đoạn thành thục vể tính trên lớp vỏ buồng trứng, có thể gặp
4


nang noãn với các giai đoạn phát triển khác nhau như nang noãn nguyên thủy, nang
noãn bậc một (sơ cấp), nang noãn bậc hai (thứ cấp) và nang noãn bậc ba có thể trở nên
nổi trội hẳn để chuẩn bị xuất noãn (nang Graaf) (Hình 4).
Quá trình phát triển từ nang noãn nguyên thủy đến nang graaf diễn ra như sau:
Nang noãn nguyên thủy phát triển thành nang noãn bậc một với đặc điểm noãn được
bao bọc bởi một một lớp tế bào biểu mô hình lập phương. Nang noãn bậc một có thể bị
thoái hóa hoặc phát triển thành nang noãn bậc hai nếu trở lên nhạy cảm với FSH. Nang
noãn bậc hai có hai hoặc nhiều lớp tế bào nang nhưng không có xoang nang (khoảng
trống giữa dịch nang). Thông thường, noãn của nang noãn bậc hai được bao bọc bởi
lớp màng trong suốt tương đối dày (vùng trong suốt). Nang noãn có xoang được xem
như nang noãn bậc ba, chứa dịch nang và có thể trở lên trội hẳn để chuẩn bị xuất noãn

(nang graaf). Nang noãn có xoang tương tự như vết phỏng trên bề mặt trứng (Hình 5)
và có thể quan sát bằng mắt trần. Kích thước của nang noãn có xoang biến động
khoảng nhỏ hơn 1mm đến vài cm tùy theo giai đoạn phát triển hoặc biến thái của loài
thú.

Hình 2. 3. Nang trứng trưởng thành

Nang noãn có xoang bao gồm ba lớp; đó là lớp bao ngoài, lớp bao trong và các
tế bào hạt. Lớp bao ngoài là mô liên kết lỏng lẻo. Lớp bao trong sản xuất kích thích tố
androgen dưới ảnh hưởng của hormone LH (kích thích tố thể vàng). Lớp tế bào hạt
tách rời lớp bao trong bởi màng đáy mỏng. Tế bào hạt sản xuất nhiều chất sinh học và
trên bề mặt tế bào có thụ thể tiếp nhận LH. Những chất quan trọng được sản xuất bởi
tế bào hạt là estrogen, inhibin và dịch nang. Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên
5


Khang (2006), sự phát triển đồng thời của một nhóm nang noãn được gọi là sóng nang
noãn. Một đợt sóng nang noãn phát triển qua 3 giai đoạn hay trải qua ba biến cố: gia
nhập, chọn lọc và trội, đồng thời với sự phát triển nang noãn trội là sự thoái biến của
các nang noãn thứ cấp.
2.3. Tuổi thành thục
2.3.1. Định nghĩa
Tuổi thành thục hay trưởng thành sinh dục là tuổi mà cơ quan sinh dục bắt đầu
hoạt động, buồng trứng của thú cái sản sinh noãn bào, dịch hoàn sản sinh tinh trùng và
các tế bào giao tử này có khả năng thụ tinh. Heo cái thành thục tính dục trung bình 6 –
7 tháng tuổi nhưng có sự biến động và chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó giống
và dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến thời điểm động dục lần đầu. Cơ chế tuổi thành
thục trước khi thành thục buồng trứng thú cái tiết ra một ít estradiole và vùng dưới đồi
ít nhạy cảm với với estradiol, do đó tần suất phân tiết GnRH thấp. Khi thú cái gần
thành thục vùng dưới đồi nhạy cảm với estradiol. (Theo Trần Thị Dân và Dương

Nguyên Khang, 2006)
2.3.2. Chu kỳ lên giống
Tuổi động dục đầu tiên trên heo khoảng 7 tháng, thời gian của một chu kỳ động
dục trung bình 21 ngày. Thời gian xuất noãn 24-36 giờ sau khi bắt đầu mê đực.
2.3.3. Các giai đoạn của quá trình động dục
2.3.3.1 Giai đoạn trước động dục
Đây là giai đoạn đầu của quá trình sinh dục, nó thể hiện đầy đủ các hoạt động
về sinh lý, tính thành thục trong đó sự phát triển của noãn bào thành thục nổi rõ lên bề
mặt của buồng trứng, buồng trứng to hơn bình thường, các tế bào của vách ống dẫn
trứng tăng sinh, số lượng lông rung tăng lên. đường sinh dục sung huyết, nhu động
sừng tử cung tăng, mạch quản trong màng nhầy tử cung tăng, các dịch nhầy ở âm đạo
nhiều hơn. niêm dịch tử cung tiết ra kích thích cổ tử cung hé mở, các tuyến trên đường
sinh dục tăng cường hoạt động. giai đoạn này tính hưng phấn chưa tăng cao, dần dần
noãn bào chín, tế bào trứng được tách ra, sừng tử cung co bóp mạnh, cổ tử cung mở
hoàn toàn, bộ phận sinh dục phù thũng, niêm dịch đường sinh dục chảy ra nhiều nhất.
Con vật bắt đầu biểu hiện tính dục, tất cả những thay đổi đó tạo điều kiện tốt nhất cho
tinh trùng thụ tinh với trứng.
6


2.3.3.2. Giai đoạn động dục
Khi gia súc xuất hiện tính dục, tế bào trứng tách khỏi màng bao nang noãn, toàn
bộ cơ thể và cơ quan sinh dục cái biểu hiện hành loạt những biến đổi về sinh lý trong
giai đoạn này những biến đổi về sinh lý so với giai đoạn trước động dục càng rõ rệt
hơn. Bên ngoài âm hộ phù thũng, niêm mạc sung huyết, niêm dịch trong suốt từ âm
đạo chảy ra nhiều hơn. cuối giai đoạn này tính hăng của con thú tăng lên cao độ. Gia
súc ở trạng thái không yên tĩnh, ăn uống giảm rõ, chạy kêu rống, phá chuồng, đứng
ngẩn ngơ hay chồm nhảy lên lưng con khác, đái vắt, thích gần con đực, xuất hiện
những tư thế của phản xạ giao phối. Tất cả những tư thế đó đều tạo điều kiện cho trứng
gặp tinh trùng.

Giai đoạn này nếu trứng gặp được tinh trùng thì chu kỳ sinh dục sẽ ngừng lại,
gia súc cái chuyển sang giai đoạn có thai, sau khi sinh xong thì chu kỳ động dục mới
sẽ xuất hiện trở lại,. trường hợp trứng không được thụ thai thì sẽ chuyển sang chu kỳ
mới. Thời gian của chu kỳ động dục phụ thuộc vào tuổi giống, dinh dưỡng quản lý và
bệnh tật.
2.3.3.3. Giai đoạn sau động dục
Đặc điểm của giai đoạn này là toàn bộ cơ thể và bộ máy sinh dục được khôi
phục lại trạng thái hoạt động sinh lý bình thường, tất cả các phản xạ động đực biểu
hiện về tính dục, tính hưng phấn cũng dần dần mất hẳn, chuyển sang thời kỳ yên tĩnh
hoàn toàn, con vật chịu khó ăn uống.
Trong cơ quan sinh dục cái buồng trứng đã có thể vàng, thể vàng bắt đầu phát
triển và phân tiết progesteron.
Progesteron tác động lên thần kinh trung ương và tuyến yên, lên trung khu sinh
dục, làm thay đổi tính hưng phấn, kết thúc giai đoạn động dục. Niêm mạc trong đường
sinh dục con cái cũng ngưng tăng sinh, các tuyến trong tử cung cũng không phân tiết
niêm dịch, các tế bào biểu mô dần dần bị sừng hoá, các tế bào biểu mô ở tầng nhầy
bong ra, biểu mô hoá sừng trong âm đạo long dần ra để trở lại trạng thái bình thường
và cổ tử cung đóng chặt.
2.3.3.4 Giai đoạn nghỉ ngơi
Đây là giai đoạn dài nhất, các biểu hiện về tính. các biểu hiện về tính của gia
súc ở thời kỳ yên tĩnh hoàn toàn, các cơ quan sinh dục không biểu hiện về hoạt động
7


rất rõ rệt, trong buồng trứng thể vàng teo đi, các noãn bào trong buồng trứng bắt đầu
phát triển lớn dần lên nhưng chưa nổi rõ trên bề mặt buồng trứng, cơ quan sinh dục
như buồng trứng, tử cung âm đạo dần dần có sự thay đổi từ trạng thái của giai đoạn
trước sang trạng thái của giai đoạn này để chuẩn bị cho chu kỳ mới tiếp theo. Lúc này
phết kính kiểm tra niêm dịch âm đạo sẽ xuất hiện những tế bào thượng bì có nhân.
(Trần Tiến Dũng, 2002)

2.3.4. Các biến đổi của cơ thể khi biểu hiện động dục
- Theo Elisasson và Selling (1991) khoảng 20% heo cái hậu bị không biểu lộ
hiện tượng đứng yên khi chịu nọc, vào lúc này có những thay đổi ở âm môn. Điều này
có thể ảnh hưởng do nhiều yếu tố. Ngoài ra, có 2% heo cái dực bị đến tuổi thành thục
có động dục nhưng không xuất noãn, một số ít heo nái có biểu hiện động dục vào
khoảng 2-3 ngày sau khi đẻ nhưng không xuất noãn, đó là do hàm lượng estrogen
huyết tương tăng cao trong quá trình đẻ và dĩ nhiên chúng không đậu thai nếu được
phối giống.
- Theo Trần Thị Dân (2000), phát hiện động dục bằng cách heo nọc hoặc ấn tay
lên lưng heo cái. Heo nọc phát hiện heo cái động dục chủ yếu do thái độ của heo hơn
là do bởi khứu giác của heo nọc bị kích thích. Nếu ấn mạnh tay lên lưng heo để phát
hiện động dục thì nên nhốt heo cái ở tư thế mũi của nó có thể tiếp xúc với mõm của
con nọc, bởi pheronmom của con nọc từ nước bọt có thể truyền qua mũi của con cái để
tăng cường kích thích phản xạ đứng yên.
- Võ Văn Ninh (2001), dấu hiệu heo nái động dục biểu hiện khi được 5-6 tháng
tuổi, heo cái bắt đầu động dục, giống heo nội thường động dục sớm hơn. Lần động dục
đầu tiên thường có thể không rõ, nhưng nói chung có ít trứng rụng. Do đó, chỉ ghi
nhận để dễ phát hịên chu kỳ động dục sắp tới. khoảng cách giữa hai lần động dục là 21
ngày và có khi có biểu hiện động dục kéo dài từ 36 giờ đến 72 giờ. Khi động dục, nái
thường bỏ ăn, hay đi lại ngẩn ngơ trong chuồng, hay gặm máng phá chuồng và chồm
nhảy lên lưng những con khác. Những con bị chồm lên lưng thường bỏ chạy(nếu
không động dục) hoặc có thể đứng yên (đang động dục ở giai đoạn mê ì). Con bị chồm
lên lưng thường hay kêu rên (nếu không động dục) và không kêu rên (khi ở giai đoạn
mê ì).
8


Nái tơ động dục thì âm hộ thường sưng to, đỏ và có nước nhờn trong. Nái rạ khi
động dục âm hộ có thể không sưng, chỉ ửng hồng, và cũng có nước nhờn trong. Đây là
giai đoạn đầu của thời kỳ động dục, giai đoạn này heo nái thường không chịu cho phối

giống. Nếu có phối ép hoặc gieo tinh nhân tạo thì sẽ không hiệu quả hoặc sinh ít con.
Giai đoạn thứ hai của thời kỳ động dục là giai đoạn quan trọng, âm hộ của nái bớt
sưng (gọi là hoa héo), nhăn nheo, tím tái và có nước nhờn đục, dính, khi ấn tay lên
lưng hay mông, nái thường đứng yên, vểnh tai, vểnh đuôi chờ đực phối
2.4 Quá trình thụ tinh ở thú cái
Mặc dù số lượng tinh trùng đưa vào đường sinh dục ở thú cái thường từ 10-20
triệu nhưng số lượng tinh trùng đến vị trí thụ tinh rất ít thường chỉ 10-20 ngàn. Khi
tinh trùng gặp màng ngoài của trứng, chúng công phá màng những lớp ngoài của tế
bào trứng nhờ tiết ra enzym Hyaluronidase từ thể đỉnh của tinh trùng. Khi tinh trùng
xâm nhập vào vùng trong suốt và đến vùng noãn bào, một phần nhỏ của màng ở đầu
tinh trùng hòa lẫn với màng noãn bào và tinh trùng được đưa vào trong. Noãn được thụ
tinh và phát triển thành hợp tử, ngay sau khi hòa lẫn với tinh trùng , màng noãn bào
khử cực nên giảm khả năng xâm nhập của tinh trùng khác . Sự khử cực làm tăng hàm
lượng Ca2+ trong tế bào chất của hợp tử và phóng thích enzym từ hạt vỏ. các enzym
này gây thay đổi cấu trúc glycoprotein của vùng trong suốt để ngăn cản sự xâm nhập
của tinh trùng khác.Sau khi tinh trùng vào trứng, nhiễm sắc thể của trứng và tinh trùng
sẽ duỗi ra và kết hợp với nhau. Thông tin di truyền của bố và mẹ sẽ chuyển các đặc
điểm của hợp tử. Tế bào mới (hợp tử) được hình thành khi sự kết hợp của trứng và tinh
trùng kết thúc. Để có tỷ lệ thụ tinh tối ưu, người chăn nuôi cần phải biết một số vấn đề
liên quan trong thực tiễn. Cả tinh trùng và trứng đều có thời gian sống nhất định, trứng
không thụ tinh sống được 6-12 giờ và tinh trùng có thể sống được 30 giờ trong đường
sinh dục của con cái.
Đối với heo là thú đa thai một lần động dục xuất rất nhiều noãn, khi xác định
thời điểm rụng trứng , lượng tinh trùng vào đúng thời điểm thì tỷ lệ thụ thai cao và làm
tăng số con sơ sinh.

9


2.5. Quá trình phát triển của thai

Hợp tử được phân chia ngay khi nó được tạo nên, đây là một tế bào khổng lồ
với nhiều tế bào chất và nhân nhỏ. Ở heo tế bào bắt đầu phân chia sau 24 giờ, sau khi
thụ tinh 5 ngày, khối tròn chứa tế bào chưa biệt hóa gọi là phôi dâu, sau 1-2 ngày nữa,
phôi nang được thành lập, phôi nang hình cầu với xoang chứa nhiều dịch chất và vẫn
được bao bọc bởi vùng trong suốt. Ở giai đọan tiếp theo, tế bào biệt hóa để tạo các mô
và cơ quan, giai đọan khi phôi hòan tất khi cơ thể đã có hình dáng đặc trưng của lòai
và các cơ quan được tạo, ở gia súc giai đọan phôi chiếm khỏang 20-30% của thai kỳ,
Trong gia đọan còn lại là giai đọan các cơ quan tăng trưởng. (Trần Tiến Dũng, 2002)
2.6. Sự mang thai
Là quá trình mà cơ thể thú mẹ nhận biết bào thai, là phản ứng tương tác giữa
bào thai và cơ thể thú mẹ mà kết quả là cơ thể thú mẹ có sự thay đổi cho bào thai phát
triển thuận lợi. Về mặt nội tiết là ngăn cản sự tiêu biến của hoàng thể thông qua sự
tổng hợp prostaglandin ở nội mạc tử cung. Nghĩa là hàm làm lượng prostaglandin
trong máu của thú mẹ phải được duy trì ở mức cao nhằm mục đích giúp lớp nội mạc tử
cung phát triển và giúp phôi phát triển.
Quá trình hình thành nhau thai khi phôi thai tăng kích thước, tiến trình khuếch
tán để nuôi dưỡng hợp tử không còn thích hợp do đó nhau thai phát triển. Nhau thai
gồm màng của bào thai và phần nhau của thú mẹ.
Phần nhau thai gồm màng đệm, màng niệu, màng ối và dấu vết của túi noãn
hoàng, màng nhung là lớp màng ngoài cùng tiếp xúc trực tiếp với tử cung, màng ối là
lớp trong cùng gần bào thai nhất.
Túi niệu là khoảng trống được tạo bởi hai lớp màng niệu. Còn tuí ối kề cận thai
được gọi là bọc nước thứ 2 để mô tả trình tự khi sinh vì túi niệu được đẩy ra trước, kế
đến là túi ối. Những nhánh của động mạch rốn và tĩnh mạch rốn phân bố ở lớp mô liên
kết giữa màng đệm và màng niệu. Tĩnh mạch đem oxy từ nhau vào thai động mach rốn
đem chất nghèo dinh dưỡng từ thai đến nhau. Hai hệ thống tuần hoàn của mẹ và thai
kề sát nhau ở nơi tiếp giáp của màng đệm và nội mạc tử cung, do đó các chất và oxy
có thể qua lại giữa hai hệ thống. (Theo Trần Thị Dân, Dương Nguyên Khang, 2006).

10



Theo Võ Văn Ninh (1999) sau khi phối giống 21 ngày. Không thấy heo nái động
dục trở lại xem như đã mang thai. Thời gian mang thai, kéo dài từ 114 – 115 ngày (3
tháng 3 tuần 3 ngày).
Nếu nái mang thai nhiều con có khả năng sinh từ ngày 113, nếu ít con có thể sinh
từ ngày 115 đến 118 ngày. Nhưng nếu nái sinh sớm từ 108 trở lại thường rất khó nuôi
con, dù cho có sữa nhưng con rất yếu ớt, sức bú mẹ kém, sức đề kháng kém nên tỷ lệ
nuôi sống rất thấp.
- Trần Thị Dân (2001), thời gian mang thai được tính từ lúc noãn được thụ tinh
cho đến lúc con được sinh ra. Heo thời gian mang thai là 114 ngày (3 tháng 24 ngày).
- Nguyễn Văn Thành (2002), thời gian mang thai của các loài gia súc đều khác
nhau.Trên cùng một giống thì thời gian mang thai tùy thuộc theo từng lứa tuổi, dinh
dưỡng, cách sử dụng, bệnh tật…
- Kết quả thời gian mang thai heo Dukes và Keseth (1979) trên heo trung bình
111 – 116 ngày (Nguyễn Văn Thành trích dẫn)
- Trần Thị Dân (2001), dấu hiệu của nái sắp sinh song song với việc phình to
bụng, tuyến vú phát triển căng đầy và bắt đầu tiết sữa trong vài ngày trước khi sinh.
Âm môn cương lên và thường tiết chất nhầy, hông sụp xuống, gần đến giờ sanh, thú
mẹ trở nên bình tĩnh, ít bồn chồn, tìm nơi vắng vẻ.
- Theo Võ Văn Ninh (1999), nái sắp sinh thường ăn ít hay không ăn, thường có
tiếng kêu rên đặc biệt của nái sắp đẻ, nái thường ùi phá chuồng, nái sắp sanh thường
có thể tăng thân nhiệt, tăng nhịp thở, thường đi lại không yên trong chuồng hay đi
phân, đi tiểu nhiều lần. Nái sắp đẻ phải có âm hộ vú phát triển rõ rệt, nếu có thấy sữa
non rịn ra đầu vú qua hai lỗ tia sữa thì trong vòng 6 giờ nái sẽ hạ thai.
Sự sinh đẻ thường chia làm 3 giai đoạn
- Theo Nguyễn Văn Thành (2002) giai đoạn chuẩn bị trung bình 2 – 6 giờ, giãn
cổ tử cung, lớp cổ tử cung co thắt làm thú rặn, sự co bóp theo hướng sừng tử cung.
- Trần Thị Dân (2001) giai đoạn chuẩn bị trung bình heo 2 – 12 giờ ở giai đoạn
này tử cung co bóp để đẩy thai và bọc nước đến cổ tử cung.

- Theo Trần Thị Dân (2001) Giai đoạn trục bào thai khi cổ tử cung giãn ra, Một
phần bào thai đi qua cổ tử cung vào âm đạo, đồng thời một hoặc cả hai bọc nước vỡ ra
khơi mào cho phản xạ làm các cơ của thành bụng co bóp. Phản xạ co cơ bụng còn do
11


sự hiện diện của một phần thân thể thú non trong âm đạo và trong âm môn thú mẹ. Co
bóp của tử cung và của thành bụng đẩy bào thai đi ra.
- Nguyễn Văn Thành (2002), giai đoạn tống thai ở heo trung bình 0,5 -1 giờ.
Theo Trần Thị Dân (2001), giai đoạn trục nhau thai, thường xảy ra ngay khi sinh.
Thông thường , nhau thai được bài xuất ra ngoài một khoảng thời gian ngắn sau khi
sinh nhưng có thể đi kèm theo thú. Nguyễn Văn Thành (2002) giai đoạn tống nhau ở
heo thường không dễ xác định.
2.7. Những yếu tố cấu thành sức sinh sản
Hiệu quả kinh tế của các nhà chăn nuôi heo sinh sản phụ thuộc rất nhiều vào
sức sinh sản của đàn heo nái. Số con cai sữa của heo nái hàng năm phụ thuộc vào số
lứa đẻ, số con cai sữa …
Như vậy, để nâng cao năng suất sinh sản thì heo nái phải sớm thành thục, tuổi
lứa đẻ đầu sớm, đẻ được nhiều con trong một lứa với số con chọn nuôi cao và đẻ được
nhiều lứa trong một năm.
* Theo Chistenson và Ford (1979), khoảng 10 – 40% heo nái không biểu hiện
động dục đều đặn của các chu kỳ động dục; sau đó, các yếu tố khác như mùa trong
năm, tiếp xúc với nọc, chuồng trại và mật độ nhốt, dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe
thú (Trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996).
- Theo Zimmerman (1981); Hughes (1993), khi cho heo hậu bị tiếp xúc với đực
thì sẽ mau thành thục hơn khi nuôi riêng biệt (Trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996).
- Giống heo có ảnh hưởng đến tuổi thành thục giống lai đạt tuổi thành thục sớm
hơn giống thuần khoảng 11 ngày. Theo Zimmerman (1981) heo hậu bị cái thành thục ở
6 – 8 tháng tuổi. Nhưng hậu bị lai có biểu hiện lên giống đầu tiên sớm hơn heo giống
hậu bị thuần từ 1 – 4 tuần, rụng trứng nhiều hơn và số heo con trên ổ nhiều hơn.

- Theo Nguyễn Thiện và ctv (1997) cho rằng giữa các giống heo ngoại như
Yorkshire, Landrace, Duroc thì Landrace có tuổi thành thục sớm nhất kế đến là
Yorkshire cuối cùng là Duroc.
- Theo Nguyễn Văn Thành (2002), cùng một phái tuổi thành thục cũng thay đổi
theo khí hậu, ngoại cảnh, chăm sóc, quản lý, thức ăn …
- Theo Trần Thị Dân (2001), tuổi thành thục còn thay đổi theo mức dinh dưỡng,
yếu tố di truyền, khí hậu và nhiều yếu tố khác. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng lên
12


tuổi thành thục đã được khẳng định. Heo nái hậu bị với chế độ dinh dưỡng kém sẽ
chậm đạt tuổi thành thục nhưng nếu cung cấp quá mức nhu cầu dinh dưỡng thì gây
tình trạng heo nâng hoặc tuổi thành thục chậm.
Nhiệt độ môi trường có tác động đến tuổi thành thục vào mùa hè nhiệt độ cao
hơn so với nhiệt độ tối ưu của thú, tỉ lệ heo nái đạt tuổi thành thục lúc 9 tháng tuổi thấp
hơn vào mùa đông khoảng 10%. Vai trò quan trọng của heo nọc trong việc kích thích
heo nái hậu bị trưởng thành sinh dục có thể sớm hơn 21 – 37 ngày so với heo hậu bị
nuôi cách li với nọc (Trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996).
- Nguyễn Bạch Trà (2002) và nhiều tác giả khác kết luận rằng các nhà chăn
nuôi heo muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì heo sinh sản phải thành thục sớm và đẻ lứa
đầu ở độ tuổi từ 12 – 14 tháng. Ngoài ra, những yếu tố như dinh dưỡng và chăm sóc
thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là sự lai tạo giống con lai thường có thời gian thành thục
được rút ngắn lại.
* Theo dẫn chứng của Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2002), thời điểm
phối giống quyết định tỉ lệ đậu thai và số heo con đẻ ra trong ổ. Heo thường được phối
giống khi đạt khoảng 110 kg ở chu kỳ động dục lần 2. Đối với heo hậu bị nên phối
khoảng 24 – 48 giờ sau khi có biểu hiện mê đực và 18 – 36 giờ đối với heo nái rạ. (Để
tỉ lệ đậu thai cao người ta phối 2 hay 3 lần cách nhau 12 – 24 giờ)
Thông thường, những heo hậu bị đến 7 tháng tuổi mà chưa có biểu hiện động
dục lần đầu thì không được chọn làm giống. Tuy nhiên, có những hậu bị có tuổi phối

giống lần đầu lúc 8 tháng tuổi vì đó là theo ý muốn của nhà chăn nuôi vào những thời
điểm như: giá cả thức ăn, giá cả xuất bán không ổn định, đó chỉ là tình huống tạm thời
không đem lại lợi nhuận cho nhà chăn nuôi.
- Theo Võ Văn Ninh (1999), heo nái cần phải biểu hiện động dục lần đầu.
Cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, lộ rõ hay âm thầm cho thấy khả năng phát
dục của heo nái trong tương lai. Những heo nái quá mập, bộ vú xấu, quá nhút nhát hay
quá hung dữ, không biểu lộ động dục đến 10 tháng tuổi thì nên loại thải.
- Kết quả khảo sát của Trần Thị Thu Liễu (2002), tại xí nghiệp chăn nuôi heo
Đông Á đàn heo nái có tuổi phối giống lần đầu tiên là 229,85 ngày.
- Theo Nguyễn Dân Nam (2002), tại xí nghiệp chăn nuôi heo Dưỡng Sanh, đàn
heo nái có tuổi phối giống lần đầu dao động 238,9 ± 21,6 ngày.
13


* Tuổi đẻ lứa đầu là một chỉ tiêu được nhà chăn nuôi quan tâm. Vì vậy, cần
phải phối giống lần đầu vào thời điểm hợp lý khi heo nái đã lên giống lần thứ 2 và có
trọng lượng 110 kg. Nếu không phát hiện đúng lúc thì dễ bỏ qua một chu kỳ, ảnh
hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế.
* Tỉ lệ đậu thai và tỉ lệ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Muốn có tỉ lệ đẻ cao
thì tỉ lệ đậu thai phải cao, nhưng bên cạnh đó phải giảm thiểu được tỉ lệ sẩy thai và
mang thai giả. Tỉ lệ sẩy thai được khống chế và xảy ra khoảng 1 – 2% là tốt nhất.
* Theo Evan (1989, trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996), nếu cai sữa sớm trước 3
tuần tuổi thì gây giảm số trứng rụng ở lần mang thai sau. Sau khi cai sữa heo có biểu
hiện lên giống khoảng 4 – 10 ngày. Trong thời gian này người trực tiếp chăm sóc heo
phải quan sát kỹ để phối giống cho đúng thời điểm, nếu không thì phải chờ thêm một
chu kỳ nữa gây tốn kém thức ăn, công chăm sóc …
* Để có năng suất sinh sản cao thì 85- 90% heo nái cai sữa phải động dục trong
vòng 7 ngày kể từ ngày cai sữa. Thời gian chờ phối có thể biến động do thời gian nuôi
con dài hay ngắn. Heo con cai sữa lúc 3 – 5 tuần tuổi thì heo mẹ thường động dục một
tuần sau cai sữa. Sự biểu hiện động dục sẽ trễ hơn khi heo mẹ cho cai sữa quá sớm.

* Theo Anamaitre (1972, trích dẫn Võ Thị Tuyết, 1996) khi cai sữa heo con ở
các giai đoạn khác nhau thì thời gian heo nái lên giống lại được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1.Mối liên hệ giữa tuổi cai sữa heo con và thời gian lên giống lại của heo nái
sau cai sữa.
Chỉ tiêu

Thời gian

Tuổi cai sữa heo con (ngày )

10

7-14

26-35

>36

Heo nái lên giống lại sau cai sữa (ngày)

14,7

11,7

6-7

5-9

(Nguồn Anamaitre - 1972)
* Số con cai sữa của một nái trên năm là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng để

đánh giá khả năng sinh sản của heo nái, chỉ tiêu này bao gồm : số lứa đẻ trên nái trên
năm và số con cai sữa trên ổ. Số lứa đẻ mỗi nái đẻ trên năm đã được đề cập. Số heo
con cai sữa trên ổ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như số con đẻ ra trên ổ, số
con còn sống, tỷ lệ nuôi đến cai sữa …

14


2.8. Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo nái
* Yếu tố di truyền liên quan đến sức sinh sản của heo nái
- Theo Galvil và ctv, 1993 cho rằng tính mắn đẻ là do di truyền của nó cũng
như số con đẻ ra trên ổ phụ thuộc vào kiểu di truyền của heo (Whitlemore,1993).
- Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2002), giữa các giống heo ngoại
Yorkshire,Landrace, Duroc thì giống heo Landrace có tuổi thành thục sớm hơn. Giữa
các nhóm lai với nhóm thuần thì nhóm giống lai thường có năng suất cao hơn. Heo
ngoại cao hơn heo nội về trọng lượng sơ sinh, trọng lượng heo con cai sữa và phẩm
chất thịt nhưng thấp hơn heo nội về tuổi thành thục, số con đẻ ra và tỷ lệ nuôi sống đến
cai sữa. Hệ số di truyền của các tính trạng sinh sản tương đối thấp, nó chịu ảnh hưởng
nhiều bởi môi trường và chăm sóc.
* Yếu tố ngoại cảnh liên quan đến sức sinh sản của heo nái .
- Quản lý chăm sóc có tác dụng không nhỏ sức sản suất của đàn heo nái : mật
độ nuôi cao, vệ sinh chuồng trại kém, sử dụng các phương pháp điều trị không hiệu
quả là những yếu tố dẫn đến năng suất sinh sản thấp. Theo Whittemore(1993), nếu một
trại có tỷ lệ heo con hao hụt từ lúc sơ sinh đến cai sữa 8-12% là trại có trình độ quản lý
tốt.
- Theo Trương Lăng và Nguyễn Văn Hiền (1995), khí hậu nóng quá hay lạnh
quá sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng phát dục, nhiệt độ chuồng ảnh hưởng đến tăng
trọng và tiêu tốn thức ăn ít hơn mùa hè, mùa xuân heo tăng 12,7kg/ tháng, tiết kiệm
30% thức ăn, trong khi đó mùa hè heo chỉ tăng 9,8 kg, tốn hơn 15% thức ăn. Về ánh
sáng: ánh sáng mặt trời chiếu vào chuồng từ sáng sớm đến 9 giờ 30 phút là tốt nhất

(ánh sáng nhiều tia hồng ngoại), từ 9 giờ 30 phút đến 14 – 15 giờ chiều ảnh hưởng đến
khả năng tăng trọng của heo (nhiều tia tử ngoại). đối với chuồng trại , nên xây dựng
chuồng hướng Đông nam để được ánh sáng tia hồng ngoại.
Nhiệt độ cao trên 30,60C sẽ làm chậm hoặc ngăn cản sự xuất hiện động dục, giảm
rụng trứng, tăng tình trạng chết thai sớm. Kết quả nghiên cứa ở Michigan cho thấy heo
cái hậu bị mỗi ngày chịu đựng 400C trong 2 giờ trong khoảng 1-13 ngày thì sau khi
phối giống tỷ lệ đậu thai giảm 35% đến 40%.
- Nguyễn Như Pho và ctv (1996) cho rằng có nhiều nguyên nhân làm giảm sút
thành tích sinh sản của heo nái và sức sống của heo con, có thể do nhiễm trùng bầu vú,
15


tử cung của heo nái gây nên hội chứng viêm vú , viêm tử cung, kém ăn hoặc mất sữa
và loạn khuẩn đường ruột trên heo con do các vi sinh vật cơ hội có mặt trong chuồng.
- Chuồng trại phải thiết kế đúng kỹ thuật phù hợp với thời tiết khí hậu, vệ sinh,
chăm sóc và quản lý…
Chú ý đến hàm lượng khí độc sinh ra trong môi trường chăn nuôi vì ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe con người và năng suất của đàn heo nuôi.
Bảng 2.2. Hàm lượng khí tối đa trong chuồng
Chất khí

Đối với con người

Đối với heo

Hydrogen sunfit

5

10


Amoniac

7-10

10

Cacbomonoxit

50

100

Cacbon dioxit

-

3000

(Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1997)
- Khí hậu chuồng nuôi bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, độ
thông thoáng và kiểu chuồng…. ảnh hưởng lớn đến sinh sản của heo nái.
Nếu chuồng tốt, độ thông thoáng tốt, ẩm độ hợp lý sẽ đưa năng suất sinh sản
của heo nái lên từ 10 -15% ngược lại giảm từ 15-30% (Theo Nguyễn Ngọc Tuân và
ctv, 1997).
2.9. Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của heo
Chọn lọc sẽ làm tăng số lượng gen tốt và giảm số lượng gen kém. Không yếu tố
thú y, dinh dưỡng, quản lý…thường che lấp sự chính xác trong việc ước tính khả năng
di truyền của heo (Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
- Ở các trại chăn nuôi heo giống, phần lớn sử dụng phương pháp nhân giống

thuần để tạo thế hệ sau thuần chủng, nhằm cung cấp con giống cho các trại heo thương
phẩm. Ngược lại, những trại heo thương phẩm thường lai tạo nhằm sử dụng ưu thế lai
ở đời con có sức sống, sức sinh sản cao hơn đời bố mẹ.
Mục đích của lai giống heo là nâng cao phẩm chất đàn heo để thích nghi với
điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam và nâng cao khả năng sản suất của chúng một cách cơ
bản.
- Ngoài ra, còn sử dụng một số biện pháp: quan sát kỹ để phối giống cho đúng
thời điểm, sử dụng biện pháp cho lên giống đồng loạt bằng hormone sinh dục, tăng
16


×