Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT SỨC SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA GÀ HẬU BỊ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM ISA BROWN ĐANG ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI TRẠI GÀ LÂM HỒNG ĐIỆP, HUYỆN HÀM THUẬN NAM TỈNH BÌNH THUẬN Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ MINH HIỀN Ngành : THÚ Y Niên khóa : 2003 2008 Lớp : TC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.34 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỨC SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA GÀ
HẬU BỊ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM ISA BROWN ĐANG
ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI TRẠI GÀ LÂM HỒNG ĐIỆP,
HUYỆN HÀM THUẬN NAM - TỈNH BÌNH THUẬN

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
Ngành
: THÚ Y
Niên khóa
: 2003 - 2008
Lớp
: TC03TYBN

Bình Thuận, tháng 04/2009


KHẢO SÁT SỨC SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA GÀ HẬU
BỊ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẦM ISA BROWN ĐANG
ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI TRẠI GÀ LÂM HỒNG ĐIỆP,
HUYỆN HÀM THUẬN NAM -TỈNH BÌNH THUẬN

Tác giả

NGUYỄN THỊ MINH HIỀN


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 04/2009

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- Họ và tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Minh Hiền
- Tên khóa luận: “Khảo sát sức sinh trưởng và phát dục của gà hậu bị đẻ
trứng thương phẩm Isa Brown được nuôi tại trại gà Lâm Hồng Điệp, huyện
Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận”.
- Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của Giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày
……………………

Giáo viên hướng dẫn

TS. Trần Văn Chính

ii


LỜI CẢM ƠN
Trân trọng và chân thành cảm ơn
* Tiến sĩ Trần Văn Chính đã hết lòng hướng dẫn giúp đỡ em trong thời gian

thực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận này.
* Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
* Ban Chủ Nhiệm Khoa cùng toàn thể quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi.
* Quý Thầy Cô Khoa Khoa Học.
* Toàn thể cán bộ công nhân viên của trường.
Đã tạo điều kiện học tập và tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ cho
chúng tôi trong quá trình học tập tại trường.
* Anh Lâm Hồng Điệp, chủ trại gà nơi tôi thực tập đã tận tình tạo điều kiện và
giúp đỡ trong thời gian thực tập và thực hiện khóa luận này.
* Các bạn bè cùng lớp đã hết lòng hỗ trợ, động viên cho tôi trong suốt thời gian
học và thực tập tốt nghiệp.

Nguyễn Thị Minh Hiền

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
- Đề tài được thực hiện từ ngày 11/10/2008 đến ngày 27/02/2009 tại trại gà tư
nhân Lâm Hồng Điệp, thôn Tà Mon - xã Tân Lập - huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình
Thuận.
- Nội dung khóa luận “Khảo sát sức sinh trưởng và phát dục của gà hậu bị
đẻ trứng thương phẩm Isa Brown đang được nuôi dưỡng tại trại gà Lâm Hồng
Điệp, huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận”. Với số lượng 7140 con và được
nuôi từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Tỷ lệ nuôi sống trung bình hàng tuần của gà Isa Brown đạt: 99,85 %.
Tỷ lệ nuôi sống đến cuối tuần tuổi 20 của gà Isa Brown đạt: 97,22 %
Trọng lượng sống của đàn gà hậu bị ở 20 tuần tuổi: 1661,20 g
Tăng trọng tuyệt đối trung bình của đàn gà Isa Brown qua 20 tuần tuổi: 11,58
g/con/ngày.

Lượng thức ăn tiêu thụ tính đến 20 tuần nuôi dưỡng là: 6397,86 g/con.
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng giai đoạn 1 ngày đến 20 tuần tuổi trung bình là:
3,91 kg .
Tỷ lệ loại giống ở 20 tuần tuổi là 0,98 %.
Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của đàn gà lúc 20 tuần tuổi cụ thể là 134 ngày tuổi.
Hiệu quả kinh tế sau 20 tuần nuôi: 94.222.520 đồng.
Tiền lời nuôi 1 gà gậu bị đến 20 tuần tuổi là: 13.196 đồng/con (tính trên số gà
đầu kỳ) hoặc 13.711 đồng/con (tính trên số gà xuất giống còn lại cuối kỳ).

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................... ii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN............................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU ..........................................................................................2
1.2.1 Mục Đích ................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .........................................................................................3
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TRẠI GÀ LÂM HỒNG ĐIỆP..........................................3
2.1.1 Lịch sử hình thành ..................................................................................................3

2.1.2 Vị trí địa lý..............................................................................................................3
2.1.3 Khí hậu - thời tiết....................................................................................................3
2.1.4 Nguồn nước ............................................................................................................5
2.1.5 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ...........................................................................5
2.1.6 Hoạt động sản xuất .................................................................................................6
2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ TẠI VIỆT NAM............................7
2.2.1 Tốc độ gia tăng số lượng trang trại gia cầm..............................................................7
2.2.2 Thực trạng chăn nuôi gia cầm ở nước ta ................................................................8
2.2.3 Sự phân bố các trại giống gia cầm........................................................................11
2.2.3.1 Phân bố theo sở hữu ..........................................................................................11
2.2.3.2 Phân bố theo quy mô đàn gia cầm.....................................................................12
2.2.4 Phân bố đàn giống gia cầm gốc Quốc Gia ...........................................................12
2.2.5 Các hình thức chăn nuôi gia cầm .........................................................................14
v


2.2.5.1 Chăn nuôi truyền thống (theo hộ gia đình)........................................................14
2.2.5.2 Chăn nuôi bán chuyên nghiệp ...........................................................................14
2.2.5.3 Chăn nuôi công nghiệp......................................................................................14
2.3 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG GÀ CHUYÊN TRỨNG ........................................15
2.3.1 Gà Leghorn ...........................................................................................................15
2.3.2 Gà Isa Brown ........................................................................................................16
2.3.3 Gà Goldline 54 .....................................................................................................17
2.3.4 Gà Hisex Brown ...................................................................................................18
2.3.5 Gà Hyline..............................................................................................................18
2.3.6 Gà Tetra - SL (AA Brown)...................................................................................19
2.3.7 Gà Hubbard Comet...............................................................................................19
2.4 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT DỤC CỦA GIA
CẦM.......................................................................................................................20
2.4.1 Con giống .............................................................................................................20

2.4.2 Dinh dưỡng...........................................................................................................20
2.4.3 Nhiệt độ ................................................................................................................23
2.4.4 Ẩm độ ...................................................................................................................23
2.4.5 Thông thoáng........................................................................................................23
2.4.6 Ánh sáng ...............................................................................................................24
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT................................25
3.1THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ...................................................................................25
3.2 NỘI DUNG KHẢO SÁT ........................................................................................25
3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT...............................................................................25
3.4 ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ĐÀN GÀ KHẢO SÁT.......................25
3.4.2 Các bước chuẩn bị trước khi đem gà về ...............................................................26
3.4.4 Quy trình vệ sinh chăn nuôi, thú y phòng bệnh....................................................31
3.4.4.1 Vệ sinh chăn nuôi ..............................................................................................31
3.4.4.2 Thú y phòng bệnh..............................................................................................31
3.5 CHỈ TIÊU THEO DÕI ............................................................................................33
3.5.1 Tỉ lệ nuôi sống ......................................................................................................33
3.5.2 Tỷ lệ loại giống ....................................................................................................33
vi


3.5.3 Trọng lượng sống ................................................................................................33
3.5.4 Lượng thức ăn tiêu thụ ........................................................................................33
3.5.5 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng ) ...........................................................................33
3.5.6 Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên....................................................................................33
3.5.7 Hiệu quả kinh tế....................................................................................................34
3.5.8 Xử lý số liệu .........................................................................................................34
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................35
4.1 TỈ LỆ NUÔI SỐNG.................................................................................................35
4.2 TRỌNG LƯỢNG SỐNG ........................................................................................38
4.3 TĂNG TRỌNG TUYỆT ĐỐI VÀ TĂNG TRỌNG TƯƠNG ĐỐI........................40

4.4 LƯỢNG THỨC ĂN TIÊU THỤ.............................................................................42
4.5 TIÊU TỐN THỨC ĂN/Kg TĂNG TRỌNG...........................................................46
4.6. TỶ LỆ LOẠI GIỐNG ............................................................................................48
4.7. TUỔI ĐẺ QUẢ TRỨNG ĐẦU TIÊN....................................................................49
4.8. HIỆU QUẢ KINH TẾ ............................................................................................49
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ.........................................................................52
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................52
5.2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................53
PHỤ LỤC .....................................................................................................................55

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số yếu tố khí tượng chủ yếu....................................................................4
Bảng 2.2 Quy mô trang trại gia cầm sinh sản .................................................................7
Bảng 2.3 Quy mô trang trại gia cầm thương phẩm.........................................................8
Bảng 2.4 Phân bố trang trại theo quy mô chăn nuôi.....................................................12
Bảng 2.5 Số lượng và sự phân bố đàn gia cầm giống gốc năm 2006 ...........................13
Bảng 3.1: Nhiệt độ ẩm độ trong chuồng úm gà con .....................................................29
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp nuôi gà tại trại .............................30
Bảng 3.3: Quy trình tiêm phòng vaccin........................................................................32
Bảng 4.1: Tỷ lệ nuôi sống.............................................................................................36
Bảng 4.2: Trọng lượng sống của đàn gà khảo sát.........................................................38
Bảng 4.3 : Tăng trọng tuyệt đối và tăng trọng tương đối .............................................40
Bảng 4.4a: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng tuần ..............................................................43
Bảng 4.4b: Lượng thức ăn tiêu thụ tính đến cuối tuần .................................................45
Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng .....................................................................47

Bảng 4.6: Tỷ lệ loại giống lúc 20 tuần tuổi ..................................................................49
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế ...........................................................................................51

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1.a: Tỷ lệ nuôi sống hàng tuần của đàn gà Isa Brown .................................37
Biểu đồ 4.1.b: Tỷ lệ nuôi sống tính đến cuối tuần của đàn gà Isa Brown....................37
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng nuôi sống của đàn gà Isa Brown .........................................39
Biểu đồ 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của đàn gà Isa Brown .............................................41
Biểu đồ 4.4: Tăng trọng tương đối của đàn gà Isa Brown............................................41
Biểu đồ 4.5a: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của đàn gà Isa Brown......................44
Biểu đồ 4.5b: Lượng thức ăn tiêu thụ hàng tuần của đàn gà Isa Brown .....................44
Biểu đồ 4.5c : Lượng thức ăn tiêu thụ tính đến cuối tuần cua đàn gà Isa Brown.........46
Biểu đồ 4.6a: Tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng hàng tuần của đàn gà Isa Brown .........48
Biểu đồ 4.6b: Tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng tính đến cuối tuần của đàn gà Isa Brown. 48

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
n:

Số con

X:

Giá trị trung bình


SD:

Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

Cv:

Hệ số biến dị (Coefficient of Variation)

TT:

Tăng trọng

TLNS:

Tỷ lệ nuôi sống

TLS:

Trọng lượng sống

TTTĐ:

Tăng trọng tuyệt đối

TTTgĐ:

Tăng trọng tương đối

LTĂTT:


Lượng thức ăn tiêu thụ

TTTĂ/Kg TT:

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

NN & PTNT:

Nông Nghiệp và phát triển nông thôn

TW:

Trung Ương

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

C.Ty CP:

Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam

x


CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Bên cạnh những giống gà thả vườn nội nhập như: gà Tam Hoàng, gà Lương
Phượng và các giống gà địa phương được nuôi dưỡng phổ biến, ngành chăn nuôi gia
cầm công nghiệp đã và đang phát triển nhanh ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Bình
Thuận nói riêng. Hàng năm sản lượng thịt và trứng gia cầm tăng khoảng 5 - 6 %, đã và
đang cung cấp thực phẩm protein động vật cao cho bữa ăn hàng ngày cho người dân.
Trong đó đặt biệt là trứng gà còn là sản phẩm sinh học tự nhiên hoàn hảo nhất phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội trong sinh hoạt đời sống như: chế biến làm thức ăn,
làm bánh, làm mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp cho con người . . . Vì vậy đàn gà giống cần
được tiếp tục phát triển đặc biệt là gà chuyên trứng. Muốn có một đàn gà đẻ trứng tốt
thì phải có một đàn gà hậu bị tốt. Theo dõi sức sinh trưởng phát dục của đàn gà hậu bị
đẻ trứng thương phẩm Isa Brown đang được nuôi để cung cấp các thông tin phục vụ
cho việc lựa chọn và loại thải để có được một đàn gà mái đẻ thật tốt sau này cho trại gà
Lâm Hồng Điệp là điều cần thiết.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, cùng với nguyện vọng, sự yêu thích và mong
muốn hiểu thêm về gà công nghiệp hướng trứng. Được sự giúp đỡ của chủ trại gà Lâm
Hồng Điệp, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, dưới sự hướng dẫn của TS.
Trần Văn Chính thuộc Bộ Môn Di Truyền Giống, Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát sức sinh
trưởng phát và phát dục của gà hậu bị đẻ trứng thương phẩm Isa Brown đang
được nuôi dưỡng tại trại gà Lâm Hồng Điệp huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình
Thuận”.

1


1.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1.2.1 Mục Đích
Đánh giá sự sinh trưởng phát dục của đàn gà hậu bị nhằm cung cấp cơ sở dữ
liệu khoa học cho việc chọn lựa đàn gà hậu bị tốt để nâng cao sức sinh sản cho đàn gà
mái đẻ sau này.

1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, quan sát và thu thập số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng phát dục như:
tỉ lệ nuôi sống; tỉ lệ loại giống; trọng lượng sống; lượng thức ăn tiêu thụ; tiêu tốn thức
ăn/kg tăng trọng; tuổi đẻ quả trứng đầu tiên và hiệu quả kinh tế của đàn gà hậu bị Isa
Brown trong thời gian thực tập.
So sánh một số chỉ tiêu sản xuất của đàn gà đang được nuôi tại trại với tài liệu
chuẩn của giống gà Isa Brown của Công ty TNHH Chăn Nuôi CP Việt Nam.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TRẠI GÀ LÂM HỒNG ĐIỆP
2.1.1 Lịch sử hình thành
Trại được xây dựng năm 2003, với kiểu chuồng sàn và liên kết với Công ty
TNHH Chăn Nuôi CP Việt Nam chủ yếu nuôi gà hậu bị đẻ trứng thương phẩm, đôi lúc
cũng nuôi gà thịt để cung cấp cho người tiêu dùng.
2.1.2 Vị trí địa lý
Trại Lâm Hồng Điệp được xây dựng trên địa bàn thôn Tà Mon, xã Tân Lập,
huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, cách biệt khu dân cư 500 m, cách quốc lộ
1A 3,0 km và cách Trung tâm hành chánh huyện Hàm Thuận Nam 12 km về phía Bắc.
Phía Bắc trại giáp xã Sông Phan; phía Nam giáp xã Tân Thuận; phía Tây giáp xã Tân
Nghĩa; phía Đông giáp Thị Trấn Thuận Nam.
Trại được xây dựng trên khu đất cao ráo, thoát nước tốt, không có ao tù vũng
đọng, ruộng nước ẩm thấp. Giao thông thuận tiện cho việc giao lưu với bên ngoài. Trại
có tổng diện tích 7000 m2, trong đó diện tích chuồng chiếm 710 m2.
2.1.3 Khí hậu - thời tiết
Trại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng mang nét đặc trưng của khí hậu
khô hạn vùng cực Nam Trung Bộ. Tuy nhiên do phân hóa về địa hình nên khí hậu của

huyện Hàm Thuận Nam được chia thành 2 vùng. Vùng khí hậu miền núi và vùng khí
hậu đồng bằng quen biển. Trong năm thời tiết chi làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ đầu tháng 11 - tháng 4 năm sau.
- Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10 trong năm.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm: 26,7 0C.
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm : 31 0C.
+ Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm : 23,7 0C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng: 1069,5 mm.
- Lượng mưa lớn nhất trong năm khoảng: 1500 mm.
- Lượng mưa thấp nhất trong năm khoảng: 800 mm.

3


Độ ẩm trung bình 80 %, số giờ nắng trung bình trong năm: 2.280 giờ. Hướng gió
chính là hướng Tây - Tây Nam (trùng vào mùa mưa) và hướng Đông - Đông Bắc
(trùng vào mùa khô).
Nhìn chung, nhiệt độ và ẩm độ tại huyện Hàm Thuận Nam thích hợp cho nhiều
loại vật nuôi. Tuy nhiên, do lượng mưa thấp và phân bố không đều nên vào mùa khô
thường gây thiếu nước nghiêm trọng trong việc chăn nuôi và trong sinh hoạt của con
người.
Một số thông số về khí hậu - nhiệt độ được trình bày qua bảng 2.1
Bảng 2.1: Một số yếu tố khí tượng chủ yếu
STT

1

Yếu tố khí tượng

Số liệu


Nhiệt độ

( 0C )
26,7

- Nhiệt độ trung bình trong năm
- Nhiệt độ cao nhất trong năm

31

- Nhiệt độ thấp nhất trong năm

23,7

Lượng mưa
2

3

(mm/ năm)

- Lượng mưa trung bình trong năm

1069,5

- Lượng mưa lớn nhất trong năm

1500


- Lượng mưa thấp nhất trong năm

800

Độ ẩm không khí

(%)

- Độ ẩm trung bình trong năm

80

- Độ ẩm cao nhất trong năm

86

- Độ ẩm thấp nhất trong năm

73

Nắng
4

(Giờ)

- Số giờ nắng trung bình trong năm

2280

- Số giờ nắng cao nhất trong năm


2400

- Số giờ nắng thấp nhất trong năm

2164

(Nguồn: Cao Văn Bảy, năm 2005)

4


2.1.4 Nguồn nước
Trại có nguồn nước ngầm, dễ khai thác.
Trại được sử dụng nước từ 1 giếng khoan sâu 50 m, đường kính 3 m, cách
chuồng khoảng 300 m. Dùng máy bơm lên các bồn cao để dự trữ và dẫn đến các ô
chuồng.
Nguồn nước uống sạch, mát và an toàn vệ sinh cho gà. Hàng năm, nguồn nước
được xét nghiệm định kỳ theo mùa.
Các bể chứa nước, các bồn chứa nước đều phải có nắp đậy kín và định kỳ vệ sinh
tẩy rửa, sát trùng đúng quy trình. Hệ thống ống dẫn nước được thường xuyên kiểm tra,
sửa chữa kịp thời những chỗ rò rĩ, hư hỏng.
2.1.5 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
- Hệ thống chuồng nuôi
Trại gồm có 1 dãy chuồng với diện tích 710 m2 và được chia thành 8 ô lớn,
dùng để úm gà con và nuôi gà hậu bị.
Mỗi ô chuồng có kích thước 8 m x 22 m.
Chuồng được xây dựng trên nền đất đảm bảo thoáng mát, khô ráo về đêm và
mùa đông ấm áp. Chuồng cao ráo, được xây dựng theo hướng Đông Tây, mái chuồng
được lợp bằng tole có nóc đôi, vách được làm bằng lưới tận dụng được ánh sáng mặt

trời, ánh sáng sẽ diệt vi khuẩn, chống nấm mốc, hạn chế dịch bệnh.
Chuồng được xây dựng theo kiểu chuồng sàn. Sàn chuồng cách mặt đất khoảng
1 m, được đóng bằng tre chắc chắn và được phủ lưới bên trên. Xung quanh được che
bằng bạt cao 3 m, đảm bảo được độ thông thoáng cho chuồng nuôi, và tránh được mưa
tạt gió lùa.
Trại có công suất nuôi từ 6000 - 7500 con mỗi đợt.
- Kho chứa thức ăn
Có kích thước 4 m x 10 m, nền được tráng bằng ciment, vách được xây kiên cố
bằng gạch nhằm tránh được mưa tạt gió lùa. Thức ăn được vận chuyển và bảo quản
tốt, có ván lót phía dưới, xa tường 40 - 50 cm, xếp chồng lên nhau không quá 5 lớp, vì
bảo đảm thông thoáng. Không bảo quản thức ăn dưới mái tole nóng, mưa nắng tác
động, hay chim, chuột, con trùng cắn phá …..

5


Sau mỗi đợt nuôi sát trùng vệ sinh chuồng trại để chuẩn bị cho lứa nuôi kế tiếp.
khoảng cách giữa 2 lứa nuôi thường 21 - 30 ngày.
- Máng ăn
Máng ăn gồm có 2 loại:
- Gà con (từ 1 ngày tuổi - 2 tuần tuổi): 104 cái, kiểu tròn (khay) bằng nhựa, có
đường kính 50 cm, thành khay cao 5 cm, trung bình 75 - 85 con/ cái. Khay dùng để tập
ăn cho gà con trong những ngày đầu tránh thức ăn rơi vãi
- Gà lớn (từ 3 tuần tuổi - 20 tuần tuổi): 126 cái, máng treo tròn bằng nhựa, có
đường kính 50 cm, 50 - 60 con/ cái. Máng được treo ngang lưng gà, được thiết kế gồm
2 phần: phần trên đựng thức ăn, phần dưới rộng hơn để thức ăn chảy ra khi gà ăn,
thành máng cao 6 cm, tránh rơi vãi thức ăn .
- Máng uống
Máng uống của gà gồm 2 loại:
- Gà con (từ 1 ngày tuổi - 2 tuần tuổi): 96 cái, loại bình nhựa 1,5 lít với đường

kính là 20 cm, 70 - 80 con/ bình. Đổ nước vào và đậy nắp dóc ngược bình xuống để
nước chảy ra cho gà uống.
- Gà lớn (từ 3 tuần tuổi - 20 tuần tuổi): 84 cái, kiểu tự động hình chuông bằng
nhựa, có đường kính 50 cm, 80 - 100 con/ bình.
- Thiết bị sưởi ấm cho gà con
- Đèn úm: gồm 8 cái, được sử dụng bằng gas.
Vì chuồng hơi rộng và thoáng nên phải úm thêm lò than, mỗi ô chuồng có thêm
2 lò than và để chéo góc nhau.
- Các vật tư thiết bị khác
Các loại máy móc, trang thiết bị dùng trong chăn nuôi: máy bơm nước, máy
phun thuốc sát trùng, máy cắt cỏ ……. Và các vật dụng hỗ trợ trong chăn nuôi.
2.1.6 Hoạt động sản xuất
Trại chuyên nuôi gà hậu bị đẻ trứng thương phẩm cung cấp giống, đôi khi trại
liên doanh với Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam nuôi gia công gà hướng thịt để
cung cấp cho thị trường.
Trại sử dụng lao động chủ yếu trong gia đình. Nhưng khi cần tiêm vaccin, cắt
mỏ, hay bắt gà lúc xuất chuồng thì thuê thêm nhân công ở ngoài (khoảng 3 - 4 người)
6


2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ TẠI VIỆT NAM
2.2.1 Tốc độ gia tăng số lượng trang trại gia cầm
Chăn nuôi gà công nghiệp ở nước ta hình thành sớm từ những thập niên 70 và phát
triển mạnh trong những năm 1990 của thế kỷ trước. Vì thế xu hướng hình thành các trang
trại chăn nuôi gia cầm sớm hơn.
Mặt dù sản phẩm thịt gia cầm chỉ chiếm tỷ trọng 17 - 18 % tổng khối lượng thịt
hơi các lọai, nhưng tốc độ phát triển đầu con giai đoạn 2000 - 2003 vẫn đạt 8,6 %/năm.
Nhưng năm 2003 do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm trong điều kiện không có công nghiệp
chế biến, phương pháp giết mổ lạc hậu, sản phẩm gia cầm không đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm người dân e ngại sử dụng thịt gia cầm nên sức tiêu thụ sản phẩm gia cầm giảm

thấp. Có những thời điểm như từ tháng 9 - 12/2006 thị trường gần như hoàn toàn đóng
băng gây tổn thất lớn cho nghành và người chăn nuôi, vì thế tuy được coi là nghành chăn
nuôi có nhiều ưu thế như hệ số quay vòng vốn nhanh, sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Nhưng đến năm 2006, số lượng trang trại gia cầm cả nước mới đạt 2837 trang trại chiếm
16, 0 % với tổng số trang trại chăn nuôi toàn quốc, xếp vị trí thứ 3.
Qui mô trang trại gia cầm sinh sản và thương phẩm được trình bày qua bảng 2.2
và 2.3
Bảng 2.2 Quy mô trang trại gia cầm sinh sản
Quy mô (con)

Số lượng (trại)

Tỷ lệ (%)

2000 - 5000

160

73,1

5000 - 8.000

37

16,9

8000 - 11000

10


4,6

11000 -15000

3

1,4

> 15000

9

4,1

( Nguồn: Tổng cục thống kê, cục chăn nuôi, 2007)
Quy mô trang trại nuôi sinh sản chủ yếu từ 2000 - 5000 chiếm 73,1%. Số trang trại
quy mô lớn chưa nhiều.

7


Bảng 2.3 Quy mô trang trại gia cầm thương phẩm
Quy mô (con)

Gà thươngphẩm

Thủy cầm

Số trang trại


%

Số trang trại

%

2000 - 5000

1342

68,8

654

97,9

5000 - 8000

401

20,6

11

1,7

8000 - 11000

82


4,2

2

0,3

11000 -15000

67

3,53

1

0,2

> 15000

61

3,4

0

-

( Nguồn: tổng cục thống kê, cục chăn nuôi, 2007)
Đối với nuôi gà thương phẩm quy mô chủ yếu trong khoảng 2000 - 8000 con
chiếm 89,4 %. Tuy nhiên đã xuất hiện các trang trại với quy mô lớn trên 10000 con. Trang
trại chăn nuôi thủy cầm với quy mô cao hơn một chút, chủ yếu từ 2000 - 5000 con, chiếm

97,9 %.
2.2.2 Thực trạng chăn nuôi gia cầm ở nước ta
Sau 20 năm đổi mới, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng có tốc độ
tăng trưởng nhanh và bền vững với giá trị sản xuất lớn. Ngành chăn nuôi đạt 9059,8 tỷ
đồng năm 1986 và tăng lên 21199,7 tỷ đồng năm 2002 chiếm 17,8 đến 21,2 % giá trị sản
xuất nông nghiệp. Chăn nuôi gia cầm có giá trị sản xuất 1701 tỷ đồng năm 1986 tăng lên
3712,8 tỷ đồng năm 2002, chiếm 18 - 19 % trong chăn nuôi. Như vậy, chăn nuôi gia cầm
chỉ đứng sau chăn nuôi lợn, có vai trò quan trọng trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Tổng đàn gia cầm năm 1986 có 99,9 triệu con, đến năm 2003 đạt 254 triệu con (gà
185 triệu con, vịt ngan ngỗng 69 triệu con). Tốc độ tăng đầu con bình quân 7,85%/năm.
Trong đó số lượng đàn gà thời gian 1990 - 2003 tăng từ 80,18 - 185 triệu con, tốc độ tăng
bình quân 7,7%/năm. Từ năm 2003 do ảnh hưởng dịch cúm số lượng đầu con có giảm.
Năm 2006 tổng đàn gia cầm đạt 214,6 triệu con, trong đó gà 152 triệu con, thủy cầm 62,6
triệu con. Một số vùng kinh tế sinh thái có số lượng gia cầm lớn như: vùng đồng bằng
sông Hồng và Đông Bắc Bộ là 2 vùng có số lượng gia cầm lớn nhất tương ứng 58,4 và
42,5 triệu con; Đồng bằng sông Cửu Long 36,4 triệu con (chủ yếu là thủy cầm); vùng Bắc
Trung Bộ 33,2 triệu con, Đông Nam Bộ 15,4 triệu con, duyên Hải Miền Trung 12,5 triệu
con, Tây Bắc 8,8 triệu con, Tây Nguyên 7,8 triệu con.

8


Đạt được những kết quả trên, khoa học công nghệ đã có những đóng góp quan
trọng như: nghiên cứu thích nghi và đưa vào sản xuất các giống gà công nghiệp như: AA;
Avian; Ross; ISA; Brownick; Goldline; Hyline ….. ; các giống vịt Super M, CV 2000,
Layer, ….. ngan Pháp R51, R71 ….. Gà Broiler trước đây phải nuôi 55 - 56 ngày nay chỉ
còn 42 - 45 ngày, khối lượng cơ thể đạt 2,1 - 2,3 kg/con, tiêu tốn 1,9 kg thức ăn/kg tăng
trọng. Gà thương phẩm 4 dòng cho năng suất 270 - 280 quả/mái/năm. Đồng thời với việc
đẩy mạnh chăn nuôi gà công nghiệp, từ 1995 đã tập trung nghiên cứu và phát triển gà
chăn thả năng suất chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc. Các giống gà Tam Hoàng,

Lương Phượng, Kabir, ISA, Sasso, Ai Cập cho chất lượng thịt, trứng ngon như đàn gà địa
phương nhưng năng suất thịt, trứng cao hơn 130 - 150 %. Các giống gà lông màu được thị
trường ưa chuộng nên phát triển tương đối nhanh.
Năm 2002, thông qua chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam Hungary đã nhập 3 dòng gà Sao phát triển tốt trong sản xuất. Bên cạnh việc nhập nguồn
gen quý năng suất cao, khai thác các điều kiện thiên nhiên ưu đãi như đồng bãi chăn thả,
các nguồn thức ăn tận dụng ….. đã có nhiều chương trình nghiên cứu phục tráng, chọn lọc
nâng cao năng suất các nguồn gen gia cầm bản địa.
Đối với thịt vịt nuôi sinh sản: năng suất trứng đạt từ 220 - 240 quả/mái/năm. Vịt
Super M thương phẩm nuôi 50 - 55 ngày tuổi đạt 3,3 - 3,5 kg/con. Vịt siêu trứng đạt 250 270 quả/mái/năm. Ngan Pháp cho năng suất cao hơn ngan nội từ 135 - 155%, nuôi thịt từ
70 - 80 ngày tuổi cho khối lượng 3,1 - 3,3 kg/con.
Đồng thời với kết quả nghiên cứu về di truyền, chọn giống được áp dụng vào sản
xuất, các công trình nghiên cứu về thức ăn, dinh dưỡng, ấp trứng, thú y phòng bệnh cũng
có nhiều thành công và được người chăn nuôi nhanh chóng áp dụng. Khoa học công nghệ
đã góp phần làm tăng tổng sản lượng thịt, trứng gia cầm trên phạm vi toàn quốc.
Về sản lượng thịt gà: Trong tổng số 185 triệu con, có khoảng 50 triệu gà mái đẻ
các loại, 135 triệu gà nuôi thịt bao gồm 35 triệu gà công nghiệp và lông màu, gần 100
triệu gà địa phương. Hàng năm có thể sản xuất được 650000 tấn thịt (trong đó ước tính
thịt gà công nghiệp là 120000 tấn, thịt gà lông màu là 150000 tấn thịt gà mái đẻ thải loại).
Trong tổng số 650000 tấn thịt gà, có khoảng 70000 tấn gà giống để tái tạo đàn, còn lại
560000 - 570000 tấn thịt gà thương phẩm.

9


Về sản xuất lượng thịt vịt, ngan: Trong tổng số 69 triệu vịt, ngan có 9 triệu vịt ngan
nuôi công nghiệp, 12 triệu mái đẻ và 48 triệu vịt, ngan nội nuôi thịt. Hàng năm, đàn vịt,
ngan này có thể sản xuất được 226000 tấn thịt (gồm 90000 tấn vịt, ngan công nghiệp,
118000 tấn thịt vịt, ngan nội địa và 18000 tấn thịt vịt, ngan đẻ thải loại). Khối lượng vịt,
ngan giống thuộc đàn hậu bị để táo tạo đàn là 16000 tấn, còn lại 210000 tấn thịt ngan, vịt
thương phẩm.

Về sản lượng trứng gia cầm năm 2003 đạt 4,97 tỷ quả, trong đó có khoảng 3,1 tỷ
quả trứng gà, và 1,69 tỷ quả trứng vịt các loại. Năm 2006 sản lượng trứng đạt 3,97 tỷ quả.
Chăn nuôi gia cầm tuy đã có những thành tựu đáng khích lệ nhưng còn mang nặng
tính tự cấp, tự túc và manh mún.
Hệ thống giống gia cầm còn nhiều bất cập, năng suất và tiềm năng di truyền các
giống trong nước còn quá thấp, chưa được chọn lọc, cải tạo, phục tráng. Mặt khác, chăn
nuôi trong nông hộ chưa được đầu tư, người dân nuôi lẫn cả gà đẻ, gà dò, gà con nên khó
áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới.
Trong thời gian qua, một số giống gia cầm cao sản nhập nội chủ yếu là giống bố
mẹ, thương phẩm, mặt khác nuôi trong điều kiện trang thiết bị lạc hậu, xuống cấp, chế độ
dinh dưỡng chưa hợp lý nên không phát huy được tiềm năng con giống, sức cạnh tranh
các sản phẩm trên thị trường còn hạn chế.
Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi tại chổ chưa hợp lý, mất cân đối về giá trị dinh
dưỡng: bảo quản, chế biến nguyên liệu thức ăn kém nên bị mốc, mọt, độc tố nhiều. Thức
ăn sản xuất ra bán với giá cao ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của người chăn
nuôi.
Công tác thú y chưa đảm bảo được an toàn dịch bệnh nên tỷ lệ nuôi sống của đàn
gia cầm nuôi chăn thả trong dân thấp, đặc biệt dịch cúm gia cầm còn đang diễn biến phức
tạp, gây cản trở cho sự phát triển sản xuất.
Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật như Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh về
quản lý giống vật nuôi nhưng trên thực tế chưa đi sâu vào cuộc sống.
Quản lý thị trường còn nhiều yếu kém, giống và sản phẩm chăn nuôi nhập lậu chưa
được ngăn chặn triệt để gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất trong nước, đồng thời không
kiểm soát được nguồn lây lan dịch bệnh.

10


Ngành gia cầm chưa qui hoạch theo hướng gắn nguyên liệu với chế biến, mất cân
đối giữa các vùng, miền do đó chưa phát huy được lợi thế so sánh của các vùng kinh tế

sinh thái.
Thị trường trong nước gặp nhiều khó khăn. Xuất khẩu chưa tìm kiếm được thị
trường ổn định: xúc tiến thương mại, thông tin thị trường còn yếu kém, hệ thống chế biến
sản phẩm còn ít, thiết bị thô sơ và lạc hậu.
Chính sách hỗ trợ khuyến nông còn nhỏ bé và hạn chế, hoạt động mang nhiều tính
hành chính.
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn thấp và chưa có trọng tâm. Nhiều mô hình về
khoa học công nghệ chưa được nhân rộng trong sản xuất, lực lượng cán bộ khoa học ở địa
phương vừa yếu, vừa thiếu trầm trọng. Đào tạo huấn luyện cho người chăn nuôi còn yếu
kém.
Các nguồn vốn tín dụng vào chăn nuôi gia cầm còn hạn chế. Nguồn vốn đầu tư và
ngân sách Nhà nước chưa được thỏa đáng. Vốn đầu tư trực tiếp FDI, nguồn vốn trong
dân, nguồn kiều hối, ODA chưa được huy động nhiều vào sản xuất.
2.2.3 Sự phân bố các trại giống gia cầm
2.2.3.1 Phân bố theo sở hữu
- Các trại giống gia cầm do TW quản lý (trực thuộc Bộ NN & PTNT)
Viện chăn nuôi: 6 cơ sở: 3 ở miền Bắc; 1 ở Miền Trung; 2 ở Miền Nam Tổng công
ty Chăn nuôi Việt Nam: 6 cơ sở ở Miền Bắc.
Viện khoa học Nông Nghiệp Miền Nam: 1 cơ sở.
- Các trang trại cấp tỉnh
Ở một số tỉnh có trại giống gia cầm do Sở NN & PTNT quản lý. Ví dụ: Sơn La,
Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nội,
Thanh Hoá, Đắc Lắc, TP.HCM
Phương thức hoạt động các trang tại cấp tỉnh: nhận giống gia cầm bố mẹ từ các cơ
sở giống gốc của TW hoặc nhập từ nước ngoài. Các cơ sở này sản xuất giống thương
phẩm 1 ngày tuổi và bán trực tiếp hoặc thông qua nhà phân phối cho người chăn nuôi
trong tỉnh hoặc các địa phương lân cận.

11



- Các trang trại tư nhân và chăn nuôi hộ gia đình
Tính đến cuối năm 2003, cả nước có 2260 trang trại chăn nuôi gia cầm, chiếm
28,6% tổng số trang trại chăn nuôi; quy mô 1000 - 14000 con, bình quân 2000 - 3000
con/trang trại. Năm 2006 số trang trại chăn nuôi gia cầm tăng lên 2873 trang trại chiếm
16,0% tổng trang trại chăn nuôi cả nước. Trong đó tổng trang trại chăn nuôi gà là 1950,
chăn nuôi vịt là 668, gia cầm giống là 219 trang trại. Trong đó, một số tỉnh có số lượng
trang trại lớn như: Hà Tây 392 trang trại, Đồng Nai 281 trang trại, Bình Dương 208 trang
trại, Thanh Hóa 106 trang trại, Đồng bằng sông Cửu Long 238 trang trại. Quy mô trang
trại từ 2000 - 10000 con chiếm 90 %.
- Công ty nước ngoài
Có 4 công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gia cầm ở Việt Nam:
Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH JAFFA Comfeed, Công ty
TNHH Cargill Việt Nam, Công ty TNHH Proconco. Năm 2002 - 2003, các công ty giống
nước ngoài chiếm khoảng 65 - 70% thị trường gà công nghiệp hướng thịt và hướng trứng
tại Việt Nam.
2.2.3.2 Phân bố theo quy mô đàn gia cầm
Phân bố trang trại theo quy mô chăn nuôi được trình bày qua bảng 2.4
Bảng 2.4 Phân bố trang trại theo quy mô chăn nuôi
Phương thức chăn

Quy mô (con)

nuôi

Số lượng

Tỷ lệ

SL quay


Tỷ trọng sản

(trại)

(%)

vòng (lần)

xuất (%)

7881976

94,8

2

65

5000

3,46

2-3

10 - 15

2000

1,73


4-5

20

Chăn nuôi truyền
thống (Chăn nuôi

> 50

gia đình)
Chăn nuôi bán công

50 - < 2000

nghiệp
Chăn nuôi công
nghiệp

> 2000

(Nguồn: Thomas Delquigny và ctv, 2004)
2.2.4 Phân bố đàn giống gia cầm gốc Quốc Gia
Cả nước đang có 12 cơ sở gia cầm giống gốc do TW (Bộ NN & PTNT) quản lý.

12


Với quy mô đàn gà giống hiện nay, hàng năm có thể xuất được 537000 gà bố mẹ,
từ đó sản xuất ra 50,2 triệu con gà thương phẩm với tổng sản lượng thịt gà đạt 85.938 tấn.

Từ 7700 gà giống ông bà, hàng năm có thể cung cấp 200000 vịt giống bố mẹ cho
sản xuất và 31 triệu vịt thương phẩm với 69700 tấn thịt vịt hơi.
Với 4000 ngan giống gốc có thể cung cấp 72600 ngan giống bố mẹ để sản xuất ra
5,8 triệu ngan nuôi thịt, tương đương 1500 tấn thịt ngan mỗi năm.
Cơ sở nuôi giữ gia cầm giống gốc được phân bố như sau: miền Bắc có 9/12 cơ sở
chiếm 75%; miền Trung 1/12 cơ sở chiếm 8,3% và miền Nam 2/12 cơ sở chiếm 16,75 %.
Số lượng gia cầm giống gốc được nuôi giữ ở miền Bắc là 27700 con, chiếm
78,82%; miền Trung nuôi giữ 1000 con chiếm 2,88% và miền Nam là 5000 con chiếm
14,4% tổng số gia cầm giống gốc cả nước.
Số lượng và sự phân bố đàn gia cầm giống gốc được trình bày qua bảng 2.5
Bảng 2.5 Số lượng và sự phân bố đàn gia cầm giống gốc năm 2006
Cơ sở nuôi giữ



Vịt

Ngan

Tổng số cả nước

23000

7700

4000

34700

Miền Bắc


19500

5200

4000

27700

Xí nghiệp gà giống Tam Đảo-TCTCN

2000

2000

Xí nghiệp gà giống Ba Vì-TCTCN

2000

2000

Xí nghiệp gà giống Châu Thành-TCTCN

3000

3000

Xí nghiệp gà giống Hòa Bình-TCTCN

2000


2000

Xí nghiệp gà giống Lương Mỹ-TCTCN

3000

3000

Trung tâm NCGC Thụy Phương-VCN

3500

Trung tâm NC Vịt Đại Xuyên-VCN

Ngỗng

Tổng

2500

2500

8500

2700

1500

4200


Trung tâm NCGC Vạn Phúc-VCN

3000

3000

Trung tâm NG và thử nghiệm thức ăn chăn nuôi

1000

1000

Miền trung

1000

1000

TTCN & PTCN miền Trung – VCN

1000

1000

Miền Nam

2500

TTCN & HL chăn nuôi Việt Thắng -


1000

2500

5000
1000

VKHKTNN miền Nam
TTCN & CG TBKT Chăn nuôi-VCN

1500

13

2500

1000


2.2.5 Các hình thức chăn nuôi gia cầm
2.2.5.1 Chăn nuôi truyền thống (theo hộ gia đình)
Đây là loại hình chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất, được hình thành từ lâu đời với
phương thức tự cung tự cấp, phát triển các giống gia cầm địa phương mang tính vùng
miền. Đặc điểm của loại hình này là đầu tư ít, chăn thả tự do, thời gian nuôi kéo dài mỗi
năm 2 - 2,5 lứa và hiệu quả kinh tế thấp.
Việc cung ứng giống gia cầm chủ yếu là tự nhân giống, từ các hộ lân cận hoặc từ
các trang trại tư nhân hay trại nhà nước thông qua người phân phối.
Sản phẩm gia cầm được tiêu dùng trong gia đình hoặc bán ra với một lượng nhỏ tại
các chợ hoặc thông qua trung gian là người thu gom.

Loại hình chăn nuôi gia đình hoạt động theo chu trình khép kín và sản xuất khoảng
65% lượng gia cầm được tiêu thụ ở Việt Nam.
2.2.5.2 Chăn nuôi bán chuyên nghiệp
Bao gồm các trang trại chăn nuôi với số lượng gia cầm mỗi lứa hàng trăm con, mỗi
năm 3 - 4 lứa, tổng số gia cầm hàng năm từ 500 - 2000 con. Đặc điểm của loại hình này là
vốn đầu tư vừa phải, vòng quay nhanh.
Việc cung ứng giống chủ yếu từ các cơ sở nhà nước, công ty liên doanh, công ty
nước ngoài hoặc trang trại tư nhân.
Sản phẩm gia cầm được tiêu thụ thông qua trung gian hoặc trực tiếp với người tiêu
thụ.
Loại hình chăn nuôi này sản xuất và tiêu thụ từ 10 - 15% sản lượng thịt gia cầm tại
Việt Nam.
2.2.5.3 Chăn nuôi công nghiệp
Mô hình này mới được hình thành tại Việt Nam. Đặc điểm là đầu tư lớn với sự
giám sát kỹ thuật chặt chẽ, chu kỳ chăn nuôi gà Broiler ngắn (5 lứa/năm), các giống gia
cầm ngoại nhập có năng suất cao, tăng trưởng nhanh.Việc cung ứng con giống chủ yếu từ
các công ty nước ngoài hoặc các trang trại Nhà nước. Sản phẩm của loại hình này được
mua bán theo hợp đồng và chiếm khoảng 25 - 30% sản phẩm thịt gia cầm được tiêu thụ ở
Việt Nam.
Từ 3 phương thức chăn nuôi trên, chúng ta có thể hiểu chăn nuôi gia cầm ở Việt
Nam theo lĩnh vực thị trường gia cầm như sau:
14


×