Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA HEO HẬU BỊ CÁI THUỘC CÁC NHÓM GIỐNG HIỆN CÓ TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT DỤC CỦA HEO HẬU BỊ CÁI THUỘC CÁC NHÓM GIỐNG
HIỆN CÓ TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG
HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THÔNG THÁI
Ngành

: Thú Y

Lớp

: TC03TYVL

Niên khóa

: 2003 - 2008

- Tháng 06/2009 -


KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC
CỦA HEO HẬU BỊ CÁI THUỘC CÁC NHÓM GIỐNG HIỆN
CÓ TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG
HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả



NGUYỄN THÔNG THÁI

Luận văn được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S. NGUYỄN KIM CƯƠNG

Tháng 05/ 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Nhớ ơn Cha, Mẹ
Người đã sinh thành và tận tụy nuôi dưỡng dạy bảo để con có được như ngày
hôm nay.
Trân trọng cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa
Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật
Qúi Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Đã tạo điều kiện học tập và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong thời gian
học tập tại trường.
Chân thành ghi ơn
Th.S. Nguyễn Kim Cương và TS. Trần Văn Chính, đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ con trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn
Ban giám Đốc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long.
Các Cô, Chú và tất cả anh chị em công nhân viên của xí nghiệp đã nhiệt tình

giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực
tập tốt nghiệp.
Các bạn trong và ngoài lớp đã cùng tôi chia sẻ những vui buồn trong học tập,
giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học và thực tập tốt nghiệp.

Nguyễn Thông Thái

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/ 08/ 2008 đến 15/ 12/ 2008 tại xí nghiệp chăn
nuôi heo Phước Long với mục đích đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của heo hậu bị
cái thuộc các nhóm giống Landrace, Yorkshire, Landrace x Yorkshire và Yorkshire x
Landrace giai đoạn 60 – 180 ngày tuổi hiện có tại xí nghiệp.
Kết quả cho thấy một số chỉ tiêu về sinh trưởng như sau:
Trọng lượng sống lúc 180 ngày tuổi của nhóm heo Landrace là (91,66 kg),
Yorkshire (92,89 kg), Landrace x Yokshire (94,04 kg) và Yorkshire x Landrace (94,41
kg).
Tăng trọng ngày giai đoạn 60 – 180 ngày tuổi của nhóm heo Landrace đạt (575
g/con/ngày), Yorkshire (579 g/con/ngày), Landrace x Yorkshire (589 g/con/ngày) và
Yorkshire x Landrace đạt (597 g/con/ngày).
Hệ số chuyển biến thức ăn ở giai đoạn khảo sát (60 – 180 ngày tuổi) của nhóm
heo Landrace đạt 3,14 kg, Yorkshire đạt 3,14 kg, Landrace x Yorkshire (3,06 kg) và
Yorkshire x Landrace (3,02 kg).
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của nhóm heo Landrace (1,27 %), Yorkshire (1,28 %),
Landrace x Yorkshire (0,73 %) và Yorkshire x Landrace (0,74 %).
Tỷ lệ ngày con ho của nhóm heo Landrace (1,30 %), Yorkshire (1,30 %),
Landrace x Yorkshire (1,56 %) và Yorkshire x Landrace (1,08 %).
Tỷ lệ heo bị viêm khớp của nhóm heo Landace (9,67 %), Yorkshire (7,14 %),

Landrace x Yorkshire (7,00 %) và Yorkshire x Landrace (5,60 %).

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ..........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt luận văn ............................................................................................................ iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các biểu đồ .................................................................................................x
Danh sách các hình ........................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.....................................................................................2
1.2.1. MỤC ĐÍCH ...........................................................................................................2
1.2.2. YÊU CẦU .............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN...............................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC LONG CỦ CHI – TP. HCM ...............................................................................................3
2.1.1. Vi trí địa lý.............................................................................................................3
2.1.2. Lịch sử hình thành trại...........................................................................................3
2.1.3. Nhiệm vụ ...............................................................................................................4
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất............................................................................5
2.1.5. Cơ cấu đàn .............................................................................................................5
2.1.6. Công tác giống.......................................................................................................5
2.1.7. Chuồng trại ............................................................................................................6
2.1.7.1. Chuồng nuôi heo đực giống ...............................................................................7

2.1.7.2. Chuồng nuôi heo đực và cái hậu bị ....................................................................8
2.1.7.3. Chuồng nuôi heo nái mang thai và nái khô ........................................................9
2.1.7.4. Chuồng nuôi heo nái đẻ và nái nuôi con ..........................................................10
2.1.7.5. Chuồng nuôi heo sau cai sữa (28 – 60 ngày) ...................................................11
2.1.7.6. Chuồng nuôi heo thịt và hậu bị (từ 60 – 180 ngày tuổi) ..................................12
iv


2.1.7.7. Chuồng nuôi heo cách ly ..................................................................................12
2.1.7.8. Chuồng nuôi heo hậu bị cái chờ phối (180-240 ngày tuổi)..............................12
2.1.8. Thức ăn ................................................................................................................12
2.1.9. Chăm sóc quản lý ................................................................................................13
2.1.9.1. Heo đực giống ..................................................................................................13
2.1.9.2. Heo hậu bị đực..................................................................................................13
2.1.9.3. Heo hậu bị cái (từ 60 – 180 ngày) ....................................................................13
2.1.9.4. Heo hậu bị cái chờ phối (từ 180 - phối lần đầu)...............................................13
2.1.9.5. Heo con theo mẹ ...............................................................................................14
2.1.9.6. Heo nái đẻ và nuôi con .....................................................................................14
2.1.9.7. Heo cai sữa và sau cai sữa ................................................................................14
2.1.9.8. Heo nái khô và nái chữa ...................................................................................14
2.1.10. Qui trình vệ sinh thú y .......................................................................................15
2.1.11. Quy trình chăn nuôi heo hậu bị .........................................................................16
2.2. Cơ sở lý luận...........................................................................................................16
2.2.1. Sinh trưởng và phát dục.......................................................................................16
2.2.1.1. Sinh trưởng .......................................................................................................16
2.2.1.2. Phát dục ............................................................................................................17
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của heo hậu bị ...............17
2.2.2.1. Yếu tố di truyền ................................................................................................17
2.2.2.2. Yếu tố ngoại cảnh.............................................................................................19
2.2.3. Nguồn gốc và đặc điểm của một số giống heo....................................................21

2.2.3.1. Heo Yorkshire ..................................................................................................21
2.2.3.2. Heo Landrace....................................................................................................21
2.2.3.3. Landrace x Yorkshire .......................................................................................21
2.2.3.4. Yorkshire x Landrace .......................................................................................21
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .....................................22
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................................22
3.2. NỘI DUNG KẢO SÁT ..........................................................................................22
3.3. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT...............................................................................22
3.4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.....................................................................................22
v


3.5. SỐ LƯỢNG HEO KHẢO SÁT .............................................................................23
3.6. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG CỦA ĐÀN HEO KHẢO SÁT..........23
3.7. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT.................................................................................23
3.7.1. Trọng lượng sống ................................................................................................23
3.7.2. Tăng trọng ngày ..................................................................................................23
3.7.3. Các chiều đo ........................................................................................................23
3.7.3.1. Dài thân thẳng...................................................................................................23
3.7.3.2. Vòng ngực ........................................................................................................23
3.7.3.3. Vòng ống ..........................................................................................................24
3.7.4. Chỉ số to xương ...................................................................................................24
3.7.5. Chỉ số tròn mình ..................................................................................................24
3.7.6. Dày mỡ lưng ........................................................................................................24
3.7.7. Dày mỡ lưng ở trọng lượng hiệu chỉnh 90 kg .....................................................24
3.7.8. Hệ số biến chuyển thức ăn (HSCBTĂ) ..............................................................24
3.7.9. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (TLNCTC) ..................................................................25
3.7.10. Tỷ lệ ngày con ho (TLNCH) .............................................................................25
3.7.11. Tỷ lệ heo bị viêm khớp (TLHBVK)..................................................................25
3.7.12. Chỉ số chọn lọc ..................................................................................................25

3.7.13. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ..............................................................25
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.........................................................................26
4.1. Trọng lượng sống ...................................................................................................26
4.2. Tăng trọng ngày......................................................................................................31
4.3. Chiều đo dài thân thẳng..........................................................................................33
4.4. Chiều đo vòng ngực................................................................................................37
4.5. Chiều đo vòng ống..................................................................................................41
4.6. Chỉ số tròn mình .....................................................................................................45
4.7. Chỉ số to xương ......................................................................................................47
4.8. Dày mỡ lưng lúc 180 ngày tuổi ..............................................................................49
4.9. Dày mỡ lưng ở trọng lượng hiệu chỉnh 90 kg ........................................................50
4.10. Hệ số chuyển biến thức ăn....................................................................................51
4.11. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy, tỷ lệ ngày con ho, tỷ lệ heo bị viêm khớp...................52
vi


4.12. Chỉ số chọn lọc .....................................................................................................56
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................58
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................58
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 62

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DD: heo Duroc thuần.
LL: heo Landrace thuần.

YY: heo Yorkshire thuần.
L(DY): heo lai có cha là Landrace và mẹ là heo lai Duroc x Yorkshire.
L(SPY): heo lai có cha là Landrace và mẹ là SP x Yorkshire.
LY: heo lai có cha là Landrace và mẹ là Yorkshire.
Y(DL): heo lai có cha là Yorkshire và mẹ là heo lai Duroc x Landrace.
YL: heo lai có cha là Yorkshire và mẹ là Landrace.
SD: độ lệch chuẩn (Standard Deviation).
CV: hệ số biến động (Coefficient of Variation).
X : trung bình.

TSTK: tham số thống kê.
NXB: nhà xuất bản.
N giống: nhóm giống.
STT: số thứ tự.
TP. HCM: thành phố Hồ Chí Minh.
XNCNH: xí nghiệp chăn nuôi heo.
TĂHH: thức ăn hỗn hợp.
TC: tính chung.

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp.........................................13
Bảng 2.2: Quy trình tiêm phòng của xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long .................15
Bảng 2.3: Năng suất của một số giống heo ...................................................................18
Bảng 4.1. Trọng lượng sống ..........................................................................................30
Bảng 4.2. Tăng trọng ngày ............................................................................................32
Bảng 4.3. Chiều đo dài thân thẳng ................................................................................36

Bảng 4.4. Chiều đo vòng Ngực .....................................................................................40
Bảng 4.5. Chiều đo vòng ống ........................................................................................44
Bảng 4.6. Chỉ số tròn mình............................................................................................46
Bảng 4.7. Chỉ số to xương .............................................................................................48
Bảng 4.8. Độ dày mỡ lưng lúc 180 ngày tuổi................................................................49
Bảng 4.9. Dày mỡ lưng ở trọng lượng hiệu chỉnh 90 kg...............................................50
Bảng 4.10. Hệ số chuyển biến thức ăn ..........................................................................52
Bảng 4.11. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .............................................................................53
Bảng 4.12. Tỷ lệ ngày con ho........................................................................................54
Bảng 4.13. Tỷ lệ heo bị viêm khớp ...............................................................................55
Bảng 4.14. Chỉ số chọn lọc lúc 180 ngày tuổi...............................................................56
Bảng 4.15. Bảng đánh giá chỉ số chọn lọc ....................................................................57

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng sống......................................................................................30
Biểu đồ 4.2. Tăng trọng ngày ........................................................................................32
Biểu đồ 4.3. Dài thân thẳng ...........................................................................................36
Biểu đồ 4.4. Chiều đo vòng ngực ..................................................................................41
Biểu đồ 4.5. Chiều đo vòng ống ....................................................................................45
Biểu đồ 4.6. Chỉ số tròn mình........................................................................................47
Biểu đồ 4.7. Chỉ số to xương.........................................................................................49
Biểu đồ 4.8. Dày mỡ lưng lúc 180 ngày tuổi ................................................................50
Biểu đồ 4.9. Dày mỡ lưng ở trọng lượng hiệu chỉnh 90 kg...........................................51
Biểu đồ 4.10. Hệ số chuyển biến thức ăn giai đoạn (60 -180 ngày tuổi) ......................52
Biểu đồ 4.11. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy .........................................................................53
Biểu đồ 4.12. Tỷ lệ ngày con ho....................................................................................54

Biểu đồ 4.13. Tỷ lệ heo bị viêm khớp ...........................................................................55
Biểu đồ 4.14. Chỉ số chọn lọc........................................................................................56

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Mô hình phối cảnh của XNCNHPL ................................................................4
Hình 2.2. Sơ đồ vị trí mặt bằng XNCNHPL ...................................................................4
Hình 2.3. Hệ thống chuồng trại của xí nghiệp.................................................................7
Hình 2.4a. Chuồng nuôi heo đực giống...........................................................................8
Hình 2.4b.Chuồng nuôi heo đực giống ...........................................................................8
Hình 2.5. Chuồng nuôi heo cái hậu bị (60 – 180 ngày tuổi) ...........................................9
Hình 2.6. Chuồng nuôi heo nái mang thai và nái khô (chờ phối) ...................................9
Hình 2.7a. Chuồng nái đẻ và nuôi con (tổng thể)........................................................10
Hình 2.7b. Chuồng nái đẻ và nuôi con (cá thể).............................................................10
Hình 2.8a. Chuồng nuôi heo sau cai sữa (28 -60 ngày) ................................................11
Hình 2.8b. Chuồng nuôi heo sau cai sữa (28 – 60 ngày) ..............................................11
Hình 2.9. Chuồng nuôi heo thịt và hậu bị (60 – 180 ngày tuổi)....................................12

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu đời sống của người dân
ngày càng được nâng cao về mọi mặt, trong đó có nhu cầu thực phẩm đạm động vật
đặc biệt là thịt heo ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng.

Để đáp ứng yêu cầu này các nhà chăn nuôi heo đã ứng dụng các thành tựu của
khoa học kỹ thuật của thế giới nhằm chọn lọc nhân giống ra nhiều cá thể heo đạt
những tính trạng tốt như: heo nái sinh sản nhiều, nuôi con giỏi, heo thịt có phẩm chất
thịt ngon, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt là heo cái hậu bị phải có những đặt
tính di truyền tốt để truyền lại cho thế hệ sau.
Trong chăn nuôi heo công nghiệp, heo hậu bị cái rất được quan tâm chọn lọc và
nuôi dưỡng tốt để thay thế đàn nái giống sinh sản đến kỳ loại thải. Một heo cái hậu bị
tốt có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện về số lượng lẫn chất lượng di truyền
cho đàn heo giống cũng như heo thịt ở thế hệ sau ngày càng tốt hơn. Khảo sát sự sinh
trưởng và phát dục của đàn heo cái hậu bị làm cơ sở khoa học cho công tác chọn lọc
và loại thải đàn heo hậu bị cho một trang trại là cần thiết.
Xuất phát từ các vấn đề trên với sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.S. Nguyễn Kim
Cương thuộc Bộ Môn Chăn Nuôi Chuyên Khoa, Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Với sự giúp đỡ của Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Chăn
Nuôi Heo Phước Long, chúng tôi xin thực hiện đề tài: “ KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ
TIÊU SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA HEO HẬU BỊ CÁI THUỘC CÁC
NHÓM GIỐNG HIỆN CÓ TẠI XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHỨƠC LONG,
HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. MỤC ĐÍCH
Đánh giá sức sinh trưởng và phát dục của đàn heo hậu bị cái các nhóm giống
đang được nuôi dưỡng, nhằm góp phần làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác chọn
lọc các cá thể heo hậu bị cái tốt làm heo nái sinh sản cho xí nghiệp.
1.2.2. YÊU CẦU
Theo dõi và so sánh một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát dục, khả năng sử
dụng thức ăn và sức sống của heo lai Landrace x Landrace, Yorkshire x Yorkshire,

Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace ở giai đoạn từ 60 – 180 ngày tuổi,
trong thời gian thực tập.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO PHƯỚC
LONG - CỦ CHI – TP. HCM
2.1.1. Vi trí địa lý
Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long nằm ở ấp 3, Xã Phạm Văn Cội, Huyện Củ
Chi, TP. HCM. Cách trục lộ giao thông 500 m. Xí Nghiệp có tổng diện tích 25 ha,
được xây dựng trên vùng đất cao thuộc nông trường Phạm Văn Cội. Xung quanh xí
nghiệp là rừng cao su và cánh đồng trồng cỏ cho bò sữa
Nhìn chung vị trí của Xí Nghiệp hiện nay thuận lợi hơn so với vị trí trước đây ở
Phường Phước Long B, Quận 9, TP. HCM. Về mặt cách ly phòng bệnh và không gây
ô nhiễm môi trường cho khu dân cư
2.1.2. Lịch sử hình thành trại
- Xí nghiệp được thành lập vào năm 1957 có tên là trại heo Phước Long do tư
nhân quản lý, có địa chỉ tại Phường Phước Long B, Quận 9, TP. HCM.
- Sau năm 1975, xí nghiệp được nhà nước tiếp quản và phát triển dần qui mô.
- Từ năm 1984, xí nghiệp được hoạt động theo cơ chế hạch toán độc lập.
- Từ năm 1995 đến nay, xí nghiệp là thành viên của Tổng Công Ty Nông
Nghiệp Sài Gòn.
- Thực hiện chủ trương di dời của thành phố để tránh gây ô nhiểm môi trường,
và cũng để mỡ rộng qui mô sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi
- Năm 2003 xí nghiệp đã khởi công xây dựng trang trại mới tại Ấp 3, Xã Phạm
Văn Cội, Huyện Củ Chi, TP. HCM.
- Đầu năm 2008, xí nghiệp đã hoàn thành việc di dời từ địa điểm cũ thuộc

Phường Phước Long B, Quận 9 và khánh thành địa điểm mới ở Huyện Củ Chi
Sơ đồ vị trí mặt bằng Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Phước Long được trình bày
qua hình 2.1 và 2.2
3


Hình 2.1. Mô hình phối cảnh của XNCNHPL

Hình 2.2. Sơ đồ vị trí mặt bằng XNCNHPL
2.1.3. Nhiệm vụ
- Sản xuất heo hậu bị giống thuần, lai và heo giống nuôi thương phẩm và heo
thịt cung cấp cho thị trường chăn nuôi và tiêu thụ ở TP. HCM và các tỉnh lân cận.
- Thực hiện các dịch vụ hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo, gieo tinh nhân tạo,
qui trình tiêm phòng và điều trị các bệnh thường gặp trên heo.
4


- Công suất thiết kế: tổng đàn có mặt thường xuyên là 13582 con (chưa kể heo
con theo mẹ), trong đó có 2500 nái sinh sản.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất
Được trình bày qua sơ đồ:

Ban Giám Đốc

Phòng nghiệp vụ

Tổ Giống

Tổ Nái


Phòng kỹ thuật

Tổ Thịt

Tổ Bảo Vệ

Tổ Cơ Khí, Phục Vụ

Sơ đồ: cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của XNCNH Phước Long
2.1.5. Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 15/ 12/ 2008, tổng đàn heo của xí nghiệp là 6045 con,
trong đó bao gồm:
Heo thịt: 1280 con
Heo đực giống hậu bị: 44 con
Heo đực giống làm việc: 22 con
Heo nái hậu bị: 473 con
Heo nái sinh sản: 1425 con
Heo con theo mẹ: 1083 con
Heo con cai sữa: 1922 con
2.1.6. Công tác giống
Nguồn gốc con giống
Các giống heo thường có của xí nghiệp là Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain,
SP và các con lai của chúng.
Heo đực giống được nhập từ các trại trong và ngoài nước nhằm nâng cao phẩm
chất đàn heo cũng như tránh sự đồng huyết
Heo cái giống hậu bị phần lớn được tạo ra tại xí nghiệp, ngoài ra heo cái giống
còn được nhập từ các trại trong và ngoài nước nhằm nâng cao phẩm chất đàn heo cũng
như tránh sự đồng huyết
5



Qui trình chọn hậu bị:
- Giai đoạn 1: chọn heo lúc sơ sinh
Dựa vào gia phả: nguồn gốc của cha mẹ, thành tích sinh sản của heo mẹ.
Dựa vào thành tích của heo con: heo con đẻ ra khoẻ mạnh, trọng lượng tối thiểu
từ 1 kg trở lên, không có dị tật, có trên 14 vú và 2 hàng vú phải đều nhau, cơ quan sinh
dục bình thường.
Những con được chọn sẽ được bấm số tai để được chọn tiếp ở những giai đoạn
sau.
- Giai đoạn 2: chọn heo lúc chuyển đàn 56 – 60 ngày tuổi.
Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống
Heo khỏe mạnh linh hoạt, có ngoại hình đẹp, chân khỏe, mông vai nở nang, da
long bóng mượt, bộ phận sinh dục phải lộ rõ, trọng lượng tối thiểu phải đạt từ 18 kg
trở lên.
Những con được chọn sẽ được chuyển qua chuồng nuôi heo hậu bị, những con
còn lại sẽ được chuyển qua nuôi heo thịt.
- Giai đoạn 3: chọn heo lúc 6 tháng tuổi
Heo được chọn lần cuối dựa vào trọng lượng từ 90 kg trở lên, khả năng tăng
trọng, có ngoại hình đẹp, cân đối, không mắc bệnh mãn tính hay truyền nhiễm, cơ
quan sinh dục phải phát triển cân đối bình thường.
Những heo không đạt yêu cầu sẽ được bán thịt, những heo được chọn một phần
bán giống cho người chăn nuôi, phần còn lại dùng để thay đàn
Mỗi nái sinh sản và hậu bị điều có phiếu theo dõi riêng về lí lịch, ngày phối
giống, ngày đẻ, đực phối, kết quả sinh sản và nuôi con của nái đó. Các chỉ tiêu này
được ghi chép, cập nhật hằng ngày vào máy tính theo quy định của trại.
2.1.7. Chuồng trại
Hệ thống chuồng trại của xí nghiệp hiện nay gồm 3 khu riêng biệt A, B và C.
Trong mỗi khu co các dãy chuồng cho từng loại heo. Mỗi dãy có diện tích 50 x 15 m,
mái lợp tole. Riêng các dãy từ 1A – 7A được thiết kế theo kiểu chuồng kín để nuôi heo
đực giống và đàn nái hạt nhân của trại. Các dãy này có hệ thống làm mát ở đầu dãy và

hệ thống quạt hút ở cuối dãy. Các dãy còn được thiết kế nửa kín nửa hở, bên trong có
hệ thống quạt làm mát. Thức ăn và nước uống có hệ thống tự động cung cấp đến từng

6


ô chuồng. Nền chuồng bằng xi măng có độ dốc 3 - 5% để dể dàng thoát nước, nền
cách sàn chuồng 30 – 50 cm. Hệ thống chuồng trại được giới thiệu qua hình 2.3

Hình 2.3. Hệ thống chuồng trại của xí nghiệp
2.1.7.1. Chuồng nuôi heo đực giống
Gồm 22 ô và được chia làm 2 dãy, mái được lợp bằng tole và được thiết kế theo
kiểu chuồng kín và có trang bị hệ thống làm mát ở đầu dãy và hệ thống quạt hút ở cuối
dãy để đảm bảo nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định từ 25 – 280 C. Mỗi ô chuồng cá
thể có diện tích 3 x 3 m, cao 1,7 m và được ngăn cách nhau bằng những song sắt dọc,
nền chuồng bằng xi măng có rãnh thoát nước và phân, máng ăn bằng inox và có núm
uống tự động. Chuồng nuôi heo đực giống được giới thiệu qua hình 2.4a và 2.4b

7


Hình 2.4a. Chuồng nuôi heo đực giống

Hình 2.4b.Chuồng nuôi heo đực giống
2.1.7.2. Chuồng nuôi heo đực và cái hậu bị
Heo hậu bị đực và cái được nuôi ở những ô chuồng khác nhau, mái chuồng thiết kế
theo kiểu nóc đôi và được lợp bằng tole, cao, thoáng mát và có hệ thống quạt hút làm mát,
xung quanh có hệ thống Gèm bằng cao su để giữ ấm vào ban đêm và tránh mưa tạt gió lùa,
chuồng được chia làm 2 dãy, mỗi dãy gồm 14 ô, được ngăn cách với nhau bằng những song
sắt dọc, mỗi ô có chiều dài 5 m, rộng 3 m, với mật độ nuôi 10 – 12 con/ô, máng ăn bằng

inox dạng hình trụ tròn, núm uống cắn tự động, sàn chuồng bằng xi măng có nhiều kẻ thoát
nước trên mặt nền. Chuồng nuôi heo cái hậu bị được giới thiệu qua hình 2.5
8


Hình 2.5. Chuồng nuôi heo cái hậu bị (60 – 180 ngày tuổi)
2.1.7.3. Chuồng nuôi heo nái mang thai và nái khô
Chuồng được chia làm 4 dãy, gồm 280 ô chuồng cá thể, mỗi ô có chiều dài 2,1
m, rộng 0,7 m, chuồng kiểu nóc đôi lợp bằng tole, nền chuồng bằng xi măng co rãnh
để thoát nước, máng ăn bằng inox và được thiết kế theo kiểu có chốt cài rất thuận lợi
cho việc vệ sinh máng cũng như loại thải thức ăn thừa và có núm uống tự động.
Chuồng nuôi heo nái mang thai và nái khô được mô tả qua hình 2.6.

Hình 2.6. Chuồng nuôi heo nái mang thai và nái khô (chờ phối)
9


2.1.7.4. Chuồng nuôi heo nái đẻ và nái nuôi con
Mỗi chuồng có 100 ô và được chia làm 4 dãy, mỗi ô có chiều dài 2,2 m, phần
cho heo mẹ ở giữa rộng 0,8 m, heo con ở hai bên rộng 0,6 m và 0,4 m. Có núm uống
và máng ăn riêng cho heo mẹ và heo con, sàn chuồng được làm bằng nhựa, mái lợp
tole, có hệ thống quạt hút và gèm bằng cao su bao xung quanh có thể kéo qua lại để
tránh mưa tạt gió lùa, đồng thời có thể giử ấm vào mùa mưa, mát vào mùa khô. Cấu
trúc chuồng được mô tả qua hình 2.7a và 2.7b

Hình 2.7a. Chuồng nái đẻ và nuôi con (tổng thể)

Hình 2.7b. Chuồng nái đẻ và nuôi con (cá thể)
10



2.1.7.5. Chuồng nuôi heo sau cai sữa (28 – 60 ngày)
Chuồng có 86 ô và được chia làm 2 dãy, mỗi ô có chiều dài 3 m, rộng 2,3 m, nuôi
được 16 – 18 con/ô, ngăn cách với nhau bằng những song sắt, máng ăn bằng inox được
thiết kế theo dạng bán tự động, có núm uống tự động, sàn chuồng bằng nhựa, mái lợp tole,
có hệ thống quạt hút, xung quanh có phủ bạc bằng nhựa tránh mưa tạc gió lùa, đồng thời
giúp giữ ấm vào mùa đông và có hệ thống đèn thấp sáng vào ban đêm. Cấu trúc chuồng
được mô tả qua hình 2.8a và 2.8b

Hình 2.8a. Chuồng nuôi heo sau cai sữa (28 -60 ngày)

Hình 2.8b. Chuồng nuôi heo sau cai sữa (28 – 60 ngày)
11


2.1.7.6. Chuồng nuôi heo thịt và hậu bị (từ 60 – 180 ngày tuổi)
Chuồng có 28 ô và được chia làm 2 dãy, mỗi ô được nuôi từ 10 – 12 con, ngăn
cách với nhau bằng những song sắt dọc, được thiết kế dạng mái đôi lợp bằng tole, cao,
thoáng, mát, nền chuồng được đúc bằng đan có khe hở để thoát nước tiểu và phân, máng
ăn bằng inox và có núm uống tự động. Cấu trúc chuồng được giới tiệu qua hình 2.9

Hình 2.9. Chuồng nuôi heo thịt và hậu bị (60 – 180 ngày tuổi)
2.1.7.7. Chuồng nuôi heo cách ly
Chuồng được thiết kế xa các chuồng khác, chuồng có 28 ô và được chia làm 2
dãy, với diện tích mỗi ô 5 x 3 m, chuồng đựơc lợp bằng tole dạng mái đôi, nền chuồng
được đúc bằng đan có khe hở thoát nước và phân.
2.1.7.8. Chuồng nuôi heo hậu bị cái chờ phối (180-240 ngày tuổi)
Chuồng có 28 ô và được chia làm hai dãy, mỗi ô được nuôi từ 10 -12 con,
ngăn cách với nhau bằng những song sắt dọc, nóc chuồng được thiết kế dạng mái đôi,
lợp bằng Tole, cao, thoáng mát, nền chuồng được lát bằng đan có khe hở để thoát nước

tiểu và phân, máng ăn bằng inox và có núm uống tự động.
2.1.8. Thức ăn
Hiện nay xí nghiệp sử dụng loại thức ăn hổn hợp của xí nghiệp thức ăn chăn
nuôi An Phú và Công Ty liên doanh Việt – Pháp Proconco.
-

Heo đực giống và heo nái mang thai sử dụng thức ăn hỗn hợp An Phú số 10 A.
12


-

Heo nái đẻ và nuôi con sử dụng sử dụng thức ăn hỗn hợp An Phú số 10 B.

-

Heo hậu bị và heo thịt sử dụng thức ăn hỗn hợp An Phú số 6.

-

Heo con tập ăn đến cai sữa sử dụng thức ăn hỗn hợp Proconco Delice A.

-

Heo con cai sữa sử dụng thức ăn hỗn hợp Proconco Delice B.

Thành phần dinh dưỡng các loại TĂHH được trình bày qua bảng 2.1
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp
An Phú


An Phú

An Phú

số 6

số 10 A

số 10 B

_

_

3012

Protein (%)

Delice A

Delice B

_

15

13

2894,93


2882

3400

3300

17,12

17,01

18,25

20

19

Xơ thô (%)

4,55

4,98

5,25

5

5

Ca (%)


0,85

1,00

1,08

0,4 – 0,7

0,7 – 1,4

P (%)

0,74

0,72

0,76

0,7

0,6

NaCl (%)

0,5

0,28

0,28


0,3 – 0,8

0,3 – 0,8

Độ ẩm (%)
Năng lượng trao
đổi (kcal/ kg)

(Nguồn: Phòng kỹ thuật XNCNH Phước Long, 2008)
2.1.9. Chăm sóc quản lý
2.1.9.1. Heo đực giống
Tắm và dọn phân ngày một lần vào cuối buổi sáng hoặc đầu giờ chiều, nếu trời
mưa thì dọn phân khô, cho ăn ngày hai lần. Đối với heo dưới một năm tuổi lấy tinh
một tuần một lần, heo lớn hơn một năm tuổi lấy tinh hai lần một tuần hoặc tùy theo
nhu cầu của trại và lấy vào mỗi buổi sáng.
2.1.9.2. Heo hậu bị đực
Tắm và dọn phân ngày một lần, cho ăn ngày hai lần, nếu trời mưa và thời tiết
lạnh thì dọn phân khô, mỗi tháng tiêm A, D, E một lần, mỗi lần tiêm 10 – 15 ml.
2.1.9.3. Heo hậu bị cái (từ 60 – 180 ngày)
Tắm và dọn phân ngày một lần, cho ăn ngày hai lần, nếu trời mưa và thời tiết
lạnh thì dọn phân khô.
2.1.9.4. Heo hậu bị cái chờ phối (từ 180 - phối lần đầu)
Tắm và dọn phân ngày một lần, cho ăn ngày hai lần theo khẩu phần, nếu trời
mưa thì dọn phân khô.
13


×