Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY VÀ TỶ LỆ NHIỄM BALANTIDIUM COLI TRÊN HEO TỪ 24 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI THUỘC HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.07 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY VÀ TỶ LỆ NHIỄM BALANTIDIUM
COLI TRÊN HEO TỪ 24 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI MỘT TRẠI
CHĂN NUÔI THUỘC HUYỆN TRẢNG BOM
TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: TẠ THẾ THÔI
Ngành
: THÚ Y
Niên khóa
: 2004 - 2009

Tháng 09/2009


TÌNH HÌNH TIÊU CHẢY VÀ TỶ LỆ NHIỄM BALANTIDIUM COLI
TRÊN HEO TỪ 24 ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI MỘT TRẠI CHĂN NUÔI
THUỘC HUYỆN TRẢNG BOM
TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

TẠ THẾ THÔI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ ngành Thú Y


Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS LÂM THỊ THU HƯƠNG

Tháng 09 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Xin mãi khắc ghi công ơn của cha mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ và
luôn là chổ dựa cho con trong suốt quá trình con khôn lớn.
Chân thành cảm ơn:
− Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
− Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y
− Quý thầy cô khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt cảm ơn:
− PGS.TS Lâm Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt những
kiến thức quý báu để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
− BSTY. Hồ Hoàng Dũng
− BSTY. Lê Nguyễn Phương Khanh
Đã tận tình giúp đở, chỉ bảo cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Với tất cả tấm lòng, tôi xin chân thành cảm ơn:
− Chú Sơn và cô Cúc_chủ trại heo
− Chú Thành_ quản lý trại
− Các anh chị của công ty Cargill
− BSTY. Nguyễn Thị Minh Tâm_ kỹ thuật trại
− Các cô chú, anh chị em công nhân của trại
Đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt nhiều kinh nghiệm, đã tạo điều kiện thuận lợi không
thể tốt hơn cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.

Xin cảm ơn các bạn lớp Thú Y 30 là những người luôn bên cạnh giúp đở, động viên
và chia sẽ những vui buồn cùng tôi trong suốt 5 năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
TẠ THẾ THÔI

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Qua thời gian thực hiện đề tài: “Tình hình tiêu chảy và tỷ lệ nhiễm Balantidium coli
trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi tại một trại chăn nuôi thuộc huyện Trảng Bom
tỉnh Đồng Nai”, từ ngày 09/02/2009 đến 09/06/2009, chúng tôi ghi nhận được một số
kết quả sau:
− Tỷ lệ con tiêu chảy trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi là 53,40 %.
− Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi là 8,14 %.
− Tỷ lệ tái phát tiêu chảy là 38,85 %.
− Tỷ lệ xuất hiện các màu phân tiêu chảy: tỷ lệ xuất hiện phân xám và phân vàng
lần lượt là 82,17 % và 17,83 %.
− Tỷ lệ chết do tiêu chảy là 1,07 %.
− Tỷ lệ nhiễm Balantidium coli trong phân tiêu chảy là 62,00 %, trong phân bình
thường là 46,00 %.
− Tỷ lệ xuất hiện trophozoite và cyst trong phân tiêu chảy lần lượt là 87,00 % và
13,00 % ; trong phân bình thường lần lượt là 9,00 % và 91,00 %.
− Tăng trọng bình quân hàng ngày trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi là 327,32
g/con/ngày.
− Tăng trọng bình quân hàng ngày trên heo tiêu chảy (324,22 g/con/ngày) thấp
hơn không đáng kể so với tăng trọng bình quân hàng ngày trên heo không tiêu
chảy (330,62 g/con/ngày).
− Tỷ lệ hô hấp và viêm khớp lần lượt là 6,12 % và 2,72 %.


iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................i
Lời cảm ơn....................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ..........................................................................................vii
Danh sách các hình ................................................................................................... viii
Danh sách các bảng, biểu đồ, sơ đồ ............................................................................ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU ........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu ..........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ...........................................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN......................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO .............................................................3
2.1.1. Vị trí ................................................................................................................3
2.1.2. Lịch sử hình thành ..........................................................................................3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................3
2.1.4. Cơ cấu đàn ......................................................................................................3
2.1.5. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng.................................................................3
2.1.5.1. Chuồng trại...............................................................................................3
2.1.5.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng..........................................................................6
2.1.6. Nguồn nước.....................................................................................................9
2.1.7. Vệ sinh thú y ...................................................................................................9
2.1.8. Quy trình tiêm phòng......................................................................................9

2.1.9 Một số thuốc sử dụng điều trị tiêu chảy trên heo sau cai sữa của trại ..........10
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................................11
2.2.1. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con sau cai sữa
liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng ............................................................11
2.2.1.1. Do dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý ........................................................11
iv


2.2.1.2. Do môi trường, ngoại cảnh ....................................................................11
2.2.1.3. Stress ......................................................................................................11
2.2.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo sau cai sữa
liên quan đến bệnh........................................................................................12
2.2.2.1. Bệnh tiêu chảy do E.coli ........................................................................12
2.2.2.2. Bệnh phó thương hàn heo ......................................................................13
2.2.2.3. Bệnh hồng lỵ ..........................................................................................15
2.2.2.4. Bệnh viêm hồi tràng ...............................................................................17
2.2.2.5. Bệnh do Balantidium coli ......................................................................18
2.2.2.6. Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) .........................................18
2.2.2.7. Bệnh dịch tiêu chảy ở heo (PED)...........................................................20
2.2.2.8. Bệnh dịch tả heo.....................................................................................21
2.2.2.9. Bệnh tiêu chảy do Rotavirus ..................................................................24
2.2.2.10. Bệnh viêm ruột hoại tử do Clostridium perfringens týp C .................26
2.2.2.11. Bệnh do Ascaris suum (giun đũa) ........................................................27
2.2.2.12. Bệnh do Cryptosporidium....................................................................27
2.2.3. Cơ chế gây tiêu chảy.....................................................................................27
2.2.4. Phòng và trị bệnh tiêu chảy ..........................................................................29
2.2.5. Đặc điểm của Balantidium coli.....................................................................30
2.3. LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .........35
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................37
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..............................................................................37

3.1.1. Thời gian........................................................................................................37
3.1.2. Địa điểm ........................................................................................................37
3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT..................................................................................37
3.3. DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU.................................................................................37
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................38
3.5. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..........................................................................38
3.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...................................................................40

v


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................41
4.1. Kết quả điều tra tình hình tiêu chảy trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi. ................41
4.1.1. Tỷ lệ con tiêu chảy trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi. ....................................41
4.1.2. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi.............................42
4.1.3. Tỷ lệ tái phát tiêu chảy ..................................................................................43
4.1.4. Tỷ lệ xuất hiện các màu phân tiêu chảy ........................................................45
4.1.8. Tỷ lệ chết do tiêu chảy...................................................................................45
4.2. Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm Balantidium coli trên heo từ 24 đến
60 ngày tuổi. .................................................................................................. 46
4.2.1. Tỷ lệ nhiễm Balantidium coli theo dạng phân, theo màu phân
tiêu chảy trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi .....................................................46
4.2.2. Phân bố cường độ nhiễm Balantidium coli trên các mẫu dương tính. ..........48
4.2.3. Tỷ lệ xuất hiện trophozoite và cyst trong phân tiêu chảy và bình thường ....48
4.3. Kết quả thành tích tăng trưởng và tình hình bệnh khác trên heo từ 24
đến 60 ngày tuổi ...........................................................................................49
4.3.1. Tăng trọng bình quân hàng ngày trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi................49
4.3.2. So sánh tăng trọng bình quân trên heo tiêu chảy...........................................51
4.3.3. Tỷ lệ xuất hiện các bệnh khác trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi ....................52
4.4. Một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận được khi thực hiện đề tài ...........................53

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................55
5.1. KẾT KUẬN.........................................................................................................55
5.2. ĐỀ NGHỊ.............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................57
PHỤ LỤC ..................................................................................................................61

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ARN

: Acid Ribonucleic

B.coli

: Balantidium coli

Cl. perfringens : Clostrium perfringens
DTH

: Dịch Tả Heo

E.coli

: Escherichia coli

ELISA

: Enzyme Linked Immunosorbent Assay (Phản ứng miễn dịch gắn

men)

FAT

: Fluorescent Antibody Test (Phản ứng kháng thể huỳnh quang)

HH

: Hô hấp

IFAT

:Indirect Fluorescent Antibody Test (Phản ứng kháng thể huỳnh
quang gián tiếp)

KST

: Ký Sinh Trùng

NT

: Neutralization Test (Phản ứng trung hòa)

PCR

: Polymerase Chain Reaction (Kỹ thuật nhân gen)

PED

: Porcine Epidemic Diarrhoea (Dịch tiêu chảy trên heo)


TC

: Tiêu chảy

TGE

: Transmissible Gastroenteritis (Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm)

TLBQ

: Trọng Lượng Bình Quân

TTBQ

: Tăng Trọng Bình Quân

VK

: Viêm khớp

Vsv

:Vi Sinh Vật

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Chuồng nuôi heo nái mang thai ................................................................. 4
Hình 2.2. Chuồng nuôi heo nái đẻ ............................................................................. 4
Hình 2.3. Chuồng nuôi heo cai sữa............................................................................ 5
Hình 2.4. Chuồng nuôi heo thịt.................................................................................. 5
Hình 2.5. Balantidium coli, dạng trophozoite (dưỡng bào)..................................... 30
Hình 2.6. Balantidium coli, dạng cyst ..................................................................... 31
Hình 2.7. Vòng đời của Balantidium coli................................................................31
Hình 2.8. Phân chia của trophozoite ........................................................................32
Hình 2.9. Tiêu chảy phân xám loãng ....................................................................... 33
Hình 2.10. B.coli tạo ra những nốt trắng trên ruột già của heo ............................... 34
Hình 2.11. B.coli hiện diện trong niêm mạc ruột già heo........................................ 34
Hình 4.1. Heo 28 ngày tuổi bị tiêu chảy ................................................................. 53
Hình 4.2. Phân xám loãng ....................................................................................... 53
Hình 4.3. Trophozoite với độ phóng đại 400 lần..................................................... 53
Hình 4.4. Trophozoite được đo bằng thước trắc vi, kích thước 85 μm x 58 μm..... 53
Hình 4.5. Cyst với độ phóng đại 400 lần ................................................................. 54
Hình 4.6. Cyst được đo bằng thước trắc vi, kích thước 51 μm ............................... 54
Hình 4.7. Ruột heo có những nốt trắng, khi xét nghiệm phân, dương tính
với B.coli...................................................................................................................54
Hình 4.8. B.coli hiện diện trong niêm mạc ruột già heo, ruột bị viêm .................... 54

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng của trại .....................................................................10
Bảng 2.2: Nhiệt độ thích hợp cho heo theo từng giai đoạn .........................................12
Bảng 4.1: Tỷ lệ con tiêu chảy trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi ...................................41
Bảng 4.2: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi ..........................42

Bảng 4.3: Tỷ lệ tái phát tiêu chảy ................................................................................43
Bảng 4.4: Tỷ lệ xuất hiện các màu phân tiêu chảy ......................................................45
Bảng 4.5: Tỷ lệ chết do tiêu chảy ................................................................................45
Bảng 4.6: Tỷ lệ nhiễm Balantidium coli theo dạng phân, theo màu sắc
phân tiêu chảy trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi...........................................46
Bảng 4.7: Phân bố cường độ nhiễm Balantidium coli trên các mẫu dương tính.........48
Bảng 4.8: Tỷ lệ xuất hiện trophozoite và cyst trong phân tiêu chảy và bình thường...48
Bảng 4.9: Tăng trọng bình quân hàng ngày trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi .............49
Bảng 4.10: So sánh tăng trọng bình quân trên heo tiêu chảy ......................................50
Bảng 4.11: Tỷ lệ xuất hiện các bệnh khác trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi................52
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ con tiêu chảy trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi...............................41
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi ......................43
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ tái phát tiêu chảy ............................................................................44
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ chết do tiêu chảy ............................................................................46
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ nhiễm Balantidium coli trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi ..............47
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ xuất hiện trophozoite và cyst trong phân tiêu chảy
và bình thường.........................................................................................49
Biểu đồ 4.7: Tăng trọng bình quân hàng ngày trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi .........50
Biểu đồ 4.8: So sánh tăng trọng bình quân trên heo tiêu chảy ....................................52
Sơ đồ 2.1: Cơ chế gây tiêu chảy ..................................................................................28

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển và đã có những đóng
góp to lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Trong đó, ngành chăn nuôi chiếm vị
trí quan trọng đặc biệt là chăn nuôi heo.

Do đó, các nhà chăn nuôi đã không ngừng cải tạo con giống, cải tiến phương thức
chăn nuôi và áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật…nhằm nâng cao năng suất và
hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, trong thực tế người chăn nuôi gặp không ít khó khăn do tình hình bệnh
tật thường xuyên xảy ra, đặc biệt chú ý đến bệnh tiêu chảy trên heo từ 24 đến 60 ngày
tuổi, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi. Bệnh tiêu chảy trên heo từ 24 đến 60
ngày tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra như: stress lúc cai sữa, thay đổi khẩu phần, môi
trường, do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…, trong đó Balantidium coli là một trong
những nguyên nhân. Bệnh do Balantidium coli không gây thành ổ dịch lớn như bệnh
do các vi sinh vật, virus nhưng nó thường kéo dài, âm ĩ, làm giảm năng suất chăn nuôi,
và là yếu tố mở đường cho các mầm bệnh khác xâm nhập. Vì vậy điều tra tình hình
tiêu chảy và tỷ lệ nhiễm Balantidium coli trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi để đề ra biện
pháp phòng ngừa hữu hiệu và tích cực, nhằm tăng năng suất trong chăn nuôi heo trong
giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai.
Xuất phát từ tình hình trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Trường
Đại Học Nông Lâm TP.HCM, Bộ Môn Bệnh Lý – Ký Sinh, được sự hướng dẫn của
PGS.TS Lâm Thị Thu Hương chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình tiêu
chảy và tỷ lệ nhiễm Balantidium coli trên heo từ 24 đến 60 ngày tuổi tại một trại
chăn nuôi thuộc huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai”.

1


1.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
1.2.1. Mục tiêu
Điều tra tình hình tiêu chảy và tỷ lệ nhiễm Balantidium coli trên heo từ 24 đến 60
ngày tuổi để đề xuất một số biện pháp phòng trị thích hợp.
1.2.2. Yêu cầu
• Theo dõi, ghi nhận số con tiêu chảy, số ngày con tiêu chảy.
• Theo dõi tăng trọng đầu đợt và cuối đợt.

• Lấy mẫu phân heo bình thường và heo bị tiêu chảy mang về phòng thí nghiệm
phân tích.
• Điều tra tỷ lệ nhiễm Balantidium coli.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO
2.1.1. Vị trí:
− Trại heo thuộc ấp Tân Bình – xã Bình Minh – huyện Trảng Bom – tỉnh Đồng Nai.
− Cách trung tâm TP.HCM 50 km, cách quốc lộ 1A: 2 km.
− Xa khu dân cư, rất thuận lợi cho việc chăn nuôi.
2.1.2. Lịch sử hình thành:
− Trại được thành lập vào 2/9/2007, diện tích: 3 hecta, gồm 6 khu: 1 khu nuôi heo nái
mang thai, 1 khu nuôi heo nái đẻ và heo cai sữa, 4 khu nuôi heo thịt.
− Tháng 2/2009, trại xây thêm 1 khu nuôi heo nọc và 1 khu nuôi heo cai sữa.
− Tháng 3/2009, trại đang tiến hành xây thêm 1 khu nuôi heo nái mang thai.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức:
− 1 quản lý trại
− 1 kỹ thuật trại
− 8 công nhân
2.1.4. Cơ cấu đàn:
Nái khô, hậu bị chờ phối: 37
Nái mang thai: 151
Nái nuôi con: 19
Heo con theo mẹ: 184
Heo cai sữa: 250
Heo thịt: 929

2.1.5. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng:
2.1.5.1 Chuồng trại:
Các khu được thiết kế theo kiểu chuồng kín (trừ khu nuôi heo thịt, được thiết kế
theo kiểu chuồng hở). Chuồng được xây theo kiểu 2 mái, lợp bằng tole.
™ Nái mang thai
3


− Gồm 4 dãy, 46 chuồng/dãy, riêng 1 dãy có heo đực thí tình thì 42 chuồng/dãy.
− Diện tích chuồng là 2 m x 0,6 m x 0,9 m. Riêng chuồng heo đực thí tình diện tích
là 2 m x 2 m x 0,9 m. Hành lang đi lại rộng khoảng 1,2 m. Máng ăn được xây bằng
xi măng, sát nền chuồng và kéo dài đến hết dãy. Mỗi chuồng có 1 núm uống tự
động cách nền 0,3 m.

Hình 2.1: Chuồng nuôi heo nái mang thai
™ Nái đẻ
− Gồm 4 dãy, mỗi dãy có 18 ô, diện tích mỗi ô là 2 m x 1,9 m x 0,5 m. Chuồng sàn,
nền chuồng được tráng xi măng và dốc vào giữa có rãnh để thoát nước và phân.
Trong mỗi chuồng có một lồng úm diện tích là 0,7 m x 0,5 m x 0,5 m . Trong lồng
úm có lót một tấm vải bố và có gắn một bóng đèn 75 w, cách sàn 0,5 m để sưởi ấm
cho heo con.
− Mỗi ô đều có 1 máng ăn, cách sàn 0,2 m và 2 núm uống tự động cho heo con và
heo mẹ cách sàn lần lượt là 0,2 m và 0,4 m.

Hình 2.2: Chuồng nuôi heo nái đẻ

4


™ Cai sữa

− Gồm 2 khu sát vào nhau, mỗi khu có 2 dãy, mỗi dãy có 16 ô, diện tích mỗi ô là 2,0
m x 2,0 m x 0,5 m. Sàn chuồng bằng nhựa cách nền 0,5 m, xung quanh bằng sắt.
− Nền chuồng được tráng xi măng và dốc vào giữa có rãnh để thoát nước và phân. Ở
giữa hai ô chuồng được gắn máng ăn tự động. Chính giữa hai dãy chuồng là hành
lang đi lại rộng khoảng 1,2 m.
− Mật độ nuôi trong một ô chuồng là 12 con/ô. Mỗi ô chuồng có 1 núm uống tự
động, cách sàn chuồng 0,2 m.

Hình 2.3: Chuồng nuôi heo cai sữa
™ Heo thịt
− Được thiết kế theo kiểu chuồng hở, có bạt kéo lên khi thời tiết lạnh, mái chuồng
cao và thoáng mát.
− Gồm 4 khu, mỗi khu có 2 dãy, 6 ô/dãy, diện tích mỗi ô là 5,5 m x 5 m x 0,7 m. Nền
xi măng, xung quanh được thiết kế ½ song sắt và ½ xi măng. Mỗi ô có một máng
tắm với diện tích là 4 m x 0,5 m x 0,2 m và 4 núm uống tự động cách nền 0,4 m.

Hình 2.4: Chuồng nuôi heo thịt
5


2.1.5.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng:
™ Cái hậu bị, nái mang thai:
− Khi cái hậu bị đạt trọng lượng 50 – 60 kg nhốt chung lại với nhau, 20 con/ô. Khi
bán heo thịt, để heo hậu bị lại nuôi tiếp.
− Cái hậu bị phải được 6 tháng tuổi trở lên, trọng lượng đạt 90 – 100 kg, tiến hành
tiêm vaccine theo lịch.
− Làm KST xong chuyển heo xuống chuồng mang thai. Khi nái mang thai được 11
tuần thì tiến hành tiêm vaccine theo lịch.
− Khi nái khô chuyển lên chuồng mang thai, được phối giống và cũng tiến hành tiêm
vaccine theo lịch như nái mang thai.

− Nái chưa phối cho ăn tự do.
− Nái đã được phối từ:
‚

1 đến 30 ngày: cho ăn 1, 8 – 2,2 kg/ngày.

‚

31 đến 90 ngày: 2,2 – 2,5 kg/ngày.

‚

91 đến 114 ngày: 2,5 – 3 kg/ngày.

− Cho ăn 2 lần/ngày (sáng 9h, chiều 14h). Cho ăn cám 1042 của công ty Cargill.
− Tắm 2 ngày 1 lần (lúc 13h). Nếu là ngày tắm thì cho heo ăn luôn, nếu không tắm
thì 14h30 cho ăn.
− Chuồng nuôi có một nhiết kế tự động gồm 6 cánh quạt và 2 hệ thống phun nước
làm lạnh.
™ Nái đẻ:
− Heo nái mang thai trước khi đẻ khoảng 1 tuần phải được tắm rửa sạch sẽ và chuyển
sang chuồng heo nái đẻ. Trước đó chuồng nái đẻ phải được vệ sinh sát trùng sạch
sẽ.
− Heo nái chưa đẻ cho ăn: 2 lần/ngày (sáng: 7h, trưa: 14h), 1-1,5kg/lần.
− Heo nái đẻ cho ăn: 3 lần/ngày (sáng: 7h, trưa: 14h, tối: 19h), cho ăn tự do. Cho ăn
cám Prosow 1052 của công ty cargill.
− Heo nái chưa đẻ thì tắm rửa sạch sẽ 1 lần/ngày. Đối với những heo nái mới đẻ
xong phải tắm rửa, lau khô sàn. Những heo nái đẻ, hàng ngày chỉ vệ sinh phần phía
sau của nái, không tắm heo nái trong thời gian nuôi con vì sẽ làm ướt heo con.


6


− Chuồng nuôi có một nhiết kế tự động gồm 6 cánh quạt và 2 hệ thống phun nước
làm lạnh.
− Trước khi nái đẻ cần chuẩn bị: đèn úm, bao bố, bột sưởi ấm cho heo con, thùng
nước rửa tay, khay thuốc: oxytoxin, kháng sinh, dung dịch truyền, bao tay, bao
đựng nhau…
− Cần theo dõi những dấu hiệu của nái trước khi đẻ, tiến hành đở đẻ và có những xử
lý kịp thời khi nái đẻ khó.
− Sau khi đẻ, nái thường mệt, ăn ít hay không ăn. Tiến hành truyền dịch Glucose 5 %
kết hợp thuốc bổ Catosal 10% bằng đường tĩnh mạch (đối với những Giống
Landrace đẻ lứa đầu thì kết hợp thêm 20 ml calci fort), chích kháng sinh.
− Sau khi nái đẻ 24h, chích Hand Prost: 2 ml/nái để heo mẹ tống nhau ra. Thục rữa
đường sinh dục của nái bằng dung dịch nước muối. Theo dõi kỹ lưỡng những biểu
hiện bất thường của nái sau khi sanh: viêm nhiễm, sốt, sót con… để đưa ra hướng
xử lý kịp thời.
− Trước khi cai sữa 1 ngày, giảm khẩu phần ăn của nái, ngày cai sữa chuyển heo mẹ
sang chuồng mang thai.
™ Heo con theo mẹ:
− Heo con đẻ ra, dốc ngược heo con, lau mũi và miệng, rắc bột sưởi ấm, cho vào
thùng úm khoảng 5 – 10 phút rồi cho bú, heo mẹ được vệ sinh bầu vú thật sạch
trước khi cho con bú.
− Heo con đẻ ra không cắt rốn, để rốn tự khô sau 1 – 2 ngày
− Luôn giữ ấm cho heo con:
‚

Đèn úm 75 w cách sàn khoảng 0,5 m

‚


Nhiêt độ thích hợp cho heo con sơ sinh: 30 - 320C trong tuần lễ đầu, sau đó
giảm dần nhiệt độ (cứ một tuần giảm 1 – 20C)

‚

Lót bao bố phía bên dưới đèn úm cho heo con nằm và phải thay mỗi ngày

− Chuồng phải luôn giữ sạch và khô, theo dõi đối với những heo con yếu hoặc bẹt
chân, tránh để heo mẹ đè con giúp tăng khả năng sống sót của heo con.
− Thường xuyên theo dõi tình trạng bất thường của heo con như tiêu chảy, viêm
khớp… để có hướng xử lý kịp thời.
− 1 ngày tuổi:
7


‚

Bấm răng kết hợp uống Baytril: 1ml/con

‚

Cắt đuôi

‚

Bấm tai những con cái chọn làm giống

‚


Ghép bầy, chỉ tiến hành ghép bầy khi heo con đã được bú sữa đầu

− 3 ngày tuổi:
‚

Chích Fe (mũi 1): 1,5 ml/con kết hợp uống Baycox: 1ml/con

‚

Thiến đực

− 7 ngày tuổi:
‚

Tập ăn

‚

Chích vaccine Mycoplasma (mũi 1)

Tập ăn cám 1012 của công ty Cargill cho đến lúc cai sữa, đầu tiên cho ăn ít sau đó
gia tăng từ từ.
− 10 ngày tuổi:
‚

Chích Fe (mũi 2)

− 21 ngày tuổi:
‚


Chích vaccine Mycoplasma (mũi 2)

− Heo con được cai sữa lúc 24 ngày tuổi. Ngày cai sữa, chuyển heo mẹ đến chuồng
nái khô chờ phối, để heo con ở lại chuồng cũ 2 – 3 ngày, sau đó cân trọng lượng
cai sữa và chuyển sang chuồng cai sữa.
™ Cai sữa:
− Thời gian nuôi heo ở chuồng cai sữa khoảng 5 tuần sau đó chuyển lên chuồng thịt.
Khi chuyển heo cai sữa lên xắp xếp sao cho heo trong mỗi ô đồng đều về thể trạng,
vẫn tiếp tục cho ăn cám đỏ 1012 thêm 2 tuần nữa.
− Tập ăn cám pha: 30 % cám 1922 kết hợp với 70 % cám 1012; 50 % cám 1922 kết
hợp 50 % cám 1012; 70 % cám 1922 kết hợp 30 % cám 1012.
− Sau đó cho ăn cám 1922 đến khi heo được 60 ngày tuổi. Cho ăn bằng máng tự
động.
− Trong giai đoạn này hạn chế tắm heo, khi chuồng quá dơ thì tiến hành vệ sinh sàn
chuồng, phải thực hiện nhanh chóng, hạn chế nước bắn vào heo con. Sau khi vệ
sinh sàn chuồng phải bật đèn sưởi ấm cho heo con.

8


− Trong chuồng có một nhiệt kế tự động cùng với 4 cánh quạt và 2 hệ thống phun
nước làm lạnh.
− Mỗi ô chuồng có một bóng đèn úm 75 w, cách sàn chuồng 0,5 m và được bật lên
lúc 17h, tắt lúc 9h.
− Hàng ngày phải theo dõi tình trạng bất thường của heo: tiêu chảy, hô hấp, viêm
khớp, ghẻ… để đưa ra hướng xử lý thích hợp.
™ Heo thịt:
− Khi heo ở chuồng cai sữa được 60 ngày, chuyển lên nuôi thịt (nuôi thêm 3,5 – 4
tháng nữa), tiếp tục cho ăn cám 1922 thêm 2 tuần nữa.
− Chuyển sang cám 1032 (cho ăn 3 tuần), cám 1102 (cho ăn 3 tuần), cám 1202 (cho

ăn 4 tuần), sau đó cho ăn cám trộn đến khi xuất chuồng.
− Khi thời tiết lạnh kéo bạt lên. Khi heo được 40 - 50 kg, tắm 1 lần/ngày.
− Theo dõi tình trạng bất thường của heo: tiêu chảy, hô hấp, viêm khớp… để kịp thời
khắc phục.
− Mỗi chuồng có 2 quạt lớn.
2.1.6. Nguồn nước
Nước được bơm lên từ giếng, dự trữ trong bồn 40 m3, cao 6 m, phân phối cho các
dãy chuồng và đến từng núm uống tự động của mỗi ô chuồng.
2.1.7. Vệ sinh thú y
− Trại có một hố sát trùng lớn ở cổng trại. Các loại xe tải khi vào trại đều phải được
phun thuốc sát trùng trước khi vào trại.
− Hàng tuần phun thuốc sát trùng toàn trại 2 lần, thông thường vào thứ 2 và thứ 5,
nếu có dịch bệnh thì 3 lần/tuần.
− Trước mỗi khu chuồng đều có hố sát trùng, nhưng chưa thường xuyên thay nước
trong hố.
− Hàng ngày công nhân vệ sinh mỗi khu chuồng sạch sẽ.
− Sau mỗi đợt chuyển chuồng, chuồng được chà rửa, phun thuốc sát trùng, để trống
chuồng 1 – 2 tuần trước khi nhập đàn mới.
2.1.8. Quy trình tiêm phòng
Quy trình tiêm phòng của trại được trình bày qua Bảng 2.1

9


Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng của trại
Vaccine

Thời điểm tiêm

M + PAC


7 ngày tuổi

(Schering – Plough)

21 ngày tuổi

Dịch tả

COGLAPEST (CEVA)

35 ngày tuổi

2 ml

Heo cai

FMD

Aftopor (Navetco)

42 ngày tuổi

2 ml

sữa

Dịch tả

COGLAPEST (CEVA)


56 ngày tuổi

2 ml

FMD

Aftopor (Navetco)

63 ngày tuổi

2 ml

Dịch tả

COGLAPEST (CEVA)

6 tuần trước khi phối

2 ml

Heo hậu

Parvo

Farrow Sure B (Pfizer)

5 tuần trước khi phối

5 ml


bị

FMD

Aftopor (Navetco)

4 tuần trước khi phối

2 ml

Aujeszky

PR_VacPlus (Pfizer)

3 tuần trước khi phối

2 ml

Parvo

Farrow Sure B (Pfizer)

2 tuần trước khi phối

5 ml

11 tuần sau khi phối

2 ml


12 tuần sau khi phối

2 ml

13 tuần sau khi phối

2 ml

14 tuần sau khi phối

2 ml

Loại heo
Heo con
theo mẹ

Tên bệnh
Mycoplasma

Dịch tả
Nái mang

FMD

thai

Aujeszky
E.coli


COGLAPEST (CEVA)
Aftopor (Navetco)
PR_VacPlus (Pfizer)
Neocolipor (Schering –
Plough)

2.1.9. Một số thuốc sử dụng điều trị tiêu chảy trên heo sau cai sữa của trại:
+ Baytril 5 % (BAYER)
− Thành phần: 1ml chứa Enrofloxacin

: 5 mg

− Cách sử dụng: Tiêm vào lớp cơ cổ 1 ml/10 kg thể trọng, liên tục 3 – 5 ngày.
+ Multibio (Virbac)
− Thành phần:
Ampicilline

10g

Colistin

25 triệu IU

Dexamethasone

25 mg

Tá dược v.đ

100 ml


− Cách sử dụng: Tiêm bắp 1 ml/10 – 15 kg thể trọng, liên tục 3 – 4 ngày.

10

Liều
2 ml


2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con sau cai sữa liên quan đến
chăm sóc, nuôi dưỡng
2.2.1.1. Do dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý
− Thức ăn chất lượng kém, khó tiêu hoá hoặc thức ăn chứa nhiều đạm, heo con
không thể tiêu hóa được dẫn đến tiêu chảy (Trần Thị Dân, 2003).
− Thay đổi thức ăn một cách đột ngột làm cho bộ máy tiêu hoá của heo con chưa
đáp ứng được với thức ăn mới, không tiêu hóa hết thức ăn dẫn đến tiêu chảy.
− Độc tố nấm mốc trong thức ăn: nó xuất hiện trong nguyên liệu sau quá trình thu
hoạch, bảo quản và chế biến do các loại nấm mốc tạo ra; làm cho heo giảm tính
ngon miệng đối với thức ăn, bào mòn niêm mạc ống tiêu hoá, làm giảm khả năng
tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong thức ăn (Dương Thanh Liêm và ctv, 2006).
− Nguồn nước: nước uống không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước dơ, nhiễm bẩn, có
nhiều NH3, Clo, Nitrate, Sulfate và các vi sinh vật có hại đều gây bất lợi cho hoạt
động của đường tiêu hoá (Nguyễn Bạch Trà, 1996).
− Vệ sinh chuồng trại không hợp lý, ẩm ướt… cũng là nguyên nhân gây bệnh tiêu
chảy ở heo con sau cai sữa.
2.2.1.2. Do môi trường, ngoại cảnh
Thay đổi nhiệt độ: nhiệt độ lạnh hay biến động nhiệt độ lớn trong ngày đều có thể là
nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên hội chứng tiêu chảy của heo. Nhiệt độ môi
trường thấp sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể và làm giảm khả năng thực bào các tác nhân

gây nhiễm bệnh.
Nhiệt độ thích hợp cho heo theo từng giai đoạn được trình bày qua bảng 2.2
2.2.1.3. Stress
Cai sữa là giai đoạn khủng hoảng của heo con vì chúng phải đối đầu với những yếu
tố bất lợi như tách mẹ, chuyển chuồng và nhốt chung heo cai sữa từ bầy khác nhau làm
cơ thể heo con suy yếu, nhu động ruột giảm đột ngột và thức ăn không được tiêu hoá
tốt. Một số vi sinh vật cơ hội đột nhiên tăng nhanh số lượng trở nên có sức gây bệnh,
gây tiêu chảy (Straw và ctv, 1996).

11


Bảng 2.2: Nhiệt độ thích hợp cho heo theo từng giai đoạn
Nhiệt độ tối ưu (0C)

Giới hạn (0C)

Nái nuôi con

16

10 – 21

Heo con sơ sinh

35

32 – 38

Heo con 3 tuần tuổi


27

24 – 29

Heo từ 12 – 30 tuần tuổi

27

24 – 29

Heo từ 30 – 50 tuần tuổi

24

21 – 27

Heo từ 50 – 70 tuần tuổi

18

16 – 21

Nái chữa

16

10 – 21

Đực giống


16

10 – 21

Chuồng nuôi

(Phillips và Bickert, 2000; trích dẫn Hồ Thị Kim Hoa, 2002)
2.2.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo sau cai sữa liên quan đến bệnh
2.2.2.1. Bệnh tiêu chảy do E.coli
Bệnh do E.coli trên heo có thể gây nên những biểu hiện khác nhau tùy theo tuổi mắc
phải:
− Bệnh bại huyết do E.coli thường gặp trên heo sơ sinh 0 – 4 ngày tuổi, có thể kết
hợp với tiêu chảy.
− Bệnh đường ruột do E.coli liên quan tới tiêu chảy ở ba thời kỳ khác nhau:
‚

Tiêu chảy trên heo sơ sinh 0 – 4 ngày tuổi.

‚

Tiêu chảy từ sơ sinh – cai sữa, 4 ngày – 4 tuần tuổi.

‚

Tiêu chảy sau cai sữa.

− Bệnh thủy thủng trên heo cai sữa.
− Bệnh viêm vú, viêm bàng quang…trên heo nái.
Tiêu chảy trên heo sau cai sữa do E.coli:

+ Nguyên nhân: do vi kuẩn Escherichia coli, thuộc họ Enterobacteriaceae. Trực
khuẩn, gram âm, không bào tử, giáp mô, có lông tơ xung quanh (di động).
− E.coli không chịu được nhiệt độ cao. Ở 600C E.coli chết trong vòng 15 phút và
chết ngay ở nhiệt độ 1000C. Trong đất và trong nước E.coli sống được khoảng vài
tháng. E.coli dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường như: phenol,
formol, xút,…(Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).
12


− E.coli sinh nội độc tố và ngoại độc tố
+ Đường xâm nhập: chủ yếu qua đường tiêu hoá
+ Triệu chứng: xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi cai sữa hoặc 5 ngày sau khi thay đổi
khẩu phần. Heo biếng ăn, yếu ớt, đi phân lỏng và chết do mất nước (Phạm Sỹ Lăng,
2006).
+ Bệnh tích:
− Dạ dày chứa thức ăn chưa tiêu hóa, dạ dày và ruột đều dãn nở, trên thành ruột có
hiện tượng xuất huyết.
− Trong trường hợp viêm dạ dày xuất huyết, bệnh tích đặc trưng là sự sung huyết rõ
rệt ở thành ruột non và dạ dày, chất chứa trong ruột có màu như máu.
− Bệnh tích vi thể thường thấy là E.coli gây bệnh thường bám dính vào tế bào biểu bì
của màng niêm mạc ruột (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).
+ Chẩn đoán:
− Chẩn đoán lâm sàng: cần phân biệt với các bệnh gây tiêu chảy như: bệnh do
Salmonella, TGE, …
− Chẩn đoán phòng thí nghiệm: nuôi cấy và phân lập vi khuẩn.
+ Điều trị:
− Điều trị có hiệu quả khi chưa có nhiễm độc máu.
− Các kháng sinh thường dùng: Tetracyclin, Enrofloxacin, Ampicilline.
− Giảm cung cấp thức ăn hay khống chế khẩu phần.
+ Phòng bệnh:

− Hầu hết dựa vào sự chuyển dần cho ăn bao gồm việc tập ăn sớm.
− Trộn một số loại kháng sinh vào cám trong những thời điểm nhất định.
− Tuy nhiên lạm dụng kháng sinh dễ sinh ra những chủng E.coli kháng thuốc (Trần
Thanh Phong, 1996).
2.2.2.2. Bệnh phó thương hàn heo
Bệnh do vi khuẩn Salmonella (nhất là Salmonella cholerae suis) gây nên với đặc
điểm bại huyết, gây viêm dạ dày ruột, tạo mụn loét ở ruột già, thường gây viêm phổi
(trên heo cai sữa từ 10 – 16 tuần tuổi) gây xáo trộn sinh sản trên heo nái.
Bệnh có thể lây sang người dưới dạng nhiễm độc tố của vi khuẩn qua thức ăn.

13


+ Lịch sử và phân bố:
− Năm 1885, Salmon và Smith phân lập vi khuẩn Salmonella cholerae suis trong ca
bệnh dịch tả heo ở Hoa Kỳ, sau đó lần lượt ở các quốc gia ở châu Mỹ, châu Âu,
châu Á...
− Ở Việt Nam, bệnh thường xuất hiện dưới dạng dịch lẻ tẻ mang tính chất địa
phương, thường ghép với dịch tả heo.
+ Nguyên nhân: do vi khuẩn Salmonella cholerae suis gây ra, vi khuẩn dễ bị diệt bởi
nhiệt độ và hóa chất sát trùng thông thường. Vi khuẩn sống được nhiều tháng trong
đất, có thể sống 1 năm trong phân.
+ Lứa tuổi mắc bệnh: heo mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở heo cai sữa (12 – 16 tuần
tuổi). Bệnh từ heo có thể lây sang bò, chó và người.
+ Đường xâm nhập:
− Chủ yếu qua đường tiêu hoá.
− Đôi khi qua đường hô hấp, qua đường sinh dục (qua thai)...
+ Cách sinh bệnh: rất biến đổi tùy theo loài Salmonella mắc phải, tùy độc lực của
chúng và tùy sức đề kháng của heo…
Khi độc lực yếu vi trùng bị hạch bạch huyết giữ lại và trở thành thú mang trùng. Khi

độc lực mạnh (hay sức đề kháng của con vật kém) chúng nhân lên vào máu gây nhiễm
trùng máu, bại huyết và đến các hệ thống tiêu hóa, hệ thống thần kinh (Trần Thanh
Phong, 1996).
+ Triệu chứng: thời gian nung bệnh từ 3 – 6 ngày, có thể dài hơn tùy theo số lượng
độc lực, sức đề kháng…
− Sốt cao 40,5 – 41,50C (thể bại huyết và thể cấp tính).
− Nằm yên một chổ, yếu ớt.
− Máu đỏ tím ở da, lỗ tai, chân, lưng.
− Chết trong 24 – 48 giờ (thấy trong thể bại huyết và thể cấp tính)
− Ói mữa, tiêu chảy phân vàng hôi thối, đau vùng bụng.
− Ho, khó thở, viêm khớp, đi đứng không vững, run rẩy
− Heo gầy yếu, da xanh xao, tiêu chảy lỏng, chậm tăng trưởng (thể mãn tính).
+ Bệnh tích:
− Da (lưng, lỗ tai): đỏ tím
14


− Ruột: viêm, có thể chứa những mảnh tế bào hoại tử. Hạch ruột tăng thể tích và xuất
huyết.
− Phổi: viêm, có sự hoá gan
− Gan: nhạt màu, có thể sưng
− Lách: sung huyết và triển dưỡng
− Viêm khớp
+ Chẩn đoán:
− Chẩn đoán phân biệt: với triệu chứng tiêu chảy, cần phân biệt với các bệnh: hồng
lỵ, tiêu chảy do E.coli, TGE, viêm ruột do ký sinh trùng…
− Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Nhuộm vi sinh vật; nuôi cấy trên môi trường tăng
sinh Salmonella, môi trường chuyên biệt, thử phản ứng sinh hóa.; thử trắc nghiệm
kháng sinh đồ, gây bệnh trên động vật thí nghiệm, thử phản ứng huyết thanh học.
+ Điều trị:

− Việc dùng kháng sinh kết hợp với corticoid và tăng cường trợ lực trợ sức có thể
mang lại kết quả khả quan.
− Sulfathiazol hoặc Sulfamerazin hoặc Sulfaguanidin.
− Furazolidon hoặc Trimethoprime hoặc Sulfamide.
− Trắc nghiệm kháng sinh đồ là cần thiết.
+ Phòng bệnh: đây là bệnh phải công bố dịch
− Vệ sinh thú y: nên mua heo từ những nơi không có bệnh, nhốt cách ly theo dõi 2 3 tuần mới nhập đàn; áp dụng phương pháp cùng đầy chuồng cùng trống chuồng;
cải thiện điều kiện vệ sinh chăm sóc, chuồng trại thoáng và khô ráo.
− Phòng bệnh bằng vaccine: một số nước, trong đó có Việt Nam tiêm phòng vaccine
thương hàn heo, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng vaccine ít mang lại hiệu quả hơn
bằng cách phòng ngừa bằng kháng sinh.
2.2.2.3. Bệnh hồng lỵ
Là bệnh truyền nhiễm do Brachyspira hyodysenteriae gây nên trên heo cai sữa với
đặc điểm gây tiêu chảy mãn tính có nhiều chất nhầy – xuất huyết mảnh hoại tử trong
phân và tạo bệnh tích viêm manh tràng – ruột già hoại tử xuất huyết.

15


×