Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.46 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO
NÁI TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG

Họ và tên sinh viên : TRẦN TRUNG HIẾU
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y – TP.HCM

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 6 / 2009


KHẢO SÁT SỨC SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG HEO NÁI TẠI
TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG

Tác giả

TRẦN TRUNG HIẾU


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ ngành
Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. VÕ THỊ TUYẾT

Tháng 6 / 2009
i


LỜI CẢM TẠ
MÃI MÃI NHỚ ƠN.
Cha, mẹ: Người có công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ, động viên, hỗ trợ cho con
trên con đường học tập cũng như trong cuộc sống để con có được như ngày hôm nay.
Đại gia đình của tôi: Đã thương yêu, tin tưởng, luôn giúp đở và bên tôi trong suốt
bao năm khó khăn vừa qua.
TRÂN TRỌNG VÀ BIẾT ƠN SÂU SÂU SẮC ĐẾN.
Toàn thể quý thầy cô các bộ môn đã hết lòng dạy bảo và truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt thời gian qua.
TS.Võ Thị Tuyết đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật.
Văn Phòng Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
THÀNH THẬT CÁM ƠN.
Ban Giám Đốc và Cán Bộ của Trại heo giống cao sản Kim Long.
Cùng toàn thể Cô, Chú, Anh, Em công nhân của Trại heo giống cao sản Kim Long
đã tận tình giúp đỡ, dạy bảo và tạo điều kiện rất thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực
tập vừa qua.

CÁM ƠN.
Toàn thể các bạn cùng lớp Tại Chức 03 Thú Y TP.HCM và các bạn bè thân thiết
đã ủng hộ và cổ vũ cho tôi để tôi có thêm nhiều nghị lực vượt qua mọi khó khăn trong
suốt thời gian vừa qua.
Trần Trung Hiếu
ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái” được
tiến hành tại Trại heo giống cao sản Kim Long thuộc huyện: Bến Cát – Tỉnh: Bình
Dương, thời gian từ 11/8/2008 đến 11/12/2008. Đề tài này đã theo dõi và nghiên cứu trên
249 heo nái với 1080 ổ đẻ thuộc 10 nhóm giống:Yorkshire, Landrace, Pietrain, Duroc,
LLY, Nhóm nái Phức, YL, LY, PiDu, PiPiDu.
Kết quả ghi nhận về sức sinh sản của các nhóm giống nái như sau:
1) Tuổi đẻ lứa đầu trung bình là 376 ± 29(ngày). Sự khác biệt giữa các
giống nái về chỉ tiêu này là rất có ý nghĩa (P < 0,001).
2) Số lứa đẻ của nái/năm trung bình là 2,36 ± 0,23(lứa/năm). Sự khác biệt
giữa các giống nái là khá có ý nghĩa (P < 0,01).
3) Số heo con đẻ ra/ổ trung bình là 11,25 ± 3,06(con/ổ). Sự khác biệt giữa
các giống nái là rất có ý nghĩa (P < 0,001).
4) Số heo con đẻ ra còn sống/ổ trung bình là 9,80 ± 2,89(con/ổ). Sự khác
biệt giữa các giống nái là rất có ý nghĩa (P < 0,001).
5) Trọng lượng sơ sinh/heo con trung bình là 1,43 ± 0,25(kg/con). Sự khác
biệt giữa các giống nái là có ý nghĩa (P < 0,05).
6) Trọng lượng heo con sơ sinh/ổ trung bình là 14,00 ± 4,42(kg/ổ). Sự khác
biệt giữa các giống nái là rất có ý nghĩa (P < 0,001).
7) Số heo con cai sữa/ổ trung bình là 9,46 ± 1,31(con/ổ). Sự khác biệt giữa
các giống nái về chỉ tiêu này là rất có ý nghĩa (P < 0,001).
8) Trọng lượng cai sữa/heo con trung bình là 7,16 ± 1,01(kg/con). Sự khác

biệt giữa các giống nái là rất có ý nghĩa (P < 0,001).
9) Trọng lượng heo con cai sữa/ổ trung bình là 67,77 ± 13,37(kg/ổ). Sự
khác biệt giữa các giống nái là rất có ý nghĩa (P < 0,001).
iii


XẾP HẠNG 10 NHÓM GIỐNG NÁI DỰA VÀO CHỈ SỐ SPI.
STT

Giống nái

SPI trung bình

Xếp hạng

1

LLY

108,52

I

2

LY

102,64

II


3

YL

101,63

III

4

Landrace

98,01

IV

5

Yorkshire

97,38

V

6

Nhóm Phức

95,92


VI

7

Pietrain

93,46

VII

8

Duroc

87,03

VIII

9

PiDu

81,71

IX

10

PiPiDu


70,79

X

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................. i
Lời cảm tạ ................................................................................................................ ii
Tóm tắt ..................................................................................................................... iii
Mục lục .................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... xi
Danh sách các bảng ................................................................................................. xii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1: Đặt vấn đề.......................................................................................................... 1
1.2: Mục tiêu và mục đích nghiên cứu ..................................................................... 2
1.2.1: Mục tiêu.......................................................................................................... 2
1.2.2: Mục đích ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
2.1: Giới thiệu sơ lược về Trại heo giống cao sản Kim Long ................................. 3
2.1.1: Vị trí địa lý .................................................................................................... 3
2.1.2: Lịch sử của trại ............................................................................................... 3
2.1.3: Nhiệm vụ của Trại heo giống cao sản Kim Long .......................................... 3
2.1.4: Cơ cấu tổ chức của Trại heo giống cao sản Kim Long .................................. 4
2.1.5: Cơ cấu đàn, giống và công tác giống của Trại ............................................... 4
2.1.5.1: Cơ cấu đàn heo của Trại heo giống cao sản Kim Long .............................. 4
2.1.5.2: Giống heo của Trại ..................................................................................... 4

2.1.5.3: Công tác giống của Trại ............................................................................. 5
2.2: Đặc điểm các giống heo của Trại heo giống cao sản Kim Long....................... 6
2.2.1: Giống Yorshire ............................................................................................... 6
2.2.2: Giống Landrace .............................................................................................. 6
v


2.2.3: Giống Duroc ................................................................................................... 7
2.2.4: Giống Pietrain................................................................................................. 8
2.2.5: Giống lai PiDu................................................................................................ 8
2.2.6: Giống lai PiPiDu ............................................................................................ 9
2.2.7: Giống lai PiPiPiDu ......................................................................................... 10
2.2.8: Giống lai YL................................................................................................... 10
2.2.9: Giống lai LY................................................................................................... 11
2.2.10: Các giống lai khác ........................................................................................ 11
2.3: Năng suất sinh sản của heo nái và các yếu tố ảnh hưởng ................................. 11
2.3.1: Tuổi thành thục............................................................................................... 12
2.3.2: Tuổi phối giống lần đầu.................................................................................. 12
2.3.3: Tuổi đẻ lứa đầu............................................................................................... 13
2.3.4: Thời gian phối giống lại ................................................................................. 14
2.3.5: Số lứa đẻ của nái/năm..................................................................................... 14
2.3.6: Số heo con đẻ ra/ổ .......................................................................................... 16
2.3.7: Số heo con sơ sinh còn sống/ổ ....................................................................... 16
2.3.8: Trọng lượng heo con sơ sinh/ổ và sự chênh lệch trọng lượng giữa chúng .... 17
2.3.9: Trọng lượng trung bình của heo con cai sữa.................................................. 19
2.3.10: Tổng số heo con cai sữa của nái/năm........................................................... 19
2.4: Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nái .................................. 20
2.4.1: Yếu tố di truyền.............................................................................................. 20
2.4.2: Yếu tố ngoại cảnh........................................................................................... 20
2.5: Một số biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của nái...................................... 21

2.6: Một vài thành tích sinh sản của heo nái ở một số nước tiên tiến ...................... 21
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 23
3.1: Thời gian và địa điểm ....................................................................................... 23
3.2: Phương pháp khảo sát ....................................................................................... 23
3.3: Nội dung khảo sát.............................................................................................. 23
vi


3.3.1: Đối tượng khảo sát ......................................................................................... 23
3.3.2: Nội dung khảo sát........................................................................................... 23
3.3.2.1: Chuồng trại .................................................................................................. 23
3.3.2.2: Thức ăn........................................................................................................ 24
3.3.2.3: Nguồn nước ................................................................................................. 25
3.3.2.4: Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của nái đẻ và heo con theo mẹ................ 25
* Nái lên sàn đẻ ........................................................................................................ 25
* Nái bắt đầu đẻ ........................................................................................................ 25
* Chăm sóc nái sau khi đẻ và nái suốt giai đoạn nuôi con ....................................... 26
* Heo con vừa sinh ra cho đến khi cai sữa ............................................................... 26
3.3.3: Quy trình vệ sinh sát trùng ............................................................................. 26
3.3.3.1: Vệ sinh sát trùng.......................................................................................... 26
3.3.3.2: Quy trình tiêm phòng vaccin của Trại heo giống cao sản Kim Long ......... 27
3.3.4: Các chỉ tiêu khảo sát để đánh giá sức sinh sản của nái .................................. 28
3.3.4.1: Tuổi đẻ lứa đầu............................................................................................ 28
3.3.4.2: Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ .......................................................................... 28
3.3.4.3: Số lứa đẻ của nái/năm.................................................................................. 28
3.3.4.4: Số heo con đẻ ra/ổ ....................................................................................... 28
3.3.4.5: Số heo con đẻ ra còn sống/ổ........................................................................ 28
3.3.4.6: Số heo con còn sống/ổ đã hiệu chỉnh .......................................................... 28
3.3.4.7: Số heo con sơ sinh để nuôi/ổ....................................................................... 28
3.3.4.8: Trọng lượng sơ sinh/heo con....................................................................... 28

3.3.4.9: Trọng lượng heo con sơ sinh/ổ.................................................................... 28
3.3.4.10: Số heo con cai sữa/ổ .................................................................................. 28
3.3.4.11: Trọng lượng heo con cai sữa/ổ .................................................................. 29
3.3.4.12: Trọng lượng cai sữa/heo con ..................................................................... 29
3.3.4.14: Chỉ số SPI và xếp hạng khả năng sinh sản của các nhóm giống nái......... 30
3.5: Phương pháp xử lý số liệu................................................................................. 31
vii


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 32
4.1: Các nhóm giống nái và số lứa đẻ khảo sát .................................................... 32
4.2: Tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách 2 lứa đẻ, số lứa đẻ nái/năm.......................... 33
4.2: Tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách 2 lứa đẻ, số lứa đẻ nái/năm, theo giống nái....... 33
4.3: Số heo con đẻ ra/ổ, số heo con còn sống/ổ, số heo con còn sống/ổ đã điều chỉnh,
theo giống nái .......................................................................................................... 35
4.3.1: Số heo con đẻ ra/ổ, theo giống nái ................................................................. 35
4.3.2: Số heo con còn sống/ổ, theo giống nái........................................................... 36
4.3.3: Số heo con còn sống/ổ đã điều chỉnh, theo giống nái .................................... 36
4.4: Trọng lượng sơ sinh/con, trọng lượng sơ sinh/ổ, theo giống nái................. 37
4.4.1: Trọng lượng sơ sinh/heo con, theo giống nái................................................. 38
4.4.2: Trọng lượng heo con sơ sinh/ổ, theo giống nái.............................................. 38
4.5: Trọng lượng cai sữa/con, trọng lượng cai sữa/ổ, theo giống nái................. 39
4.5.1: Trọng lượng cai sữa/heo con, theo giống nái ................................................. 39
4.5.2: Trọng lượng heo con cai sữa/ổ, theo giống nái .............................................. 40
4.6: Số heo con để nuôi/ổ, số heo con cai sữa/ổ, theo giống nái .......................... 41
4.6.1: Số heo con để nuôi/ổ, theo giống nái ............................................................. 41
4.6.2: Số heo con cai sữa/ổ, theo giống nái .............................................................. 42
4.7: Số con đẻ ra/ổ, số con còn sống/ổ, theo lứa đẻ .............................................. 43
4.7.1: Số heo con đẻ ra/ổ, theo lứa đẻ ...................................................................... 43
4.7.2: Số heo con còn sống/ổ, theo lứa đẻ ................................................................ 43

4.8: Trọng lượng sơ sinh/con, trọng lượng sơ sinh/ổ, theo lứa đẻ...................... 44
4.8.1: Trọng lượng sơ sinh/heo con, theo lứa đẻ ...................................................... 44
4.8.2: Trọng lượng heo con sơ sinh/ổ, theo lứa đẻ ................................................... 45
4.9: Trọng lượng cai sữa/con, trọng lượng cai sữa/ổ, theo lứa đẻ ...................... 46
4.9.1: Trọng lượng cai sữa/con, theo lứa đẻ ............................................................. 46
4.9.2: Trọng lượng cai sữa/ổ, theo lứa đẻ................................................................. 47
4.10: Số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, theo lứa đẻ ........................................... 47
viii


4.10.1: Số heo con để nuôi/ổ, theo lứa đẻ ................................................................ 47
4.10.2: Số heo con cai sữa/ổ, theo lứa đẻ ................................................................. 48
4.11: Số con đẻ ra/ổ, số con còn sống/ổ, số con còn sống/ổ đã điều chỉnh, theo tháng
đẻ .............................................................................................................................. 49
4.11.1: Số heo con đẻ ra/ổ, theo tháng đẻ................................................................. 49
4.11.2: Số heo con còn sống/ổ, theo tháng đẻ .......................................................... 50
4.11.3: Số heo con còn sống/ổ đã điều chỉnh, theo tháng đẻ.................................... 50
4.12: Trọng lượng sơ sinh/con, trọng lượng sơ sinh/ổ, theo tháng đẻ................ 51
4.12.1: Trọng lượng sơ sinh/heo con, theo tháng đẻ ................................................ 51
4.12.2: Trọng lượng heo con sơ sinh/ổ, theo tháng đẻ ............................................. 52
4.13: Trọng lượng cai sữa/con, trọng lượng cai sữa/ổ, theo tháng đẻ................ 53
4.13.1: Trọng lượng cai sữa/heo con, theo tháng đẻ ................................................ 53
4.13.2: Trọng lượng heo con cai sữa/ổ, theo tháng đẻ ............................................. 54
4.14: Số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, theo tháng đẻ ....................................... 54
4.14.1: Số heo con để nuôi/ổ, theo tháng đẻ............................................................. 55
4.14.2: Số heo con cai sữa/ổ, theo tháng đẻ ............................................................. 55
4.15: Số heo con đẻ ra/ổ, số heo con còn sống/ổ, số heo con còn sống/ổ đã điều chỉnh,
theo mùa .................................................................................................................. 55
4.15.1: Số heo con đẻ ra/ổ, theo mùa ....................................................................... 56
4.15.2: Số heo con còn sống/ổ, theo mùa ................................................................. 56

4.15.3: Số heo con còn sống/ổ đã điều chỉnh, theo mùa .......................................... 57
4.16: Trọng lượng sơ sinh/con, trọng lượng sơ sinh/ổ, theo mùa....................... 57
4.16.1: Trọng lượng sơ sinh/heo con, theo mùa ....................................................... 57
4.16.2: Trọng lượng heo con sơ sinh/ổ, theo mùa .................................................... 58
4.17: Trọng lượng cai sữa/con, trọng lượng cai sữa/ổ, theo mùa....................... 58
4.17.1: Trọng lượng cai sữa/heo con, theo mùa ....................................................... 58
4.17.2: Trọng lượng heo con cai sữa/ổ, theo mùa .................................................... 59
4.18: Số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, theo mùa .............................................. 59
ix


4.18.1: Số heo con để nuôi/ổ, theo mùa ................................................................... 60
4.18.2: Số heo con cai sữa/ổ, theo mùa .................................................................... 60
4.19: Xếp hạng về khả năng sinh sản của từng nhóm nái theo chỉ số SPI ........ 60
4.20: Xếp hạng các nhóm giống nái theo 3 chỉ tiêu sinh sản .............................. 62
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 64
5.1: Kết luận ............................................................................................................ 64
5.1.1: Kết luận 1 ....................................................................................................... 64
5.1.2: Kết luận 2 ....................................................................................................... 65
5.1.3: Kết luận 3 ....................................................................................................... 65
5.2: Đề nghị .............................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 66
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 67

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
X


: Trung bình.

SD

: Độ lệch chuẩn (Standard Deviation).

FMD

: Foot and Mouth Disease (Bệnh lở mồm long móng).

PRRS

: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo.
(Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome).

NSIF

: National Swine Improverment Federation (Liên đoàn cải tiến lợn quốc gia)

SPI

: Sow Productivity Index (chỉ số sinh sản của heo nái).

ctv

: Cộng tác viên.

Y

: Yorkshire.


L

: Landrace.

P, Pi

: Pietrain.

D, Du

: Duroc.

YL

: Yorshire x Landrace.

LY

: Landrace x Yorshire.

PiDu

: Pi x Du.

PiPiDu

: Pi x PiDu.

LLY


: Landrace x LY.

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh.

Scs

: Số con sống.

Sccs

: Số con cai sữa.

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn giống của Trại heo giống cao sản Kim Long ............................... 4
Bảng 2.2: Sự tương quan giữa trọng lượng sơ sinh và tỉ lệ nuôi sống.............................17
Bảng 2.3: Hệ số di truyền của một số tính trạng của heo nái ..........................................20
Bảng 2.4: Năng suất sinh sản của giống Y và L của đàn heo hạt nhân ở Anh ...............21
Bảng 2.5: Thành tích sinh sản của một số nhóm giống nái ở một số nước tiên tiến .......22
Bảng 3.3.2.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn gia súc 10B .....................................24
Bảng 3.3.3.2: Quy trình tiêm phòng vaccin của Trại.......................................................27
Bảng 3.1: Hệ số điều chỉnh số heo con còn sống quy về cùng lứa chuẩn .......................28
Bảng 3.2: Hệ số điều chỉnh trọng lượng toàn ổ heo con cai sữa thực tế về tuổi cai sữa
chuẩn (21 ngày tuổi) .........................................................................................................30
Bảng 3.3: Điều chỉnh về cùng số heo con giao nái nuôi chuẩn (≥ 10 con) .....................30

Bảng 3.4: Điều chỉnh về cùng lứa đẻ chuẩn (quy về lứa 2).............................................30
Bảng 4.1: Các giống heo nái và các lứa đẻ khảo sát, ký hiệu giống nái..........................32
Bảng 4.2: Tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, số lứa đẻ của nái/năm, theo giống
nái .....................................................................................................................................33
Bảng 4.3: Số con đẻ ra/ổ, số con còn sống/ổ, số con còn sống đã điều chỉnh, theo giống
nái .....................................................................................................................................35
Bảng 4.4: Trọng lượng sơ sinh/con, trọng lượng sơ sinh/ổ, theo giống nái ....................37
Bảng 4.5: Trọng lượng cai sữa/con, trọng lượng cai sữa/ổ, theo giống nái.....................39
Bảng 4.6: Số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, theo giống nái .........................................41
Bảng 4.7: Số con đẻ ra/ổ, số con còn sống/ổ, theo lứa đẻ ...............................................43
Bảng 4.8: Trọng lượng sơ sinh/con, trọng lượng sơ sinh/ổ, theo lứa đẻ .........................44
Bảng 4.9: Trọng lượng cai sữa/con, trọng lượng cai sữa/ổ, theo lứa đẻ..........................46
Bảng 4.10: Số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, theo lứa đẻ.............................................47
xii


Bảng 4.11: Số con đẻ ra/ổ, số con còn sống/ổ, số con còn sống đã điều chỉnh, theo tháng
đẻ ......................................................................................................................................49
Bảng 4.12: Trọng lượng sơ sinh/con, trọng lượng sơ sinh/ổ, theo tháng đẻ....................51
Bảng 4.13: Trọng lượng cai sữa/con, trọng lượng cai sữa/ổ, theo tháng đẻ ....................53
Bảng 4.14: Số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, theo tháng đẻ.........................................54
Bảng 4.15: Số con đẻ ra/ổ, số con còn sống/ổ, số con còn sống đã điều chỉnh, theo mùa
..........................................................................................................................................56
Bảng 4.16: Trọng lượng sơ sinh/con, trọng lượng sơ sinh/ổ, theo mùa ..........................57
Bảng 4.17: Trọng lượng cai sữa/con, trọng lượng cai sữa/ổ, theo mùa...........................58
Bảng 4.18: Số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ, theo mùa................................................59
Bảng 4.19: Xếp hạng khả năng sinh sản của từng nhóm giống dựa vào chỉ số SPI........60
Bảng 4.20: Xếp hạng các nhóm giống nái theo 3 chỉ tiêu cơ bản: Số heo con còn sống của
nái/năm, số heo con cai sữa của nái/năm, tổng trọng lượng heo con cai sữa của nái/năm
..........................................................................................................................................62


xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1: Đặt vấn đề:
Ngày nay con giống tốt và nguồn heo thịt trở nên tăng giá đột biến do sự gia tăng
dân số nhanh chóng, đất chăn nuôi heo ngày càng bị thu hẹp do sự ô nhiễm trong chăn
nuôi và do nhu cầu phát triển công nghiệp để hiện đại hóa đất nước, hơn thế nữa thức ăn
gia súc tăng giá liên tục, thời tiết thất thường và dịch bệnh xảy ra liên tục trên gia súc dẫn
đến ngày càng bất lợi cho việc chăn nuôi heo, làm cho sản lượng thịt cung cấp cho người
tiêu dùng ngày càng giảm và giá con giống tăng cao. Chính từ điều này, các nhà sản xuất
heo giống và các nhà chăn nuôi heo phải áp dụng nhiều phương pháp khoa học kỹ thuật
để nâng cao số lượng đàn heo, sản lượng và chất lượng thịt để cung cấp đủ cho nhu cầu
của người tiêu dùng với giá cạnh tranh. Trong các biện pháp đó thì công tác giống đã trở
nên quan trọng. Trong công tác giống, ngoài các phương pháp như: Nhân giống thuần và
các phương pháp lai để nâng cao năng suất đàn heo thì việc thường xuyên khảo sát và
đánh giá thành tích của đàn heo như sức sinh sản và sức sinh trưởng là những vấn đề rất
quan trọng. Qua việc khảo sát, ta có thể đánh giá rằng có hay không những tiến bộ di
truyền trong đàn heo mà ta đã chọn lọc và ghép phối từ trước để đề ra các biện pháp thích
hợp trong thời gian tới.
Xuất phát từ vấn đề thực tiển trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, được sự phân công của Bộ môn Di Truyền Giống
Động Vật và được sự hướng dẫn tận tình của TS.Võ Thị Tuyết, cùng với sự giúp đở của
Ban giám đốc Trại heo giống cao sản Kim Long. Nay chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo
sát sức sinh sản của một số nhóm giống nái tại Trại heo giống cao sản Kim Long”.

1



1.2: Mục đích và yêu cầu.
1.2.1: Mục đích.
Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống nái tại Trại heo giống cao sản Kim
Long để bổ sung vào dữ liệu trong công tác giống của trại.
1.2.2: Yêu cầu.
Theo dõi và ghi chép lại cẩn thận tất cả các số liệu chỉ tiêu liên quan đến sinh sản
của các heo nái lên sàn đẻ trong suốt thời gian thực tập thông qua Thẻ Heo Nái.
Phân tích số liệu, sau đó so sánh và đánh giá về khả năng sinh sản của các nhóm
giống nái đang được khảo sát theo từng nhóm giống nái, các cá thể và các con của chúng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1: Giới thiệu sơ lược về Trại heo giống cao sản Kim Long.
2.1.1: Vị trí địa lý.
Trại heo giống cao sản Kim Long nằm trên địa phận Xã Lai Uyên, Huyện Bến Cát,
Tỉnh Bình Dương. Với tổng diện tích 15 ha, trại được xây dựng trên vùng đất cao, mặt đất
của trại tương đối bằng phẳng và là vùng đất cát trắng. Cách Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM là 66 km, cách Chơn Thành là 19 km khi đi theo Quốc Lộ 13. Trại nằm ngay
mặt tiền của Quốc Lộ 13, rất thuận tiện cho việc vận chuyển. Xung quanh dân cư đang
đông dần, vùng đất này trồng chủ yếu là cây cao su và có nhiều trại chăn nuôi heo khác
như: San Miguel, Đài Việt ….
2.1.2: Lịch sử của trại.
Trại heo giống cao sản Kim Long thuộc công ty TNHH chăn nuôi và chế biến thức
ăn gia súc Kim Long. Trại Heo được thành lập vào ngày 21/01/2001 nhằm sản xuất heo
giống cao sản để cung cấp con giống tốt cho các nhà chăn nuôi heo trên toàn quốc. Năm
2004 công ty TNHH chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc Kim Long mở rộng thêm một

trại chăn nuôi nữa với diện tích 18 ha ở Xã Vĩnh Tân, Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình
Dương để sản xuất heo thịt với tên là Trại Bò. Trại Bò này cách Trại heo giống cao sản
Kim Long là 25 km.
2.1.3: Nhiệm vụ của Trại heo giống cao sản Kim Long.
Nhân giống thuần: Yorkshire, Landrace, Pietrain, Duroc và lai các giống heo với
nhau như: nái lai (YL, LY), đực lai (PiDu, PiPiDu) để cung cấp con giống thuần và các
con giống lai cao sản cho các nhà chăn nuôi có nhu cầu. Bán tinh của nọc giống như: Y,
L, P, D, PiDu, PiPiDu và cung cấp heo con nuôi thịt cho Trại nuôi thịt.

3


2.1.4: Cơ cấu tổ chức của Trại heo giống cao sản Kim Long.
Giám đốc trại

Ban lãnh đạo trại

Phòng Kỹ
Thuật

Văn Phòng và
Phòng kế toán

Tổ cai sữa
và khu T

Bảo vệ

Tổ nái
đẻ


Tổ giống

2.1.5: Cơ cấu đàn giống và công tác giống của Trại heo giống cao sản Kim Long.
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn heo của trại (tính đến ngày 10 tháng 3 năm 2009).
Tổng đàn

7717

Nái sinh sản

1041

Đực làm việc

38

Heo thịt

3977

Đực hậu bị

440

Heo cai sữa

1215

Nái hậu bị


1006

Heo con theo mẹ

1579

2.1.5.1: Giống.
Các giống heo thuần cao sản của trại của Trại heo giống cao sản Kim Long được
nhập về từ các nước Mỹ, Bỉ, Đài Loan, Thái Lan, Đan Mạch và các nước có heo giống
nổi tiếng khác. Từ các nguồn giống ban đầu này, Trại heo giống cao sản Kim Long đã
nhân giống thuần để duy trì và phát triển đàn giống của trại, mặt khác Trại heo giống cao
sản Kim Long cũng lai tạo ra các dòng nái lai (YL, LY, LLY) và đực cuối (PiDu, PiPiDu)
để trại sản xuất ra heo nuôi thịt. Các giống heo thuần, giống nái lai, đực cuối và tinh nọc
giống cao sản này cũng được cung cấp rộng rãi cho các nhà chăn nuôi khi họ có nhu cầu
sử dụng. Mỗi năm, Trại heo giống cao sản Kim Long cũng nhập giống từ các nước trên
thế giới về với hình thức là con giống hoặc tinh đông lạnh để gia tăng phẩm chất cao sản
của các giống mà trại đang có.
4


2.1.5.2: Công tác giống.
Để tạo ra những con giống tốt nhằm duy trì và phát triển đàn giống của trại và
đồng thời nhằm cung cấp con giống tốt cho các nhà chăn nuôi, Trại heo giống cao sản
Kim Long đã áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới với sự cố
vấn của những chuyên gia trong lĩnh vực Di Truyền Giống – Động Vật nhằm sản xuất ra
những con heo giống hậu bị tốt nhất để thay thế và nâng cấp đàn giống cao sản của trại và
cũng nhằm cung cấp đàn giống ngày càng tốt hơn cho các nhà chăn nuôi.
Quy trình tạo ra một con giống hậu bị cao sản được tóm tắt như sau:
Các công thức ghép đôi giao phối được quyết định bởi các chuyên gia trong lĩnh

vực Di Truyền Giống – Động Vật.
Đàn nọc giống được chăm sóc theo chế độ đặc biệt, nơi này rất sạch và ngăn nắp
và được đảm nhiệm bởi những công nhân kỹ thuật rất giỏi. Nơi này được mệnh danh là
vùng bất khả xâm phạm. Phòng pha chế tinh cũng vậy.
Phát hiện động dục, pha chế tinh và gieo tinh nhân tạo được các bậc thầy đảm
nhiệm với nhiều năm trong nghề.
Chăm sóc đàn nái bầu theo chế độ đặc biệt, nhất là khẩu phần và dinh dưỡng trong
từng giai đoạn mang thai.
Nái đẻ và nuôi con được chăm sóc đặc biệt ở Tổ Nái Đẻ. Nơi này được đảm nhiệm
bởi các cán bộ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn rất cao và các công nhân giỏi. Khẩu
phần và dinh dưỡng trong khẩu phần của nái đẻ và heo con theo mẹ là cao nhất trại. Heo
con tập ăn ở nơi này và được chích sắt. Nơi này khó tùy tiện tiếp cận.
Những heo con ở trại được sinh ra đều được cân, kiểm tra ngoại hình thể chất và
được bấm số tai hoặc cắt tai, những heo đực con sau này để nuôi thịt thì cũng bị thiến
trong thời gian theo mẹ, những heo con không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại thải ngay từ những
ngày đầu và tiếp tục chọn lọc cho đến khi heo con cai sữa. Khi heo con cai sữa thì chúng
được cân một lần nữa.
Khi heo con cai sữa, chúng được chuyển sang Tổ Cai Sữa. Nơi này chế độ dinh
dưỡng trong 10 ngày đầu giống như ở tổ nái đẻ, sau 10 ngày thì chế độ dinh dưỡng sẽ
5


thay đổi dần theo đặc điểm sinh lý của chúng. Ở nơi này, heo con được tiếp tục chọn lọc
và chủng ngừa bằng các loại vaccin.
Khi heo con được 65 ngày tuổi thì chúng có hai hướng đi. Nếu là heo thịt thì chúng
được chuyển sang Trại nuôi thịt, nếu là heo giống được chuyển sang khu T. Khu T có
nhiệm vụ chăm sóc heo giống từ 65 ngày tuổi đến đến giai đoạn hậu bị. Khi heo giống
nuôi đến giai đoạn hậu bị thì được người có chuyên môn của trại tuyển lựa cân đo rồi cho
chúng quay về tổ giống của trại, mặc khác heo hậu bị trong giai đoạn này cũng được cung
cấp rộng rãi cho các nhà chăn nuôi.

2.2: Đặc điểm các giống heo của Trại heo giống cao sản Kim Long.
2.2.1 Giống Yorkshire. Trại hiện đang sử dụng giống Yorkshire nhập từ Mỹ với các đặc
điểm ngoại hình là.
Nọc Yorkshire: Có sắc lông trắng, da hồng, to vóc, bốn chân to chắc khỏe. Hai tai
to vừa phải, dựng đứng và hơi xõa về hai bên. Thân hình cân đối và có hình chữ nhật,
bảng lưng to, mõm hơi chếch lên trên, bụng thon, hai dịch hoàn to vừa phải, tính dục
hăng, sản lượng và chất lượng tinh tốt, tính tình hiền lành.
Nái Yorkshire: Có sắc lông trắng, da hồng, to vóc, bốn chân chắc khỏe, mông nở,
ngực nở. Hai tai to vừa phải và dựng đứng hơn so với nọc, thân hình cân đối và có hình
chữ nhật, mõm hơi chếch lên trên, tánh tình hiền lành, đẻ dể dàng và nuôi con giỏi, hai
hàng vú đều và có từ 6 đến 7 đôi vú, bụng thẳng. Khi nái bầu lên sàn đẻ thì hai hàng vú
gần đụng mặt sàn (đối với nái rạ), âm hộ thường sưng to khi còn khoảng 7 trước khi đẻ.
Heo con Yorkshire: Mau lớn, da hồng, lông mượt và có màu lông toàn trắng, mắt
lanh lợi và thân hình rất cân đối.
2.2.2 Giống Landrace. Trại hiện đang sử dụng giống Landrace nhập từ Mỹ và Đan Mạch
với các đặc điểm ngoại hình là.
Nọc Landrace Mỹ: Thân hình to lớn hơn nọc Yorkshire, rất dài thân, hai tai to vừa
phải và rũ qua mắt, mõm thẳng, bốn chân chắc khỏe, da hồng, màu lông trắng khi nọc còn
nhỏ tuổi và màu lông chuyển thành trắng ngà đến trắng vàng khi nọc lớn tuổi và móng

6


cũng có màu vàng. Tánh tình hiền lành, sản lượng và chất lượng tinh tốt, hai dịch hoàn to
hồng vừa phải và săn chắt, bụng thon.
Nái Landrace Mỹ: Thân hình to lớn hơn nái Yorshire, rất dài thân, hai tai to vừa
phải và rũ qua mắt, mõm thẳng, bốn chăn chắc khỏe, da hồng, lông trắng, bụng bằng, hai
hàng vú đều và thường có 6 đến 7 đôi vú. Mông nở, ngực nở, bảng lưng to vừa phải. Nái
đẻ dể và đẻ nhiều con, nuôi con giỏi.
Nái Landrace Đan Mạch: Thân hình to lớn hơn nái Landrace Mỹ, hai tai rất to và

rũ xuống nhìn rất khác biệt với Landrace Mỹ. Bốn chân to chắc khỏe, da hồng, lông toàn
trắng, mõm thẳng, đầu lúc nào cũng gục xuống. Mông nở, đẻ dể dàng, nuôi con khá và nái
già khi cân loại thải rất nặng ký.
Heo con Landrace: Mau lớn, tai cụp từ nhỏ, da hồng và lông có màu toàn trắng
2.2.3 Giống Duroc: Trại hiện đang sử dụng giống Duroc nhập từ Thái Lan và Đài Loan
với các đặc điểm ngoại hình là.
Nọc Duroc Thái Lan: Thân hình có màu nâu cánh gián đậm, lông dày và dài, hai
tai cụp ½ , móng chân đen, mũi đen, bốn chân to chắc khỏe, bắp cổ to lớn, mặt không
lanh lợi, hai dịch hoàn to vừa phải và hơi xệ khi nọc lớn tuổi, chất lượng tinh tốt. Khó lấy
tinh hơn so với đực Yorkshire và Landrace.
Nọc Duroc Đài Loan: Thân hình to khỏe săn chắt, các bắp thịt trên thân căng bóng,
lông mịn và ngắn, lông có màu nâu cánh gián lợt, mặt lanh lợi, hai tai cụp ½ , móng chân
đen, mũi đen, eo thon, bụng thon, tính tình hiền lành, dịch hoàn to vừa phải, tính dục
hăng, chất lượng tinh tốt. Khó lấy tinh hơn so với đực Yorkshire và Landrace.
Nái Duroc Thái Lan: Thân hình to lớn và cân đối, bốn chân chắc khỏe, móng đen,
mũi đen, bụng thẳng, hai tai cụp ½ , lông màu nâu cánh gián đậm và dài. Hai hàng vú đều,
thường có 6 đến 7 đôi vú, đầu núm vú có màu đen, mí mắt có viền đen độc đáo. Mông nở
và âm hộ phồng to trước khi sanh, nái tơ thường đẻ khó.
Nái Duroc Đài Loan: Thân hình to lớn và cân đối, bốn chân chắc khỏe, móng đen,
mũi đen, bụng thẳng, hai tai cụp ½ , lông màu nâu cánh gián lợt và ngắn sát với da. Hai
hàng vú đều, thường có 6 đến 7 đôi vú, đầu núm vú có màu đen, mí mắt có viền đen độc
7


đáo. Mông nở và âm hộ phồng to trước khi sinh khoảng 7 ngày. Ở những nái tơ thường
bắt gặp sự đẻ khó.
Heo con Duroc: Thân hình có màu nâu cánh gián, hai tai cụp ½, móng đen, mũi
đen, lanh lợi, mau lớn. Trọng lượng sơ sinh cao và đồng đều.
2.2.4 Giống Pietrain: Trại hiện đang sử dụng giống Pietrain nhập từ Bỉ với các đặc điểm
ngoại hình là.

Nọc Pietrain: Thân hình săn chắt và cân đối, mông nở to, bốn chân chắc khỏe, mặt
lanh lợi, tai đứng, bụng thon, mặt trắng, móng chân trắng. Lông trắng có nhiều đốm đen
lớn, đốm đen có trong đậm ngoài lợt. Da mõm trên ở hai bên răng nanh nổi cộm. Dịch
hoàn to và cân đối, chất lượng tinh rất tốt, tính dục hăng, tánh hiền lành.
Nái Pietrain: Thân hình săn chắt và cân đối, mông nở to, hai chân sau cao hơn hai
chân trước, hai hàng vú đều và thường có 06 đến 07 đôi vú. Đẻ lứa đầu thường là đẻ khó
do xương chậu hẹp. Lông màu trắng và có nhiều đốm đen lớn, đốm đen có trong đậm
ngoài lợt. Mặt trắng, tai đứng, móng trắng, nuôi con khá.
Heo con Pietrain: Khi sinh ra nhìn rất đẹp mắt do giống Pietrain có nhiều đốm đen
trên thân mình. Heo con mau lớn và săn chắt, da hồng lông mượt, trọng lượng sơ sinh khá
cao và đồng đều.
2.2.5 Giống lai Pidu: Trại hiện đang sản xuất và sử dụng giống lai Pidu với các đặc điểm
ngoại hình là.
* Công thức lai PiDu:
(đực) Pi

PiDu

Du (cái)

PiDu ( ½ Pi ; ½ Du)

Nọc Pidu: Thân hình cân đối, to lớn và săn chắc. Ngoại hình rất đa dạng, thường
làm đực cuối trong công thức lai để tạo ra heo thịt.
Ngoại hình Pidu 1: Giống Duroc nhiều hơn. Ngoại hình này thường là phổ
biến nhất. Lông có màu vàng cánh gián ánh kim, màu vàng đậm dần đến chân. Móng cân
8


màu đen, tai đứng, ở mặt có lông chạy dọc theo mũi màu trắng. Lỗ mũi có màu trắng pha

với đốm đen. Hai dịch hoàn rất to lớn, tính dục hăng, chất lượng tinh rất tốt. Tánh tình
hung hăng tùy con.
Ngoại hình Pidu 2: Có màu trắng giống Yorkshire. Toàn thân màu trắng,
đầu giống Duroc, ở cánh mũi có một đốm đen nhỏ để phân biệt, thân hình to lớn và săn
chắc. Hai dịch hoàn rất to và đều, tính dục hăng, sản lượng tinh nhiều, chất lượng tinh tốt.
Tánh tình tương đối hiền lành.
Ngoại hình Pidu 3: Giống Pietrain nhiều hơn. Lông có màu xám trắng và có
nhiều điểm chấm đen nhỏ trên thân mình, thân hình cân đối và chắc khỏe, tai đứng, móng
chân có màu vàng hoặc đen hoặc có cả hai màu. Mũi trắng có đốm đen, dịch hoàn có đốm
đốm đen. Hai dịch hoàn to, tính dục hăng, sản lượng tinh nhiều và chất lượng tinh tốt,
tánh tình hung hăng tùy con.
Nái Pidu: Lông toàn thân vàng giống Duroc, có nhiều đốm đen to lớn giống
Pietrain. Thân hình cân đôi và săn chắc, mông nở, hai hàng vú đều, bốn chân chắc khỏe,
móng vàng hoặc có đốm đen hoặc có một đến hai móng đen. Sinh đẻ tương đối dể hơn nái
Pietrain thuần. Nái Pidu thường làm nái nền để tạo ra đực cuối PiPiDu và nái nền PiPiDu.
Heo con Pidu: Đa dạng về màu sắc nhưng thường có dạng là lông vàng chấm đen
và sóng mũi có sọc trắng, móng đen hoặc có móng đen móng vàng, cánh mũi đen hoặc
lang đen, heo con mau lớn và có nhiều khác biệt so với các giống thuần.
2.2.6 Giống lai PiPiDu (75%Pi25%Du): Trại hiện đang sản xuất và sử dụng giống lai
PiPiDu với các đặc điểm ngoại hình là.
* Công thức lai PiPiDu:
(đực) Pi

PiPiDu

PiDu (cái)

PiPiDu ( ¾ Pi ; ¼ Du)

Nọc PiPiDu: Có ngoại hình giống Pietrain nhiều hơn, thân hình cân đối và săn

chắc, mông nở và có nhiều hỏm sâu, dáng đi thấy mông lúc lắc, hai dịch hoàn to vừa phải
9


và cân đối, tính dục hăng, sản lượng tinh khá, chất lượng tinh tốt. Nọc PiPiDu thường làm
đực cuối trong công thức lai để tạo ra heo thịt.
Nái PiPiDu: Có ngoại hình giống Pietrain nhiều hơn, thân hình cân đối và săn
chắc, mông nở, hai hàng vú đều, có 6 đến 7 đôi vú, sinh đẻ tương đối khó thường gặp ở
lứa đẻ đầu. Nái PiPiDu thường được dùng làm nái nền để sản xuất nọc cuối PiPiPiDu và
nái nền PiPiPiDu.
Heo con PiPiDu: Có ngoại hình giống Pietrain nhiều, heo con rất mau lớn.
2.2.7 Giống lai PiPiPiDu (87,5%Pi12,5%Du). Trại hiện đang sản xuất và sử dụng giống
lai PiPiPiDu với các đặc điểm ngoại hình là.
* Công thức lai PiPiDu:
(đực) Pi

PiPiDu (cái)

PiPiPiDu

PiPiPiDu (7/8 Pi ; 1/8 Du)

Nọc PiPiPiDu: Rất giống với Pietrain thuần, dể nhầm lẫn với Pietrain thuần nếu
không đọc kỹ số tai và lý lịch cá nhân, đặc điểm ngoại hình để phân biệt với Pietrain
thuần là màu lông toàn thân của nọc PiPiPiDu có màu xám nhạt đến xám đậm, lông ngắn
sát với da nếu PiPiPiDu này có bà ngoại là Duroc Đài Loan và đốm đen thường là toàn
đen, sản lượng tinh ít, chất lượng tinh tốt.
Nái PiPiPiDu: Rất giống với Pietrain thuần, dể nhầm lẫn với Pietrain thuần nếu
không đọc kỹ số tai và lý lịch cá nhân. Nái PiPiPiDu cũng thường đẻ khó như Pietrain
thuần nhưng ít chết đột ngột hơn Pietrain thuần.

Heo con PiPiPiDu: Rất giống với Pietrain thuần, đàn heo con nhìn đẹp mắt, mau
lớn, trọng lượng sơ sinh khá cao và đồng đều.
2.2.8 Giống lai Yorkshire-Landrace (YL): Trại hiện đang sản xuất và sử dụng giống lai
York-Land các đặc điểm ngoại hình thể chất là.
Nái YL: Màu lông toàn trắng, ngoại hình có thể giống Yorkshire hoặc Landrace
tùy theo hai tính trạng trội-lặn của cha mẹ chúng. Thân hình to lớn, mông nở, hai hàng vú
10


đều, có 6 đến 8 đôi vú, sữa nhiều, nuôi con rất giỏi, sinh đẻ dễ dàng, số con đẻ ra/ổ cũng
khá cao từ 10 đến 20 con/ổ.
Heo con YL: Khỏe mạnh, mau lớn, trọng lượng sơ sinh khá cao và tương đối đồng
đều. Heo con YL đực thì không để làm nọc giống, chỉ để nuôi thịt.
* Công thức lai YL:
(đực) Y

Thương phẩm

L (cái)

YL ( ½ Y; ½ L)

2.2.9 Giống lai Landrace-Yorkshire (LY): Trại hiện đang sản xuất và sử dụng giống lai
Land-York các đặc điểm ngoại hình thể chất là.
* Công thức lai LY:
(đực) L

Thương phẩm

Y (cái)


LY ( ½ L; ½ Y)

Nái LY: Màu lông toàn trắng, ngoại hình có thể giống Landrace hoặc Yorkshire
tùy theo hai tính trạng trội-lặn của cha mẹ chúng. Thân hình to lớn, mông nở, hai hàng vú
đều, có 06 đến 08 đôi vú, sữa nhiều, nuôi con rất giỏi, sinh đẻ dễ dàng, số con đẻ ra/ổ
cũng khá cao từ 10 đến 20 con/ổ.
Heo con LY: Khỏe mạnh, mau lớn, trọng lượng sơ sinh khá cao và tương đối đồng
đều. Heo con LY đực thì không để làm nọc giống, chỉ để nuôi thịt.
2.2.10: Các giống lai khác (PDL, YLPD, HPDYL, PHPDYL): Trại sản xuất ra để cung
cấp heo nuôi thịt cao sản cho Trại nuôi heo thịt.
2.3: Năng suất sinh sản của heo nái và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất.
Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi phụ thuộc gần như phụ thuộc gần như hoàn toàn
vào năng suất sinh sản của đàn heo nái, cụ thể tổng trọng lượng heo con cai sữa của
nái/năm và trọng lượng bình quân của một heo con cai sữa. Trong đó số heo cai sữa được
11


×