Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT BỆNH LÝ ĐƯỜNG SINH DỤC CHÓ ĐỰC VÀ MỘT SỐ LOẠI BƯỚU TRÊN CHÓ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM – ĐIỀU TRỊ, CHI CỤC THÚ Y TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.86 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BỆNH LÝ ĐƯỜNG SINH DỤC CHÓ ĐỰC VÀ
MỘT SỐ LOẠI BƯỚU TRÊN CHÓ TẠI TRẠM CHẨN
ĐOÁN - XÉT NGHIỆM – ĐIỀU TRỊ, CHI CỤC
THÚ Y TP. HỒ CHÍ MINH

Ngành

: Thú Y

Lớp

: TC Vĩnh Long 03

Niên khóa

: 2003 - 2008

Họ và tên sinh viên : TRƯƠNG MINH KHIẾT

Tháng 6/2009


KHẢO SÁT BỆNH LÝ ĐƯỜNG SINH DỤC CHÓ ĐỰC VÀ MỘT SỐ
LOẠI BƯỚU TRÊN CHÓ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN - XÉT NGHIỆM ĐIỀU TRỊ, CHI CỤC THÚ Y TP. HỒ CHÍ MINH

Tác giả



TRƯƠNG MINH KHIẾT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ
ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN KHANH
BSTY. VŨ KIM CHIẾN

Tháng 6/2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: TRƯƠNG MINH KHIẾT
Tên khóa luận “Khảo sát bệnh lý đường sinh dục chó đực và một số loại
bướu trên chó tại trạm Chẩn đoán - Xét nghiệm - Điều trị, Chi Cục Thú Y TP.
Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Chấm Thi Tốt Nghiệp Khoa ngày …..………...

Giáo viên hướng dẫn

TS. NGUYỄN VĂN KHANH

ii



LỜI CẢM TẠ
Sau bao năm rèn luyện và học tập em thật sự thắm thía câu nói của ông cha
ngày xưa “ học phải đi đôi với hành”, “không thầy đố mày làm nên”. Thật vậy, sau
bốn năm ở giảng đường đại học em đã được thầy cô truyền đạt và tiếp thu được nhiều
kiến thức quý báu cùng với sự quyết tâm giúp đỡ của thầy cô trong suốt những năm
học vừa qua.
Hôm nay, với sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Nguyễn Văn Khanh và cô
chú, anh chị ở trạm đã giúp em hoàn thành tốt khoá luận.
Em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Văn
Khanh cùng Bác sĩ thú y Vũ Kim Chiến đã hết lòng hướng dẫn và truyền đạt những
kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó em cũng chân thành cảm tạ: Ban giám hiệu trường Đại Học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh; Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú y cùng toàn thể
quý thầy cô; Ban lãnh đạo trạm Chẩn đoán - Xét nghiệm - Điều trị, Chi cục Thú y
thành phố Hồ Chí Minh và toàn thể cô chú, anh chị làm việc tại Trạm đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong suốt thời gian em thực tập.
Vì thời gian và kiến thức có hạn nên khoá luận của em còn nhiều thiếu sót, em
rất mong được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến để em làm nền tảng cho công việc sau
này được tốt hơn.
Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô, anh chị và các bạn được nhiều sức
khoẻ, thành đạt và hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài "Khảo sát bệnh lý đường sinh dục chó đực và một số loại bướu trên
chó tại Trạm Chẩn đoán - Xét nghiệm - Điều trị, Chi cục Thú y Thành phố Hồ
Chí Minh "

Được thực hiện trong thời gian từ 11/11/2008 đến ngày 11/03/2009, chúng tôi thu
được kết quả như sau:
- Có 80 trường hợp bệnh đường sinh dục chó đực trên tổng số 2531 chó đực được
khảo sát chiếm 3,16% và 73 ca bướu trên tổng số 5117 lượt chó được khảo sát chiếm
1,43%.
- Ở bệnh lý đường sinh dục chó đực:
Viêm tiền liệt tuyến có 53 ca chiếm 2,09% và tỷ lệ bệnh tăng dần theo lứa tuổi.
Viêm dịch hoàn có 17 trường hợp chiếm tỷ lệ 0,67%.
Phì đại tiền liệt tuyến có 4 ca đều ở nhóm tuổi từ 5-10 năm. Dịch hoàn ẩn có 4
ca và hai trường hợp viêm xuất huyết viêm dương vật.
- Đối với bướu chiếm 1,43% trên tổng số chó khảo sát.
Tỷ lệ bướu theo nhóm chó giống ngoại là 0,87%, nhóm chó giống nội là 2,35%.
Chó dưới 01 năm tuổi có tỷ lệ bướu thấp nhất 0,09% và cao nhất là chó trên 10
năm tuổi với 7,59%.
Chó đực bị bướu là 1,15% và chó cái là 1,7%.
Bướu ở nhiều vị trí trên cơ thể và nhiều dạng khác nhau, cao nhất vẫn là hệ
thống da chiếm 54,8%.
Có 24 mẫu bướu được gửi xét nghiệm, kết quả có 20 mẫu là bướu lành còn 4
mẫu không phải tân bào. Bướu có nguồn gốc biểu mô tuyến chiếm số lượng nhiều với
50%
Tỷ lệ chó điều trị ngoại khoa đạt kết quả tốt là 95% và sử dụng Vincristine để
điều trị bướu ở cơ quan sinh dục đạt hiệu quả 100%.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA...............................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .........................................................ii

LỜI CẢM TẠ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..........................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục đích...............................................................................................................2
1.3 Yêu cầu..................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1. Một số đặc điểm sinh lý ........................................................................................3
2.1.1. Thân nhiệt..........................................................................................................3
2.1.2. Nhịp thở.............................................................................................................3
2.1.3. Nhịp tim.............................................................................................................3
2.1.4. Tuổi thành thục và thời gian mang thai ..............................................................3
2.1.5. Chu kỳ lên giống................................................................................................3
2.1.6. Số con trong lứa và tuổi cai sữa.........................................................................4
2.2. Cơ thể học hệ sinh dục chó đực.............................................................................4
2.2.1. Dịch hoàn...........................................................................................................4
2.2.2. Ống dẫn tinh (Ductus deferentes) .......................................................................4
2.2.3. Tiền liệt tuyến (Prostate gland) ..........................................................................4
2.2.4. Dương vật (Penis) ..............................................................................................5
2.3. Bướu.....................................................................................................................5
2.3.1. Khái niệm cơ bản về bướu .................................................................................5
2.3.2. Đặc điểm chung về hình thái, cấu tạo của tổ chức bướu .....................................6
2.3.2.1. Hình thái .........................................................................................................6
2.3.2.2. Cấu tạo............................................................................................................6
2.3.2.3. Đặc điểm sinh trưởng ......................................................................................6
v



2.3.3. Tính chất............................................................................................................7
2.3.4. Nguyên nhân gây ra bướu ..................................................................................7
2.3.4.1. Yếu tố bên trong..............................................................................................7
2.3.4.2. Yếu tố bên ngoài .............................................................................................9
2.3.5 .Phân loại bướu .................................................................................................10
2.3.6.1. Cơ sở sinh học cuả tế bào ung thư .................................................................12
2.3.6.2. Cơ sở sinh học phân tử của tế bào ung thư ....................................................12
2.3.7. Các phương pháp chẩn đoán ............................................................................12
2.3.7.1. Chẩn đoán lâm sàng ......................................................................................12
2.3.7.2. Chẩn đoán cận lâm sàng................................................................................13
2.3.8. Các phương pháp điều trị .................................................................................13
2.3.8.1. Phương pháp phẫu thuật................................................................................14
2.3.8.2. Hóa trị...........................................................................................................15
2.3.8.3. Các phương pháp điều trị khác ......................................................................16
2.3.9. Các dạng bướu thường gặp trên chó .................................................................16
2.3.9.1. Bướu ở da và mô mềm ..................................................................................16
2.3.10. Bướu cơ quan sinh dục trên chó (lymphocyst, histiocyst, sticker tumor,
transmissible sarcoma, lymphosarcoma, contagious veneral tumor)....................18
2.3.11. Bướu tuyến vú chó .........................................................................................19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT...................................21
3.1. Thời gian và địa điểm .........................................................................................21
3.2. Đối tượng khảo sát..............................................................................................21
3.3. Phương tiện khảo sát...........................................................................................21
3.3.1. Dụng cụ ...........................................................................................................21
3.3.2. Hóa chất...........................................................................................................21
3.4. Nội dung khảo sát ...............................................................................................21
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................22
3.6. Phương pháp tiến hành........................................................................................22
3.6.1. Tại phòng khám ...............................................................................................22
3.6.2. Tại phòng siêu âm............................................................................................23

3.6.3. Tại phòng phẫu thuật........................................................................................23
vi


3.6.4. Tại phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh tích vi thể..............................................24
3.7. Phương thức xử lý số liệu ...................................................................................24
3.8. Công thức tính ....................................................................................................24
3.8.1. Đối với bệnh đường sinh dục chó đực (viêm dịch hoàn - viêm tiền liệt tuyến phì đại tiền liệt tuyến - dịch hoàn ẩn)..................................................................24
3.8.2. Đối với bướu....................................................................................................25
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................26
A. BỆNH ĐƯỜNG SINH DỤC CHÓ ĐỰC ..............................................................26
4.1. Tỷ lệ chó bệnh đường sinh dục trên tổng số chó đem đến khám ..........................26
4.2. Tỷ lệ từng loại bệnh trên đường sinh dục chó đực ...............................................26
4.2.1. Viêm tiền liệt tuyến..........................................................................................26
4.2.1.1. Tỷ lệ chó bị viêm tiền liệt tuyến theo nguồn gốc giống..................................26
4.2.1.2. Tỷ lệ chó bị viêm tiền liệt tuyến theo tuổi......................................................27
4.2.2. Viêm dịch hoàn................................................................................................28
4.2.2.1. Tỷ lệ chó bị viêm dịch hoàn theo nguồn gốc giống........................................28
4.2.2.2. Tỷ lệ chó bị viêm dịch hoàn theo tuổi............................................................29
4.2.4. Dịch hoàn ẩn....................................................................................................31
4.2.5. Viêm xuất huyết dương vật ..............................................................................32
4.2.6. Kết quả điều trị ................................................................................................32
B. BƯỚU TRÊN CHÓ ..............................................................................................33
4.1. Tỷ lệ chó có bướu trên tổng số chó khảo sát........................................................33
4.2. Tỷ lệ bướu trên chó theo nguồn gốc giống .........................................................33
4.3. Tỷ lệ chó bị bướu theo tuổi .................................................................................34
4.4. Tỷ lệ chó bị bướu theo giới tính ..........................................................................35
4.5. Tỷ lệ chó bị bướu theo vị trí cơ thể .....................................................................35
4.6. Tỷ lệ chó bị bướu theo tính chất lành độc............................................................39
4.7. Tỷ lệ chó bị bướu theo nguồn gốc tế bào.............................................................40

4.7.1. Bướu có nguồn gốc từ biểu mô vảy (papilloma) ...............................................40
4.7.2. Bướu có nguồn gốc từ tế bào biểu mô tuyến (Adenoma) ..................................41
4.7.2.1. Trường hợp bướu tuyến vú lành (Adenoma)..................................................41
4.7.2.2. Trường hợp bướu tuyến mồ hôi lành. ............................................................43
vii


4.7.2.3.Trường hợp bướu tuyến lành vùng hậu môn...................................................44
4.7.2.4. Trường hợp bướu lành tuyến bã mí mắt.........................................................45
4.7.3. Bướu có nguồn gốc tế bào sợi liên kết..............................................................46
4.7.3.1. Trường hợp bướu sợi lành vùng bẹn..............................................................46
4.7.3.2. Trường hợp bướu sợi lành buồng trứng .........................................................46
4.7.3.3.Trường hợp bướu sợi lành ở gang bàn chân....................................................47
4.8. Kết quả điều trị ...................................................................................................48
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................49
5.1 Kết luận ...............................................................................................................49
5.2 Đề nghị ................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................51
PHỤ LỤC .................................................................................................................53

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Giống chó và các dạng bướu thường gặp .....................................................8
Bảng 2.2. Một số đặc điểm giúp phân biệt bướu lành và bướu ác...............................11
Bảng 4.1. Tỷ lệ chó bị viêm tiền liệt tuyến theo nguồn gốc giống ..............................26
Bảng 4.2. Tỷ lệ chó bị viêm tiền liệt tuyến theo tuổi ..................................................27
Bảng 4.3. Tỷ lệ chó bị viêm dịch hoàn theo nguồn gốc giống ....................................28

Bảng 4.4. Tỷ lệ chó bị viêm dịch hoàn theo tuổi ........................................................29
Bảng 4.5. Kết quả điều trị các dạng bệnh trên bộ máy sinh dục chó đực ....................32
Bảng 4.6. Tỷ lệ chó có bướu theo nguồn gốc giống....................................................33
Bảng 4.7. Tỷ lệ chó bị bướu theo tuổi ........................................................................34
Bảng 4.8. Tỷ lệ chó bị bướu theo giới tính .................................................................35
Bảng 4.9. Vị trí xuất hiện các trường hợp bướu..........................................................36
Bảng 4.10. Tỷ lệ chó bị bướu theo tính chất lành độc.................................................39
Bảng 4.11. Tỷ lệ chó bị bướu theo nguồn gốc tế bào..................................................40
Bảng 4.12. Kết quả điều trị ........................................................................................48

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Viêm tiền liệt tuyến....................................................................................28
Hình 4.2. Viêm dịch hoàn ..........................................................................................29
Hình 4.3. Phì đại tiền liệt tuyến..................................................................................30
Hình 4.4. Dịch hoàn ẩn tạo khối u ở gần kênh háng ...................................................31
Hình 4.5. Bệnh tích vi thể dịch hoàn ẩn .....................................................................31
Hình 4.6. Bướu xương trên mũi chó giống nội,13 năm tuổi........................................37
Hình 4.7. Bướu bàng quang chó đực, giống chó nội, 9 năm tuổi ................................37
Hình 4.8. Bướu vú chó cái, giống ngoại, 10 năm tuổi.................................................38
Hình 4.9. Bướu hậu môn chó đực, giống chó nội, 14 năm tuổi...................................38
Hình 4.10. Bướu âm đạo chó cái, giống chó nội, 3 năm tuổi ......................................39
Hình 4.11. Bướu tế bào biểu mô vảy lành trên âm đạo chó cái, giống ngoại 8 năm tuổi
...........................................................................................................................41
Hình 4.12. Bướu tế bào biểu mô vảy lành trên âm đạo (400X)...................................41
Hình 4.13. Bướu tế bào biểu mô tuyến lành trên vú chó cái, giống chó nội 13 năm tuổi
...........................................................................................................................42

Hình 4.14. Bướu tế bào biểu mô tuyến vú lành (400X) ..............................................42
Hình 4.15. Bướu tế bào biểu mô tuyến mồ hôi lành vùng vai chó cái, giống ngoại 1
năm tuổi .............................................................................................................43
Hình 4.16. Bướu tế bào biểu mô tuyến mồ hôi lành vùng vai (400X).........................43
Hình 4.17. Bướu lành tuyến hậu môn chó đực, giống nội 11 năm tuổi .......................44
Hình 4.18. Tế bào bướu lành tuyến hậu môn (400X)..................................................44
Hình 4.19. Bướu lành tuyến bã mí mắt chó cái, giống chó nội 7 năm tuổi..................45
Hình 4.20. Tế bào bướu lành tuyến bã mí mắt (400X) ...............................................45
Hình 4.21. Tế bào bướu sợi lành vùng bẹn (400X).....................................................46
Hình 4.22. Bướu sợi lành buồng trứng chó cái, giống chó nội 3 năm tuổi ..................47
Hình 4.23. Tế bào bướu sợi lành buồng trứng (400X) ................................................47
Hình 4.24. Tế bào bướu sợi lành gang bàn chân (400X).............................................48

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chó là một trong những loài động vật sống có trí thông minh, trung thành và
giác quan nhạy bén nên được nuôi dưỡng, thuần hóa lâu đời. Chúng giúp đỡ rất nhiều
trong đời sống con người như giữ nhà, đi săn, chăn giữ gia súc hay làm bạn với người
già neo đơn và trẻ em. Với xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng
cao, nhu cầu giải trí của họ càng đa dạng và phong phú, nhất là ở các thành phố lớn,
việc nuôi chó ngày càng phổ biến.
Chó được nuôi rộng rãi với nhiều giống khác nhau, tầm vóc khác nhau, tính đề
kháng với bệnh cũng khác nhau. Mặt khác tình trạng ô nhiễm môi trường do mật độ
dân số cao, các nhà máy xí nghiệp ngày càng nhiều tạo điều kiện cho bệnh tật phát
triển. Khi chó có thời gian sống càng lâu thì khả năng tiếp xúc với mầm bệnh càng
nhiều, nên dù được quan tâm chăm sóc chu đáo nhưng bệnh tật vẫn xảy ra, trong đó có

những bệnh thuộc đường sinh dục chó đực và các loại bướu.
Bệnh lý đường sinh dục chó đực không nguy hiểm như các bệnh truyền nhiễm.
Bệnh diễn ra thầm lặng, ít có dấu hiệu lâm sàng, tần số xuất hiện bệnh không cao. Tuy
nhiên nó làm cho con thú mệt mỏi, ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của
chúng. Hiện nay bệnh lý này ít được quan tâm đến và chưa có nghiên cứu đầy đủ nào
ở thành phố Hồ Chí Minh.
Tương tự, bướu trên chó cũng có tần số xuất hiện không nhiều như các bệnh ở hệ
thống tiêu hóa hay hô hấp nhưng cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thẩm mĩ của
chúng. Bướu có nhiều dạng khác nhau, có loại không ảnh hưởng gì đến cơ thể, có loại
gây trở ngại cho sinh hoạt của thú như bướu vùng vai hay vùng đùi làm thú đi lại khó
khăn, hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu bướu nằm ở đường sinh dục, làm thú
đau đớn và cuối cùng có thể đưa đến cái chết của thú. Hiện nay ở các cơ sở điều trị vẫn
áp dụng phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ khối bướu và sử dụng phương pháp hoá trị.
Tuy nhiên kết quả điều trị về lâu dài vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

1


Để tìm hiểu rõ vấn đề trên, được sự đồng ý của bộ môn Bệnh lý - Ký sinh khoa
Chăn Nuôi Thú Y, trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của TS. Nguyễn Văn Khanh và Bác sĩ Thú y Vũ Kim Chiến, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài "Khảo Sát Bệnh Lý Đường Sinh Dục Chó Đực Và Một Số
Loại Bướu Trên Chó tại Trạm Chẩn đoán - Xét nghiệm - Điều trị, Chi cục Thú y
Thành Phố Hồ Chí Minh".
1.2. Mục đích
Tìm hiểu về bệnh lý đường sinh dục chó đực, khảo sát tình trạng bướu và các
dạng bướu trên chó đem tới phòng khám, ghi nhận hiệu quả điều trị.
1.3 Yêu cầu
- Khảo sát bệnh lý đường sinh dục chó đực theo nguồn gốc giống, tuổi và ghi
nhận kết quả điều trị.

- Ghi nhận tỷ lệ chó có bướu và nhận định các dạng bướu bằng mắt thường theo
nguồn gốc giống, tuổi, giới tính.
- Xác định phân loại bướu bằng mô bệnh học.
- Điều trị bướu bằng phẫu thuật, hóa trị và ghi nhận kết quả.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Một số đặc điểm sinh lý
2.1.1. Thân nhiệt
- Đo ở trực tràng: 380C - 390 C.
- Chó trong hai tuần đầu không điều hoà được thân nhiệt.
- Theo Hà Chí Nhân (1994), sự vận động, hưng phấn cũng làm tăng thân nhiệt
tức thời.
- Thân nhiệt buổisáng thấp hơn buổi chiều 0,2 - 0,50C.
2.1.2. Nhịp thở
- Chó lớn: 10 - 40 lần/ phút.
- Chó con: 15 - 40 lần/ phút.
- Chó thở thể ngực.
2.1.3. Nhịp tim
- Chó lớn: 60 - 160 lần/ phút.
- Chó con: trên 200 lần/ phút.
- Theo Nguyễn Như Pho (1995), nhịp thở của chó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố: tuổi càng cao tần số hô hấp càng chậm, nhiệt độ môi trường, tình trạng của thú như:
mang thai, sợ hãi, làm việc nặng.
2.1.4. Tuổi thành thục và thời gian mang thai
Tuổi thành thục:
- Chó đực: 7 - 10 tháng.

- Chó cái: 7 - 12 tháng.
Thời gian mang thai
- Chó mang thai từ 50 - 63 ngày.
2.1.5. Chu kỳ lên giống
Chó thường lên giống hai lần mỗi năm. Thời gian động dục trung bình là 12 20 ngày. Giai đoạn thuận tiện cho phối giống là 9 - 13 ngày kể từ khi có biểu hiện lên
giống đầu tiên.
3


2.1.6. Số con trong lứa và tuổi cai sữa
Tùy thuộc vào giống nhỏ con hay lớn con, thường từ 3 - 5 con/ lứa.
Tuổi cai sữa từ 8 - 9 tuần tuổi.
2.2. Cơ thể học hệ sinh dục chó đực
Hệ sinh dục chó đực gồm có: dịch hoàn, phó dịch hoàn, ống dẫn tinh, tiền liệt
tuyến, dương vật.
2.2.1. Dịch hoàn và phó dịch hoàn
Dịch hoàn là tuyến sinh dục đực, đảm nhận chức năng sản xuất tinh trùng và
kích thích tố sinh dục đực.
- Dịch hoàn có dạng hình trứng, hai bên hơi dẹp, nằm ở dưới xương mu, dưới
ngách của xoang bụng, bao bọc bởi lớp mô liên kết và cơ trơn. Dịch hoàn được chia
thành nhiều thuỳ với nhu mô gồm các ống sinh tinh quy về cạnh trên đi vào phó dịch
hoàn.
- Phó dịch hoàn hay còn gọi là dịch hoàn phụ, có nhiều gấp khúc và nằm ở trên
dịch hoàn. Phần đầu tiếp nhận nhiều ống tinh gộp lại thành một ống lớn duy nhất nối
liền với ống dẫn tinh.
2.2.2. Ống dẫn tinh (Ductus deferentes)
Là ống dẫn đưa tinh trùng từ phần đuôi phó dịch hoàn đến túi tinh nang. Ống chạy
lên theo kênh háng cùng với thần kinh, các mạch máu, sau đó đi vòng lên bàng quang
xuyên qua ống thoát tiểu cùng với dịch túi tinh nang đổ ra ống thoát tinh.
Thành ống gồm các thớ cơ dày chắc chắn, lòng ống rất hẹp.

Bên ngoài ống dẫn tinh được bao bọc bởi một phúc mô có mạch máu, dây thần
kinh, ống dẫn tinh và một số bó cơ trơn hợp thành dây dịch hoàn hay thừng dịch hoàn.
2.2.3. Tiền liệt tuyến (Prostate gland)
Tuyến được bao bọc một cách chắc chắn, các sợi cơ từ bàng quang chạy ra sau sát
trên lưng tuyến này.
Là loại tuyến ống túi có nhiều tiểu thùy được bao phủ bởi một bao liên kết có nhiều
cơ trơn.
Chất tiết cuả tuyến này trung tính hay kiềm nhẹ chứa nhiều acid amin, nhưng ít
protein. Trong đó Spermin khi bị oxy hoá bởi diamin oxydase của tinh dịch sẽ làm tinh
dịch có mùi đặc biệt có tác dụng:
4


- Pha loãng tinh dịch và tăng hoạt tính tinh trùng.
- Trung hòa độ acid trong hệ niệu dục, cũng như trung hòa CO2 do tinh trùng thải
ra khi sử dụng glucose.
2.2.4. Dương vật (Penis)
Dương vật có cấu tạo chủ yếu là mô liên kết đàn hồi bao bọc đoạn ngoài chậu của
ống thoát tiểu, được chia làm 03 phần:
- Gốc hay rễ (Radix) là phần liên kết với cung tọa của xương chậu, gồm hai nhánh
phải và trái.
- Thân: Phần phía trước nối tiếp của rễ, đoạn này rất dài, chạy hướng về trước, một
vài loại đoạn này gấp lại hình chữ S.
- Qui đầu (Glandis) phần tận cùng ở phía trước, có hình dạng tuỳ theo loài. Phần
trước qui đầu có một lỗ mở ra của ống thoát tiểu.
Dương vật có hai phần đàn hồi chính gọi là thể hang dương vật và thể hang ống
thoát tiểu.
- Thể hang dương vật chiếm hầu hết cấu tạo dương vật, trừ phần qui đầu. Có nhiều
vách ngăn để chia bên trong dương vật thành hang, ngách nhỏ. Khi dương vật cương
chỗ nối giữa thể hang và tĩnh mạch bị chèn ép, làm máu tích tụ lại trong thể hang.

- Thể hang ống thoát tiểu: cấu tạo giống thể hang dương vật, các ngăn nhỏ hơn,
vách mỏng hơn, bao bọc suốt bề ngoài đoạn ngoài chậu cuả ống thoát tiểu.
- Mặt lưng có xương dương vật dài 8 - 10 cm.
2.3. Bướu
2.3.1. Khái niệm cơ bản về bướu
Bướu còn gọi là khối u hoặc tân bào, là một mô phát triển mạnh mẽ: gồm những tế
bào sinh ra từ một dòng đã trở thành bất thường sinh sản thừa vượt qua yêu cầu của cơ
thể và có các đặc tính như sau:
- Sự sinh sản của chúng không được kiểm soát.
- Sắp xếp hỗn độn.
- Không có nhiệm vụ hữu ích.
- Sự xuất hiện của nó chỉ gây tác hại, chúng gây trở ngại hoặc chèn ép các mô xung
quanh hoặc tạo ra sự thâm nhập bởi các tế bào khối u đi khắp cơ thể để phá hủy và làm
chết cá thể đã nuôi nó phát triển.
5


2.3.2. Đặc điểm chung về hình thái, cấu tạo của tổ chức bướu
2.3.2.1. Hình thái
Hình thái bướu rất đa dạng: hình cầu hay một khối lớn sần sùi có những u nhỏ, có
khi nhú lên bề mặt, hay nhú dài bám chắc vào mô và tạo thành những nụ thịt. Bướu
cũng có thể là một nang trong có chất chứa hoặc phân nhánh như rễ cây, cũng có khối
bướu tạo thành loét nông hoặc sâu, rìa, nhăn nheo, gồ ghề.
Kích thước không nhất định tùy thuộc vào tính chất cuả bướu (lành, độc) vị trí mọc
và thời gian phát triển.
2.3.2.2. Cấu tạo
Nhu mô: là thành phần cơ bản quyết định tính chất và đặc điểm phát triển.
- Ở bướu lành: những tế bào đã thành thục và biệt hóa cao nên về hình thái giống
như tế bào mẹ nhưng sự sắp xếp tế bào lộn xộn không có định hướng.
- Ở bướu độc: thường là những tế bào chưa thành thục, chưa biệt hóa cao nên tế

bào ở dạng phôi thai, giống ít hoặc không giống tế bào mẹ, sắp xếp lộn xộn, to nhỏ
không đều, trong nguyên sinh chất chứa nhiều hạt sinh trưởng, lượng ARN tăng.
- Dựa vào nhu mô của bướu để người ta xác định bướu thuộc loại biểu mô, hoặc
mô liên kết, hoặc gồm cả hai loại.
- Chất đệm: là mô liên kết của bướu, chứa nhiều huyết quản, mạch bạch huyết,
nhánh thần kinh, mô liên kết và các tế bào tự do khác như bạch cầu, lympho, đại thực
bào.
2.3.2.3. Đặc điểm sinh trưởng
Có hai hình thức sinh trưởng:
Ở bướu lành: sinh trưởng theo hình thức bành trướng, chèn ép. Chúng phát triển
chậm, không xâm lấn sâu và xen kẽ với mô bình thường khác.
Ở bướu độc: sinh trưởng theo hình thức lan toả, xâm lấn. Bướu phát triển nhanh,
lan rộng, xâm nhập sâu, xen kẽ vào tổ chức xung quanh, phá hủy gây hoại tử, xuất
huyết. Ngoài ra, tế bào bướu độc lan xa bằng nhiều cách, tạo những bướu thứ phát, gọi
là hiện tượng di căn.
- Phát triển lan ra các tổ chức lân cận, gọi là di căn tiếp xúc.
- Theo các khe rãnh hoặc các xoang tự nhiên trong cơ thể như phế quản,ống dẫn
của các tuyến...
6


- Theo đường bạch huyết.
- Theo đường huyết quản.
Thứ tự các cơ quan trong cơ thể mà tế bào bướu di căn đến: Phổi – Gan – Não –
Xương. Các cơ quan ít được di căn đến: Cơ – Da – tuyến Ức – Lách.
2.3.3. Tính chất
- Bướu sinh ra là tồn tại mãi mãi không bao giờ tự tan biến đi, trừ trường hợp rất
đặc biệt.
- Tăng kích thước nhân.
- Tăng tỉ lệ nhân so với bào tương.

- Không được kiểm soát.
- Xâm lấn và di căn mạnh.
- Tế bào biệt hoá thấp, không làm được chức năng bình thường.
- Dễ bị hoại tử nếu thiếu dưỡng chất nhất là vùng trung tâm bướu.
- Đôi khi tiết ra những chất lạ mà ta có thể gián tiếp thấy sự hiện diện tế bào ung
thư khá đặc hiệu.
2.3.4. Nguyên nhân gây ra bướu
Có nhiều nguyên nhân gây ra bướu nhưng chưa biết rõ đâu là nguyên nhân chính,
đâu là yếu tố phụ trợ.
Theo Nguyễn Văn Khanh (2005), các yếu tố gây ra bướu có thể chia làm hai nhóm
chính.
2.3.4.1. Yếu tố bên trong
a. Yếu tố di truyền
Có nhiều bướu đã được tìm thấy có liên quan đến yếu tố di truyền phổ biến ở
những giống chó thuần chủng nhiều hơn so với những chó lai (Dorn, 1968; E.Moult,
1990)
Hiện tượng đồng huyết là yếu tố liên quan đến nguy cơ phát sinh ung thư vú trên
chó khá cao. (Dorn, 1976; E.Moult, 1990).

7


Bảng 2.1. Giống chó và các dạng bướu thường gặp
Vị trí các dạng bướu

Giống chó dễ

Giống chó ít

mắc


mắc

Lymphoma

Boxer

Cross breeds

Não (Brain) nhiều dạng bướu

Bulldog, Boxer

Tác giả

Priester (1967)
Hayes (1971)

Boston terrier
Da (Skin)

Boxer,

Priester (1973)

Mastocyloma vascular tumour Bulldog terrier
Tuyến vú:

Boxer, Spaniel


German

Vonhard (1977)

Gồm nhiều dạng bướu

Dachshund,

Shepherd

Priester (1979)

Poodle

Poodle

Mũi và các xoang:

Collie, Airedale

Made Nell

Gồm nhiều dạng bướu

Scottish terrier

(1976)

Miệng, hầu (họng) nhiều dạng Boxer,
bướu


Beagle

Golden Retriever, Dachshund

Dorn và Priester
(1978)

Cocker Spaniel
Buồng trứng (Carcinoma)

Pointer

Alayes & Young

Tuỵ tạng

Airiedale terrier,

Priester (1974)

Carcinoma insulinoma

Poodel

Tuyến giáp

Beagle, Boxer

Gồm nhiều dạng bướu


Retriever

U nang buồng trứng

Poodle

Hayes&
Fraument (1975)

b. Giới tính
Tân bào thường thấy ở thú đực nhiều hơn thú cái, điều này chỉ đúng theo từng loại
bướu và tùy loại thú.
c. Yếu tố nội tiết
Một số loại bướu có liên quan khá đặc hiệu đối với các rối loạn nội tiết đặc biệt của
cơ thể. Rối loạn nội tiết sẽ là điều kiện thuận lợi đưa đến việc xuất hiện và phát triển
của các ung thư tuyến nội tiết hoặc các cơ quan đích như vú, tuyến tiền liệt.

8


d. Tuổi
Là yếu tố để xác định thú có nguy cơ mắc bệnh ung thư. Phần lớn thấy ung thư trên
thú già, càng lớn tuổi tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Tuy nhiên điều này không phải luôn
luôn đúng cho mọi loại bướu.
Ví dụ: Ung thư máu thường xảy ra ở thú nhỏ, tân bào biểu mô vảy lành do virus
(viral papilloma) thường xảy ra trên chó dưới hai năm tuổi (E.Moult, 1990).
e. Màu sắc
Sắc tố ít ảnh hưởng đến các loại bướu trên chó, thú có màu da sáng trắng dễ gặp
tân bào hơn.

f. Yếu tố miễn dịch
Thú có miễn dịch nhân tạo về bướu. Bướu sẽ phát triển trên những trường hợp
bệnh do thiếu đáp ứng miễn dịch đối với các tế bào ung thư (E.Moult, 1990).
Kháng nguyên ung thư cũng như các kháng nguyên lạ khác. Khi có mặt trong cơ
thể sẽ chịu sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch nhận biết, chống lại nhằm loại bỏ
kháng nguyên này để duy trì cân bằng cho cơ thể.
g. Thuyết của Cohnheime và các tế bào sai vị trí ở phôi
Ông cho rằng các tế bào nằm sai vị trí trong phát triển phôi có thể gây ra bướu bất
ngờ. Các tế bào này thường thấy ở tuyến thượng thận, thận, tuyến giáp trạng, phó dịch
hoàn và tụy tạng.
2.3.4.2. Yếu tố bên ngoài
a. Tác nhân vật lý
- Các kích thích mãn tính: người ta cho rằng những kích thích lâu dài tạo điều kiện
cho bướu phát sinh: những sẹo loét dạ dày, bờ hang lao hay xơ gan.
- Bức xạ ion hóa: là các tia phóng xạ phát ra từ các chất phóng xạ tự nhiên hoặc các
nguồn xạ nhân tạo như tia gama, quang tuyến X, hạt alpha, hạt beta, urarium…
- Bức xạ tia cực tím: Trong ánh nắng mặt trời có tia cực tím, chủ yếu gây ra bướu
trên da.
b. Tác nhân hóa học
Có rất nhiều và đa dạng các hoá chất gây ra bướu:
- Methylcholanthrene.
- Các hydrocacbon thơm đa vòng (có nhiều trong khói thuốc lá).
9


- Amin thơm
- Các chất tạo màu, chất bảo quản, hương vị trong thực phẩm…
- Nitrosamin, muối nitrat, nitrit.
- Các sản phẩm tự nhiên (độc tố nấm mốc aflatoxin), thuốc trừ sâu, diệt côn trùng,
thuốc diệt cỏ…

- Một số kim loại như muối bary, muối niken…
- Các chất trơ: chất dẻo, tyflon, xelophan, polyvinyl, polyethylen…
Các chất này chuyển tế bào từ trạng thái tiềm tàng sang trạng thái bướu tiềm ẩn. Có
những chất không gây ung thư nhưng có tác dụng kích thích các tế bào tiềm ẩn chuyển
thành tế bào bướu thực thụ bởi một tác động không đặc hiệu.
c. Tác nhân sinh học
- Virus gây ung thư: Papovavirus tạo papilloma da, màng nhày cơ quan sinh dục,
bàng quang hay bướu màng não ở chó…
- Vi trùng: vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm dạ dày mãn tính và ung thư dạ
dày trên người.
- Ký sinh trùng: Spirocerca lupi là một trong những nguyên nhân gây bướu ở thực
quản và dạ dày. Nấm mốc: Aspergillus flavus sinh độc tố aflatoxin, Aspergillus
ochraceus sinh độc tố ochratoxin, những độc tố này gây ung thư gan trên động vật và
người.
2.3.5 .Phân loại bướu
Hiện nay, chưa có một hệ thống phân loại nào tỏ ra hoàn hảo, nên việc phân loại
bướu một cách hợp lý nhất phải xuất phát từ nhu cầu thực tế về lâm sàng và phải kết
hợp được những đặc tính cơ bản nhất do tính chất rất đa dạng và phong phú của bướu.

10


Bảng 2.2. Một số đặc điểm giúp phân biệt bướu lành và bướu ác
Bướu lành
(1) Đại thể

Bướu ác

+ Có vỏ bọc, ranh giới rõ, không


+ Không có vỏ bọc, ranh giới

xâm nhập hay chèn ép, di động khi

không rõ, xâm nhập sâu, có nhiều

sờ nắn.

rễ ăn vào mô chung quanh, không
di động khi sờ nắn.

(2) Vi thể

(3) Tiến
triển

+ Cấu tạo giống mô lành. Ngăn

+ Cấu tạo không giống mô lành,

cách rõ rệt với mô kế cận.

cấu trúc xáo trộn. Không ngăn

+ Khối bướu thoái triển ở mức tối

cách với các mô lân cận.

thiểu, các tế bào thường ở dạng


+ Thoái triển rõ rệt, nhiều tế bào

trưởng thành.

còn non (dạng phôi thai).

+ Hiếm có phân bào.

+ Luôn có gián phân.

+ Không xuyên qua hay xâm nhập

+ Xuyên thủng hay xâm nhập bao

bao mô liên kết. Không có sự xâm

mô liên kết. Có sự xâm nhập của

nhập của bộ tiếp giáp.

bộ tiếp giáp.

+ Biến đổi thoái hóa và hoại tử

+ Biến đổi thoái hóa, hoại tử xảy

trong bướu nhẹ.

ra mãnh liệt.


+ Không có hay ít phân chia.

+ Có nhiều nhân chia không đều.

+ Không có hình quái.

+ Có hình quái.

+ Tiến triển chậm tại chỗ.

+ Tiến triển nhanh.

+ Không làm chết cá thể, trừ trường + Làm chết cá thể (gây chảy máu,

(4) Điều trị

hợp đặc biệt ở vị trí nguy hiểm.

hoại tử).

+ Không di căn.

+ Di căn.

+ Khi được cắt bỏ, khỏi hẳn. Ít ảnh

+ Dễ tái phát. Ảnh hưởng nặng

hưởng đến cơ thể.


đến cơ thể.

+ Cắt bỏ dễ dàng.

+ Cắt bỏ, điều trị khó khăn.

11


2.3.6. Cơ chế tạo thành khối u
2.3.6.1. Cơ sở sinh học cuả tế bào ung thư
Trong một cơ thể trưởng thành luôn có một số lượng tế bào ổn định xuất phát từ
một tế bào trứng thụ tinh. Hằng ngày có một lượng tế bào già và chết đi, chúng được
thay thế bởi số lượng tế bào mới tương đương với số tế bào chết đi để đảm bảo trạng
thái hoạt động bình thường của cơ thể. Cơ chế hình thành tế bào ung thư được giải
thích như sau:
- Thuyết đơn dòng cho rằng khối u và tổ chức ung thư được sinh ra do nhiều loại tế
bào gây nên.
- Thuyết kém ổn định gen của tế bào ung thư giải thích rằng: lúc đầu là một dòng tế
bào nhưng do gen ung thư không ổn định nên các tế bào biến dị, sinh ra hàng loạt các
tế bào hỗn hợp.
2.3.6.2. Cơ sở sinh học phân tử của tế bào ung thư
Các phương pháp thử đột biến trên vi khuẩn của Brusprime đã đưa đến kết luận
rằng virus và việc tạo ra các khối u ác tính là do chúng làm thay đổi mật mã di truyền
của ADN tế bào. Ngày nay, người ta đã đủ dữ liệu để nói rằng sự hoá ung thư của một
tế bào bình thường gồm 02 nguyên nhân:
- Gen tế bào trở nên bất thường và tế bào sản sinh ra một protein lạ làm xáo trộn
sinh học của tế bào.
- Gen bình thường nhưng mất đi sự kiểm soát và hoạt động một cách vô trật tự.
Các nhà bác học Mỹ đã nêu lên giả thiết rằng: “Gen trở nên bất bình thường chỉ

cần một sự thay đổi nhỏ về trật tự sắp xếp của một acid amin hay một gốc kiềm trên
gen. Điều này làm tế bào sản sinh ra một protein lạ gây xáo trộn hoạt động của các gen
khác trong nhân tế bào” (Trích dẫn Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2003). Bệnh ung thư di
truyền khi gen gây ung thư có mặt trong tế bào sinh dục.
2.3.7. Các phương pháp chẩn đoán
2.3.7.1. Chẩn đoán lâm sàng
Phần lớn dựa vào quan sát, sờ nắn bên ngoài để nhận biết kích thước, hình dạng, số
lượng, độ cứng mềm và sự di động của bướu. Ngoài ra, ta có thể chẩn đoán lâm sàng
qua các triệu chứng:

12


- Nổi u cứng hoặc mềm, phát triển nhanh là triệu chứng ung thư vú, vết thương dai
dẳng khó lành.
- Tiểu tiện khó khăn nghi ngờ ung thư đại tràng, tiết niệu, sinh dục.
- Xuất huyết bất thường ở âm đạo có khả năng ung thư tử cung hay cổ tử cung.
- Nổi hạch bất thường, cứng, ít đau báo động u hạch ác tính. Triệu chứng biểu hiện
ung thư là sụt cân, đau khi sờ nắn, hội chứng bít tắt, chèn ép, di căn.
2.3.7.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
- Chẩn đoán tế bào học: xét nghiệm tìm tế bào ung thư.
- Chẩn đoán bằng giải phẩu bệnh lý: là phương pháp quyết định nhất để khẳng định
bệnh ung thư như là bấm sinh thiết, mổ sinh thiết, sinh thiết kim.
- Chẩn đoán bằng X - quang: chụp bướu phổi, xương, các ung thư ở phế quản, chụp
vú cho phép phát hiện được ung thư vú với dấu hiệu vôi hóa dù rất nhỏ, chụp dạ dày,
tá tràng, bàng quang với thuốc cản quang.
- Siêu âm phát hiện các bướu ở gan, thận, buồng trứng… Phương pháp này kinh tế,
không độc hại và không phụ thuộc vào kỹ năng người đọc
- Ngoài ra còn một số phương pháp khác để chẩn đoán nhưng chưa có điều kiện
ứng dụng trên động vật.

+ Chẩn đoán nội soi.
+ Đồng vị phóng xạ.
+ Chụp cộng hưởng từ (MRI).
+ Chất chỉ điểm ung thư.
2.3.8. Các phương pháp điều trị
Ung thư cũng như các bệnh khác, có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Nhưng
điều trị bệnh ung thư khác với điều trị các bệnh khác, mỗi loại ung thư có những đặc
tính khác nhau nên cách điều trị cũng rất đa dạng.
Nguyên tắc điều trị: do đặc tính của tổ chức và tế bào ung thư là phát triển mạnh
tại chỗ, xâm lấn ra các vùng xung quanh, di căn xa vào hệ thống bạch huyết và cơ
quan, vì thế để điều trị bệnh hiệu quả, thường phải phối hợp nhiều biện pháp điều trị.

13


2.3.8.1. Phương pháp phẫu thuật
* Phẫu thuật triệt để
Áp dụng cho những khối u nhỏ, khu trú chưa có di căn xa và rộng.
- Đối với bướu nguyên phát: lấy đủ rộng và tổ chức chung quanh khối u để bảo
đảm diện cắt không còn tế bào bướu lan truyền.
- Đối với hạch: nạo vét triệt để hệ thống hạch khu vực, đặc biệt khi có hạch bị ung
thư xâm lấn.
* Phẫu thuật tạm thời
Dùng trong các trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn, tổn thương lan rộng:
- Phẫu thuật lấy bỏ khối u tối đa: khi khối u lớn chỉ định việc cắt bỏ nó làm giảm
đáng kể khối lượng tổ chức ung thư, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng các phương
pháp điều trị bổ sung khác.
- Phẫu thuật khắc phục các biến chứng của khối u nhằm cải thiện chức năng cơ thể
giúp thú sống thêm một thời gian nhất định.
Phẫu thuật tạm thời có mục đích:

- Phục hồi lưu thông: nối ruột trong ung thư đại tràng, khối u ở khí quản.
- Làm sạch các tổn thương.
- Phẫu thuật giảm đau: cắt cụt chi, tháo khớp, cắt thần kinh chi phối vùng tổn
thương…
- Phẫu thuật tạo hình và phục hồi chức năng.
- Phẫu thuật khắc phục những biến chứng chít hẹp, tắc nghẽn và xơ cứng.
- Cắt bỏ nhiều phần cơ quan có mang bướu.
Ví dụ: tạo hình tuyến vú bằng vạt da - cơ khi cắt bỏ tuyến vú ở phụ nữ, phẫu thuật
này chỉ thực hiện ở người.
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u tái phát và di căn: tái phát ung thư là hậu quả của phương
pháp phẫu thuật không triệt để. Thông thường phẫu thuật lại ổ ung thư tái phát áp dụng
cho các ung thư phần mềm.
Còn các trường hợp di căn đến các cơ quan khác, phẫu thuật phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Thời gian di căn.
- Khối u di căn khu trú đơn độc ở một cơ quan.
14


×