Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀN BÒ SỮA TẠI TRẠI SAO MAI HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.98 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀN BÒ SỮA TẠI
TRẠI SAO MAI HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên : TRƯƠNG THANH NHÂN
Ngành

: Thú Y



Lớp

: TC03TYVL

Niên khóa

: 2003 – 2008

Tháng 6/2009



KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀN BÒ SỮA TẠI TRẠI
SAO MAI HUYỆN CỦ CHI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

TRƯƠNG THANH NHÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. CHÂU CHÂU HOÀNG


Tháng 6/2009

i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng cha mẹ
Người đã tận tụy, động viên và hy sinh suốt đời cho con có ngày hôm nay.
Thành kính ghi ơn
ThS. Châu Châu Hoàng
Đã hết lòng hướng dẫn, dìu dắt và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em

trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý Thầy Cô đã tận tụy giảng dạy tôi
trong thời gian học tại trường.
Chân thành cảm tạ
Ban Giám Đốc Trung Tâm Quản Lý và Kiểm Định Giống Cây Trồng Vật Nuôi,
Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị em công nhân trại bò sữa Sao Mai đã quan tâm
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cảm ơn
Tập thể lớp TC03TYVL đã chia sẻ cùng tôi những khó khăn, vui buồn trong
học tập cũng như trong đời sống hàng ngày. Các bạn đã hết lòng giúp đỡ, hỗ trợ tôi

hoàn thành đề tài tốt nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2009
Sinh viên

Trương Thanh Nhân

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Khóa luận: “Khảo sát khả năng sản xuất của đàn bò sữa tại trại Sao Mai huyện

Củ Chi Tp. HCM”, được thực hiện từ ngày 11 tháng 11 năm 2008 đến ngày 11 tháng 3
năm 2009 trên đàn bò sinh sản thuộc các nhóm giống lai HF.
Kết quả cho thấy:
1. Trọng lượng bò thuộc các nhóm giống F1, F2, F3, F4 biến thiên từ 441,7- 473,7 kg,
cho thấy trọng lượng có xu hướng tăng khi tỷ lệ máu HF tăng.
2. Tuổi phối giống lần đầu muộn nhất là nhóm bò F3 với 551,5 ngày (18,3 tháng) và
sớm nhất là nhóm bò F2 với 506,6 ngày (16,9 tháng).
3. Tuổi đẻ lứa đầu cao nhất ở nhóm bò F3 với 857,4 ngày (28,5 tháng), thấp nhất là
nhóm bò F2 với 809,0 ngày (26,9 tháng).
4. Hệ số phối bình quân của các nhóm giống là 2,2 lần và có xu hướng tăng theo tỷ lệ
máu HF, với nhóm bò F4 có hệ số phối cao nhất là 2,7 lần.
5. Thời gian phối lại sau khi sinh cao nhất ở nhóm F1 với 167,2 ngày, nhỏ nhất là

nhóm bò F3 với 105,9 ngày, có xu hướng rút ngắn khi tỷ lệ máu HF tăng.
6. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ cao nhất ở nhóm bò F2 với 482,9 ngày, ngắn nhất là
nhóm bò F1 với 450,2 ngày.
7. Sản lượng sữa bình quân ngày cao nhất ở nhóm bò F1 với 17kg/con/ngày, thấp nhất
là nhóm bò F2, F3 với 14,2 kg/con/ngày.
8. Sản lượng sữa toàn chu kỳ ở các nhóm bò cao nhất là nhóm F2 với 4.552 kg/con, kế
đến là nhóm bò F3 với 4.539 kg/con và thấp nhất là nhóm bò F1 chỉ đạt 4125 kg/con.
9. Tiêu tốn vật chất khô để sản xuất một kg sữa cao nhất là nhóm F2 với 948,2 g/kg
sữa và thấp nhất là nhóm F4 với 905,5 g/kg sữa.
10. Tiêu tốn năng lượng trao đổi để sản xuất 1kg sữa cao nhất là nhóm bò F4 với
2202,4 kcal/kg sữa và thấp nhất là nhóm bò F3 với 2124,9 kcal/kg sữa.
11. Tiêu tốn đạm thô để sản xuất 1kg sữa cao nhất là nhóm F4 với 153,2 g/kg sữa và

thấp nhất là nhóm bò F2 với 146,0 g/kg sữa.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ..............................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................... iii
MỤC LỤC..................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..........................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2. Mục đích – yêu cầu...............................................................................................2
1.2.1. Mục đích............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..............................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1. Sơ lược về các giống bò chuyên dụng sữa và bò lai Holstein Friesian (HF) sản
xuất sữa ................................................................................................................3
2.1.1. Bò HF ................................................................................................................3

2.1.2. Bò Jersey ...........................................................................................................3
2.1.3. Bò nâu Thụy Sĩ (Brown Swiss) ..........................................................................4
2.1.4. Bò lai F1 (1/2 HF)..............................................................................................4
2.1.5. Bò lai F2 (3/4 HF)..............................................................................................5
2.1.6. Bò lai F3 (7/8 HF)..............................................................................................5
2.1.7. Bò lai F4 (15/16 HF)..........................................................................................6
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa........................................7
2.2.1. Giống.................................................................................................................7
2.2.2. Dinh dưỡng........................................................................................................7
2.2.3. Tuổi và tầm vóc cơ thể.......................................................................................8
2.2.4. Giai đoạn trong chu kỳ cho sữa, sự mang thai, thời gian khô sữa .......................8
2.2.5. Sự động dục .......................................................................................................9

iv


2.2.6. Kỹ thuật vắt sữa .................................................................................................9
2.2.7. Sự tách bê ..........................................................................................................9
2.2.8. Nhiệt độ môi trường...........................................................................................9
2.2.9. Bệnh tật..............................................................................................................9
2.3. Tổng quan về địa bàn khảo sát ............................................................................10
2.3.1. Sơ lược về huyện Củ Chi .................................................................................10
2.3.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................10
2.3.1.2. Khí hậu .........................................................................................................10
2.3.1.3. Thủy văn .......................................................................................................11

2.3.2. Vài nét về tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Củ Chi ................................11
2.3.3. Đặc điểm của trại Sao Mai ...............................................................................12
2.3.3.1. Phương thức chăn nuôi..................................................................................13
2.3.3.2. Thức ăn.........................................................................................................13
2.3.3.3. Đặc điểm chuồng trại ....................................................................................14
2.3.3.4. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng.....................................................................14
2.3.3.5. Nuôi dưỡng và chăm sóc bê ..........................................................................15
2.3.3.6. Khai thác và tiêu thụ sữa ...............................................................................16
2.3.3.7. Công tác thú y ...............................................................................................16
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT...................................17
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát............................................................................17
3.1.1. Thời gian..........................................................................................................17

3.1.2. Địa điểm ..........................................................................................................17
3.2. Phương pháp khảo sát .........................................................................................17
3.2.1. Đối tượng và dụng cụ khảo sát .........................................................................17
3.2.2. Phương pháp khảo sát ......................................................................................17
3.2.2.1. Phương pháp trực tiếp ...................................................................................17
3.2.2.2. Phương pháp gián tiếp...................................................................................17
3.3. Nội dung và chỉ tiêu khảo sát ..............................................................................17
3.3.1. Trọng lượng bò cái sinh sản (kg)......................................................................17
3.3.2. Các chỉ tiêu sinh sản.........................................................................................18
3.3.3. Khả năng sản xuất sữa......................................................................................18
v



3.3.4. Tiêu tốn thức ăn/1 kg sữa .................................................................................18
3.3.5. Tình hình bệnh.................................................................................................19
3.4. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................19
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................20
4.1. Trọng lượng bò cái sinh sản ................................................................................20
4.2. Khả năng sinh sản ...............................................................................................21
4.2.1. Tuổi phối giống lần đầu ...................................................................................21
4.2.2. Tuổi đẻ lứa đầu ................................................................................................23
4.2.3. Hệ số phối........................................................................................................24
4.2.4. Thời gian phối lại sau khi sinh .........................................................................26
4.2.5. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ............................................................................28

4.2.6. Tỷ lệ đực- cái của bê ........................................................................................29
4.3. Các chỉ tiêu về năng suất sữa ..............................................................................30
4.3.1. Sản lượng sữa bình quân/ngày theo nhóm giống ..............................................30
4.3.2. Sản lượng sữa toàn chu kỳ ...............................................................................32
4.4. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất một kg sữa..............................................................33
4.4.1. Tiêu tốn vật chất khô để sản xuất một kg sữa (g/kg sữa)...................................33
4.4.2. Tiêu tốn năng lượng trao để sản xuất 1 kg sữa..................................................35
4.4.3. Tiêu tốn đạm thô để sản xuất 1kg sữa...............................................................36
4.5. Tình hình bệnh....................................................................................................37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................38
5.1. Kết luận ..............................................................................................................38
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................40
PHỤ LỤC .................................................................................................................41

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HF

: Holstein Friesian

TSTK


: Tham số thống kê

CV

: hệ số biến động (Coefficiency of variation)

SD

: Độ lệch chuẩn (Standard deviation)

X


: Trung bình

BQ

: Bình quân

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Kế hoạch phát triển đàn bò sữa huyện Củ Chi ...........................................12
Bảng 2.2: Cơ cấu đàn và cơ cấu giống của trại ..........................................................12
Bảng 4.1: Trọng lượng của các nhóm giống bò sữa ...................................................20
Bảng 4.2: Trọng lượng (kg) của các nhóm giống bò sữa theo một số tác giả .............21
Bảng 4.3: Tuổi phối giống lần đầu ............................................................................22
Bảng 4.4: Tuổi phối giống lần đầu (ngày) của các giống bò sữa theo một số tác giả..23
Bảng 4.5: Tuổi đẻ lứa đầu .........................................................................................23
Bảng 4.6: Hệ số phối.................................................................................................24
Bảng 4.7: Kết quả hệ số phối (lần) của các nhóm giống bò sữa theo một số tác giả ...25
Bảng 4.8: Thời gian phối lại sau khi sinh ..................................................................26
Bảng 4.9: Thời gian phối lại sau khi sinh (ngày) của các nhóm giống bò sữa theo một
số tác giả....................................................................................................27

Bảng 4.10: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ..................................................................28
Bảng 4.11: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày) của các nhóm giống bò sữa theo một
số tác giả....................................................................................................29
Bảng 4.12: Tỷ lệ đực- cái của bê sinh ra....................................................................30
Bảng 4.13: Sản lượng sữa bình quân ngày theo nhóm giống......................................31
Bảng 4.14: Sản lượng sữa toàn chu kỳ của các nhóm giống ......................................32
Bảng 4.15: Sản lượng sữa toàn chu kỳ của các nhóm giống bò sữa lai theo một số tác giả 33
Bảng 4.16: Tiêu tốn vật chất khô tổng thể để sản xuất một kg sữa (g/kg sữa) ............34
Bảng 4.17: Tiêu tốn năng lượng trao đổi tổng thể để sản xuất một kg sữa .................35
Bảng 4.18: Tiêu tốn đạm thô của các nhóm giống .....................................................36
Bảng 4.19: Các bệnh ghi nhận được trên đàn bò của trại ...........................................37


viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng của từng nhóm bò sữa.......................................................20
Biểu đồ 4.2: Tuổi phối giống lần đầu ........................................................................22
Biểu đồ 4.3: Tuổi đẻ lứa đầu .....................................................................................24
Biểu đồ 4.4: Hệ số phối.............................................................................................25
Biểu đồ 4.5: Thời gian phối lại sau khi sinh ..............................................................26
Biểu đồ 4.6: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ .................................................................28
Biểu đồ 4.7: Sản lượng sữa bình quân/ngày...............................................................31

Biểu đồ 4.8: Sản lượng sữa toàn chu kỳ ....................................................................32
Biểu đồ 4.9: Tiêu tốn vật chất khô.............................................................................34
Biểu đồ 4.10: Tiêu tốn năng lượng trao đổi tổng thể..................................................35
Biểu đồ 4.11: Tiêu tốn đạm thô tổng thể....................................................................36

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bò lai F1 (1/2 HF) .......................................................................................4
Hình 2.2: Bò lai F2 (3/4 HF) .......................................................................................5

Hình 2.3: Bò lai F3 (7/8 HF) .......................................................................................6
Hình 2.4: Bò lai F4 (15/16 HF) ...................................................................................7
Hình 2.5: Cỏ voi và cỏ VA 06...................................................................................13
Hình 2.6: Chuồng nuôi bò cạn sữa, mang thai và bò đang vắt sữa .............................14
Hình 2.7: Tắm bò trước khi vắt sữa và xô đựng sữa ..................................................15

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Song song với nhịp độ phát triển của đất nước, quá trình đô thị hóa phát triển
nhanh chóng ở các vùng ven làm cho diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích
đất chăn nuôi nói riêng ngày càng bị thu hẹp, bình quân hàng năm mất đi khoảng 8001000ha đất nông nghiệp. Đất sản xuất lúa chiếm đa số nhưng kém hiệu quả, cộng với
việc ô nhiễm môi trường, tạo áp lực ngày càng cao cho vùng nông thôn ngoại thành.
Trước tình hình đó việc đẩy mạnh đầu tư vào những ngành nông nghiệp mũi
nhọn hiệu quả cao, tạo những bước đột phá làm thay đổi và tạo đà tăng tốc phát triển
bộ mặt nông thôn ngoại thành.
Nhu cầu xã hội về chăn nuôi lại càng tăng theo mức sống của người dân, đòi hỏi các
nhà chăn nuôi phải không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm
đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong đó, chăn nuôi bò
sữa là một trong những ngành đem lại lợi nhuận cao cho nhà chăn nuôi, do sữa là sản
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cũng như góp phần phát triển ngành công nghiệp chế biến

ở nước ta hiện nay đang phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu ngoại nhập.
Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi bò sữa còn gặp nhiều khó khăn như: giống, thức
ăn, chuồng trại, quy trình phòng bệnh… Trong đó, ảnh hưởng của sinh sản lên khả
năng cho sữa đàn bò đang là vướng mắc của nhiều nhà chăn nuôi. Vì vậy, việc tìm
hiểu khả năng sinh sản và sức sản xuất của bò là điều cần thiết nhằm định hướng phát
triển ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự chấp thuận của bộ môn Chăn Nuôi Chuyên
Khoa- Khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh,
cùng sự hướng dẫn của ThS. Châu Châu Hoàng và sự hỗ trợ giúp đỡ của Trung Tâm
Quản Lý và Kiểm Định Giống Cây Trồng Vật Nuôi thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo
sát khả năng sản xuất của đàn bò sữa tại trại Sao Mai huyện Củ Chi thành phố Hồ

Chí Minh”.
1


1.2. Mục đích – yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Theo dõi và đánh giá sức sinh sản và năng suất của đàn bò sữa để so sánh sức
sản xuất của các nhóm giống bò lai F1, F2, F3, F4.
1.2.2. Yêu cầu
Thực hiện khảo sát và thu thập số liệu một số chỉ tiêu.
- Trọng lượng
- Khả năng sinh sản

- Khả năng sản xuất sữa
- Tiêu tốn thức ăn/1kg sữa
- Một số bệnh thường gặp

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về các giống bò chuyên dụng sữa và bò lai Holstein Friesian (HF) sản
xuất sữa
2.1.1. Bò HF

Trên thế giới có rất nhiều giống bò sữa nhưng tốt nhất và phổ biến nhất vẫn là
giống bò HF. Bò có nguồn gốc từ Holstein Friesianland, Netherland (Hà Lan) nên
thường được gọi là bò Hà Lan. Đây là giống có khả năng thích nghi với nhiều vùng
khí hậu khác nhau trên thế giới. Mặc dù có nguồn gốc ôn đới nhưng đã được nuôi lai
tạo thành những dòng có thể nuôi được ở các nước nhiệt đới. Thông thường các nước
đều phát triển giống bò HF tại nước mình và đặt tên riêng như Holstein Francaise
(Holstein Pháp), Holstein American (Holstein Mỹ), Holstein Canada… Bò HF có màu
lang trắng đen, tầm vóc lớn (trọng lượng bò cái trưởng thành từ 500-800kg). Dáng
thanh hình nêm, có bầu vú phát triển, sinh sản tốt, tính tình hiền lành, khả năng sản
xuất sữa rất cao, tại Pháp năng suất sữa trung bình khoảng 20 kg/con/ngày (6.000kg
trong một chu kỳ sữa 300 ngày) có con đạt 9.000 kg một chu kỳ sữa, tỷ lệ bơ từ 3,2 –
3,7%. Tại Việt Nam một số bò HF thuần được nuôi tại Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng

nhiệt độ trung bình cả năm dưới 210C) có năng suất đạt 5.000 kg một chu kỳ sữa.
Riêng Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có nhiều dòng tinh giống bò HF đã và đang
được sử dụng, nguồn nhập từ các nước như Canada, Pháp, Mỹ, Cuba…
2.1.2. Bò Jersey
Bò Jersey có nguồn gốc từ đảo quốc Jersey của nước Anh. Đây là giống bò nổi
tiếng về hàm lượng bơ trong sữa cao (trung bình 4,5 – 5,4%) nên thường dùng để lai
tạo với giống bò HF nhằm nâng cao tỷ lệ bơ trong sữa. Bò Jersey là giống bò tương
đối nhỏ con, khung xương nhỏ (trọng lượng bò cái từ 350-450 kg), thường có màu
vàng nhạt đến hơi đậm, đặc điểm nhận dạng rõ nhất là sống mũi gãy, mắt to lộ. Năng
suất bò Jersey đạt khoảng 4.500-5.000 kg/chu kỳ sữa. Đây là giống bò thích nghi rất

3



tốt, đặc biệt là nơi có khí hậu nóng ẩm, vì vậy bò Jersey đã được sử dụng trong công
thức lai tạo giống bò sữa ở nhiều nước nhiệt đới trên thế giới.
2.1.3. Bò nâu Thụy Sĩ (Brown Swiss)
Bò nâu Thuỵ Sĩ có nguồn gốc từ vùng núi Alpes (Thụy Sĩ). Đây là giống bò
tương đối lớn con (trọng lượng bò cái trưởng thành từ 550-600 kg). Bò có màu nâu
nhạt đến xám và đặc biệt là màu da tai trong và quanh mũi thường có màu trắng. Năng
suất sữa khoảng 5.500-6.000 kg/chu kỳ sữa. Đây cũng là giống bò sữa có khả năng
thích nghi rất tốt với nhiều vùng khí hậu khác nhau.
2.1.4. Bò lai F1 (1/2 HF)
Gieo tinh bò đực Holstein Friesian thuần cho bò cái nền lai Sind để tạo ra bò lai

có 1/2 máu bò Holstein Friesian và 1/2 máu bò lai Sind thường được gọi là bò lai F1.
Bò lai F1 thường có màu đen tuyền, đôi khi đen xám, đen nâu. Nếu có vết lang trắng
thì rất nhỏ, thường ở dưới bụng, bốn chân, khấu đuôi và trên trán. Đặc biệt tai hơi
nhọn giống như bò lai Sind.

Hình 2.1: Bò lai F1 (1/2 HF)
Bò F1 có tầm vóc khá lớn, trọng lượng bò cái trưởng thành khoảng 300-400 kg,
bầu vú phát triển, có khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ nóng ở Việt Nam (30350C). Năng suất sữa trung bình khoảng 8-9 kg/ngày (2.700 kg/chu kỳ sữa). Một số bò

4



lai F1 nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt sản lượng trên 4.000 kg/chu kỳ sữa (năng
suất trung bình từ 14-15 kg/ngày).
2.1.5. Bò lai F2 (3/4 HF)
Bò cái F1 tiếp tục gieo tinh bò Holstein Friesian thuần để tạo ra bò có 3/4 máu
Holstein và 1/4 máu bò lai Sind thường được gọi là bò F2. Bò F2 thường có màu lang
trắng đen (màu trắng ít hơn) tai hơi tròn có khuynh hướng giống tai bò Holstein
Friesian. Bò cái có tầm vóc lớn (380-480 kg), bầu vú phát triển; nếu được nuôi dưỡng,
chăm sóc tốt năng suất sữa cao hơn bò lai F1. Năng suất bình quân khoảng 10-12
kg/con/ngày (3.000-3.600 kg/chu kỳ sữa), có con đạt được 15 kg/ngày (4.500 kg/chu
kỳ sữa). Tại Thành phố Hồ Chí Minh một số bò lai F2 đạt sản lượng 5.000 kg/chu kỳ.

Hình 2.2: Bò lai F2 (3/4 HF)

Điều kiện khí hậu nóng, ẩm (trên 300C) bò lai F2 tỏ ra sức chịu đựng kém hơn
bò lai F1 trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
2.1.6. Bò lai F3 (7/8 HF)
Bò cái F2 tiếp tục được gieo tinh bò Holstein Friesian thuần để tạo ra bò lai có
7/8 máu giống bò Holstein Friesian và 1/8 giống bò lai Sind gọi là bò F3. Bò lai F3
thường có màu lang trắng đen, ngoại hình gần giống với bò HF thuần: màu trắng nhiều
hơn.

5


Bò cái trưởng thành có tầm vóc lớn hơn (400-500 kg) so với bò lai F1 và F2,

bầu vú phát triển. Bò thích nghi kém hơn, nhưng nếu được nuôi dưỡng chăm sóc tốt
thì vẫn cho năng suất cao. Năng suất bình quân khoảng 13-14 kg/ngày (3.900-4.200
kg/chu kỳ).

Hình 2.3: Bò lai F3 (7/8 HF)
2.1.7. Bò lai F4 (15/16 HF)
Bò được lai giữa bò đực HF và bò mẹ F3, cũng tương tự như bò F3, bò F4 có
ngoại hình có màu lông đen và trắng nhưng màu đen ít hơn bò F3, tỷ lệ 60% trắng
40% đen, có nhiều con trắng cả bốn chân, đuôi bụng và ức, đầu đen nếu có lang trắng
thì chỉ một đám nhỏ, chùm lông ở đỉnh dài hơn bò F3, yếm gần như mất hoàn toàn,
trọng lượng bò cái trưởng thành khoảng 420-550 kg, sản lượng sữa khoảng 4.0004.500kg/chu kỳ (305 ngày).


6


Hình 2.4: Bò lai F4 (15/16 HF)
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa
Thành phần các chất trong sữa cũng như năng suất sữa chịu ảnh hưởng nhiều
của yếu tố như di truyền, sinh lý, ngoại cảnh, dinh dưỡng và bệnh tật (Châu Châu
Hoàng, 2000).
2.2.1. Giống
Có sự khác biệt rất rõ rệt giữa những giống khác nhau về sản lượng cũng như
chất lượng sữa nhưng sự khác biệt giữa các cá thể trong cùng một giống lại lớn hơn,
trong đó sự khác biệt rõ nhất là tỷ lệ mỡ sữa.

2.2.2. Dinh dưỡng
Thức ăn chiếm 65% giá thành sản xuất. Vì vậy khẩu phần ăn cân bằng và đầy
đủ dưỡng chất sẽ giúp phát huy hết tiềm năng di truyền của thú và phát huy tối đa năng
suất còn không sẽ ngược lại, nghĩa là nếu khẩu phần ăn thiếu dưỡng chất thì năng suất
sẽ không cao.
Khẩu phần dinh dưỡng thấp sẽ làm giảm hàm lượng mỡ sữa ở mức năng lượng
thích hợp, sản lượng sữa tăng theo hàm lượng protein thô có thể tiêu hóa trong khẩu
phần, protein sữa có thể hình thành từ nguồn nitơ phi protein trong khẩu phần như urea
và các amonium.
Ngoài trường hợp thiếu ăn và kém dinh dưỡng, những thay đổi về dinh dưỡng
có ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng đến hàm lượng đường lactose trong sữa.
7



2.2.3. Tuổi và tầm vóc cơ thể
Bò có tầm vóc lớn hơn sẽ cho nhiều sữa hơn những giống bò nhỏ con. Trong
cùng giống, bò trưởng thành sản xuất nhiều sữa hơn bò đẻ lứa đầu do tầm vóc phát
triển hơn, bầu vú cũng phát triển hơn qua mỗi lần mang thai. Năng suất của sữa bò
tăng dần và đạt đỉnh cao ở lứa thứ 3-4 rồi sau đó giảm dần.
Nếu bò đẻ lứa đầu lúc 3 tuổi thì sẽ cho nhiều sữa hơn bò đẻ lứa đầu lúc 2 tuổi,
tuy nhiên bò đẻ lứa đầu sớm thì lượng sữa cả đời có khả năng sẽ nhiều hơn.
Tình trạng cơ thể lúc sinh có ảnh hưởng lớn với sức sản xuất sữa trong chu kỳ
ngay sau đó. Do phần lớn bò đều giảm 50-100 kg thể trọng trong vài tuần lễ đầu của
chu kỳ sữa nên nếu bò có thể trạng tốt lúc sinh sẽ có nhiều năng lượng dự trữ trong

giai đoạn quan trọng đầu chu kỳ sữa, giúp bò cho lượng sữa lúc cực đại cao hơn và
duy trì lâu hơn. Ngoài ra, bò có thể trạng tốt lúc sinh có khuynh hướng sản xuất sữa có
hàm lượng mỡ sữa cao hơn.
Khi tuổi bò tăng lên cũng như số lứa đẻ tăng lên thì chất béo trong sữa giảm
dần, SNF (Solid Not Fat: chất khô không béo) cũng giảm dần (chủ yếu là giảm
lactose). Tuy nhiên, sau lứa thứ 5 thì sự thay đổi rất ít.
2.2.4. Giai đoạn trong chu kỳ cho sữa, sự mang thai, thời gian khô sữa
Thông thường, sự sản xuất sữa bắt đầu ở mức nhất định, tăng dần rồi đạt đến
đỉnh cao sau 6-10 tuần rồi giảm dần, tốc độ giảm này quyết định độ dài thực tế của chu
kỳ. Ở bò không mang thai sau khi đạt đến đỉnh cao, lượng sữa giảm rất từ từ (mỗi
tháng giảm 5% so với tháng trước). Ở bò mang thai sản lượng sữa giảm nhanh sau
tháng thứ 5 của thai kỳ. Đến tháng thứ 8 của thai kỳ, lượng sữa sẽ giảm rõ rệt và cạn

sữa. Vì vậy nên cạn sữa trước khi bò sinh 60 ngày để bò hồi phục sức khỏe chuẩn bị
cho chu kỳ sữa tiếp theo. Bò có thời gian cạn sữa thích hợp sẽ cải thiện tình trạng cơ
thể lúc sinh dẫn đến việc tăng sản lượng lẫn hàm lượng mỡ sữa trong 3 tháng đầu của
chu kỳ sữa kế tiếp.
Thời gian cạn sữa ngắn sẽ làm cho sản lượng thấp hơn trong chu kỳ tiếp nhưng
nếu thời kỳ cạn sữa quá dài sẽ kéo dài khoảng cách giữa 2 lứa đẻ và làm giảm sản
lượng sữa cả đời.

8


2.2.5. Sự động dục

Trong chu kỳ cho sữa sự động dục cơ thể làm giảm sản lượng sữa tạm thời và
bò cao sản có thể chậm động dục lại sau khi sinh.
2.2.6. Kỹ thuật vắt sữa
Vắt sữa không đúng kỹ thuật có thể làm giảm sản lượng sữa. Vắt sữa không kiệt
thường chừa phần sữa có hàm lượng mỡ sữa cao trong bầu vú, do đó hàm lượng mỡ
sữa của lần vắt đó bị giảm. Khoảng cách giữa 2 lần vắt càng lâu thì sản lượng sữa càng
cao nhưng hàm lượng mỡ sữa thấp, nếu vắt 2 lần/ngày thì khoảng cách giữa lần vắt tốt
nhất là 12 giờ.
2.2.7. Sự tách bê
Sự tách bê có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bò sữa thuộc nhóm Zebu vốn
thường được vắt sữa dưới sự hiện diện của bê. Khi con bê bị chết hay bị tách khỏi bò
mẹ sẽ làm chu kỳ sữa bị rút ngắn và sản lượng giảm (bò Hariana giảm sản lượng sữa

16% nếu lúc vắt sữa mà không có sự hiện diện của bê).
2.2.8. Nhiệt độ môi trường
Bò đang cho sữa sinh nhiệt do sự lên men trong dạ cỏ gấp đôi so với bò không
cho sữa nên dễ bị ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, bò càng cao sản thì bị ảnh
hưởng càng lớn, đặc biệt là trong giai đoạn đỉnh cao của chu kỳ sữa. Tuy nhiên ảnh
hưởng của nhiệt độ môi trường đối với sản lượng và thành phần của sữa tùy thuộc vào
giống bò: giống Zebu và một số giống ôn đới như Brown Swiss và Jersey thường chịu
nóng tốt hơn những giống bò ôn đới khác.
2.2.9. Bệnh tật
Bất cứ tình trạng bệnh tật nào cũng đều làm giảm sản lượng sữa.
Các giống bò nuôi ở nước ta đều có nguồn gốc từ các vùng ôn đới, sức đề
kháng và khả năng chống chịu với bệnh không cao. Bò có tỷ lệ máu ngoại càng cao thì

sức đề kháng càng giảm.
Viêm vú, sốt sữa, xáo trộn tiêu hoá và các bệnh truyền nhiểm đều làm giảm sản
lượng sữa trong thời gian bệnh và có thể ảnh hưởng đến sản lượng sữa trong cả đời.
Nếu bò có tình trạng sức khoẻ kém trong giai đoạn đầu kỳ thì chu kỳ đỉnh cao
và lượng sữa toàn kỳ cũng giảm.

9


Sữa bò bị bệnh thường có hàm lượng Na và Cl cao hơn, thường có vị mặn và
không được chấp nhận vì lý do cảm quan. Sữa từ vú bị viêm cũng có hàm lượng Na,
Cl, Globulin và Albumin cao nhưng hàm lượng lactose, Kali và casein thấp.

2.3. Tổng quan về địa bàn khảo sát
2.3.1. Sơ lược về huyện Củ Chi
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Củ Chi nằm về phía tây bắc của thành phố Hồ Chí Minh, gồm 21 xã và
1 thị trấn với 43.450,2 ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích toàn thành phố.
- Phía bắc giáp huyện Trảng Bàng – Tây Ninh.
- Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Bến Cát – Bình Dương.
- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Hòa – Long An.
- Phía Nam giáp huyện Hóc Môn – Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung
tâm Thành phố 35km về phía Tây Bắc theo đường Xuyên Á.
Vùng Tây Bắc mang sắc thái miền Đông Nam Bộ, địa hình cao, đồi gò, càng

xuống phía Nam và Tây Nam địa hình chuyển sang gợn sóng rồi thoai thoải trước khi
đổ xuống vùng bưng trũng.
Độ cao trung bình từ 8-10m, nơi cao nhất là xã An Nhơn Tây tới 22m, thấp nhất
là xã Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây chỉ 0,5 đến 0,7m.
- Tọa độ:
106022’ đến 106040’ kinh Đông
10053’ đến 10010’ độ vĩ Bắc
2.3.1.2. Khí hậu
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm

khoảng 26,60C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,80C (tháng 4), nhiệt độ trung
bình tháng thấp nhất 24,80C (tháng 12). Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm
chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8-100C.

10


Lượng mưa trung bình năm từ 1.300-1.770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo
chiều cao địa hình, mưa phân bó không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung
vào tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khá cao (79,5%) cao nhất vào tháng 7,
8, 9 là 80-90% thấp nhất vào tháng 12, tháng 1 là 70%.

Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100-2.920 giờ.
2.3.1.3. Thủy văn
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng với những đặc điểm
chính:
- Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước
triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0m.
- Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ
thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Nương… riêng chỉ có kênh
Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.
Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của
huyện và nét nổi bật của dòng chảy là sự xâm nhập của thủy triều.
2.3.2. Vài nét về tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện Củ Chi

Trong giai đoạn 2006-2010, huyện Củ Chi đã có những bước chuyển mình theo
tốc độ phát triển kinh tế của thành phố, dần đưa nền kinh tế của huyện đi vào ổn định
và đang trên đà khẳng định vị trí của mình ở các ngành nông nghiệp mũi nhọn. Cụ thể
ngành chăn nuôi bò sữa, Củ Chi đang dẫn đầu về số lượng lẫn chất lượng trong các
huyện ngoại thành của thành phố. Tính đến cuối năm 2006 tổng đàn có 11.061 con,
tổng sản lượng sữa/năm là 57.517 tấn và định hướng đến năm 2010, tổng đàn sẽ là
40.193 con với tổng sản lượng sữa/năm là 120.588 tấn.
Kế hoạch phát triển đàn bò sữa huyện Củ Chi được trình bày qua bảng 2.1

11



Bảng 2.1: Kế hoạch phát triển đàn bò sữa huyện Củ Chi
STT

Chỉ tiêu

Đv tính

1

Tổng đàn

Con


2

Cái vắt sữa

3

Tổng sản lượng sữa/năm

4

Năm

2006

2009

2010

23.211 27.321 32.022

36.421

40.193


Con

11.061 13.247 15.621

18.065

20.098

Tấn

57.517 71.534 87.477 104.777 120.588


Năng suất bình quân/chu kỳ Kg/con/chu kỳ 4.345

2007

4.512

2008

4.679

4.847


5.014

(Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành phố Hồ Chí Minh)
2.3.3. Đặc điểm của trại Sao Mai
Trại Sao Mai được xây dựng vào năm 1999, quy mô đàn 104 con (tính đến
tháng 3/2009), nằm trên địa bàn thuộc ấp 3 xã Phước Vĩnh An huyện Củ Chi Thành
phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thị trấn huyện Củ Chi khoảng 5km, gần trạm thu
mua sữa của công ty Dutch Lady và công ty Vinamilk nên rất thuận lợi cho việc vận
chuyển và tiêu thụ sữa.
Bộ máy điều hành của trại cũng tương đối gọn nhẹ, bao gồm:
- Giám Đốc (chủ): là kỹ sư chăn nuôi, quản lý tình hình chung của trại.
- Trưởng trại: quản lý tình hình thú y của trại.

- Bộ phận kỹ thuật gieo tinh: thuê dẫn tinh viên ở ngoài.
- Công nhân dao động từ 8-10 người, đảm nhận những công việc khác nhau.
Nguồn nước sử dụng: từ nước giếng khoan.
Cơ cấu đàn và cơ cấu giống của trại được trình bày qua bảng 2.2
Bảng 2.2: Cơ cấu đàn và cơ cấu giống của trại
Các nhóm bò

Đàn loại

Tổng

F1


F2

F3

F4

F5

cộng

Vắt sữa


5

22

19

3

-

49


Cạn sữa

-

7

2

-

-


9

Bò >12 tháng

-

-

10

14


-

24

Bò 7-12 tháng

-

-

3


5

1

9

Bê 0-6 tháng

-

-


2

7

4

13

Tổng cộng

5


29

36

29

5

104

12



2.3.3.1. Phương thức chăn nuôi
Bò được nuôi nhốt, không có sân để vận động và chia theo từng nhóm: bò cao
sản (trên 15kg sữa/con/ngày), bò có sản lượng sữa trung bình (từ 10-15 kg
sữa/con/ngày), bò có sản sữa lượng thấp (dưới 10 kg sữa/con/ngày) được nuôi theo hai
dãy chuồng còn bò cạn sữa và mang thai, bò cái hậu bị mang thai, bò sắp đẻ, bò
bệnh,bê cái tơ và bê cái dưới 3 tháng tuổi, bê từ 4-7 tháng được nuôi theo từng ô
chuồng khác nhau.
2.3.3.2. Thức ăn
Thức ăn: bò sữa chia thành hai nhóm chính:
- Thức ăn thô: Qua thời gian khảo sát chúng tôi ghi nhận được trại chủ động

giải quyết được phần lớn thức ăn thô cho bò, cỏ được trồng tại trại đủ để cung cấp cho
bò trong mùa mưa, vào mùa nắng lượng cỏ thiếu nên thường được bổ sung thêm rơm
khô, rơm ủ urê, cỏ ủ để cân đối khẩu phần. Các giống cỏ được trồng chủ yếu là cỏ voi,
cỏ VA 06. Ngoài ra còn có các sản phẩm tân dụng của ngành trồng trọt như: thân cây
bắp, cùi bắp… tuỳ vào mùa vụ.

Hình 2.5: Cỏ voi và cỏ VA 06
-Thức ăn tinh chủ yếu là cám hỗn hợp (sử dụng cám CP 884 của công ty cổ
phần chăn nuôi CP Việt Nam) và hèm bia (được mua từ các công ty sản xuất bia Sài
Gòn).
Thức ăn bổ sung: ngoài thức ăn thô và thức ăn tinh còn bổ sung thêm một số
loại thức ăn khác như: muối, urea, đá liếm.


13


2.3.3.3. Đặc điểm chuồng trại
Trại bò sữa Sao Mai gồm 4 dãy chuồng riêng biệt được chia ra như sau: chuồng
bò đang vắt sữa, chuồng bò cạn sữa, chuồng bò cái tơ, chuồng bê. Nền chuồng tráng xi
măng có độ dốc thích hợp, mái chuồng được xây kiên cố, với kiểu chuồng hai mái lợp
tôn, độ cao mái khoảng 5,2m, diện tích máng ăn 1,6m x 0,66m, diện tích máng uống
0,5 x 0,66m, diện tích trung bình khoảng 4,5m2/con.

Hình 2.6 Chuồng nuôi bò cạn sữa, mang thai và bò đang vắt sữa

2.3.3.4. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
Cách cho ăn: thức ăn thô chủ yếu là cỏ xanh và rơm (hoặc rơm ủ urê) được cho
ăn xen kẽ: cỏ xanh cho ăn vào thời điểm 9 giờ 30 phút sáng và 16 giờ 30 chiều, rơm
(hoặc rơm ủ urê) cho ăn vào 6 giờ sáng và 11 giờ. Cám hỗn hợp và hèm bia cho ăn vào
mỗi buổi sáng, riêng đàn vắt sữa cho ăn cám hỗn hợp và hèm bia vào thời điểm trước
khi vắt sữa.
- Số lượng thức ăn
Bò có sản lượng sữa trên 15 kg /con/ngày: cho ăn thức ăn thô xanh khoảng 1730 kg, thức ăn tinh cho ăn theo định mức 8-10 kg/con/ngày, 10-14 kg hèm
bia/con/ngày và cho ăn rơm 1-2 kg/con/ngày.
Bò có sản lượng 10-15 kg/con/ngày khẩu phần tương tự nhưng thức ăn tinh là 6
kg/con/ngày.
Bò có sản lượng dưới 10 kg/con/ngày: khẩu phần tương tự nhưng thức ăn tinh

là 4 kg/con/ngày.
- Vệ sinh
Bò trung bình được tắm 3 lần mỗi ngày. Ngoài 2 lần tắm trước lúc vắt sữa bò
còn được tắm mát vào buổi trưa. Chuồng trại được dọn vệ sinh 3 lần trong ngày trước
14


×