Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHẤT HẤP PHỤ ĐỘC TỐ NẤM MỐC KLINOFEED TRONG THỨC ĂN HEO NÁI SINH SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.59 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHẤT HẤP PHỤ ĐỘC TỐ NẤM
MỐC KLINOFEED TRONG THỨC ĂN HEO NÁI SINH SẢN

Họ và tên sinh viên : VÕ THỊ MỸ LỆ
Ngành

: Thú Y

Lớp

: Thú Y Vĩnh Long

Niên khóa

: 2003 - 2008

- 2009 -


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHẤT HẤP PHỤ ĐỘC TỐ NẤM MỐC
KLINOFEED TRONG THỨC ĂN HEO NÁI SINH SẢN

Tác giả

VÕ THỊ MỸ LỆ


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

- 2009 i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: VÕ THỊ MỸ LỆ
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả của chất hấp phụ độc tố nấm mốc
KLINOFEED trong thức ăn heo nái sinh sản”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày
Giáo viên hướng dẫn
(ký tên và ghi rõ họ tên)

TS. Dương Duy Đồng

ii


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng lên Cha Mẹ: người suốt đời hi sinh tận tụy vì con và nuôi con trưởng
thành như ngày hôm nay.
Xin chân thành biết ơn:
Thầy Dương Duy Đồng đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời
gian thực tập cho đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Chân thành cảm ơn:
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quí thầy cô khoa Chăn Nuôi - Thú Y Đại Học
Nông Lâm TP. HCM và toàn thể thầy cô Trường Cao Đẳng Cộng Đồng đã tận tình
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn:
Ông Bà Nguyễn Trí Công, chủ trại chăn nuôi heo Trí Công cùng toàn thể các
anh chị em trong trại đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
tập cho đến khi hoàn tất luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn các bạn lớp BSTY03 cùng tôi chia sẻ những buồn vui trong suốt quãng
đường đại học.
Xin chân thành cảm ơn.

TP HCM, tháng 06 năm 2009
Sinh viên thực tập

VÕ THỊ MỸ LỆ

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm tiến hành ở trại chăn nuôi heo Trí Công, từ ngày 5/10/2008 đến
ngày 20/01/2009, trên 40 heo nái mang thai giai đoạn 28 ngày trước khi sinh. Các nái
chọn làm thí nghiệm có số lứa đẻ từ lứa 2 đến lứa 4 chia làm 4 lô: lô 1 (đối chứng) sử
dụng thức ăn căn bản của trại; lô 2 sử dụng thức ăn căn bản của trại + 0.05%
Klinofeed; lô 3 sử dụng thức ăn căn bản của trại + 0.1% Klinofeed; lô 4 sử dụng thức
ăn căn bản của trại + 0.2% Klinofeed.
Chỉ tiêu liên quan đến heo con: heo con sơ sinh cao nhất lô 2 (10,9 con/ổ), kế
đến lô 1 (10,4 con/ổ), lô 3 (10,4 con/ổ), thấp nhất lô 4 (9,9 con/ổ); heo con chọn nuôi
cao nhất lô 2 (10,3 con/ổ), kế đến lô 3 (10,1con/ổ), lô 1 (10,0 con/ổ), thấp nhất lô 4

(9,7con/ổ); trọng lương sơ sinh/con cao nhất lô 4 (1,653kg/con), kế đến lô 1
(1,602kg/con), lô 3 (1.579kg/con), thấp nhất lô 2 (1,495kg/con); trọng lượng sơ sinh/ổ
cao nhất lô 4 (15,99kg/ổ) , kế đến lô 1 (15,88kg/ổ), lô 3 (15,86kg/ổ) và thấp nhất lô 2
(15,3kg/ổ); heo con cai sữa ở lô 4 (9 con/ổ) cao hơn lô 3 (8,9 con/ổ), lô 1 (8,8 con/ổ),
lô 2 (8,8 con/ổ); trọng lượng cai sữa/con cao nhất lô 1 (7,145kg/con), kế đến lô 3
(6,914kg/con), lô 4 (6,911kg/con), thấp nhất lô 2 (6,812kg/con); trọng lượng cai sữa /ổ
cao nhất lô 1 (63,0kg/ổ), kế đến lô 4 (62,4kg/ổ), lô 3 (61,6kg/ổ) thấp nhất lô 2
(60,1kg/ổ). Nhưng các chỉ tiêu liên quan đến heo con không có ý nghĩa về mặt thống
kê với P>0,05.
Chỉ tiêu liên quan đến nái: độ hao mòn cao nhất lô 4 (29,9kg/con) kế đến lô 3
(29,8kg/con), lô 2 (27,9kg/con) thấp nhất lô 1 (27,3kg/con); thời gian lên giống cao
nhất lô 4 (4,2 ngày), kế đến lô 2 (4,0 ngày), lô 1 (4,0 ngày), thấp nhất lô 3 (3,8 ngày).
Các chỉ tiêu liên quan đến nái không có ý nghĩa về mặt thống kê với P>0,05.
Hiệu quả kinh tế: bổ sung chất hấp phụ trong thức ăn heo nái không mang lại
hiệu quả kinh tế còn làm tăng thêm chi phí thức ăn.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ xi

Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục Đích Và Yêu Cầu .............................................................................................2
1.2.1. Mục Đích ...............................................................................................................2
1.2.2. Yêu Cầu .................................................................................................................2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................3
2.1. Đặc điểm tiêu hoá của heo........................................................................................3
2.2. Dinh dưỡng heo nái ..................................................................................................3
2.3. Nấm mốc...................................................................................................................4
2.3.1. Khái niệm về nấm mốc..........................................................................................4
2.3.2. Độc tố nấm mốc và ảnh hưởng của chúng đối với vật nuôi..................................5
2.3.2.1. Khái niệm về độc tố nấm mốc............................................................................5
2.3.2.2. Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đối với vật nuôi ..............................................6
2.3.2.3. Một số độc tố nấm và ảnh hưởng của chúng đối với heo...................................7
2.3.3. Một số loại độc tố do nấm Aspergillus tổng hợp ra ..............................................9
2.3.3.1. Đặc điểm của Aspergillus flavus ........................................................................9
2.3.3.2. Nguồn gốc phát hiện ra độc tố aflatoxin ..........................................................11
2.3.3.3. Công thức cấu tạo của aflatoxin .......................................................................11
2.3.3.4. Cơ chế gây bệnh của aflatoxin .........................................................................12
2.3.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sản sinh aflatoxin ..............................................13
v


2.3.4. Tác động gây độc của aflatoxin...........................................................................13
2.3.4.1. Aflatoxin gây nhiễm độc cấp............................................................................13
2.3.4.2. Aflatoxin gây độc mãn tính ..............................................................................15
2.3.4.3. Aflatoxin gây ung thư.......................................................................................15
2.3.5. Sự hấp thu, bài thải và phân bố aflatoxin ............................................................16
2.3.5.1. Sự hấp thu aflatoxin..........................................................................................16
2.3.5.2. Phân bố aflatoxin trong cơ thể..........................................................................16

2.3.5.3. Sự bài thải aflatoxin..........................................................................................16
2.4. Mức độ cho phép aflatoxin trong thực phẩm .........................................................17
2.5. Các giai đoạn và nguồn gốc gây nhiễm độc tố nấm...............................................18
2.6. Tình hình nhiễm độc tố nấm trong nông sản Việt Nam .........................................19
2.7. Mức an toàn cho phép của độc tố nấm trong thực phẩm........................................20
2.8. Các biện pháp phát hiện Aflatoxin .........................................................................21
2.8.1. Phương pháp sinh vật học ...................................................................................21
2.8.2. Phương pháp hoá học ..........................................................................................21
2.8.3. Phương pháp miễn dịch học ................................................................................21
2.9. Phòng chống nấm mốc xâm nhập và phát triển trên nông sản ...............................21
2.9.1. Trước thu hoạch...................................................................................................22
2.9.2. Sau thu hoạch ......................................................................................................22
2.10. Các biện pháp làm giảm độc aflatoxin trong thực liệu.........................................22
2.10.1. Loại bỏ phần bị nhiễm.......................................................................................23
2.10.2. Xử lý độc tố bằng biện pháp vật lý....................................................................23
2.10.3. Phương pháp xử lý bằng hoá học ......................................................................23
2.10.4. Phương pháp sinh vật học .................................................................................23
2.10.5. Dùng các chất hấp phụ (adsorbents), hay kết dính độc tố (binders) .................24
Chương 3.PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM .....................................26
3.1. Thời gian và địa điểm.............................................................................................26
3.1.1. Thời gian..............................................................................................................26
3.1.2. Địa điểm ..............................................................................................................26
3.2. Tổng quan về trại heo trí công................................................................................26
3.2.1. Sơ lược về trại......................................................................................................26
vi


3.2.2. Vị trí tiến hành thí nghiệm...................................................................................26
3.2.3. Nhiệm vụ của trại ................................................................................................27
3.2.4. Cơ cấu đàn ...........................................................................................................27

3.2.5. Giống và công tác giống......................................................................................27
3.2.6. Chuồng trại ..........................................................................................................27
3.2.7. Công tác thú y......................................................................................................28
3.2.8. Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng .....................................................................29
3.3. Đối tượng thí nghiệm..............................................................................................30
3.4. Bố trí thí nghiệm.....................................................................................................30
3.5. Thức ăn và cách cho ăn ..........................................................................................31
3.6. Phương pháp và các chỉ tiêu khảo sát.....................................................................32
3.6.1. Phương pháp........................................................................................................32
3.6.2. Các chỉ tiêu khảo sát............................................................................................32
3.6.3. Sơ bộ hiệu quả kinh tế .........................................................................................33
3.6.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................33
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................34
4.1. Chỉ tiêu liên quan đến heo con ...............................................................................34
4.1.1.Số heo con sơ sinh ................................................................................................34
4.1.2. Số heo con chọn nuôi ..........................................................................................35
4.1.3. Trọng lượng sơ sinh bình quân............................................................................35
4.1.4. Trọng lượng sơ sinh toàn ổ..................................................................................36
4.1.5. Số heo con cai sữa ...............................................................................................37
4.1.6. Trọng lượng cai sữa bình quân............................................................................37
4.1.7. Trọng lượng heo cai sữa toàn ổ ...........................................................................38
4.2. Chỉ tiêu liên quan đến nái.......................................................................................39
4.3. Sơ bộ hiệu quả kinh tế ............................................................................................40
4.4. Thảo luận chung .....................................................................................................41
4.5. Các mặt hạn chế của chất hấp phụ..........................................................................41
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................42
5.1. Kết luận...................................................................................................................42
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................43
vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nguyên chữ

AND

Acid Deoxyribonucleic

ARN

Acid Ribonucleic

A. flavus

Aspergillus flavus

A. parsiticus

Aspergillus parasiticus

AF

Aflatoxin

AFB1

Aflatoxin B1


AFB2

Aflatoxin B2

AFM1

Aflatoxin M1

AFG1

Aflatoxin G1

AFG2

Aflatoxin G2

Ctv

Cộng tác viên

ĐC

Đối chứng

FAO

Food and Agriculture Organisaation

B


B

(Tổ chức nông lương quốc tế)
ppb

part per billion (phần tỷ)

ppm

part per million (phần triệu)

UV

ultra violet (tia cực tím)

P

trọng lượng

TLC

Thin Layer Chromatography
(Sắc ký lớp mỏng)

TA

Thức ăn

TN


Thí nghiệm



Tổng

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Liều gây chết LD50 của aflatoxin B1 (cho uống một liều duy nhất) .............14
Bảng 2.2. Các biểu hiện nhiễm độc tố aflatoxin tuỳ theo mức độc tố trong khẩu phần
ăn của heo ..............................................................................................................15
Bảng 2.3. Mức quy định aflatoxin trong thực phẩm gia súc .........................................17
Bảng 2.4. Giới hạn độc tố vi nấm trong thực phẩm ở Việt Nam ..................................18
Bảng 2.5. Qui định hàm lượng tối đa độc tố nấm mốc aflatoxin B1 và hàm lượng tổng
số aflatoxin (B1+B2+G1+G2) được tính bằng μg trong 1kg thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh cho gia súc, gia cầm.....................................................................................18
Bảng 2.6. Hàm lượng AF trong một số thực liệu làm thức ăn ......................................19
Bảng 2.7. Hàm lượng alatoxin thay đổi theo mùa ở các tỉnh phía Nam .......................20
Bảng 2.8. Giới hạn nhiễm độc tố vi nấm (Mycotoxin) .................................................20
Bảng 2.9. Khả năng kết dính độc tố nấm mốc của Klinofeed® (theo phòng thí nghiệm
của UNIPOINT) ....................................................................................................25
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm ...........................................................................................30
Bảng 3.2. Công thức thức ăn hỗn hợp nái mang thai và nái nuôi con ..........................31
Bảng 3.3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp nái mang thai và nái nuôi con
...............................................................................................................................32
Bảng 3.4. Hàm lượng độc tố aflatoxin trong thức ăn heo thí nghiệm...........................32

Bảng 4.1. Số heo con sơ sinh (HCSS)...........................................................................34
Bảng 4.2. Trọng lượng sơ sinh bình quân .....................................................................35
Bảng 4.3. Trọng lượng sơ sinh toàn ổ ...........................................................................36
Bảng 4.4. Trọng lượng cai sữa bình quân .....................................................................37
Bảng 4.5. Trọng lượng heo cai sữa toàn ổ.....................................................................38
Bảng 4.6. Độ hao mòn và thời gian lên giống...............................................................39

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. số heo con sơ sinh .....................................................................................34
Biểu đồ 4.2.Trọng lượng sơ sinh bình quân ..................................................................35
Biểu đồ 4.3. Trọng lượng sơ sinh toàn ổ .......................................................................36
Biểu đồ 4.4. Trọng lượng cai sữa bình quân .................................................................38
Biểu đồ 4.5. Trọng lượng heo cai sữa toàn ổ ................................................................39
Biểu đồ 4.6. Độ hao mòn của nái ..................................................................................40

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình dạng một số loại nấm mốc chính sinh độc tố .........................................5
Hình 2.2. Các loại hạt bị nhiễm nấm mốc .......................................................................6
Hình 2.3. Hình dạng của nấm A. flavus và A. parasiticus.............................................10
Hình 2.4. Cấu trúc hoá học của AF ...............................................................................12
Hình 3.1. Heo thí nghiệm tại trại...................................................................................29


xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hòa nhịp cùng sự phát triển của đất nước, nền chăn nuôi Việt Nam cũng có
những bước tiến vượt bật so với trước đây. Trong đó, ngành chăn nuôi heo đã không
ngừng phát triển để cung cấp cho con người một loại thực phẩm được cải thiện về chất
lượng lẫn số lượng. Yếu tố quyết định cho sự thành công của một trại heo giống hoàn
toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc và nuôi dưỡng đàn heo nái. Mục tiêu của các nhà sản
xuất là giảm tỷ lệ sẩy thai, tăng lượng heo con cai sữa trong ổ, heo con khoẻ mạnh và
đạt trọng lượng cai sữa cao.
Tuy nhiên, chăn nuôi heo nái hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, ngoài dịch bệnh
gây hại còn phải kể đến các loại nấm mốc và độc tố của chúng tác động đến cơ thể thú,
chẳng hạn như: gây tổn thương tế bào gan, thận bị sưng to, làm giảm khả năng đề
kháng, ức chế hệ thống sinh kháng thể (Dương Thanh Liêm và ctv, 2007), ảnh hưởng
đến da, thần kinh, cơ quan sinh dục (Đậu Ngọc Hào và ctv, 2003 - trích dẫn Nguyễn
Thị Kim Dung, 2005). Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thời gian thu hoạch
nông sản thường vào mùa mưa, thiếu phương tiện phơi sấy nên việc dự trữ nguyên liệu
sản xuất và thức ăn chế biến gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho
nấm mốc phát triển và sinh độc tố trong nguyên liệu chế biến thức ăn.
Để ngăn ngừa và làm giảm tác hại của độc tố nấm mốc, người ta đã áp dụng
nhiều biện pháp như: phương pháp vật lý (dùng nhiệt, phơi nắng, chiếu xạ), phương
pháp hoá học (trích ly bằng dung môi, dùng amoniac), hay các biện pháp sinh học
(dùng vi sinh vật đối kháng, cạnh tranh hay có khả năng phá huỷ độc tố). Các biện
pháp này cũng đã đem lại hiệu quả nhưng khó áp dụng trong thực tiễn do thu hoạch
nông sản không tập trung, giá chi phí cho nhân công cao. Vì vậy, xu hướng mới hiện
nay của các nhà chăn nuôi là sử dụng chất hấp phụ độc tố nấm mốc trộn vào thức ăn
gia súc, gia cầm. Các chất hấp phụ độc tố nấm mốc này có khả năng kết dính, làm cản

1


trở sự hấp thu độc tố ở ruột non và được coi là biện pháp phòng ngừa sự ngộ độc cho
gia súc, gia cầm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hấp phụ độc tố có
thành phần, giá cả, kiểu tác động khác nhau. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi, được sự cho
phép của bộ môn dinh dưỡng, Khoa Chăn Nuôi - Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
và sự đồng ý của trại heo Trí Công, với sự hướng dẫn tận tình của TS Dương Duy
Đồng tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả của chất hấp phụ độc tố nấm mốc
KLINOFEED trong thức ăn heo nái sinh sản”
1.2. Mục Đích Và Yêu Cầu
1.2.1. Mục Đích
- Đánh giá hiệu quả của chất hấp phụ độc tố Klinofeed trên thành tích sinh sản
của heo nái.
- Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chất hấp phụ độc tố Klinofeed trong chăn
nuôi heo nái sinh sản.
1.2.2. Yêu Cầu
Thu thập số liệu về các chỉ tiêu sau:
- Số heo con sơ sinh còn sống (HCSS)
- Số heo con sơ sinh chọn nuôi (HCCN)
- Trọng lượng heo sơ sinh (TLSS)
- Số heo con cai sữa (SHCCS)
- Trọng lượng heo cai sữa (TLCS)
- Trọng lượng heo mẹ (TLHM)
- Thời gian lên giống trở lại (TGLG)

2


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Đặc điểm tiêu hoá của heo
Dạ dày heo được cấu tạo trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép. Chính vì
vậy mà heo được liệt vào loại động vật ăn tạp, có khả năng tiêu hoá tốt thức ăn tinh ở
đoạn ruột trên và thức ăn thô ở đoạn ruột dưới. Hệ vi sinh vật phát triển khá mạnh ở
manh tràng giúp heo tiêu hoá một phần chất xơ.
Trong quá trình tiêu hoá dịch vị được tiết ra liên tục, dịch vị tiết ra nhiều khi
heo nhìn thấy hình dạng hoặc ngửi mùi thức ăn. Biểu hiện đó người ta gọi là kích thích
phản xạ có điều kiện.
2.2. Dinh dưỡng heo nái
Ảnh hưởng của dinh dưỡng heo nái lên sự phát triển của phôi thai
Trong tháng đầu của thai kỳ, không nên cho heo nái ăn ở mức năng lượng cao.
Nái có lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày càng cao (nhiều hơn 1,5kg/nái) thì tỷ lệ phôi
sống càng giảm. Khi nái ăn 1,5kg/ngày thì tỷ lệ phôi sống 82,8%, còn 3kg/ngày cho tỷ
lệ phôi sống 71,9% (Dyck và ctv, 1980).
Số lượng tế bào cơ của thai bắt đầu tăng từ ngày thứ 25 trở đi và tăng đến mức
tối đa vào ngày thứ 90. Do đó, tăng gần gấp đôi lượng thức ăn cho heo nái mang thai
vào giai đoạn 25 - 56 ngày sẽ làm tăng lượng tế bào cơ của thai lên 9 - 13%, nghĩa là
heo con có nhiều nạc hơn.
Hệ thống nang tuyến vú bắt đầu phát triển từ ngày mang thai 45. Giai đoạn mang
thai 75 - 90 ngày là giai đoạn phát triển các mô tạo sữa. Ở giai đoạn này, nếu năng lượng
ăn vào vượt quá nhu cầu duy trì và phát triển của bào thai sẽ được chuyển hoá thành mỡ
tích luỹ trong cơ thể và mô vú. Lượng mỡ này sẽ hạn chế sự tăng trưởng của tế bào tạo
sữa, kết quả là sản lượng sữa giảm ngay cả khi nái đang ở lứa tiết nhiều sữa.
Ngoài ra, tăng lượng protein thô tiêu thụ hằng ngày cao hơn mức nhu cầu bình
thường (330g/ngày so với 216g/ngày) cũng không mang lại lợi ích cho sự phát triển

3



của tuyến vú. Mức ăn trong thời gian này nên khoảng 2 - 2,2kg/ngày với thức ăn có
2900 - 3000 kcal năng lượng biến dưỡng/kg thức ăn và 14 - 15% protein thô.
Vào giai đoạn 90 - 110 ngày của thai kỳ, nên tăng khẩu phần năng lượng cho
nái để đáp ứng sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên, chỉ cần tăng ở mức vừa phải (2,5
- 3kg/ngày). Nếu khẩu phần năng lượng cao hơn sẽ làm cho nái mập mỡ dẫn đến đẻ
khó và nái sẽ ăn ít cũng như giảm trọng lượng nhiều trong lúc nuôi con.
Trong vòng 10 ngày trước khi đẻ, lượng thức ăn cung cấp cho nái thường giảm
để giới hạn những xáo trộn khi sinh (đẻ khó, viêm đường sinh dục, viêm vú) mặc dù
bào thai vẫn ở giai đoạn phát triển nhanh. Bổ sung chất béo trong khẩu phần là một
biện pháp hữu hiệu để cải thiện trọng lượng và sức sống của thai cũng như của heo con
sau khi sinh. Bổ sung 5 – 10 % chất béo trong khoảng 10 ngày cuối của thai kỳ đã làm
tăng lượng béo trong sữa và nhờ vậy mà làm tăng sức sống của heo con (Trần Thị
Dân, 2004).
Nái nuôi con trong tháng đầu thường giảm khoảng 10% trọng lượng cơ thể.
Thức ăn kém chất lượng bị nhiễm nấm mốc có thể làm nái giảm trọng lượng nhiều hơn
và làm nái chậm động dục trở lại sau khi cai sữa (Võ Văn Ninh, 2003 – trích dẫn
Thẩm Thanh Dương, 2005)
2.3. Nấm mốc
2.3.1. Khái niệm về nấm mốc
Nấm mốc là vi nấm có cấu tạo gần giống với giới thực vật sống ký sinh hay
hoại sinh trên nhiều loại chất khác nhau, đặc biệt là các chất hữu cơ. Nấm mốc có ở
khắp mọi nơi từ phân, đất, cây cỏ mục nát, quần áo, giầy dép, lương thực thực phẩm,
ngay cả trên cơ thể sống động vật và con người. Nấm mốc có cấu trúc tế bào xác định,
vách tế bào là cellulose có nguyên sinh chất và nhân, không có chất diệp lục nên
không tự sống được như thực vật, sinh sản và phát triển theo hai phương thức vô tính
và hữu tính.
Nấm mốc chẳng những làm giảm giá trị dinh dưỡng thức ăn mà còn gây thối
rữa cơ chất, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn khác phát triển. Bên cạnh sự thiệt hại
mang tính chất cơ học đơn thuần, nấm mốc còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người và vật nuôi.


4


2.3.2. Độc tố nấm mốc và ảnh hưởng của chúng đối với vật nuôi
2.3.2.1. Khái niệm về độc tố nấm mốc
Theo Dương Thanh Liêm (2007), độc tố nấm được phiên dịch từ chữ “Mycotoxin”, là
chất độc sinh ra từ nấm mốc, không phải là hợp chất có trong nguyên liệu thức ăn do sự
tổng hợp của thực vật, động vật. Độc tố nấm mốc xuất hiện trong nguyên liệu sau quá
trình thu hoạch, bảo quản và chế biến, do các loại nấm mốc tạo ra. Độc tố nấm mốc gây
tác hại lớn cho gia súc, gia cầm và sức khoẻ con người. Về chủng loại, người ta phát hiện
ngày càng có nhiều loại độc tố nấm mốc, đến nay đã có hơn 300 loại độc tố được phát
hiện.
+ Một số loại nấm mốc chính sinh độc tố

Penicillium

Fusarium

Alternaria

Aspergillus

Hình 2.1. Hình dạng một số loại nấm mốc chính sinh độc tố

5


+ Các loại hạt dễ bị nhiễm nấm mốc


Bắp

Lúa mì

Bánh đầu phộng
Hình 2.2. Các loại hạt bị nhiễm nấm mốc
2.3.2.2. Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đối với vật nuôi
Theo Đậu Ngọc Hào và ctv (2003), sự có mặt của độc tố nấm mốc trong thức
ăn chăn nuôi đã dẫn tới hậu quả như:
- Tăng chi phí thức ăn/kg trọng lượng.
- Vật nuôi chậm lớn.
- Tỉ lệ ốm và chết do các bệnh đường hô hấp và tiêu hoá cao.
- Giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm.
- Giảm sản lượng trứng, giảm tỉ lệ ấp nở, gây chết phôi và nhiều trường hợp
gây sẩy thai, đẻ non.
- Gây tồn dư độc tố trong mô bào và tổ chức làm ảnh hưởng tới sức khoẻ người
tiêu dùng, do ăn phải chất độc tồn dư trong thịt, trứng, sữa và phủ tạng (trích dẫn
Nguyễn Thị Kim Dung, 2005).
Ngoài ra, Dương Thanh Liêm (2007) cho rằng độc tố nấm gây ra những tác hại
rất lớn và hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cơ thể của người và động vật như:
- Gây thương tổn tế bào gan, thận: tất cả các trường hợp ngộ độc aflatoxin (AF)
đều có bệnh tích giống nhau ở chỗ gan đều bị hư hại, với mức độ khác nhau tuỳ theo
trình trạng nhiễm nhiều hay ít và thời gian nhiễm. Thận bị sưng to làm cho việc bài
thải chất độc ra khỏi cơ thể trở nên hết sức khó khăn. Từ đó làm cho triệu chứng ngộ
độc trở nên trầm trọng.
6


- Bào mòn niêm mạc của ống tiêu hoá do lớp tế bào niêm mạc bị chết bong ra
và bị khô lại, có khi làm thành cái nồng, cản trở sự vận chuyển thức ăn đi trong ống

tiêu hoá. Do đường tiêu hoá bị tổn thương nên khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng
trong thức ăn giảm.
- Làm thay đổi hoạt động sinh lý bình thường, gây ra rối loạn sinh sản. Ở động
vật có mang dễ gây ra chết thai, khô thai hoặc gây sẩy thai.
- Làm giảm tính ngon miệng đối với thức ăn do sự phát triển của nấm mốc làm
mất mùi của thức ăn, một số độc tố nấm còn gây viêm lở loét đường tiêu hoá.
- Làm hư hại các vitamin trong thức ăn do sự lên men phân giải của nấm mốc.
- Đặc biệt là AF rất độc có khuynh hướng gây ung thư gan. Vì vậy, AF được
người ta quan tâm hàng đầu.
- Ngoài các tác hại gây ra cho cơ thể, khi nấm mốc phát hiện trong thức ăn, lên
men phân giải các nguồn dưỡng chất như: glucid, protein, acid amin,… làm thức ăn bị
giảm giá trị dinh dưỡng nghiêm trọng.
- Một số loại độc tố nấm có khả năng bài thải ra tuyến mồ hôi tích tụ ở đây,
dưới tác dụng của không khí và ánh sáng. Nó biến đổi cấu trúc hoá học gây ra dị ứng
da làm hư hại cấu trúc của da.
- Nhiều loại độc tố nấm khi nhiễm vào cơ thể nó liên kết ADN gây rối loạn sự
phân chia tế bào.
- Khi nhiễm độc tố nấm, sức đề kháng của cơ thể bị giảm súc, dẫn đến dễ cảm
nhiễm bệnh tật.
2.3.2.3. Một số độc tố nấm và ảnh hưởng của chúng đối với heo
Trong các loại độc tố nấm mốc thì AF là loại nguy hiểm nhất, gây nhiều thiệt
hại trong chăn nuôi. Sau khi phát hiện ra AF, nhiều độc tố nấm mốc khác cũng được
tìm thấy, hiện có trên 300 loại độc tố nấm, khoảng 150 loài nấm có thể sinh độc tố
nhưng có khoảng 20 loại độc tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và
động vật (Wordroup, 1997 – trích dẫn từ Lại Kiều Oanh, 2003). Quan trọng nhất hiện
nay là các loại độc tố aflatoxin, deoxynivalenol, zearelenone, ochratoxin, fumonisin,…
+ Ergotin
Ergotin là độc tố của nấm Claviceps purprea, ký sinh trên các loại hạt ngũ cốc,
chúng tác động lên hệ thần kinh làm cho con vật thở nhanh, mạch đập nhanh, hôn mê
và có thể bại liệt, nếu nhẹ con vật ăn ít hoặc bỏ ăn.

7


Ergotin ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển của con nái, làm cho heo nái sinh
sản kém, trọng lượng sơ sinh bị giảm, tỷ lệ nuôi sống cũng giảm, heo có thể bị mất sữa
trong thời kì này, nhưng không làm cho heo nái bị sẩy thai trong thời kì có thai.
+ Trichothecenes
Trichothecenes là độc tố của nấm Fusarium tricinotum, trong đó có t-2 toxin,
deoxynivalenol. Ảnh hưởng chính của các độc tố này là làm giảm tính thèm ăn ở gia
súc và do đó làm giảm năng suất của động vật nuôi, giảm sức đề kháng bệnh, lở loét
niêm mạc miệng, viêm tuyến mồ hôi ở da làm cho da khô, lông xơ xác, gây nôn mửa,
tiêu chảy. Heo là loài gia súc nhạy cảm nhất với độc tố này. Độc tố này không những
ức chế sự tổng hợp protein ở tế bào mà còn là nguyên nhân của nhiều thứ bệnh do
nhiễm độc Trichothecenes.
+ Zearalenone (F2-toxin)
Zearalenone là độc tố của nấm Fusarium roseum sinh ra, được phân lập năm
1961. Sau đó, người ta cũng tìm thấy trên bắp và lúa mì bị mốc có 4 loại Fusarium
khác cũng sinh ra độc tố này là: F. moniliforme; F. tricinetum; F. oxysporum và F.
sporotrichioides.
Zearalenone có tác dụng tương tự hormon sinh dục cái oestrogen, gây ảnh
hưởng mạnh đến sinh sản và phát dục của heo và gia cầm. Tuỳ theo từng lứa tuổi, từng
giai đoạn mà Zearalenone có những ảnh hưởng khác nhau, có những triệu chứng bệnh
lý khác nhau.
Ở heo cái hậu bị, nếu ăn thức ăn có 1 – 5 ppm đã có thể nhanh chóng gây viêm
đường sinh dục, phù âm hộ và âm đạo, đau buốt ở các bộ phận sinh dục, gây sẩy thai ở
giai đoạn thứ hai và có thể gây động dục giả, sa âm đạo.
Heo mẹ nhiễm độc tố làm cho heo con có thể bị nhỏ hơn, đặc biệt là bào thai bị
giảm kích thước ở giai đoạn trước khi bám vào cổ tử cung. Heo con được sinh ra từ
heo mẹ ăn thức ăn bị nhiễm zearalenone sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh lý như phình to
cơ quan sinh dục bên ngoài và tử cung.

Ở heo đực, bao quy đầu phình to, heo đực hậu bị có thể giảm phát triển tính dục
và tăng kích thước tinh hoàn. Heo trưởng thành hầu như không bị ảnh hưởng của
zearalenone.

8


+ Deoxynivalenol
Deoxynivalenol có nhiều trong tấm gạo bị nhiễm mốc, trong bắp do loài nấm
Fusarium nivale sinh ra. Độc tố deoxynivalenon ức chế tổng hợp ADN, giảm mạnh
tính ngon miệng, giảm lượng thức ăn ăn vào, gây nôn mửa cho động vật.
+ Fumonisins
Độc tố này tạo ra chủ yếu do nấm Fusarium moniliforme, một loại nấm phổ
biến phát triển trên các loại hạt ở vùng Bắc Mỹ. Những bệnh sinh ra do nhiễm độc tố
nấm Fumonisins gồm có:
- Viêm não trên ngựa
- Viêm phổi trên heo
- Mất tính ngon miệng và khả năng vận động
+ Ochratoxin
Ochratoxin được phân lập đầu năm 1965 từ nấm Aspergillus ochraceus trên
bánh mì mốc. Sau đó người ta tìm thấy nấm Penicillium viridicatum cũng sinh ra độc
tố này.
Các nguyên liệu thực phẩm dễ nhiễm độc tố này như: gạo, lúa mạch, lúa mì, bột
mì, bắp, cao lương, ớt, hạt tiêu, đậu nành, cà phê. Độc tố này gây hại đến gan và thận
động vật. Với nồng độ lớn hơn 1 ppm có thể làm giảm sản lượng trứng ở gà đẻ. Ở
nồng độ lớn hơn 5 ppm có thể gây nên những tổn hại ở gan và ruột. Ochratoxin còn là
tác nhân gây ung thư ở người.
2.3.3. Một số loại độc tố do nấm Aspergillus tổng hợp ra
Nấm Aspergillus phân bố rất rộng trong tự nhiên, có những loài có ít như:
Aspergillus Oryzae dùng để sản xuất nước tương, Aspergillus Niger dùng để thuỷ phân

đường hoá tinh bột trong công nghiệp sản xuất cồn, rượu,…
Bên cạnh đó cũng có những loài rất độc như: Aspergillus flavus (A. flavus),
Aspergillus parasitius (A. parasitius). Hai loại nấm này đã được đánh giá có vai trò
quan trọng nhất trong việc sản sinh ra aflatoxin và phát triển trên nhiều loại cơ chất,
các loại hạt có dầu, thậm chí cả trên bột cá, bột thịt giàu protein.
2.3.3.1. Đặc điểm của Aspergillus flavus
* Phân loại:
Giới: Mycotae (fungi)
Ngành: Amastigomycota (deuteromycota)
9


Lớp: Deuteromycetes (fungiemperfecti)
Bộ: plectascales
Họ: Aspergillaceae
Giống: Aspergillus
Loài: Aspergillus flavus
Trong tất cả các chủng Aspergillus flavus chỉ có 73% có khả năng sản sinh
aflatoxin trong đó 23% sản sinh aflatoxin ở mức cao nhất (trích dẫn Đậu Ngọc Hào và
ctv, 2003).
* Đặc điểm sinh thái
Aspergillus flavus rất dễ nhận diện bởi khuẩn lạc màu vàng hơi lục và ít nhiều vón
cục, đường kính khoảng 3 - 5cm (sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trường Czapek). Cuống
sinh bào tử trong suốt, bề mặt thô xù xì, chiều dài dưới 1mm. Thể bọng hình cầu hay
hơi cầu, đường kính 10 - 65μm. Thể bọng thường có 2 lớp hoặc 1 lớp hoặc đôi khi cả
hai kiểu cùng có mặt trên thể bọng. Các đính bào tử có kích thước khá lớn (đường kính
5 - 7μm), hình cầu, màu vàng nâu đến hơi lục, vách trơn láng hay hơi nhăn. Bào tử có
sức đề kháng cao, sống lâu trong điều kiện khô. Hạch nấm thường có màu nâu đỏ đến
đen.


A. flavus

Aspergillus flavus
Aspergillus parasiticus
Hình 2.3. Hình dạng của nấm A. flavus và A. parasiticus
* Đặc điểm sinh thái của Aspergillus flavus
Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus phân bố ở khắp mọi nơi, nhất là
trên hạt có dầu như: đậu phọng, bắp, hạt bông vải. Trong khi đó lúa mì, gạo, cùi dừa,
cám, hạt kê ít bị nhiễm. Đặt biệt A. flavus không phát triển nhiều trên đậu tương. Trên
10


sữa, trứng, phó mát ít bị gặp. Nhiệt độ thích hợp cho A. flavus phát triển là 30 – 350C
nên thích hợp ở nước nhiệt đới.
* Tính chất gây bệnh của Aspergillus flavus
Aspergillus flavus nguy hiểm chủ yếu do các chất độc phát sinh trong quá trình
trao đổi chất, nhưng đôi khi cũng trực tiếp gây bệnh. Đặc biệt là nhiều trường hợp
bệnh phổi do hít bào tử A.flavus. Người ta đã thấy những tổn thương như vậy ở chim
bồ câu, gà tây, gà giò, ngỗng. Ở người, một số trường hợp đã được xác nhận do
A.flavus gây nhiễm trùng cuống phổi và phổi, nhiễm trùng bàng quang và tổn thương
ngoài da ở tai, ở xoang mũi (trích dẫn Đặng Thị Tố Trinh, 2005).
2.3.3.2. Nguồn gốc phát hiện ra độc tố aflatoxin
Aflatoxin (AF) được phát hiện vào năm 1960 gây chết 10.000 gà tây con ở
nước Anh với tổn thương gan rất nặng (hoại tử, chảy máu trong gan, tăng sinh ống dẫn
mật…), sau đó người ta còn phát hiện thêm loại độc tố này cũng gây tổn thương gan ở
súc vật thí nghiệm khác như: vịt con, chuột, thỏ, khỉ, heo, bò, cừu. Đến năm 1961,
người ta đã tìm ra bản chất hoá học của độc tố này và đặt tên là aflatoxin. Trước đây
người ta tìm ra AF có 4 dẫn xuất quan trọng trong thức ăn. Sau này, có thêm 2 dẫn
xuất nữa được tìm thấy trong sữa. Như vậy có 6 dẫn xuất quan trọng:
- B1 và B2: phát ra màu xanh nước biển trong ánh sáng tia UV.

- G1 và G2: phát ra màu xanh lá cây trong ánh sáng tia UV.
- M1 và M2: Trong sữa bò khi bò ăn thức ăn nhiễm độc tố AF
Trong 6 loại trên thì AFB1 chiếm số lượng nhiều nhất và nó cũng gây ngộ độc
nhiều nhất (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
2.3.3.3. Công thức cấu tạo của aflatoxin
Aflatoxin là hợp chất hữu cơ có nhân đa mạch vòng gọi là difurannocumarin, có
sự biến đổi ở vị trí –R và X tạo ra khoảng 16 dẫn xuất hoá học khác nhau, kể cả các
dẫn xuất đã biến đổi trong cơ thể động vật. Cấu trúc hoá học của các aflatoxin chính
được trình bày qua hình 2.4.

11


Hình 2.4. Cấu trúc hoá học của AF
(nguồn: trích dẫn từ Dương Thanh Liêm và ctv, theo tài liệu của Bùi Xuân Đồng, 2000)
Aflatoxin gồm một gốc coumarin nối với hai nhân furan và một vòng pentanon
(AF nhóm B) hoặc một vòng lacton (AF nhóm G). Các AF được sinh tổng hợp trong
tự nhiên gồm 4 loại AF được đặt tên là B1, B2, G1, G2. Các loại khác là do sự chuyển
hoá từ 4 loại AF kể trên trong nấm mốc và trong cơ thể động vật. Đặt biệt AFM1 được
chuyển hoá từ AFB1 vào trong sữa (sữa bò) có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
2.3.3.4. Cơ chế gây bệnh của aflatoxin
Aflatoxin có khả năng liên kết với ADN trong nhân tế bào gây ức chế enzyme
polymerase của ARN, hạn chế trong tổng hợp ARN và ức chế polymerase t-ARN. Đây
là nguyên nhân làm giảm tổng hợp protein trong tế bào. Người ta đã chứng minh rằng
12


vòng α-, β-lacton không bão hoà có trong phân tử AF làm cho hợp chất này có hoạt
tính gây ung thư và cũng chính vòng lacton gây ức chế tổng hợp ADN nhân tế bào,
dẫn đến rối loạn sự tăng trưởng bình thường của tế bào (M.F.Nexterin and V.I.A.

Vixarinova, 1971, trích dẫn Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).
2.3.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sản sinh aflatoxin
Theo Đậu Ngọc Hào và ctv (2003), khả năng sản sinh độc tố của các chủng A.
flavus và A.parasiticus rất khác nhau tuỳ thuộc vào giống nấm mốc, loại cơ chất và
điều kiện môi trường.
- Về giống nấm: A. flavus có khả năng sản sinh độc tố AFB1 và AFB2 trong khi
B

đó A. parasiticus sản sinh 4 loại độc tố: AFB1, AFB2, AFG1, AFG2.
- Về loại cơ chất: các thực phẩm có hàm lượng lipid cao thuận lợi cho sự sản
xuất ra aflatoxin như: đậu phọng, bắp.
- Về điều kiện môi trường: nhiệt độ tối ưu sản xuất aflatoxin là 280C, khi nhiệt
độ trên 450C hoặc nhỏ hơn 150C sẽ ức chế sự sinh trưởng của nấm và sự sản xuất
aflatoxin. Ngoài ra, sự xâm nhập của sâu hại cũng là yếu tố giúp cho nấm mốc và độc
tố nấm phát triển (trích dẫn Nguyễn Thị Kim Dung, 2005).
2.3.4. Tác động gây độc của aflatoxin
Tác động gây độc của aflatoxin thường thể hiện ở phương diện:
- Nhiễm độc cấp tính khi ăn phải 1 lượng lớn aflatoxin có thể gây chết.
- Nhiễm độc bán cấp hay mãn tính do ăn một lượng nhỏ aflatoxin trong một
thời gian dài.
- Nhiễm độc aflatoxin phụ thuộc vào số lượng độc tố, thời gian tiếp xúc, tính
mẫn cảm của loài động vật (tuổi, thể chất, phái tính).
2.3.4.1. Aflatoxin gây nhiễm độc cấp
Tính gây độc cấp thường được thể hiện bởi liều gây chết 50% (LD50). Thú non
mẫn cảm hơn thú trưởng thành.
+ Thứ tự mẫn cảm aflatoxin ở gia cầm: vịt > gà tây > ngỗng > ngan > gà.
+ Thứ tự mẫn cảm trên gia súc: chó > heo > bò > ngựa > cừu (Allecroft, 1963,
trích dẫn Lê Anh Phụng, 2002).

13



×