Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên cao đẳng, đại học ở hải phòng hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.38 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU LAN
PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ NHẬN THỨC
TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
Ở HẢI PHÒNG HIỆN NAY

Ngành: CNDVBC&CNDVLS
Mã số : 9.22.90.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2018


Công trình đã được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Dương Xuân Ngọc

Phản biện 1: GS.TS. Trần Văn Phòng

Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thanh Thập
Phản biện 3: GS.TS. Hồ Sĩ Quý

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, tổ
chức tại Học viện Khoa học xã hội
Vào lúc phút, Ngày Tháng Năm 2018


Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế tri
thức hiện nay, chất lượng giáo dục đại học quyết định chất lượng phát triển bền
vững của mỗi quốc gia. Bởi lẽ, giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng tạo ra
nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn vốn đặc biệt cho xã hội phát triển. Đối với
giáo dục đại học, các trường cao đẳng, đại học Hải Phòng dần chuyển đổi hình thức
đào tạo niên chế sang tín chỉ. Đào tạo theo hình thức tín chỉ khi thời lượng giảng
dạy trên lớp rút ngắn, thời gian tự học của sinh viên tăng lên đòi hỏi người dạy phải
có cách thức đào tạo phù hợp với cấu trúc chương trình và hình thức đào tạo mới,
chuyển mạnh từ chủ yếu truyền thụ kiến thức một chiều sang phát huy năng lực và
phẩm chất người học.
Trước những đòi hỏi cấp thiết trong thực tiễn chất lượng giáo dục đại học
Hải Phòng, lại được sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, hàng ngày trực tiếp giảng dạy,
công tác trong ngành giáo dục đã thôi thúc tác giả chọn đề tài “Phát huy vai trò chủ
thể nhận thức trong học tập của sinh viên cao đẳng, đại học ở Hải Phòng hiện
nay” làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành triết học duy vật biện chứng.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá đúng thực
trạng vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên cao đẳng, đại học ở
thành phố Hải Phòng, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên cao đẳng, đại học ở thành
phố Hải Phòng với tư cách là chủ thể nhận thức trong tiếp thu tri thức, trong vận
dụng tri thức và trong góp phần sáng tạo tri thức mới.
Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải

quyết những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án. Chỉ rõ
những kết quả chính đã thực hiện, những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu

1


- Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò chủ thể nhận thức trong học tập
của sinh viên cao đẳng, đại học với tư cách là chủ thể nhận thức trong tiếp thu tri
thức, trong vận dụng tri thức và trong góp phần sáng tạo tri thức mới
- Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của
sinh viên ở thành phố Hải Phòng và khái quát những vấn đề đặt ra từ thực trạng đó
- Đề xuất những giải nhằm phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập
của sinh viên cao đẳng, đại học ở thành phố Hải Phòng trong những năm tới
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là: Vai trò của chủ thể
nhận thức trong học tập của sinh viên cao đẳng, đại học ở thành phố Hải Phòng
với tư cách là chủ thể nhận thức trong tiếp thu tri thức, trong vận dụng tri thức và
trong góp phần sáng tạo tri thức mới
Phạm vi:
- Phạm vi nội dung:
Do tính trừu tượng và phức tạp của đề tài luận án, bởi vậy, tác giả giới hạn
phạm vi nội dung nghiên cứu: Vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh
viên cao đẳng, đại học ở thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất giải pháp phát huy vai
trò của chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên cao đẳng, đại học trong tiếp thu
tri thức, trong vận dụng tri thức và trong góp phần sáng tạo tri thức mới
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu vai trò của chủ thể nhận thức
trong học tập của sinh viên cao đẳng, đại học ở Hải Phòng
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề nâng cao vai trò của chủ
thể nhận thức trong học tập của sinh viên cao đẳng, đại học ở Hải Phòng từ năm

2011 đến nay (Từ Đại hội Đảng XI đến nay)
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin ,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục,
giáo dục đại học,về vai trò chủ thể nhận thức của sinh viên trong học tập.
2


Luận án cũng kế thừa kết quả nghiên cứu có giá trị của các nhà khoa học
trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lein, chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể sau:
- Phương pháp lôgíc - lịch sử.
Phương pháp lôgíc - lịch sử giúp khai thác các dữ kiện, hoàn cảnh thông tin
khoa học, tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nhờ đó, có thể tổng quan
lịch sử vấn đề nghiên cứu, khái quát quy luật chủ thể nhận thức trong học tập của
sinh viên, phát hiện những vấn đề đặt ra và các giải pháp giải quyết những vấn đề
đó. Phương pháp lôgíc - lịch sử đặt ra yêu cầu nghiên cứu về vai trò chủ thể nhận
thức của sinh viên theo logic: Chủ thể nhận thức trong tiếp thu tri thức, chủ thể
nhận thức trong vận dụng tri thức và chủ thể nhận thức trong góp phần sáng tạo tri
thức theo trình tự chương trình đào tạo từ năm thứ nhất đến năm cuối (lịch sử)
- Phương pháp điều tra xã hội học được vận dụng trong xây dựng phiếu
điều tra, thu thập tư liệu, số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp dùng để khái quát những tư liệu, tài
liệu tham khảo để tạo cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng
vấn đề nghiên cứu, rút ra những kết luận khoa học mới.
- Phương pháp thống kê, so sánh trong xử lý những tư liệu, số liệu thu thập

làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của luận án
- Làm rõ số một số vấn đề lý luận về chủ thể nhận thức, vai trò chủ thể
nhận thức, phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên: chủ thể
nhận thức trong tiếp thu, vận dụng và góp phần sáng tạo tri thức mới.
- Chỉ ra những nhân tố tác động đến việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức
trong học tập của sinh viên cao đẳng, đại học ở Hải Phòng hiện nay.
3


- Luận án đánh giá thực trạng phát hiện những vấn đề nẩy sinh về vai trò
chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên Hải Phòng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong
học tập của sinh viên ở thành phố Hải Phòng trong những năm tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ số một số vấn đề lý luận về chủ thể nhận thức, vai
trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên: chủ thể nhận thức trong tiếp
thu, vận dụng và góp phần sáng tạo tri thức mới ở Hải Phòng hiện nay;
- Đề ra những giải pháp phát huy vai trò chủ thể nhận thức của sinh viên
trong học tập, trên cơ sở đó góp phần thiết thực về cải tiến và đổi mới phương
pháp giảng dạy và học tập ở các trường cao đẳng, đại học ở nước ta hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể phục vụ cho học tập, đào tạo và
nghiên cứu về vai trò của sinh viên với tư cách là chủ thể nhận thức trong học tập
tiếp thu tri thức, vận dụng.và sáng tạo tri thức mới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo,
luận án gồm 4 chương, 14 tiết.

4



Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ÐẾN
ÐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu cơ sở lý luận về vai trò chủ thế nhận
thức trong học tập của sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở Hải Phòng
Ở Phương Tây cổ đại, các nhà triết học nổi tiếng có những quan điểm tiến
bộ về giáo dục như: Hêraclitus (Hy Lạp, 535- 475 TCN), Socrate (Hy Lạp, 469399 TCN), Platon (Hy Lạp, 427- 347 TCN), Aristote (Hy Lạp, 384- 322 TCN)…
Ở phương Đông, Khổng Tử (551- 479 TCN) dành một cuộc đời 50 năm dạy học,
gắn bó với học trò và có nhiều quan niệm sâu sắc về giáo dục. Tác giả I.F.
Kharlamop viết cuốn: Phát huy tính tính cực học tập của học sinh như thế nào
(1978), tập I, II, NXB Giáo dục, Hà Nội. Năm 1994, Raja Roy Singh- nhà giáo dục
người Ấn Độ với cuốn sách Giáo dục thế kỷ XX: Những triển vọng của châu Á
Thái Bình Dương.
Năm 2001, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội xuất bản cuốn Tự học của sinh
viên, đồng chủ biên Hoàng Anh và Đỗ Thị Châu về chủ thể nghiên cứu, học tập
của sinh viên. Công trình Tự học như thế nào của tác giả N.A.Rubakin, NXB
Thanh niên, 2004 - khẳng định vai trò tự học. Tác giả Nguyễn Kỳ viết cuốn sách
Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1995. Nguyễn Cảnh Toàn, tác giả của công trình Quá trình dạy - tự học,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997. Tác giả Nguyễn Văn Hợi có bài: Cơ sở lý luận của
việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, Tạp chí Triết học Đại học
Sư phạm I Hà Nội, năm 1999. Năm 1999, Tạp chí Đại học Sư phạm I Hà Nội
đăng bài viết của nhóm tác giả Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Tính nhan đề:
Hiệu quả của việc dạy tự học trong quá trình dạy ở đại học và giáo dục chuyên
ngành. Tiếp tục chủ đề này, năm 2003, Phạm Mạnh Hà có bài Đổi mới phương
pháp dạy học ở bậc đại học, Tạp chí Giáo dục. Tác giả Nguyễn Kỳ có bàt chất
Hệ thống cơ sở vật chất tốt và đầy đủ là điều cần thiết đáp ứng được nhu
cầu học tập của sinh viên, tạo hứng thú và niềm say mê học tập cho sinh viên,
cũng như đảm bảo cho công tác giảng dạy của giảng viên.

2.3.2. Gia đình
*Yếu tố vật chất
Đối với sinh viên thì chu cấp của gia đình hàng tháng là nguồn kinh phí chủ
yếu để dùng chi tiêu cho việc học tập, sinh hoạt của bản thân.
* Yếu tố tinh thần

14


Sự quan tâm của gia đình cũng là yếu tố quan trọng giúp sinh viên phát huy
vai trò chủ thể nhận thức trong học tập.
2.3.3.Bản thân
Quan trọng và cần thiết vẫn là các yếu tố bên trong mỗi cá nhân người học
như: nhu cầu, mục đích, động cơ, thái độ học tập, sức khỏe… và cả khả năng sẵn
có nữa.
Kết luận chương 2

15


Chương 3
VAI TRÒ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở HẢI PHÒNG – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. Khái quát chung về giáo dục đại học ở Hải Phòng
3.1.1. Khái lược về Hải Phòng và các trường cao đẳng, đại học ở Hải Phòng
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Hải Phòng là thành phố ven biển, thuộc đồng bằng sông
Hồng (Đ SH) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 105 km về
phía Đông.

- Địa hình: Hải Phòng có hình thái địa hình khá phức tạp gồm: đồng bằng
châu thổ, đồi núi và địa hình biển đảo.
- Tài nguyên rừng, biển: Diện tích rừng của Hải Phòng khoảng 48.465ha,
chiếm 32% diện tích đất tự nhiên.
3.1.1.2. Điều kiện xã hội
Lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Hải Phòng đã có hàng nghìn
năm nay.
3.1.1.3. Các trường cao đẳng, đại học ở Hải Phòng
Một số cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng được thành lập, phát triển cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước.
3.1.2. Những nét đặc thù của sinh viên cao đẳng, đại học ở Hải Phòng chủ thể nhận thức trong học tập
Thứ nhất, có ý thức chủ động, tích cực trong học tập, nghiên cứu khoa học,
có tinh thần khởi nghiệp, lập thân, kiến tạo cuộc sống, hướng về tương lai.
Thứ hai, có trình độ nhận thức rất phong phú, đa dạng và có sự năng lực tư
duy mở, hội nhập cao.
Thứ ba, chăm chỉ, cần cù, có tinh thần vượt khó trong học tập và có tinh
thần đoàn kết, kỷ cương.
16


Thứ tư, có nhiều cơ hội học tập gắn lý thuyết với thực hành, có điều kiện
phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập sáng tạo tri thức
3.2. Thực trạng về vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh
viên đại học, cao đẳng ở Hải Phòng
3.2.1. Thực trạng vai trò chủ thể nhận thức trong học tập tiếp thu tri thức
3.2.1.1. Xác định động cơ học tập
Trong khi phần lớn sinh viên thi vào trường, lựa chọn ngành nghề xuất phát
từ tình cảm yêu thích (khoảng 68%), thì một bộ phận lại do theo ý bố mẹ (37.5%);
Theo bạn bè (28%); do hoàn cảnh gia đình (46.3%)... Có thể thấy là các em chưa
thực sự hứng thú với ngành học mà mình lựa chọn, dễ dẫn tới những tinh thần và

thái độ học tập không tốt
3.2.1.2 Nhận thức con đường tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên
Việc tự giác nghiêm túc trong học tập, ham học hỏi tìm tòi, suy nghĩ độc
lập và chủ động sáng tạo trong học tập được sinh viên nhận thức là rất cần thiết
(đạt tỷ lệ 58.4% và 59.3%). Tính tích cực đi thư viện, tích cực tranh luận, thảo
luận được sinh viên nhận thức là cần thiết (đạt tỷ lệ 58.8% và 58.2%).
3.2.2. Thực trạng vai trò chủ thể nhận thức trong học tập vận dụng tri
thức vào vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, trong đó có vấn đề
học tập.
3.2.2.1. Về kỹ năng vận dụng tri thức vào kiến tập, thực tập, nghiên cứu
khoa học và tham gia vào vào sản xuất
Khi ra trường phần lý thuyết (kiến thức nền), doanh nghiệp đánh giá sinh
viên tương đối tốt, có khả năng vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học để giải
quyết vấn đề thực tế. Nhưng kỹ năng thực hành của sinh viên còn yếu.
3.2.2.2. Về công tác nghiên cứu khoa học sinh viên
Sinh viên nhận thức được ý nghĩa đích thực của nghiên cứu khoa học là
phục vụ cho thực tiễn, gắn lý thuyết với thực tiễn, tỉ lệ này là 26,4%. Sinh viên
các trường được khảo sát trên địa bàn Hải Phòng có thái độ tích cực đối với các
17


hoạt động nghiên cứu khoa học chiếm tỉ lệ khá cao. Tuy nhiên, có một hiện tượng
rất đáng lưu ý là mặc dù quan tâm đến hoạt động này nhưng chỉ có một số ít sinh
viên tham gia viết bài báo khoa học cho báo của trường.
3.2.2.3. Thái độ của sinh viên đối với nghề theo học
Số sinh viên yêu nghề chiếm tỷ lệ cao nhất (đạt 68.4%) là kết quả tích cực
thể hiện động cơ thi vào trường ban đầu của các em phù hợp với thái độ khi lựa
chọn nghề nghiệp. Điều này có tác dụng đối với công tác giáo dục tình cảm nghề
nghiệp cho sinh viên, giúp các em có động lực học tập, có tình yêu, niềm tin vào
nghề mình đã chọn.

3.2.3. Thực trạng vai trò chủ thể nhận thức trong học tập góp phần
hình thành tri thức mới do kết quả vận dụng tri thức vào giải quyết những
vấn đề thực tiễn đặt ra và tham gia hoạt động tổng kết thực tiễn
3.2.3.1. Sinh viên nhận thức lại đúng hơn, bản chất hơn những vấn đề mà trước
đây đúng, nhưng đã nhận thức sai, hoặc do lịch sử vượt qua cần nhận thức lại.
Trong hoạt động nhận thức, với tư cách là chủ thể nhận thức trong học tập
của sinh viên, nhiều vấn đề nhất là về lý luận, do nhiều hoàn cảnh và điều kiện
khác nhau, kể cả người dạy và người học đều nhận thức sai về một vấn đề đúng.
Qua học tập, tham gia vào tổng kết thực tiễn, chúng ta, trong đó có sinh viên đã
nhận thức lại. Cũng nhờ tham gia tổng kết thực tiễn nhận thức của sinh viên với
tư cách là chủ thể nhận thức trong học tập đã nhận thức được khá nhiều vấn đề
trước đây đúng, nhưng nay đã bị vượt qua
3.2.3.2. Sinh viên sáng tạo trong các hoạt động vì cộng đồng
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên tổ chức nhiều hoạt động như:
Phong trào sinh viên tình nguyện, hiến máu nhân đạo, tổ chức thường xuyên các
hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu kết nghĩa, các hoạt động
xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình
chính sách được đông đảo sinh viên tham gia.... tạo môi trường rèn luyện cho sinh
viên phấn đấu, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với tập thể
và cộng đồng.
18


Thông qua tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các trường thường
xuyên tổ chức các hoạt động sôi động, nhiều phong trào sâu rộng, tạo điều kiện
cho sinh viên có môi trường rèn luyện, phấn đấu như: phong trào hiến máu tình
nguyện, các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông, các hoạt động thể dục, thể
thao, hội diễn văn nghệ cấp khu vực, cấp Thành phố, các hội thi nghiệp vụ sư
phạm...
3.3. Những vấn đề đặt ra về vai trò chủ thể nhận thức học tập của sinh

viên ở Hải Phòng
Một là, mâu thuẫn giữa yêu cầu chủ động, tích cực, tự giác tiếp thu tri thức
khoa học của sinh viên với sự bất cập về nội dung chương trình còn năng về lý
thuyết và phương pháp giảng dạy nặng về truyền thụ một chiều.
Hai là, mâu thuẫn giữa nhu cầu vận dụng tri thức vào thực tiễn với sự bất
cập về điều kiện thực hành của các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng
Ba là, mâu thuẫn giữa nhu cầu, khát vọng tham gia vào quá trình sáng tạo
tri thức mới của sinh viên với sự bất cập về cơ chế, chính sách gắn kết giữa nhà
trường với viện nghiên cứu và doanh nghiệp (xã hội).
Kết luận chương 3

19


Chương 4
GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN CAO ÐẲNG, ÐẠI HỌC Ở HẢI PHÒNG HIỆN NAY
4.1. Đổi mới công tác giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò chủ thể
nhận thức trong học tập của sinh trên tất cả các phương diện, trong tiếp thu
tri thức, trong vận dụng và sáng tạo tri thức mới.
Cần nhận thức lại, đúng đắn hơn, trường đại học, cao đẳng phải vừa là nơi
đào đạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội, trước hết là
nhu cầu của doanh nghiệp, vừa là cơ sở nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ sở
sản xuất, hoặc chí ít là có quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp
Các cơ sở đào tạo đại học, ngoài việc trao truyền những tri thức cho sinh
viên, nơi rèn luyện kỹ năng chuyên môn, còn phải là nơi “thắp lửa”, tạo cảm hứng
sáng tạo cho sinh viên tự vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong vận
dụng vào thực tiễn, trong rèn luyện khởi nghiệp, lập thân vì ngày mai tươi sáng.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức để việc nhận thức
về vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên mỗi một sinh viên có cơ

sở tạo động lực thực sự để sinh viên hăng say phấn đấu trong học tập, rèn luyện
để khẳng định mình, gắn mình với cộng đồng với xã hội, rèn luyện để giác ngộ
chính trị, tư tưởng và đạo đức.
4.2. Đổi mới chương trình đào tạo, nội dung giáo trình, phương pháp
giảng dạy- học tập và phương pháp kiểm tra, đánh giá tạo thuận lợi cho sinh
viên phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập
Về đổi mới chương trình đào tạo, nội dung giáo trình
Các trường đại học, cao đẳng Hải Phòng quan tâm đổi mới chương trình để
trong chương trình đào tạo, khối lượng kiến thức giáo dục đại cương giới hạn vừa
đủ để sinh viên có điều kiện tiếp thu kiến thức nghề nghiệp
Về đổi mới phương pháp day- học

20


- Giảng viên sử dụng hệ thống phương pháp giáo dục nhằm bồi dưỡng năng
lực nhận thức, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
- Giảng viên quan tâm giáo dục phương pháp phát triển tư duy trừu tượng,
tư duy lý luận cho sinh viên, trọng tâm là dạy cách học để mỗi sinh viên tự học
- Rèn luyện năng lực vận dụng kiến vào thực tiễn chuyên môn.
Về đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá
Cần phải đa dạng hóa hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá.
Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra
đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá sinh viên trong việc thi và kiểm tra
Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự
luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành
trong các bài kiểm tra.
Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra
4.3. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tạo động lực phát huy vai trò
chủ thể nhận thức của sinh viên trong trong học tập

Chính khen thưởng, cấp học bổng cho sinh viên sáng tạo, có thành tích cao
trong học tập sẽ khuyến khích sinh viên tích cực phấn đấu; chính sách nghiêm
khắc đối với sinh viên không chịu phấn đấu trong học tập sẽ hạn chế được sinh
viên lười biếng.
Nhà trường cần có chính sách ưu đãi sinh viên, nhất là sinh viên nghèo học
tốt về điều kiện ăn, ở, chẳng hạn chính sách về: tín dụng, học bổng, miễn giảm
học phí, nhà ở sẽ giúp sinh viên có động lực, tích cực trong học tập.
4.4. Huy động nguồn lực tổng hợp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập, nghiên cứu, vận dụng và sáng
tạo tri thức mới
Thứ nhất, tham mưu, đề xuất với UBND thành phố Hải Phòng về tăng
cường hỗ trợ tài chính đầu tư cơ sở vật chất cho các trường

21


Thứ hai, các trường chủ động đánh giá, kiểm tra thực tế, lập kế hoạch đầu
tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho từng năm học; chỉ đạo các đơn vị trong trường
căn cứ chức năng, nhiệm vụ đề xuất bổ sung các trang thiết bị cần thiết phục vụ
công tác dạy- học, nghiên cứu khoa học và thực hành
Thứ ba, các trường cao đẳng, đại học ở Hải Phòng thực hiện tốt công tác
quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ
chuyên môn
Thứ tư, thực hiện phương thức xã hội hóa các nguồn lực phục vụ đầu tư,
nâng cấp đầu tư
4.5. Nêu cao ý thức tự lực, tự cường, chủ động dấn thân, năng động và
sáng tạo của sinh viên trong học tập vì ngày mai tươi sáng
Thứ nhất: Sinh viên cần xác định được mục đích, động cơ, nhu cầu học tập;
xây dựng được kế hoạch học tập trong toàn khóa học, từ đó xây dựng được thời
gian biểu hợp lý cho việc học tập

Thứ hai: Sinh viên cần có phương pháp tự học một cách khoa học và hợp lý
Thứ ba: Sinh viên phải có ý chí vươn lên, chủ động và sáng tạo khởi
nghiệp, lập thân
Kết luận chương 4

22


KẾT LUẬN
Trong những năm qua, giáo dục đại học Hải Phòng đã có bước phát triển
mạnh về quy mô và chất lượng từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân
và góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội của thành phố và đất nước. Tuy
nhiên, giáo dục đại học Hải Phòng cũng tồn tại không ít bất cập, hạn chế nhất là
chất lượng giáo dục đại học. Đây cũng là lý do để nghiên cứu sinh đặt ra cho
mình nhu cầu, nhiệm vụ tìm hiểu về việc làm gì, làm như thế nào để sinh viên các
trường đại học, cao đẳng ở Hải Phòng phát huy được vai trò chủ thể nhận thức
trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, gắn lý luận với thực
tiễn đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp phát
triển kinh tế- xã hội..
Để thực hiện các nhiệm vụ, nhu cầu nghiên cứu, tác giả luận án đã tập trung
thực hiện các nhiệm vụ sau:
Trước hết, tập trung vào việc hệ thống hóa, đánh giá kết quả của các công
trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tìm kiếm những hạt nhân hợp lý để kế thừa
cho việc hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ hai, luận án tập trung nghiên cứu xây dựng cho được khung lý thuyết
của đề tài bằng việc làm rõ quan niệm mới về học tập: Học không chỉ để tiếp thu tri
thức mà còn là học để vận dụng tri thức, sáng tạo trí thức và trong chững mực học
để khởi nghiệp vì ngày mai tươi sáng
Thứ ba, trên cơ sở khung lý thuyết được xác lập, tác giả luận án khảo sát vai
trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên của các trường đại học, cao đẳng

Hải Phòng, từ đó chỉ ra ba vấn đề bất cập ba mâu thuẫn nẩy sinh về vai trò chủ thể
nhận thức trong học tập của sinh viên đại học, cao đảng Hải Phòng, làm cơ sở để đề
xuất những giải pháp giải quyết những bất cập này.
Thứ tư, luận án đã đề xuất những giải pháp để xử lý, giải quyết ba vấn đề bất
cập về vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên nhằm phát huy vai trò
chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên Hải Phòng
23


Sau cùng, tác giả luận án xin nêu một số kiến nghị:
Một là, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo hay thành lập Ban chỉ đạo để chỉ
đạo quyết liệt thực hiện có kết quả Nghị quyết số 29- NQ/TW, Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa”
Hai là, đề nghị các trường đại học cao đẳng Hải phòng hãy nhận thức đúng
tập trung các nguồn lực để thực hiện phương châm” Người học là trung tâm”
Thứ ba, mỗi sinh viên hãy nêu cao ý thức tự lực, tự cường, chủ động dấn
thân, năng động và sáng tạo trong học tập tiếp thu tri thức, vận dụng, sáng tạo tri
thức và học tập khởi nghiệp để lập thân vì ngày mai tươi sáng

24


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thu Lan (2017), “Một số yếu tố tác động đến việc phát huy
vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên”, Tạp chí Giáo dục lý luận,
tháng 8/2017
2. Nguyễn Thị Thu Lan (2017), “Ý thức học tập của sinh viên Việt Nam

hiện nay”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, tháng 9/2017



×