Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Nghiên cứu “kiểu gen” mầm bệnh, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn trên bệnh nhân tại miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 146 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sán dây taeniasis do loài sán dây lợn Taenia solium hoặc sán
dây bò Taenia saginata hoặc sán dây châu Á Taenia asiatica gây nên.
Bệnh ấu trùng sán dây lợn cysticercosis do Cysticercus cellulosae là ấu
trùng của Taenia solium gây nên [16] [45]. Hiện nay chỉ phát hiện được ấu
trùng sán dây lợn gây bệnh trên người. Đây là bệnh truyền từ động vật
sang người. Sán dây trưởng thành sống ký sinh ở ruột người. Chúng
chiếm thức ăn, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của đường
ruột. Các sản phẩm chuyển hoá của sán dây gây độc cho cơ thể. Đặc biệt
là các cơ quan tim mạch, cơ quan tạo máu, hệ thần kinh, tuyến nội tiết,
ngoại tiết. Tại ruột sán dây trưởng thành gây viêm ruột, làm rối loạn chức
năng ruột. Tuổi thọ của sán dây cao nên tác hại do sán dây gây ra kéo dài,
trường diễn. Ấu trùng sán dây lợn sống ký sinh ở bất kỳ nơi nào trên cơ
thể người, chủ yếu là dưới da - cơ, mắt, đặc biệt là ở trong và ngoài não
chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra ấu trùng sán lợn còn ký sinh ở các cơ quan khác
như: dây thần kinh, tuỷ sống, tim, cơ lưỡi, cơ má, cơ miệng. Ấu trùng sán
lợn có thể sống ký sinh trong cơ thể người 20 - 25 năm. Triệu chứng lâm
sàng của bệnh ấu trùng sán lợn là động kinh, co giật, liệt nửa người, yếu
vận động, nói ngọng, nhức đầu, các biểu hiện bệnh tùy thuộc vào vị trí ký
sinh của ấu trùng. Vấn đề điều trị bệnh ấu trùng sán lợn còn gặp nhiều khó
khăn và nan giải [16] [34] [42][47].
Năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo có tới 100 triệu
người nhiễm sán dây/ấu trùng sán lợn phân bố ở nhiều nước trên thế giới và
Việt Nam [46]. Vấn đề chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sán dây và
ấu trùng sán lợn đã được y văn thế giới đề cập từ lâu và trải qua nhiều thập


2
niên được bổ sung hoàn chỉnh, song cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề bất
cập, đặc biệt ở Việt Nam [52] [61].


Từ trước đến nay chủ yếu xác định loài sinh vật chủ yếu bằng hình
thái học (kiểu hình=phenotipe) và phương pháp này đã có nhiều thành tựu
lớn. Tuy vậy, do da dạng sinh học của sinh vật, trong đó có hình thái làm
cho ta khó phân biệt bằng kiểu hình. Sử dụng gen để định loại sinh vật
(kiểu gen=genotipe) là bước tiến bộ mới trong khoa học, phương pháp này
đã khác phục được những khiếm khuyết mà kiểu hình mắc phải trong đó có
sán dây [24]. Hơn chục năm qua, hàng ngàn bệnh nhân sán dây, bệnh nhân
ấu trùng sán lợn và bệnh nhân mắc các bệnh ký sinh trùng khác đã đến
khám, theo dõi, cấp cứu, điều trị, tại khoa Khám bệnh chuyên ngành Viện
Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. Trong đó có hàng trăm
bệnh nhân sán dây và ấu trùng sán lợn đã được thăm khám và điều trị khỏi
bệnh, thoát khỏi bệnh cảnh hiểm nghèo. Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân
và chẩn đoán sớm là vấn đề cốt lõi để có hướng điều trị đúng. Nghiên cứu
kiểu gen mầm bệnh, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, phân bố bệnh sán
dây và ấu trùng sán lợn là góp một phần nhỏ vào quá trình chẩn đoán đúng
bệnh và điều trị thành công đạt kết quả cao. Cho đến nay chưa có công
trình nào nghiên cứu đầy đủ và quy mô về kiểu gen mầm bệnh, đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng, phân bố bệnh và điều trị bệnh sán dây trưởng thành
và bệnh ấu trùng sán lợn. Đặc biệt bệnh ấu trùng sán lợn, vấn đề điều trị
hết sức khó khăn hiện nay. Đã có một số nghiên cứu sử dụng các phác đồ
điều trị khác nhau và cho kết quả chưa được như mong đợi. Đây là công
trình nghiên cứu cấp thiết về đặc điểm của bệnh sán dây trưởng thành và
bệnh ấu trùng sán dây lợn được tiến hành tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương [34][41][42]. Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài "Nghiên cứu “kiểu gen” mầm bệnh, lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả


3
điều trị bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn trên bệnh nhân tại miền Bắc
Việt Nam" với các mục tiêu sau:
1. Xác định thành phần loài bằng sinh học phân tử (kiểu gen) của

sán dây và ấu trùng sán dây lợn trên bệnh nhân điều trị tại viện Sốt rét-Ký
sinh trùng -Côn trùng Trung ương .
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sán dây và ấu
trùng sán dây lợn.
3. Đánh giá kết quả điều trị bệnh sán dây trưởng thành và bệnh ấu
trùng sán lợn bằng praziquantel và albendazol.


4
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Những thông tin chung về bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn
1.1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn trên
thế giới
Bệnh sán dây đã được mô tả từ thời Hyppocrate. Đến thế kỷ XV
Paracelsus tìm thấy ấu trùng sán lợn trong não một bệnh nhân đã chết do
động kinh. Gessner và Rumler (1588). Thông báo bệnh ấu trùng sán lợn có
giai đoạn ấu trùng ký sinh ở người. Wepfer (1675) phát hiện đầu tiên ấu
trùng sán dây bò ký sinh trên trâu, bò. Năm 1818, Fisher mô tả mối liên
quan giữa người và ấu trùng sán dây ở lợn. Kuchenmeister (1855) và
Leuckart (1861 - 1862) lần đầu tiên gây nhiễm thực nghiệm xác định trâu
bò là vật chủ trung gian của sán dây bò [115]. Năm 1872 mới phát hiện
được sán dây bò Taenia saginata và sán dây lợn Taenia solium bởi Goeze.
Tuy vậy, do hình thể của sán dây bò T. saginata rất giống với hình thể sán
dây Châu Á nên mãi đến năm 1988 mới phân biệt được 2 loài sán dây này
Fan (1988), Fan và cs (1990) tại Đài Loan. Năm 1992 Eom và cs xác định
sán dây châu Á đầu tiên ở Hàn Quốc. Sau đó Eom, Rim (1993) và Fan
(1995) xác định đây là loài sán dây mới và có tên là Taenia asiatica. Đến
năm 1994, sán dây châu Á đã được xác định có ở Đài Loan, Hàn Quốc,
Inđonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam [24].

Vật chủ trung gian của sán dây châu Á là lợn Fan (1990) [87]. Ấu trùng sán
dây châu Á ký sinh chủ yếu ở gan lợn và các phủ tạng khác của lợn. Sau đó
hàng loạt các nhà khoa học đã nghiên cứu về dịch tễ, bệnh học, chẩn đoán,
điều trị bệnh sán dây Taenia saginata, Taenia asiatica. Đặc biệt là bệnh ấu
trùng sán lợn cysticercosis. Sự phát hiện ra sán dây châu Á tại Đài Loan
[87] và Hàn Quốc [104][128] có ý nghĩa quan trọng. Nhưng các công trình
nghiên cứu về bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn thì còn rất khiêm tốn.


5
Mani N.B.S (2001) nghiên cứu một bệnh nhân nam mang sán ở cơ
và được chẩn đoán bằng siêu âm. Hình ảnh CT scan cho thấy nang nhỏ,
giới hạn rõ, hình bầu dục với vùng tăng âm lệch tâm bên trong, viêm cơ
xung quanh nang hình ảnh Doppler cho thấy tăng sinh mạch máu ở cơ
chung quanh nang [109].
Nigam (2001) nghiên cứu 146 bệnh nhân do C. cellulosae có 6 bệnh
nhân (4.1%) nang sán ở miệng gồm: 3 ở môi và 3 ở niêm mạc miệng. Cả 6
bệnh nhân đều không có triệu chứng [122].
Theo nghiên cứu của Sekhar G.C (1998), nang sán ký sinh ở mí mắt,
kết mạc, giác mạc, triệu chứng thường gặp là nhìn mờ, chảy nước mắt,
giảm thị lực [135].
Sotelo.J (1985) nghiên cứu 753 bệnh nhân ấu trùng sán lợn ký sinh
trong và ngoài não tại viện thần kinh quốc gia Mêxico. Tuổi từ 5 - 56 có
biểu hiện lâm sàng gồm: Động kinh 52,4%, nhức đầu 43,4%, nôn, buồn
nôn 27,2%, rối loạn tâm thần 2,7%, giảm thính lực 1,4%, rối loạn thị giác
14,5%, chèn ép tuỷ sống 1,4% [138].
1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn ở Việt
Nam
Bệnh sán dây được mô tả từ thời Hải Thượng Lãn Ông. Người ta đã
sử dụng thuốc nam để chữa như: hạt bí ngô, hạt cau. Y học Việt Nam cũng

đã quan tâm nghiên cứu bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn [45][47].
Một số nghiên cứu về miễn dịch học của Phạm Trí Tuệ và Nguyễn
Thị Minh Tâm (1997), nghiên cứu kỹ thuật ELISA, xác định KN dịch nang
đặc hiệu hơn KN toàn nang, độ pha loãng thích hợp dịch nang tử 1/1000
đến 1/1500 [57].
Phạm Trí Tuệ (1997) với công trình "Đánh giá hiệu quả áp dụng kỹ
thuật miễn dịch để chẩn đoán một số bệnh ký sinh trùng". Xác định


6
nồng độ kháng nguyên tối ưu trên nang hoặc dịch nang từ 5 - 10 mcg/ml
[57].
Các tài liệu và sách giáo khoa hiện nay chỉ mô tả 2 loài sán dây chủ
yếu là sán dây bò T. saginata và sán dây lợn T. solium [57]. Đến năm 2001,
Nguyễn Văn Đề và Lê Thanh Hòa đã phát hiện sán dây châu Á Taenia
asiatica (đã thẩm định bằng sinh học phân tử)[23]. Nguyễn Văn Đề, Lê
Thanh Hoà, Hồ Sỹ Triều năm 2008 giám định phần tử loài sán dây Taenia
asiatica phân lập trên người tại tỉnh Hoà Bình và Hà Tây cũ bằng kỹ thuật
sinh học phân tử [11][21].
Hiện nay đã xác định sự lưu hành của sán dây châu Á ở nhiều tỉnh
[24][32].
1.2. Đặc điểm sinh học sán dây lợn Taenia solium, sán dây bò Taenia
saginata, sán dây châu Á Taenia asiatica và ấu trùng sán lợn
Cysticercus cellulosae
1.2.1. Vị trí phân loại
Các loài sán dây Taenia saginata, Taenia solium và Taenia asiatica
(Taenia saginata asiatica) thuộc giống sán dây Taenia, họ sán dây
Taeniidae, bộ Cyclophyllidea, dưới lớp Eucestoda, lớp sán dây Cestoda,
ngành sán dẹt Platyhelminthes [30] [37][38][115].
Họ sán dây Taeniidae có sán trưởng thành ký sinh ở ruột của động vật

ăn thịt và người, động vật có vú là vật chủ trung gian, cơ quan sinh dục
ngoài không cặp đôi ở mỗi đốt với lỗ sinh dục ở mặt bên không đều; trứng
là khối tròn rắn hình bánh xe; ấu trùng có dạng nang như là cysticercus, ấu
trùng nhiều đầu (coenurus), bọc sán (hydatid) hoặc mầm sinh sản
(strobilocercus).
Bộ Cyclophyllidea, sán có đầu với 4 hấp khẩu bằng cơ, có thể có mỏ và
có móc, có chuỗi đốt sinh sản với các giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi
đốt có ranh giới rõ ràng; trứng có hình tròn, không có nắp và chứa vết móc.


7
Dưới lớp Eucestoda, sán trưởng thành có cơ quan phía trước hoặc đầu
dính chặt với nhau và cơ thể được kéo dài ra bởi những chuỗi đốt sinh sản,
lưỡng tính và có chu kỳ với vật chủ trung gian.
Lớp Cestoda, nội ký sinh, không có hệ tiêu hoá và cơ thể được bao bọc
bởi lớp vỏ bảo vệ cấu tạo bằng glycosaccaride.
Ngành sán dẹt Platyhelminthes, cơ thể mềm, dẹt theo chiều trước sau,
không có xoang cơ thể, đối xứng cân đối, có 3 lá phôi, hệ bài tiết còn sơ
đẳng.
Trong họ Taeniidae Ludwig, 1886 bao gồm:
-

Giống Taenia có các loài Taenia saginata, Taenia solium,

Taenia asiatica, Taenia confusa, Taenia africana, Taenia taeniaeformis.
-

Giống Multiceps có các loài Multiceps multiceps, Multiceps

glomeratus, Multiceps serialis, Multiceps brauni.

-

Giống Echinococcus có các loài Echinococcus granulosus,

Echinococcus multilocularis.
Một số sán dây thuộc giống Taenia chỉ ký sinh trên động vật như T.
crassiceps, T. ovis, T. taeniaeformis, T. hydatigena, T. multiceps, T. serialis
and T. brauni và ấu trùng của chúng ký sinh trong cơ, trong hệ thống thần
kinh trung ương của vật chủ trung gian.
Bệnh ấu trùng sán dây của Taenia solium, T. saginata, T. crassiceps T.
ovis, T. taeniaeformis và T. hydatigena được gọi là Cysticercosis. Tuy vậy,
ấu trùng của T. solium được gọi là Cysticercus cellulosae; ấu trùng của T.
saginata được gọi là Cysticercus bovis; ấu trùng của T. crassiceps được gọi
là Cysticercus longicollis. Người có thể là vật chủ trung gian của T. solium,
T. crassiceps, T. ovis, T. taeniaeformis và T. hydatigena nhưng T. solium
thường gặp ở người, còn 4 loại còn lại rất ít gặp. T. solium là loài sán dây
mà chỉ có người là có khả năng vừa là vật chủ chính, vừa là vật chủ trung


8
gian. Động vật là vật chủ trung gian của 5 loài sán dây trên nhưng thường
gặp nhất là T. saginata và T. asiatica.
Bệnh ấu trùng sán dây do nhiễm Taenia multiceps, T. serialis và T.
brauni được gọi là coenurosis. Giai đoạn ấu trùng các loài sán dây này gọi
là Coenurus. Đôi khi giai đoạn của ấu trùng sán dây T. multiceps được gọi
là Coenurus cerebralis; giai đoạn ấu trùng của T. serialis được gọi là
Coenurus serialis; giai đoạn ấu trùng của T. brauni được gọi là Coenurus
brauni.
Người có thể là vật chủ trung gian của T. multiceps, T. serialis và T.
brauni; động vật cũng có thể là vật chủ trung gian của 3 loài này.

Trong tất cả các giống sán dây, quan trọng nhất là giống Taenia với sán
dây lợn (pork tapeworm) và sán dây bò (beef tapeworm) [24][105].
1.2.2. Hình thể sán dây lợn Taenia solium, sán dây bò Taenia saginata,
sán dây châu Á Taenia asiatica và ấu trùng sán lợn Cysticercus
cellulosae [24] [47][115][120].

Hình 1.1. Đầu sán dây T. solium, T. saginata và T. Asiatica
(Nguồn WHO/FAO/OIE Guidelines, 2005 )[120]
1.2.2.1. Sán dây bò Taenia saginata
Dài khoảng 2 - 12m gồm 1000 - 2000 đốt, dầu không có thuỳ và
không có vòng móc, có 4 giác bám, tử cung chia 12 - 32 nhánh. Đốt già


9
rụng và chủ động bò ra ngoài hậu môn hoặc theo phân nhưng còn di động,
trun giản. Vật chủ trung gian là trâu bò. Nang ấu trùng sán dây bò hình bầu
dục, màu hồng, kích thước 0,6 – 0,8 x 0,3 – 0,5cm chứa dịch màu đỏ và
đầu sán với 4 giác bám không có vòng móc. Nang ấu trùng sán dây bò
không ký sinh ở người, chỉ ký sinh ở trâu/bò [32][47].
1.2.2.2. Sán dây lợn Taenia solium
Dài khoảng 4 - 8 m có khoảng 900 đốt gồm 3 phần: Đầu tròn kích
thước 1mm, có 2 vòng móc gồm 22 - 32 móc, có 4 giác bám cổ mảnh dài
5mm là nơi sinh ra đốt non thân gồm các đốt non phía cổ có chiều dọc dài
hơn chiều ngang, chứa trứng, đốt sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái, tử
cung chia 7 - 11 nhánh, đốt già rụng từng khúc 5 - 6 đốt theo phân ra ngoài,
không di động. Vật chủ trung gian là lợn. Nang ấu trùng sán dây lợn hình
bầu dục và đầu sán có 4 gác bám và 2 vòng móc. Ấu trùng sán lợn sống ký
sinh ở lợn và ở người. Ấu trùng sán lợn có kích thước 0.3mm, sau gây
nhiễm 6 ngày, kích thước 6 - 9mm sau gây nhiễm 60 - 70 ngày và kích
thước 8 - 15mm, sau gây nhiễm 177 - 325 ngày. Nang ấu trùng sán lợn khi

ký sinh ở người to hơn khi ký sinh ở lợn. Nang ấu trùng sán lợn ký sinh
dưới da, cơ người, kích thước 0,5 x 1,5 – 2cm. Có nang sau hàng chục năm
phát triển tới kích thước 10 - 15cm và chứa 50ml dịch. Có trường hợp các
nang sán tập trung thành chùm như chùm nho, kích thước 10 - 20 cm và
chứa tới 60ml dịch. Tại Trung Quốc, Chen và cs quan sát thấy nang ấu trùng
dưới da, cơ có kích thước dao động 5 - 8mm, có nang 2cm, nang ở não thất
có kích thước 4 x 3,5 mm đến 8 x 7 mm nang ở nhu mô não có kích thước
5- 10mm, nang dưới màng nhện kích thước 10 - 15cm. Một vật chủ có thể
nhiễm hàng trăm nang ấu trùng sán lợn [120].
1.2.2.3. Sán dây châu Á Taenia asiatica
Dài khoảng 600 đốt. Đầu hình cầu, kích thước 0,959mm x 0,790mm,
có mô chày (lồi hoặc lõm) và có 2 vòng móc nhỏ bao quanh, có 4 giác bám.
Đốt non có mẩu lối phía sau, tử cung chia 17 nhánh và được chia ra 45


10
nhánh nhỏ. Đốt già rụng và theo phân ra ngoài. Nhưng còn chun giản di
động như sán dây bò Taenia saginata vật chủ trung gian là lợn, ấu trùng sán
dây Châu Á chủ yếu ký sinh ở gan lợn và các phủ tạng khác. Ấu trùng sán
dây châu Á được bao quanh bởi mô vật chủ màu vàng hoặc trắng sữa
đường kính 1 - 16mm. Khi nang ấu trùng còn sống, mô nang vật chủ trong
suốt kích thước 3,1 - 3,3mm. Mô nang vật chủ với ấu trùng sống chứa dịch
trong suốt bao quanh túi ấu trùng. Ấu trùng bị thoái hoá, mô nang vật chủ
chứa tế bào mủ hoặc dịch nhầy mầu vàng, túi ấu trùng bị calci hoá không
chứa dịch, đặc, màu trắng sữa, túi ấu trùng mủn. Nang ấu trùng sán dây
châu Á Taenia asiatica chưa xác định được ký sinh ở người [24][120].
1.2.2.4. Ấu trùng sán dây lợn Cysticercus cellulosae
Bệnh ấu trùng sán lợn ở người do ăn phải trứng sán dây lợn, ấu trùng
chủ yếu ký sinh ở cơ vân, cơ tim, trong não, trong mắt, dưới da. Nang ấu
trùng sán dây lợn hình bầu dục, màu trắng đục, chứa dịch trắng đục và đầu

sán với 4 giác bám và 2 vòng móc, ấu trùng sán lợn ở lợn có kích thước 0,3
mm sau gây nhiễm 6 ngày; kích thước 6 - 9 mm sau gây nhiễm 60 - 70
ngày và kích thước 8 - 15 mm sau gây nhiễm 177 - 325 ngày. Nang ấu
trùng sán lợn khi ký sinh ở người có kích thước to hơn khi ký sinh ở lợn,
nang dưới da kích thước từ 0,5 x 1,5 - 2 mm, có nang sau hàng chục năm
phát triển tới kích thước 10 - 15 cm và chứa 50 ml dịch; có trường hợp các
nang sán tập trung thành chùm như chùm nho, kích thước đến 10 - 20 cm
và chứa tới 60 ml dịch. Tại Trung Quốc, Chen và cs quan sát thấy nang ấu
trùng dưới da có kích thước dao động 5 - 8 mm, có nang 2 cm; nang ở não
thất có kích thước 4 x 3,5 mm đến 8 x 7 mm; nang ở nhu mô não có kích
thước 5 - 10 mm. Nang ấu trùng sán lớn ký sinh dưới màng nhện của não
có kích thước tới 10 - 15 cm. Một vật chủ có thể nhiếm tới hàng trăm ấu
trùng [24][115][120].


11

Hình 1.2. Đốt sán dây T. solium, T. saginata và T. Asiatica
(Nguồn WHO/FAO/OIE Guidelines, 2005 )[120]
1.2.3 Vị trí ký sinh của sán dây lợn taenia solium, sán dây bò taenia
saginata, sán dây châu Á taenia asiatica và ấu trùng sán lợn cysticercus
cellulosae.
Sán dây lợn T. solium, sán dây bò T. saginata, sán dây châu Á T.
asiatica sống ký sinh ở ruột người.
Ấu trùng sán lợn T. solium sống ký sinh dưới da - cơ, ở mắt, trong và
ngoài não người. Ngoài ra ấu trùng sán lợn còn có thể sống ký sinh ở bất kỳ
nơi nào trên cơ thể như: dây thần kinh, tuỷ sống và các cơ quan khác như
tim, phổi, thận, gan.... [120].
1.2.4. Dinh dưỡng của sán dây lợn Taenia solium, sán dây bò Taenia
saginata, sán dây châu Á Taenia asiatica và ấu trùng sán lợn cysticercus

cellulosae
Sán dây lợn, sán dây bò, sán dây châu Á, sống ký sinh ở đường ruột
và chiếm đoạt các chất dinh dưỡng và dưỡng chất của vật chủ hút các chất
dinh dưỡng của vật chủ [47].
Ấu trùng sán lợn ký sinh dưới da - cơ, ở mắt, trong và ngoài não và
các cơ quan khác. Chúng chiếm chất dinh dưỡng của vật chủ [24].


12
1.2.5. Chu kì phát triển của sán dây lợn Taenia solium, sán dây bò
Taenia saginata, sán dây châu Á Taenia asiatica và ấu trùng sán dây lợn
Cysticercus cellulosae

Hình 1.3. Chu kỳ phát triển của sán dây và ấu trùng sán lợn (nguồn CDC)
Chú thích: 1 = Sán dây trưởng thành sống ký sinh trong ruột người,
sán lưỡng tính và sinh sản bằng cách rụng đốt. Những đốt sán ra ngoài môi
trường bị thối rữa giải phóng trứng; 2 = Trâu, bò, lợn... ăn phải trứng hoặc
đốt sán phát tán trong môi trường hoặc ăn phân người có sán; 3 = Trứng
vào dạ dày và ruột (của trâu, bò, lợn), nở ra ấu trùng chui qua thành ống
tiêu hóa vào máu và tới các cơ vân tạo kén ở đó, ta gọi là bò gạo, lợn gạo; 4
= Người ăn phải thịt bò gạo, lợn gạo (gan lợn có ấu trùng) chưa nấu chín sẽ
nhiễm bệnh; 5 = ấu trùng sán vào ruột nở ra con sán dây trưởng thành. Lúc
mới nở sán dây chỉ có đầu và một đoạn cổ nhỏ (chỉ nhỏ như đầu đinh
ghim). Sán lớn lên bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ, sán dài dần ra từ
đầu ruột non đến cuối ruột già; 6 = Người ăn phải trứng sán dây lợn sẽ bị
bệnh người gạo còn gọi là bệnh ấu trùng sán lợn (cysticercosis), có địa
phương còn gọi là sán cơ, sán não [24][47][120].


13

1.2.5.1. Chu kì phát triển của sán dây lợn Taenia solium
Người ăn phải ấu trùng sán lợn trong thịt lợn, ấu trùng vào dạ dày,
ruột non, đoạn cổ sinh đốt mới, thành chuỗi đốt sán, sau khoảng 5 - 12 tuần
thành sán dây trưởng thành. Tuổi thọ của sán dây lợn khoảng 25 năm ký
sinh trong ruột người. Đốt sán rụng theo phân ra ngoài không cử động
thường 2 - 3 đốt sán dính vào nhau. Đốt sán ra môi trường bị phân huỷ giải
phóng trứng. Lợn ăn phải trứng hoặc đốt sán dây lợn, trứng vào dạ dày,
ruột nở ra ấu trùng, trứng xuyên qua thành ruột vào máu hoặc hệ bạch
huyết đến ký sinh ở các cơ, ở mắt, não và các gan, tim, phổi. Thời gian từ
khi nhiễm đến khi có ấu trùng trong cơ 8 tuần. Trứng sán dây lợn tồn tại ở
môi trường từ vài tuần đến vài tháng [115][120].
1.2.5.2. Chu kì phát triển của sán dây bò Taenia saginata
Người ăn phải ấu trùng sán dây bò, trong thịt trâu bò, ấu trùng vào dạ
dày, ruột, đoạn cổ sinh đốt mới, thành chuỗi đốt sán sau khoảng 3 tháng
(10 - 12 tuần) trong ruột người.
Đốt sán rụng tự động bò ra ngoài hậu môn hoặc theo phân ra ngoài,
còn cử động, trun giãn. Mỗi đốt sán chứa 50.000 - 80.000 trứng, bị môi
trường phân huỷ giải phóng trứng. Trâu, bò ăn phải trứng sán hoặc đốt sán.
Trứng vào dạ dày, ruột nở ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành ruột vào
máu, vào hệ bạch huyết và di chuyển đến ký sinh ở cơ vân, cơ tim...Thời
gian từ khi nhiễm ấu trùng sán đến khi ấu trùng sán đến ký sinh ở cơ mất
khoảng 10 tuần. Trứng sán dây bò tồn tại ở môi trường từ vài tuần đến hàng
tháng [32][47].
1.2.5.3. Chu kì phát triển sán dây châu Á Taenia asiatica
Người ăn phải ấu trùng sán dây châu Á Taenia asiatica trong gan,
phúc mạc, phổi của lợn ấu trùng vào dạ dày, ruột đoạn cổ nẩy chồi sinh đốt


14
sán mới, thành chuỗi đốt sán sau 10 - 12 tuần thành sán trưởng thành. Đốt

sán theo phân ra ngoài hậu môn còn cử động và trun giãn. Trứng sán dây
châu Á Taenia asiatica tồn tại trong môi trường từ vài tuần đến vài tháng.
Lợn văn phải trứng sán dây Châu Á. Trứng vào dạ dày, ruột nở ra ấu trùng
xuyên qua thành ruột vào máu, đến kí sinh ở gan, phổi...của lợn. Thời gian
từ khi nhiễm trứng sán dây châu Á đến khi ấu trùng đến ký sinh ở gan, phổi
mất khoảng 10 tuần [24][120].
1.2.6. Đáp ứng miễn dịch của vật chủ
Khi sán dây lợn T. solium, sán dây bò T. saginata, sán dây châu Á
T. aciatica và ấu trùng sán lợn C cellulosae xâm nhập vào cơ thể người.
Bản thân ký sinh trùng và các chất do ký sinh trùng tiết ra kích thích hệ
thống miễn dịch gây đáp ứng miễn dịch.
Flisser A (1988) nhận thấy ở những bệnh nhân nhiễm C. cellulosae
khi tiêm dưới da kháng nguyên của C. cellulosae cơ thể không đáp ứng.
Cũng theo Flisser đáp ứng miễn dịch, dịch thể trong bệnh ấu trùng sán lợn
chủ yếu tạo bởi globulin miễn dịch IgG [89].
Nghiên cứu của Aguilar R.F (2001) cho thấy ở trẻ em khi nang sán
ký sinh dưới màng nhện thì IL - 6 cao [65].
Theo Esters D.M (1991). IL - 6 thúc đẩy lymphoB sán xuất IgG và
IgE. Globulin miễn dịch có khả năng hoạt hoá bổ thể, opsonin hoạt hoá ký
sinh trùng để tăng thực bào [86].
Theo Zini D (1990) hiệu quả kháng thể IgG cao được tìm thấy trong
huyết thanh và dịch não tuỷ của các bệnh nhân ấu trùng sán lợn nặng . Hiệu
giá kháng thể IgG thấp của các bệnh nhân bị bệnh C. cellulosae trong não
nhẹ và các bệnh nhân không triệu chứng lâm sàng [152].


15
Estanol. B (1986) nhận thấy ở những bệnh nhân có nang sán trong
não, sau khi điều trị Paraziquantel, có sự gia tăng hiệu giá kháng thể IgG
trong dịch não tuỷ nhưng không tăng trong huyết thanh. Điều này làm cho

người ta nghĩ rằng có sự sản xuất tại chỗ những kháng thể chuyên biệt [85].
1.2.7. Đặc điểm phân bố bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn
1.2.7.1. Phân bố bệnh theo tuổi và nhóm tuổi
Ở bất kì lứa tuổi nào nếu ăn phải thịt lợn, trâu, bò, gan, phổi lợn có
ấu trùng sán dây đều có thể mắc bệnh sán dây hoặc nuốt phải trứng sán dây
lợn đều có thể mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn.
Theo Sotelo J (1985) nghiên cứu tại Viện Thần kinh Quốc gia
Mexico có 753 bệnh nhân ấu trùng sán lợn trong não, tuổi từ 5 đến 56,
trung bình là 31.5 tuổi [138].
Ferreira M. S 1/1985 - 12/1990 nghiên cứu tại bệnh viện Uberlandia,
bang Minas Gerais ở Brazil có 60 bệnh nhân ấu trùng sán lợn trong não, trong
đó có 10 trẻ em tuổi từ 4 đến 13 tuổi, trung bình 7,5 tuổi [88].
Ngô Đăng Thục và cs (1999) nghiên cứu tại Bệnh viên Bạch Mai và
Bệnh viên Hai bà trưng - Hà Nội có 118 bệnh nhân bệnh do C. cellulosae ,
tuổi từ 12 đến 82 tuổi [52].
1.2.7.2. Phân bố bệnh theo giới tính
Nhiều tác giả trên thế giới như Sotelo. J. nghiên cứu tại Viện thần kinh
Mexico từ 1/1977 - 12/1981, có 751 bệnh nhân C. cellulosae tuổi từ 5 đến 56
tuổi, gồm 383 (51%) nam và 368 (49%) nữ [139].
Carprio A nghiên cứu tại Bệnh viên Cuenaca, Ecuador từ tháng
7/1986 - 6/1990 có 336 bệnh nhân bị bệnh C. cellulosae tuổi từ 2 đến 87
tuổi, gồm 167 (49,7%) nam và 169 (50,3%) nữ [75].
Annette E. và cs, 2002 nghiên cứu ở Phú Hoà, Bắc Ninh, 12 bệnh
nhân bị bệnh C. cellulosae, gồm 8 nam và 4 nữ [67].


16
1.2.7.3. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp
Tỉ lệ nhiễm bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn cao là những nơi
chăn nuôi lợn, trâu bò và tại những lò mổ lợn, trâu, bò không hợp vệ sinh.

Moro P. L, 1994 nghiên cứu tỉ lệ nhiễm tại 3 vùng Ancash, Cuzeo và
San Martin ở Peru thì thấy vùng nào chăn nuôi lợn càng nhiều thì tỉ lệ mắc
bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn càng cao [119].
Theo nghiên cứu của Prasad K. N, 2002 ở vùng nông thôn miền Bắc
Ấn Độ, những thành viên của cộng đồng trong các trang trại chăn nuôi lợn
có 38% mắc bệnh sán dây trưởng thành và 12% mắc bệnh ấu trùng sán lợn
[127].
1.2.7.4. Phân bố bệnh theo các hành vi và thói quen.
Ăn uống không hợp vệ sinh, ăn thịt lợn, trâu bò, gan lợn chưa nấu
chín, ăn rau sống, uống nước không đun sôi.
Kuruvilla A, nghiên cứu từ 1986 - 1988 ở bệnh viên thuộc bang
Kerala, miền Nam Ấn Độ có 11 bệnh nhân bị bệnh C. cellulosae và 9 bệnh
nhân bị bệnh sán dây trưởng thành. Trong số này có 36% bệnh nhân ăn thịt
lợn sống và 18% bệnh nhân ăn rau sống, uống nước không đun sôi [103].
Varma A, 2002 nghiên cứu 592 bệnh nhân bị bệnh C. cellulosae.
Trong số các bệnh nhân này, có 39% ăn chay, 17,6% ăn thịt lợn sống,
82,4% không ăn thịt lợn, 38% uống nước không đun sôi và ăn rau sống
[144].
1.2.7.5. Phân bố bệnh theo vùng
Tuỳ những quốc gia số trường hợp nhiễm sán dây và ATSL ở nông
thôn và thành thị có khác nhau. Martinez (1997) nghiên cứu tại bệnh viện, số
bệnh nhân ở nông thông là 65%; số bệnh nhân ở thành phố là 35% [112].


17
Sousa A. Q. (1995) nghiên cứu 1998 bệnh nhân ở miền Bắc Bzazil, bệnh
nhân ở nông thôn là 56%; bệnh nhân ở thành phố 44% [140].
Martinez. E. B, 1997 nghiên cứu tại Bệnh viện Jiménez Dia, Madrid
từ 1960 - 1966 có 18 bệnh nhân bị bệnh C.cellulosae tuổi từ 22 đến 80 tuổi,
số bệnh nhân ở thành phố chiếm tỉ lệ 38%, ở vùng nông thôn 62% [112].

Sousa. A. Q. nghiên cứu tại Bệnh viện São José Bzazil từ 1988 1994 có 119 bệnh nhân bị bệnh C. cellulosae tuổi từ 5 đến 74 tuổi, số bệnh
nhân ở thành phố chiếm tỉ lệ 46%, và ở ngoại ô và nông thôn chiếm tỉ lệ
54% [140].
Nguyễn Văn Chương và cs (1998) điều tra một số tỉnh miền Trung
cho thấy, tỉ lệ nhiễm sán dây ở Khánh Hoà là 0,2% (xét nghiệm 3.696
người), tỉ lệ nhiễm sán dây ở Quảng Nam - Đà Nẵng là 0,6% (xét nghiệm
5.068 người), tỉ lệ nhiễm sán dây ở Phú Yên là 2,8 % (xét nghiệm 2.188
người). Triệu chứng lâm sàng làm đau bụng âm ỉ, rối loạn tiêu hoá và suy
dinh dưỡng [6].
Nguyễn Văn Đề và cs (1998) điều tra tại ĐắkLắc bằng xét nghiệm
phân bằng kĩ thuật Kato cho 1.494 người, số có nhiễm giun sán là 927
người, trong đó tỉ lệ nhiễm sán dây là 5,3%, tỉ lệ nhiễm sán dây ở Hà Nội là
3,4 - 4,7%, tỉ lệ nhiễm sán dây ở Lạng Sơn 1,6%, tỉ lệ nhiễm sán dây ở Cao
Bằng là 1,2%, tỉ lệ nhiễm sán dây ở Lào Cai là 2,8% [9]. Năm 2002, 2004,
Nguyễn Văn Đề và cs điều tra tại Yên Bái tỉ lệ nhiễm sán dây là 1,9%
(17/892), tỉ lệ ăn thịt lợn sống 47,4% (83/175) và tỉ lệ ăn thịt bò sống 23%
(40/174)[11]. Tại Bắc Ninh, tỉ lệ nhiễm trứng sán dây 22,5% [18].
Nguyễn Thị Hưng và cs (1999) đièu tra nhiễm giun sán tại tỉnh Ninh
Bình xét nghiệm 1.101 mẫu phân bằng kĩ thuật Kato, tỉ lệ nhiễm sán dây là
0,4% và nhiễm ấu trùng sán lợn 0,1% [35].


18
Lê Khánh Thuận, Đặng Thị Cẩm Thạch (2006) từ năm 2001 - 2005 ở
miền Bắc đã có 22 tỉnh có bệnh nhân nhiễm bệnh sán dây trưởng thành và
bệnh ấu trùng sán lợn. Ở đồng bằng tỉ lệ nhiễm sán dây từ 0,5 – 2%. Ở
trung du và miền núi tỉ lệ nhiễm sán dây 2 – 6%, nhưng ở miền núi và đồng
bằng có nơi nhiễm sán dây 9% [53].
1.3. Đặc điểm kiểu gen của sán dây Taenia saginata, Taenia solium,
Taenia asiatica và ấu trùng sán lợn Cysticercus cellulosae

Đặc điểm kiểu gen của sán dây và ấu trùng sán lợn được nghiên cứu
nhiều trên thế giới cũng như ở Việt Nam là chỉ thị di truyền hệ gen ty thể.
1.3.1. Nghiên cứu “kiểu gen” sán dây và ấu trùng sán lợn trên thế giới
Toàn bộ hệ gen sán dây bò (Taenia saginata, AY684274) đã được xác
định, có độ dài 13.670 bp, sán dây lợn (Taenia solium, AB086256) có độ
dài 13.709 bp và sán dây châu Á (Taenia asiatica, AF445798) có kích
thước 13.703 bp. Hệ gen có độ dài xấp xỉ nhau, chứa 12 gen mã hoá protein
(cox1-3; nad1-6 và nad4L; cob và atp6), 2 gen ARN ribosome (12S rARN
và 16S rARN) và 22 gen ARN vận chuyển (ký hiệu: trn) (Bảng 10.2). Cũng
giống như hệ gen ty thể của các loài sán dẹt khác, hệ gen ty thể của sán dây
không chứa gen mã hóa cho adenosine triphosphatase 8 (atp8). Có một số
vùng các gen lồng khung vào với nhau, đó là sự lồng gen ở nad4L vào gen
nad4, nad1 vào gen trnN và cox1 vào gen trnT [24][151].
Bộ mã khởi đầu của nhiều gen là ATG, nhưng có một số gen sử dụng
GTG; trong khi đó có khoảng 50% số gen kết thúc bằng TAG và 50% các
gen kết thúc bằng bộ mã TAA. Đối với sán dây bò T. saginata, 10 gen mã
hoá protein khởi đầu bằng bộ mã ATG, 2 gen còn lại (nad4 và atp6) là
GTG. Đối với sán dây lợn T. solium, có 11 gen mã hoá protein có bộ mã
ATG khởi đầu chỉ có một gen là GTG; trong khi đó tất cả gen của sán dây
châu Á có mã khởi đầu là ATG. Cá biệt, sán dây lợn sử dụng chỉ một


19
nucleotide T để kết thúc gen nad1. Kích thước các gen mã hoá protein của
hệ gen ty thể ở các loài Taenia gây bệnh ở người (T. solium; T. saginata; T.
asiatica) hầu như không thay đổi giữa các loài, trừ trường hợp gen nad1
(891 bp) và nad4 (1212 bp) của T. solium và gen cox2 của T. asiatica (576
bp) (Bảng 10.2). Gen ARN vận chuyển có cấu trúc hình lá sồi (hình chữ
thập), một số có khuyết một cánh tay (DHU-arm), độ dài của 22 gen trn
thay đổi trong khoảng 57-75 bp. Cũng giống như sắp xếp gen trong hệ gen

ty thể các loài sán dẹt khác, giữa hai tiểu phần lớn (16S) và bé (12S) của
ARN ribosom là gen ARN vận chuyển cystein (trnC)[24][97].
Hệ gen ty thể của sán dây bò T. saginata có một vùng ADN không mã
hoá (non-coding region) có độ dài 225 bp, phân chia thành 2 phân vùng:
phân vùng không mã hoá dài (LNR, long non-coding region) có kích thước
159 bp; và phân không mã hoá ngắn (SNR, short non-coding region) có độ
dài 66 bp. Hệ gen ty thể sán dây lợn T. solium có LNR dài nhất, 192 bp và
có SNR là 78 bp, trong khi đó sán dây châu Á giống như đặc điểm của sán
dây bò [151].
Kỹ thuật Multiplex-PCR là kỹ thuật sử dụng phản ứng PCR với đa
mồi được thiết kế bởi các gen đặc hiệu loài. Đối với Taenia, đã được thiết
kế mồi sử dụng gen ty thể của T. saginata với 629 bp, của T. asiatica với
706 bp, của T. solium châu Á với 474 bp [99].
Một số chuỗi gen của sán dây đã được truy cập trong Ngân hàng gen
thế giới (Genbank), bao gồm: Taenia asiatica Đài Loan TasTW AB066580
Nakao và cs (2002); Taenia saginata Trung Quốc TsaCN AB066581 Nakao
và cs (2002); Taenia solium Trung Quốc TsoCN1 AB066570 Nakao và cs
(2002); Taenia solium Trung Quốc TsoCN2 AB066571 Nakao và cs (2002);
Taenia solium Trung Quốc TsoCN3 AB086256 Nakao và cs (2002); Taenia
solium Thái Land TsoTL AB066572 Nakao và cs (2002); Taenia solium Ấn


20
Độ TsoIND AB066574 Nakao và cs (2002); Taenia solium Cameroon
TsoCR AB066579 Nakao và cs (2002); Taenia solium Equador TsoEQ
AB066576 Nakao và cs (2002); Taenia solium Indonesia TsoINX
AB066573 Nakao và cs (2002); Taenia solium Tanzania TsoTZ1 AB066578
Nakao và cs (2002); Taenia solium Tanzania TsoTZ2 AY211881 Boa và cs
(2003GB); Taenia solium Mexico TsoMX AB066575 Nakao và cs (2002);
Taenia solium Brazil TsoBR AB066577 Nakao và cs (2002); T. crassiceps

Mỹ TcrUS AF216699 Lê Thanh Hòa và cs (2000) [24][98].
1.3.2. Nghiên cứu kiểu gen sán dây và ấu trùng sán lợn ở Việt Nam
Từ năm 2001 đến nay, sinh học phân tử đã được ứng dụng trong lĩnh
vực giun sán, trong đó có sán dây và ấu trùng sán lợn gây bệnh trên người
tại Việt Nam. Sau khi xác định sán dây châu Á Taenia asiatica đầu tiên ở
Việt Nam năm 2001 (Nguyễn Văn Đề và cs, 2001) [23] và nhập Ngân hàng
gen thế giới (Taenia asiatica Việt Nam TasVN1 AF429313 Lê Thanh Hòa
và Nguyễn Văn Đề, 2001); tiếp tục là các loài sán dây bò Taenia saginata
và sán dây lợn Taenia solium (Nguyễn Văn Đề và cs, 2005)[19][24].
Các nghiên cứu ở Việt Nam đã giám định các mẫu sán dây trưởng
thành ký sinh trên người bao gồm sán dây châu Á (T. asiatica, phân lập trên
người, Ngân hàng Gen số AF429313; Nguyễn Văn Đề và cs, 2001; Lê
Thanh Hòa và cs, 2002); loài sán dây bò T. saginata, phân lập trên người và
đăng ký Ngân hàng Gen số: AY280802, AY280803, AY280804[13].
Theo Raf Somers và cs (2006) kiểm tra thành phần loài trên 65 mẫu
sán dây trưởng thành thu thập trên người tại bệnh viện Hà Nội. Kết quả cho
thấy 55,4% là loài Taenia asiatica, 38,5% là Taenia saginata và 6,2% là
Taenia solium [129].
Hà Viết Viên và cs (2008) định loại phân tử tại Viện sốt rét - Ký sinh
trùng - Côn trùng Trung ương tỉ lệ sán dây T. asiatica 58,46% (38/76), tỉ lệ


21
sán dây T. saginata 41,54% (27/76) và ấu trùng sán lợn là Taenia solium
11/11 (100%) [62].
1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn
1.4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh sán dây
1.4.1.1. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân xét nghiệm có đốt sán dây
trong phân
Theo Nguyễn Văn Chương và cs (1998) điều tra một số tỉnh miền

Trung cho thấy, tỉ lệ nhiễm sán dây ở Khánh Hoà là 0,2% (xét nghiệm
3.696 người), tỉ lệ nhiễm sán dây ở Quảng Nam - Đà Nẵng là 0,6% (xét
nghiệm 5.068 người), tỉ lệ nhiễm sán dây ở Phú Yên là 2,8% (xét nghiệm
2.188 người). Triệu chứng lâm sàng làm đau bụng âm ỉ, rối loạn tiêu hoá và
suy dinh dưỡng [6].
Theo nghiên cứu của Hồ Sỹ Triều, Nguyễn Mạnh Hùng (2009)
nghiên cứu 84 bệnh nhân. Triệu chứng lâm sàng đau bụng âm ỉ, buồn nôn,
nôn, rối loạn tiêu hoá, suy dinh dưỡng, suy nhược thân thể, ăn uống kém,
đầy bụng, bán tắc ruột, ngủ ít về đêm [58][59].
1.4.1.2. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân xét nghiệm có trứng sán
dây trong phân
Theo Nguyễn Văn Đề và cs (1998) điều tra tại ĐắkLắc bằng xét
nghiệm phân bằng kĩ thuật Kato cho 1.494 người, số có nhiễm giun sán là
927 người, trong đó tỉ lệ nhiễm sán dây là 5,3%, tỉ lệ nhiễm sán dây ở Hà
Tây là 3,4 - 4,7%, tỉ lệ nhiễm sán dây ở Lạng Sơn 1,6%, tỉ lệ nhiễm sán dây
ở Cao bằng là 1,2%, tỉ lệ nhiễm sán dây ở Lào Cai là 2,8% [9].
Theo Nguyễn Văn Đề và cs (2002) điều tra tại Yên Bái tỉ lệ nhiễm
sán dây là 1,9% (17/892), tỉ lệ ăn thịt lợn sống 47,4% (83/175) và tỉ lệ ăn
thịt bò sống 23,0% (40/174). Triệu chứng lâm sàng buồn nôn, không nôn,


22
rối loạn tiêu hoá, ăn uống kém, ngủ ít về đêm, đau bụng âm ỉ, nhức đầu, và
không triệu chứng lâm sàng [10].
1.4.1.3. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân đốt sán dây bò ra hậu môn
Theo Nguyễn Thị Hưng và cs (1999) điều tra nhiễm giun sán tại tỉnh
Ninh Bình xét nghiệm 1.101 mẫu phân bằng kĩ thuật Kato, tỉ lệ nhiễm sán
dây là 0,4%. Triệu chứng lâm sàng đốt sán dây thỉnh thoảng bò ra hậu môn,
buồn bực rất khó chịu vùng hậu môn, nhức đầu, đau bụng âm ỉ, rối loạn
tiêu hoá, bán tắc ruột [35].

1.4.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh ấu trùng sán lợn
1.4.2.1. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân có ấu trùng sán lợn ký sinh
dưới da - cơ
Amatya. B. M. 1999 nghiên cứu một bệnh nhân có nang dưới da,
sinh thiết nang soi dưới kính hiển vi thấy bao xơ với vài tế bào Langerhans,
thâm nhiễm bạch cầu ái toan, bên trong có đầu ấu trùng sán với đĩa hút và
móc [66].
Miura. H. 2000 nghiên cứu một bệnh nhân nữ 45 tuổi người Nhật
Bản có nang dưới da kích thước 2 x 1 cm ở vùng thượng vị, bệnh nhân
không có triệu chứng lâm sàng, sinh thiết nang soi dưới kinh hiển vi thấy
bên trong chứa dịch nhầy vàng nhạt và đầu ấu trùng sán [114].
Phạm Hoàng Thế và Phạm Trí Tuệ (1985) nghiên cứu 61 bệnh nhân
được điều trị tại bộ môn ký sinh trùng Đại học Y Hà Nội, các tác giả nhận
thấy tỉ lệ phân bố các nang sán ở chi trên 26,2%, bụng ngực 24,5%, lưng
9,3%, chi dưới 20,2%, đầu mặt 10,5%, cổ 9,3%. Các triệu chứng lâm sàng
động kinh 37%, nhức đầu 41%, giảm trí nhớ 29% [48].
Hứa Văn Thước và cs (2001) nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa trung
ương Thái Nguyên trong các bệnh nhân ấu trùng sán lợn ký sinh dưới da,
cơ, tỉ lệ nang sán ở chi trên là 10/10, chi dưới 8/10, đầu mặt và lưng 7/10,


23
vùng cổ 4/10. Triệu chứng lâm sàng nhức đầu 7/10, động kinh 5/10, máy
giật cơ 8/10 [54].
Trần Vinh Hiển, Trần Thị Kim Dung 1988 - 1996 nghiên cứu 23
bệnh nhân ấu trùng sán lợn, gồm nang ở mắt 7 bệnh nhân, nang dưới da 8
bệnh nhân. Triệu chứng lâm sàng nhức đầu 12 bệnh nhân, động kinh 7 bệnh
nhân, yếu liệt tứ chi 7 bệnh nhân [25].
1.4.2.2. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh nhân có ấu trùng sán lợn ký sinh
ở mắt

Nghiên cứu của Sekhar. G. C., Ursekar. M. A., Pandey. P. K.,
Rauniyar. R. K. nang ấu trùng sán lợn thường gặp ở các cơ xung quanh
nhãn cầu. Triệu chứng lâm sàng: làm lồi mắt, lác mắt [125] [130] [135]
[143].
Nghiên cứu của Sekhar. G. C., Gupta. S., khi nang ấu trùng sán lợn
ký sinh ở mí mắt, kết mạc, giác mạc, triệu chứng thường gặp là nhìn mờ,
chảy nước mắt [96] [135].
Nghiên cứu của Chung. G. W. (2002) và Lombrado. J. 2001, nang ấu
trùng sán lợn ký sinh trong nhãn cầu, võng mạc. Triệu chứng lâm sàng gây
giảm thị lực, mù mắt, chảy nước mắt [79], [106].
Nghiên cứu của Mandeep. S. B. 2002, nang ấu trùng sán lợn ký sinh
ở dây thần kinh thị giác. Triệu chứng lâm sàng: gây viêm thần kinh thị giác,
sốt, đau nhức [108].
1.4.2.3. Đặc điểm lâm sàng nhóm bệnh ấu trùng sán lợn ký sinh ở não
Sotelo. J nghiên cứu 753 bệnh nhân nang sán ký sinh trong và ngoài
não tại Viện Thần kinh Quốc gia Mexico từ năm 1985, tuổi bệnh nhân từ 5
- 56 tuổi, triệu chứng lâm sàng gồm động kinh 52.4%, nhức đầu 43.4%,
nôn ói 27.2%, rối loạn tâm thần 2.7%, giảm thính lực 1.4%, rối loạn thị
giác 14.5%, chèn ép tuỷ sống 1.4% [138].


24
Ferreira. M. S. nghiên cứu 10 bệnh nhân tại bệnh viện Uberlandia
Bang Minas Gerais, Brazil từ năm 1994, tuổi bệnh nhân từ 4 - 13 tuổi, triệu
chứng lâm sàng gồm động kinh 8/10, tăng áp lực nội sọ 6/10, viêm não
màng não 2/10, rối loạn tâm thần 1/10 [88].
Carpio. A. nghiên cứu tại bệnh viện Cuenaca, Ecuador từ năm 1994,
có 336 bệnh nhân ấu trùng sán lợn trong não tuổi từ 2 - 87; triệu chứng lâm
sàng thường gặp là động kinh 71% (239/336), tăng áp lực nội sọ 27%
(92/336), rối loạn vận động 16% (55/336), rối loạn tâm thần 8% (27/336),

liệt dây thần kinh sọ 21% (71/336) [75].
Buitrago. M. nghiên cứu tại bệnh viện Queens Hospital Center ở
Thành phố New York từ năm 1995, có 15 bệnh nhân tuổi từ 11 - 80; triệu
chứng lâm sàng gồm động kinh 86%, đột quỵ 6% [72].
Trần Vinh Hiển, Trần Thị Kim Dung (1997) nghiên cứu 23 bệnh
nhân mắc bệnh ấu trùng sán lợn bao gồm: 7 bệnh nhân nang ở mắt, 8 bệnh
nhân nang dưới da cơ. Triệu chứng lâm sàng: nhức đầu 12 bệnh nhân, động
kinh 7 bệnh nhân và yếu, liệt tứ chi 7 bệnh nhân [25].
Ngô Đăng Thục, Lê Đức Hinh, Nguyễn Chương, nghiên cứu tại
Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hai Bà Trưng Hà Nội năm 1999 có 118
bệnh nhân do ấu trùng sán lợn. Các triệu chứng lâm sàng gồm nhức đầu
87%, mất ngủ 80%, động kinh 60%, rối loạn cảm giác 25%, liệt vận động
8%, tổn thương thị giác 6% [52].
Hứa Văn Thước và cs (2001) nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa trung
ương Thái Nguyên có 10 bệnh nhân nang sán ký sinh dưới da - cơ và trong
não, triệu chứng lâm sàng gồm nhức đầu 5/10, động kinh 6/10 [54].
Nguyễn Văn Đề, Hồ Sỹ Triều, Lê Thanh Hoà (2008) nghiên cứu biểu
hiện bệnh lý trong chẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn cysticercosis. Triệu
chứng lâm sàng: đau đầu 29/30, nang ấu trùng sán lợn dưới da, cơ 28/30,


25
động kinh 14/30, ELISA máu dương tính 28/30, ELISA dịch não tuỷ tăng
các thành phần 11/15 [12].
1.4.2.4. Đặc điểm nhóm bệnh nhân không triệu chứng lâm sàng
Kasperek. S. 2001 nghiên cứu 1 bệnh nhân nang ấu trùng sán lợn
trong não. Nam 51 tuổi không có triệu chứng lâm sàng, CT scan thấy các
nang sán vôi hoá trong nhu mô não [100].
Caparros. L. D. 1997 nghiên cứu 2 bệnh nhân nữ nhập cư từ Haiiti
vào Guadeloupe, chụp CT Scan não thấy nhiều tổn thương cùng với phản

ứng HT dương tính nhưng không có triệu chứng lâm sàng. Sau thời gian 17
năm, 1 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng lâm sàng viêm màng não, và động
kinh toàn thể [74].
Chimelli. L. (1992 – 1997) nghiên cứu tại Khoa giải phẫu bệnh lý Bệnh
viện Ribeirao, Sao Paulo, Brazil trong tổng số 58 bệnh nhân nang ấu trùng sán
lợn trong não có 21/58 (55.2%) bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng
[76].
1.4.3. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn
1.4.3.1. Đặc điểm cận lâm sàng nhóm bệnh nhân xét nghiệm phân có đốt
hay trứng sán dây
Rodriguaez. C. R. 1999 tại Mêxico tỉ lệ nhiễm bệnh sán dây là 0,2%
- 1,5%. Trong đó, bệnh nhận có trứng sán dây trong phân là 28% và bệnh
nhân có đốt sán dây trong phân là 38% [132].
Garcia. N. J. (2003) tại Guatemala, tỉ lệ mắc bệnh sán dây là 1% 3,5%. Trong đó, bệnh nhân có đốt sán dây trong phân là 21,7%, bệnh nhân
ấu trùng sán lợn là 3,2% [92].
Sakai. H. (2001), tỉ lệ mắc bệnh sán dây là 2% - 2,5%. Trong đó,
bệnh nhân có trứng sán dây trong phân là 19,7% và bệnh nhân có đốt sán
dây trong phân là 38% [133].


×