Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH ĐẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.85 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH ĐẠT

Họ tên sinh viên
Lớp
Ngành
Thời gian thực tập
Giảng viên hướng dẫn

: T04/2017-T07/2017
: Ths. Phạm Thanh Hương

Hà Nội - Tháng 04 năm 2017


MỤC LỤC
Đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH ĐẠT..........................................................i
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.............................................................................23
- Do đặc thù về công việc và nhu cầu quản lý riêng của Công ty Cổ phần Thành Đạt, hiện
tại bộ máy kế toán của công ty đang được tổ chức theo mô hình tập trung, cùng chung một
hệ thống tài khoản kế toán, chung một hệ thống chứng từ kế toán, và được tập hợp số liệu
về một mối thống nhất cho toàn công ty. Cách tổ chức này rất hiệu quả và phù hợp với tình
hình sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý thực tế của công ty............................34

i



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
BH&QLDN
BTC
CSH
CP
HĐTC
HĐKD
LNTT

TSNH
TSDH
TSCĐ

Viết đầy đủ
Bán hàng và Quản lý doanh nghiệp
Bộ Tài chính
Chủ sở hữu
Cổ phần
Hoạt động tài chính
Hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế
Quyết định
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định

ii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH ĐẠT..........................................................i
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.............................................................................23
- Do đặc thù về công việc và nhu cầu quản lý riêng của Công ty Cổ phần Thành Đạt, hiện
tại bộ máy kế toán của công ty đang được tổ chức theo mô hình tập trung, cùng chung một
hệ thống tài khoản kế toán, chung một hệ thống chứng từ kế toán, và được tập hợp số liệu
về một mối thống nhất cho toàn công ty. Cách tổ chức này rất hiệu quả và phù hợp với tình
hình sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý thực tế của công ty............................34

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH ĐẠT..........................................................i
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.............................................................................23
- Do đặc thù về công việc và nhu cầu quản lý riêng của Công ty Cổ phần Thành Đạt, hiện
tại bộ máy kế toán của công ty đang được tổ chức theo mô hình tập trung, cùng chung một
hệ thống tài khoản kế toán, chung một hệ thống chứng từ kế toán, và được tập hợp số liệu
về một mối thống nhất cho toàn công ty. Cách tổ chức này rất hiệu quả và phù hợp với tình
hình sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý thực tế của công ty............................34

iv


LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây xu thế toàn cầu hóa cùng với việc phát triển nền
kinh tế thị trường đã làm cho nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến
mạnh mẽ. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những tác động tích cực của
ngành xây dựng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần
không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện

đại hóa đất nước. Tuy chỉ là một công ty vừa và nhỏ nhưng với 10 năm kinh
nghiệm cùng với việc tập trung khai thác địa bàn trọng điểm là khu vực kinh
tế còn nhiều khó khăn trên khu vực phía Tây Bắc, Công ty Cổ phần Thành
Đạt đã không ngừng tự khẳng định mình, mở rộng quy mô, có những bước
tiến vững chắc trên con đường chinh phục niềm tin của khách hàng và đồng
nghiệp trong ngành xây dựng không chỉ đối với địa bàn thành phố Hà Nội mà
còn với các tỉnh lân cận.
Trong quá trình thực tập tại công ty, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các
cô chú, anh chị trong các phòng ban công ty đặc biệt là các chị trong phòng
Kế toán đã giúp đỡ em có những hiểu biết chung về tình hình tổ chức bộ máy
quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác kế toán tại
công ty. Từ những hiểu biết đó em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp
của mình.
Báo cáo thực tập tổng hợp của em ngoài lời nói đầu và kết luận sẽ gồm
ba phần chính sau:
Chương 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Thành Đạt
Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty
Cổ phần Thành Đạt

v


Chương 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán
tại Công ty Cổ phần Thành Đạt
Vì nội dung nghiên cứu và tìm hiểu của báo cáo thực tập là tương đối
rộng nên trong một khoảng thời gian ngắn bản báo cáo thực tập không thể
tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp của
giảng viên Ths. Phạm Thanh Hương cùng các cô chú, anh chị trong Công ty
Cổ phần Thành Đạt.

Em xin chân thành cảm ơn!

vi


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH ĐẠT
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thành Đạt
1.1.1. Thông tin khái quát về công ty
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thành Đạt.
- Trụ sở chính: P4 nhà A, tập thể Thi công cơ giới, tổ 8, phường Thượng
Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Đại diện pháp luật: ông Lại Thế Chất
- Chức vụ: Giám đốc
- Giấy phép đăng kí kinh doanh số 0101408282 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố Hà Nội ngày 13/10/2003.
- Mã số thuế: 0101408282
- Điện thoại: 0433119894

Fax: 0433119893

- Số tài khoản: 45010004488866 tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân.
- Loại hình: Công ty cổ phần
- Vốn điều lệ: 30.000.000.000đ (Ba mươi tỷ đồng)
- Ngành nghề kinh doanh chính: Hoạt động xây dựng chuyên dụng.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngày 13/10/2003: Công ty Cổ phần Thành Đạt được ra đời và chính

thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 30.000.000.000đ (Ba
mươi tỷ đồng) theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0101408282 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội ký quyết định. Trong những ngày đầu mới
đi vào hoạt động, Công ty phải đương đầu với những khó khăn của nền kinh

1


tế bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng, của thời kỳ cơ chế thị trường có sự cạnh
tranh gay gắt của các thành phần kinh tế. Thị trường đầu ra của Công ty chưa
được mở rộng do còn hạn chế trong công tác tổ chức thi công và bàn giao
công trình. Nhưng chính trong điều kiện này, Công ty mới tìm được hướng đi
riêng cho mình, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và đẩy mạnh công tác
tổ chức thi công và bàn giao công trình.
Giai đoạn từ năm 2007 cho đến nay: Với những khó khăn sớm nhận
được, Ban lãnh đạo Công ty đã huy động mọi nguồn lực và năng lực của
mình, đề ra các chiến lược kinh doanh, đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ,
trang bị thêm nhiều máu móc, phương tiện vận tải, thiết bị hiện đại, cải thiện
điều kiện lao động cho công nhân, phát huy tính tự chủ dáng tạo của cán bộ
nhân viên, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đã có
những thành công nhất định. Trải qua những giai đoạn khó khăn, Công ty
luôn có sự vận động để phù hợp với xu hướng phát triển chung.
Nhìn chung công ty đã duy trì và phát triển được nhịp điệu kinh doanh
tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động, hầu hết công ty đã thực hiện
được phương hướng đa dạng hoá sản phẩm thi công thông qua việc đội ngũ
cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao. Mô hình sản xuất kinh doanh được thay đổi
cho phù hợp với điều kiện mới. Hiện nay, Công ty đã đóng góp vào sự phát
triển chung của toàn quận Thanh Xuân bằng các dự án lớn đạt chất lượng cao.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của công ty như ngày
hôm nay chính là sự nhạy bén với cái mới, cạnh tranh bằng chất lượng và tiến

độ thi công, áp dụng công nghệ và các thiết bị thi công tiên tiến, hiện đại cùng
với độ ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, lành nghề.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Thành Đạt
1.2.1. Nhiệm vụ, chức năng của công ty

2


- Lập, thẩm tra báo cáo đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình
công nghiệp, dân dụng, giao thông thủy lợi, thông tin liên lạc, hạ tầng kỹ thuật đô
thị và khu công nghiệp.
- Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế về việc thiết kế, mua sắm
thiết bị, xây lắp, quản lý dự án các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thủy lợi.
- Thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc, ngoại thất công trình xây dựng dân dụng,
công nghiệp.
- Xây dựng công trình đường bộ, san nền. Xây dựng cấp thoát nước, môi trường
nước, đối với khu đô thị, công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.
- Xây dựng kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm xây dựng
So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng có những đặc điểm
kinh tế kỹ thuật đặc trưng, được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây dựng và quá
trình sáng tạo ra sản phẩm của ngành.
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp,
thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn đòi hỏi các nhà xây dựng phải dự đoán
trước xu hướng tiến bộ xã hội để tránh bị lạc hậu. Phong cách kiến trúc và
kiểu dáng một sản phẩm cần phải phù hợp với văn hoá dân tộc và do đó chất
lượng của các công trình xây dựng cũng phải được đặc biệt chú ý. Nó không

chỉ ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình và còn ảnh hưởng tới sự an toàn cho
người sử dụng.
Sản phẩm xây dựng mang tính tổng hợp phát huy tác dụng về mặt kinh
tế, chính trị, kế toán, nghệ thuật... Nó rất đa dạng nhưng lại mang tính độc lập,
mỗi một công trình được xây dựng theo một thiết kế, kỹ thuật riêng, có giá trị
dự toán riêng và tại một địa điểm nhất định, nơi sản xuất ra sản phẩm cũng

3


đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm hoàn thành được đưa vào sử dụng và
phát huy tác dụng. Những đặc điểm này có tác động lớn tới giá trị sản xuất
ngành xây dựng.
Trong những năm qua Công ty Cổ phần Thành Đạt đã hoàn thành và
bàn giao cho chủ đầu tư rất nhiều sản phẩm công trình như sau:
Bảng 1.1: Danh sách công trình hoàn thành bàn giao
STT

Tên sản phẩm công trình

Giá trị công trình (triệu đồng)

Năm thi công

1

Thi công xây dựng và lắp

16.094,6


– hoàn thành
2007-2010

2

đặt thiết bị nhà văn phòng
Tư vấn, thi công lắp đặt và

80.473,6

2008-2011

3

hệ thống nhà văn phòng
Sửa chữa lớn, xây dựng

144.851,4

2010-2011

209.229,8

2009-2011

5

xuất
Xây dựng và lắp đặt thiết bị


52.142,3

2010-2013

6

phòng cháy chữa cháy
Xây dựng và lắp đặt thiết bị

93.856,1

2011-2014

7

chiếu sáng văn phòng
Thi công và lắp đặt hệ

135.569,8

2012-2015

9

thống điều hòa
Thi công xây dựng trụ sở

156.426,7

2013-2016






nhỏ và cải tạo nhà xưởng
4

sản xuất
Xây dựng và lắp đặt hệ
thống xử lý nhà máy sản

làm việc




(Nguồn: Phòng Kế toán)
Quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao
và đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc quy mô và tính chất phức
tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều

4


giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia thành nhiều công việc khác nhau,
các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời chịu tác dộng rất lớn của các nhân tố
môi trường xấu như mưa, nắng, lũ, lụt... đòi hỏi các nhà xây dựng phải giám
sát chặt chẽ những biến động này để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh
hưởng xấu của nó.

Sản phẩm xây dựng là sản phẩm đơn chiếc và được tiêu thụ theo cách
riêng. Các sản phẩm được coi như tiêu thụ trước khi được xây dựng theo giá
trị dự toán hay giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) do đó tính chất
hàng hoá của sản phẩm xây dựng không được thể hiện rõ bởi vì sản phẩm xây
dựng là hàng hoá đặc biệt.
1.2.2.2. Đặc điểm về thị trường
Thị trường xây dựng hiện nay rất đa dạng và phong phú, sự cạnh tranh
của ngành xây dựng chính vì vậy mà ngày càng gay gắt. Thị trường xây dựng
của công ty hiện nay không chỉ có thị trường thành phố Hà Nội, các tỉnh Tây
Bắc mà thị trường đó còn rộng lớn mang tính chất toàn quốc và các nước
trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng với tiềm lực hiện nay thì thị trường của
doanh nghiệp chủ yếu là thị trường tại thành phố Hà Nội và tỉnh Tây Bắc.
Trong đó, thị trường tại thành phố Hà Nội chiếm tỷ trọng 45% và tỉnh Tây
Bắc chiểm tỷ trọng 55%. Trong những năm gần đây công ty cũng gặp không
ít khó khăn về trên thị trường, vì vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ chính các
doanh nghiệp tại Hà Nội và nhất là các doanh nghiệp đến từ Hưng Yên, Hải
Phòng, Quảng Ninh,.. với tiềm lực về vốn, lao động dồi dào, công nghệ thi
công tiên tiến. Đặc biệt hơn nữa là doanh nghiệp còn phải đối mặt sự cạnh
tranh đến từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc,…với giá chào thầu rất rẻ.
1.2.2.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Công ty Cổ phần Thương mại Máy công trình là một đơn vị chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên khoản mục chi phí về nguyên vật

5


liệu chiếm từ 70% đến 80% trong tổng chi phí sản xuất thi công. Nguyên vật
liệu sử dụng trong Công ty Cổ phần Thương mại Máy công trình nói riêng và
lĩnh vực xây dựng nói chung là rất đa dạng và phong phú.
Danh mục bộ mã vật tư vật liệu hiện đang sử dụng được thể hiện trong

bảng 1.1 sau:
Bảng 1.2: Sổ danh điểm vật tư
SỔ DANH ĐIỂM VẬT TƯ
Nhóm

TK vật tư

1521.01
1521.01.01
1521.01.02
1521.02
1521.02.01
1521.02.02
1521.03
1521.03.01
1521.03.02
1521.04
1521.04.01
1521.04.02

Tên, nhãn hiệu quy
cách vật tư
Thép
Thép phi 6
Thép phi 8
Xi măng
XM PC 30 Bỉm Sơn
XM PC 40 Tam Điệp
Cát
Cát đen

Cát vàng
Đá
Đá 1x2
Đá 2x4
(Nguồn: Phòng Kế toán)

Đơn vị tính

Ghi
chú

Cây
Cây
Cây
Tấn
Tấn
Tấn
Khối
Khối
Khối
Khối
Khối
Khối

1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Do đặc điểm là ngành xây dựng nên quy trình sản xuất của Công ty
không phải là những máy móc thiết bị hay dây truyền sản xuất tự động mà là
quy trình đấu thầu, thi công, bàn giao các công trình, máy móc sửa chữa một
cách liên hoàn.
Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty

Cổ phần Thành Đạt như sau:

6


Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm xây dựng tại công ty
Khảo sát địa chất,
địa hình công trình
và thiết kế bản vẽ thi
công, lập dự toán.

Lập tổng tiến độ,
tiến độ chi tiết xây
dựng công trình.

Tổ chức thi công
phần thô.

Tổ chức thi công
phần móng.

Lắp đặt thiết bị, hệ
thống cấp điện, cấp
nước cho tòa nhà và
từng căn hộ.

Tiến hành hoàn thiện
công trình từ mái
xuống tầng 1.


Lập biện pháp thi
công, tổ chức bộ máy
quản lí nhân lực, thiết
bị thi công, vật tư.

Xử lí hạ tầng, hệ thống
cấp thoát nước.

Tổ chức nghiệm thu,
bàn giao và đưa công
trình vào sử dụng.

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật thi công)
Thuyết minh quy trình sản xuất sản phẩm xây dựng tại công ty
(1) - Khảo sát địa chất, địa hình công trình và thiết kế bản vẽ thi công.
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình thi công, xây lắp, được bắt đầu
ngay sau khi có kết quả trúng thầu, được chủ đầu tư giao thiết kế kỹ thuật,
mặt bằng công trình. Nhà thầu có trách nhiệm triển khai công tác khỏa sát đia
chất, địa hình công trình, lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán chi tiết trình
chủ đầu tư phê duyệt, tiến hành thỏa thuận và ký hợp đồng xây lắp.
(2) - Giai đoạn lập tổng tiến độ, tiến độ chi tiết xây dựng công trình.
Sau khi nhận được hồ sơ thiết kế kỹ thuật và mặt bằng xây dựng từ chủ
đầu tư, nhà thầu tiến hành lập tổng tiến độ, tiến độ chi tiết để thi công công
trình.
(3) - Lập biện pháp thi công, thiết bị thi công, vật tư.

7


Để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị tham gia thi công thì

công tác lập biện pháp thi công là công việc hết sức quan trọng. Để đảm bảo
công trình ti công đúng tiến độ như cam kết, nhà thầu phải tổ chức đầy đủ bộ
máy quản lí (có thể thành lập ban chỉ huy công trường): đủ cán bộ kỹ sư; kỹ
thuật viên giàu kinh nghiệm; đội ngũ công nhận lành nghề có bâc thợ cao; tổ
chức đầy đủ thiết bị thi công (ôtô, cần trục, máy hàn…) và tính toán vật tư
đầy đủ đáp ứng thi công theo đúng tiến độ.
(4) - Xử lý hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước.
Nhà thầu phải xử lý tốt hệ thống thoát nước thải từ tòa nhà ra hệ thống
chung của thành phố, hệ thống cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước sạch của
thành phố vào hệ thống cấp nước của tòa nhà. Khi được chủ đầu tư nghiệm
thu giai đoạn này nhà thầu mới có thể thi công giai đoạn tiếp theo.
(5) - Tổ chức thi công phần móng.
Công tác thi công phần móng hết sức quan trọng bởi đây là công việc
an toàn và bền vững nhất của công trình, bao gồm các công việc: đổ bê tông
cọc; đóng ép cọc đúng tiến độ; thi công các phần ngầm dảm bảo kỹ thuật – an
toàn. Giai đoạn này phải được chủ đầu tư nghiệm thu mới thi công giai đoạn
tiếp theo.
(6) - Tổ chức thi công phần thô.
Căn cứ tiến độ, biện pháp thi công đã được lập, tiến hành đổ bê tông cốt
thép phần tầng 1 và tiến hành xây thô tầng 1. Tiếp tục dầm sàn tầng 1, bê tông
cốt thép cột tầng 2, xây thô tầng 2. Tiếp tục công việc như trên … đổ bê tông
dầm sàn tầng n, bê tông cốt thép cột tầng n+1, xây thô tầng n+1.
Đổ bê tông cốt thép tầng mái.
(7) - Lắp đặt hệ thống cấp điện, cấp và thoát nước cho tòa nhà và từng căn hộ.
Giai đoạn này bao gồm các công việc: Lắp đặt thiết bị thang m¸y nhà vệ
sinh, lắp đặt hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước.

8



(8) - Tiến hành hoàn thiện công tình từ mái xuống tấng 1.
Căn cứ vào tiến độ, biện pháp thi công, tiến hành trát, ốp tường; lát các
sàn, lắp cửa, sơn tường, sơn cửa,…Những công việc này được tiến hành từ
tầng cao xuống tầng thấp.
(9) - Tổ chức nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào sử dụng.
Sau khi công trình hoàn thành theo tiến độ, nhà thầu yêu cầu chủ thầu
đầu tư nghiệm thu một cách tổng thể và bàn giao công trình đưa vào sử dụng,
đồng thời tiến hành làm hồ sơ hoàn công, các thủ tục thanh quyết toán và
thanh lý hợp đồng.
Quy trình sản xuất sản phẩm xây dựng tại công ty do phòng Kỹ thuật
thi công đảm nhận.
Hoạt động xây dựng ở Công ty được thực hiện chủ yếu qua phương
thức là tham gia đấu thầu công trình, hạng mục công trình. Khi một đơn vị tổ
chức có nhu cầu xây dựng một công trình hay hạng mục công trình nào đó,
đơn vị hoặc tổ chức đó sẽ tiến hành mời thầu. Căn cứ vào điều kiện khả năng
tài chính của mình, Công ty sẽ tiến hành tham gia dự thầu. Sau khi đăng ký
tham gia dự thầu, Công ty sẽ tiến hành lập dự toán chi phí đấu thầu trên cơ sở
tổng hợp thông tin về chi phí sản xuất, xây dựng, lắp đặt, bàn giao và cả chi
phí cơ hội, chi phí rủi ro.
Căn cứ vào giá dự toán này và trên cơ sở xem xét các đối thủ cạnh
tranh cùng tham gia dự thầu, Công ty sẽ đưa ra giá thầu hợp lý. Giá thầu này
được bảo đảm đủ để thắng thầu nhưng cũng đạt được giá thầu cao nhất có thể,
để có thể vừa bảo đảm chất lượng cho việc thi công công trình, hạng mục
công trình và phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất phát sinh để đạt
được mức lợi nhuận cao nhất. Sau khi thắng thầu, Công ty cùng đơn vị, tổ
chức đó sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế và Công ty phải bảo lãnh thầu
thông qua ngân hàng với giá trị từ 0,5% đến 10% giá trị gói thầu.

9



1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Cổ phần Thành Đạt
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Công ty đã chọn mô hình quản lý trực tuyến chức năng đang được sử
dụng phổ biến với những ưu điểm và điều kiện áp dụng phù hợp với thực tế
quản lý tại công ty. Và được thể hiện ở sơ đồ 1.2 (trang bên):
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận
Hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Quyết
định phương hướng, nhiệm vụ phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm,
thông qua điều lệ bầu, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và bầu Ban
kiểm soát qua Nghị quyết của Đại Hội nhiệm kỳ và năm tài chính.
Hội đồng Quản trị: Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất
cả các quyền nhân danh của Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại Hội
đồng cổ đông. Có nhiệm vụ quản trị Công ty theo điều lệ, các quy chế của
Công ty và Nghị quyết của Đại Hội đồng cổ đông, giám sát hoạt động của
đồnglý,
cổ đông
Giám đốc điều hành và cán bộHộiquản
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh

doanh ngắn hạn, dài hạn hàng năm của Công ty trên cơ sở các mục tiêu chiến
lược do Đại Hội cổ đông thôngHộiqua
vàquản
thựctrịhiện các quyềnBan
nhiệm
vụ khác
đồng
kiểm soát
được quy định trong điều lệ của Công ty và Luật Doanh Nghiệp.

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Ban Giám đốc

Phòng
Kế toán

Phòng
Hành
chính

Phòng
Kế
hoạch

Phòng
Dự án
và đấu
thầu

Phòng
Kỹ
thuật thi
công

Phòng
Kinh tế
Kỹ
thuật

Đầu tư

10
Các đội xây dựng, sản xuất và xây lắp


Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
(Nguồn: Phòng Hành chính)
Ban Kiểm Soát: Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị,
Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý khác trong công việc quản lý điều hành
Công ty, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực và mức cẩn trọng
trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong công tác tổ chức
kế toán, thống kê, thẩm định báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo
tài chính hàng năm, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hôị Đồng Quản trị
và trình lên Đại Hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Chịu trách nhiệm
trước Đại Hội cổ đông về những Báo cáo kết luận của mình.
Ban Giám đốc:
Giám đốc công ty: chỉ đạo điều hành chung mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty đại diện pháp nhân của công ty trước pháp, luật đại
diện quyền lợi của toàn bộ công nhân viên toàn công ty.
Giúp việc cho giám đốc là bốn phó giám đốc:

11


Phó giám đốc phụ trách tài chính: chịu trách nhiệm quản lý hai phòng
Hành chính và phòng Tài chính Kế toán có nhiệm vụ và chức năng thực hiện
việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công nhân viên theo
quy đinh hiện hành. Được tuyển dụng lao động phù hợp với Luật lao động.
Ngoài ra, chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính – kế toán trước giám đốc.

Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: chịu trách nhiệm quản lý phòng
Kế hoạch, có nhiệm vụ và chức năng xây dựng đường lối, chiến lược kinh
doanh cho công ty, đưa ra kế hoạch bán hàng, marketing theo mùa vụ để đạt
doanh số quý, mùa vụ và hàng năm. Chịu trách nhiệm về doanh số và lợi
nhuận của công ty. Điều phối, phân công công việc cho bộ phận kế hoạch,
marketing, phát triển thị trường, huấn luyện, quản lý, tuyển dụng và đào tạo
trưởng, phó phòng thuộc bộ phận của mình và phát triển thị trường. Kết hợp
với nhân sự cấp cao khác trong hoạt động của công ty.
Phó giám đốc phụ trách dự án: chịu trách nhiệm quản lý phòng Dự án,
đấu thầu có nhiệm vụ thu thập, khai thác thông tin thị trường, tiếp thị, nắm bắt
các công trình, xây lắp, thực hiện việc chào giá đối với khách hàng. Tổng hợp,
theo dõi tiến độ thi công các công trình xây lắp để báo cáo lãnh đạo Doanh
nghiệp ra quyết định những biện pháp thi công phù hợp. Nắm bắt Chủ đầu tư
để thu hồi vốn cho doanh nghiệp.
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: chịu trách nhiệm quản lý phòng Kỹ
thuật thi công, cơ điện có những nhiệm vụ và chức năng sau: Giúp việc và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực quản lý kỷ thuật, chất lượng
công trình và công nghệ thi công. Công tác Hội đồng sáng kiến cải tiến kỷ
thuật, hợp lý hóa sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học, kỷ thuật công nghệ mới.
Công tác chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2000. Công tác theo dõi việc thực hiện tiến độ các công

12


trình, an toàn lao động. Công tác đào tạo và khảo thí nâng bậc công nhân kỷ
thuật thi công cầu.
Phòng Kế toán: Có ba nhiệm vụ chính
+ Nhiệm vụ công tác Tài chính tham mưa cho lãnh đạo thực hiện quyền quản
lý, sử dụng vốn, đất đai, tài sản, … thực hiện công tác đầu tư liên doanh, liên

kết thực hiện quyền chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài
sản. Thực hiện trích lập và sử dụng các quỹ của công ty theo quy định của
Nhà nước.
+ Nhiệm vụ công tác Thống kê: Tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy
kế toán thống kê phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất của công ty.
+ Nhiệm vụ giúp Giám đốc soạn thảo hợp đồng giao khoán chi phí sản xuất
cho các đơn vị trực thuộc và xây dựng quy chế phân cấp về công tác tài chính
kế toán của công ty cho các đơn vị.
Phòng Hành chính: Chịu trách nhiệm về công tác hành chính quản trị,
văn thư và đời sống y tế.
Phòng Kế hoạch: Với ba nhiệm vụ chính
+ Công tác kế hoạch gồm lập kế hoạch, giao kế hoạch triển khai, hướng dẫn
và kiểm tra các đơn vị thực hiện chỉ tiêu kế hoạch.
+ Công tác vật tư gồm xác định mặt bằng giá chuẩn cho từng loại vật liệu ở
từng thời điểm, tìm nguồn hàng, kiểm tra giám sát việc quản lý vật liệu.
+ Công tác tiếp thị: thường xuyên quan hệ cơ quan cấp trên các cơ quan hữu
quan, khách hàng,...
Phòng Dự án và đấu thầu: có nhiệm vụ tính toán khối lượng các công
trình. Lập tổng dự toán thi công các công trình. Phối hợp với phòng kế toán
thống kê, phòng kế hoạch và các đơn vị trực thuộc, thực hiện công tác thanh
quyết toán thu hồi vốn đối với A.

13


Phòng Kỹ thuật thi công: Có nhiệm vụ giám sát chất lượng mỹ thuật,
an toàn, tiến độ thi công các công trình của toàn công ty. Tham gia nghiên cứu
tính toán các công trình đấu thầu, khảo sát, thiết kế, tính khối lượng sửa chữa
nâng cấp các công trình nội bộ. Theo dõi số lượng, chất lượng toàn bộ thiết bị.
Thu thập thông tin và phổ biến các quy trình quy phạm mới. Chủ trì xem xét

sáng kiến cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tổ chức hướng dẫn đào
tạo về chuyên môn nghiệp vụ của phòng với đơn vị trực thuộc.
Phòng Kinh tế Kỹ thuật: Có nhiệm vụ thu thập, khai thác thông tin thị
trường, tiếp thị, nắm bắt các công trình, xây lắp, thực hiện việc chào giá đối
với khách hàng. Tổng hợp, theo dõi tiến độ thi công các công trình xây lắp để
báo cáo lãnh đạo Doanh nghiệp ra quyết định những biện pháp thi công phù
hợp. Nắm bắt Chủ đầu tư để thu hồi vốn cho doanh nghiệp.
Dưới là các đội xây dựng, sản xuất và xây lắp trực thuộc lại phân ra
thành các bộ phận chức năng: kỹ thuật, tài vụ, lao động tiền lương, an toàn,
các đội sản xuất. Trong các đội sản xuất phân ra thành các tổ sản xuất chuyên
môn hoá.
Mối quan hệ giữa các bộ phấn cấu thành của bộ máy quản lý thể hiện
mối quan hệ trực tuyến giữa cấp trên với cấp dưới, ngoài ra là quan hệ chức
năng giữa các phòng ban với giám đốc công ty với các đơn vị trực thuộc. Sự
lệ thuộc đó nhằm mục đích thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận
góp phần đảm bảo quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty thực
hiện đồng bộ có hiệu quả.
1.4 .Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần
Thành Đạt
1.4.1. Kết quả kinh doanh của Công ty
Trong những năm gần đây, Công ty phải đối mặt với không ít những
khó khăn phát sinh như sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường, giá cả, nguồn

14


hàng cũng như sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn thu được những kết quả cao và
luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đảm bảo hoạt động kinh doanh có
lãi, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Cụ thể kết quả hoạt động kinh

doanh của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1.Doanh thu
2.Doanh thu thuần
3.GVHB
4.LN gộp
5.DTHĐTC
6.CPHĐTC
7.CPQLDN
8.LN thuần
9.LNTT
10.Thuế TNDN
11. LNST

Năm

Năm

Năm

2014

2015

2016

106.026
106.026

86.216
19.810
340
2.226
16.191
1.734
1.257
365
891

208.569
208.569
181.509
27.023
699
5.354
19.154
3.213
3.092
801
2.291

321.892
321.892
291.031
30.861
1.487
6.810
20.477
5.060

5.290
916
4.374

Chênh lệch

Chênh lệch

2015/2014
Số tiền
%
102.543
96,7
102.543
96,7
95.293
110,5
7.213
36,4
359
105,6
3.128
140,5
2.963
18,3
1.479
85,3
1.835
145,9
436

119,4
1.400
157,1

2016/2015
Số tiền
%
113.323
54,3
113.323
54,3
109.522
60,3
3.838
14,2
788
112,7
1.456
27,2
1.323
6,9
1.847
57,5
2.198
71,1
115
14,4
2.083
90,9


(Nguồn: Phòng Kế toán)
Từ Bảng 1.1 ta thấy:
- Về doanh thu: so với năm 2014 tổng doanh thu năm 2015 tăng 102.543 triệu
đồng, chiếm mức tỉ lệ 96,7%. Đến năm 2016 chỉ tiêu doanh thu vẫn tăng lên
113.323 triệu đồng, chiếm 54,3% so với năm 2015. Có thể giải thích cho sự
gia tăng vượt bậc của tổng doanh thu 2014, 2015, 2016 này là do trong 3 năm
này Công ty đã kí kết được nhiều hợp đồng, trong đó, có một số hợp đồng có
giá trị cao, nhờ đó mà mức doanh thu được tăng cao. Điều này chứng tỏ được
vị trí và uy tín của Công ty ngày càng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công
ty ngày càng phát triển hơn.

15


- Về chi phí: có thể thấy được, khi Công ty nhận được nhiều hợp đồng, điều
này đồng nghĩa với việc Công ty phải bỏ ra một lượng chi phí lớn để phục vụ
cho quá trình thông suốt hoạt động sản xuất của mình. Trong đó, phải kể đến
là giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp. Qua bảng chi phí ta có
thể thấy cùng với sự gia tăng của doanh thu, giá vốn hàng bán và chi phí quản
lý doanh nghiệp của Công ty cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, năm 2015 giá vốn
hàng bán tăng 95.293 triệu đồng, chiếm 110,5% so với năm 2014, đến năm
2016 tăng 109.522 triệu đồng, tương đương tỷ lệ 60,3% so với năm 2015.
Năm 2015 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2.963 triệu đồng, chiếm tương
đương 18,3% so với năm 2014, đến năm 2016 phần chi phí này tăng lên 1.323
triệu đồng tương đương tăng 6,9% so với năm 2015.
- Về lợi nhuận sau thuế: mặc dù doanh thu của Công ty tăng vượt bậc trong 3
năm 2014, năm 2015, năm 2016, tuy nhiên, chi phí của Công ty trong 3 năm
này cũng không ngừng gia tăng nhưng lại thấp so với tỷ lệ tăng doanh thu.
Điều này dẫn đến tình hình lợi nhuận sau thuế của Công ty thực sự tăng, năm
2016 tăng 1.633 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 69,9% so với năm 2015, năm

2015 tăng 1.392 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 147,6% so với năm 2014.
- Về nộp ngân sách nhà nước: Do công ty làm ăn có lãi nên công ty thường
xuyên thực hiện đầy đủ trách nhiệm nộp thuế TNDN cho nhà nước và số tiền
nộp thuế đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 là 443 triệu đồng so với
năm 2014, năm 2016 là 565 triệu đồng so với năm 2015.
1.4.2. Tình hình tài chính của Công ty
Bảng 1.4: Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2014-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
A.TSNH
I. Tiền và

Năm 2014
ST
106.271
9.525

TT(%)
86,32
7,74

Năm 2015
ST
268.133
38.210

TT(%)
89,88
12,81


Năm 2016
ST
153.332
18.732

TT(%)
77,48
9,46

Chênh lệch

Chênh lệch

2015/2014
Số tiền
%
161.862 152,3
28.685 301,1

2016/2015
Số tiền
%
-114.801 -42,8
-19.478 -50,9

16


CKTĐT
III. Phải thu


44.305

35,99

67.850

22,74

76.941

38,88

23.545

53,1

9.091

13,4

ngắn hạn
IV.
Hàng

51.700

41,99

161.607


54,17

57.539

29,07

109.907

212,6

-104.068

-64,4

16.838
11.694
123.108

13,68
9,49
100

30.182
25.503
298.315

10,12
8,55
100


44.566
38.915
197.89

22,52
19,66
100

13.344
13.809
175.207

79,2
118,1
142,3

14.384
13.412
-100.417

47,6
52,6
-33,7

A. Nợ phải

86.365

70,15


263.124

88,20

8
161.136

81,42

176.759

204,6

-101.988

-38,8

trả
I. Nợ ngắn

86.365

70,15

259.436

86,97

152.386


77,00

173.071

200,4

-107.050

-41,3

0

3.688

1,23

8.750

4,42

3.688

-

5.062

137,2

-1.552


-4,2

1.571

4,5

tồn kho
B. TSDH
I. TSCĐ
∑TS

hạn
II. Nợ dài

-

hạn
B. Nguồn

36.743

29,85

35.191

11,80

36.762


18,58

vốn CSH
∑NV

123.108

100

298.315

100

197.89

100

175.207

142,3

-100.417

-33,7

8

(Nguồn: Phòng Kế toán)
Qua bảng 1.2 ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ
phần Thành Đạt có sự biến động tương đối ổn định, có thể do lúc đầu mới đi

vào hoạt động cho nên chưa mạnh dạn đầu tư nhiều để tăng quy mô SXKD.
Công ty cần sự thận trọng trong việc tìm hiểu và nắm bắt thị trường, tìm
hướng đầu tư phát triển đúng nhất. Tình hình tài sản và vốn đầu tư tăng dần,
(chủ yếu là TSCĐ và cơ sở hạ tầng). Tổng tài sản tăng dần, năm 2015 tăng
175.207trđ so với năm 2014, tức là tăng 142,3%; nhưng năm 2016 giảm
-100.417trđ so với năm 2015, tức là giảm 33,7%. Trong cơ cấu tài sản thì tài
sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ nhiều hơn, chủ yếu công ty đầu tư vào TSCĐ, mua
mới trang thiết bị phục vụ sản xuất và đầu tư xây dựng công trình. TSDH năm
2016 tăng 14.384trđ so với năm 2015, tức là tăng 47,6%; năm 2015 tăng
13.344trđ so với năm 2014, tức là tăng 79,2%. Điều này cho thấy, trong năm
2015 thì công ty đã đầu tư nhiều vào TSDH để thực hiện chiến lược phát triển
SXKD còn năm 2016 trong quá trình phát triển nên sự đầu tư giảm xuống
hoặc có thể do sự tác động của nền kinh tế có nhiều biến động không có lợi

17


cho việc SXKD mà công ty không có hướng đàu tư khác mà chỉ giữ sự ổn
định để quan sát sự thay đổi, chờ cơ hội thuận lợi nhất.
Nợ ngắn hạn năm 2015 tăng 173.071trđ so với năm 2014, tức là tăng
200,4%; năm 2016 giảm -107.050trđ so với năm 2015, tức là giảm 41,3%.
Điều này thể hiện công ty đã có kế hoạch thanh toán nợ rất tốt.
1.4.3. Các thông tin khác của Công ty
Cơ sở trang thiết bị và máy móc phục vục sản xuất kinh doanh
Với nguồn lực mạnh, với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác
thi công đã có sẵn và đang hoạt động, Công ty luôn đảm bảo thực hiện gói
thầu một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác và an toàn.

18



×