Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giao an chu de nghe nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.11 KB, 70 trang )

Chủ đề nghề nghiệp
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động của cơ thể.
- Trẻ có một số kĩ năng vận động để mô tả lại một số hoạt động, công việc của một số
nghề trong xã hội: nấu ăn, thợ may, thợ xây, giáo viên, bác sĩ…
- Phát triển các vận động phối hợp các giác quan.
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ biết được trong xã hội có nhiều nghề khác nhau.
- Biết tên gọi, công việc, đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm ích lợi của một số nghề gần gũi và
phổ biến
- Phát triển tính tò mò, hiểu biết, óc quan sát, khả năng so sánh, phân loại đồ dùng, sản
phẩm theo nghề.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ nói đúng tên gọi của nghề, tên gọi của một số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của
nghề.
- Nói được tên nghề, các công việc của bố, mẹ đang làm
- Sử dụng được từ, câu phù hợp khi trò chuyện về nghề ( tên gọi, sản phẩm…)
- Biết nói lên những điều trẻ biết và quan sát thấy.
4. Phát triển tình cảm xã hội
- Trẻ biết yêu cái đẹp và sự đa dạng phong phú về những công việc và sản phẩm của các
nghề. Biết quý trọng sản phẩm (thành quả) của người lao động và giữ gìn đồ dùng đồ
chơi.
- Thể hiện cảm xúc, tình cảm về các công việc trong xã hội qua các bức tranh vẽ, bài
hát, có cử chỉ lời nói kính trọng lễ phép đối với người lớn.
5. Phát triển thẩm mỹ
- Có tình cảm yêu quý, tôn trọng người lao động.
- Có một số thói quen tự phục vụ.
- Biết hát và kết hợp vận động đơn giản như: nhún nhảy, làm động tác biểu cảm …. theo
các bài hát về chủ đề Nghề nghiệp ( Cháu yêu cô chú công nhân, cô và mẹ )
- Thể hiện hứng thú khi tham gia các hoạt động vẽ, tô màu, nặn… để tạo ra những sản


phẩm của các nghề


II. MẠNG CHỦ ĐỀ
BÉ TẬP LÀM CÔ GIÁO
- Trẻ biết công việc và nơi làm
việc của cô giáo mầm non
- Trẻ biết 1 số đồ dùng của
giáo viên dạy học
- Bé có yêu quý cô giáo
không?
- Lớn lên bé có thích làm cô
giáo không?

BÉ BIẾT GÌ VỀ NGHỀ Y?
- Công việc của bác sĩ .
- Nơi làm việc của bác sĩ.
- Các công cụ, trang phục làm
việc của bác sĩ.
- Tình cảm của trẻ đối với bác
sĩ.

LỚN LÊN CON SẼ
LÀM GÌ?

BÉ TẬP LÀM CHÚ XÂY DỰNG
- Công việc của cô chú thợ xây.
- Nơi làm việc của cô chú thợ xây.
- Các công cụ, trang phục làm việc
của cô chú thợ xây.

- Sản phẩm của cô chú thợ xây.
- Tình cảm của trẻ đối với cô chú
xây dựng.

BÉ BIẾT GÌ VỀ NGHỀ NÔNG?
- Công việc chính của nghề nông:
Trồng lúa, cây ăn củ, quả, rau..
- Sản phẩm chính của bác nông dân
- Nơi làm việc của bác nông dân.
- Tình cảm của trẻ đối với bác nông
dân


KẾT QUẢ MONG ĐỢI
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Trẻ biết được tên gọi các
nghề gần gũi quanh trẻ.
- Trẻ gọi đúng tên đồ dùng
của các nghề.
- Trẻ hiểu ý nghĩa của ngày lễ
20/11.
- Trẻ mạnh dạng đọc thơ, trò
chuyện cùng cô. Trả lời tròn
câu, mạnh dạng.

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
*Dinh dưỡng:
Trẻ ăn được nhiều loại thức
ăn khác nhau, không kiên
khem.

Biết vệ sinh cá nhân trước
và sau khi ăn.
* Vận động:
Trẻ mạnh dạng tự tin thể
hiện các vận động cơ bản
một cách thành thạo.

Lớn lên con sẽ làm gì?

PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
* Tạo hình;
Trẻ biết sử dụng bút để vẽ
và tô màu theo sự hướng dẫn
của cô. Dùng đôi tay khéo
léo của mình để nặn được
các sản phẩm theo yêu cầu.
*Âm nhạc:
- Trẻ thuộc bài hát chủ đề
và nhún nhảy tự nhiên theo
nhạc.
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc
khi nghe cô hát.

PHÁT TRIỂN TÌNH
CẢM XÃ HỘI
- Trẻ yêu quý các nghề
trong xã hội.
- Trẻ thể hiện các nghề
qua vai chơi.
- Trẻ biết biểu lộ cảm

xúc trước không khí
ngày lễ hội.
- Trẻ biết yêu thương và
nhường nhịn bạn bè.
- Trẻ biết chào hỏi khi
gặp người lớn.

PHÁT TRIỂN NHẬN
THỨC
* Tìm hiểu xã hội:
- Trẻ có một số hiểu biết
vềcác nghề trong xã hội,
về ngày lễ 20/11, nhận
biết các đồ dùng của các
nghề.
* Toán:
Trẻ có khái niệm sơ
đẳng về các hình vuông,
tròn, chữ nhật, tam giác.


CHỦ ĐỀ NHÁNH 1

BÉ TẬP LÀM CÔ GIÁO
Thời gian thực hiện 1 tuần
Từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 11 năm 2017
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được tất cả các thầy cô dạy học gọi là nghề giáo viên.
- Biết được công việc của cô giáo Mầm Non: Vừa dạy vừa chăm sóc trẻ.

- Biết trả lời các câu hỏi của cô đưa ra: Con biết gì về công việc của cô giáo Mầm
Non?
- Trẻ học thuộc bài thơ: “ cô giáo của con”, bài hát: “cô và mẹ”.
- Biết ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam.
- Trẻ nhận biết tay trái, tay phải
2. Kỹ năng:
- Rèn sự khéo léo phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể thông qua hoạt động vận
động
- Rèn cho trẻ kỹ năng diễn tả về những công việc của cô giáo mầm Non bằng
những câu ngắn gọn, đủ câu.
- Trẻ đọc bài thơ “cô giáo của con” rỏ ràng, chính xác.
- Trẻ nhận biết tay trái, tay phải.
3. Thái độ:
- Vui thích khi kể về cô giáo của mình cùng cô và các bạn.
- Trẻ có một số hành vi tốt trong khi chơi, ăn uống, vệ sinh và giao tiếp lễ phép với
cô giáo.
- Thể hiện được tình cảm của trẻ đối với cô giáo thông qua các hoạt động tạo, trò
chơi phân vai.
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.

II. MẠNG NỘI DUNG


Những công việc mà cô giáo
thường làm: soạn giáo án, lên lớp
dạy, làm đdđc, chăm sóc trẻ….

Bé tập làm cô giáo

Đồ dùng của nghề dạy học


Tôi yêu nghề cô giáo.


III. MẠNG HOẠT ĐỘNG

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Vận động: Đi bước ngang dồn qua

qua vật cản
* Trò chơi: Mèo đuổi chuột, lộn
cầu vồng.

PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* KPKH: nhận biết tay

trái, tay phải

PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ

BÉ TẬP LÀM CÔ
GIÁO

Thơ: cô giáo của
con

PHÁT TRIỂN THẪM MỸ.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM
XÃ HỘI


- Trò chơi đóng vai: Cô giáo.
Người đầu bếp giỏi.
- Trò chơi xây dựng:
Trường học.
- Trò chơi học tập: chọn
dụng cụ cho nghề.

* Â m nhạc:
. DH: Cô và mẹ
. NH: Cô giáo em
. TC: Ai đoán giỏi


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Từ ngày 20/11 đến ngày 24/11/2017
Hoạt động

Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
- Cô đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất giày, dép, cặp đúng nơi quy
ĐÓN TRẺ định, tìm đúng tên của mình.
- Trao đổi với phụ huynh về chủ đề của tuần.
- Thể dục sáng, điểm danh, ăn sáng.
HOẠT
Q u a n s á t Q u a n s á t Q u a n s á t Quan sát sân Quan sát
ĐỘNG

lớp học
h o a , c â y thời tiết
trường, nghe thời tiết
NGOÀI
Trò chơi: xanh trong Trò chơi: kể chuyện về Trò chơi
TRỜI
Mèo đuổi trường
Mèo đuổi cô giáo
vận động:
chuột.
Trò chơi: chuột
T r ò c h ơ i : Mèo đuổi
Gieo hạt
Tạo dáng
chuột
HOẠT
KPTCXH
PTTM
PTNT
PTVĐ
PTNN
ĐỘNG CÓ
Bé biết gì DH: Cô và B é n h ậ n T h i n h a u Đọc thơ:
CHỦ
v ề n g h ề mẹ
b i ế t t a y bước ngang C ô g i á o
ĐÍCH
dạy học?
N H : C ô t r á i , t a y dồn qua vật của con
giáo em

phải
cản.
TC: Ai
đoán giỏi
HOẠT
- Góc phân vai: cô giáo, người đầu bếp giỏi.
ĐỘNG
- Góc xây dựng: Trường học của bé
GÓC
- Góc học tập: So hình, xem sách về các nghề.
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ, đọc thơ, tô màu tranh, làm
đồ chơi bằng lá cây.
- Góc thiên nhiên: Quan sát các loại hoa trong góc thiên nhiên của
lớp, nhận xét màu sắc, cấu tạo hương thơm của chúng.
HOẠT
- Trò chuyện về nghề dạy học, những công việc cô giáo thường làm
ĐỘNG
mà trẻ thấy.
CHIỀU
- Nghe kể chuyện , đọc thơ, hát những bài hát chủ đề.
- Nêu gương
- Chơi tự do chuẩn bị ra về


Hoạt động góc
NỘI
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
DUNG/
TÊN

GÓC
GÓC
Trẻ biết tên góc, Bộ đồ chơi nấu
PHÂN
b i ế t v à o g ó c ăn, búp bê, đồ
VAI
chơi, thể hiện chơi cô giáo….
Cô giáo, vai chơi , không
nấu ăn
tranh giành đồ
chơi
GÓC
XÂY
DỰNG
Trường
của bé
GÓC
HỌC
TẬP
Xếp
hạt,xem
sách,
truyện
tranh, xếp
hình rời
GÓC
NGHỆ
THUẬT
Tô màu,
nặn, xé

dán, lá
cây, hát

Trẻ vào góc
chơi, lấy gạch
xây thành hàng
rào nhẹ nhàng,
sắp xếp hợp lý.
Trẻ tham gia trò
chơi đúng luật,
lật sách nhẹ
nhàng từ trái
sang phải, ghép
hình rời thành
hình hoàn chỉnh

Biết di màu và
dán những đồ
dùng các nghề,
nặn những đồ
chơi sản phẩm
của các nghề mà
bé thích, biểu
diễn văn nghệ
GÓC
Biết chăm sóc
THIÊN
cây, lau lá cây,
NHIÊN
tưới cây, nhặt lá

Chăm sóc vàng, bắt sâu…
cây, lau
lá…

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG

Cô gợi ý giúp trẻ phân vai chơi:
mẹ, con, chị em, cô giáo, học
trò….
- Trò chuyện với trẻ về công việc
của mẹ hàng ngày: đi chợ, nấu
ăn…Cô giáo thì dạy học trò như
thế nào, chăm sóc như thế nào?
Bộ đồ chơi xây - Dạy trẻ kỷ năng xếp hàng rào,
dựng, đồ chơi lắp xây lớp học, xếp sân trường,
ráp, hoa cỏ….
trồng thêm một số hoa cỏ, trước
sân có bé đang đến trường….
Hạt, hình rổng,
sách chủ đề,
tranh ảnh về
nghề cô giáo
….Các hình
vuông, tròn, tam
giác, chữ nhật.

Cô hướng dẫn trẻ xếp hạt , lật
sách nhẹ nhàng từ trái sang phải.
Xếp hình và so sánh xem ai xếp
được nhiếu hơn, phân biệt đồ

dùng của các nghề trong xã
hội…..

Giấy vẽ có hình
các đồ dùng,
dụng cụ các
nghề, bút màu,
đất nặn, lá cây,
hồ dán, nhạc
cụ…

Cô cho trẻ xem tranh mẫu và trẻ
tô màu theo mẫu, dán vẽ thêm
những sản phảm của các nghề,
nặn những đồ chơi mà bé thích,
xếp lá cây thành những hình dụng
cụ các nghề. Hát, biểu diễn văn
nghệ…

Một số chậu hoa Cô hướng dẫn trẻ nhổ cỏ, tưới
kiểng, bình tưới , cây, lau lá cho cây, nhặt lá vàng
khăn lau….
cho vào thùng rác, vệ sinh góc
chơi, biết ích lợi của việc trồng
cây.


Qúa trình chơi: - Nhận ký hiệu vào góc chơi.
- Nhận xét thu dọn đồ chơi
Hoạt động ngoài trời

I. Mục tiêu:
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật: tên gọi nghề của ba mẹ, đồ dùng dụng cụ sử
dụng cho nghề giáo viên ….
- Tham gia chơi trò chơi đúng luật, nhiệt tình trong khi chơi, không xô đẩy
chen lấn bạn khi chơi.
- Giáo dục trẻ thương yêu, nhườn nhịn nhau khi chơi.
II. Chuẩn bị
- Sân trường sạch , thoáng mát.
- Phấn vẽ, thùng tưới để chăm sóc vườn của bé.
III. Tổ chức hoạt động
* Quan sát: quan sát thời tiết, sân trường, cây hoa kiểng.
- Cô cùng trẻ đi dạo chơi quanh sân trường, vừa đi vừa đọc đồng dao đến nơi
thoáng mát ngồi thành vòng tròn.
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm nổi bật của nghề giáo viên
- Bé nhìn thấy bác bảo vệ đang làm gì?
- Bé thấy công việc của bác bảo vệ như thế nào?
- Bé thích giúp bác bảo vệ và cô lao công nhặt lá vàng cho vào thùng rác
không?
- Bé có biết việc làm của mình đã giúp ích cho các bác và các cô như thế nào
không?
- Bé có muốn giúp các cô tưới cây không?
* Trò chơi: Mèo đuổi chuột, gieo hạt, tạo dáng.
- Cô gới thiệu luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi vài lần
- Cô động viên trẻ chơi đúng luật, tích cực tham gia chơi cùng bạn.
* Dạo chơi sân vườn:
- Cô hướng dẫn trẻ dạo chơi tham quan sân vườn trường, giới thiệu cho trẻ
biết về một số cây trồng có ở sân trường.
- Hướng dẫn trẻ cách tưới cây.
- Cho trẻ trải nghiệm: tưới cây trong vườn trường

* Chơi tự do:
- Trẻ biểu diễn trên sân khấu ngoài trời.
- Vẽ theo ý thích.

Trẻ chơi tự do trên sân trường



Thứ hai
A. ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Thực hiện như đã soạn
C. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực khám phá tình cảm xã hội
Tên bài:
Bé biết gì về nghề dạy học
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết tên nghề, đồ dùng phục vụ cho nghề dạy học.
- Kỉ năng: Nhanh nhẹn khi chơi và thực hiện đúng theo yêu cầu của cô.
- Giáo dục trẻ biết chơi cùng nhau, nhường nhịn cùng nhau khi chơi, biết yêu quý cô
giáo.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ nghề giáo viên, đồ dùng của nghề giáo viên.
- Tranh lô tô
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện, gợi mở
- Cô cho trẻ hát : “ Cô và mẹ”.
- Cả lớp hát.

- Đàm thoại với trẻ:
+ Các con vừa hát bài nói về ai? - Trẻ tự trả lời.
+ Mẹ có thương yêu các con
không? Ở nhà mẹ đã làm gì cho các - Trẻ lắng nghe
con?
+ Khi đến trường các con gặpai? - Trẻ trả lời
Cô giáo cũng giống như là người mẹ
thứ 2 của các con, bây giờ lớp chúng
ta cũng đi tìm hiểu xem công việc của
cô giáo ở trường như thế nào nha.
* Hoạt động 2: nhận thức về nghề
dạy học
- Hỏi trẻ:
+ Các con đến trường để làm gì? - Trẻ tự trả lời.
+ Ai dạy các con học? Ai cho - Trẻ trả lời
các con chơi?
+ Vậy các con biết cô giáo làm - Trẻ trả lời
nghề gì không?
- Cho cháu xem tranh vẽ công việc


của cô giáo.
Hỏi:
+ Tranh vẽ ai?
- Trẻ trả lời
+ Cô giáo đang làm gì? Trước khi dạy - Trẻ lắng nghe
cô giáo phải soạn giáo án trước khi lên lớp đó
các con.
+ Đến lớp cô dạy con học những gì? Cô -Trẻ trả lời
dùng những dụng cụ gì để dạy các con học?

+ Khi học con phải như thế nào?
+ Ngoài dạy các con học cô còn tổ chức - Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
cho các con làm gì nữa đây? ( cho cháu xem
tranh )
+ Các bạn trong tranh đang làm gì mà - Trẻ trả lời
vui thế?
Cô rất yêu quý các con, dạy các con học còn - Trẻ lắng nghe
cho các con chơi với nhiều đồ chơi nữa . Khi
chơi các con nhớ đoàn kết không tranh giành ,
quăn ném đồ chơi nhé.
+ Hỏi: con biết bức tranh này cô đang - Trẻ trả lời
chăm sóc các con giờ gì vậy?
+ Cô dạy con những gì trong bữa ăn? - Trẻ nghe.
(Khi ăn các con phải ăn hết phần ăn mà cô đã
phân, không làm rơi vãy thức ăn ra ngoài và
không múc cho bạn phần ăn của mình để được
cô khen nha)
- Trẻ lắng nghe và trả lời.
+ Để cơ thể luôn khỏe mạnh da dẻ hồng
hào thì các con phải làm gì?( giáo dục trẻ tập
thể dục buổi sáng)
- Trẻ trả lời
+ Sau khi ăn xong cô giáo làm gì cho
con nữa?
- Trẻ trả lời
+ Trong giờ ngủ cô nhắc nhỡ các con
như thế nào?
- Trẻ lằng nghe
Giờ ngủ phải ngủ thật say không ai được cầm

- Trẻ trả lời
đồ chơi đi ngủ thế mới là bé ngoan.
+ Cô giáo ở trường giống như mẹ các con
ở nhà không? Vậy các con có thương yêu cô
- Trẻ nghe, trẻ tự trả lời.
giáo không nè?
+ Cô và các con vừa trò chuyện về
những công việc của cô giáo ở trường mầm


non? Ngoài ra còn có những thầy cô giáo dạy ở
các cấp học khác nữa các con có biết không?
Các thầy giáo, cô giáo dạy các anh, chị ở tiểu
học, trung học… cùng được gọi chung là nghề
giáo viên, sắp đến 1 ngày lễ quan trọng của tháng
11 có bạn nào biết không? Ngày đó là ngày lễ
gì?
* Hoạt động 3: Cho cháu chơi trò
- Trẻ nghe và tham gia chơi.
chơi về đúng nhà.
- Nêu cách chơi cho trẻ hiểu và cho trẻ
chơi (khi hát hết bài hát thì bạn trai về
nhà thầy giáo, bạn nữ về nhà cô giáo) - Trẻ nghe và trả lời.
- Cho trẻ chơi vài lần
Giáo dục: Trong xã hội có nhiều
ngành nghề khác nhau, nghề nào cũng
đáng quý. Trong đó nghề giáo viên mà
mọi người ai cũng kính trọng và các cô
rất vất vã để dạy dỗ, chăm sóc các con
để các con trở thành con ngoan trò giỏi.

- Cả lớp cùng chơi.
Thế các con phải làm gì để đền đáp
công ơn của các cô?
- Cho cháu chơi: Uống nước chanh
D. HOẠT ĐỘNG GÓC
Thực hiện như đã soạn
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Trò chuyện về công việc của ba mẹ và những người thân trong gia đình.
- Hát: “cô và mẹ”
- Nêu gương
- Chơi tự do, chuẩn bị ra về.

Thứ ba
A.ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG
B.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI


Thực hiện như đã soạn
C. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Môn: GDAN
Dạy hát:
CôVà Mẹ
Nội dung trọng tâm: dạy hát bài “Cô và Mẹ”
Nội dung kết hợp nghe hát: CÔ GIÁO EM
TCAN: AI ĐOÁN GIỎI
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Trẻ biết công việc làm của cô và mẹ. Trẻ nhớ và thuộc bài hát
- Kỹ năng: Chú ý nghe hát và thuộc lời bài hát, hát đúng theo giai điệu bài hát,
hứng thú nghe cô hát. Vận động đúng nhịp nhàng, thể hiện niềm vui sự thích thú

khi hát.
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn, yêu quý mọi người xung quanh,
tôn trọng các nghề trong xã hội.
II Chuẩn bị
- Đàn, máy, băng nhạc.
- Nhạc cụ, mũ chóp kính.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Lắng nghe, lắng nghe.
Các con hãy lắng nghe và trả lời câu đố của cô nha:
“ Ai dạy bé vẽ
Múa hát cùng chơi
Ai yêu thương bé
Như mẹ ở nhà”
- Nhìn xem cô có tranh vẽ gì đây?
- Cô giáo đang làm gì vậy?
- Đến trường các con được cô dạy biết bao nhiêu điều, nào là
được học được chơi, các con có thích không? Và hôm nay cô
sẽ dạy các con hát bài hát “ cô và mẹ” sáng tác của nhạc sĩ
Phạm Tuyên nha.
- Cô hát lần 1 cho trẻ nghe toàn bài hát.
Hỏi: trong bài hát nói về ai nè?
- Nội dung: Ở nhà mẹ là người chăm sóc và dạy dỗ các con,
còn khi đến trường thì cô là người dạy và quan tăm chăm sóc
cho các con đó.

Hoạt động của trẻ
- Nghe gì, nghe gì?


- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và
trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe


Các con có yêu mẹ và cô không? Vậy để biết ơn cô và mẹ các
con phải làm gì?
- Cô hát lần 2+ đàn cho trẻ nghe.
- Dạy trẻ hát cùng cô vài lần.
- Cho trẻ hát nâng cao.
* Hoạt động 2: Vận động theo nhạc
- Cô vỗ tay theo nhịp cho trẻ xem.
- Tập cho trẻ vỗ tay theo nhịp.
- Từng tổ hát + vỗ tay theo nhịp.
- Nhóm, cá nhân hát +vỗ tay theo nhịp.
- Cá nhân.
Cho trẻ hát theo tính hiệu tay của cô, tay cô chỉ đến tổ nào thì
tổ đó hát lớn và rỏ.
*Hoạt động 3: Nghe hát “cô giáo em” sáng tác của nhạc sĩ
Đỗ Mạnh Thường.
- Cô giáo là người quan tâm chăm sóc đặc biệt cho các con
những lúc con ở trường, vì vậy nhạc sĩ Đỗ Mạnh Thường đã
sáng tác bài hát có tên là “ Cô giáo em”, hôm nay cô hát cho
các con nghe bài hát này, các con chú ý nghe nha
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1
- Nội dung: Bằng những nốt nhạc êm nhẹ, nhạc sĩ đã nói

lên tình thương yêu của cô giáo đối với các con giống như mẹ
ở nhà.
- Cô hát lần 2 kết hợp múa minh họa.
- Cho trẻ nghe băng, cô minh họa.
Là bé ngoan phải biết vâng lời người lớn, thương yêu cô
giáo và ba mẹ đã cực nhọc nuôi các con thành người, vì vậy
các con phải biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh đồ dùng, đồ
chơi cất gọn gàng ngăn nắp mỗi khi chơi nha. Khi chơi phải
biết chơi ở những nơi an toàn, không lớn tiếng khi chơi gây
ồn, làm ảnh hưởng mọi người xung quanh nha
*Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Ai đoán giỏi”
- Cô giới thiệu cách chơi: 1 bạn lên ngồi đội mũ chóp kín
và lắng nghe xem ai đang hát, bạn hát đã sử dụng nhạc cụ gì.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô động viên nhắc nhỡ trẻ cố gắng đoán xem ai đang hát
và sử dụng nhạc cụ gì.
- Trò chơi “ Gió thổi” những đồ dùng về đúng nơi quy định
Kết thúc

- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng
nghe
- Trẻ nhìn xem
- Trẻ hát
- Nhóm, cá nhân tre
hát
- Trẻ hát theo tính
hiệu của cô
- Trẻ lắng nghe


- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chú ý nhìn
- Trẻ lắng nghe

-Trẻ cùng chơi
- Trẻ cất đồ chơi


D. HOẠT ĐỘNG GÓC
Thực hiện như đã soạn
F. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Trò chuyện về công việc của ba mẹ và những người thân trong gia đình.
- Hát: “cô và mẹ”
- Nêu gương
- Chơi tự do, chuẩn bị ra

Thứ tư
A.ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG
B.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Thực hiện như đã soạn
C. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực phát triển nhận thức

TAY PHẢI BÉ ĐÂU
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Trẻ nhận biết tay phải, tay trái
- Kỹ năng: Rèn cháu nề nếp trong học tập, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn.
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp, vệ sinh cá
nhân.

II. Chuẩn bị
- Quyển sách to, quyển sách nhỏ.
- Đồ dùng dạy học
- Vườn hoa.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết to- nhỏ
- Gió thổi gió thổi
- Thổi gì, thổi gì?
Thổi các con đến góc học tập cùng cô
- Trẻ lại gần cô
- Các con ơi, nhìn xem cô có gì đây?
- Trẻ nhìn
Cho trẻ so sánh 2 quyển tập, quyển tập dùng để làm - Trẻ trả lời
gì vậy con? Dành cho ai?
- Vì sau con biết?
- Trẻ trả lời
- Hát bài “ trời nắng, trời mưa”các tổ đi tìm cho cô - Trẻ cùng tìm
đồ dùng dành cho giáo viên, hết bài hát các con để đồ
dùng đó vào rổ của mình nha.
* Hoạt động 2: Nhận biết tay phải- tay trái


- Trẻ đại diện tổ chọn và cầm đồ dùng trên tay
Cô hỏi:
+ Tay phải con cầm gì ? Dùng để làm gì ?
+ Tay trái con cầm gì ? Dùng để làm gì ?
- Hỏi:
Đàm thoại trẻ tay trái con thường làm gì? Tay phải

con thường làm gì?
- Tất cả giơ tay phải xem nào?
- Tất cả giơ tay trái lên nào?
Các con nhìn xem và nói cho cô nghe, bên tay trái
con là bạn nào, còn bên tay phải của con là bạn nào?
* Hoạt động 3: luyện tập
- Các con ơi, các con có biết sắp đến ngày lễ gì quan
trọng của tháng 11 không?
Ah!ngày nhà giáo việt nam là ngày mà chúng ta
phải nhớ đến công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo dạy các
con nên người thành con ngoan trò giỏi, các con có
thương cô giáo của mình không? Để biết ơn cô thì các
con làm gì?
Bạn ly có trồng 1 vườn hoa đẹp trong vườn, bạn ấy
muốn hái tặng cho cô của bạn ấy một bông hoa và
bạn ly mời các con đến cùng hái hoa tặng cho cô đó,
các con có thích không?
Nhưng con đường đến vườn hoa các con phải nhảy
qua 1 con suối và bạn ly yêu cầu các con phải hái hoa
và cầm hoa bằng tay phải nha!
Con cầm hoa màu gì? Các con cùng để hoa vào giỏ
để lớp chúng mình đem hoa đi tặng các cô nha?
- Tay phải còn dùng để làm gì nửa? Thế khi cầm
bánh ăn các con bỏ rác ở đâu? Khi ăn xong các con
phải đi rửa tay cho sạch sẽ, các con rửa tay không
được vung nước khắp người và phải biết rừa tay dưới
vòi nước nhỏ để tiết kiệm nước nha các con. Và khi
gặp cô chú quét rác các con phải làm gì? Quét rác
cũng là một nghề trong xã hội, vì nhờ các cô chú mà
môi trường luôn xanh sạch đẹp, cho ta một bầu không

khí trong lành đó các con, các con có yêu quý các cô
chú công nhân quét rác không?
- Hát bài “cô và mẹ”
Kết thúc.

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý nhìn và
trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ cùng hát với cô


D. HOẠT ĐỘNG GÓC
Thực hiện như đã soạn
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Trò chuyện với trẻ về nghề dạy học.
- Luyện tập : phân biệt to- nhỏ, nhận biết tay phải, tay trái.
- Hát, đọc thơ theo chủ đề.

- Nêu gương
- Chơi tự do, chuẩn bị ra về.
Thứ năm
A.ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG
B.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Thực hiện như đã soạn
C. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực phát triển thể chất
Tên bài:
Thi nhau bước ngang dồn qua vật cản
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Trẻ biết thực hiện liên tục các vận động: bước dồn qua vật cản.
- Biết định hướng trong không gian như: mắt nhìn về phía trước, đầu không cuối,
chân bước dồn ngang.
- Kỉ năng: Giúp trẻ phát triển cơ bắp, giúp các khớp dây chằng mềm dẻo linh hoạt.
Rèn luyện cách tập trung chú ý, rèn luyện sự khéo léo cẩn thận khi bước dồn, trèo
ghế.
- Thái độ: Giáo dục trẻ tính kỷ luật trong luyện tập, mạnh dạng tự tin.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẻ, bằng phẳng.
- Vật cản, băng tập thể dục.
III. Tổ chúc hoạt động:
1. Hoạt động 1: Khởi động
Tập họp ba hàng dọc, chuyển đội hình vòng tròn vừa đi vừa hát bài “ Một đoàn
tàu”, đi chạy các kiểu, chuyển thành hàng ngang, dãn cách đều một cánh tay.
2. Hoạt động 2: Trọng động
a/ Bài tập phát triển chung:
- Động tác hô hấp: Gà gáy ( TH: 3 – 4 lần)
Cháu đưa tay ra trước làm động tác gà gáy.
- Động tác tay vai: Chèo thuyền

Hai tay thay nhau xoay từ trước ra sau ( TH: 2 x 4 nhịp)
- Động tác bụng lườn: Quay người sang 2 bên.
Hai tay chống hông quay người sang hai bên góc 90 ( TH: 2 x4 nhịp)
- Động tác chân: Ngồi xổm đứng lên.


Hai tay chống hông ngồi xổm đứng lên. ( TH: 2 x 4 nhịp)
- Động tác bật: Bật tiến về trước ( TH: 2 – 3 lần)
b.Vận động cơ bản: bước dồn ngang, bước qua vật cản

- Cháu đứng đội hình hai hàng ngang đối diện nhau.
- Cô giới thiệu tên động tác.
- Cô làm mẫu lần 1 toàn động tác cho trẻ xem
- Lần 2 giải thích: Hai tay chống hông, đứng thẳng người, chân trái bước sang
trái một bước, chân phải rút sát về chân trái, đi đến hết đoạn đường cô chuẩn bị các vật
cản, chân phải bước qua vật cản đó rồi về vị trí của mình.
- Cô gọi cháu lên thực hiện mẫu.
- Cả lớp thực hiện “ thi đua xem ai đi khéo hơn”
( Gọi cháu thực hiện sai lên thực hiện lại)
- Tập thể dục có lợi cho sức khỏe của mình nên các con phải thường xuyên tập
thể dục nha ngoài ra các con phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Khi đến trường các con cũng phải tập thể dục sáng với cô, khi tập các con không đùa
giởn, chạy nhảy lung tung.
3/ Hồi tĩnh:
Đi nhẹ nhàng quanh sân tập, làm các con chim bay về tổ của mình
Kết thúc

Thứ sáu
A.ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG
B.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Thực hiện như đã soạn
C. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề tài: THƠ
Cô giáo của con
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc lời bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Kỹ năng: Tphát âm rõ lời bài thơ, đọc to, diễn cảm. Trả lời đúng câu hỏi của cô
theo yêu cầu.
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu quý nghề của ba mẹ.
II. Chuẩn bị


- Tranh di động
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
* Hoạt động 1: Tạo hứng thú
- Cả lớp hát bài: cô và mẹ.
- Ngoài những bài hát nói về cô giáo, cô còn biết 1 bài
thơ nói về cô giáo rất hay, đó là bài thơ “Cô giáo của con”
tác giả Hà Quang, hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe
nhé.
- Cô đọc lần 1 diễn cảm.
- Nội dung: Các con đến trường được cô chăm sóc
từng li, từng tí, vì cô rất yêu các con, bạn nào ngoan và
giỏi sẽ được cô khen và thương nhiều.
- Đọc đồng dao đến góc trái của lớp để xem tranh, Cô
đọc lần 2 kết hợp với tranh cho trẻ nghe
* Hoạt động 2: Giải thích, đàm thoại.
- Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì?

- Trong bài thơ nòi về ai?
- Thế cô giáo đến lớp cô như thế nào?
- Bạn nào nghịch thì sao?
- Bạn nào ngoan thì sao?
- Vậy các con có yêu cô giáo không?
- Yêu cô giáo thì các con phải làm gì cho cô vui?
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Lớp đọc thơ theo cô 1 lần.
- Cả lớp đọc thơ cùng với cô 1 lần.
- Từng tổ đọc thơ. Cô chú ý cách phát âm của trẻ để
sửa sai cho trẻ.
- Nhóm đọc thơ theo hình thức nâng cao: mỗi nhóm
đọc 1 đoạn
* Hoạt động 4
- Ở trường Mầm non có tổ chức cuộc thi “ Bé đọc thơ
”, mình cùng tham gia nhé. Lái tàu đi xem, về 3 hàng
ngang.
- Kết thúc hội thi ta cùng tham gia hội thi ghép hình.
kết thúc một bài hát các con phải mang sản phẩm lên cho
cô và các bạn xem nhé.
- Lớp ngồi thành 3 vòng tròn thi đua ghép tranh cô
giáo.
- Nhận xét- khen trẻ.

Hoạt động của trẻ
- Cả lớp hát
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe


- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Lớp đọc thơ theo cô
- Tổ đọc
- Nhóm đọc
- Xem bạn đọc thơ
- Trẻ cùng chơi

- Trẻ lắng nghe


Kết thúc.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Thực hiện như đã soạn
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Trò chuyện về nghề giáo viên.
- Luyện đọc thơ “ cô giáo của con”
- Hát bài: cô và mẹ, cô giáo em.
- Nêu gương
- Chơi tự do, chuẩn bị ra về.


CHỦ ĐỀ NHÁNH 2:
BÉ TÌM HIỂU NGHỀ Y

I. MỤC TIÊU
- Biết được công việc của y tá, bác sĩ.
- Biết trang phục, dụng cụ cần thiết của y tá, bác sĩ.
- Biết ý nghĩa của nghề đối với cuộc sống
- Công việc của y tá, bác sĩ: khám bệnh, chữa bệnh, tiêm thuốc, chăm sóc cho bệnh
nhân. Làm việc ở bệnh viện. Trang phục màu trắng, mủ có hình chữ thập.
- Các đồ dùng dụng cụ để làm việc như: ống nghe, kim tiêm, nhiệt kế, bông, băng,
thuốc…
- Nghề rất cần thiết đối với cuộc sống của con người.
- Tình cảm của trẻ đối với y tá, bác sĩ: yêu quý, tôn trọng.
II. MẠNG NỘI DUNG

Những công việc mà bác sĩ, y
tá thường làm

BÉ BIẾT GÌ VỀ NGHỀ Y

Đồ dùng cần để bác sĩ, y tá
làm việc.

Tôi yêu nghề bác sĩ, y tá


III. MẠNG HOẠT ĐỘNG

Phát triển thể chất
* Vận động: Phát triển
các vận động: Đi, chạy
ném xa. Trò chơi: làm
đoàn tàu

* Giáo dục dinh dưỡng
qua các bữa ăn hàng
ngày trong trường
mầm non.

Phát triển nhận thức
- Trò chuyện về nghề
bác sĩ, y tá: tên gọi,
dụng cụ, vai trò và ý
nghĩa nghề đối với
cuộc sống.
- Phân nhóm các dụng
cụ theo các nghề, tập
đếm số lượng các đồ
dùng

BÉ YÊU NGHỀ BÁC SĨ,
Y TÁ

Phát triển thẩm
mỹ
- Tô màu tranh các
đồ dùng dụng cụ
nghề bác sĩ.
- Hát: Đoàn tàu nhỏ
xíu.
- Nghe hát: Cháu
yêu cô chú công
nhân


Phát triển ngôn
ngữ
- Trò chuyện về
nghề nghiệp của
ba mẹ.
- Đọc thơ: Làm
bác sĩ.

Phát trển tình
cảm xã hội
- Trò chơi: Chọn
tranh đồ dùng
phục vụ cho các
nghề.
- Đóng vai bác sĩ,
y tá.


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Từ ngày 27/11 đến ngày 01/12/2017
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
- Cô đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất giày, dép, cặp đúng nơi quy định,
ĐÓN TRẺ
tìm đúng tên của mình.
- Trao đổi với phụ huynh về chủ đề của tuần.

- Thể dục sáng, điểm danh, ăn sáng.
HOẠT
Q u a n s á t Q u a n s á t Q u a n s á t Quan sát sân Q u a n s á t
ĐỘNG
thời tiết
h o a , c â y thời tiết
trường, nghe thời tiết
NGOÀI
T r ò c h ơ i : xanh trong T r ò c h ơ i : kể chuyện
Trò chơi vận
TRỜI
máy bay.
trường
máy bay
Trò chơi vận động: máy
Trò chơi:
động : tàu bay
Làm tàu hoả
hoả
HOẠT
KPTCXH
PTVĐ
PTNT
PTTM
PTNN
ĐỘNG CÓ Bé biết gì về T u n g , b ắ t Ôn nhận biết Bé tô màu Đ ọ c t h ơ :
CHỦ
bác sĩ, y tá? bóng với cô tên gọi hình đẹp không? Làm bác sĩ
ĐÍCH
vuông, hình

tròn, hình
tam giác
HOẠT
- Góc phân vai: cô giáo, nấu ăn.
ĐỘNG
- Góc xây dựng: Bé xây bệnh viện
GÓC
- Góc học tập: xem sách về các nghề.
- Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ, đọc thơ, tô màu tranh, làm đồ chơi
bằng lá cây.
- Góc thiên nhiên: Quan sát các loại hoa trong góc thiên nhiên của lớp,
nhận xét màu sắc, cấu tạo hương thơm của chúng.
HOẠT
- Trò chuyện về nghề nghiệp của ba mẹ, bác sĩ, y tá và những công việc
ĐỘNG
ba mẹ thường làm mà trẻ thấy.
CHIỀU
- Nghe kể chuyện , đọc thơ, hát những bài hát chủ đề.
- Nêu gương
- Chơi tự do chuẩn bị ra về


Hoạt động góc
NỘI
DUNG/
TÊN GÓC
GÓC
PHÂN
VAI
Bác sĩ, nấu

ăn

GÓC
XÂY
DỰNG
Xếp nhà
cho bé
GÓC HỌC
TẬP
Xếp hạt,
xem sách,
truyện
tranh, xếp
hình rời
GÓC
NGHỆ
THUẬT
Tô màu,
nặn, xé dán,
lá cây, hát

YÊU CẦU

CHUẨN BỊ

Trẻ biết tên góc, Bộ đồ chơi nấu ăn,
biết vào góc chơi, búp bê, đồ chơi cô
thể hiện vai chơi , giáo….
không tranh giành
đồ chơi


Trẻ vào góc chơi, Bộ đồ chơi xây
lấy gạch xây thành dựng, đồ chơi lắp
h à n g r à o n h ẹ ráp, hoa cỏ….
nhàng, sắp xếp
hợp lý.
Trẻ tham gia trò Hạt, hình rổng,
chơi đúng luật, lật sách chủ đề, tranh
sách nhẹ nhàng từ ảnh về các nghề
trái sang phải, của ba mẹ….Các
g h é p h ì n h r ờ i hình vuông, tròn,
thành hình hoàn tam giác, chữ nhật.
chỉnh
Biết di màu và dán Giấy vẽ có hình
những đồ dùng các đồ dùng, dụng
c á c n g h ề , n ặ n cụ các nghề, bút
những đồ chơi sản màu, đất nặn, lá
p h ẩ m c ủ a c á c cây, hồ dán, nhạc
nghề mà bé thích, cụ…
biểu diễn văn nghệ
GÓC
Biết chăm sóc cây, Một số chậu hoa
THIÊN
lau lá cây, tưới kiểng, bình tưới ,
NHIÊN
cây, nhặt lá vàng, khăn lau….
Chăm sóc bắt sâu…
cây, lau
lá…
Qúa trình chơi: - Nhận ký hiệu vào góc chơi.

- Cô quan sát trẻ chơi.
- Nhận xét thu dọn đồ chơi

GỢI Ý HOẠT ĐỘNG
Cô gợi ý giúp trẻ phân vai
chơi: mẹ , con, chị em, bác sĩ,
y tá, bệnh nhân …..
- Trò chuyện với trẻ về công
việc của mẹ hàng ngày: đi chợ,
nấu ăn…Bác sĩ khám bệnh
như thế nào, chăm sóc bệnh
nhân như thế nào?
- Dạy trẻ kỷ năng xếp hàng rào,
xây nhà, xếp đường về nhà,
trồng thêm một số hoa cỏ,
trước sân nhà có bé đang chăm
sóc hoa kiểng….
Cô hướng dẫn trẻ xếp hạt , lật
sách nhẹ nhàng từ trái sang
phải. Xếp hình và so sánh xem
ai xếp được nhiếu hơn, phân
biệt đồ dùng của các nghề
trong xã hội…..
Cô cho trẻ xem tranh mẫu và
trẻ tô màu theo mẫu, dán vẽ
thêm những sản phảm của các
nghề, nặn những đồ chơi mà
bé thích, xếp lá cây thành
những hìnhdụng cụ các nghề.
Hát, biểu diễn văn nghệ…

Cô hướng dẫn trẻ nhổ cỏ, tưới
cây, lau lá cho cây, nhặt lá
vàng cho vào thùng rác, vệ
sinh góc chơi, biết ích lợi của
việc trồng cây.


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Mục tiêu:
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật: tên gọi nghề của ba mẹ, đồ dùng dụng cụ sử
dụng cho các nghề….
- Tham gia chơi trò chơi đúng luật, nhiệt tình trong khi chơi, không xô đẩy
chen lấn bạn khi chơi.
- Giáo dục trẻ thương yêu, nhường nhịn nhau khi chơi.
II. Chuẩn bị
- Sân trường sạch , thoáng mát.
- Phấn vẽ, thùng tưới để chăm sóc vườn của bé.
III. Tổ chức hoạt động
* Quan sát: quan sát thời tiết, sân trường, cây hoa kiểng.
- Cô cùng trẻ đi dạo chơi quanh sân trường, vừa đi vừa đọc đồng dao đến nơi
thoáng mát ngồi thành vòng tròn.
- Trò chuyện với trẻ về đặc điểm nổi bật của nghề bác sĩ
- Bé nhìn thấy bác bảo vệ đang làm gì?
- Bé thấy công việc của bác bảo vệ như thế nào?
- Bé thích giúp bác bảo vệ và cô lao công nhặt lá vàng cho vào thùng rác
không?
- Bé có biết việc làm của mình đã giúp ích cho các bác và các cô như thế nào
không?
- Bé có muốn giúp các cô tưới cây không không?
* Trò chơi: máy bay, tàu hoả.

- Cô gới thiệu luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi vài lần
- Cô động viên trẻ chơi đúng luật, tích cực tham gia chơi cùng bạn.
* Dạo chơi sân vườn:
- Cô hướng dẫn trẻ dạo chơi tham quan sân vườn trường, giới thiệu cho trẻ
biết về một số cây trồng có ở sân trường.
- Hướng dẫn trẻ cách tưới cây,.
- Cho trẻ trải nghiệm: tưới cây trong vườn trường
* Chơi tự do:
- Trẻ biểu diễn trên sân khấu ngoài trời.
- Trẻ chơi nặn theo ý thích, vẽ theo ý thích.
- Trẻ chơi tự do trên sân trường

Thứ hai


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×