Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Nhóm 8 chu de nito, photpho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 61 trang )

Chuyên đề 3. ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT CỦA NITƠ VÀ PHOTPHO
Bước I. Xác định vấn đề cần giải quyết của chủ đề
Chủ đề của nitơ và photpho là một ‘’đơn vị kiến thức’’ khá trọn vẹn về một loại hợp chất vô cơ và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
Chủ đề đã được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho HS theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập,
phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách
tích cực, chủ động, sáng tạo.
Bước II. Nội dung của chủ đề
Chủ đề gồm các nội dung chính sau:
ND4: Phân bón hóa học ( 2 tiết )
ND1: Đơn chất nitơ, photpho (2 tiết )
ND2: Hợp chất của nitơ ( 5 tiết )
ND3: Hợp chất của photpho ( 1 tiết )
1. Nội dung 1: Đơn chất nitơ và photpho
- Vị trí của nitơ và photpho trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron của nguyên tử nitơ và photpho.
- Cấu tạo phân tử, trạng thái tự nhiên của nitơ và photpho.
- Tính chất vật lí và tính chất hoá học đặc trưng của nitơ và photpho.
- Ứng dụng và điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Ứng dụng và điều chế photpho trong công nghiệp.
2. Nội dung 2: Hợp chất của nitơ
- Cấu tạo phân tử , tính chất vật lí của amoniac và axit nitric.
- Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo, với một số oxit kim loại), khả
năng tạo phức.


- Tính chất hóa học của axit nitric: HNO3 là một trong những axit mạnh nhất; HNO3 là axit có tính oxi hoá mạnh (tùy thuộc vào nồng độ của axit và bản
chất của chất khử): oxi hoá hầu hết kim loại (trừ Au, Pt) , một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.


- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối nitrat và cách nhận biết ion NO 3 .
- Ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp của amoniac và axit nitric.
- Tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của muối amoni và muối nitrat.


- Chu trình của nitơ trong tự nhiên.
3. Nội dung 3: Hợp chất của photpho
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế axit H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Tính chất hoá học cuả axit H3PO4 (tính oxi hoá-khử, bị tác dụng bởi nhiệt và tính axit).
- Tính chất của muối photphat (tính tan và phản ứng thuỷ phân), nhận biết ion photphat.
4. Nội dung 4: Phân bón hoá học
- Khái niệm phân bón hóa học và phân loại.
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, phân lân, phân kali và một số loại phân bón khác (phân phức hợp và phân vi lượng).
Có thể tóm tắt các nội dung trong chủ đề bằng sơ đồ sau:

Bước III. Mục tiêu của chủ đề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức:
- Nêu được tính chất vật lí, ứng dụng chính, điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp của nitơ, amoniac, axit nitric và axit photphoric.
- Nêu được ứng dụng chính và phương pháp điều chế photpho trong công nghiệp.
- So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của photpho là P trắng và P đỏ về cấu trúc phân tử, một số tính chất vật lí.
- Nêu được vị trí của nitơ và photpho trong bảng tuần hoàn và viết được cấu hình electron của nguyên tử nitơ và photpho.


- Nêu được tính chất vật lí và tính chất hoá học của muối amoni: phản ứng trao đổi ion, phản ứng nhiệt phân (muối amoni tạo bởi axit không có tính oxi hóa,
muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hóa) và ứng dụng.
- Viết được cấu tạo phân tử của nitơ, photpho, amoniac, axit nitric và axit photphoric.
- Nêu được tính chất vật lí của muối nitrat và muối photphat.


- Trình bày cách nhận biết ion NO 3 , muối photphat.
- Trình bày chu trình của nitơ trong tự nhiên.
- Trình bày khái niệm và phân loại phân bón hóa học.
- Nêu được tính chất, ứng dụng, phương pháp điều chế phân đạm, phân lân, phân kali và một số loại phân bón khác (phân bón phức hợp và vi lượng).
- Giải thích tại sao nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.

- Dự đoán, giải thích và viết PTHH minh họa tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có
tính khử (tác dụng với oxi).
- Dự đoán, giải thích và viết PTHH minh họa tính chất hoá học đặc trưng của photpho: tính oxi hoá (tác dụng với một số kim loại K, Na, Ca…) , ngoài ra
photpho còn có tính khử (tác dụng với O2, Cl2, một số hợp chất).
- Giải thích tính bazơ và tính khử của amoniac.
- Viết được PTHH (dạng phân tử và ion rút gọn nếu có) chứng minh tính chất hoá học của amoniac: tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit)
và tính khử (tác dụng với oxi, clo, với một số oxit kim loại), khả năng tạo phức.
- Dự đoán, giải thích và viết PTHH (dạng phân tử và ion rút gọn nếu có) chứng minh tính chất hoá học của axit nitric: HNO 3 là một trong những axit mạnh
nhất; HNO3 là axit có tính oxi hoá mạnh (tùy thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử): oxi hoá hầu hết kim loại (trừ Au, Pt) , một số phi kim, nhiều
hợp chất vô cơ và hữu cơ.
- Viết được PTHH chứng minh tính chất hoá học của axit photphoric (tính axit và bị tác dụng bởi nhiệt).
- Viết được PTHH chứng minh tính chất hoá học của muối nitrat và muối photphat.
- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.
- Phân biệt muối amoni với các muối khác.


- Phân biệt muối nitrat với các muối khác.
- Phân biệt photphat với các muối khác
- Vận dụng kiến thức về nitơ, photpho và hợp chất của chúng để giải thích các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống.
. Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ, photpho, amoniac và axit nitric dựa vào cấu tạo phân tử, số oxi hóa của
nguyên tử nitơ, photpho trong các chất.
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của photpho, amoniac, axit nitric, muối amoni, muối nitrat và
muối photphat.
- Quan sát mẫu vật, tiến hành thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.
- Đề xuất các thí nghiệm, lựa chọn hóa chất và dụng cụ chứng minh tính chất hóa học của amoniac, axit nitric và axit photphoric.
- Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và trong thực tế.
- Giải được bài tập: Tính thể tích khí nitơ ở đktc tham gia trong phản ứng hoá học, tính % thể tích nitơ trong hỗn hợp khí, một số bài tập khác có nội
dung liên quan.
- Giải được bài tập: Tính thể tích khí amoniac sản xuất đuợc ở đktc theo hiệu suất phản ứng, một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
- Giải được bài tập: Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp phản ứng, một số bài tập khác có nội dung liên quan

- Giải được bài tập: Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO 3, khối lượng dung dịch HNO 3 có nồng độ xác định điều chế
được theo hiệu suất, bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
- Giải được bài tập: Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp, nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong
phản ứng; một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
- Giải được bài tập liên quan đến photpho, axit photphoric và muối photphat.
- Giải được bài tập: Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố nhất định cho cây trồng, một số bài tập khác có nội dung liên
quan.
c) Thái độ (giá trị)
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác.


- Nhận thức được vai trò của nitơ, photpho và hợp chất của chúng trong đời sống con người.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua kiến thức về mưa axit (một trong những tác nhân gây ra mưa axit là các oxit của nitơ NO x)...
- Liên hệ các kiến thức về thực tế cuộc sống như việc bảo quản sử dụng các loại phân bón hoá học một cách an toàn và hiệu quả.
d) Định hướng các năng lực được hình thành
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực tính toán hóa học
+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
+ Năng lực thực hành hóa học

Bước IV. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề

Nội
dung
kiến thức

Loại câu
hỏi /bài

tập

Mức độ nhận thức

Nhận biết
1. Đơn
chất nitơ

photpho

Câu hỏi
bài tập
định
tính,
định
lượng,
thực

- Nêu được vị trí trong
bảng tuần hoàn , cấu
hình electron nguyên
tử của nguyên tố nitơ
và photpho.

Thông hiểu

- Xác định được và
minh
họa/chứng
minh được tính chất

hoá học đặc trưng
của
nitơ

- Nêu được cấu tạo photpho: tính oxi
phân tử, tính chất vật hoá và tính khử

Vận dụng

Vận dụng cao

- Dự đoán tính - Giải thích được một số hiện
chất, kiểm tra tượng thực tiễn có liên quan
dự đoán và kết đến nitơ và photpho.
luận về tính
chất hoá học
của nitơ.
- Tính thể tích


lí (trạng thái, màu,
mùi, tỉ khối, tính tan),
ứng dụng chính, trạng
thái tự nhiên; phương
pháp điều chế nitơ,
photpho trong công
nghiệp.

hành ,
thí

nghiệm

bằng các phương khí nitơ ở đktc
trình hóa học.
trong phản ứng
- Giải thích tại sao hoá học; tính %
nitơ khá trơ ở nhiệt thể tích nitơ
độ thường, nhưng trong hỗn hợp
hoạt động hơn ở khí.

nhiệt độ cao (phân - Sử dụng được
- So sánh 2 dạng thù tử nitơ rất bền do có photpho
hiệu
hình chủ yếu của liên kết ba)
quả và an toàn
photpho là P trắng và - Giải thích tại sao trong phòng thí
P đỏ về cấu trúc phân photpho có tính oxi nghiệm và trong
tử, một số tính chất hoá yếu hơn nitơ thực tế .
vật lí.
nhưng ở điều kiện - Giải được bài
- Nhận biết (mô tả) thường lại hoạt tập: Tính khối
được các hiện tượng động hoá học mạnh lượng sản phẩm
thí nghiệm liên quan hơn nitơ.
tạo thành qua
đến nitơ và photpho.
nhiều phản ứng,
bài tập khác có
nội dung liên
quan.


Câu hỏi
bài tập
định
tính,

- Nêu được tính chất - Xác định được và - Dự đoán tính
vật lí (trạng thái, màu, minh
họa/chứng chất hóa học,
mùi, tính tan, tỉ khối), minh được tính chất kiểm tra bằng

- Giải thích được một số hiện
tượng thực tiễn có liên quan
đến amoniac, muối amoni,


định
lượng,
thực
hành ,
thí
nghiệm

2. Hợp
chất của
nitơ

ứng dụng chính, cách
điều chế NH3, HNO3
trong
phòng

thí
nghiệm và trong công
nghiệp .

hoá học đặc trưng
của amoniac: Tính
bazơ yếu (tác dụng
với nước, dung dịch
muối, axit) và tính
khử (tác dụng với
oxi, clo) bằng các
PTHH dạng phân tử
hoặc ion rút gọn.

- Nêu được tính chất
hoá học của muối
amoni (phản ứng với
dung dịch kiềm, phản
ứng nhiệt phân) và -Minh họa/chứng
ứng dụng của muối minh được tính chất
amoni.
hoá học đặc trưng
- Nêu được tính chất của muối amoni
hoá học của muối bằng các PTHH
nitrat và ứng dụng của dạng phân từ hoặc
ion rút gọn.
muối amoni.
- Trình bày chu trình
nitơ trong tự nhiên
-Nhận biết (mô tả)

được các hiện tượng
thí nghiệm, thực tiễn
liên
quan
đến
amoniac, muối amoni,
axit nitric và muối
nitrat.
- Nêu được cách nhận

thí nghiệm và
kết luận được
tính chất hoá
học của
amoniac.

axit nitric và muối nitrat

- Phân biệt được
amoniac với
một số khí đã
biết bằng
phương pháp
hoá học.

- Phân biệt được
muối amoni với
một số muối
khác
bằng

phương
pháp - Tính thành phần % khối
lượng của hỗn hợp kim loại
- Xác định - Rút ra hóa học.
nhận xét và giải - Tính thể tích tác dụng với HNO3.
thích được các hiện khí amoniac sản -Tính thành phần % khối
tượng thí nghiệm xuất được ở lượng muối nitrat trong hỗn
liên
quan
đến đktc theo hiệu hợp; nồng độ hoặc thể tích
amoniac và muối suất phản ứng.
dung dịch muối nitrat tham
amoni
gia hoặc tạo thành trong phản
-Tính % về khối ứng .
được

minh lượng của muối
họa/chứng
minh amoni
trong - Giải thích được một số hiện
được tính chất hoá hỗn hợp.
tượng thực tiễn có liên quan
học đặc trưng của
đến axit nitric và muối nitrat.


biết ion NO3 – bằng
phương pháp hóa học.


HNO3 : là một trong
những axit mạnh
nhất và là chất oxi
hoá rất mạnh: oxi
hoá hầu hết kim
loại, một số phi
kim, nhiều
hợp
chất vô cơ và hữu
cơ.

- Dự đoán tính
chất hóa học,
kiểm tra dự
đoán bằng thí
nghiệm và rút ra
kết luận về tính
chất hóa học
của axit nitric.

- Viết được các
PTHH dạng phân
tử và ion thu gọn
minh hoạ cho tính
chất hoá học của
muối nitrat.
- Rút ra nhận xét và
giải thích được các
hiện tượng thí
nghiệm liên quan

đến axit nitric và
muối nitrat.
3. Hợp
chất của
photpho

Câu hỏi
bài tập
định
tính,
định
lượng,

- Nêu được tính chất
vật lí (trạng thái, màu,
tính tan, tỉ khối), ứng
dụng chính, cách điều
chế H3PO4 trong
phòng thí nghiệm và

- Viết được
PTHH (dạng phân
tử và ion rút gọn)
chứng minh tính
chất hoá học của
axit
photphoric

- Dự đoán tính
chất hóa học,

kiểm tra bằng
thí nghiệm và
kết luận được
tính chất hoá


trong công nghiệp .

thực
hành ,
thí
nghiệm
ho

4. Phân
bón hoá
học

Câu hỏi
bài tập
định
tính,
định
lượng,
thực
hành ,
thí
nghiệm

(tính axit và bị tác học của axit

photphoric và
- Nêu được tính tan và dụng bởi nhiệt).
phản ứng thuỷ phân
- Viết được muối photphat.
của muối photphat.
PTHH (dạng phân - Phân biệt được
- Nhận biết (mô tả) tử và ion rút gọn) muối photphat
được các hiện tượng chứng minh tính với một số khí
thí nghiệm, thực tiễn chất hoá học của đã biết bằng
phương pháp
liên quan đến axit muối photphat.
photphoric và muối - Rút ra nhận xét và hoá học.
photphat.

giải thích được các
- Trình bày cách nhận hiện tượng thí
biết axit photphoric và nghiệm liên quan
đến axit photphoric
muối photphat.
và muối photphat

- Trình bày khái niệm -Viết được PTHH - Giải được bài - Đề xuất biện pháp sử dụng
và phân loại phân điều chế một số tập: Tính khối an toàn, hiệu quả một số
bón hóa học.
phân đạm, phân lân. lượng phân bón phân bón hoá học.
- Nêu được tính chất, - Giải thích được cần thiết để
ứng dụng, phương hiện tượng thí cung cấp một
pháp điều chế phân nghiệm liên quan lượng nguyên tố
đạm, phân lân, phân đến một số loại nhất định cho
cây trồng, một

kali và một số loại phân bón hoá học
số bài tập khác
phân bón khác (phân
có nội dung liên
bón phức hợp và vi
quan.
lượng).


- Nhận thức được ảnh
hưởng tiêu cực của
việc sử dụng phân bón
hoá học không hợp lý.

- Nhận biết một
số loại phân bón
bằng
phương
pháp hoá học.

Bước V. Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
a.Mức độ nhận biết:
Câu 1. Người ta có thể thu khí bằng phương pháp dời chỗ không khí (theo hình 1 hoặc hình 2) và phương pháp dời chỗ nước (theo hình 3). Trong phòng thí
nghiệm, hãy cho biết khí amoniac được thu theo hình nào sau đây?

Hình 2
A. Hình 1.

B. Hình 2.


C. Hình 3.

D. Hình 2 hoặc hình 3

t , P , xt

→ 2NH3 (k); ΔH = –92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
Câu 2. Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k) ¬

0

A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất.
C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất.
D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

Câu 3. Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hoá chất cần sử dụng là


A. NaNO3 rắn và dung dịch H2SO4 đặc.
B. dd NaNO3 và dung dịch HCl đặc.
C. dd NaNO3 và dung dịch H2SO4 đặc
D. NaNO3 rắn và dung dịch HCl đặc
Câu 4. Hãy cho biết dãy muối nào sau đây khi nhiệt phân thu được sản phẩm là oxit
kim loại, khí NO2 và khí O2?
A. NaNO3, Ba(NO3)2, AgNO3

B. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2


C. Hg(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2

D. NaNO3, AgNO3, Cu(NO3)2

Câu 5. Ở nhiệt độ thường nitơ phản ứng trực tiếp với chất nào dưới đây?
A. Li

B. Na

C. Ca

Câu 6: Đạm urê có thành phần chính là
A. (NH4)2CO3
B. (NH2)2CO
C. NH4Cl
D. Ca(H2PO4)2
Câu 7: Khi bón đạm amoni cho cây, không bón cùng
A. phân hỗn hợp
B. phân kali
C. phân lân
Câu 8: Phân lân nung chảy phù hợp nhất với đất có môi trường
A. Axit
B. Bazơ
C. Trung tính D. Cả A, B, C

b.Mức độ thông hiểu
Câu 9. Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. phân tử N2 không phân cực.
C. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.

D. liên kết trong phân tử N2 là liên kết ba, có năng lượng liên kết lớn

D. Cl2

D. Vôi


Câu 10. Khi cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3, hiện tượng xảy ra là
A. có khói trắng xuất hiện.
B. có kết tủa trắng xuất hiện có có khí bay ra.
C. chỉ có kết tủa trắng xuất hiện và không tan khi dư NH3
D. có kết tủa trắng xuất hiện và tan khi dư NH3.
Câu 11: Trong thí nghiệm khi cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc thường sinh ra khí độc NO2. Để xử lí khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm một
cách hiệu qủa nhất, ta nên nút ống nghiệm bằng
A. bông khô.

B. bông có tẩm nước.

C. bông có tẩm nước vôi.

D. bông có tẩm giấm ăn.

Câu 12: Các túi khí an toàn được sử dụng trong các xe hơi. Chúng chứa natri azit (NaN 3), kali nitrat (KNO3), và silic đioxit (SiO2). Khi xe hơi bị va chạm, một
loạt ba phản ứng hóa học bên trong túi sẽ tạo thành khí nitơ (N 2) làm đầy túi khí, chuyển các sản phẩm phụ nguy hiểm thành vô hại và tạo thành hợp chất silicat
ổn định (Na2K2SiO4). Các phương trình hóa học của những phản ứng này là

Phản ứng 1: 2NaN3 

2Na + 3N2



Phản ứng 2: 10Na + 2KNO3 

Phản ứng 3: K2O + Na2O + SiO2 

K2O + 5Na2O + N2
Na2K2SiO4

Toàn bộ cân bằng của phản ứng hóa học tạo thành khí từ các phản ứng (1 và 2) là
A.

→ 2Na + K2O + 5Na2O + 4N2.
2NaN3 + 10Na + 2KNO3 

B.

→ K2O + 5Na2O + 4N2.
2NaN3 + 2KNO3 

C.

→ K2O + 5Na2O + 16N2.
10NaN3 + 2KNO3 

D.

→ 2Na + K2O + 5Na2O + 16N2.
10NaN3 + 10Na + 2KNO3 

Câu 13. Giải thích tại sao photpho có tính oxi hoá yếu hơn nitơ nhưng ở nhiệt độ thường lại hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ?

Câu 14: Sau khi bón đạm cho rau có thể thu hoạch rau thời gian nào tốt nhất để sản phẩm an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người
nông dân? Giải thích?


A. 1-3 ngày sau khi bón.
B. 10-15 ngày sau khi bón.

C. 5-9 ngày sau khi bón.
D. 16-20 ngày sau khi bón .

Câu 15: Cây trồng có thể hấp thu nguyên tố Nitơ, Photpho, Kali dưới dạng.
A.
NH3, P2O5, K2O
C. NO3-, P, K+
B.
N2, PO43-, K+.
D. NH4+, H2PO4-, K+

c.Mức độ vận dụng
Câu 16. Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối
lượng của Cu trong X là
A. 12,37%.

B. 87,63%.

C. 14,12%.

D. 85,88%.

Câu 17: Giải thích tại sao nhôm là kim loại hoạt động nhưng người ta dùng những thùng bằng nhôm để đựng axit nitric đặc ở nhiệt độ thường?

Câu 18. Một người làm vườn đã dùng 300 gam (NH 4)2SO4 để bón rau. Hãy tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng mà người làm vườn đã bón cho ruộng
rau?
Câu 19. Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO 3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí
không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai
thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là
A. 19,53%.

B. 12,80%.

C. 10,52%.

D. 15,25%.

Câu 20. Giải thích tại sao trong phòng thí nghiệm, lọ đựng axit nitric thường có màu sẫm (màu tối)?
Câu 21: Một loại phân Lân nung chảy có chứa 30% Ca3 (PO4)2. Độ dinh dưỡng của phân Lân là:
A. 30%
B. 13,74%
C. 16,03%
D. 18,4%

d.Mức độ vận dụng cao
Câu 22. Đất trồng cây thường có pH trong khoảng 5-8.Nếu bón nhiều phân đạm hoặc khi có mưa axit thì đất sẽ bị chua. Năng suất cây trồng sẽ kém nếu độ chua
của đất quá cao.Nhận xét nào sau đây là đúng?


TT

Nhận xét

Đúng/Sai?


1

Bón vôi bột nhằm tăng pH, giảm độ chua của đất.

Đúng/Sai

2

Bón quá nhiều vôi làm giảm khả năng cố định đạm của cây

Đúng/Sai

3

Có thể trộn lẫn đạm và vôi để bón cho cây vừa tăng dinh dưỡng
vừa chống đất bị chua

Đúng/Sai

4

Bón phân hóa học làm cho đất tốt hơn bón phân hữu cơ

Đúng/Sai

Trả lời: 1- Đúng ; 2- Đúng ; 3- Sai; 4- Sai.
Câu 23. Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích câu ca dao:

" Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên"
Câu 24. Trong nông nghiệp, người ta khử đất chua bằng cách sử dụng vôi. Khi đó, người ta thường không sử dụng các loại phân đạm làm cho đất chua thêm
như amoni sunfat hay amoni clorua. Thay vào đó, người ta có thể dùng đạm ure hay đạm nitrat. Hỏi cách bón vôi và phân đạm cho cây trồng phù hợp là cách
nào sau đây?
A. Bón đạm cùng một lúc với bón vôi.
B. Bón vôi khử chua trước rồi vài ngày sau mới bón phân đạm.
C. Bón phân đạm trước rồi vài ngày sau mới bón vôi khử chua.
D. Chỉ bón vôi không bón thêm đạm cho đất chua.
Câu 25. Tục lệ ăn trầu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Những người ăn trầu thường có hàm răng rất chắc và bóng. Em hãy giải thích
tại sao?


Bước VI. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học.
Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề
Chuyên đề "Đơn chất, hợp chất của nitơ và photpho’’ được nghiên cứu sau khi HS đã học xong kiến thức lí thuyết về cấu tạo nguyên tử, định luật tuần
hoàn các nguyên tố hóa học, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa –khử, tốc độ phản ứng hóa học và sự điện li nên có vai trò quan trọng trong việc hình thành,
hoàn thiện và phát triển các kiến thức, kĩ năng về hóa học. Cụ thể là giúp HS vận dụng kiến thức lí thuyết chủ đạo để dự đoán,tìm hiểu và giải thích bản chất,
nguyên nhân của các biến đổi hóa học, tính chất của các đơn chất, hợp chất của các nguyên tố (làm rõ mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử với vị trí của nguyên
tố; cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử với tính chất hóa học; mối quan hệ giữa tính chất của các chất với ứng dụng và phương pháp điều chế chất, phương
pháp bảo quản và sử dụng chất).
Như vậy cấu trúc chung khi dạy các nội dung trong chủ đề này là trên cơ sở GV hướng dẫn HS phân tích về đặc điểm cấu tạo nguyên tử, phân tử, số oxi hóa của
nguyên tử nitơ, photpho trong phân tử và những kiến thức đã biết về tính chất axit-bazơ, phản ứng oxi hóa khử để giúp HS dự đoán tính chất vật lý, tính chất hóa
học (tính axit-bazơ, tính oxi hóa - khử...) của các chất. GV hướng dẫn HS đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu tính chất của các chất, sau đó tiến hành thí nghiệm
nghiên cứu hoặc kiểm chứng dự đoán và kết luận. Từ tính chất của các chất, HS có thể dự đoán và nêu ứng dụng của các chất trong cuộc sống. Đối với nội dung
điều chế các chất, GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại tái hiện và tìm tòi để hướng dẫn HS vận dụng lý thuyết về phản ứng hóa học (các yếu tố ảnh
hưởng đến cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng...), mối quan hệ và biến đổi các chất cùng với kiến thức thực tiễn để nghiên cứu quá trình sản xuất nitơ, amoniac,
axit nitric, axit photphoric và một số loại phân bón hoá học.
Các phương pháp và kĩ thuật thường sử dụng khi dạy chủ đề này là phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, phương pháp trực quan (sử dụng thí nghiệm liên
quan đến nitơ, amoniac và axit nitric, các mô phỏng quá trình sản xuất amoniac, axit nitric, sơ đồ, tranh vẽ...), phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp dạy
học theo góc,phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp dạy học theo hợp đồng, kĩ thuật KWL, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật mảnh

ghép... nhằm hướng dẫn học sinh tự lĩnh hội kiến thức mới góp phần hình thành năng lực cho HS.

Nội dung trong nội dung 1 (Đơn chất của nitơ, photpho : 2 tiết).
Tiết 1, 2 . ĐƠN CHẤT NITƠ, PHOTPHO (90 phút)
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (5 phút)

a) Mục tiêu hoạt động:


Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS về :
- Vị trí trong N, P trong BTH.
- Cấu hình eletron nguyên tử của nguyên tố nitơ, photpho.
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
- Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.
- Các dạng thù hình cơ bản, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan, độc tính, khả năng phát quang) của photpho.
- Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho, nitơ trong công nghiệp.
Học sinh hiểu: TCHH cơ bản của nitơ, photpho là tính oxi hóa (tác dụng với kim loại Na, Ca,…) và tính khử (tác dụng với O 2, Cl2….)

b) Phương thức tổ chức HĐ:
GV: N2 là 1 khí có nhiều chuyện ngược đời: nó là 1 khí không duy trì sự sống nhưng không có bất kì sự sống trên thế giới này không có mặt của nitơ. Vì
sao lại như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cấu tạo phân tử, tcvl, tchh của N2.
GV: Chiếu cho Hs xem video Trình chiếu một số hình ảnh của P trong một số hiện tượng tự nhiên “ma trơi”, một số thức ăn giàu P và một số ứng dụng
quan trọng của P.
GV Đặt vấn đề: Em có biết những hình ảnh vừa rồi nói đến nguyên tố nào không? Theo viện sỹ người Nga A.E. Fec-man gọi là nguyên tố này là “nguyên tố
của sự sống và tư duy”. Vậy đó là nguyên tố nào? Vì sao nó được gọi như thế, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

-

Sản phẩm: HS biết rõ nhất về đơn chất Nitơ, Phốtpho nên biết được tính chât vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế…


Có thể dưới sự gợi ý của giáo viên học sinh có thể phân loại được các dạng thù hình của photpho, dự đoán một phần tính chất vật lí , tính chất hóa học…

-

Đánh giá kết quả hoạt động:

+ Thông qua quan sát: GV cần quan sát kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
+ Thông qua báo cáo, sự góp ý, bổ sung của các học sinh khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh,
bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 (3 phút)
Tổ chức hoạt động nhóm


- GV: Chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm thực hiện mỗi bảng phụ được chọn - HS: Dựa trên những kiến thức mình đã chuẩn bị, thảo luận lại với nhóm,
ngẫu nhiên rồi gắn lên bảng theo vị trí như trong sơ đồ tư duy.
nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- GV: Yêu cầu 1 HS lên vẽ những mũi tên thể hiện mối liên hệ giữa các bảng
phụ.
Hoạt động 1 (3 phút)
Vị trí, cấu hình e nguyên tử
Nhóm thứ nhất
- GV: Yêu cầu HS nhận xét vị trí, cấu hình electron nguyên tử của nhóm đã - HS: Nhận xét.
hoàn thành đúng chưa.
- GV: Hãy nhận xét lớp e ngoài cùng của N?
- GV: Yêu cầu HS từ những dữ kiện trên, hãy mô tả rõ hơn sự hình thành lk - HS: Có 5e ngoài cùng.

trong phân tử N2 để có được công thức electron và CTCT như trên.
- HS: Để đạt cấu hình bền của KH gần nhất, mỗi ngtử N sẽ góp chung 3e.
- GV: Liên kết trong phân tử N2 là lk gì?
‫ ׃‬N ∙ + ∙ N : → : N  N : CT e

N ≡ N CTCT
Hoạt động 2: (5 phút)
Tính chất vật lý
Nhóm thứ 2
- GV: Cho HS quan sát bình đựng khí N2 và yêu cầu lớp nhận xét những thông - HS: Nhận xét bài làm của bạn, nếu có khác biệt so với bản thân thì phải
tin về trạng thái, màu sắc, mùi nhóm đã làm chính xác chưa.
thắc mắc ngay với GV nếu không hiểu.
- GV: Yêu cầu HS nhận xét các ý còn lại và bổ sung, sữa chữa nếu có.
- GV: N2 không độc. Liệu điều này có mâu thuẫn với việc N 2 không duy trì sự
sống và sự cháy mà ta nói lúc đầu hay không?
- HS độc lập suy nghĩ và nêu ý kiến của mình.
- GV: Yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 1 / PHT: Trong phòng thí nghiệm, để thu khí
N2, ta có thể sử dụng phương pháp nào (đẩy nước, đẩy không khí miệng bình - HS: Thường thu khí N2 bằng phương pháp đẩy nước vì:
úp hay đẩy không khí miệng bình ngửa)? Giải thích?
+ N2 chỉ hơi nhẹ hơn không khí.
+ N2 rất ít tan trong nước.
Hoạt động 3: (10 phút)
Tính chất hóa học
Nhóm thứ 3
- GV: Yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 2 / PHT: Vì sao ở điều kiện thường nitơ khá trơ - HS: Dựa vào 2 yếu tố:
về mặt hóa học, nhưng ở nhiệt độ cao nitơ lại trở nên hoạt động?
+ Lk trong phân tử N2 là liên kết ba bền.
- GV: Lần lượt nhận xét các ý trong bảng 3. Bổ sung và sữa chữa nếu có.
+ Nitơ là nguyên tố có độ âm điện lớn nên nó có khả năng hoạt động
- GV: Trong 2 tính chất của N2, tính chất nào là tính chất chủ yếu? (Yêu cầu HS

hóa học mạnh.
đánh dấu * và tính chất đó)
- HS: Nhận xét, bổ sung, thắc mắc nếu có.


- HS: Tính oxh.
Hoạt động 4:
Tính oxi hóa (10 phút)
-

-

-

-

-

Nhóm thứ 4
GV: Bạn ghi tính oxh đã đúng chưa? Vì sao trong ô này, N2 thể hiện tính oxh mà
không phải tính khử?
GV: Xét 3 ví dụ mà HS đã lấy, hướng dẫn HS cách gọi tên từng hợp chất và tên
gọi chung của sản phẩm tạo thành.
GV: Cho HS làm Câu hỏi 4 / PHT:
Ở nhiệt độ thường, nitơ pư được với:
A. Pb
B. F2
C. Cl2
D. Li
Vì sao trong hầu hết pư có N2 tham gia đều cần phải cung cấp nhiệt độ?

GV: Xét pư N2 với H2: Yêu cầu HS nhận xét, nhấn mạnh HS tên gọi sản phẩm tạo
thành.
GV: Phản ứng trên có đặc điểm gì?
GV: Nitơ đóng vai trò gì trong các pư này? (Hướng dẫn lại HS cách nhận xét vai
trò của 1 chất dựa vào sự thay đổi số oxi hóa)

-

-

HS: Vì “Tác dụng với KL”, mà kim loại là những chất khử.

HS: Chọn đáp án D. Ghi lưu ý.
HS: Hầu hết phản ứng N2 tham gia đều phải có nhiệt độ vì ở điều kiện
thường trong phân tử N2 có liên kết 3 rất bền.

HS: Đặc điểm: phản ứng thuận nghịch, cần điều kiện: t0, p, xt.
- HS: Quan sát và lắng nghe nếu GV giảng giải
Hoạt động 5: (4 phút)
Tính khử

-

-

-

-

Nhóm thứ 5

GV: Nhận xét bảng tính chất còn lại của N2.
GV: N2 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất mang có tính gì?
GV: Nhận xét phản ứng của N2 và O2
GV: Trong tự nhiên, NO sinh ra khi nào? Vì sao?

- HS: Td với chất oxh.

GV: Khí NO sinh ra có tồn tại như vậy không? Nó có màu gì?
GV: Lưu ý: Ngoài các oxit trên còn có 1 số oxit khác của N: N2O,
N2O3, N2O5. Nhưng các oxit này không được điều chế trực tiếp từ N2
và O2.
GV: Yêu cầu HS nêu KL về tchh của N2.

- HS: Khi có sấm chớp vì trong tự nhiên có sẵn N2 và O2. Sấm sẽ cung cấp năng
lượng để tạo ra phản ứng giữa 2 chất.
- HS: NO sinh ra ngay lập tức sẽ tác dụng với O2 theo ptr:
2NO + O2 → 2NO2
(không màu)
(nâu đỏ)

Hoạt động 6: (1 phút)
Ứng dụng


- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ để nêu 1 số ứng dụng của N2.
-

-

-


- HS: Trả lời
Hoạt động 7: (1 phút)
Trạng thái tự nhiên
GV: Trong tự nhiên, N2 tồn tại ở dạng nào? Vì sao? Chiếm bao nhiêu HS: Trả lời
phần trăm không khí.
Hoạt động 8: (3 phút)
Điều chế
Nhóm thứ 6
GV: Yêu cầu HS nhận xét bài làm của nhóm.
- HS: Nhận xét.
GV: Yêu cầu HS trả lời Câu hỏi 5 / PHT: Phương pháp điều chế khí - HS:
N2 trong công nghiệp? Dựa vào tính chất vật lý nào để thực hiện theo
+ Trong CN, N2 được điều chế bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không
phương pháp trên? Ngoài điều chế nitơ, phương pháp này còn dùng
khí lỏng.
để điều chế khí nào mà các em đã học
+ Dựa vào tcvl: t0 hóa lỏng của N2 = -1960C
GV: Hướng dẫn cho HS phương pháp chưng cất phân đoạn không khí
+ Ngoài điều chế N2 còn dùng để điều chế O2 (t0hóa lỏng = -1830C)
lỏng.

Hoạt động của GV
Hoạt động 9 (3 phút): Tìm hiểu vị trí và cấu hình electron
nguyên tử.
31
GV: Cho kí hiệu của 15
P và yêu cầu HS lên bảng:
 Viết cấu hình electron
 Từ cấu hình → vị trí của P trong BTH?

 So sánh vị trí của N và P trong BTH?
GV: P là nguyên tố tương đối phổ biến trong tự nhiên chiếm
khoảng 0,08% khối lượng vỏ trái đất. P tự nhiên không có đồng
31
vị, chỉ có một loại nguyên tử 15
P.
Hoạt động 10 (7 phút): Tìm hiểu về tính chất vật lí của
Photpho.
GV: Khác với N, P có một số dạng thù hình như P đỏ, P trắng,
P vàng… Nhưng quan trọng hơn cả là P trắng và P đỏ (quan sát
hình ảnh trên máy chiếu).
(Liên hệ O2 và O3 là hai dạng thù hình của oxi)
 Vậy P trắng và P đỏ có những tính chất vật lí gì?

Hoạt động của HS
I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
- Kí hiệu:

31
15

P

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3
- Vị trí: Ô 15, nhóm VA, chu kì 3
(P và N cùng thuộc nhóm VA của BTH)
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Dạng thù hình quan trọng của Photpho: P trắng và P đỏ.
P trắng
P đỏ

Trạng thái, Chất rắn, trong suốt, màu trắng
Chất bột, màu đỏ.
màu sắc
hoặc hơi vàng.
Tính tan Không tan trong nước, tan trong Không tan trong các dung môi
các dung môi hữu cơ.
thông thường.
Độc tính, Rất độc và gây bỏng nặng khi
Không độc.


tính bền
(Phần cấu trúc của P đỏ và P trắng nằm trong chương trình
giảm tải - HS nghiên cứu thêm trong SGK)
GV: Phát phiếu học tập:
P trắng
P đỏ
Trạng thái, màu sắc
Tính tan
Độc tính, tín
bền
Tính phát quang
GV: Yêu cầu
 HS quan sát hình ảnh 2 lọ đựng P đỏ và P trắng, nghiên cứu
SGK so sánh tính chất vật lí của 2 dạng thù hình photpho (vào
bảng phụ).
1)
 Gọi đại diện các nhóm nhận xét bài nhóm bạn.
GV:
2)

Theo dõi, chỉnh sửa và kết luận.
Chiếu lên phông chiếu một số hình ảnh: bảo quản P trắng trong
nước, hiện tượng phát quang của P trắng, sự gây bỏng của P 3)
trắng....
Chiếu sơ đồ chuyển hóa giữa 2 dạng thù hình của photpho.
4)
Lưu ý:
P trắng oxi hóa chậm trong không khí gây hiện tượng phát
5)
quang hóa học, không phát nhiệt.
P trắng được bảo quản tốt duwois lớp nước tránh bị oxi hóa.
P trắng rất độc, thở nhiều hơi P có thể gây mục xương , ăn một
lượng rất nhỏ P có thể gây tử vong, gây bỏng nặng khi rơi vào 6)
da.
Cả P đỏ và P trắng đều được biểu diễn bởi cùng CTHH là P.
Tích hợp Lịch sử, tích hợp Giáo dục tình yêu hòa bình,
chống chiến tranh, sống yêu thương, giúp đỡ nhau. Có nghị
lực vươn lên trong cuộc sống khi gặp khó khăn… trong phần
tính độc của P trắng thông qua hình ảnh và lời kể chuyện về
sự hủy diệt của bom napan trong chiến tranh Việt Nam và hình
ảnh cô bé napan với những vết bỏng do bom napan gây nên

rơi vào da.
Không bền t0nc :44,10C,
bốc cháy ở t0 > 400C
Phát quang màu lục nhạt trong
bóng tối.

Tính phát
quang


Bền ở điều kiện thường
t0nc :5930C,
bốc cháy ở t0 > 2500C
Không phát quang trong bóng tối.

as

P trắng

P đỏ
t, ngưng tu hoi

Câu hỏi và đáp án
Configuration electron of phosphorus is... ( Cấu hình electron của P là..)
Ý B: 1s22s2 2p63s23p3
You’re so lucky! You’ll have a gift
( Bạn thật may mắn, bạn sẽ nhận 1 được 1 món quà)
What colour is ordinary phosphorus in the dark ?
( Màu của P trắng phát quang trong bóng tối là)
Ý D: apple-green
Who found phosphorus?( Ai là người tìm ra P?)
Ý A: Hennig Brand
Ordinary phosphorus is reserved in ...
( P trắng được bảo quản trong…. )
Ý B: Water ( Nước)
Who is our Chemistry teacher ?
( Ai là người dạy chúng ta môn Hóa học? )
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
ĐA:

+5 +5 +3 -3
0
H3PO4, P2O5, P2O3, PH3, P
Tính oxi hóa
P
Tính khử.


(HS thuyết trình).
Tích hợp Tiếng anh thông qua trò chơi lật mở những bức1.
tranh hoạt hình vui nhộn(Hs trình bày)
Hoạt động 11 (15 phút): Tìm hiểu tính chất hóa học
Bài tập 1: Hãy xác định số oxi hóa của P trong các chất sau:

H3PO4, P2O5, P2O3, PH3, P. Từ đó, dự đoán tính chất hóa học cơ
bản của P.
GV:
 Yêu cầu một học sinh lên bảng.
 Gọi học sinh khác nhận xét bài của bạn.
GV: Theo dõi, nhận xét và kết luận.
H: 1. Dựa vào liên kết trong phân tử photpho và nitơ so sánh
mức độ hoạt động hóa học của P với nitơ ở điều kiện thường ?
Giải thích? Cho biết c N = 3,04; c P = 2,19
2. HS quan sát hình 2.13(sgk) thí nghiệm chứng minh khả
năng bốc cháy khác nhau của P đỏ và P trắng → mô tả, nêu
hiện tượng và so sánh mức độ hoạt động hóa học của P trắng và
P đỏ?
3. Các nhóm tiến hành thí nghiệm P đỏ cháy trong oxi.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, kết hợp thí nghiệm vừa tiến
hành và viết phương trình chứng minh P vừa thể hiện tính oxi

hóa, vừa thể hiện tính khử ?( vào bảng phụ).
 Gọi đại diện các nhóm nhận xét bài nhóm bạn.
Gv: Theo dõi, nhận xét và kết luận.
Hướng dẫn học sinh gọi tên photphua kim loại.
Lưu ý: P có thể bốc cháy với những chất oxi hóa mạnh như
KClO3, KNO3, K2Cr2O7....
- GV hướng dẫn HS giải thích sự kỳ diệu của những que diêm và
giới thiệu P đỏ được dùng sản xuất diêm an toàn.
Yêu cầu HS kết luận tính chất hóa học của P.
Liên hệ thực tế giới thiệu thành phần chính của thuốc diệt
chuột là Zn3P2 hướng dẫn học sinh giải thích hiện tượng vì sao
khi ăn phải thuốc chuột, chuột càng uống nhiều nước lại càng
mau chết.

HS:
Liên kết trong phân tử photpho là liên kết đơn, kém bền vững hơn liên kết ba trong
phân tử nitơ (mặc dù mặc dù ĐAĐ của N lớn hơn P)
→ P hoạt động hóa học mạnh hơn N2 ở điều kiện thường.
P trắng mặc dù ở xa nguồn nhiệt hơn nhưng lại bốc cháy trước P đỏ → P trắng hoạt
động hóa học mạnh hơn P đỏ.
Tính oxi hóa
Tính khử
0
-3
2P + 3Ca → Ca3P2
Canxi photphua
0
-3
0
2P + 3Zn → Zn3P2

Kẽm photphua
0

+3
→ 2P2O3

4P + 3O2(thiếu)
điphotpho trioxit
to

0

+5
t
4P + 5O2(thừa) →
2P2O5
điphotphopentaox
it
0
+3
t
2P + 3Cl2(thiếu) → 2PCl3
photpho
triclorua
o

o

+5


2P + 5Cl2( thừa)

2PCl5
photpho

→
to

pentaclorua
0
+5
6P + 5KClO3 → 3P2O5 +
5KCl
(Phản ứng khi đánh diêm)
(Thuốc chuột là Zn3P2 , sau khi ăn Zn3P2 bị thủy phân rất mạnh , lượng nước trong


(chiếu hình ảnh những chú chuột tàn phá ruộng đồng và phá
hoại mùa màng)

cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước
Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)3 + 2PH3↑
Chính PH3 đã giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào PH3 thoát ra càng nhiều chuột càng nhanh chết. Nếu
không có nước chuột chết lâu hơn.

Hoạt động 12 (10 phút): Tìm hiểu ứng dụng, trạng thái tự nhiên và sản xuất Photpho.
(Phần IV, V, VI 1 hs đại diện nhóm báo cáo bằng poiwerpoint)
GV: Theo dõi, chỉnh sửa, nhận xét và chốt lại nội dung chính.
Hoạt động của người báo cáo

Chiếu lên phông chiếu 1 số hình ảnh về
IV. ỨNG DỤNG
ứng dụng của P và giới thiệu về những
Sản xuất H3PO4
ứng dụng đó.
P → P2 O5 → H3PO4
Giới
thiệu
nhà
máy
sản
xuất
photphoric

P
đỏ
để
sản xuất diêm.
lào cai.
Sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói…
Giới thiệu thành phần chính của que
Sản xuất phân bón.
diêm, vỏ diêm và phương trình phản ứng
xảy ra khi quẹt diêm.
Nêu lí do trong tự nhiên không gặp P ở trạng thái tự do
Chiếu hình ảnh và giới thiệu hai khoáng vật chính của P.
Tích hợp kiến thức Địa lí, giới thiệu mỏ apatit (Lào Cai) và các mỏ photphorit
( Thái Nguyên, Thanh Hóa) nổi tiếng của nước ta.
quặng apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2 và photphorit Ca3(PO4)2 chủ yếu được dùng để sản
xuất phân bón, theo kết quả thăm dò nếu sử dụng hợp lí thì trữ lượng apatit ở Lào

Cai còn có thể cung cấp để sản xuất phân bón cho nước ta trong hơn 20 năm nữa.
- Giới thiệu một số hình ảnh khai thác quặng aptit ở Lào Cai và tích hợp Giáo dục
môi trường.
- Giới thiệu những bộ phận trong cơ thể người có nhiều P.
Vậy tại sao viện sĩ người Nga Fecman (1883-1945) gọi P là “ nguyên tố của
sự sống và tư duy” ?
(P rất cần cho sự sống. Có trong protein của động, thực vật. Thiếu P thực vật sinh
trưởng và phát triển kém. Thiếu P người và động vật sẽ gầy yếu, còi cọc.
Người lao động cần lượng P nhiều hơn để không suy mòn các tế bào thần kinh

Nội dung

V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
- Không gặp P ở trạng thái tự do.
- Có trong thành phần chính của quặng apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2 và
photphorit Ca3(PO4)2.


giữ chức năng chuyển tải những suy nghĩ khi làm việc trí óc. Nếu cơ thể thiếu P thì
làm giảm khả năng làm việc, loạn thần kinh, chức năng trao đổi chất sẽ loạn).
Vậy hãy thử tưởng tượng nếu không có P cơ thể người sẽ ra sao?
Nếu P trong xương và bắp thịt mất đi cơ thể chúng ta sẽ trở thành 1 khối
không có hình dáng, không thể cử động
- Nếu P trong tổ chức thần kinh mất đi thì chúng ta sẽ ngừng suy nghĩ.
- Có thể tăng cường P cho cơ thể từ nguồn thức ăn nào?
- Có trong tế bào não, xương răng, bắp thịt của động vật và trong
(Chiếu những thực phẩm và rau củ giàu P , ngoài ra cần quan tâm đến sự điều độ
protein thực vật.
trong hoạt động và thể thao hợp lý.
Tích hợp giáo dục chế độ ăn uống – sinh hoạt – nghỉ ngơi – TDTT hợp lý

Tích hợp giải thích hiện tượng trong đời sống và chống mê tín dị đoan thông qua
giải thích hiện tượng “ma trơi”.
(Chiếu một số hình ảnh “ma trơi”)
H. Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu?
Tại các nghĩa địa, khi xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động, ở não người
chứa lượng photpho được giải phóng dưới dạng photphin PH3 có lẫn P2H4. Điphotphin
là chất lỏng, dễ bay hơi và tự bốc cháy ngoài không khí ở nhiệt độ thường làm cho PH3
cháy tạo ra P2O5 và H2O:
2P2H4 + 7O2 → 2P2O5 + 4H2O + Q (1)
Nhờ nhiệt Q tỏa ra ở phản ứng (1) mà:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O + Q' (2)
Các pư (1) và (2) tỏa ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Do đó khi cháy hỗn
hợp (PH3 và P2H4) có hình ngọn lửa vàng sáng, bay là là di động trên mặt đất, lúc ẩn
lúc hiện mà người ta gọi đó là "ma trơi". Hiện tượng này thường gặp ở các nghĩa địa
khi trời mưa có gió nhẹ.
Giới thiệu nguyên liệu và PTPU sản xuất P.
VI. SẢN XUẤT
1. Nguyên liệu
+ Quặng photphorit (hoặc apatit)
+ Cát (SiO2)
+ Than cốc (C).
2. Phản ứng
1200 C
Ca3(PO4)2 +3SiO2 + 5C 
3CaSiO3 + 2P + 5CO

C. Luyện tập, vận dụng (10’) .
a) Mục tiêu hoạt động luyện tập:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của đơn chất nitơ, photpho,
o



- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
Nội dung hoạt động: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
- Ở hoạt động này GV cho Hs hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết
các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và
chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.
- Củng cố: Học sinh hoàn thành phiếu học số 3
Trò chơi ô chữ (Gồm 6 chữ cái)
Câu 1: Photpho trắng tự bốc cháy trong không khí, bốc ra một luồng khói đặc, đó là(đọc tên hoa học):
A.
P2O3
B. P2O5
C. P đỏ
D. P trắng

A
Câu 2: Photpho đỏ khó nóng chảy và khó bay hơi hơn photpho trắng là do nó có cấu trúc ………
A. mạng tinh thể phân tử.
B. polime.
C. mạng tinh thể nguyên tử.
D. mạng tinh thể ion.
Câu 3: Trong phản ứng sau, P thể hiện tính chất gì? (tính khử)
4P + 5O2 à 2P2O5 T
Câu 4: Trong phản ứng: 2P + 3Ca gCa3P2
Photpho đóng vai trò là chất gì? (chất oxi hóa)
Câu 5: Đây là khí chiếm gần 80% thể tích không khí. Trong tiếng Hi Lạp nó có tên là Azot (nit tơ)
Câu 6: Đây là nhóm nguyên tố có 8 electron lớp ngoài cùng? (Khí trơ)



Đáp án : MA TRƠI
PHIẾU HỌC TẬP

Tiết 1 NITƠ

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

I. VỊ TRÍ-CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Các mức oxh của nitơ: ..........
.......... ......... ......... ......... ......... .........
Vd:
..........
.......... ......... ......... ......... ......... .........
Sự biến thiên số oxh: ..................
........................
(Tăng/giảm)
N2
 Tính ..........
Tính ................

Ô:
……....
Vị trí Chu kì:
………
Nhóm:
………
Cấu hình:

...........................
Công thức electron: ........................................
Công thức cấu tạo: ........................................
 Liên kết trong phân tử N2 là lk ……………



II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Trạng thái, màu, mùi: ………………………..
- Có tan trong nước? Tan nhiều hay ít? Vì sao?
...........................................................................
...........................................................................
- Nặng/nhẹ hơn không khí? .................................
Vì sao? .............................................................
- Độc tính: ...........................................................
- t0 hóa lỏng =

V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

Họ và tên..................................................... Lớp.............
.................................................................

1. Tính …….
a. Tác dụng với kim loại
(tạo thành …………………........)
Vd: ..…………………(……..............)
Vd: ..…………………(……..............)






Li + N2 → ……(……..............)
b. Tác dụng với H2
............................................................
(………………...)
Nhận xét:
............................................................
............................................................

2. Tính ………
……………………………...
……………………………...
……………………………...

Nhận xét:
……………………………...
……………………………...

IV. ỨNG DỤNG

VI. ĐIỀU CHẾ

1. Trong công nghiệp: (viết phương trình)
........................................................................
2. Trong phòng thí nghiệm:
(phần đọc thêm)

..........................


........................

.................................


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×