Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Chủ nghĩa hậu hiện đại phương tây có tác động gì tới đời sống văn học ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.96 KB, 18 trang )

Chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây có tác động gì
tới đời sống văn học ở Việt Nam hiện nay

1


A.

I.

PHẦN MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài
1. Thực tiễn : Chủ nghĩa hậu hiện đại là vấn đề không mới nhưng nó vẫn

ảnh hưởng và còn đang là một trong những mối quan tâm không nhỏ của giới
văn nghệ sĩ ở nước ta. Khi viết về nó thường không khó không phải vì nó cao
siêu mà vì nó không thống nhất.Trong tư tưởng sáng tác chung là những người
nghệ sĩ muốn vượt qua được giới hạn của chủ nghĩa hiện đại nhưng từ trước đến
giờ khái niệm hiện đại vẫn là một khái niệm đa nghĩa.
Về mặt nghệ thuật, nó tiếp nối tinh thần của những trào lưu tiên phong
của chủ nghĩa hiện đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.Trong những thập niên
cuối thế kỷ 20, có một khái niệm, tuy chưa có được một cách hiểu thống nhất,
nhưng lại được sử dụng và bàn đến nhiều nhất, đó là khái niệm “chủ nghĩa hậu
hiện đại” (postmodernism). Chủ nghĩa hậu hiện đại gần như đã trở thành tinh
thần của thời đại mới, vượt qua thời hiện đại và được gọi là thời “hậu hiện đại”
hay “kỷ nguyên hậu hiện đại”. Chủ nghĩa hậu hiện đại vừa được xem là một chủ
thuyết triết học, cũng vừa là một phong trào xã hội được áp dụng vào hầu khắp
các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo... Trong
văn học, con người đã xây dựng nên cả một hệ thống lý thuyết hậu hiện đại,
được dùng để áp dụng vào việc nghiên cứu tác phẩm, làm tiêu chí phân loại và


định dạng, vừa để cụ thể hoá quá trình nhận thức luận về tinh thần văn học hậu
hiện đại. Như vậy, hậu hiện đại là một cách gọi để chỉ về một sự vận động, mà
sự vận động đó đang tạo nên một hệ hình tư duy mới, có nhiệm vụ thay thế cho
hệ hình tư duy hiện đại đã không còn phù hợp, kể cả trong kinh tế, chính trị và
trong văn hoá tinh thần.
2. Khoa học:Ở Việt Nam, lý thuyết văn học hậu hiện đại ngày càng được
quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng vào đời sống văn học, từ hoạt động
2


của người nghiên cứu – phê bình đến sáng tạo của người nghệ sĩ. Trong những
năm qua mà khoa văn học cũng như lĩnh vực sáng tác đã đạt được, đã chứng
minh tính khoa học, tính khách quan và tính chân lý của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Việc vận dụng lý thuyết văn học hậu hiện đại vào nghiên cứu những sáng tác
của các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã có những chuyển động và những thay đổi
thực sự, cả nội dung và hình thức. Tinh thần hậu hiện đại đã soi chiếu vào tư
duy tiểu thuyết, có thể nói đã tạo nên một sự biến đổi lớn lao ở thể loại này. Qua
thời gian, những sáng tác của các nhà tiểu thuyết Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Tạ
Duy Anh, Khương Việt Hà, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình
Phương, Nguyễn Đình Tú, Đặng Thân, Châu Diên, Thuận, Đoàn Minh Phượng,
Phong Điệp, Nguyễn Ngọc Tư… đã được xã hội thừa nhận. Có một sự thật hiển
nhiên được thừa nhận trong giới văn học là, không thể viết như trước được nữa,
nếu như muốn có người đọc. Về cơ bản, những thành tựu mà tiểu thuyết đạt
được là nhờ sự tiếp thu, vận dụng một cách sáng tạo quan niệm nhận thức, kinh
nghiệm viết hậu hiện đại của các nhà văn Việt Nam
3. Giáo dục : Chủ nhĩa hậu hiện đại là một khía niệm khá rộng và phức
tạp. Ở đó con người hậu hiện đại chấp nhận rằng bản chất của thế giới là hỗn
mang. Họ chỉ cố gắng làm chủ và điều chỉnh điều kiện tồn tại của riêng họ trong
mối quan hệ tương quan với những điều kiện tồn tại của kẻ khác.. Họ nhận thức
rằng họ chỉ tồn tại trong vùng giao thoa của sựu tương phản và những giá trị

tương đối. Đối với thế giới không phải là một thứ hiện thực đơn giản mà và
đồng nhất trong giác quan của mỗi người.Họ không còn thật sự tin vào một thứ
quy luật nòa đó to lớn bao trùm tất cả, mà tin vào những thí nghiệm và ứng
dụng ở mô hình nhỏ. Bởi thế mỗi người có thể cùng lúc nhìn thấy nhiều thế giới
khác nhau và có thể bị chi phối cùng lúc bởi nhiều hệ quy chiếu khác nhau của
những thú đa tầng và đa phương.Còn vấn đề ta cấn nghiên cứu là chủ nghĩa hậu
hiện đại tác động như thế nào đến lĩnh vực văn học ở nước ta.

3


Nhân loại đang tiến những bước thần kì trong cuộc cách mạng công nghệ. Do
đó giáo dục những vấn đề cốt yếu của chủ nghĩa hậu hiện đại cho học sinh là
vấn đề hết sức cấp thiết. Nhất là đối với nền giáo dục đang trên đà phát triển ở
nước ta ngày nay.
Vì những lí do trên nên em chọn đế tài "Chủ nghĩa hậu hiện đại phương
Tây tác động gì đến đời sống văn học Việt Nam hiện nay"
II. Lịch sử vấn đề
Trong phần tư cuối cùng của thế kỷ thứ hai mươi, những cuộc tranh luận về chủ
nghĩa hậu hiện đại (postmodernism, còn gọi tắt là PoMo) không chỉ xảy ra trong
giới hàn lâm mà còn tạo nên một phong trào hết sức rộng lớn ảnh hưởng đến
nhiều lãnh vực khác nhau trên khắp thế giới. Về phương diện lý thuyết văn hoá
và mỹ học, cuộc luận chiến nổ ra xung quanh một nghi vấn: Ảnh hưởng của chủ
nghĩa hiện đại (modernism) trong các ngành nghệ thuật đã thực sự bị khai tử
hay chưa? Nếu có, khuynh hướng nghệ thuật (hậu hiện đại) nào sẽ tiếp nối?
Gay gắt và dữ dội hơn, các nhà lý thuyết hàng đầu hai bên bờ Đại Tây Dương
đã đẩy các cuộc tranh cãi đến những giới hạn cuối cùng của các phạm trù triết
học. Những triết gia hoài cổ tiếp tục chống chế và cố biện giải cho sự duy
trì chủ nghĩa nhân bản (humanism) và chủ nghĩa duy lý (rationalism), nhóm này
tìm thấy đồng minh ở giới khoa bảng trung thành với chủ nghĩa thực

chứng (positivism), lấy Khoa Học và Tri Thức làm nền tảng cho tri thức
luận (epistemology) của họ. Trong khi đó, nhóm triết gia đại diện cho chủ nghĩa
hậu hiện đại như Barthes, Derrida, Foucault, Baudrillard, Rorty, Lyotard… tấn
công một cách mãnh liệt vào nền tảng triết học của chủ nghĩa hiện đại, đồng
thời khẳng định rằng lý thuyết này đã đến thời điểm cáo chung. Dần dần, các
cuộc tranh luận về ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đã lan rộng ra hầu như
mọi lãnh vực của đời sống, biến khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại trở nên vô
cùng đa dạng và phạm vi ý nghĩa của nó ngày một rộng lớn hơn .
4


Chủ nghĩa hậu hiện đại, theo giáo sư Mary Klages là một từ ngữ phức tạp bao
hàm một hệ thống tư tưởng được giới nghiên cứu đại học tiếp nhận, khai triển từ
những năm giữa thập niên 1980 đến nay. Rất khó có một định nghĩa thật chính
xác và hàm súc về chủ nghĩa hậu hiện đại, vì khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại
xuất hiện trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, bao gồm nghệ thuật, kiến
trúc, âm nhạc, phim ảnh, văn chương, chính trị, xã hội, truyền thông, khoa học
kỹ thuật và ngay cả thời trang hay các phương tiện giải trí thường ngày
như Disneyland chẳng hạn
Có lẽ cách tiếp cận dễ dàng nhất về chủ nghĩa hậu hiện đại là nên bắt đầu từ chủ
nghĩa hiện đại (modernism): nguồn gốc phát triển, đồng thời cũng là đối tượng
bị phủ nhận của chủ nghĩa hậu hiện đại. Theo phương pháp này, chủ nghĩa hậu
hiện đại sẽ được giải thích trên hai bình diện khác nhau: (a) lịch sử và xã hội,
(b) văn học và các khuynh hướng nghệ thuật.
III. Đối tượng, nhiệm vụ
1. Đối tượng : Chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây có tác động gì đến đồ sống
văn họcở Việt Nam hiện nay.
2. Nhiệm vụ: Ở Việt Nam, lý thuyết văn học hậu hiện đại ngày càng được quan
tâm tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng vào đời sống văn học, từ hoạt động của
người nghiên cứu – phê bình đến sáng tạo của người nghệ sĩ. Do đó, nghiên cứu

rõ những tác động của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học là rất quan trọng.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử - loại hình: dùng để khảo sát sự hình thành và vận động
của lý thuyết hậu hiện đại, đặc trưng và các quan niệm riêng của các nhà lý luận
trong các lĩnh vực triết học, văn hóa, văn học, nghệ thuật.

5


- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: dùng để tìm hiểu, nghiên cứu một cách hệ
thống các khuynh hướng triết học như Hiện tượng luận – Tường giải học; Cấu
trúc luận – Giải cấu trúc luận. Các tiểu thuyết có dấu ấn hậu hiện đại Việt Nam
cũng được nghiên cứu qua phương pháp này.
- Phương pháp liên ngành văn hóa – văn học: dùng để khảo sát quá trình hình
thành chủ nghĩa hậu hiện đại (điều kiện triết học, kinh tế – xã hội, văn hóa –
nghệ thuật) và nghiên cứu đặc thù lịch sử, văn hóa, văn học dân tộc trong tiểu
thuyết theo xu hướng hậu hiện đại Việt Nam. - Phương pháp so sánh – đối
chiếu: dùng để nghiên cứu những tương đồng và riêng biệt trong tư duy nghệ
thuật của các nhà tiểu thuyết theo xu hướng hậu hiện đại Việt Nam.

6


B.

NỘI DUNG

I. Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại.
Chủ nghĩa hậu hiện đại (tiếng Pháp : postmodernisme) là thuật ngữ đa
nghĩa, được sử dụng linh hoạt, nhằm chỉ một trào lưu tư tưởng, văn hóa, một hệ

thống quan niệm bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau, như lí luận khoa học, triết
học, nhận thức luận, mĩ học, nghiên cứu, phê bình văn học. Chủ nghĩa hậu hiện
đại là một phản ứng tâm lí, một kiểu chiếm lĩnh thế giới, cảm thức vũ trụ, một
cách đánh giá những khả năng nhận thức, cũng như vai trò, vị trí của con người
trong thế giới khách quan. Bắt đầu hình thành từ cuối cuộc thế chiến lân thứ hai
trong những lĩnh vực hết sức khác nhau, như nghệ thuật, văn học, âm nhạc, hội
họa, kiến trúc, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, chủ nghĩa hậu hiện đại
được thừa nhận là hiện tượng xã hội – thẩm mĩ của nền văn hóa phương Tây,
một hiện tượng độc đáo trong triết học, mĩ học và phê bình văn học.
Chủ nghĩa hậu hiện đại, với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn học biện
đại, có ý đồ khám phá, phát hiện ở cấp độ tổ chức văn bản nghệ thuật tập hợp tư
tưởng – tình cảm mang nội dung vũ trụ quan. Hoạt động của nó gắn liền với tên
tuổi của các nhà lí luận trụ cột như Gi.Ph. Li-ô-tát (Pháp), I. Hát-xan, Ph. Giêmmơ-xơn (Mĩ), D. Lốt-giơ (Anh), D. Phốc-cơ-ma, T. Đa-en (Hà Lan). Dựa vào
những công trình chính yếu của họ, có thể khái quát hệ thống quan niệm của
chủ nghĩa hậu hiện đại thành một số điểm lớn như sau :
Thứ nhất: Chủ nghĩa hậu hiện đại là sự tổng hợp lí luận của chủ nghĩa hậu cấu
trúc với thực tiễn phân tích phê bình văn học của chủ nghĩa giải cấu trúc và toàn
bộ thực tiễn hoạt động sáng tạo của nghệ thuật hiện đại. Bằng cách ấy, nó có
tham vọng đưa ra một cách giải thích, “một cái nhìn mới đối với thế giới”. Cho
7


nên, nói tới chủ nghĩa hậu hiện đại, người ta hoàn toàn có thể khẳng định sự tồn
tại của một tập hợp quan điểm mang tính phổ quát của chủ nghĩa hậu cấu trúc –
chủ nghĩa giải cấu trúc – chủ nghĩa hậu hiện đại.
Thứ hai: Các nhà lí luận của chủ nghĩa hậu hiện đại thường xuyên nhấn mạnh
tình trạng khủng hoảng của ý thức hậu hiện đại chủ nghĩa. Theo họ, tình trạng
khủng hoảng ấy có nguyên nhân ở thời đại mà những quan điểm của khoa học
tự nhiên hoàn toàn sụp đổ vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khiến
cho uy tín của những trí thức khoa học thực chứng, cùng tất cả những giá trị cơ

bản mang tính chất duy lí của nền văn minh tư sản truyền thống chỉ còn là số
không. Chủ nghĩa hậu hiện đại hoàn toàn phủ nhận cái gọi là “truyền thống châu
Âu”, đúng hơn là “truyền thống duy lí – tư sản”. Tâm trạng khủng hoảng vì thế
trở thành tâm trạng phổ biến của thời đại. Việc chối bỏ chủ nghĩa duy lí, phủ
nhận truyền thống và mọi đức tin tôn giáo được cả xã hội thừa nhận, sự nghi
ngờ tính chính xác của tri thức khoa học. tức là nghi ngờ cái bức tranh thế giới
được hình thành trên cơ sở cứ liệu của khoa học tự nhiên, làm nẩy sinh cái gọi
là hoài nghi nhận thức luận của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Thứ ba: Chủ nghĩa hậu hiện đại cho rằng khoa học tự nhiên, khoa học chính
xác, cũng như triết học truyền thống, thứ triết học dựa trên bộ máy khái niệm
lôgic để khái quát những quy luật nghiêm nhặt về các mối quan hệ nhân quả
không thể cảm nhận được chính xác hình ảnh thế giới như nó vốn có. Muốn
chiếm lĩnh thế giới như nó vốn có chỉ có cách duy nhất là dựa vào trực giác, vào
“tư duy thi ca” với những liên tưởng, hình tượng, ẩn dụ và khả năng “đốn ngộ”
trong giây lát của nó.
Thứ tư: Phù hợp với hệ thống quan điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại, các nhà
phê bình văn học hậu hiện đại thường sử dụng những khái niệm công cụ cơ bản
như : “vũ trụ như sự hỗn độn” và tri giác hậu hiện đại (postmodern sensibility);
“thế giới như một văn bản” và “ý thức như một văn bản”, tính liên văn bản
8


(intertextuality), “khủng hoàng uy tín”, hoài nghi nhận thức luận
(epistemological uncertainty), mặt nạ tác giả (author’s mask), mã kép (double
code), “phương thức trần thuật giễu nhại”, ngắt đoạn, đoạn trần thuật, “hố giao
tiếp”, siêu trần thuật (metanarrative).

2. Nội dung, tác động chủ nghĩa hậu hiện đại tới đời sống văn học Việt
Nam
Văn học hậu hiện đại ở Việt Nam được phát triển trong hoàn cảnh diện mạo

riêng, khi nền nghệ thuật hiện đại còn dang dở, khi các kinh điển triết – mỹ về
hiện đại và hậu hiện đại thế giới còn chưa được giới thiệu nhiều, tư duy triết học
về ngôn ngữ chưa đầy đủ, chính vì vậy, điều kiện về “kiến trúc thượng tầng”
cho văn học hậu hiện đại ra đời và vận động phát triển là khá thiếu thốn. Bởi vì,
dù có kế thừa hay lược bỏ, có quay về hay thoát ly, có phủ định hay tiếp nối, để
hiểu và để viết theo hậu hiện đại trước hết vẫn phải dựa trên nền của nghệ thuật
hiện đại. Hoàng Ngọc Hiến nhận định: “Chủ nghĩa hậu hiện đại trước hết là một
phản ứng với chủ nghĩa hiện đại, do đó phải tìm hiểu về chủ nghĩa hiện đại thì
mới cảm nhận được chủ nghĩa hậu hiện đại” [143]. Chính từ nhu cầu bức thiết
trên, nền văn học Việt 49 Nam, theo các nhà nghiên cứu, cần phải tiến hành
song hành hai quá trình: vừa hiện đại hóa vừa hậu hiện đại hóa. Hiện đại hóa
nhằm tạo tiền đề và nền tảng cho việc phát triển văn học hậu hiện đại; mặt khác,
hậu hiện đại hóa để bắt kịp với tinh thần, trình độ và không khí chung của thời
đại. Như vậy, chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam, nếu có, thì đa
phần mới dừng lại ở sự pha trộn và kết hợp giữa những yếu tố hiện đại và hậu
hiện đại, trong đó, yếu tố hậu hiện đại giữ vai trò chủ đạo. Nói cách khác, chủ
nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam là một chủ nghĩa hậu hiện đại mang
tính nguyên hợp (syncretism). Nếu không có nền tảng hiện đại và trải nghiệm
qua hiện đại, rõ ràng sẽ thiếu đi một cơ sở quan trọng nhằm đến với cái hậu hiện
9


đại một cách bền vững. Tóm lại, tương lai văn học hậu hiện đại ở Việt Nam là
một thách thức, đồng thời là một cơ hội nhằm hiện đại hóa nền văn học dân tộc
lần thứ hai. Khác với công cuộc hiện đại hóa lần thứ nhất (giai đoạn 1930 –
1945), vốn là quá trình hiện đại hóa diễn ra dưới thời thực dân, mang tính
“cưỡng bức” lịch sử. Công cuộc hiện đại hóa lần thứ hai theo xu hướng hậu hiện
đại hoàn toàn không có một áp lực nào từ bên ngoài, nếu nói có, lại là những áp
lực từ bên trong, áp lực bởi sự tự ti vì mình kém cỏi, áp lực nhược tiểu không
tẩy xoá được, tự mình làm khó mình. Có thể nói, đây là quá trình tự giác, hoàn

toàn xuất phát từ những quy luật nội tại của nghệ thuật và yêu cầu của thời đại.
Điều đáng mừng là, trong công cuộc đổi mới này, tuy chúng ta vẫn đi sau thời
đại, nhưng không phải là một khoảng cách quá xa. Một phần lớn lợi thế đó là
nhờ công lao tiếp nhận lý thuyết hậu hiện đại vào Việt Nam khá hiệu quả. Thách
thức vẫn còn ở phía trước, bởi công cuộc hiện đại hóa lần thứ nhất đã để lại quá
nhiều thành tựu (Thơ Mới, văn xuôi lãng mạn, văn xuôi hiện thực…), cho nên
sức ép với những người chủ xướng cho công cuộc hiện đại hóa lần thứ hai là rất
nặng nề. Nhưng đúng như nhận định của Inrasara: “Nếu không tiếp nhận ngay
từ hôm nay, tôi e rằng chúng ta tiếp tục chương trình làm kẻ trễ tàu thời đại”
[90]. Mặc dù đã có nhiều bài viết khảo sát về các yếu tố hậu hiện đại trong văn
học Việt Nam, nhưng vẫn còn một vấn đề được đặt ra là, vậy văn học hậu hiện
đại ở Việt Nam sẽ có diện mạo riêng và tương lai như thế nào? Hay nhất thời
chỉ là một trào lưu nổi lên để rồi nhanh chóng bị lãng quên như một mốt thời
thượng, sính thuật ngữ của Phương Tây? Hay chỉ là một mớ bóng chữ lộn xộn,
lai ghép hỗn độn 50 như một “món nộm suồng sã” (Đào Tuấn Ảnh) của ý tưởng
mà các nhóm Ngựa Trời hay Mở Miệng thời gian qua đang tiến hành thử
nghiệm? Nhìn nhận một cách bình tâm, có thể nhận thấy đời sống văn học Việt
Nam hiện nay có hai xu hướng đi theo lối hậu hiện đại. Một xu hướng kết hợp
các thủ pháp hậu hiện đại (giễu nhại, liên văn bản, giải thiêng, cực hạn, huyền
ảo, phân mảnh…) với các đặc trưng thể loại truyền thống. Đại diện cho khuynh
hướng này có thể kể đến Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái,
10


Nguyễn Việt Hà, Châu Diên, Lê Anh Hoài, Đặng Thân, Thuận, Nguyễn Đình
Tú…, hoặc xa hơn một chút là Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh…
Chủ yếu các sáng tác của khuynh hướng này gắn với thể loại truyện ngắn và
tiểu thuyết. Trong đó, truyện ngắn lịch sử và tiểu thuyết lịch sử có một vai trò
quan trọng. Đây là xu hướng đổi mới không quyết liệt và không “hoàn toàn”
hậu hiện đại, không tuyên ngôn sáng tác của mình là tác phẩm hậu hiện đại. Tuy

nhiên, các sáng tác của khuynh hướng này thực sự là những tác phẩm có giá trị
quan trọng trong đời sống văn học Việt Nam đương đại. Mặc dù mang lại nhiều
thành tựu, nhưng các tác phẩm thuộc xu hướng này mới chỉ dừng lại ở dạng
mang “yếu tố”, “dấu ấn” hậu hiện đại, chứ chưa thể hoàn toàn xem đó là các
sáng tác mang đầy đủ diện mạo và bản chất của chủ nghĩa hậu hiện đại. Cũng
chính bởi lý do này, nên mới có sự tranh luận, nghi ngờ diễn ra thường xuyên ở
những năm qua trong giới phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam về việc phân
định và xác định các tác phẩm, tác giả hậu hiện đại. Xu hướng thứ hai là sự đổi
mới triệt để, từ hình thức cho đến nội dung theo hướng hậu hiện đại, cách ly hẳn
với những truyền thống văn học cũ, đây là xu hướng hậu hiện đại toàn diện và
“có ý thức”. Có thể kể đến một số cây bút trong xu hướng này như Khế Iêm,
Trần Tuấn, Inrasara, Bùi Chát, Lý Đợi, Phan Bá Thọ, Đặng Thân… Các sáng
tác của xu hướng này chủ yếu gắn với thể loại thơ, mà đặc biệt là thơ Tân hình
thức, thơ văn xuôi, kịch đường phố, thơ trình diễn… Tuy nhiên, những sáng tác
của họ đa phần mới chỉ nằm ở “ngoại biên” đời sống văn học, dừng lại ở mức
những thể nghiệm ban đầu và chưa thực sự được giới nghiên cứu – phê bình văn
học đánh giá cao. Trong chỉ hơn hai mươi năm, vừa tiến hành tiếp thu lý thuyết,
vừa triển khai ứng dụng vào sáng tác, lại phải vừa tiến hành việc tiếp thu và ứng
dụng nhiều hệ hình lý thuyết văn học khác, có thể nói văn học theo xu hướng
hậu hiện đại Việt 51 Nam đã có những thành tựu nổi bật, không thể không tính
đến trong phê bình nghiên cứu văn học. Mặc dầu vẫn còn nhiều tiếng nói e ngại,
nhiều cái nhìn phiến diện, những sự rụt rè và hoài nghi về hệ hình lý thuyết văn
học này, nhưng không thể phủ nhận rằng, những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế
11


kỷ XXI, hậu hiện đại là một trong những tiêu ngữ mang lại nhiều nguồn cảm
hứng và sự quan tâm nhất của cả giới sáng tác và nghiên cứu – phê bình văn học
ở Việt Nam. Dù muốn hay không, nền văn học Việt Nam vẫn không thể chối từ
cái khí quyển chung của thời đại, chính vì vậy, dẫu còn nhiều bất cập, nhưng

hậu hiện đại vẫn là giai đoạn phát triển mang tính tất yếu trong văn học nước
nhà. Từ sự nhận thức đó, quá trình dấn bước trên con đường hậu hiện đại, sự
phát triển về mặt lý thuyết lẫn sáng tác nhanh hay chậm, bảo tồn bản sắc hay lai
căng mất gốc, đổi mới triệt để hay kế thừa cơ bản, lại phụ thuộc vào vai trò của
hoạt động nghiên cứu – phê bình văn học.
Tiếp nhận và ứng dụng trong sáng tác Những thay đổi quan trọng trong
kinh tế - xã hội Việt Nam sau 1986 đã có tác động mạnh đến ý thức văn hóa
nghệ thuật. Trong sáng tác văn học, đó là những tiền đề tạo điều kiện cho sự vận
động từ hiện đại sang hậu hiện đại, mặc dù điều kiện và hoàn cảnh văn học Việt
Nam có khác biệt rất lớn so với phương Tây. Những diễn biến và những thay
đổi sâu sắc của xã hội là một động lực thúc đẩy văn học phát triển, và sự tương
thích giữa văn hóa, văn học chủ yếu nằm ở phương diện tinh thần chứ không
hoàn toàn lệ thuộc vào những điều kiện vật chất. Không thể viết như trước, đó
là một nhu cầu cấp thiết của ý thức nghệ thuật, được quy định bởi những quy
luật nội tại của văn học về sự phát triển, gắn với tinh thần thời đại. Bên cạnh đó,
những áp lực từ phía cuộc sống và người đọc cũng buộc sáng tác phải có sự
thay đổi, nếu không muốn độc giả quay lưng lại. Quá trình đổi mới văn học
trong hơn 20 năm qua đã đánh dấu một chặng đường phát triển mới của văn học
và chứng minh nội lực tiềm tàng của các thế hệ nhà văn Việt Nam. Sự xâm nhập
của chủ nghĩa hậu hiện đại vào văn học Việt Nam là hết sức đa dạng và cũng hết
sức phức tạp. Một điều không thể tránh khỏi là sự va chạm, mâu thuẫn giữa
những giá trị cũ và mới đã xảy ra khi văn học chuyển mình theo hướng 60 hậu
hiện đại. Vấn đề này tồn tại trong tất cả các thể loại văn học. Lý giải những mâu
thuẫn này trong từng thể loại, trước hết là gắn với việc lý giải về những biểu
12


hiện của tư duy nghệ thuật hậu hiện đại trong sáng tác. Thơ hậu hiện đại Thơ
hậu hiện đại Việt Nam là gì? Theo chúng tôi, các ý kiến của Inrasara – người đã
gắn bó với thơ hậu hiện đại từ đầu đến nay – là đáng chú ý nhất. Ở công trình

Song thoại với cái mới cùng hơn một trăm bài phê bình in trên báo chí và trên
mạng, ông đã chứng minh về sự tồn tại của một dòng thơ viết theo lối hậu hiện
đại. Khuynh hướng thơ này có một số đặc trưng là lưu hành theo kiểu “ngoại
biên” (tập trung chủ yếu ở những sáng tác thời kỳ đầu, thơ của Phan Bá Thọ,
Bùi Chát, Lý Đợi, Nguyễn Hoàng Nam, Khúc Duy, các nhóm thơ Mở Miệng,
Ngựa Trời…); tính giễu nhại và cắt dán, chủ trương thơ phải vui, giễu nhại thơ
lãng mạn và cả ca dao; phá bỏ tính hệ thống của ngôn ngữ, đưa thơ ca hướng
theo quan niệm của chủ nghĩa hậu cấu trúc, không ngần ngại sử dụng các biện
pháp như nói ngọng, hoặc các từ có tính chất thô tục; tân hình thức, chủ trương
đổi mới từ thi pháp cảm tính, cảm xúc mơ hồ, sâu lắng sang thi pháp đời
thường… Kết cấu mảnh vỡ là đặc tính cơ bản để làm nên một tác phẩm văn học
hậu hiện đại, đã được ứng dụng rộng rãi trong thơ. Bùi Chát, Phan Bá Thọ, Lý
Đợi, Nguyễn Hoàng Nam… chủ trương “thơ phải vui” và một loạt sáng tác của
các nhà thơ này đã đi theo hướng vận dụng cái hài mang tính thái quá (phì đại)
để biểu đạt. Thơ của họ chắp nối tất cả những gì nằm trong trường liên tưởng
của người sáng tác, mọi cái đều được đổi chỗ, cái này dán vào cái kia, ranh giới
giữa hư cấu và sự kiện bị triệt xóa, nấp sau sự hài hước vượt giới hạn là những
ẩn dụ lơ lửng, ai muốn hiểu thế nào cũng xong! Tính giễu nhại lộ liễu một cách
cố ý cũng đã được các nhà thơ sử dụng, nhằm triệt bỏ tính nhạc điệu của thơ, để
từ đó đả phá mỹ học thi ca truyền thống. Phá bỏ tính hệ thống của ngôn ngữ,
đưa thơ ca phát triển theo quan niệm của chủ nghĩa hậu cấu trúc, các nhà thơ
hậu hiện đại Việt Nam đã không ngần ngại sử dụng các biện pháp như nói
ngọng, hoặc các từ có tính chất thô tục trong cuộc sống thường ngày. Đánh giá
một cách khách quan, chúng ta nhận thấy thơ hậu hiện đại những năm đầu có ít
cái hay nhưng lại có quá nhiều cái dở. Bên cạnh tinh thần quyết liệt phá cách,
thí nghiệm những kỹ thuật mới trong hình thức, thơ hậu hiện đại cũng đã 61 gây
13


ra không ít tai tiếng. Hầu hết các nhà thơ trẻ những năm này đều tự nhận sáng

tác theo lối hậu hiện đại, thơ ca “mọc như nấm”, trong một tình trạng xô bồ, hỗn
loạn, không ai nghe ai, không ai nhường ai, “đường ta, ta cứ đi”. Họ đưa vào
trong thơ đủ thứ, biến thơ thành “thơ dâm”, “thơ tục”, “thơ điên”… Chính điều
này đã tạo sự phản ứng gay gắt trong xã hội, khiến nhiều người hốt hoảng nghĩ
rằng sau thời hậu hiện đại có lẽ đến thời “hậu sự” của thơ ca! Nhưng rồi thực tế
đã không như vậy. Thơ ca theo xu hướng hậu hiện đại những năm gần đây có sự
chuyển hướng tích cực, nghiêm túc hơn và có những đóng góp không nhỏ cho
nghệ thuật, như thơ của Trương Đăng Dung, Inrasara, Trần Tuấn, Lê Hữu Khóa,
Trần Hữu Tài, Nguyễn Bình Phương, Hồ Thế Hà, Fan Tuấn Anh… Kịch hậu
hiện đại Thuật ngữ “kịch” ở đây nhằm chỉ một thể loại văn học (kịch bản văn
học). Chúng ta có thể tìm thấy dấu hiệu hậu hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ,
người đã có những cách tân lớn trong địa hạt này. Vở Hồn Trương Ba da hàng
thịt là một tác phẩm lớn, đặt ra vấn đề về bản thể, sự hoán đổi và sự tai hại
khủng khiếp khi mình không phải là chính mình. Sử dụng một câu chuyện dân
gian, nhưng ẩn sâu dưới các tầng chữ, nhà văn đã nêu ra những nội dung mới về
nhận thức luận, đặt tồn tại, không chỉ của một cá nhân, mà cả một dân tộc trước
sự lựa chọn, không chỉ đúng đắn mà còn phải phù hợp, nếu không muốn phải
sống khắc khoải, đau khổ trong sự ngộ nhận, trong sự cô đơn vì đánh mất bản
thể. Trong thời điểm Lưu Quang Vũ sống và sáng tác, mặc dù ở ta chưa có khái
niệm “hậu hiện đại”, nhưng thiên tài của ông đã làm mới kịch Việt Nam, đẩy thể
loại này tiếp cận với tinh thần hậu hiện đại. Sau này, một số nhà văn, trong đó
có Nguyễn Huy Thiệp, cũng đã có những tìm tòi để đổi mới kịch theo xu hướng
hậu hiện đại, nhưng có lẽ không mấy thành công. Nhìn chung, do nhiều nguyên
nhân khác nhau, kịch hầu như còn đứng ngoài “phong trào hậu hiện đại”. Riêng
ở địa hạt sân khấu, vào những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện các hình thức sân
khấu hậu hiện đại như “sân khấu đồng hiện”, “kịch hình thể”, “kịch ý niệm”…
Đây được xem như những thể nghiệm để lạ hóa sân khấu, phản ứng lại sự lấn át
của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là truyền hình. Văn xuôi
14



hậu hiện đại Văn xuôi theo xu hướng hậu hiện đại được xem là tiên phong về
đổi mới và có nhiều thành tựu nhất. Truyện ngắn và tiểu thuyết hậu hiện đại, trải
qua nhiều thăng trầm, giờ đã có chỗ đứng vững chắc trên văn đàn. Có thể nói,
chủ nghĩa hậu hiện đại đã làm thay đổi văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết, cả chất
và lượng. Ngày càng có nhiều nhà văn lựa chọn khuynh hướng này, họ không
ngừng tìm tòi, đổi mới kỹ thuật viết, đã tạo nên một không khí văn chương thực
sự sôi động trong thời kinh tế thị trường, mà giá trị lợi nhuận là thước đo của
thành đạt. Sự vận động của văn xuôi Việt Nam từ hiện đại đến hậu hiện đại diễn
ra trong một thời gian khá dài, tiềm ẩn trong sáng tác của Lê Lựu, Chu Lai, Ma
Văn Kháng, Dương Hướng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn
Thị Thu Huệ… Có thể xem sáng tác của những nhà văn này nằm giữa làn ranh
cũ và mới, với những trăn trở trên con đường đổi mới văn học. Nguyễn Huy
Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh được xem là những nhà văn đầu tiên tiếp cận
với chủ nghĩa hậu hiện đại trong cách viết. Họ được xem là những người “đứng
mũi chịu sào”, họ đã gánh chịu không ít búa rìu dư luận trước khi được thừa
nhận. Nhưng họ đã chứng minh được một điều là, ở Việt Nam, sáng tác đã đi
trước phê bình – nghiên cứu trong tiếp cận và ứng dụng lý thuyết hậu hiện đại
vào văn học. Truyện của họ đã đem đến cho văn xuôi Việt Nam một luồng sinh
khí mới, trong điều kiện thể loại này gần như đã cạn kiệt về khả năng nhận thức
và phản ánh. Tiếp theo họ, các nhà văn theo xu hướng hậu hiện đại thế hệ thứ
hai là jBảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn
Việt Hà, Đặng Thân, Mạc Can, Châu Diên, Lê Anh Hoài, Thuận và muộn hơn
một ít là Nguyễn Đình Tú, Đoàn Minh Phượng, Nguyễn Cao Sơn, Vũ Đình
Giang, Phong Điệp, Nguyễn Ngọc Tư… đã rộng bước hơn trên con đường sáng
tạo. Những dấu ấn hậu hiện đại đậm nét nhất trong văn xuôi Việt Nam là tư duy
sáng tác gắn với cảm quan hậu hiện đại; thế giới nhân vật mang tâm thức hậu
hiện đại; ngôn ngữ giải cấu trúc và ngôn ngữ nhị phân. Văn xuôi bước đầu thể
hiện một cảm quan đa trị, phi trung tâm hoá về thế giới, chống sự áp chế con
người của các chủ thuyết lớn, thế giới không còn là sự phân cực và chia quyền

15


của những trung tâm lớn và duy nhất. Với quan niệm “bất tín nhận thức” của
chủ nghĩa hậu hiện đại, trong văn xuôi hậu hiện đại không còn tồn tại những
hình tượng trung tâm, điều 63 hành và chi phối câu chuyện; những nhân vật
bước ra từ những bài giảng đạo đức, những sự kiện lịch sử hay học thuyết tôn
giáo. Các nhà văn chủ trương từ bỏ nguyên tắc xây dựng nhân vật theo kiểu
truyền thống (nhân vật tính cách, tư tưởng, chính diện, phản diện, chức năng…),
hướng tới những nhân vật bản năng, đi sâu lý giải phần tâm linh gắn với vô
thức, bệnh lý…Những vấn đề cấm kỵ trước đây, những con bệnh thần kinh dưới
dạng bạo bệnh, vấn đề quần hôn, tạp hôn, bạo hôn, đồng tính… giờ đây được
phơi bày trên trang giấy, được đẩy đến cao trào. Vấn đề ẩn ức và tính dục đượcj
trình bày không còn đơn thuần là vấn đề cá nhân, mà nó còn mang tính xã hội,
là vấn đề xã hội. Thế giới nhân vật trong văn xuôi hậu hiện đại là kiểu loại,
những mảnh đời, là phiên bản của khối hợp chủng có tính hỗn hợp và hoà trộn.
Chúng là kết quả của sự ám thị của nhà văn về một thế giới không hoàn tất, một
thế giới được tạo ra bởi trò chơi của tạo hóa.
Qua việc phân tích các vấn đề thuộc về triết học ngôn ngữ, phân tâm học
hậu hiện đại, ngôn ngữ nhị phân, triết học khoa học, chúng tôi quy chiếu tư
tưởng của chúng về trào lưu văn học hậu hiện đại, một trào lưu gắn với thời kỳ
mới – thời kỳ hậu hiện đại của xã hội loài người. Để từ đó chỉ ra quá trình tiếp
nhận và ứng dụng chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam. Văn hóa, văn
học Việt Nam từ sau 1986 đã có những biến đổi sâu sắc. Đối với văn học, đặc
biệt là thể loại tiểu thuyết, sự biến đổi đó diễn ra dưới những ảnh hưởng của chủ
nghĩa hiện đại, hậu hiện đại. Từ việc lý giải hoạt động tiếp nhận chủ nghĩa hậu
hiện đại trên hai lĩnh vực nghiên cứu – phê bình và sáng tác, bước đầu chúng tôi
đã chỉ ra những thành tựu cơ bản cũng như những giới hạn của chủ nghĩa hậu
hiện đại trong đời sống văn học Việt Nam. Mặt khác, chúng tôi cũng muốn
khẳng định rằng, tuy chịu những tác động của chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng xu

hướng hậu hiện đại trong văn học Việt Nam không phải là sự mô phỏng bên
16


ngoài, mà nó được hình thành trên nền tảng xã hội, văn hóa, lịch sử Việt Nam
và gắn kết chặt chẽ với đời sống dân tộc.

C. KẾT LUẬN
Văn học Việt Nam sau 1975 từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu lịch
sử. Con số những công trình nghiên cứu dành cho giai đoạn văn học này có thể
kể tới hàng trăm. Người ta gọi văn học sau 1975 là “văn học đổi mới”, “văn học
trong thời kì đổi mới”. Ở nước ta, chủ nghĩa hiện đại thường được hiểu theo
nghĩa hẹp, ảnh hưởng của nó được khoanh lại trong lĩnh vực văn học, nghệ
thuật. Hiểu theo nghĩa hẹp, nó có hai đặc trưng như sau : Coi trọng sự biểu hiện
ấn tượng, cảm xúc, “không khí”, “ánh sáng” hơn là sự tái hiện“thực tại”.Coi
trọng sự tìm tòi những thủ pháp hình thức hơn là bản thân “nội dung” được biểu
đạt, coi trọng cái biểu đạt hơn là cái được biểu đạt.Thời gian gần đây chủ nghĩa
hiện đại đươc hiểu theo nghĩa rộng, gộp cả vào đấy những biến đổi khá sâu sắc
trong thời trang, lối sống, tư duy nghiên cứu trong khoa học xã hội, nhân văn, cả
trong khoa học tự nhiên.Như vậy có thể nói chủ nghĩa hậu hieenh đại đã xuất
hiện và có những tác động tích cực đáng kể đến văn học Việt Nam.

17


18




×