Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế các quốc gia thu nhập vừa và thấp ở đông nam á giai đoạn 2000 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ĐỖ HỒNG NHUNG

MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA NỢ CÔNG
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA
THU NHẬP VỪA VÀ THẤP Ở ĐÔNG NAM Á
GIAI ĐOẠN 2000 – 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ĐỖ HỒNG NHUNG
MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA NỢ CÔNG
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA
THU NHẬP VỪA VÀ THẤP Ở ĐÔNG NAM Á
GIAI ĐOẠN 2000 – 2015
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN HỒNG THẮNG


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan luận văn “MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA NỢ CÔNG VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA THU NHẬP VỪA VÀ THẤP Ở
ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2000 – 2015” là công trình nghiên cứu của chính tác
giả. Nội dung được đút kết từ quá trình học tập và kết quả nghiên cứu thực nghiệm.
Số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng từ các tổ chức tin cậy trên thế
giới WB, IMF, ADB. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng.
Tác giả luận văn

Đỗ Hồng Nhung


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
TÓM MẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT...........................................................7

1.1.


Các quan điểm về nợ công .........................................................................7

1.2.

Sự tác động của nợ công đến nền kinh tế ...................................................9

1.3.

Mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. ..................17

1.4.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................25

CHƯƠNG 2.

MÔ HÌNH, DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............26

2.1.

Mô hình nghiên cứu .................................................................................26

2.2.

Mô tả dữ liệu nghiên cứu .........................................................................29

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................33


2.4.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................36

CHƯƠNG 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................37

3.1.

Kiểm định nghiệm đơn vị.........................................................................37

3.2.

Phân tích đa biến: quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. ............38

3.3.

Kết quả thực nghiệm ................................................................................39


3.4.

Tác động của chính sách tài khóa lên tăng trưởng kinh tế thông qua nợ

công.

..................................................................................................................48

3.5.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................52

CHƯƠNG 4.
4.1.

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ................................................................53

Hoàn thiện thể chế chính sách và các công cụ quản lý nợ công, chú trọng

việc xây dựng môi trường tài chính hiệu quả: ......................................................53
4.2.

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư ..................................55

4.3.

Chuyển đổi cơ cấu nợ sang hướng cơ cấu nợ bền vững. .........................59

4.4.

Thực hiện các chính sách nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô ...........................60

4.5.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4: .......................................................................61

4.6.

Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo. ..................61



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mô tả chi tiết các biến
Bảng 2.2: Giả thuyết nghiên cứu
Bảng 2.3: Thống kê mô tả các biến dữ liệu
Bảng 2.4: Hệ số tương quan giữa các biến
Bảng 3.1: Kiểm định nghiệm đơn vị Dickey – Fuller
Bảng 3.2: Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến
Bảng 3.3: Kết quả hồi quy với phương pháp Pooled-OLS
Bảng 3.4: Kết quả hồi quy với phương pháp REM
Bảng 3.5: Kết quả kiểm định Breusch – Pagan
Bảng 3.6: Kết quả Hausman test.
Bảng 3.7: Kết quả hồi quy với phương pháp FEM
Bảng 3.8: Kết quả hổi quy mô hình FEM đã khắc phục hiện tượng phương sai thay
đổi.
Bảng 3.9: Kết quả hồi quy với phương pháp SGMM
Bảng 3.10: Kết quả hồi quy sử dụng biến giả dum57 và dum57_fiscal


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Đường cong nợ.
Hình 3.1: Đồ thị phân tán thể hiện mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế.
Hình 3.2: Thâm hụt ngân sách của các quốc gia Đông Nam Á (Asean 7) giai đoạn
2000 – 2015
Hình 4.1: Chỉ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015


1


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu thực hiện kiểm tra mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng
trưởng kinh tế. Dựa trên chuỗi dữ liệu bảng của 7 quốc gia Đông Nam Á có thu
nhập vừa và thấp trong giai đoạn 15 năm (từ 2000 – 2015), tác giả cố gắng giải
thích một loạt các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế bao gồm tỷ lệ gia tăng
dân số, độ mở thương mại, lạm phát, quy mô chính phủ, thâm hụt ngân sách và đặc
biệt là yếu tố nợ công thông qua các ước lượng khác nhau cũng như giải quyết các
vấn đề nhân quả ngược và nội sinh. Ngoài ra, tác giả còn kiểm tra các hiệu ứng
ngưỡng, mối quan hệ phi tuyến và tác động phụ trội của nợ công lên tăng trưởng
kinh tế trong điều kiện thâm hụt tài khóa khi tỷ lệ nợ ở mức thấp và khi chúng vượt
ngưỡng. Các kết quả thực nghiệm cho thấy một mối quan hệ nghịch đảo giữa tỷ lệ
nợ và tăng trưởng kinh tế khi kiểm soát các yếu tố khác quyết định đến tăng trưởng:
một sự gia tăng trung bình 10% trong tỷ lệ nợ công so với GDP dẫn đến một sự suy
giảm trong tốc độ tăng GDP thực hàng năm khoảng 0,381% mỗi năm. Việc bổ sung
biến thâm hụt tài khóa hỗ trợ thêm cho kết quả nghiên cứu về mối quan hệ tuyến
tính giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, một sự gia tăng trung bình 10% trong tỷ lệ
nợ công so với GDP dẫn đến một sự suy giảm trong tốc độ tăng GDP thực hàng
năm khoảng 0,437% mỗi năm. Đồng thời, tác giả cũng tìm thấy bằng chứng về sự
tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế (dạng chữ U
ngược), điều này càng khẳng định nợ công chỉ tác động cùng chiều đến tăng trưởng
kinh tế đến một giá trị nhất định (vào khoảng 57%GDP từ kết quả nghiên cứu) sau
đó, khi vượt qua ngưỡng này, việc gia tăng thêm nợ sẽ khiến cho tăng trưởng kinh
tế chậm lại. Đối với mẫu nghiên cứu, kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa tác động của tỷ lệ thâm hụt ngân sách tính theo GDP lên tốc độ tăng
trưởng GDP. Cụ thể tốc độ tăng trưởng GDP sẽ thấp hơn trung bình là 0.406% nếu
tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP tăng thêm 1% vào những thời kỳ nợ chính phủ đạt từ
mức 57%GDP trở lên so với thời kỳ nợ chính phủ trên GDP thấp hơn 57%. Điều
này cho thấy với 1% tăng thêm của thâm hụt ngân sách sẽ khuyếch đại mức sụt



2

giảm trong tốc độ tăng trưởng GDP 3.35 lần khi so sánh với yếu tố nợ phía trên. Bài
nghiên cứu đã chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng cùng với tỷ lệ nợ
công của nhóm quốc gia trong mẫu nghiên cứu sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế,
khiến cho công cụ chính sách tài khóa khó có thể phát huy tác dụng trong việc điều
chỉnh chu kỳ kinh tế, tức là thay vì việc mở rộng chính sách tài khóa sẽ thúc đẩy
tiêu dùng, kích thích tổng cầu, từ đó làm tăng sản lượng đầu ra thúc đẩy tăng trưởng
thì chính sách tài khóa sẽ bị phản tác dụng và gây bất lợi cho nền kinh tế. Vấn đề
kiểm soát tỷ lệ nợ công qua các năm thông qua công tác quản lý có hiệu quả các
công trình đầu tư công là hết sức quan trọng, cần được chính phủ quan tâm theo dõi
và xử lý chặt chẽ.


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bắt đầu từ thế kỉ XIX, các quốc gia khu vực Đông Nam Á đã theo đuổi chính sách
tài khóa mở rộng, duy trì thâm hụt ngân sách và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
thông qua các khoản vay nợ trong nước và nước ngoài để tăng cường đầu tư. Các
dòng chảy của các nguồn lực này giúp bổ sung cho đầu tư nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Do đó, có thể thấy các quốc gia này duy trì thâm hụt ngân sách trong
thời gian dài cùng với sự tăng lên không ngừng của tỷ lệ nợ công trên GDP. Điều
này quả thực đã khiến cho tăng trưởng của các quốc gia này tăng lên đáng kể nhưng
trong dài hạn, một khoản nợ công lớn có thể là nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng,
đầu tư giảm, tiết kiệm giảm, từ đó làm sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng quốc
gia chậm lại. Bên cạnh đó, nợ công cao cũng sẽ khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn
thương và rất dễ lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế. Đã có những nghiên cứu về
mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế như nghiên cứu của

Reinhart và Rogoff, 2009, 2010a, b; Reinhart et al, 2012;. Kumar và Woo, 2010;
Cecchetti et al, 2011;. Checherita-Westphal và Rother, 2012; Furceri và Zdzienicka,
2012 cho thấy tỷ lệ nợ công chỉ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế đến một
mức độ nhất định nhưng khi vượt qua mức này thì càng tăng nợ công càng làm suy
giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy từ năm 2000, khu vực Đông Nam Á đã có một số
những nền kinh tế phát triển nhanh trên thế giới nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ
gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế của Indonesia đã nhận
được 6 phần trăm tăng trưởng hàng năm nhưng lại thiếu hụt các cơ sở hạ tầng thiết
yếu cho sự tăng trưởng bền vững. Sự tăng trưởng đáng ghi nhận ở Philippines lại
phụ thuộc quá nhiều từ nguồn đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng của Thái Lan đã bị
đình trệ trong bối cảnh bất ổn chính trị, và nó hiện đang trong một bong bóng tín
dụng cổ điển. Việt Nam vẫn tạo ra sự tăng trưởng ấn tượng nhưng đối mặt với các
vấn đề ngân hàng, lạm phát cao, và tham nhũng phổ biến. Như vậy, việc tiếp tục


4

duy trì chính sách thâm hụt ngân sách cùng với tỷ lệ nợ công trên GDP ngày càng
tăng vẫn còn tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế? Và liệu có tồn tại ngưỡng
nợ công mà khi đó tỷ lệ nợ công trên GDP bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến tăng
trưởng kinh tế tại các quốc gia này không?
Để giải quyết vấn đề trên, tác giả đã thực hiện đề tài “Mối quan hệ phi tuyến giữa
Nợ Công và Tăng Trưởng Kinh Tế các quốc gia có thu nhập vừa và thấp ở Đông
Nam Á Giai Đoạn 2000 – 2015” làm đề tài luận văn của mình nhằm kiểm tra tác
động của những yếu tố đến tăng trưởng kinh tế bên cạnh yếu tố nợ công cũng như
kiểm định lại mức độ mà ở đó tỉ lệ nợ công tác động đến tăng trưởng kinh tế thực sự
ở nhóm 7 quốc gia Đông Nam Á.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với mục đích tìm hiểu mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và vấn đề tăng trưởng

kinh tế, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy để xác định mối quan hệ giữa nợ
công và các vấn đề tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Nam Á (tốc độ tăng trưởng
GDP, tỷ lệ nợ công trên GDP, chi tiêu chính phủ, tốc độ tăng trưởng dân số, lạm
phát ….). Tác giả cũng xem xét thêm về việc vận dụng chính sách tài khóa của các
quốc gia trong việc điều tiết nền kinh tế. Sau đó, tác giả xác định ngưỡng nợ công
thật sự tác động làm kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế tại các nước có thu nhập vừa
và thấp ở Đông Nam Á giai đoạn 2000 - 2015. Từ kết quả nghiên cứu thu được, đề
xuất những kiến nghị cụ thể về tình hình nợ công ở 7 nước Đông Nam Á.
Như vậy, bài nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết hai vấn đề sau:


Nợ công có thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Nam

Á hay không ?


Tỷ lệ nợ công trên GDP có ý nghĩa như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế ở

Đông Nam Á? Có một mức độ nhất định nào đó mà nợ công bắt đầu có ảnh hưởng


5

xấu đến tăng trưởng kinh tế hay không? Mức độ bao nhiêu thì nợ công bắt đầu có
tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế?
3. Phương pháp nghiên cứu
Để khám phá mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ công và tăng trưởng kinh tế, tác giả sử dụng
GMM hệ thống bảng động kinh tế kỹ thuật của Arellano và Bover (1995) và
Blundell và trái phiếu (1998) đề xuất. Các nghiên cứu phát triển ứng dụng trước đó
sử dụng phương pháp kinh tế lượng này bao gồm những người khác Beck et al.

(2000), Levine et al. (2000), Patillo et al. (2002), và Patillo et al. (2004). Bên cạnh
đó, tác giả cũng sử dụng các phương pháp hồi quy khác như Pooled OLS, FEM,
REM để xem xét mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tỷ lệ nợ công trên GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của 7 quốc gia có thu nhập vừa
và thấp ở Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philipines, Thái Lan, Việt
Nam, Lào, Campuchia trong giai đoạn từ 2000 – 2015.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia có thu nhập vừa và thấp ở Đông Nam Á giai đoạn 2000 – 2015 để xem
xét các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế bên cạnh yếu tố nợ và xác định
ngưỡng nợ công tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tác giả cũng xem xét
thêm về việc thi hành chính sách tài khóa của chính phủ trong bối cảnh tỷ lệ nợ cao,
vượt ngưỡng sẽ tác động như thế nào đến tăng trường kinh tế của các quốc gia có
thu nhập vừa và thấp ở Đông Nam Á. Cùng với nhận định về tình hình nợ công tại
nhóm quốc gia trong mẫu nghiên cứu để đề xuất, kiến nghị các chính sách nợ công
nhằm tăng hiệu quả sử dụng nợ công.


6

6. Bố cục bài nghiên cứu
Phần còn lại của bài nghiên cứu được chia thành 4 chương, trong đó:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết. Giới thiệu về khái niệm về nợ công và những yếu
tố dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế trong bài nghiên cứu; trình bày mối quan
hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết và các nghiên cứu trước đây.
Chương 2: Phương pháp và kết quả nghiên cứu. Giới thiệu về bộ dữ liệu, mô hình
được sử dụng trong bài nghiên cứu; trình bày kết quả và giải thích các biến số mô
hình.
Chương 3: Trình bày kết quả nghiên cứu.

Chương 4: Bình luận về tình hình nợ công tại nhóm 7 quốc gia Đông Nam Á. Từ
đó, đề xuất, kiến nghị chính sách theo kết quả nghiên cứu.


7

CHƯƠNG 1.
1.1.

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

Các quan điểm về nợ công

Có nhiều cách tiếp cận với khái niệm nợ công. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nợ
công, hay còn gọi là nợ chính phủ, là những phần nghĩa vụ nợ trực tiếp hoặc được
thừa nhận của chính phủ một quốc gia với phần còn lại của nền kinh tế và nước
ngoài. Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB) và quan niệm của Hệ
thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên
hợp quốc (UNCTAD), nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của 4 nhóm chủ thể bao
gồm:


Nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương;



Nợ của các cấp chính quyền địa phương;




Nợ của Ngân hàng trung ương;



Nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn

Như vậy, nợ công theo thông lệ quốc tế nợ công, theo nghĩa rộng, là nghĩa vụ nợ
của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ của Chính phủ trung ương, các cấp chính
quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập (nguồn vốn hoạt
động do ngân sách nhà nước quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước
và trong trường hợp vỡ nợ, nhà nước phải trả nợ thay). Theo nghĩa hẹp, nợ công bao
gồm nghĩa vụ nợ của Chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ
của các tổ chức độc lập được Chính phủ bảo lãnh thanh toán.
Còn theo cách tính ở Việt Nam, Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công
bao gồm nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
Theo đó, nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các
khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy


8

định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ
được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng
vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương
là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát
hành hoặc uỷ quyền phát hành. Như vậy, có thể khái quát, nợ công là toàn bộ các
khoản vay nợ của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương tại một thời
điểm nào đó. Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nợ công, nhưng về cơ bản nợ

công đều có bản chất như sau:
Xét về bản chất kinh tế, khi Chính phủ mong muốn hoặc bắt buộc phải chi tiêu vượt
quá khả năng thu của mình (khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác) thì phải
vay vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách và điều đó làm phát sinh nợ công.
Trong lĩnh vực tài chính công, một nguyên tắc quan trọng của ngân sách nhà nước
được các nhà kinh tế học cổ điển hết sức coi trọng, đó là nguyên tắc cân bằng ngân
sách. Theo nghĩa cổ điển, cân bằng ngân sách được hiểu là một ngân sách mà ở đó,
số chi bằng với số thu. Về ý nghĩa kinh tế, điều này giúp Chính phủ tiết kiệm chi
tiêu hoang phí, còn về ý nghĩa chính trị, nguyên tắc này sẽ giúp hạn chế tình trạng
Chính phủ lạm thu thông qua việc quyết định các khoản thuế. Các nhà kinh tế học
cổ điển như A.Smith, D.Ricardo, J.B.Say là những người khởi xướng và ủng hộ
triệt để nguyên tắc này trong quản lý tài chính công. Và chính vì thế, các nhà kinh tế
học cổ điển không đồng tình với việc Nhà nước có thể vay nợ để chi tiêu.
Ngược lại với các nhà kinh tế học cổ điển, một nhà kinh tế học được đánh giá là có
ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở nửa đầu thế kỷ XX là John M.Keynes (1883-1946) và
những người ủng hộ mình (gọi là trường phái Keynes) lại cho rằng, trong nhiều
trường hợp, đặc biệt là khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến việc đầu tư của tư nhân
giảm thấp, thì Nhà nước cần ổn định đầu tư bằng cách vay tiền (tức là cố ý tạo ra
thâm hụt ngân sách) và tham gia vào các dự án đầu tư công cộng như đường xá, cầu
cống và trường học, cho đến khi nền kinh tế có mức đầu tư tốt trở lại. Học thuyết


9

của Keynes (cùng với sự chỉnh sửa nhất định từ những đóng góp cũng như phản đối
của một số nhà kinh tế học sau này là Milton Friedman và Paul Samuelson) được
hầu hết các Chính phủ áp dụng để vượt qua khủng hoảng và tình trạng trì trệ của
nền kinh tế.
Ngược lại với Keynes, Milton Friedman cho rằng, việc sử dụng chính sách tài khóa
nhằm tăng chi tiêu và việc làm sẽ không có hiệu quả và dễ dẫn đến lạm phát trong

thời kỳ suy thoái vì người dân thường chi tiêu dựa trên kỳ vọng về thu nhập thường
xuyên chứ không phải thu nhập hiện tại và mọi chính sách đều có độ trễ nhất định.
Thay vì thực hiện chính sách tài khóa thiếu hụt, Nhà nước nên thực thi chính sách
tiền tệ hiệu quả. Còn Paul Samuelson, một nhà kinh tế học theo trường phái Keynes,
đã có những bổ sung quan trọng trong quan niệm về chính sách tài khóa của
Keynes. Ông cho rằng, để kích thích nền kinh tế vượt qua sự trì trệ, cần thiết phải
thực hiện cả chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ linh hoạt. Như vậy,
vay nợ là một cách huy động vốn tài trợ cho phát triển nhưng nếu không được quản
lý tốt sẽ gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Phần tiếp theo, tác giả sơ
lược về các lý thuyết và nghiên cứu về những tác động tích cực và tiêu cực của nợ
công đến nền kinh tế.
1.2.

Sự tác động của nợ công đến nền kinh tế

Nợ công có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Theo quan
điểm truyền thống, nợ công có tác động trong việc thúc đẩy cầu và sản lượng đầu ra
trong ngắn hạn; do việc vay nợ của chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách do cắt
giảm các nguồn thu từ thuế trong khi mức chi tiêu công không thay đổi làm giảm
tiết kiệm của quốc gia và mức tích luỹ vốn, nên khuyến khích người dân tiêu dùng
nhiều hơn, số người thất nghiệp giảm đi mặc dù lạm phát có thể cao hơn (theo giả
định của lý thuyết Keynes) nhưng lại gây mất vốn và làm giảm đầu ra trong dài hạn
(theo Elmendorf và Mankiv, 1999). Quan điểm của David Ricardo, một nhà kinh tế
người Anh (1772 – 1832) lại cho rằng mức thuế cắt giảm được bù đắp bằng nợ
chính phủ sẽ không có tác động đến tiêu dùng kể cả trong ngắn hạn. Ngược lại, nó


10

làm các khoản tiết kiệm tư nhân tăng lên bởi người tiêu dùng đang chuẩn bị cho

mức thuế cao sẽ đến trong tương lai để chi trả lãi và nợ gốc cho các khoản nợ hiện
tại.
Theo Lê Thị Minh Ngọc (2013) nhận định rằng xét về mặt tích cực, Chính phủ có
thể sử dụng nợ công như một công cụ để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư cho
các dự án, công trình trọng điểm, khuyến khích phát triển sản xuất, kích thích tăng
trưởng kinh tế. Việc tăng nợ công để bù đắp thâm hụt ngân sách do cắt giảm thuế có
thể sẽ góp phần kích thích tiêu dùng, tăng sản lượng, việc làm, từ đó tăng tổng sản
phẩm quốc dân trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, một khoản nợ Chính phủ
lớn cũng là nguyên nhân khiến lãi suất tăng, đầu tư giảm, tiết kiệm giảm và khuyến
khích luồng vốn từ nước ngoài chảy vào, từ đó làm tăng trưởng sản lượng tiềm năng
quốc gia bị chậm lại. Nợ công tăng quá cao sẽ khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương và
chịu nhiều sức ép từ bên trong lẫn bên ngoài quốc gia. Cụ thể những tác động này
của nợ công đến nền kinh tế như sau:
Thứ nhất, nợ công lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân (private saving), dẫn đến
hiện tượng thoái lui đầu tư tư nhân.
Khi chính phủ tăng vay nợ, đặc biệt là vay trong nước, lúc này mức tích lũy vốn tư
nhân sẽ được thay thế bởi tích lũy nợ chính phủ. Thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu
doanh nghiệp hay gửi tiết kiệm ngân hàng, dân chúng lại sở hữu trái phiếu chính
phủ làm cho cung về vốn giảm trong khi cầu tín dụng của chính phủ lại tăng lên, từ
đó đẩy lãi suất tăng, chi phí đầu tư tăng và có thể dẫn đến hiện tượng “thoái lui đầu
tư” khu vực tư nhân (crowding-out effect).
Thứ hai, nợ công làm giảm tiết kiệm quốc gia (national saving).
Thu nhập quốc gia (Y) được xác định tương đương với tổng sản lượng quốc dân
(GDP) theo công thức: Y = C + S + T = C + I + G + NX = GDP (*)


11

Trong đó: Y: thu nhập quốc gia; C: Tiêu dùng tư nhân; S: tiết kiệm tư nhân ; T: thuế
trừ đi các khoản thanh toán; I: Đầu tư nội địa; G: Chi tiêu của chính phủ, NX: Xuất

khẩu ròng.
Như vậy: S + (T – G) = I + NX (**) Hay: T – G = I + NX – S (***)
Phương trình (***) chỉ ra rằng khi ngân sách nhà nước thâm hụt (T-G<0) tức I +
NX < S, như vậy, những khả năng có thể xảy ra là: Tiết kiệm tư nhân (S) tăng, đầu
tư nội địa (I) giảm và xuất khẩu ròng (NX) giảm. Khi chính phủ tăng vay nợ để bù
đắp thâm hụt, chúng ta lần lượt xem xét những khả năng này có thể xảy ra và sự tác
động của nó đến tiết kiệm quốc gia:
1. Tiết kiệm tư nhân tăng (S): Trong thực tế, một số nhà kinh tế học lập luận rằng,
tiết kiệm tư nhân sẽ tăng chính xác bằng lượng giảm của tiết kiệm của chính phủ.
Tuy nhiên trong trường hợp này, chúng ta tạm thời giả định tiết kiệm tư nhân tăng ít
hơn phần tiết kiệm của chính phủ giảm, chính vì vậy mà tiết kiệm quốc gia giảm.
2. Đầu tư nội địa giảm (I): Đầu tư nội địa giảm dẫn đến đầu ra là tổng vốn nội địa
giảm. Lượng vốn ít, lãi suất tăng, chi phí biên của sản phẩm trên mỗi đồng vốn cao
hơn, năng suất lao động sụt giảm, từ đó làm giảm mức lương và thu nhập trung bình
dẫn đến giảm tiết kiệm quốc gia.
3. Xuất khẩu ròng giảm (NX): Khi chính phủ tăng vay nợ, lãi suất trong nước tăng
tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới lượng tiền từ nước ngoài đổ vào trong
nước tăng khiến cho tỷ giá hối đoái tăng, làm cho giá của hàng hóa sản xuất trong
nước đắt hơn hàng hóa nước ngoài, trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc
tế, từ đó giảm xuất khẩu ròng.
Xuất khẩu ròng giảm, đầu tư nước ngoài giảm có nghĩa rằng người dân nội địa sẽ sở
hữu ít vốn nước ngoài hơn. Trong trường hợp này, thu nhập người dân nội địa sẽ
giảm, tiết kiệm quốc gia giảm. Giảm xuất khẩu ròng cũng là một trong những nhân
tố dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Đặc biệt, khi thâm hụt ngân sách và thâm


12

hụt cán cân thương mại cùng xảy ra sẽ dẫn đến hiện tượng “thâm hụt kép” gây tác
động tiêu cực đến sự phát triển nền kinh tế.

Thứ ba, nợ công tạo áp lực gây ra lạm phát
Lạm phát được tạo ra do hai nguyên nhân chính: Do tổng cầu tăng lên hoặc do chi
phí đẩy. Chính phủ tăng vay nợ bằng phát hành trái phiếu, một mặt làm tiêu dùng
của chính phủ tăng lên, một mặt sẽ tạo áp lực đẩy lãi suất lên cao.
Khi tăng vay nợ trong nước, lãi suất tăng làm chi phí đầu tư, tăng giá thành và giá
bán sản phẩm. Bên cạnh đó, lãi suất tăng, người nắm giữ trái phiếu chính phủ cảm
thấy mình trở nên giàu có hơn và có thể tiêu dùng nhiều hơn. Tiêu dùng tư nhân
tăng, chi tiêu công của chính phủ tăng dẫn đến cầu hàng hóa, dịch vụ tăng, tạo áp
lực lạm phát trong ngắn hạn, từ đó tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng thực
của nền kinh tế (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát).
Khi chính phủ tăng vay nợ nước ngoài, một dòng ngoại tệ lớn sẽ chảy vào trong
nước có thể giảm sức ép cân đối ngoại tệ trong ngắn hạn. Về mặt dài hạn, áp lực trả
nợ cả gốc và lãi bằng ngoại tệ sẽ đẩy cầu ngoại tệ tăng lên, đồng nội tệ giảm giá làm
tăng chi phí đầu vào khi nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị…dẫn tới nguy cơ
lạm phát. Tỷ giá tăng làm chi phí thanh toán nợ trở nên đắt đỏ hơn, nếu vượt quá
sức chịu dựng của ngân sách sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.
Thứ tư, nợ công làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã hội
Dù chính phủ lựa chọn phương án vay nợ trong nước hay vay nước ngoài thì đều có
tác động làm méo mó các hoạt động kinh tế, gây tổn thất phúc lợi xã hội.
Khi vay nợ nước ngoài, nguồn để trả nợ cả gốc và lãi chỉ có thể lấy từ các khoản thu
thuế. Người dân phải chịu một khoản thuế cao hơn trong tương lai để trả lãi cho các
đối tượng ngoài quốc gia sẽ làm giảm thu nhập, giảm tiêu dùng…từ đó giảm chất
lượng cuộc sống.


13

Vay trong nước có thể được coi là ít tác động hơn bởi lý do chính phủ nợ chính
công dân nước mình và cũng chính họ là người được hưởng thụ các lợi ích do các
khoản chi tiêu công tạo ra. Tuy nhiên, ngay cả khi một người bị đánh thuế để trả lãi

cho chính họ do đang sở hữu trái phiếu chính phủ thì vẫn có những tác động khiến
cho các hoạt động kinh tế của người đó bị bóp méo. Dù cho Chính phủ dùng loại
thuế nào (thuế thu nhập, thuế tiêu dùng, thuế tài sản…), đánh thuế dưới hình thức
nào (trực tiếp, gián tiếp) cũng sẽ dẫn đến những sai lệch trong các hoạt động kinh tế
của một cá nhân như thay đổi hành vi tiết kiệm, tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến các
hoạt động kinh tế vi mô, vĩ mô khác như: sản xuất, việc làm… Bên cạnh đó, việc
tăng thuế để trả lãi vô hình chung đã tạo ra sự phân phối lại thu nhập giữa những
người nộp thuế và người sở hữu trái phiếu chính phủ, theo đó người nộp thuế chắc
chắn phải gánh chịu sự suy giảm về thu nhập, tiêu dùng hoặc tiết kiệm.
Có lập luận cho rằng nợ công có thể kích thích tổng cầu và có tác dụng tăng trưởng
tích cực trong ngắn hạn. Theo nghiên cứu của Krueger (1987), nợ công, đặc biệt là
nợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng và có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế tại các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của Tokun và cộng sự (2007) cùng
với các nghiên cứu ban đầu của các nhà kinh tế học trong những thập niên 50 và 60
đã tìm thấy một lý thuyết chung về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và vấn đề tăng
trưởng kinh tế. Theo đó, việc chuyển giao hợp lý các nguồn lực nước ngoài (thông
qua các khoản vay, viện trợ và tài trợ) tại các quốc gia kém và đang phát triển sẽ
giúp bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước và chuyển đổi nền kinh tế để tạo ra
mức tăng trưởng cao hơn. Các quốc gia ở giai đoạn đầu phát triển với lượng vốn
nhỏ sẽ có những cơ hội đầu tư với tỷ suất hoàn vốn cao hơn so với các quốc gia có
nền kinh tế phát triển. Do vậy, chỉ cần các quốc gia này sử dụng vốn vay để đẩu tư
sản xuất thì tăng trưởng sẽ tăng và cho phép họ thanh toán các khoản nợ vay kịp
thời. Điều này cũng hàm ý rằng trong ngắn hạn có tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận
giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, trong đó nợ nước ngoài là một bộ phận
quan trọng của nợ công. Do đó, hàm ý chính sách này cũng đúng với mối quan hệ
giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu của mình, soludo (2001) đã


14


chỉ ra rằng chu kỳ nợ có 3 giai đoạn: giai đoạn đầu tiên nợ phát triển để bổ sung các
nguồn lực thiếu hụt trong nước; giai đoạn thứ hai, quá trình sử dụng nợ tạo ra thặng
dư nhưng có thể không đủ bù đắp các khoản thanh toán lãi suất; giai đoạn thứ ba,
quá trình sử dụng nợ phải tạo ra thặng dư đủ để trang trải lãi và nợ gốc. Điều này
ngụ ý các nhà làm chính sách cần phải đầu tư hiệu quả để nợ công không trở thành
gánh nặng trong tương lai.
Một nghiên cứu kinh tế được tiến hành bởi Abbas và Christensen (2007) để điều tra
mức độ nợ trong nước tối ưu ở các quốc gia có thu nhập thấp bao gồm 40 quốc gia
châu Phi và các thị trường mới nổi từ năm 1975 đến 2004 và thấy rằng mức độ vừa
phải của nợ trong nước với một tỷ lệ phần trăm theo GDP có tác dụng tích cực đối
với tăng trưởng kinh tế. Muhdi và Sasaki (2009) đã kiểm tra tác động kinh tế vĩ mô
của nợ nước ngoài và nợ trong nước ở Indonesia bằng cách áp dụng mô hình hồi
quy OLS thông thường để ước tính mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ công và tăng trưởng
kinh tế cho giai đoạn năm 1991 đến năm 2006. Nghiên cứu cho thấy những tác
động tích cực của xu hướng tăng nợ nước ngoài lên cả đầu tư và tăng trưởng kinh
tế.
Nghiên cứu của Karazijienė & Sabonienė (2009) cho rằng vay nợ của chính phủ là
không thể tránh khỏi và đây không phải là hiện tượng đáng trách của tăng trưởng
kinh tế. Đó là một cách để kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách bơm tiền từ các
nhà đầu tư nước ngoài (nợ nước ngoài) cũng như phân phối tài sản (nợ trong nước)
trong số những người có thu nhập cao hơn số tiền họ chi tiêu tại thời điểm này và
những người thiếu tài sản để phát triển các sáng kiến kinh tế hoặc sử dụng cho nhu
cầu khác. Từ trái phiếu chính phủ, tín phiếu và các khoản vay cho các chính phủ
được coi là một trong những công cụ tài chính an toàn nhất, có lãi suất thấp hơn
nhiều so với các trường hợp vay vốn khác. Điều này có lợi cho nền kinh tế và tạo
thêm thặng dư nếu dòng nợ công đang được kiểm soát một cách hiệu quả.
Nợ công là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô chính mô tả sức mạnh kinh tế của
quốc gia trên thị trường quốc tế. Đây là một trong những yếu tố quyết định dòng



15

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào trong nước. Hơn nữa, kể từ khi chính phủ
vay chủ yếu bằng cách phát hành chứng khoán, có kỳ hạn, lãi suất và tổng chi phí
của các khoản nợ tài chính có tác động đáng kể đến nền kinh tế, trong tương lai của
doanh nghiệp và phúc lợi xã hội cho không chỉ hiện tại mà còn cả thế hệ tương lai.
Theo Martin (2009), nợ công cũng có thể được xem như là phương tiện của việc trì
hoãn thuế theo cách đó làm giảm biến dạng hiện tại. Vì vậy, chính phủ có hai lựa
chọn để giải quyết các nhu cầu tài chính do thâm hụt ngân sách. Đầu tiên là hệ
thống thuế, một mức thuế cao hơn dẫn đến tiêu thụ tại thời điểm đó thấp hơn, do đó
làm chậm sự tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, khoản nợ tài chính đặt áp lực lên
các thế hệ tương lai và khả năng của họ để duy trì sự ổn định kinh tế và tài chính.
Người dân không chỉ sẽ phải trả số tiền vay, mà còn bao gồm các chi phí liên quan
đến vay nợ, trong đó bao gồm lãi vay và chi phí quản lý nợ. Một món nợ được coi
là bền vững nếu nó được sử dụng để tạo ra tăng trưởng kinh tế và lợi ích cao hơn so
với chi phí ban đầu, nếu không sẽ gặp phải các vấn đề tài chính công khác nghiêm
trọng trong dài hạn. Vì vậy, chính phủ phải duy trì sự cân bằng giữa thuế và vốn vay
để duy trì sự ổn định kinh tế và tài chính trong một thời gian dài.
Bên cạnh những lợi ích mà việc vay nợ chính phủ mang lại thì tài chính công phải
được xử lý cẩn thận, vì trong trường hợp mức nợ quá cao, chi phí nợ trở nên cao
hơn so với lợi ích của nó sẽ bắt đầu làm suy giảm GDP tác động tiêu cực đến nền
kinh tế, trong dài hạn nợ công gây ra tác động lấn át đầu tư tư nhân và tác động tiêu
cực đến hoạt động kinh tế (Elmendorf và Mankiw, 1999). Bằng cách tăng lãi suất
dài hạn, nợ công cao hơn có thể gây lấn át đầu tư (Modigliani, 1961, Gale và
Orszag, 2003; Baldacci và Kumar, 2010). Đây không phải là kênh duy nhất mà qua
đó một gánh nặng nợ nần tài chính có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn. Sự
suy giảm số dư tài chính trong sự hiện diện của các cổ phiếu nợ công cao gây bất lợi
cho sự tăng trưởng, mặc dù thâm hụt giúp tài trợ vốn công cộng (Adam và Bevan,
2005, Saint-Paul, 1992 và Aizenman, Kletzer, và Pinto, 2007). Nói chung, điều này
lập luận rằng một cổ phiếu cao hơn ở nợ công sẽ gây ra thuế bóp méo trong tương

lai, hay lạm phát sẽ cao hơn để trả nợ, làm giảm tiềm năng tăng trưởng trong tương


16

lai. Như vậy, nợ công cao làm giảm khả năng thực hiện chính sách tài khóa ngược
với chu kỳ kinh tế, dẫn đến biến động cao hơn và tăng trưởng thấp hơn (Aghion và
Kharroubi, 2007; Woo, 2009). Một cuộc khủng hoảng nợ công có thể ảnh hưởng
đến sự phát triển đến mức gây nên khủng hoảng ngân hàng hoặc khủng hoảng tiền
tệ (Burnside, Eichenbaum, và Rebelo, 2001; Hemming, Kell, và Schimmelpfennig,
2003).
Trong khi cả hai mô hình tăng trưởng tân cổ điển và nội sinh (Diamond, 1965;
Saint-Paul, 1992) cho thấy nợ công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
trong dài hạn, ước tính phỏng chừng cho thấy rằng tiêu chuẩn lấn át kênh không
được định lượng một cách quan trọng (Panizza và Presbitero, 2013). Nợ công có thể
có một tác động tiêu cực lớn hơn về kết quả kinh tế nếu nó ảnh hưởng đến năng suất
của các khoản chi tiêu công cộng (Teles và Cesar Mussolini, 2014), làm tăng sự
không chắc chắn hoặc tạo ra những kỳ vọng của việc kiềm chế tài chính trong tương
lai (Cochrane, 2011), và làm tăng nguy cơ chủ quyền (codogno et al., 2003), dẫn
đến lãi suất thực cao hơn và đầu tư tư nhân thấp hơn (Tanzi và Chalk, 2000;
Laubach, 2009). Tuy nhiên, cũng có thể suy nghĩ về tình huống trong đó các chính
sách tài khóa mở rộng dẫn đến tích tụ nợ nhưng tránh suy thoái kéo dài sẽ chỉ có
một tác động tích cực trên cả hai giai đoạn tăng trưởng ngắn hạn và dài hạn
(DeLong và Summers, 2012).
Nghiên cứu của Alfredo Schclanek (2004) điều tra mối quan hệ giữa nợ công và
tăng trưởng kinh tế với mẫu nghiên cứu 24 nước công nghiệp và 59 nước đang phát
triển bằng cách sử dụng hồi quy GMM hệ thống cho dữ liệu 5 năm không chồng
chéo trong giai đoạn 1970 – 2002. Kết quả thể hiện khác nhau giữa các nhóm nước
nghiên cứu. Ở mẫu nhóm nước đang phát triển, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ
tiêu cực giữa tỷ lệ nợ công nước ngoài tính theo GDP, xuất khẩu, TFP với tốc độ

tăng trưởng GDP. Trong khi đó, kết quả lại không tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa
thống kê về mối quan hệ này ở nhóm các nước công nghiệp. Điều này cho thấy kết


17

quả thật thú vị khi các nước công nghiệp cho mức độ nợ công cao hơn nhưng lại
không nhất thiết phải liên quan đến tốc độ tăng trưởng GDP thấp hơn.
Ngoài ra, Vladimir Simic và Vinko Mustra (2012) thực hiện nghiên cứu khảo sát về
mối quan hệ giữa nợ (bao gồm nợ công và nợ nước ngoài) với tăng trưởng trong
khu vực Trung Đông và Đông Nam Âu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp Fixed
effect FEM, random effect REM và GMM để phân tích dữ liệu bảng động bao gồm
mẫu của 18 quốc gia. Kết quả của cả hai tác giả đều chỉ ra sự tồn tại của mối quan
hệ có ý nghĩa thống kê giữa nợ (gồm nợ công và nợ nước ngoài) và tăng trưởng
kinh tế, với xu hướng tăng trưởng giảm khi nợ ở mức cao. Nghiên cứu khác của
Manoel Bittencourt (2012) điều tra tác động của nợ công nước ngoài lên tăng
trưởng với mẫu 9 nước châu Mỹ La Tinh, sử dụng phân tích dữ liệu bảng bằng các
phương pháp hồi quy ước lượng OLS gộp, FEM, GMM sai phân và GMM hệ thống
đã góp phần ủng hộ quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế tăng khi được hỗ trợ
bởi việc giảm gánh nặng nợ nần của chính phủ, đặc biệt khi nợ đó đến từ nguồn vay
nợ nước ngoài.
1.3.

Mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế.

Để giải thích toàn diện mối quan hệ lâu dài giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, lý
thuyết “Debt overhang” ra đời và được xem như một lý thuyết nền tảng, lý thuyết
này được giải thích qua đồ thị đường cong dạng chữ U ngược. Theo Krugman
(1988) định nghĩa “debt overhang” là tình trạng số tiền dự kiến chi trả nợ sẽ giảm
dần khi dung lượng nợ tăng lên. Lý thuyết “debt overhang” cho rằng nếu nợ trong

tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một quốc gia thì các chi phí dự tính chi trả
cho các khoản nợ đó sẽ kìm hãm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, từ đó ảnh
hưởng xấu đến tăng trưởng. Các nhà đầu tư tiềm năng sẽ lo sợ rằng khi quốc gia sản
xuất càng nhiều, họ sẽ bị các nước đánh thuế nặng hơn để chi trả cho các khoản nợ
nước ngoài, do đó các nhà đầu tư sẽ khó có thể bỏ các chi phí đầu tư hiện tại để thu
về sản lượng cao hơn trong tương lai. Lý thuyết “Debt overhang” còn đi đến một
kết quả rộng hơn, đó là mức nợ nước ngoài quá cao sẽ làm giảm các ưu đãi của


18

chính phủ cho các hoạt động cải tổ cơ cấu và tài khóa do việc củng cố tình hình tài
khóa quốc gia có thể làm tăng áp lực trả nợ cho nước ngoài. Những bất lợi này đối
với công cuộc cải tổ đang là mối quan ngại lớn ở các nước có thu nhập thấp, nơi mà
việc cải cách cơ cấu là cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tình trạng
“Debt overhang” cũng đồng thời kìm hãm đầu tư và tăng trưởng do gây ra sự lo
ngại về các quyết định của Chính phủ. Khi quy mô nợ công tăng lên, khó có thể
chắc chắn chính phủ sẽ viện tới những chính sách gì để giải quyết các khoản nợ
phải trả. Trên thực tế, người ta cho rằng Chính phủ có thể dùng các công cụ tác
động đến đầu tư để chi trả cho các khoản nợ (Agenor và Montiel, 1996). Lập luận
này có thể được xem xét trong đường cong theo dạng chữ U ngược về nợ (Hình
1.1), cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Trên
phần dốc lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả
năng trả nợ cũng tăng lên. Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị hiện tại của
nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Đỉnh của đường cong dạng
chữ U ngược là điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng
cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác, điểm này có thể liên quan đến điểm
mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Do vậy, ở mức nợ
hợp lý, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng. Ngược lại, tổng nợ
tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng do tác động xấu đến tích lũy vốn sản xuất

và tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp. Bên cạnh đó, môi trường chính sách
của chính phủ cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng kinh tế.


×