Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi và các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.69 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ THÚY KIỀU

MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA NỢ CÔNG
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC
MỚI NỔI VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ THÚY KIỀU

MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN GIỮA NỢ CÔNG
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC
MỚI NỔI VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ QUANG CƯỜNG

Tp. Hồ Chí Minh năm 2017




Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn của Ts. Lê Quang Cường. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, định lượng và nhận xét được
chính tôi thu thập từ những nguồn khác nhau và có trích dẫn cụ thể.
Luận văn cũng có sử dụng một số đánh giá, nhận xét của các tác giả khác
đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn
của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 18 tháng 10 năm 2017


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục hình
Danh mục bảng
Danh mục phụ lục
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................... 1

1.1.


Lý do chọn đề tài: ......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: ...............................................................1

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................2

1.4.

Đóng góp của đề tài nghiên cứu ................................................................2

1.5.

Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................2

1.6.

Kết cấu đề tài .............................................................................................3

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH

NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 4
2.1.

Các thuật ngữ liên quan đến mô hình nghiên cứu:....................................4


2.1.1.

Khái niệm tăng trưởng kinh tế: ..........................................................4

2.1.2.

Khái niệm nợ công và các phương pháp đo lường nợ công:..............5

2.2.

Thực trạng nợ công một số nước có nền kinh tế mới nổi và các nước đang

phát triển: .............................................................................................................6
2.3.

Tổng quan lý thuyết về sự tác động của nợ công đến nền kinh tế: .........13

2.3.1.

Tác động kích cầu của nợ công theo học thuyết Keynes. ................13

2.3.2.

Hiệu ứng phi Keynes (Non-Keynesian Effects) ...............................13

2.3.3.

Hiệu ứng lấn át (Crowding-out) .......................................................14



2.3.4.

Lý thuyết cân bằng theo học thuyết của David Ricardo ..................14

2.3.5.

Lý thuyết về tác hại của tích lũy nợ công dài hạn ............................15

2.4.

Tổng quan các nghiên cứu trước: ............................................................17

CHƯƠNG 3.
3.1.

MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................... 29

Giới thiệu về phương pháp ước lượng GMM trong mô hình dữ liệu bảng

động .................................................................................................................29
3.1.1.

Mô hình dữ liệu bảng động: .............................................................29

3.1.2.

Phương pháp ước lượng S-GMM ....................................................30

3.1.3.


Các kiểm định:..................................................................................33

3.2.

Mô hình nghiên cứu dạng thực nghiệm: .................................................34

3.3.

Dữ liệu và biến nghiên cứu: ....................................................................36

3.3.1.

Dữ liệu nghiên cứu: ..........................................................................36

3.3.2.

Các biến nghiên cứu trong mô hình: ................................................38

3.4.

Thống kê mô tả các biến số trong mô hình .............................................41

CHƯƠNG 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 42

4.1.

Mức độ tương quan các biến số trong mô hình: .....................................42


4.2.

Kết quả nghiên cứu mô hình dạng tuyến tính của nợ công. ....................42

4.3.

Kết quả nghiên cứu với mô hình phi tuyến tính: ....................................46

CHƯƠNG 5.

HÀM Ý CHÍNH SÁCH.................................................................. 49

5.1.

Gợi ý chính sách: .....................................................................................49

5.2.

Hạn chế của dữ liệu và mô hình phân tích. .............................................50

KẾT LUẬN ..............................................................................................................51
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


Danh mục hình
Hình 2.1Tỷ lệ nợ công trên GDP của thế giới đến 30/11/2016 ......................................6
Hình 2.2 Tỷ lệ nợ công/GDP tại Mỹ Latinh năm 2010-2015 .........................................7
Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng GDP Mỹ Latinh năm 2010-2016 ......................................8

Hình 2.4Tỷ lệ nợ công/GDP tại Châu Á năm 2010-2015 ...............................................9
Hình 2.5 Tốc độ tăng trưởng GDP Châu Á năm 2010-2016...........................................9
Hình 2.6Tỷ lệ nợ công/GDP tại Châu Phi năm 2010-2015 ...........................................10
Hình 2.7 Tốc độ tăng trưởng GDP Châu Phi năm 2010-2016 ......................................11
Hình 2.8Tỷ lệ nợ công/GDP tại Châu Âu năm 2010-2015 ...........................................12
Hình 2.9 Tốc độ tăng trưởng GDP Châu Âu năm 2010-2016.......................................12


Danh mục bảng
Bảng 2.1Tổng hợp các nghiên cứutrước đây về ảnh hưởng phi tuyến tính giữa nợ công
và tăng trưởng kinh tế. ...................................................................................................25
Bảng 3.1 Tổng hợp các biên nghiên cứu .......................................................................40
Bảng 3.2Thống kê mô tả các biến được sử dụng ..........................................................41
Bảng 4.1Mô tả tương quan giữa các biến trong mô hình ..............................................42
Bảng 4.2 Kết quả hồi quy mô hình dạng tuyến tính ......................................................44
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy với mô hình phi tuyến tính ..................................................47


Danh mục phụ lục
Phụ lục 1 Các quốc gia được thu thập và sử dụng trong mô hình


Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
GTNN

Giá trị nhỏ nhất

GTLN

Giá trị lớn nhất


GTTB

Giá trị trung bình


Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
WDI

The World Bank,

IMF

International Monetary Fund

WEO

World Economic Outlook

GMM

General Method of Moments

MSCI

Morgan Stanley Capital International


1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế - xã hội, nguồn vốn vay nợ đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển mỗi quốc gia, thị trường vốn càng phát triển sẽ tạo điều kiện cho hoạt động vay
nợ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn từ đó góp phần gia tăng nợ công của các quốc gia
trong quá trình phát triển. Liệu rằng mức nợ công cao có làm giảm tăng trưởng kinh tế?
Đây vẫn luôn là câu hỏi chính sách quan trọng. Một câu trả lời tích cực có nghĩa là trong
ngắn hạn các chính sách tài khóa mở rộng để tăng mức nợ có thể làm giảm tăng trưởng
dài hạn, và do đó một phần (hoặc hoàn toàn) bỏ qua các tác động tích cực của kích thích
tài chính. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách dường như nghĩ rằng nợ công cao sẽ làm
giảm tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Alfredo Schclarek (2004), khi nghiên cứu nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các
nước đang phát triển và các nước phát triển cho rằng nợ nước ngoài càng thấp thì tăng
trưởng kinh tế càng cao. Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy ảnh hưởng đáng kể của tổng nợ
công đến tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu nợ công
và tăng trưởng kinh tế ở các nước OECD, Ugo Panizza và F. Presbitero (2013) cho thấy
rằng các mô hình lý thuyết mang lại kết quả mơ hồ. Dường như tồn tại sự phân nhánh ảnh
hưởng của chiều hướng tác động nợ công lên tăng trưởng kinh tế.
Nợ công ở các nước có nền kinh tế mới nổi và các nước phát triển tăng liên tục
trong một thập kỷ qua và đi kèm là động lực tăng trưởng kinh tế. Cũng với nhiều bài
nghiên cứu về mối quan hệ giữ nợ công và tăng trưởng kinh tế.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện nhằm mục tiêu kiểm tra mối quan hệ phi tuyến giữa nợ
công và tăng trưởng kinh tế tại ở nước có nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, qua đó
cung cấp thêm những bằng chứng về mặt thống kê và có cái nhìn sâu sắc hơn về mối quan
hệ này. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu hướng đến trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu liệu có tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính, hay nói cách khác là hiệu ứng chữ


2
U ngược giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế tại các nước có nền kinh tế mới nổi và các

nước đang phát triền?.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Tác động của quy mô chính phủ, tỷ lệ lạm phát hàng năm, độ mở của nền kinh tế, số
năm đi học bình quân, tỷ lệ gia tăng dân số và nợ công đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế 42 ở
nước có nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Đặc biệt tập trung nghiên cứu mối quan
hệ phi tuyến tính giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế với các mối quan hệ khác trong mô
hình nghiên cứu đóng vai trò kiểm soát hiệu quả cho kết quả hồi quy thu được.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu tác động phi tuyến của nợ công đến tăng trưởng
kinh tế có tham gia của các biến kiểm soát: Quy mô chính phủ, lạm phát hàng năm, độ mở
của nền kinh tế, lãi suất thực, dân số tại 42 nước có nền kinh tế mới nổi và đang phát
triển. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ chủ yếu nguồn uy tín như: International
Monetary Fund, The World Bank, World Economic Outlook.
1.4. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
- Đóng góp chính của luận văn nhằm cung cấp thêm những bằng chứng thống kê về
ảnh hưởng phi tuyến của nợ công lên tăng trưởng sản lượng ở những mô hình khác nhau.
- Hơn nữa, luận văn cũng mở ra những hiểu biết về vai trò của các nhân tố kinh tế 42
quốc gia mới nổi và các nước đang phát triển đến tăng trưởng kinh tế của chúng.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
Với phương pháp định lượng, luận văn ước lượng mối quan hệ tuyến tính và phi
tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế bằng mô hình system - GMM, được Blundell
và Bond (1998) phát triển từ nghiên cứu của Arellano và Bover (1995), trong phân tích
các chuỗi dữ liệu dạng bảng động (Dynamic Panel Data). Mô hình này được sử dụng phổ
biến vì nó có thể giải quyết tốn vấn đề nội sinh trong mô hình và đưa vào được đặc tính
động của mô hình nghiên cứu mà biến phụ thuộc có độ trễ. Các kiểm định kèm theo cũng
được thực hiện để đảm bảo tính vững của mô hình.


3

1.6. Kết cấu đề tài
Luận văn được thực hiện gồm năm chương với nội dung các chương. Chương 1,
luận văn được thực hiện nhằm tổng quan về đề tài nghiên cứu; trong khi Chương 2 cố
gắng mổ tả những thuật ngữ, khái niệm, thực trạng tình hình nợ công ở các quốc gia cũng
như những lý thuyết nền được sử dụng và tổng quan những công trình nghiên cứu đang
tồn tại. Nội dung được trình bày trong Chương 3 nhằm mục đích mô hình hóa tác động
của nợ công đến tăng trưởng kinh tế. Thông qua đó, Chương 4 trình bày những kết quả
trọng yếu mà mô hình nghiên cứu rút ra được, làm cơ sở để đưa ra những gợi ý chính sách
trong Chương 5.


4
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1. Các thuật ngữ liên quan đến mô hình nghiên cứu:
2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia trong thời gian
nhất định (thường là 1 năm). Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính
bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Các chỉ tiêu phản ánh giá trị tăng trưởng kinh tế theo hệ thống tài khoản quốc gia:
tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc gia
(GNP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), tổng sản phẩm tính bình
quân đầu người. Trong đó, chỉ tiêu GDP thưởng à chỉ tiêu quan trọng và được sử dụng
phổ biến nhất.
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.Mức
tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa tăng trưởng
kinh tế kỳ hiện tại so với tăng trưởng kinh tế kỳ trước chia cho tăng trưởng kinh tế kỳ

trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Công thức này được biểu
diễn như sau:
y = dY/Y × 100(%),
Trong đó Y là tăng trưởng của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô
kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc
GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ
có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng
chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.


5
Theo nghiên cứu của Alfredo Schclarek (2005), ông đã sử dụng: tổng sản phẩm
quốc nội (GDP), tỷ lệ tăng trưởng GDP thực trên đầu người (tăng trưởng) như đại diện
cho tăng trưởng kinh tế. Để thể hiện cho ý tưởng của mình, tác giá có giải thích tỷ lệ tăng
trưởng GDP thực trên đầu người (tăng trưởng) được đo lường là tốc độ tăng trưởng GDP
hàng năm bình quân đầu người dựa trên đồng nội tệ.
2.1.2. Khái niệm nợ công và các phương pháp đo lường nợ công:
Nợ công là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của chính phủ
trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc
lập (nguồn vốn hoạt động do Ngân sách nhà nước quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở
hữu nhà nước và trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay).
Kamalesh Sharma và các cộng sự (2013) đã ngụ ý rằng: Tổng nợ - thường được
gọi là "tổng nợ" hoặc "tổng nợ phải trả" - bao gồm tất cả các khoản nợ phải trả là các
công cụ nợ. Một công cụ nợ được định nghĩa là một yêu cầu về tài chính đòi hỏi người trả
nợ phải trả tiền lãi và / hoặc nợ gốc cho người cho vay vào ngày, hoặc ngày, trong tương
lai. Các công cụ công cụ nợ phổ biến hiện nay bao gồm: Các quyền rút vốn đặc biệt; tiền
tệ và tiền gửi; chứng khoán nợ; vay; các chương trình bảo hiểm, hưu trí, và đảm bảo tiêu
chuẩn; cuối cùng là các khoản phải trả khác.
Từ danh sách trên cho thấy tất cả các khoản nợ phải trả trong bảng cân đối tài
chính của GFSM (GFSM) được coi là nợ, ngoại trừ nợ phải trả dưới hình thức vốn cổ

phần, cổ phiếu quỹ đầu tư, các công cụ tài chính phái sinh và các lựa chọn cổ phần của
nhân viên.
Trong nghiên cứu của “Alfredo Schclarek (2004), ông có đề cập nợ bên ngoài của
chính phủ bao gồm: Nợ công đã được công bố và công khai bao gồm nghĩa vụ dài hạn từ
bên ngoài của các khách nợ công, bao gồm chính phủ quốc gia, các chi nhánh chính trị
(hoặc cơ quan của một trong hai), và các cơ quan công quyền tự trị và các nghĩa vụ bên
ngoài của các khách hàng tư nhân được bảo đảm hoàn trả bởi một thực thể công.Nợ chính
phủ thường được phân thành: Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong
nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). Việc đi vay của
chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ


6
chức, cá nhân. Ngoài ra, chính phủ có thể vay nợ từ các ngân hàng thương mại, các thể
chế tài chính quốc tế như IMF, WDB,…
Mỗi tài liệu nghiên cứu có nhận định riêng về nợ công và xem xét theo nhiều hướng
khác nhau. Với đề tài nghiên cứu nợ công và tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu xem xét
nợ công theo hướng tỷ lệ nợ công trên GDP tức là tổng các khoản nợ trong và ngoài nước
của chính phủ trên GDP.
2.2. Thực trạng nợ công một số nước có nền kinh tế mới nổi và các nước đang
phát triển:
 Thực trạng sơ bộ nợ công trên GDP thế giới

(Nguồn: Historical Public debt (HPDO)(30/11/2016))
Hình 2.1Tỷ lệ nợ công trên GDP của thế giới đến 30/11/2016


7
Tỷ lệ nợ công trên GDP ở các nước trên thế giới phân bổ đều từ nhỏ hơn 19.23 đến
lớn hơn 81.38. Chỉ có một vài nước có tỷ lệ này cao hơn 81.38 như Mỹ,…; còn đa số các

nước có tỷ lệ thấp hơn 81.38.
 Thực trạng nợ công trên GDP một số nước có nền kinh tế mới nổi và các nước

đang phát triển điển hình:

80.00
70.00
60.00
50.00
40.00
30.00
20.00
10.00
0.00

2010

2011
Argentina

2012
Brazil

Chile

2013
Colombia

2014
Mexico


Peru

(Nguồn: Tác giả tính toán dữ liệu thu thập từ IMF)
Hình 2.2 Tỷ lệ nợ công/GDP tại Mỹ Latinh năm 2010-2015

2015


8
12.0
10.0
8.0
6.0
4.0
2.0
0.0
2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016


-2.0
-4.0
-6.0
Argentina

Brazil

Chile

Colombia

Mexico

Peru

(Nguồn: Tác giả tính toán dữ liệu thu thập từ IMF)
Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng GDP Mỹ Latinh năm 2010-2016
Tỷ lệ nợ công trên GDP các nước tại Mỹ Latinh từ năm 2010-2015 biến động nhẹ
nhưng khác biệt nhau rất lớn biến động trong khoản từ 8.6 đến 73.7. Tỷ lệ này tại Chile ở
mức dao động khoản 10 thấp hơn nhiều so với Brazil luôn trên mức 60% và đều có xu
hướng tăng dần.
Tương ứng từ năm 2010-2015, tốc độ tăng trưởng GDP các nước gần như giảm liên
tục.Tại Argentina năm 2010 là cao nhất và thấp nhất là Brazil năm 2015. Nước Peru có tỷ
lệ nợ công trên GDP tương đối ổn định luôn dao động ở mức 20% thì tốc độ tăng trưởng
kinh tế cũng khá ổn định giảm nhẹ năm 2014 nhưng tăng lại năm 2016.
Tỷ lệ nợ công trên GDP tại Brazil ở các năm luôn cao nhất và cao nhất năm 2015 ở
mức 73.7% nhưng tốc độ tăng trưởng GDP chỉ cao ở mức 7% năm 2010 sau đó giảm
mạnh, giảm mạnh nhất cũng tại năm 2015 (-3.8)% và cao hơn một số nước trong hình 2.3.
Theo như hình 2.2 và 2.3 có điều dễ dành nhận thấy là nợ công trên GDP tại Brazil tăng

mạnh từ 2010 đến 2015 và có tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh năm 2015. Một điều
đáng quan tâm là năm 2013 nợ công giảm thấp nhất trong 5 năm thì có tốc độ tăng trưởng
kinh tế tăng nhẹ trước khi giảm mạnh.


9
100.00
90.00
80.00
70.00
60.00
50.00
40.00
30.00

20.00
10.00
0.00

2010
India

Indonesia

2011
Jordan

2012
Malaysia


2013
Vietnam

2014

Philippines

2015

Thailand

(Nguồn: Tác giả tính toán dữ liệu thu thập từ IMF)
Hình 2.4Tỷ lệ nợ công/GDP tại Châu Á năm 2010-2015
12
10
8

6
4
2
0
2010
India

2011
Indonesia

2012

2013


2014

Jordan

Malaysia

Vietnam

2015
Philippines

(Nguồn: Tác giả tính toán dữ liệu thu thập từ IMF)
Hình 2.5 Tốc độ tăng trưởng GDP Châu Á năm 2010-2016

2016
Thailand


10
- Tỷ lệ nợ công trên GDP tại các nước mới nổi Châu Á tương đối cao hầu hết đều
trên mức 40, ngoại trừ Indonesia. Indonesia có tỷ lệ này thấp nhất luôn dưới mức 8.45 vào
năm 2010; còn India, Jordan là 3 nước có tỷ lệ nợ công trên GDP cao trên mức 60 và có
xu hướng tăng liên tục qua các năm từ 2010-2015. Tương ứng các năm 2010-2016 tốc độ
tăng trưởng kinh tế biến động liên tục. Bên cạnh đó nước India có tốc độ tăng trưởng kinh
tếkhá cao luôn trên mức 5% so với các nước mới nổi trong khu vực và đỉnh điểm là năm
2010 mức 10.2.
- Điều đáng quan tâm là Jordan có tỷ lệ nợ công trên GDP cao nhất ở các nước mới
nổi Châu Á và tăng liên tục từ mức 67 lên 93 trong 5 năm nhưng lại có tốc độ tăng trưởng
GDP biến động liên tục và dạo động ở mức thấp là khoản 2%.

100.00
90.00
80.00
70.00
60.00
50.00
40.00
30.00
20.00
10.00
0.00
2010

2011

2012
Egypt

2013

2014

South Africa

(Nguồn: Tác giả tính toán dữ liệu thu thập từ IMF)
Hình 2.6Tỷ lệ nợ công/GDP tại Châu Phi năm 2010-2015

2015



11
6
5
4
3
2
1

0
2010

2011

2012

2013
Egypt

2014

2015

2016

South Africa

(Nguồn: Tác giả tính toán dữ liệu thu thập từ IMF)
Hình 2.7 Tốc độ tăng trưởng GDP Châu Phi năm 2010-2016
- Luận văn nghiên cứu các nước mổi nổi tại Châu Phi có 2 nước là Egypt và South
Africa. Nhìn vào hình 1.6 và hình 1.7 thấy được tỷ lệ nợ công trên GDP tại 2 nước này tăng

liên tục từ 2010- 2015 nhưng tốc độ tăng trưởng GDP lại thay đổi liên tục cùng cao ở năm
2010 sau đó giảm dần vào năm 2012-2013. Các năm tiếp theo tốc độ tăng trưởng GDP của
Egyp tăng lại trong khi của South Africa thì giảm mạnh đến năm 2016 dưới 1%.


12
90.00
80.00
70.00
60.00
50.00
40.00
30.00
20.00

10.00
0.00

2010

2011

Poland

2012

Israel

Hungary


2013

Russia

2014

2015

Seychelles

(Nguồn: Tác giả tính toán dữ liệu thu thập từ IMF)
Hình 2.8Tỷ lệ nợ công/GDP tại Châu Âu năm 2010-2015
10
8
6
4
2
0

2010

2011

2012

2013

2014

2015


-2

-4

Poland

Israel

Hungary

Russia

Seychelles

(Nguồn: Tác giả tính toán dữ liệu thu thập từ IMF)
Hình 2.9 Tốc độ tăng trưởng GDP Châu Âu năm 2010-2016

2016


13
- Những nước mới nổi còn lại trong bài nghiên cứu tại Châu Âu. Cả tỷ lệ nợ công trên
GDP và tốc độ tăng trưởng GDP đều biến động liên tục.
Tỷ lệ nợ công trên GDP tại Russia luôn thấp nhất và tăng liên tục trong 5 năm trong khi
tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 ở mức 4.5% cao hơn Hungary và sau đó giảm mạnh đặc
biệt năm 2015 -2.8%.
Từ những đồ thị và đánh giá trên ta thấy mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh
tế không chỉ có một xu hướng rõ ràng là thuận chiều hay ngược chiều.
2.3. Tổng quan lý thuyết về sự tác động của nợ công đến nền kinh tế:

2.3.1. Tác động kích cầu của nợ công theo học thuyết Keynes.
Quan điểm truyền thống, đại diện là Keynes cho rằng: Khi chính phủ vay nợ để bù
đắp cho thâm hụt ngân sách do cắt giảm các nguồn thu từ thuế trong khi mức chi tiêu
công không thay đổi sẽ tác động đến hành vi tiêu dùng của người dân. Cụ thể là làm mức
tiêu dùng tăng, từ đó làm tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ, tăng sản lượng, việc làm
trong ngắn hạn. Hay nói cách khác, nợ công sẽ không gây ra thiệt hại nào nếu chính phủ
vay mượng từ thị trường trong nước, khi ấy, các khoản thâm hụt ngân sách sẽ được phân
bổ lại cho nền kinh tế dưới nhiều kênh đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, về dài hạn lại làm
cho tiết kiệm quốc gia (national saving) giảm và kèm theođó là những hệ lụy khác.
2.3.2. Hiệu ứng phi Keynes (Non-Keynesian Effects)
Lý thuyết về những ảnh hưởng phi Keynes là một lý thuyết khác ủng hộ tác động
âm của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế. Hiệu ứng phi Keynes liên quan đến hiện
tượng nhu cầu tiêu dùng tăng lên do sự thắt chặt tài chính (nhu cầu tiêu dùng giảm do kết
quả của việc mở rộng tài chính). Về cơ chế tác động phi Keynes, Perotti (1999) diễn giải
lý thuyết tương đối dễ hiểu. Ở một quốc gia có vị thế tài chính vững chắc, việc mở rộng
tài chính không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng, nhưng hiệu quả Keynes (ảnh
hưởng của việc mở rộng tài chính đến nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, thông qua các hệ
số nhân) chiếm ưu thế.
Tuy nhiên, ở một quốc gia có vị thế tài chính kém, việc mở rộng tài chính dẫn đến
việc người dân mong đợi tăng thuế. Nếu giả định rằng tăng thuế trong tương lai sẽ bị bóp


14
méo, người dân sẽ mong muốn mất đi sự giàu có (nhiều hơn họ sẽ mất vì ảnh hưởng của
việc tăng thuế một mình) trong tương lai vì nền kinh tế sẽ trở nên kém hiệu quả hơn và
sản xuất sẽ giảm do gánh nặng thuế cao hơn. Để chuẩn bị cho sự mất mát trong tương lai,
người dân sẽ tiết kiệm được nhiều hơn. Do đó, mức tiêu thụ hiện tại của họ giảm. Nói
cách khác, các tác động phi Keynes phát sinh: sự tăng trưởng về tài chính hiện tại (tăng
trưởng nợ công với sự gia tăng chi tiêu hoặc giảm thuế) dẫn đến các hộ gia đình và các
công ty mong đợi sự suy giảm của các điều kiện kinh tế do tăng thuế trong tương lai, dẫn

đến giảm nhu cầu tiêu dùnghiện tại.
Các tác động phi Keynes không quan sát được trong khi số nợ công là nhỏ, nhưng
chúng được giả định phát sinh tăng lên khi số tiền tăng lên tích lũy. Tuy nhiên, lý thuyết
về những ảnh hưởng phi Keynesian cho thấy việc mở rộng ngân sách làm giảm nhu cầu
tiêu dùng nhưng không nhất thiết là nguyên nhân của sự suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Thay vào đó, vì nó làm giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm, mở rộng tài chính được cho là sẽ
dẫn đến sự gia tăng vốn tích lũy và tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (trừ những vấn đề khác
như giá cứng) theo lý thuyết các hiệu ứng phi Keynes. Hơn nữa, lý thuyết về hiệu ứng phi
Keynes giả định rằng sự gia tăng tài chính gây ra sự giảm sút về nhu cầu ngắn hạn nhưng
không phải là sự suy giảm dài hạn của tăng trưởng kinh tế.
2.3.3. Hiệu ứng lấn át (Crowding-out)
Hiệu ứng lấn át ủng hộ giả thuyết cho rằng sự gia tăng nợ công sẽ làm suy giảm tăng
trưởng kinh tế. Khi chính phủ tăng cường vay nợ, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với tình
trạng thiếu nguồn lực, lãi suất tăng cao xuất phát từ nhu cầu vốn của khu vực công, ngăn
cản đầu tư của khu vực tư nhân. Nếu như hiệu ứng lấn át phản ứng mạnh mẽ, tích lũy vốn
tư nhân sẽ không đủ, dẫn đến tình trạng trì trệ kinh tế. Do sự tăng lên của nợ công có thể
được xem như là một tham số của chính sách tài khóa nới lỏng, lập luận này có vẻ thuyết
phục (Keiichiro Kobayashi, 2015).
2.3.4. Lý thuyết cân bằng theo học thuyết của David Ricardo
Quan điểm của David Ricardo, một nhà kinh tế người Anh (1772-1832) lại cho rằng
mức thuế cắt giảm được bù đắp bằng nợ chính phủ sẽ không có tác động đến tiêu dùng
như quan điểm về nợ truyền thống, kế cả trong ngắn hạn. Ngược lại, nó sẽ làm các khoản


15
tiết kiệm tư nhân tăng lên bởi người dân đang chuẩn bị cho mức thuế cao sẽ đến trong
tương lai để chi trả lãi và gốc cho các khoản nợ hiện tại. Trong thực tế, hai quan điểm
luôn tồn tại song hành.Vì vậy, để đưa ra nhận định quan điểm nào phù hợp với từng thời
điểm của quốc gia còn phải phụ thuộc vào nhân tố quan trọng, đó là hành vi của người
tiêu dùng.

Xét về mặt tích cực, Chính phủ các quốc gia có thể sử dụng nợ công như là một
công cụ để tài trợ vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư cho các dự án, công trình trọng điểm quốc
gia, khuyến khích phát triển sản xuất, kích thích tăng trưởng kinh tế. Giải pháp tăng nợ
công để bù đắp thâm hụt ngân sách do cắt giảm thuế có thể sẽ góp phần kích thích tiêu
dùng, tăng sản lượng, việc làm, tăng tổng sản phẩm quốc dân trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong dài hạn, một khoản nợ chính phủ lớn cũng là
nguyên nhân khiến cho lãi suất tăng, đầu tư giảm, tiết kiệm giảm và khuyến khích luồng
vốn từ nước ngoài chảy vào, từ đó làm cho sự tăng trưởng sản lượng tiềm năng quốc gia
chậm lại. Nợ công tăng cao, vượt quá giới hạn an toàn sẽ khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn
thương và chịu nhiều sức ép từ bên trong lẫn bên ngoài quốc gia.
Bản chất của cân bằng với Ricardian là "nợ công tối ưu" chỉ là một khái niệm có ý
nghĩa khi khả năng tài chính của chính phủ bị hạn chế. Tác động của các hạn chế về tài
chính đối với vay mượn công tối ưu là đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát
triển, nơi có sự cá thể liên quan đến thu thuế lớn hơn các nước công nghiệp phát triển.
2.3.5. Lý thuyết về tác hại của tích lũy nợ công dài hạn
Theo quan điểm của Elmendorf và Mankiw (1999),trong sản lượng ngắn hạn là do
xác định nhu cầu và thâm hụt ngân sách (hoặc nợ công cao hơn) có ảnh hưởng tích cực
đến thu nhập sẵn có, tổng cầu và tổng sản lượng. Hiệu ứng tích cực ngắn hạn này của các
khoản thâm hụt ngân sách (và nợ cao hơn) có thể sẽ lớn khi sản lượng tiềm năng. Theo
Elmendorf và Mankiw (1999), mọi thứ khác nhau nên xét về dài hạn. Sự tích lũy nợ công
trong dài hạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng và lãi suất dài hạn.
Nếu cân bằng Ricardian không được duy trì, sự giảm tiết kiệm công do thâm hụt
ngân sách cao hơn sẽ không đủ bù đắp hoàn toàn bằng việc tăng tiết kiệm cá nhân. Kết


×